Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý Nghi Thức Truyền U Minh Giới Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

02/12/201102:35(Xem: 4884)
Lược Ý Nghi Thức Truyền U Minh Giới Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Lược Ý Nghi Thức Truyền U Minh Giới Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Thích Tâm Mãn

TừBi là cội gốc của Đạo Phật, Đức Phật thị hiện ra đời cũng chỉ vì lòng từ bi, muốn chỉ cho chúng sanh thấy được Phật tánh của mình, mà theo Kinh Pháp Hoa đó là một nhân duyên lớn “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiếm”, cho nên trên tinh thần đó có hầu hết trong tất cả các hoạt động từ tín ngưỡng đến tâm linh, từ hoằng truyền đến xiển dương chánh pháp của Phật Giáo.

43

Pháp hội đàn tràng, Giới đàn truyền giới, đâu đâu cũng thể hiện tinh thần cứu khổ độ sanh, từ bi vi hoài củađức Phật, chính vì vậy nghi thức truyền U minh Giới có trong Giới đàn Phật Giáo Bắc Truyền là sự thể hiện đầy đủ nhất tinh thần từ bi “Âm dương lưỡng lợi, phổ độ hữu tình” của Đạo Phật.

Giới Đàn vốn dĩ là nơi truyền đăng tục diệm, nối truyền chánh pháp của Tăng già, nhưng theo tinh thần Đại thừa của Kinh Phạm Võng thuyết: “Tất cả những người hữu tâm, đều có thể nhiếptrì giới của Phật; chúng sanh thọ giới của Phật, tức là vào ngôi vị củachư Phật”.

Đại thừa thánh ý, phương tiện Pháp môn, cho nên liệt vị tiền bối Luật tổ đã vì phương tiện độ sanh cũng như độ tử, nên chế ra nghi thức Truyền U Minh giới trong giới đàn để truyền Tamtụ tịnh giới cho lục đạo chúng sanh, nhất thiết chư oan hồn ngạ quỷ được thọ Phật giới, gieo nhân duyên Phật, thoát khổ đắc lạc, phát nguyệnvãng sanh, nguyện một ngày mai kia đủ duyên được thành Phật.

Trong Bảo Hoa Sơn Truyền Giới Nghi Quỹ chương Chánh Thọ U Minh Giới nói về ý nghĩa cốt lõi của nghi Thuyết U Minh Giới chép: “Bổn nguyên đồng một tánh như nước, thánh phàm cũng như nhau, chỉ vì chướng vì si mê chưa mở, nên phải bị luân hồi trong vô lượng kiếp số, nay nghe pháp nên phải mở thông, thọ giới để ngộ được chân không...”.

ld59

Giới đàn hải hội, Thánh phàm đồng cư, Giới tử thọ giới đắc giới, tương lai của Phật Pháp được diên trường, nhưng là chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, tránh sao khỏi tạo nghiệp trong ba đời, oan oan tương báo, nghiệp nghiệp theo thân phải trả, cho nên đường đến đạo tràng chư Phật thật là gian nan có đi nhưng khó đến.

Thấy được nghiệp khổ của giới tử sâu nặng như vậy, nên chư vị Luật tổ thương xót giới tử sơ cơ, vì đàn hậu học vì tương lai của Phật Pháp, lập đàn truyền U Minh giới, vì ba đời oan khiên nghiệp báo của giới tử mà giải nghiệp, vì ân thâm ba đời phụ mẫu của giới tử mà nói pháp quy y.

Vậy nên chướng thân lưỡng giới thọ nghiệp quy y. Quy y Phật rồi, không đọa vào địa ngục khổ nữa, quy y Pháprồi không đọa vào ngạ quỷ khổ nữa, quy y Tăng rồi không đọa vào bàng sanh khổ nữa, vì vậy trong Du Già Diệm Khẩu Tập Yếu có câu: “tích kiếp oan gia nhi cộng hội, các trục tiêu diêu” (bao nhiêu oan gia trái chủ của nhiều khiếp trước đều lại nơi đây, bao nhiêu oán hờn đều tiêu hết).

um65

Giới tử chúng đẳng, như vậy ân đã trả, oán đã được hòa, giới tử nhẹ nghiệp chướng để tu hành, thong thả bước đường vân du hoằng truyền Thánh đạo, đây là diệu ý của truyền U Minh Giới trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền.

Trong nghi thức truyền U Minh Giới khi khai đạo vì muốn cho U Minh giới tử phát đại tín tâm, vì tín tâm là cốt lõi duy nhất để khởi tâm làm Phật. Hòa Thượng giới sư đã dẫn một đoạn trong Kinh Phạm Võng để khẳng định cho tất cả u minh giới tử tin chắc rằng mình được thọ giới và đều được đắc giới.

Trong Kinh Phạm Võngchép: “Nếu như người nào thọ giới của Phật, dù là quốc vương, vương tử, bách quan tể tướng đại thần, cho đến quỷ thần, nếu như nghe được lời nóiPháp của Pháp sư, tất cả đều được thọ giới, đều được gọi là người đệ nhất thanh tịnh, đây là pháp bình đẳng của chư Phật, để phổ tế tam giới chúng sanh…”.

Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình màthay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp, dùng pháp quán tưởng hiển hiện hình tướng của các vong linh nhiều đời nhiều kiếp, một là tôngthân của mình, hai là oán thân của mình, tưởng khiến cho họ, lễ lạy kiền thỉnh chư Phật, Thánh chúng giáng lâm giới đàn.

um51

Thứ đến giới tử đại vị chư tiên hương linh khởi tâm vì chư linh sám hối, rồi lại vì chư tiên hương linh phát nguyện quy y Tam Bảo, nguyện rằng các vong linh, lịch đại tông thân, oánthân của mình, từ quá khứ cho đến ngày nay, mỗi đời đều được thọ mười giới vô tận của Đại thừa Bồ Tát, được làm con Phật, được chứng vô sanh, được thành chánh giác.

Giới đàn nơi tuyển người làm Phật cho nên “âm phò dương trợ” là điều quan trọng nhất để thành tựu Giới đàn, vìvậy, âm giới quỷ thần phát tâm hộ giới, nhân gian tín thí hộ trì đàn giới, chúng sanh ân một trong tứ trọng ân của Đạo Phật, cho nên giới đànđại Tăng vì muốn báo đáp trọng ân ấy, nên trước thì truyền U Minh Giới,sau phóng Diệm Khẩu Du Già, trước để cầu siêu tế độ cho hết thảy lục đạo chúng sanh, báo đáp thâm ân quỷ thần hộ giới, sau là cứu độ cho chư tiên hương linh của các vị hộ pháp thí chủ của giới đàn, đây là diệu ý của đàn phổ tế truyền Giới U Minh.

Du Già Diệm Khẩu Tập Yếu lờiphổ nguyện rằng: “Nguyện cùng khắp rằng. Trong cõi nước này hay quốc độkhác, cho đến vô lượng các cõi nước, tất cả những loại hữu tình, đều chứng được pháp chân thường. Trong thế giới này, hay thế giới khác, cho đến vô lượng các thế giới khác, hết thảy vô tận những loài có ý thức, đều thành Phật Đạo, bốn ân khắp cùng báo đáp, ba loài đều được thấm nhuần, hết thảy pháp giới chúng sanh, đồng viên chủng trí”. Đây là diệu ýthậm thâm nhất của đàn truyền U Minh Giới trong giới đàn Phật Giáo Bắc Truyền.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2010(Xem: 3361)
Quán đảnh đã được định nghĩa một cách khái quát là “hành động hay nghi thức ban ý nghĩa tôn giáo (thánh phước) cho những đồ vật, nơi chốn, hoặc con người; thường bằng năng lực và sự thánh thiện” (Bowker, tr. 234). Trong Phật giáo, quán đảnh đã được miêu tả như một nghi thức biến đổi một pho tượng hoặc một ngôi tháp từ một vật thể thế tục thành tinh tủy của một đức Phật (Bentor 1997).
09/09/2010(Xem: 15899)
5 bài kệ hô canh ngồi Thiền được áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
08/09/2010(Xem: 5036)
Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời.
07/09/2010(Xem: 5467)
Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.
31/08/2010(Xem: 7104)
Trước cửa Phật lập đàn phổ thí, Cho trọn đều quân lợi âm dương, Quang minh tỏ khắp mười phương, Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào. Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp, Bóng mây từ che rợp mọi nơi, Lọt đâu dưới đất trên trời, Từ bi tế độ muôn đời viên thông. Trên đức Phật rất công rất chính, Dạy cho đời luyện tính tu tâm, Thương người đọa kiếp tối tăm, Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.
27/08/2010(Xem: 44632)
Đi thuyết linh nhiều nơi, thấy nhiều trường hợp oan gia trái chủ hiển bày rất rõ nét, cần phải giải trừ để có một đời sống an lạc. Rất nhiều Phật tử, thấy tâm tư không an khi nhìn lại đời sống đã gây nên tội lỗi oan trái muốn giải trừ, mà chưa có nhận thức đúng đắn.
05/08/2010(Xem: 4033)
Thiết dĩ, thể tánh hư hàm, bí thảo điêu tàn du vị tử, Thiền cơ diệu ngộ, đàm hoa lạc khứ hữu dư hương. Xuất một tự như, Khứ lai vô ngại. Cung duy - Tôn sư: Đạo phong trác thế, Giới đức siêu trần.
04/08/2010(Xem: 6539)
Có rất nhiều đám tang, không chỉ trong cộng đồng Phật Giáo mà cả trong các cộng đồng tôn giáo khác, khi đăng cáo phó thường ghi là: “Xin Miễn Phúng Điếu” và có một số cáo phó khác còn ghi rõ là: “Xin Miễn Phúng Điếu và Tặng Vòng Hoa”. Vậy xin hỏi: ý nghĩa của việc miễn phúng điếu này như thế nào? Nếu tang gia nhận tiền và tràng hoa người ta mang đến phúng điếu, thì người qua đời có mang nợ hay không? Và có nên nhận hay không nhận phúng điếu?
05/06/2010(Xem: 3144)
Sám Ngã Niệm - Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch - Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp, Thất viên minh tánh tác trần lao, Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi, Di trạng thù hình tao khổ sở, Túc ư thiểu thiện sanh nhơn đạo, Hoạch ngộ di phong đắc xuất gia,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567