Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hỏi đáp về nghi lễ .

05/04/201319:35(Xem: 5861)
Hỏi đáp về nghi lễ .

Hỏi & Đáp về Nghi Lễ

Lý Việt Dũng

--- o0o ---

Hỏi:Lễ lạy là một lễ nghi phổ biến trong đời sống. Xin NS Giác Ngộcho biết các hình thức vái lạy ở đời thường cùng trong Phật giáo và tên gọi bằng chữ Hán của các hình thức đó.

Đáp: Lạy là hình thức biểu thị sự cung kính của một người đối với bậc trưởng thượng, còn vái là của hai người đồng vai vế chào nhau.

Việt Nam ta và người Hoa vái lạy hầu như gần giống nhau trong đạo lẫn ngoài đời.

Trước hết xin nói về vái lạy trong đời thường.

Vái lạy đềⵠlà lễ nghi ở thời cổ đại, nhưng cả hai đều có chỗ khác nhau. Căn cứ vào quy định của lễ tục thời cổ đại thì vái chỉ cần cung tay chào chứ không cần phải quỳ. Tuy nhiên cả vái cũng phân biệt ấp trơn (còn gọi là ấp nhượng) và trường ấp tức vái dài .

Ấp ngày nay còn gọi là tác ấp là nghi tiết giữa chủ khách gặp nhau trong thời cổ. Căn cứ Thiên thu quanTư nghicủaChu Lễghi chép lại thì vái nhường tùy theo tôn ty mà phân biệt ra làm ba loại tức tam ấp . Thứ nhất là Thổ ấp , chuyên dùng cho những người khác họ lại không có nghĩa thông gia, khi hành lễ, cung tay hơi chếch xuống phía dưới. Thứ hai là Thời ấp chuyên dùng cho những người tuy khác họ nhưng có nghĩa thông gia, khi hành lễ, cung tay về phía trước ở tầm trung bình. Thứ ba là Thiên ấp dùng cho chủ khách cùng một họ, khi hành lễ, cung tay hơi chếch lên trên. SáchCông Dương truyện, thiênHy công nhị niên chép: Nam công ấp nhi tấn chi . Điều này như chính văn tự học gia trứ danh Đoàn Ngọc đã giải thích trong sáchThuyết văn giải tựlà: Phàm cung thủ về phía trước gọi là vái (ấp) .

Vái dài tức trường ấp so với lạy (bái) có phần ít kính trọng hơn, dùng trong trường hợp mình gặp người trưởng thượng hơn mà cũng là dùng chung cho mọi người khi gặp nhau. lúc hành lễ hơi cúi người xuống một chút, hai bàn tay cung lại, từ trên gặc xuống. Trường ấp cũng là thứ lễ tiết giản đơn. Thiên Cao Đế kyᠴrong Hán thưcó ghi một câu: Lịch Sanh bất bái, trường ấp , nghĩa là: Lịch Sanh không lạy, chỉ vái dài. ThiênChu Bột truyệntrongHán thưcũng ghi một câu liên quan đến vái dài: Chí trung quân dinh, tướng quân tịnh phu ấp viết Giới trụ chi sĩ bất bái, thỉnh dĩ quân lễ kiến , nghĩa là: Đến trung dinh, tướng quân chỉ vái mà nói: Chiến sĩ mình mang giáp trụ không tiện lạy, xin lấy phép quân đội lễ kiến . Xem thế đủ biết vái và lạy là hoàn toàn không giống nhau.

Thế thì lạy tức bái là gì? SáchThuyết văn giải tựgiải: Quỳ xuống tức là lạy vậy . Quỳ là một hình thức không thể thiếu của cổ nhân khi hành lễ tỏ thái độ cung kính. Lễ tục cổ đại quy định nghiêm cách, trong các tình huống khác nhau, tư thế cúi đầu và số lần mọp đầu cũng khác nhau vì loại hình và tên gọi của các kiểu lễ bái ngày xưa có rất nhiều.

