Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Phật Căn Bản (biên soạn:Thích Nhật Từ - Trang Nhà Quảng Đức)

01/06/201902:30(Xem: 6066)
Kinh Phật Căn Bản (biên soạn:Thích Nhật Từ - Trang Nhà Quảng Đức)
Kinh Phat Can Ban_Thich Nhat Tu


MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Ý nghĩa và cách thức tụng kinh
PHẦN DẪN NHẬP
1. Nguyện hương
2. Đảnh lễ Tam bảo
3. Tán dương giáo pháp
PHẦN DẪN NHẬP

1. Kinh tiểu sử đức Phật

2. Kinh chuyển pháp luân

3. Kinh thực tập vô ngã

4. Kinh thiện sinh

5. Kinh người áo trắng

6. Kinh phước đức

7. Kinh bốn pháp quán niệm

8. Kinh quán niệm hơi thở

9. Kinh từ bi

10. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau

11. Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân

12. Kinh phổ môn

13. Kinh lời dạy cuối cùng của đức Phật

PHẦN SÁM NGUYỆN

1. Bát-nhã tâm kinh

2. Niệm Phật

3. Năm điều quán tưởng

4. Quán chiếu thực tại

5. Sám nguyện (chọn một trong các bài sám dưới đây)

     5-A) Sám quy mạng

     5-B) Sám quy  y

     5-C) Sám quy nguyện 1

     5-D) Sám quy nguyện 2

     5-E) Sám nguyện

6. Hồi hướng công đức

7. Lời nguyện cuối

8. Đảnh lễ Ba ngôi báu

Phụ lục xuất xứ các bài kinh và sám nguyện



LỜI NÓI ĐẦU

 

Kinh Phật căn bản là tuyển tập 13 bài kinh, trong đó 11 bài có xuất xứ từ kinh điển Pali và 2 bài thuộc kinh điển Đại thừa. Các bài kinh này, trong mười năm qua, tôi thường sử dụng trong các chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal do tôi hướng dẫn. Thay vì mang theo nhiều bài kinh riêng biệt, trong ấn bản này, tôi quyết định gộp chung thành một tuyển tập, theo đó người đọc tụng sẽ tiện sử dụng khi ngồi trên xe, lúc có mặt tại các Phật tích hoặc đọc tụng tại chùa hay tại tư gia.

Kinh tiểu sử đức Phật giúp ta ôn lại cuộc đời đức Phật lịch sử qua năm giai đoạn: (i) Từ lúc đản sanh đến lúc lập gia đình, (ii) từ bỏ cơ hội làm vua, trở thành nhà tâm linh, (iii) sáu tháng trải nghiệm hai pháp thiền của đạo sa môn và năm năm rưỡi tu khổ hạnh theo đạo Bà-la-môn, (iv) giác ngộ thành Phật nhờ phương pháp Bát chánh đạo do Phật khám phá, (v) truyền bá chân lýcứu độ nhân sinh suốt 45 năm.

Các bài kinh về Phật pháp căn bản gồm có: (i) Kinh chuyển pháp luân giới thiệu phương pháp giải quyết khổ đau, (ii) Kinh thực tập vô ngã hướng dẫn kỹ năng vượt qua các khổ đau về nhận thức và tâm lý, (iii) Kinh thiện sinh dạy về sáu mối quan hệ tình yêu, gia đình, làng xóm, giáo dục, nghề nghiệp và tâm linh, (iv) Kinh người áo trắng quy định năm điều đạo đức và ba ngôi tâm linh, (v) Kinh Phước đức dạy 38 kỹ năng sống hạnh phúc, (vi) Kinh bốn pháp quán niệm dạy bốn kỹ năng phát triển trí tuệ do làm chủ thân thểcảm xúc, tâm và pháp, (vii) Kinh quán niệm hơi thở chỉ bày 16 kỹ năng hít thở thiền, giúp ta thư thái và bình an, (viii) Kinh từ bi hướng dẫn cách phát triển tâm từ bi và hành động từ bixóa bỏ oan trái và hận thù, (ix) Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau dạy cách thức vẫy tay chào với các bất hạnh, (x) Kinh tám điều giác ngộ giúp ta sống đời tỉnh thức trong vô thường, (xi) Kinh phổ môn giới thiệu hạnh nguyện và pháp tu của Bồ tát Quan Âm, (xii) Kinh lời dạy cuối cùng của đức Phật nhắc nhở các tinh yếu hành trì đạt được tỉnh thức.

