Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi thầy cúng lên ngôi

03/12/201102:35(Xem: 4332)
Khi thầy cúng lên ngôi
KHI THẦY CÚNG LÊN NGÔI
Thích Minh Hạnh

Trong Phật giáo không có thầy cúng, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính dung hoà và giản dị, Phật giáo đã chấp nhận những hình thức cúng bái ngẫu tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.

Thầy cúng mượn nhiều hình thức đểthu hút sự chú ý và mở rộng dịch vụ tín ngưỡng thờ cúng và phương thức sinh nhai của mình một cách hiệu quả hơn, nên đã bỏ quên và bất chấp sự suy thoái đạo đức và tinh thần xuất gia giải thoát của một tu sĩ. Trong đó có nhiều hạng thầy cúng mang hình thức một tín ngưỡng địa phương, haycủa một tôn giáo khác, trong đó điển hình là của Phật giáo và Đạo giáo.

Trong nhiều thời kì đen tối của Phật giáothì cũng do thầy cúng gây ra, khi họ đã đưa hình thức cúng vái vào côngviệc tâm linh để vận hành thế giới của họ thì sự đảo lộn xã hội là một điều chắc chắn, đạo đức cũng từ đó suy đồi, vì bản thân của sự cúng vái không giải quyết một sự thật nào cả, mặt dù có khi được xem là một hình thức nghi lễ tôn giáo hay an ủi người sống, tất cả điều bị lầm lẫn, lầm lẫn ở đây là vô tình đẩy xã hội rơi vào tay của tà giáo. Mà như chúng tabiết, ngày xưa khi xã hội và trật tự xã hội bị rơi vào tà giáo thì kết quả xã hội ấy đầy thảm hại, mà con người trong xã hội ấy muốn vực dậy cũng khó.

Hiện nay, thầy cúng hầu hết họ đều tập trung ở đô thị mà chẳng thèm đến vùng nông thôn nghèo khó, vì ở đó khôngcó ai mời cúng. Đồng thời khi xã hội được bày biện bởi sự cúng cấp thì cũng sinh ra nhu cầu của nó, vì thế xã hội cũng chỉ cần thầy cúng là đủ.Vì vậy vai trò của chánh giáo dễ bị đánh tráo, hiểu nhầm và dễ bị kẻ lợi dụng gây tai hại cho xã hội và cho Phật giáo. Hãy nhìn vào Phật giáoHàn quốc là một ví dụ điển hình, Phật giáo chính thống không đủ sức mạnh để đẩy lùi lực lượng thầy cúng ở đây, đã có gia đình và mọc rễ trong cảnh chùa chiền.

Hơn thế nữa, hầu hết những chức sắc tôn giáo đều do họ nắm giữ, bởi những lí do rất đơn giản mà xã hội đã tạo nên, đó là giàu có về tiền bạc, sở hữu về vật chất, truyền bá mê tín vànhững trang phục đắt tiền. Ngoài ra cũng hơn 90% chùa chiền đều do họ nắm giữ cương vị trú trì, để dễ dàng hoạt động phục vụ tín ngưỡng cúng vái.

Ở trong chùa, một tu sĩ mới nhập môn cần phải trải qua các thời kì đi cúng, đến nỗi không cần học cũng biết nghề, vì sự lập đi lập lại quá nhiều, đến nỗi không còn thời gian để tu học và thực hành. Rồi từ đó họ nghĩ rằng đi cúng cũng là một cách hành trì. Thật nguy hại hết sức.

Thế rồi Giáo hội khi cần đến cơ sở hạ tầng để phục vụ cho giáo dục thì hỡi ôi không còn cơ sở nữa, mà muốn có cơ sở mới thì không đơn giản tí nào. Một cơ sở Giáo hội do bởi một lí do khách quan tạo thành một ngôi chùa, thì từ đó không còn cơ hội để trởlại mục đích ban đầu mà trở thành một trung tâm phục vụ việc cúng vái, chánh điện làm nơi thờ các loại hình tín ngưỡng dân gian, nhà linh nhà cốt ngênh ngang, suốt ngày pháp hội, chẳng thấy một từ giáo lí, mặt dù đọc trong bài cúng thì ngôn từ bằng chữ tàu dù có ngụ ý Phật pháp cũng chỉ là bài ca bài thán sơ sài.