Theo sáchChu lễ, ở thiên Xuân quan và Đại chúc có ghi rõ nào là khể thủ , không thủ , kỳ bái , bao bái v.v... gồm cả thảy là cửu bái . Khể thủ và không thủ là sau khi quỳ rồi, đầu không mọp sát đất, còn hai tay thì cung lại đặt trước ngực. Kiểu này còn gọi là bái thủ (chắp tay lạy). Kỳ thủ là quỳ lạy mọp đầu một lần. Bao bái là biểu thị sự cung kính, tiến hành hai lượt lễ không thủ , cũng còn gọi là tái bái tức bao bái đấy. Riêng cửu bái là lễ nghi long trọng dùng trong lúc lạy đấng quân vương hay là thần linh.

Ngoài ra còn có nhiều kiểu lạy nữa như bát bái . Bát bái là lễ dùng cho con em khi ra mắt bậc trưởng thượng lạy tám lạy. Đời sau những người khác họ kết làm anh em gọi là bát bái chi giao . Tam bái là chỉ tiến hành lạy ba lần. Khi chủ nhân tiếp đãi khách khứa, nhân vì khách đông quá không thể lạy chào cùng lúc được thì dùng tam bái lễ , coi như chào toàn thể, hay nói theo điệu ngày nay là tổng chào . Tuy nhiên khách khứa chỉ cần chào đáp một lạy mà thôi.

Thật ra vái lạy còn nhiều kiểu phức tạp nữa, nhưng suy cho cùng, cổ đại thông xưng quỳ xuống mọp đầu mà vái thì gọi là lạy vậy.

Riêng trong nghi lễ Phật giáo thì có mấy cách lạy như sau:

Khi gặp người trưởng thượng thì nghi thức thông thường là xoa thủ, còn gọi là hiệp chưởng, tức chắp hai bàn tay lại, mười ngón giao nhau để giữa ngực và đứng cúi đầu chào, miệng nói Mô Phật hay A Di Đà Phật . Trong lễ nghi Trung Hoa, nếu một tay bận cầm vật gì thì chỉ cần để đứng bàn tay kia trước ngực và cúi đầu chào. Trang trọng hơn là quỳ hai gối chắp hai bàn tay ngang trán cúi mọp xuống mà lạy gọi là quỵ bái hay lễ bái. Nếu quỳ dài rướn thân người xuống đất như lối quỳ lạy của người Hồi giáo thì gọi là Hồ quỵ. Trang trọng hơn cả như cách lạy chân Phật khi Thế Tôn còn tại thế gọi là Đầu diện tiếp túc quy mạng tức là quỳ lạy trán mình đụng bàn chân Phật xin quy mạng.

Giờ xin nói chi tiết hơn về lễ bái trong Phật giáo.

Đối với Phật giáo, tứ lễ bái chỉ hành vi biểu thị kính ý đối với chư Phật, Bồ tát, hoặc các bậc tôn túc, hay tháp Phật, tháp Tổ v.v...

Nguyên khi xưa bên Ấn Độ có chín phép vái lạy, đó là: 1. Phát ngôn ủy vấn (mở lời chào); 2. Phủ thủ (cúi đầu); 3. Cử thủ cao ấp (cất đầu chào); 4. Hiệp chưởng bình cung (chắp tay đứng chào); 5. Khuất tất (quỳ gối xuống); 6. Trường quỵ (quỳ dài); 7. Thủ tất cứ địa (quỳ hai gối và hai bàn tay chạm đất); 8. Ngũ luân câu khuất (năm phần thân thể đều cúi); 9. Ngũ thể đầu địa (hai gối, hai tay và đầu chạm đất). Đây là chín phép từ đơn giản tới trang trọng.

Về quỳ cũng có nhiều cách nhưng đại khái có mấy kiểu phổ biến sau đây:

a) Hổ quỵlà đặt gối phải chạm đất chống gối trái lên. Đây là lối quỳ chủ yếu dành cho Tỳ kheo.

b) Trường quỵlà quỳ hai gối chấm đất, đầu các ngón chân cũng chấm đất, chủ yếu dành cho Tỳ kheo ni.

