Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

18/11/201007:21(Xem: 4356)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Hoa Sen Trang
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?


Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:

1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi.

Quần áo sổ gấu gọi là trảm thôi: Con để tang cha.
Quần áo không sổ gấu gọi là tề thôi: Con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha chưa mất.
Thời hạn: 3 năm, đời sau giảm bớt còn 2 năm 3 tháng (sau lễ giỗ đại tường 2 năm, thêm 3 tháng dư ai).
áo sô, khăn sô có hai giải sau lưng (gọi là khăn ngang).
Nếu cha mẹ đều đã mất thì hai giải bằng nhau, nếu còn mẹ hoặc còn cha thì hai giải dài ngắn lệch nhau.
Con trai chống gậy: Tang cha gậy tre, tang mẹ gậy vông, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng.
Thời nay, nhiều nơi đã bãi bỏ những tang phục này. ở thành phố nhiều nhà dùng băng đen theo tang chế châu Âu, theo ý chúng tôi, tiện hơn.
Con trai, con gái, con dâu đều để tang cha mẹ. (Kể cả đích mẫu, kế mẫu, dưỡng mẫu, từ mẫu và dưỡng phụ).
Vợ để tang chồng.
Nếu con trưởng mất trước thì cháu đích tôn để tang ông bà nội cũng đại tang thay cha.

2. Cơ niên:Để tang một năm. Từ niên cơ trở xuống dùng khăn tròn, vải trắng, không gậy.

Cháu nội để tang ông bà nội.
Con riêng của vợ để tang bố dượng nếu bố dượng có công nuôi và ở cùng, nếu không ở cùng thì không tang; trước có ở cùng sau thôi thì để tang 3 tháng.
Con để tang mẹ đẻ ra mình nhưng bị bố rẫy (xuất mẫu), hoặc cha chết, mẹ lấy chồng khác (giá mẫu).
Chồng để tang vợ cả có gậy, nếu cha mẹ còn sống thì không gậy.
Cháu để tang bác trai bác gái, chú, thím và cô ruột.
Anh chị em ruột để tang cho nhau (cùng cha khác mẹ cũng tang một năm, cùng mẹ khác cha thì tang 5 tháng).
Cha mẹ để tang con trai, con gái và con dâu cả, kể cả con đi làm con nuôi nhà người.
Chú, bác, thím cô ruột để tang cho cháu ( con anh em ruột).
Ông bà nội để tang cho cháu trưởng (đích tôn).
Đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu tang các con chồng, thứ mẫu tang con mình và con chồng như nhau đều một năm. Tang con dâu cả cũng một năm.
Con dâu để tang dì ghẻ của chồng (tức vợ lẽ cha chồng).
Rể để tang cha mẹ vợ (vợ chết đã láy vợ khác cũng vậy).
Nàng hầu để tang cha mẹ chồng, vợ cả của chồng, các con chồng cũng như con mình (các họ hàng bàng thân bên nhà chồng đều không tang).

3. Đại công: để tang 9 tháng.

Anh chị em con chú con bác ruột để tang cho nhau.
Cha mẹ để tang con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng.
Chú, bác thím ruột để tang cháu (con gái đã xuất giá, con dâu của anh em ruột).
Cháu dâu để tang ông bà của chồng, chú, bác, thím ruột, hoặc cô ruột của chồng.
Mẹ để tang con dâu thứ và con gái riêng của chồng.
Con gái đã xuất giá để tang bác trai, bác gái, chú thím, cô ruột.

4. Tiểu công: Để tang 5 tháng.

Chắt để tang cụ. (Hoàng tang: Chít khăn vàng)
Cháu để tang anh chị em ruột của ông nội (ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô).
Con để tang vợ lẽ, nàng hầu của cha ( nếu cha giao cho nuôi mình thì để tang 3 năm như mẹ đẻ).
Cháu để tang đường bá thúc phụ mẫu và đường cô (anh chị em con chú bác ruột của cha).
Anh chị em con chú, bác ruột để tang cho vợ của nhau.
Anh chị em chung mẹ khác cha để tang cho nhau (vợ con của anh chị em ấy thì không tang).
Chú bác ruột để tang cho cháu dâu (con dâu của anh em ruột).
Ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô để tang cho cháu (tức là cháu nội của anh em ruột).
Ông bà nội để tang cho vợ cháu đích tôn hoặc cháu gái xuất giá.
Cháu ngoại để tang ông bà ngoại và cậu ruột, dì ruột (anh chị em ruột của mẹ, kể cả đối với anh chị em ruột của đích mẫu, thứ mẫu, kế mẫu).
Cháu dâu để tang cô ruột của chồng.
Chị dâu, em dâu để tang anh chị em ruột của chồng và con của những người đó (tức là cháu gọi bằng bác, bằng thím).

