Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý Nghi Thức Tuần Chiếu Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

02/12/201102:28(Xem: 5356)
Lược Ý Nghi Thức Tuần Chiếu Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Lược Ý Nghi Thức Tuần Chiếu Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Thích Tâm Mãn

tc3(chuaminhthanh.com)GiớiĐàn Phật Giáo được truyền vào Đông phương trong ý niệm xây dựng Tăng đoàn để hoằng truyền Thánh đạo, đem ánh sáng chân lý đến gội nhuần nhữngngười con Phật ở vùng đất phương Đông, Phật thì không nam bắc, nhưng người thì có đông tây, vì vậy tùy duyên độ chúng, trục loại tùy hình, ứng hiện sắc thân là tư tưởng chủ đạo của chư vị Truyền Giáo Đại Sư khi đem Phật Giáo đến Đông Độ.

Giới đàn nơi truyền đăng tục diệm, chốn tuyển Phật đạo trường, là pháp hội quan trọng nhất trong hết thảy pháp hội của Phật Giáo, hầu hết tất cả các lễ nghi, nghi thức truyền thống quan trọng của Phật Giáo đều được sử dụng trong Giới Đàn, và nghi thức “tuần chiếu”một nghi thức mang nặng dấu ấn nhân văn tình người của văn hóa Phật Giáo được hành trì trong Tuyển Phật Trường, nghi thức này tạo thành nét đặc trưng tiêu biểu cho NghiQuỹ Đại Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền.

Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn PhậtGiáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theothông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng. Trong Bách Trượng Thanh Quy phần Chứng nghĩa ghi:“Luật Tăng Kỳ ghi rằng; Thế Tôn lấy 5 việc, thường nên 5 ngày một lần đi tuần các Tăng phòng vì: 1- Sợ đệ tử đắm việc đời. 2- Sợ vướng mắc luận bàn thế tục. 3- Sợ đắm mê ngủ nghỉ. 4- Vì để xem xét chúng bịnh. 5-Làm cho các Tỳ kheo nhỏ tuổi quán oai nghi Phật, sanh lòng hoan hỷ”.

Phật Giáo đông truyền, truyền thống Đức Phật tuần liêu được truyền vào Đông độ, chư vị trụ trì các tự viện theo pháp Phật ngày xưa hành Pháp tuần liêu, trong Bách Trượng Thanh Quy cóchép: “Cổ đại tòng lâm, thường khi đi tuần liêu do thầy trụ trì đảm trách, theo Thanh Quy cổ mỗi tháng ngày mồng 3 và 28 chùa tụng Kinh NhânVương. Một năm bốn dịp đi tuần liêu.

gdht131

Trước tăng xá dán bảng tuần liêu, thông báo để chúng các liêu biết. Chuẩn bị hương đèn, trà nước, chúng nghe hiệu mộc bảng tập trung trước liêu, đợi thầy trụ trì đến cùng đi vào cácliêu. Liêu trưởng đốt nhang đưa cho Thầy Trụ Trì niệm, xong toàn chúng đều xá xuống 3 lần. Tất cả cùng ngồi xuống hỏi thăm nhau về sức khỏe, việc học hành, ăn uống, tu tập, kiểm điểm việc thiếu đủ ra sao...”.

Bắc Truyền Phật Giáo đến thời kỳ nhà Đường thì phát triển cực thạnh, Thiền Tông phổ biến khắp thiên hạ, thiềnTăng danh tiếng vang lừng, thiền sinh số đông vô kể, bấy giờ các Tổ sư Thiền khởi kiến tòng lâm để làm nơi quy tập Tăng chúng, đồng thời cũng là cơ sở để hoằng truyền, các tòng lâm tự viện của Thiền Tông ra đời, dotheo pháp môn tu tập và đủ rộng lớn để dung nạp số Thiền Tăng tu học đôi khi lên đến con số mấy ngàn người, vì vậy hầu hết các Tòng Lâm ThiềnViện đều được chư Tổ khai sơn trong những nơi rừng núi thanh tịnh, cáchxa thị thành huyên náo.

