Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hướng dẫn cách chiêm bái xá lợi.

05/04/201319:31(Xem: 7782)
Hướng dẫn cách chiêm bái xá lợi.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHIÊM BÁI XÁ LỢI

GESHE KONCHOK TSERING

Vì sao Xá lợi được tôn kính

Cúng dường Phật hay cúng dường Xá lợi Phật, công đức tạo được ngang bằng như nhau. Vì vậy khi đảnh lễ cúng dường Xá lợi, chúng ta nên thấy rằng mình đang trực tiếp đảnh lễ cúng dường đức Phật và chư thánh giả. Trong Kinh Sư Tử Hống, đức Phật dạy: “Dù là bây giờ / cúng dường Như Lai, / hay là mai sau / cúng dường Xá lợi, / công đức tích tụ / ngang bằng như nhau, / và quả gặt hái / ngang bằng như nhau.”

Dù trong hiện tại chúng ta không đủ phước duyên để diện kiến đức Phật, nhưng cũng vẫn có đầy đủ thiện duyên để gặp được Xá lợi Phật cùng Phật Pháp. Vậymặc dù đức Phật không thị hiện ngay trước mặt chúng ta với sắc tướng quen thuộc của ngài, chúng ta có thể thấy được Xá lợi Phật và vẫn còn có thể đạt giác ngộ.

Nên cúng dường Xá lợi như thế nào?

Cúng dường Xá lợi có ba cách:

1 Cúng dường tài vật, như tịnh tài, hoa, đèn, thực phẩm và thức uống.

2 Cúng dường tấm lòng kính ngưỡng tôn kính chư Phật bằng cách quét dọn nơi có Xá lợi, đảnh lễ cúng dường mạn đà la, xây tượng Phật và bảo tháp.

3 Cúng dường công phu hành trì: sống thuận theo chánh pháp, mở tấm lòng vị tha biết quan tâm cho người khác hơn bản thân, hay ít ra cũng khát khao cố gắng để được như vậy.



Nên nghĩ gì khi đến chiêm bái Xá lợi

Khi đến một nơi có Xá lợi [...], quan trọng nhất là đừng xem đây chỉ như một viện bảo tàng. Phải thấy Xá lợi chính là hiện thân của Phật và cũng là hiện thân của tất cả mọi tánh đức cao quí của đấng giác ngộ.

Khi bịnh nên chiêm bái Xá lợi như thế nào

Khi gặp bịnh khổ, chúng ta nên đến trước Xá lợi, quán tưởng quanh mình là chúng sinh, nhất là chúng sinh đang mang cùng chứng bịnh khổ như mình. Tiếp theo, quán tưởng có luồng ánh sáng rót xuống đỉnh đầu của mình và chúng sinh, thấy tật bịnh cùng tất cả những gì làm giảm hại sức khỏe kết lại thành mũ máu và bị tống ra khỏi thân thể từ hai gót chân.

Để thanh tịnh nghiệp chướng, nên chiêm bái Xá lợi như thế nào

Tương tự như trên, chúng ta có thể chiêm bái Xá lợi để thanh tịnh nghiệp chướng của bản thân và của toàn thể chúng sinh bằng cách quán tưởng dòng ánh sáng trắng rót xuống đỉnh đầu, tất cả ác nghiệp thân miệng ý kết thành khói đen, hay thành nước than bẩn, và bị tống ra khỏi thân thể qua các lỗ chân lông.

Khi gặp phiền não, nên chiêm bái Xá lợi như thế nào

Gặp việc phiền não, như khi gia đình chào xáo, bạn bè gây gỗ, chúng ta có thể đến [...] chiêm bái Xá lợi, đi nhiễu quanh Xá lợi [đi quanh theo chiều kim đồng hồ]. Trong khi đi nhiễu, quán tưởng tất cả phiền não kết lại thành nhện, bò cạp, cóc hay rắn, đều bị tống ra hỏi thân thể. Đồng thời cầu nguyện cho chúng sinh đang bị phiền não tác hại cũng nương theo đó mà được thanh tịnh. Thay vì than thân trách phận, tìm quên ở rượu chè nghiện ngập, phương pháp quán tưởng này sẽ giúp chúng ta đừng quá chú trọng đến bản thân, dùng khổ đau của chính mình làm động cơ thúc đẩy việc tu hành.

Khi bị chứng nghiện ngập, nên chiêm bái Xá lợi như thế nào

Khi cảm thấy thèm rượu hay thuốc phiện, thay vì tìm cách thỏa mãn cơn nghiện, chúng ta nên đến chiêm bái Xá lợi. Hãy nhìn nhận là mình đang có vấn đề, nhớ lại tánh đức của Phật để phát tâm qui y, mong mình có được mọi tánh đức của Phật. Trong khi đi nhiễu quanh Xá lợi, quán tưởng dòng ánh sáng cam lồ trắng từ Xá lợi rót vào đỉnh đầu mình, thấy các loài rắn rết nhện sên (biểu hiện sự nghiện ngập) được tống ra khỏi thân thể, của mình và của chúng sinh. Rồi thấy mình đã thật sự được thanh tịnh hóa. Luyện tâm như vậy cho thật thuần thục để thắng cơn nghiện, rồi sẽ có lúc mùi rượu sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Vì sao phải đảnh lễ và đi nhiễu quanh Xá lợi

