Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Nghi thức Vu Lan

05/04/201314:07(Xem: 7034)
6. Nghi thức Vu Lan

KINH NHẬT TỤNG
Nghi Thức Phổ Thông

--- o0o ---

NGHI THỨCLỄ VU-LAN BỒN

__________

NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI

(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)

TỊNH PHÁP-GIỚI CHƠN-NGÔN:

Án lam xóa ha. (3 lần)

TỊNH TAM-NGHIỆP CHƠN-NGÔN:

Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)

(Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng cầm hương ngang trán niệm bài cúng hương)

CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT

Nguyện thử diệu hương vân,

Biến mãn thập phương giới,

Cúng-dường nhứt-thế Phật,

Tôn pháp chư Bồ tát,

Vô biên Thanh văn chúng,

Cập nhứt thế Thánh-Hiền,

Duyên khởi quang minh đài,

Xứng tánh tác Phật-sự,

Phổ huân chư chúng-sanh,

Giai phát Bồ-Ðề tâm,

Viễn-ly chư vọng-nghiệp,

Viên-thành vô-thượng đạo.

KỆ TÁN-DƯƠNG PHẬT-BẢO

Pháp vương vô-thượng tôn

Tam-giới vô luân thất

Thiên nhơn chi Ðạo-sư

Tứ-sanh chi từ-phụ

Ư nhứt niệm quy-y

Năng diệt tam-kỳ nghiệp

Xưng dương nhược tán-thán

Ức kiếp mạc năng tận.

__________

KỲ NGUYỆN

Nay chính vào mùa Vu Lan Báo Hiếu cứu độ sanh linh, chúng con một dạ chí thành cúng dường trì tụng kinh Vu Lan Bồn. Nguyện đem công đức này hướng về mười phương ba ngôi Tam Bảo, đức Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật, cùng các vị Bồ Tát, tịnh đức chúng Tăng, từ bi gia hộ cho cửu huyền thất tổ cha mẹ nhiều đời của đệ tử chúng con cùng tất cả chúng sanh sớm rõ đường lành thoát vòng mê muội ra khỏi u đồ siêu sanh Lạc quốc. Ngưỡng mong oai đức vô cùng xót thương tiếp độ.

Nam-mô Thập phương thường trú Tam Bảo.

__________


QUÁN TƯỞNG

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,

Ngã thử đạo tràng như Ðế-châu,

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,

Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ. (1 xá)

- Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)

- Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-Pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)

- Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di-Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-AÂm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-nguyện Ðịa-Tạng-Vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)

(Ðứng ngay, vô chuông mõ và đồng tụng)

TÁN LƯ-HƯƠNG

Lư hương sạ nhiệt,

Pháp giới mông huân,

Chư Phật hải hội tất diêu văn,

Tùy xứ kiết tường vân,

Thành ý phương ân,

Chư Phật hiện toàn thân.

Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-tát ma-ha-tát. (3 lần)

CHÚ ÐẠI-BI

Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.

Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.

Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.(3 lần)

Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (3 lần)

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,

Nguyện giải Như-Lai chơn thiệt nghĩa.


PHẬT NÓI

KINH VU-LAN BỒN

__________

TA TỪNG NGHE LỜI TẠC NHƯ VẦY:

Một thuở nọ Thế-Tôn an-trụ,

Xá-Vệ thành Kỳ-Thụ viên trung,

Mục-Liên mới đặng lục-thông,

Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.

Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả,

Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,

Làm con hiếu-hạnh vi tiên,

Bèn dùng huệ-nhãn dưới trên kiếm tầm.

Thấy vong-mẫu sanh làm ngạ-quỉ,

Không uống ăn tiều-tụy hình-hài.

Mục-Liên thấy vậy bi-ai,

Biết mẹ đói khát ai-hoài tình thâm.

Lo phẩm-vậy đem dâng từ-mẫu,

Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu.

Thấy cơm, mẹ rất lo âu,

Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.

Lòng bỏn xẻn tiền-căn chưa dứt,

Sợ chúng ma cướp giựt của bà.

Cơm đưa chưa tới miệng đà,

Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu,

Thấy như vậy âu-sầu thê-thảm,

Mục-Kiền-Liên bi cảm xót thương,

Mau mau về đến giảng-đường,

Bạch cùng Sư-phụ tìm phương giải-nàn.

Phật mới bảo rõ-ràng căn-cội,

Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu.

Dầu ông thần lực nhiệm-mầu,

Một mình không thể ai cầu được đâu.

Lòng hiếu thảo của ông dầu lớn,

Tiếng vang đồn thấu đến Cửu Thiên.