Thiền lâm tự viện cơ sở quá rộng, điện đường tăng xá quá nhiều, một vấn đề mới trong tòng lâm ra đời đó là an ninh của tự viện và việc kiểm tra sách tấn Tăng chúng, nên cần đến việc phải tuần tra xung quanh tự viện, cũng như tuần kiểm liêu phòng của đại Tăng, từ pháp tuần liêu của Phật phát triển thành pháp tuần sơn của Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền.

tc3

Sách Hỗ Động Bách Khoa chương Liêu phòng chép:“Trong cơ chế Tự viện hoặc đạo quán, người phụ trách tuần tra quan sát các liêu phòng của Tăng chúng hay đạo sĩ được gọi là Liêu phòng sư, vị này trong thì chuyên trách về quán sát việc tu hành của chúng Tăng trongthường nhật có phạm giới luật hay không, ngoài thì phụ trách lo việc quan hệ với xóm giềng xung quanh, bảo vệ sự an toàn cho chùa chiền, đạo quán. Vì vậy “Liêu Phòng” phân ra làm hai, là “Tuần Chiếu”“Củ Sát”, Tuần chiếu lo việc ngoại hộ, Củ sát lo việc nội viện. Đây là một trong Tòng Lâm Bát Đại Chấp Sự”.

Thiền Đường quy củ được hình thành, chứcsự trong thiền lâm ngày một cụ bị, chức vụ Tuần liêu hay Tuần chiếu được quy định một cách cụ thể, trong Thập Phương Tòng Lâm nói về trọng trách của Tuần chiếu sư như: “Vị sư tuần chiếu là người giữ chức vụ giámsát đô tư trong tòng lâm, thống lãnh chấp sự tuần tra hết thảy các điệnđường, thay Phật làm việc, xiển dương tông ý Tổ sư, đề bạt những vị caoTăng có đức, tu chân dưỡng tánh”.

tc4

Nghi thức Tuần chiếu được sử dụng trong Giới đàn cũng được quy định một cách rõ ràng, TrongThập PhươngTòng Lâm Chế Độ chép:“Tuần chiếu là tập chúng đi tuần tra các liêu phòng trong tòng lâm. Trong tòng lâm thường ngày chỉ có đi tuần liêu do các vị trưởng phòng phụ trách, không tập chúng cùng đi, nếu như có Giới Đàn truyền giới thì mới có đi tuần chiếu khi đi thì phải tập chúng để đi tuần...”.

Giới đàn nơi tuyển người làm Phật cho nên nghi thức Tuần chiếu ngoài tính năng kiểm tra còn được các Tổ sư đưalên một tầng cao, đó là hàm ý Phật Pháp và ý nghĩa thậm thâm vi diệu của việc tu trì hành nghi Tuần chiếu. Trong Tịnh Độ Cực Tín Lục Tự :“hai chữ Tuần Chiếu: Tuần là quan sát những việc phóng túng, là (biếng nhác trong tu hành), Chiếu là (soi rọi việc lớn sanh tử...). Người tu hành ngày nay, ban ngày thì tạp niệm dãy đầy, đêm đến thì hôn trầm mộng mị, đối với việc sanh tử thì không có chút thăng tiến, cho nên phải đi tuần chiếu để cảnh tỉnh”.

Vì sao có nghi thức Tuần chiếu trong Giới đàn, vì Giới đàn là bước sơ cơ hướng người phát tâm tu hành đi đến giác ngộ cho nên cần phải tinh tấn tu trì hạ thủ công phu, ấy nên trong Tịnh Độ Cực Tín Lục Tựcác Tổ giải thích rằng: “Ngày xưa cổ nhân tu hành ngủ nghỉ ngoài đồng vắng, ven rừng, lấy cây làm gối, cho đến thân còn không nằm trên giường chiếu, vì vậy chế ra nghi thức tuần chiếu trước là để cảnh tỉnh người tuhành ngày nay, sau là học cách tu hành của ngày xưa vậy” .