Tôi khẩn thiết khuyên quí vị nên đi nhiễu, đảnh lễ Xá lợi Phật. Làm như vậy để nhận lực gia trì của chư Phật, điều này thật quan trọng. Vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật phát tâm bồ đề; vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật bước trên con đường tu; và cũng vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật thị hiện giác ngộ viên mãn. Vì lý do này, chư Phật và Xá lợi Phật vô cùng linh thiêng, sung mãn năng lực gia trì. Hiểu như vậy thì sẽ nhận được lực gia trì rất mãnh liệt. Cho dù tâm không định cũng vẫn có thể nhờ Xá lợi mà nhận được lực gia trì. Nhờ hiểu lý lẽ này, chúng ta có thể mau chóng giác ngộ. Cho dù không hiểu nhiều, chiêm bái Xá lợi cũng sẽ là nhân tố thành tựu đại giác ngộ. Ngoài ra đảnh lễ đi nhiễu như vậy cũng là một cách vận động thân thể rất tốt !

Tóm lược bài giảng về Xá lợi của Geshe Konchok Tsering

tại Trung Tâm Triển Lãm Đại Tháp Từ Bi ngày 11 tháng 9 năm 2005

HOW TO MAKE THE MOST OF

YOUR VISIT TO THE HOLY RELICS

GESHE KONCHOK TSERING

Why relics are revered

It is said that the merits are the same whether you directly made an offering to the Buddha or to the relics of the Buddha. So when you are prostrating or making offerings to the relics see them as the same as the holy beings. In the Lion’s Roar of Maitreya Sutra the Buddha says

“Whether you make offerings to me now

or in the future you make offerings to my relics

the merit will be the same

the ripened result will be the same.”

Even though we have not had the merit of meeting the Buddha we are extremely fortunate to have met the relics and the teachings of the Buddha. So even though the Buddha does not manifest to us now in his common appearance, we still have his relics and we can still attain enlightenment.

How to make offerings to the relics

We can make offerings to and pay respect to the relics in three main ways:

1 Offering of goods such as money, flowers, lamps, food and drink.

2 Offering of respect and appreciation for the Buddhas through such things as cleaning the relic area, prostrating and making mandala offerings. This also includes the erection of statues and stupas.

3 Offering of our practice. This is anything we do that helps bring the teachings into our life such as considering others to be more important than ourself or at least praying that we can do this.

How to view the relics

When we come to a place like the Great Stupa Exhibition Centre, it is important to not just see it as a museum. We need to see these relics as the actual representation of the Buddha. They represent the great qualities of holy beings. We can pray “For the sake of all sentient beings, may I also attain the state of Buddhahood” and visualise the nectar light emanating from the Buddha relic entering into you and into all sentient beings.

How to view the relics if you are sick

It is very useful for someone who is suffering sickness or illness to stand in front of the relics. Visualise that surrounding you are all sentient beings especially those suffering sickness like yourself. Then see white light coming to the crown of your head (and all other beings) and see the illness or whatever it is that makes you unhealthy leave your body in the form of pus and blood from the soles of your feet.

How to view the relics to purify negativities

In the same way we can purify our negativities and those of all sentient beings by visualising white light entering our crowns. See any obscurations and negative actions of body, speech and mind leaving through the pores of our body in the form of dark smoke or water that has been polluted by coal.

How to view the relics when you are unhappy

At times when we are unhappy, for example when we are in conflict with family and friends, it is very good to come to the Great Stupa Exhibition Centre and circumambulate the relics. While you circumambulate you need to visualise your unhappiness in the form of things like spiders, scorpions, frogs and snakes being expelled from your body. Also pray that all sentient beings who are unhappy are blessed and purified by your actions. Rather than leaning on alcohol and drugs and saying “poor me”, this meditation takes the focus off you and your problems and allows you to see your suffering as a spur to spiritual practice.

How to view the relics if you have an addiction

At times when you feel you really need alcohol or drugs of addiction, instead of going to the pub we should go to the relics. Admit you have a problem and rely on the Buddha by remembering his qualities and aspiring to generate his qualities. As you circumambulate the relics visualise receiving the white nectar light emanating from the relics and see snakes, scorpions, slugs, spiders (as the symbols of addiction) being eliminated from your body and the bodies of all sentient beings. Then really feel convinced that you have purified yourself. Train the mind to develop a strong habit to overcome addiction so that eventually even the smell of alcohol will be repulsive to you.

Why prostrate and circumambulate the relics

I urge you to circumambulate and prostrate to the relics. It is very important to avail yourself of the blessings of the Buddhas. For the benefit of sentient beings the Buddhas have generated Bodhicitta; for the benefit of sentient beings the Buddhas have trained in the path; for the benefit of sentient beings the Buddhas have manifested complete enlightenment. For these reasons the Buddhas and their relics are very sacred. They are endowed with the power of the object. With this in mind we will gain a very powerful blessing. Even when we are not mindful of the blessings of the Buddhas we will still benefit through the power of the object. By understanding this reasoning we can quickly attain the state of enlightenment. And even if our understanding is little, our visit to the Relics will become a cause for enlightenment. And it’s good exercise too!

Summary of a talk on relics by Geshe Konchok Tsering

delivered at the Great Stupa Exhibition Centre September 11, 2005

---o0o---

Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2015(Xem: 24776)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
17/11/2014(Xem: 35698)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 6526)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 29076)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 10196)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9824)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 9696)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5977)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 34788)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6935)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]