c) Hồ quỳcó nghĩa quỳ theo cách của người Hồ (nói chung chỉ người Ấn Độ và các người vùng Tây Vực). Cách này khác Ngũ thể đầu địa ở chỗ chân phải trải dài, đầu và hai tay chấm đất cách xa hai gối. Ngũ thể đầu địa là cách lễ bái biểu đạt kính ý cao nhất. Theo cách này, trước tiên khép chặt hai chân đứng thẳng người, chắp hai bàn tay lại trước ngực, đầu cúi xuống, sau đó quỳ gối phải rồi kế gối trái, tiếp đó đặt hai khuỷu tay chạm đất, hai bàn tay mở ra, lòng bàn tay hướng lên trên, tâm quán tưởng như xúc thọ chân của đối tượng mà mình lễ bái, do đó mới gọi là ngũ thể đầu địa, ngũ luân đầu địa haycử thân đầu địa. Lại nhân cách lạy này dùng phần tối thượng của thân mình là đầu trán tiếp xúc với phần tối hạ của đối tượng mình lạy là bàn chân nên còn gọi làtiếp túc tác lễ, đầu diện lễ túc, đảnh lễ song túc, tiếp túc quy mạng đảnh lễ, khể thủ lễ túc, hoặc gọi gọn làđảnh lễ, lễ túc...

Nhân đây cũng xin nói rõ thêm một vài thuật ngữ liên quan đến lễ bái

Phàm phu triển tọa cụ ra mà lễ bái gọi làtriển bái. Nếu trải hoàn toàn tọa cụ ra mà lạy ba lạy gọi là đại triển tam bái. Nếu lạy chín lạy thì gọi làđại triển cửu bái. Nếu không trải tọa cụ ra mà xếp gấp lại rồi đặt trán lên đó mà lạy gọi làxúc lễ.Về số lần lạy thì ở Ấn Độ chỉ cần lạy một lần nhưng ở ta và Trung Quốc thì lạy ba lạy, chín lạy, mười tám lạy, thậm chí tới trăm lạy.

Ngoài ra còn có từhòa namdịch âm từ Sanskrit Vandana, tức lễ pháp chỉ đối với bậc tôn túc mình thăm hỏi để biểu đạt kính ý, cũng còn gọi làbà nam, bàn ra sàng,dịch theo ý là lễ, quy lễ.

Cuối cùng là vì vấn đề nào đó mình không tự đích thân đến lễ bái bậc tôn túc được mà phải nhờ người khác lễ thay, thì trước hết phải vọng không mà lễ bái, tứctruyền bái. Cách lạy này gọi là đại lễ(lạy thay).

--- o0o ---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2016(Xem: 5795)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ Khai Chung Bảng tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 www.quangduc.com
19/03/2016(Xem: 5540)
Nghi thức này gồm có 3 phần. Phần một là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát và chư thiên về chứng minh gia hộ, có mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để chúng ta tán thán và noi gương; phần hai là mời các oan gia về dự lễ giải oan, thưa chuyện và xin lỗi; phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra, phần một cung thỉnh chư Phật, và phần ba các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong các nghi lễ cầu an, cầu siêu, kị giỗ… đều thông dụng.
12/03/2016(Xem: 4995)
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: “Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác.” Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như: “Lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn…” Những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
07/03/2016(Xem: 6948)
Vào lúc 8g30 ngày thứ bảy 05 tháng 3 năm 2016, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Bính Thân, tại hội trường Trường trung học Yerba Buena thành phố San Jose, tiểu bang California, gia đình Phật tử An Nguyệt đã tổ chức Pháp hội Dược Sư, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Nhật Thiện, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không ở thành phố San Jose. Nội dung chương trình như sau: - Ban tổ chức tác bạch thỉnh Sư - Lễ thượng phan - Khai kinh, trì tụng và lạy danh hiệu đức Phật Dược Sư - Trì chú Dược Sư 49 biến - Khất thực - Cúng dường Trai Tăng và Phạn thực kinh hành - Lễ hoa đăng - Pháp thoại: Pháp tu Dược Sư (Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện) - Tuyên sớ cầu an và cầu siêu (khoảng 280 gia đình) - Cúng thí thực cô hồn - Pháp đàm - Lời cảm tạ của Ban tổ chức - Chụp ảnh tập thể và tặng quà lưu niệm
26/01/2016(Xem: 6516)
LỄ TỐNG CHUNG SIÊU ĐỘ VONG LINH (Nghi thúc nầy tuỳ theo thời gian ít hay nhiều mà thay dổi Tại nhà quàn trước khi di quan hoặc đọc tại nghĩa trang)
13/11/2015(Xem: 5480)
Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch. Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?
19/08/2015(Xem: 6774)
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”.
14/07/2015(Xem: 16559)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
06/06/2015(Xem: 11246)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
31/03/2015(Xem: 23785)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567