Cùng là các bực Thần-kỳ,

Tà, ma ngoại-đạo, bốn vì Thiên-Vương,

Cộng ba cõi sáu phương tu-tập,

Cũng không phương cứu-tế mẹ ngươi.

Muốn cho cứu đặng mạng người.

Phải nhờ thần-lực của mười phương Tăng.

Pháp cứu-tế Ta toan giải nói,

Cho mọi người thoát khỏi ách-nàn,

Bèn kêu Mục-thị đến gần,

Truyền cho diệu-pháp ân cần thiết thi,

Rằm tháng bảy là ngày Tự-tứ,

Mười phương Tăng đều dự lễ này,

Phải toan sắm-sửa chớ chầy,

Ðồ ăn trăm món trái cây năm màu.

Lại phải sắm giường nằm nệm lót,

Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang dầu,

Món ăn tinh-sạch báu mầu,

Ðựng trong bình-bát vọng-cầu kính dâng,

Chư Ðại-đức mười phương thọ-thực,

Trong bảy đời sẽ đặng siêu thăng.

Lại thêm cha mẹ hiện-tiền,

Ðặng nhờ phước lực tiêu-khiên ách-nàn.

Vì ngày ấy Thánh-tăng đều đủ,

Dầu ở đâu cũng tụ hội về.

Như người Thiền định Sơn-khê,

Tránh điều phiền-não chăm về thiền-na,

Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả,

Công tu hành-nguyện thỏa vô-Sanh,

Hoặc người thọ hạ kinh-hành,

Chẳng ham quyền-quí ẩn danh lâm-tòng,

Hoặc người đặng lục-thông tấn-phát,

Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn,

Hoặc chư Bồ-tát mười phương,

Hiện hình làm sãi ở gần chúng-sanh,

Ðều trì giới rất thanh, rất tịnh,

Ðạo-đức dày chánh-định chơn-tâm,

Tất cả các bực Thánh, Phàm,

Ðồng lòng thọ lãnh bát-cơm lục-hòa,

Người nào có sắm ra vật thực,

Ðặng cúng-dường Tự-tứ Tăng thời,

Hiện-tiền phụ mẫu của người,

Bà con quyến-thuộc thảy đều nhờ ơn,

Tam-đồ khổ chắc rằng ra khỏi,

Cảnh thanh nhàn hưởng-thọ tự-nhiên.

Như còn cha mẹ hiện-tiền.

Nhờ đó cũng đặng bá niên thọ-trường,

Như cha me bảy đời quá-vãng,

Sẽ hóa sanh về cõi thiên cung,

Người thời tuấn-tú hình-dung,

Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân,

Phật dạy bảo mười phương Tăng-chúng,

Phải tuân theo thể-thức sau nầy:

Trước khi thọ thực đàn chay,

Phải cầu chú nguyện cho người tín-gia.

Cầu thất-thế mẹ cha thí-chủ,

Ðịnh tâm-thần quán đủ đừng quên,

Cho xong định ý hành-thiền,

Mới dùng phẩm-vật đàn tiền hiến dưng.

Khi thọ-dụng, nên an vật-thực,

Trước Phật-đài hoặc tự tháp trung:

Chư Tăng chú nguyện viên dung,

Sau rồi tự tiện thọ dùng bữa trưa,

Pháp cứu tế Phật vừa nói dứt,

Mục-Liên cùng Bồ-tát chư Tăng,

Ðồng nhau tỏ dạ vui mừng,

Mục-Liên cũng hết khóc thương rầu buồn,

Mục-Liên Mẫu cũng trong ngày ấy,

Kiếp khổ về ngạ-quỉ được tan,

Mục-Liên bạch với Phật rằng:

Mẹ con nhờ sức Thánh-Tăng khỏi nàn,

Lại cũng nhờ oai thần Tam-Bảo,

Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra

Như sau đệ-tử xuất-gia,

Vu-Lan-Bồn pháp dùng mà độ sanh.

Ðộ cha mẹ còn đương tại thế,

Hoặc bảy đời có thể đặng không?

Phật rằng: lời hỏi rất thông,

Ta vừa muốn nói con vùng hỏi theo,

Thiện-nam tử, tỳ-kheo nam-nữ,

Cùng Quốc-vương, Thái-tử, Ðại-thần,

Tam-công, tể-tướng, bá-quan,

Cùng hàng lê-thứ vạn dân cõi trần,

Như chí muốn đền ơn cha mẹ,

Hiện-tại cùng thất-thế tình thâm,

Ðến rằm tháng bảy mỗi năm,

Sau khi kiết-hạ chư Tăng tựu về,

Chính ngày ấy Phật, đã hoan-hỷ,

Phải sắm sanh bá vị cơm canh,

Ðựng trong bình-bát tinh anh,

Chờ giờ Tự-tứ chúng Tăng cúng-dường,

Ðặng cầu-nguyện song-đường trường-thọ,

Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi,

Cùng cầu thất-thế đồng thì,

Lìa nơi ngạ-quỉ sanh về nhơn, thiên,

Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp.