Lại nữa, khi xã hội được vận hành bởi mụcđích vật chất thì sức mạnh của nó là tiền bạc, những thứ này vốn tự conngười tạo ra chứ không có tội gì cả, là phương tiện trao đổi, thể hiệntính văn minh của con người, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng vật chất và tiền bạc, con người sẽ trở thành kẻ nô lệ. Trong bất cứ môi trường nào, kể cả trong tôn giáo, khi thầy cúng đã nắm toàn bộ cơ sở vật chất, có sức mạnh về tiền bạc, có chức có quyền thì dĩ nhiên sự điều hành của họ cũng theo thiên hướng cúng tế.

Một thực tế cho thấy, hầu hết các lễ hội trong Phật giáo đều một hình thức như nhau, thí dụ, một hội thảo khoa học cho Phật giáo hình thức chẳng khác mấy một đám tang của tu sĩ, hoặc một buổi lễ hội tín ngưỡng cũng chẳng khác mấy một lễ chẩn tế. Nội dung không có gì nêu bật ý nghĩa của tổ chức, ngược lại vai trò của “thầy cúng lên ngôi”. Vì trong chương trình của những buổi lễ này toàn là nghivới lễ, đón với rước, lọng che kèn trống om xòm. Mở đầu cho một buổi lễnhư vậy bằng một lễ “hưng tác thượng đại tràng phan”, thì thật còn gì là một buổi hội thảo khoa học. Kết thúc chương trình là “đăng đàn chẩn tế”. Thử hỏi có ai đặt vấn đề này với Giáo hội với các chức sắc mà đã được gọi là “tôn sư”, nhưng thực tế họ là những “pháp sư” cúng dạo.

Một sự thật cay đắng là khi đi tham dự lễ thì cho dù là vị đó ở địa vị nào cũng phải đến tham dự, hoặc bằng phương tiện tự túc, hoặc tập trung để cùng đi bằng phương tiện số đông, thế nhưng thầy cúng thì Giáo hội phải đón rước bằng xe hơi, đến từng chùa, lo tiếp đón long trọng. Chờ cho những bậc thầy cúng này xong phầntiếp đón, vớ tất giày hia, mũ mão đường bệ, y áo gấm lụa, thừ thừ theo kèn trống rinh rang “quang lâm” thì cũng đã quá trưa, vừa mất thời gian,vừa tốn kém, vừa không có lợi gì cho việc tu tập giải thoát.

Trong thực tế, khi phát tâm xuất gia người tu sĩ Phật giáo mong muốn có được một cơ hội học hỏi và tu học chomục đích giải thoát, thế nhưng do nhu cầu xã hội và hình thức cúng vái đã biến chuyển phẩm chất của họ, rồi họ bỏ học sang đi cúng, thấy lợi trước mắt chứ không thấy được giá trị của con đường giải thoát mà Đức Phật đã dạy. Có lúc không cần tu học mà bước vào con đường đi cúng lấy tiền, có lúc bỏ học để đi cúng, hoặc chuyển hẳn sang nghề đi cúng, nhưnghọ không hề hay biết, hoặc không may mắn vào xuất gia với thầy cúng hoặc trong chùa chuyên đi cúng, vì vậy mục đích của họ dần dần bị biến tướng và quên hẳn lí tưởng giải thoát. Nhưng tệ hại nhất là hình thành một ý thức hệ đi cúng, có vai vế và có địa vị trong giáo hội tại địa phương. Đây là một trong những tai hại của Phật giáo, thậm chí làm cho vai trò tôn quí của sự giải thoát bị lu mờ, Phật giáo lâm vào cảnh thế tục hoá.

Sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng đã đi đến sự xáo trộn trật tự trong Phật giáo. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự, đi cúng được cho là phương pháp hành, rồi từ đó chê bai hiềm khích tu sĩ biết học, biết tu và biết cố gắng bằng những ngôn từ miệt thị như “tiến sĩ” không bằng “tiến linh”, “đi tu không bằng đi cúng”… Còn trao đổi và nói chuyện thì ngôn ngữ của họ khỏi phải bàn…

Về từ ngữ “thầy cúng”, Tự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai nhữngthầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Hiện nay thì số thầy cúng chiếm được chùa, cuộc sống hưởngthụ vật chất, trong lúc đó tu sĩ quan tâm đến đạo Pháp thì bị chèn ép, lại thiếu cơ sở để làm Phật sự. Thời gian dành cho việc tụng đọc kinh điển Phật giáo của những thầy cúng rất ít, họ toàn lợi dụng kinh điển của Đức Phật là “Phật sự siêu độ người chết”, cho rằng đây là Phật sự. Cho nên vừa nghe nói đến tiếng “Phật sự” là rất dễ sinh ra hiểu lầm. Những việc siêu độ vong linh này ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ ..., rất trễ, thời xưa ở Ấn Ðộ chẳng có, sau khi truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có, nhưng sau đó do ảnh hưởng Lão giáo mà phát triển và thịnh hành, rồi lan rộng sang Việt Nam.

Chúng ta cần nhận định rõ vấn đề này, bởivì đây là một vai trò của Phật giáo, quyết không để mê tín tràn lan, vừa hại cho đạo mà cũng vừa hại cho đời. Một tu sĩ Phật giáo đã cạo bỏ râu tóc, mình mặc áo cà sa, là quyết định cuộc đời vì mục đích giải thoát và cứu độ chúng sinh, chứ không có hình thức mang hia đội mão, áo cà sa hoại sắc thô bố chứ không phải gấm tía hài son. Đừng ham danh lợi mà phải mượn nón này mũ nọ, hài son y tía, mà thu hút hoặc tô thêm uy nghi. Đức Phật dạy uy nghi có được là nhờ vào sự giữ gìn Giới luật, đức hạnh là nhờ vào sự trang nghiêm của hành vi đạo đức, chứ không có cái gìtô vẽ nên được.

Thiết nghĩ, Phật giáo vốn chẳng có những việc như thế, nhưng vì Đạo Phật là đạo từ bi, mà phương tiện để độ chúngsanh từ mê sang ngộ, mà Phật giáo từ buổi đầu đã chấp nhận những hình thức tín ngưỡng dân gian địa phương mà truyền bá chánh Pháp. Nhờ những hoạt động uyển chuyển như vậy mà Phật giáo dần dần dạy cho người dân biết được nhân quả, làm lành tránh dữ, ngõ hầu đem lại cuộc sống an lạc hạnh phúc cho người dân. Do đó, dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin, nhưng khi tới đại phương nào thì cũng tùy thuận chúng sinh mà làm lễ bái cho dân chúng, rồi sẽ nhân đó mà giảng giáo lý nhà Phật, rất minh bạch rõ ràng, rồi còn chỉ cho họ con đường đi đến giác ngộ giải thoát, và chứng đắc đồng với quả vị của Đức Phật.

Nhận thấy đây là một vấn đề cần phải được xem xét, đề nghị Giáo hội cần phải rõ ràng trong vấn đề tu sĩ và thầy cúng, chớ có lẫn lộn mà hại cho Phật giáo. Việc nghi lễ cũng là việc cần làm tuy nhiên đừng để bị lạm dụng không những tai hại cho Phật giáo mà xã hội cũng bị ảnh hưởng lây. Cần phải đặt vai trò giáo dục Phật giáo và đào tạo Tăng tài, nâng cao vai trò ý thức việc đi cúng hoặc cấp phát chứng chỉ mới được đi cúng. Những cơ sở xưa là cơ sở của Giáo hội mà nay do các thầy cúng trú trì thì phải cần cử tu sĩ đến thay đổi hoặc làm các cơ sở phục vụ cho mục đích số đông. Việc làm cần thiết hơn nữa là cải cách nghi lễ, những yếu tố có thiên hướng đi xa với ý nghĩa thực tế thì bỏ, đưa các hình thức cầu nguyện đúng đắn.

T.M.H
(Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quán - Huế)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 34501)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 5875)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 26380)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 7998)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9089)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 8688)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5531)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 32171)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6313)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
07/06/2014(Xem: 6750)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567