Nếu không có thời gian đọc tường lãm gần 18.000 bài kinh trong kinh tạng Pali và gần 18.000 bài kinh tương đương trong kinh tạng A-hàm và hơn 2.000 bài kinh điển Đại thừa, các Phật tử tại gia có thể ôn lại lời Phật dạy qua việc đọc tụng và hành trì quyển Kinh Phật căn bản này.

Nghiền ngẫm thấu đáo khi đọc kinháp dụng lời Phật dạy trong đời sống thực tiễn là hai phương diện giúp người đọc tụng kinh Phật khai mở trí tuệ, sống đời hạnh phúc và an vui. Bao nhiêu công đức có được từ việc ấn tống bộ kinh này, xin đem hồi hướng đến mọi người, theo đó nhiều người hiểu chân lý Phật, áp dụng chân lý Phật, góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, hòa bình và phát triển bền vững.


Giác Ngộ, ngày 16-10-2018

TT. Thích Nhật Từ


pdf-icon
Kinh Phật Căn Bản


***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2010(Xem: 4098)
Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loài. Quy y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận.
13/09/2010(Xem: 3923)
Quán đảnh đã được định nghĩa một cách khái quát là “hành động hay nghi thức ban ý nghĩa tôn giáo (thánh phước) cho những đồ vật, nơi chốn, hoặc con người; thường bằng năng lực và sự thánh thiện” (Bowker, tr. 234). Trong Phật giáo, quán đảnh đã được miêu tả như một nghi thức biến đổi một pho tượng hoặc một ngôi tháp từ một vật thể thế tục thành tinh tủy của một đức Phật (Bentor 1997).
09/09/2010(Xem: 17623)
5 bài kệ hô canh ngồi Thiền được áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
08/09/2010(Xem: 5611)
Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời.
07/09/2010(Xem: 6247)
Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.
31/08/2010(Xem: 8079)
Trước cửa Phật lập đàn phổ thí, Cho trọn đều quân lợi âm dương, Quang minh tỏ khắp mười phương, Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào. Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp, Bóng mây từ che rợp mọi nơi, Lọt đâu dưới đất trên trời, Từ bi tế độ muôn đời viên thông. Trên đức Phật rất công rất chính, Dạy cho đời luyện tính tu tâm, Thương người đọa kiếp tối tăm, Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.
27/08/2010(Xem: 46586)
Đi thuyết linh nhiều nơi, thấy nhiều trường hợp oan gia trái chủ hiển bày rất rõ nét, cần phải giải trừ để có một đời sống an lạc. Rất nhiều Phật tử, thấy tâm tư không an khi nhìn lại đời sống đã gây nên tội lỗi oan trái muốn giải trừ, mà chưa có nhận thức đúng đắn.
05/08/2010(Xem: 4498)
Thiết dĩ, thể tánh hư hàm, bí thảo điêu tàn du vị tử, Thiền cơ diệu ngộ, đàm hoa lạc khứ hữu dư hương. Xuất một tự như, Khứ lai vô ngại. Cung duy - Tôn sư: Đạo phong trác thế, Giới đức siêu trần.
04/08/2010(Xem: 7179)
Có rất nhiều đám tang, không chỉ trong cộng đồng Phật Giáo mà cả trong các cộng đồng tôn giáo khác, khi đăng cáo phó thường ghi là: “Xin Miễn Phúng Điếu” và có một số cáo phó khác còn ghi rõ là: “Xin Miễn Phúng Điếu và Tặng Vòng Hoa”. Vậy xin hỏi: ý nghĩa của việc miễn phúng điếu này như thế nào? Nếu tang gia nhận tiền và tràng hoa người ta mang đến phúng điếu, thì người qua đời có mang nợ hay không? Và có nên nhận hay không nhận phúng điếu?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]