Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Tết nói chuyện xông nhà

18/01/201204:59(Xem: 6148)
Ngày Tết nói chuyện xông nhà

Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhởcho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyếtđịnh vận mệnh của mình và gia đình, những người thân...

c94aaaaaaaa.jpg

Niềm tin và ước nguyện nếu không sáng suốt sẽ dẫn đến sựthất vọng,
và những nỗi buồn có thể xảy đến với người chủ nhà lẫn người xôngnhà.


Xôngnhà, cũng gọi xông đất, là vào nhà người nào đầu tiên trong ngày mồng một Tết.Tục xông nhà vào ngày Tết có từ lâu đời trong sinh hoạt văn hoá truyền thống củangười Việt Nam. Ý nghĩa của việc xông nhà là mang đến sự bình an, may mắn, hanhthông cho gia chủ (chủ nhà). Ai cũng muốn hưởng một năm mới với nhiều tốt đẹp,gặp nhiều vận may, gia đình an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài, đây là ướcnguyện chung của mọi người.

Vớiniềm tin sự khởi đầu tốt đẹp sẽ mang đến tốt đẹp cho cả năm, một số người hết sứccẩn thận trong việc chọn đối tượng xông nhà. Người được chọn phải là người khoẻmạnh, tính tình vui vẻ, có nhiều thành công trong năm vừa qua. Có người còn chọnđối tượng xông nhà phải hạp tuổi hay hạp mạng (có ngũ hành tương sinh), hoặctên của người đến xông nhà phải đẹp, mang ý nghĩa của những điều tốt lành, maymắn, chẳng hạn như tên Tài, Lộc, Phát, Hiển, Đạt, Thịnh v.v… Chủ nhà thường dặndò đối tượng tỉ mỉ về thời gian đến xông nhà (lúc mấy giờ), dặn những câu chúctụng để mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ, tốt đẹp. Tuy nhiên, qua một nămkhông phải ai cũng đạt được điều mong muốn, dù đã chọn được người đến xông nhàcó đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu.

Dùsao tục xông nhà cũng thể hiện những nguyện vọng, ước muốn chính đáng, dễthương, phản ánh phần nào đời sống văn hoá tinh thần của con người. Trên thực tế,muốn biến những mong muốn, ước vọng thành hiện thực, chúng ta phải có thái độ sốngđúng đắn, tích cực và có những hành động thiết thực chứ không thể chỉ mong cầuviễn vông. Người đam mê rượu chè cờ bạc, không chí thú làm ăn thì không thể nàogiàu có được dù ngày đầu năm mới được người giàu sang danh vọng đến xông nhà.Người ăn chơi trác táng, thân thể hao mòn thì làm sao khoẻ mạnh, sống lâu dùngười xông nhà đầu năm là một người tuổi cao, khỏe mạnh.

Cónhiều trường hợp vì lối sống không tốt, không biết cách cư xử trong các mốiquan hệ mà chủ nhà gặp phải những điều không mong muốn, khi ấy bao nhiêu tráchnhiệm đổ trút lên đầu người đến xông nhà. Chủ nhà cho là tại người xông nhà đầunăm đã mang đến những điều không may mắn khiến cho mình phải vỡ nợ, hoặc bị tù,ốm đau bệnh hoạn, bị mất việc, vợ chồng bất hoà, con cái bỏ nhà đi hoang v.v..

Ngàyđầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh chongười xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và giađình, những người thân. Niềm tin và ước nguyện nếu không sáng suốt sẽ dẫn đến sựthất vọng, và những nỗi buồn có thể xảy đến với người chủ nhà lẫn người xôngnhà.

SONG DAO- MINH HANH DUC.jpg

Chư Tăng hóa trang thành ngài Di Lặc đi chúc Tếtđầu Xuân,
một nét đẹp văn hóa Phật giáo cần được nhân rộng-Ảnh: Quảng Trọng Bạch

Để một năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc và sự may mắn, ngày đầu xuânchúng ta hãy mở rộng vòng tay thân ái đối với mọi người bằng tất cả sự chânthành, thiết lập thật tốt các mối quan hệ, biết sống cho điều thiện. Để có mộtnăm mới đạt nhiều thành tựu, chúng ta cần nỗ lực, chuyên cần, tích cực phấn đấu.Có như thế thì những điều mong ước đầu năm mới trở thành hiện thực.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2010(Xem: 3382)
Quán đảnh đã được định nghĩa một cách khái quát là “hành động hay nghi thức ban ý nghĩa tôn giáo (thánh phước) cho những đồ vật, nơi chốn, hoặc con người; thường bằng năng lực và sự thánh thiện” (Bowker, tr. 234). Trong Phật giáo, quán đảnh đã được miêu tả như một nghi thức biến đổi một pho tượng hoặc một ngôi tháp từ một vật thể thế tục thành tinh tủy của một đức Phật (Bentor 1997).
09/09/2010(Xem: 15958)
5 bài kệ hô canh ngồi Thiền được áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
08/09/2010(Xem: 5065)
Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời.
07/09/2010(Xem: 5513)
Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.
31/08/2010(Xem: 7141)
Trước cửa Phật lập đàn phổ thí, Cho trọn đều quân lợi âm dương, Quang minh tỏ khắp mười phương, Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào. Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp, Bóng mây từ che rợp mọi nơi, Lọt đâu dưới đất trên trời, Từ bi tế độ muôn đời viên thông. Trên đức Phật rất công rất chính, Dạy cho đời luyện tính tu tâm, Thương người đọa kiếp tối tăm, Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.
27/08/2010(Xem: 44705)
Đi thuyết linh nhiều nơi, thấy nhiều trường hợp oan gia trái chủ hiển bày rất rõ nét, cần phải giải trừ để có một đời sống an lạc. Rất nhiều Phật tử, thấy tâm tư không an khi nhìn lại đời sống đã gây nên tội lỗi oan trái muốn giải trừ, mà chưa có nhận thức đúng đắn.
05/08/2010(Xem: 4066)
Thiết dĩ, thể tánh hư hàm, bí thảo điêu tàn du vị tử, Thiền cơ diệu ngộ, đàm hoa lạc khứ hữu dư hương. Xuất một tự như, Khứ lai vô ngại. Cung duy - Tôn sư: Đạo phong trác thế, Giới đức siêu trần.
04/08/2010(Xem: 6585)
Có rất nhiều đám tang, không chỉ trong cộng đồng Phật Giáo mà cả trong các cộng đồng tôn giáo khác, khi đăng cáo phó thường ghi là: “Xin Miễn Phúng Điếu” và có một số cáo phó khác còn ghi rõ là: “Xin Miễn Phúng Điếu và Tặng Vòng Hoa”. Vậy xin hỏi: ý nghĩa của việc miễn phúng điếu này như thế nào? Nếu tang gia nhận tiền và tràng hoa người ta mang đến phúng điếu, thì người qua đời có mang nợ hay không? Và có nên nhận hay không nhận phúng điếu?
05/06/2010(Xem: 3179)
Sám Ngã Niệm - Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch - Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp, Thất viên minh tánh tác trần lao, Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi, Di trạng thù hình tao khổ sở, Túc ư thiểu thiện sanh nhơn đạo, Hoạch ngộ di phong đắc xuất gia,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567