sh41

Tuần chiếu ban đầu được gọi là Dạ Tuần, là đi tuần vào ban đêm, ngày xưa các Thiền lâm ở trong núi cho nên đêm đến thường phải đốt đuốc đi tuần, nên sau đó thường gọi Dạ tuần là Tuần chiếu. Trong Khách Đường Tự Viện Thường Nhật Công Tác chép:“mỗi tối đi tuần trong chùa gọi là “Dạ tuần” còn gọi là “Tuần chiếu”. Tuần chiếu sư là người lo việc đánh bảng báo giờ khắc, tuần tra trong chùa. Mỗi khi đi Tuần chiếu đến các liêu phòng tuần chiếu sư luôn phải đọc kệ cảnh tỉnh và sách tấn đại chúng như: “Cẩn bạch đại chúng, sanh tửsự đại, vô thường tấn tốc, các tuyên tỉnh giác, thận vật phóng dật”, đây là kệ hô bảng khi đi tuần chiếu”.

Theo cổ lệ khi đến sơ canh, đánh kiểng ngồi thiền chỉ tịnh, tuần chiếu sư bắt đầu đi tuần chiếu, khi đi tuần chiếu phải y áo trang nghiêm, phải cầm lịnh bài hoặc thiền bảng, vị lãnhchúng tuần chiếu khi đến trước các cửa Đường Liêu trong tự, trước hô kệthiền sau phải vấn tấn bạch hỏi: “A Di Đà Phật bạch đường chủ, liêu chủchư vị từ bi”, vị đường chủ đáp: “A Di Đà Phật từ bi, thỉnh vào”. Tuần chiếu sư cầm thiền bảng vào trong liêu đường tuần tra, tất cả chúng Tăngtrong các điện đường đều ngồi ngay ngắn, tuần tra xong, tuần chiếu sư đến trước vị đường chủ xá rồi lui ra niệm Phật dẫn chúng tiếp tục đi đếntuần tra các liêu đường khác trong tự viện.

Trong Tịnh Độ Cực Tính Lục Tựlại chép: “Khi người Tuần chiếu đến tuần nơi liêu phòng vấn tấn bằng câu niệm Phật, người ngồi bên trong phải niệm Phật để trả lời, nếu như câu niệm Phật để hồi đáp mà cũng không niệm nổi nữa, thì đúng là hôn trầm si mê quá đỗi…”.

hanhtru3

Theo Giới đàn xưa, bởi vì Thập sư Hòa thượng, tứ vị Dẫn thỉnh, các vị Dẫn lễ sư, Quản chúng sư đều từ phương xa thỉnh về, cho nên những vị được thỉnh ra dẫn chúng tuần chiếu phải làbậc đầy đủ cụ túc trí đức, như trong Sách Tam Thừa Tập Yếu chép:“Người dẫn chúng đi Tuần chiếu phải là người học rộng đa văn, tính tìnhcương trực, thông hiểu hết thảy nghi thức trong thiền đường, có thể hành hết thảy các nghi và cũng có thể biết cách dừng lại các nghi khi cần thiết...”.

Những vị đứng ra lãnh trách nhiệm tuần chiếu kiểm chúng cũng phải có những trách nhiệm như trong Thập Phương Tòng Lâm nóivề trọng trách của Tuần chiếu sư như: “Vị sư tuần chiếu là người Tuần sát kiểm tra những người tu dối, phạm qui, theo luật thi hành. Nếu như trong khi tuần có gặp việc phạm thanh qui, mà không theo luật xử phạt, để đại chúng phát hiện, thì bị xử phạt sám hối ở trước trai đường”.

Giới đàn ngày xưa khi đi tuần chiếu phải đúng năm canh, cứ đến mỗi canh đi tuần một lần, trong Tịnh Độ Cực Tính Lục Tự lại chép về ý nghĩa của ngũ canh tuần chiếu: “Ngũ canh tuần chiếu. Sơ canh tuần chiếu kệ,báo cho người học Phật, một ngày đã hết, buông bỏ thế sự, ngồi ngay ngắn thẳng lưng tọa thiền, niệm Phật, mở khai trí tuệ Bát nhã.

