Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Những cư sĩ đầu tiên

07/02/201107:45(Xem: 12821)
3. Những cư sĩ đầu tiên

THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
CƯ SĨ GIỚI PHÁP
Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn
PL. 2550 - TL. 2006

Namo tassa bhagavato arahato sammāsam-buddhassa.
Kính lễ Đức Thế Tôn, Ưng Cúng, Chánh Biến Tri

CHƯƠNG I

CƯ SĨ TRONG PHẬT GIÁO

I.3. NHỮNG CƯ SĨ ĐẦU TIÊN

Cận sự nam đầu tiên trong Phật giáo qui y nhị bảo.

Hai thương gia Tapussa và Bhallika - Vào tuần lễ thứ bảy sau khi đắc đạo, Đức Thế Tôn ngự tại cội cây Rājāyatana. Lúc bấy giờ có hai thương gia tên Tapussa và Bhallika trên đường về quê, từ Ukkhala đi ngang qua chỗ Đức Phật ngự, khi ấy hai thương gia này được một vị chư thiên vốn là quyến thuộc của họ, đã mách bảo rằng:

"Các bạn ơi, có Đức Thế Tôn vừa giác ngộ, Ngài đang ngự tại cội cây Rājāyatana; các vị hãy đi đến Đức Thế Tôn ấy và cúng dường với bánh bột và mật ong. Sự cúng dường này sẽ mang lại cho các bạn lợi ích an vui lâu dài".

Được nghe mách bảo, hai thương gia này lòng tràn đầy vui sướng, vội dừng xe, sắp xếp bánh và mật ong, rồi cùng nhau đi đến chỗ Đức Phật ngự dưới tàn cây Rājāyatana. Đến nơi hai người đã kính cẩn đảnh lễ Đức Phật và dâng lên Ngài thực phẩm bánh và mật ong:

"Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài hãy thọ nhận lễ phẩm của chúng con, bánh và mật ong cho chúng con được sự lợi ích an vui lâu dài".

Đức Thế Tôn suy nghĩ:

"Các đấng Như Lai không thọ nhận thực phẩm bằng tay, vậy ta nên thọ nhận bánh và mật ong này bằng cái chi đây?

Khi ấy, tứ đại thiên vương biết được ý nghĩ của Đức Thế Tôn từ bốn hướng hiện ra mang bốn cái bát đá dâng lên Đức Phật, bạch rằng:

"Bạch Đức Thế Tôn, xin ngài hãy thọ nhận bánh vào bốn cái bát đá này".

Đức Thế Tôn đã lấy bốn cái bát và chú nguyện thành một, xong ngài đã thọ nhận bánh và mật bằng cái bát đá đặc biệt ấy rồi thọ thực.

Sau khi Đức Thế Tôn thọ thực xong hai thương gia Tapussa và Bhallika đảnh lễ dưới chân Ngài và xin qui y:

"Bạch Đức Thế Tôn, chúng con xin qui y Đức Thế Tôn và qui y giáo pháp. Xin Đức Thế Tôn thu nhận chúng con là cận sự nam, kể từ hôm nay đến trọn đời qui ngưỡng".

Vào thời điểm này chưa có Tăng bảo nên họ chỉ qui y Phật và Pháp. Đây là những cận sự nam đầu tiên trong Phật giáo đã qui y nhị bảo (Phật bảo và Pháp bảo).

Cận sự nam đầu tiên trong Phật giáo qui y Tam bảo

Thân phụ của công tử Yasa - Sau khi Đức Thế Tôn Chuyển Pháp Luân tại Lộc Uyển Isipatana gần thành Bārāṇasī, đã tiếp độ được năm tỳ kheo Koṇḍañña (Kiều Trần Như). Bây giờ đã có đủ tam Bảo là Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo.

Lúc ấy tại thành Bārāṇasī (Ba-la-nại) có ông trưởng giả đại phú hộ, là thân phụ của công tử Yasa.

Một ngày kia công tử Yasa khởi lên tư tưởng chán mùi tục lụy, vì đêm khuya chợt thức giấc trông thấy cảnh các cô hầu ngủ say trên sàn nhà, mỗi cô lộ ra tật xấu, làm mất hết vẻ đẹp thần tiên, để hiện ra cảnh tưởng ê chề chẳng khác nào nghĩa địa tha ma. Công tử chán ngán và âm thầm bỏ nhà ra đi giữa đêm thanh vắng, hướng về khu rừng Isipatana.

Vừa đi, công tử Yasa vừa đi vừa thốt: "Ôi! đời quá bẩn chật, quá phiền toái'. Chàng vừa đến ven rừng thì Đức Phật đã ở tại đấy chờ đợi chàng. Khi nghe lời than thở của công tử Yasa, Đức Phật khẽ bảo: "Hỡi Yasa, ở đây không bẩn chật, ở đây không phiền toái. Hãy đến đây, hỡi Yasa! hãy ngồi xuống, ta sẽ thuyết pháp cho ngươi nghe".

Công tử Yasa rất ngạc nhiên khi nghe Đức Phật bảo, chàng bỗng dưng cảm thấy dạt dào niềm hoan hỷ. Chàng liền cởi đôi hia vàng và đi chân trần đến gần Đức Phật, quì xuống đảnh lễ Ngài và ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn thuyết pháp cho công tử nghe, Ngài đã khích lệ, đã khai thị với pháp thoại tuần tự. Liền đó công tử Yasa đã chứng quả Nhập lưu.