5. Ty ma Phục: Tang 3 tháng.

Chít để tang can (kỵ) nội (ngũ đại : Hồng tang chít khăn đỏ).
Chắt để tang cụ nhà bác, nhà chú (tằng tổ bá thúc phụ mẫu và tằng tổ cô, tức là anh em ruột với cụ nội).
Cháu để tang bà cô đã lấy chồng (chị em ruột với ông nội).
Cháu để tang cô bá (chị em con chú bác ruột với bố).
Con để tang bố dượng (nếu trước có ở cùng, sau mới về bên nội).
Con để tang nàng hầu của cha.
Con để tang bà vú (cho bú mớm).
Cháu để tang tộc bá thúc phụ mẫu (anh em cháu chú, cháu bác với cha).
Chồng để tang vợ lẽ nàng hầu.
Anh chị em họ nội 5 đời để tang cho nhau.
Bố mẹ vợ để tang con rể.
Ông bà ngoại để tang cháu ngoại và cháu dâu ngoại.
Ông của chồng để tang cháu dâu.
Cụ để tang cho chắt nội.
Cháu để tang vợ cậu, chồng cô, chồng dì có cùng ở một nhà.
Anh chị em con cô ruột và bạn con dì ruột để tang cho nhau.
Cậu ruột để tang vợ của cháu trai
Cháu dâu để tang ông bà ngoại của chồng, cậu ruột, dì ruột chồng
Cháu dâu để tang các ông bà anh chị em ruột với ông nội chồng.
Chắt dâu để tang cụ nội của chồng.
Cụ để tang chắt nội trai gái.
Ông bà để tang các cháu gái của con nhà chú, nhà bác.
Tang bên cha mẹ nuôi:
Kỵ bên cha nuôi thì 3 tháng, cụ bên cha nuôi thì 5 tháng, ông bà thì một năm.
Cha mẹ nuôi thì áo bằng gấu, hoặc sổ gấu 3 năm có cả gậy.
Từ ông bà trở lên nếu mình thừa trọng cũng sổ gấu 3 năm.
Ông bà sinh ra mẹ nuôi thì 5 tháng, còn thì đều không có.
Tang họ nhà mình (Đã là con nuôi người khác, để tang bên họ của mình):
Ông bà sinh ra cha thì 9 tháng.
Cha mẹ sinh ra mình thì 1 năm có gậy.
Bác trai bác gái, chú, thím và cô là anh chị em ruột với cha thì đều 9 tháng. Cô đã giá thì 5 tháng.
Anh chị em ruột thì 9 tháng, chị dâu, em dâu thì 3 tháng, chị em đã xuất giá thì 5 tháng.
Ông bà sinh ra mẹ thì 3 tháng.
Xét trong lễ nói rằng: Con gái đã xuất giá thì các tang có giáng, song đi lấy chồng, hoặc phải chồng rẫy bỏ, hoặc chồng chết, con lại chẳng có, lại trở về nhà cũng như chưa lấy chồng, tang chẳng có giáng
Nếu đương để tang cha mẹ được một năm mà chồng rẫy bỏ thì phải tang cha mẹ 3 năm, hoặc để tang cha mẹ được 1 năm đã trừ phục đoạn thì chẳng được để lại 3 năm, dù phải chồng dẫy trước, sau mới để tang cha mẹ chưa đủ 1 năm mà chồng mới gọi về thì chẳng nên về vội phải nên để trọn 3 năm.
1. Trường phục: có ba loại:
2. Trưởng trường: Từ 16-19 tuổi
3. Trung trường: Từ 12-15 tuổi
4. Hạ trường: Từ 8-11 tuổi
(Đều lấy thứ tự giáng một bậc).
Ví dụ: Giai đã lấy vợ, gái đã lấy chồng, dẫu còn trẻ cũng không thể gọi là trường được, nhưng vốn mình phải tang 1 năm trưởng trường giáng xuống 9 tháng, trung trường giáng xuống 7 tháng, hạ trường giáng xuống 5 tháng.
Như vốn tang 9 tháng, trưởng trường giáng 7 tháng, trung trường giáng 5 tháng, hạ trường giáng 3 tháng, các trường hợp khác đều như thế mà suy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 9416)
A Di Đà Phật Vô thượng oai vương Nguy nguy kim tướng phóng hào quang Khổ hải tác châu hàn Cửu phẩm liên bang Đồng nguyện vãn tây phương Nam mô pháp giới tạng thân a di đà phật.
30/09/2011(Xem: 5978)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương là pháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
08/08/2011(Xem: 5219)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bi và trí tuệ và nguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
24/07/2011(Xem: 4747)
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩa và tác dụng của lễ bái.
24/07/2011(Xem: 5690)
Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan... Thích Lệ Trang
20/06/2011(Xem: 44927)
Hôm nay là ngày thành hôn của hai con, ngày kỷ niệm trọng đại trong đời. Vì vậy nên về mặt tâm linh mới có phần nghi lễ trang nghiêm này. Thầy đã thay mặt ngôi Tăng Bảo ngưỡng bạch lên mười phương chư Phật, cầu thùy từ chứng minh gia hộ cho hai con được an vui hạnh phúc và vạn sự kiết tường như ý. Sau đây, Thầy có vài lời khuyên nhủ: Kể từ hôm nay các con không còn ỷ lại vào Cha Mẹ mà các con thực sự nhận lãnh trách nhiệm của tuổi trưởng thành đối với bản thân, gia đình và xã hội.
14/05/2011(Xem: 4419)
Âm điệu thời hô chung của thầy đã chuyên chở một tâm hồn chánh niệm đầy lòng từ bi muốn cho chúng sanh được thoát khổ như lời bài kệ chuông.
09/05/2011(Xem: 4868)
Nghi thức tắm Phật có nguồn gốc ảnh hưởng từ tập tục cổ xưa của Ấn Độ nhưng được Phật Giáo tiếp nhận rồi lồng vào đó những quan niệm đạo đức Phật Giáo...
09/05/2011(Xem: 5187)
Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện...
21/04/2011(Xem: 16283)
Khai chuông: 7 tiếng nhỏ và 3 tiếng lớn. -Buổi sáng niệm: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần) (0) -Buổi tối niệm: Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (3 lần) (0) Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn, Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sanh thành Chánh giác. (0) Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe Cõi trần trong sạch đều thông suốt Giác ngộ sanh linh cả mọi loài. (0)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]