TC14

Nhị canh Tuần chiếu kệ,báo cho người học Phật, mau chóng vượt qua, thoát khỏi sự hôn trầm, mautỉnh giấc để nghe lời thuyết Đạo, trong mộng lớn của nhân sanh, niệm Phật để điều phục tạp niệm.

Tam canh Tuần chiếu kệ,báo cho người học Phật, sanh tử vô thường khổ, làm Tăng phải nên sớm tỉnh ngộ, không nên làm việc gì, không phù hợp với cương vị của mình, đừng bận rộn trong việc gia đình thế tục, niệm Phật để khỏi phải lo sợ khi Diêm vương đến tìm.

Tứ canh Tuần chiếu kệ, báo cho người tu hành, nói và niệm Phật phải đều biết, sanh ra là khó nhất, còn chết thì rất dễ, bao nhiêu người thông minh tài giỏi, cuộc đờitrải qua trong không vị, niệm Phật để liễu triệt ý thú vô thường mà tinh tấn.

Ngũ canh Tuần chiếu kệ,báo cho người tu hành, việc lớn làm thế nào cho tốt, nếu như niệm Phật không nhất tâm, khi đã già rồi thì làm sao cho kịp, Di Đà vốn ở trước mặt, nhưng người nhận được thì không nhiều, kẻ không thấy thì vô số, niệm Phật để thành Phật nên phải nhất tâm niệm”.

sh33

Ngày nay đa phần Giới đàn thường chỉ đi tuần chiếu vào sơ canh và ngũ canh, sơ canh chỉ tịnh tọa thiền tuần chiếu, ngũ canh thức chúng tọa thiền tuần chiếu. Trong Tăng Nhứt Thiên cómiêu tả cảnh ngũ canh thức chúng tọa thiền tuần chiếu trong một Giới đàn chép: “Bốn giờ khuya, vị Tăng tuần chiếu khởi đánh hồi thứ, Đông chiếu bảng thức chúng, sau vừa đi vừa đánh bảng, một vòng quanh chùa, sau đó đến trước đại hùng bảo điện thì dừng lại, đến bên trái trước sau đại điện mỗi hướng đánh một hồi bảng, bên phải cũng đánh như vậy, sau đódứt bảng, chuông ở Thiền đường tiếp theo, đổ ba hồi báo thức, tiếp theolà đại hồng chung, đại cổ, câu chung bảng chúng đi công phu...”.

Tuần chiếu trong Giới đàn là pháp kiểm Tăng, sách tấn các vị sơ cơ học đạo đúng như câu đối của Giới Đàn ngày xưa về ý nghĩa của nghi tuần chiếu như: “Tuần quán mãnh tỉnh tam canh hưu yết thoại đầu; Chiếu giám hôn mê thất chúng mạc vi chánh niệm". (tạmdịch: đi tuần quán xét trong đêm khuya, dõng mãnh tỉnh tâm luôn nhớ quán chiếu thoại đầu. chiếu giám trông coi bảy chúng đừng để bị hôn mê, nên luôn giữ chánh niệm”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 8703)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 10370)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 7231)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
12/01/2012(Xem: 6412)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết Tam vị thất thế (thuyết Ba ngôi) vốn khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo... Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời...
12/01/2012(Xem: 11797)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
18/12/2011(Xem: 7018)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
03/12/2011(Xem: 4810)
Trong Phật giáo không có thầy cúng, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính dung hoà và giản dị, Phật giáo đã chấp nhận những hình thức cúng bái ngẫu tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.
02/12/2011(Xem: 5480)
Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình mà thay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp...
11/10/2011(Xem: 58340)
Sớ Điệp Chữ Việt Âm Hán Văn
02/10/2011(Xem: 9431)
A Di Đà Phật Vô thượng oai vương Nguy nguy kim tướng phóng hào quang Khổ hải tác châu hàn Cửu phẩm liên bang Đồng nguyện vãn tây phương Nam mô pháp giới tạng thân a di đà phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]