Rạng sáng hôm ấy, ông trưởng giả thân phụ của Yasa đi tìm con. Ông đi hướng về khu rừng Isipa-tana. Bất chợt cũng gặp Đức Thế Tôn đang ngồi dưới một tàn cây trong khu rừng ấy. Lúc này, Đức Thế Tôn đã dùng thần thông che khuất công tử Yasa, nên ông trưởng giả không nhìn thấy con mình đang ngồi bên Đức Phật.

Ông trưởng giả đến gần Đức Phật, chào Ngài và hỏi thăm Ngài có nhin thấy một vị công tử đi qua đây không? Đức Phật bảo ông ta hãy ngồi xuống đây trong giây lát sẽ gặp vị công tử ấy. Ông trưởng giả nghe lời và ngồi xuống, Đức Phật đã thuyết pháp cho ông nghe, với pháp thoại tuần tự, Ngài đã khích lệ, khai thị pháp nhãn cho ông trưởng giả, ông đắc quả Tu đà huờn ngay khi đó. Ông đảnh lễ Đức Phật và xin qui y:

"Bạch Đức Thế Tôn, thật kỳ diệu! Bạch Đức Thế Tôn, ví như người lật lên vật bị úp, hay như người mở ra vật bị gói kín, hoặc như người chỉ đường cho kẻ lạc lối, hoặc như người mang đèn vào bóng tối cho kẻ có mắt được thấy cảnh sắc; cùng thế ấy, giáo pháp đã được Đức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện giảng giải. Bạch Đức Thế Tôn, con xin qui y Đức Thế Tôn, qui y Giáo pháp, qui y Tăng chúng; mong Đức Thế Tôn hãy nhận con là cận sự nam đã qui y kể từ hôm nay đến mạng chung".

Đây là người cận sự nam đầu tiên trong Phật giáo đã qui y Tam bảo (Phật bảo - Pháp bảo - Tăng bảo).

Cận sự nữ đầu tiên trong Phật giáo qui y Tam bảo.

Thân mẫu và hiền thê của công tử Yasa -Trong khi Đức Phật đang thuyết pháp cho ông trưởng giả thì công tử Yasa đã thẩm nghiệm lại pháp và đắc quả A la hán. Đức Phật biết rõ điều đó nên Ngài thu hồi thần thông, ông trưởng giả nhìn thấy con trai của mình, ông rất vui và bảo con trai hãy trở về nhà để an lòng người mẹ.

Đức Phật đã nói với ông trưởng giả rằng: Yasa, con trai của ông đã đạt đến vô lậu tâm giải thoát thì không thể trở lui lại đời sống thế tục nữa. Nghe vậy ông trưởng giả rất vui lòng vì ông là bậc Dự Lưu nên nhận thức rõ điều đó. Rồi ông trưởng giả đã thỉnh Đức Phật cùng các tỳ kheo đến nhà thọ thực ngày mai, Đức Phật nhận lời, ông đảnh lễ Ngài và ra về. Sau đó, Đức Phật cho phép Yasa thọ phẩm mạo tỳ kheo bằng cách "Ehi bhikkhu" (Thiện lai tỳ kheo).

Sáng hôm sau, Đức Thế Tôn cùng tôn giả Yasa là thị giả, đã đi đến nhà của ông trưởng giả, cha của tôn giả Yasa.

Người mẹ và người vợ của ngài Yasa đã bước ra đảnh lễ Đức Phật. Đức Phật thuyết tuần tự pháp thoại và giảng về bốn chơn lý cho những nữ cư sĩ ấy nghe. Cuối thời pháp cả hai người đều chứng quả Dự lưu, đạt được lòng tin bất động nơi Tam bảo.

Khi đã đắc pháp nhãn ly trần vô cấu, họ đảnh lễ Đức Phật, xin qui y:

"Bạch Đức Thế Tôn, thật kỳ diệu! Bạch Đức Thế Tôn, cũng ví như người lật lên vật bị úp, hay người mở ra vật bị gói kín, hoặc như người chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay như người đem đèn vào bóng tối cho kẻ có mắt thấy được cảnh sắc; cùng thế ấy, giáo pháp đã được Đức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện giảng giải. Bạch Đức Thế Tôn, chúng con xin qui y Đức Thế Tôn, qui y Giáo pháp, qui y Tăng chúng, mong Đức Thế Tôn hãy nhận chúng con là những cận sự nữ đã qui y kể từ hôm nay đến mạng chung" ...

Đây là những người cận sự nữ đầu tiên trong Phật giáo đã qui y Tam bảo.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 8691)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 10319)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 7220)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
12/01/2012(Xem: 6412)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết Tam vị thất thế (thuyết Ba ngôi) vốn khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo... Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời...
12/01/2012(Xem: 11768)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
18/12/2011(Xem: 7008)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
03/12/2011(Xem: 4809)
Trong Phật giáo không có thầy cúng, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính dung hoà và giản dị, Phật giáo đã chấp nhận những hình thức cúng bái ngẫu tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.
02/12/2011(Xem: 5474)
Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình mà thay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp...
02/12/2011(Xem: 5348)
Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theo thông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng.
11/10/2011(Xem: 58058)
Sớ Điệp Chữ Việt Âm Hán Văn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]