Lại xa lìa nạn khổ cực thân,

Môn-sanh Phật-tử ân cần,

Hạnh tu hiếu-thuận phải cần phải chuyên.

Thường cầu nguyện thung-huyên an-hảo,

Cùng bảy đời phụ-mẫu siêu-sanh

Ngày rằm tháng bảy mỗi năm,

Vì lòng hiếu-thảo ơn-thâm phải đền.

Lễ cứu-tế chí-thành sắp đặt,

Ngõ cúng-dường chư Phật chư Tăng.

Ấy là báo đáp, thù ân,

Sanh-thành dưỡng-dục song-thân buổi đầu,

Ðệ-tử Phật, lo âu gìn-giữ,

Mới phải là Thích-tử Thiền-môn,

Vừa nghe dứt pháp Lan-Bồn,

Môn sanh tứ-chúng thảy đồng hỷ-hoan,

Mục-Liên với bốn ban Phật-tử,

Nguyện một lòng tín-sự phụng-hành,

Nam-mô Ðại hiếu Mục Kiền Liên Bồ-tát. (3 lần)

PHẬT NÓI KINH

ÐẠI BÁO PHỤ MẪU TRỌNG ÂN

__________

Một thuở nọ Thế-Tôn an-trụ

Xá-vệ thành kỳ-thụ Viên-trung

Chư Tăng câu hội rất đông

Tính ra Tới số hai muôn tám ngàn

Lại cũng có các hàng Bồ-tát

Hội tại đây đủ mặt thường thường

Bây giờ Phật lại lên đường

Cùng hàng đại chúng Nam phương tiến hành

Ðáo bán lộ rành rành mắt thấy

Núi xương khô bỏ đấy lâu đời

Thế-Tôn bèn vội đến nơi

Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng

Ðức A-Nan tủi lòng ái-ngại

Chẳng hiểu sao Phật lạy đống xương?

Vội-vàng xin Phật dạy tường

Thầy là Từ-phụ ba phương bốn loài

Ai ai cũng kính thầy dường ấy

Cớ sao thầy lại lạy xương khô?

Phật rằng: trong các môn đồ

Ngươi là đệ tử đứng đầu dày công

Bởi chưa rõ đục trong cho rõ

Nên vì ngươi ta tỏ đuôi đầu:

Ðống xương dồn-dập bấy lâu

Cho nên trong đó biết bao cốt hài

Chắc cũng có ông bà cha mẹ

Hoặc thân ta hoặc kẻ ta sanh

Luân-hồi sanh-tử, tử-sanh

Lục thân đời trước thi hài còn đây

Ta lễ bái kính người tiền bối

Và ngậm-ngùi vì nhớ kiếp xưa

Ðống xương hỗn tạp chẳng vừa

Không phân trai gái bỏ bừa khó coi

Ngươi chịu khó xét soi cho kỹ

Phân làm hai bên nữ bên nam

Ðể cho phân biệt cốt phàm

Không còn lộn lạo nữ nam chất chồng

Ðức A-Nan trong lòng tha thiết

Biết làm sao phân biệt khỏi sai

Ngài bèn xin Phật chỉ bày

Vì khó chọn lựa gái trai lúc này

Còn sanh tiền dễ bề sắp đặt

Cách đứng đi ăn mặc phân minh

Chớ khi rã xác tiêu hình

Xương ai như nấy khó nhìn khó phân

Phật mới bảo A-Nan nên biết

Xương nữ nam phân biệt rõ ràng

Ðàn ông xương trắng nặng hoằng

Ðàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn

Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ?

Bởi đàn bà sanh đẻ mà ra

Sanh con ba đấu huyết ra

Tám hộc bốn đấu sữa hòa nuôi con

Vì cớ ấy hao mòn thân-thể

Xương đàn bà đen nhẹ hơn trai

A-Nan nghe vậy bi ai

Xót thương cha mẹ công dày dưỡng-sanh

Bèn cầu Phật thi ân dạy bảo

Phương pháp nào báo hiếu song thân?

Thế-Tôn mới bảo lời rằng:

Vì người ta sẽ phân trần khá nghe

Thân đàn bà nhiều bề cực-nhọc

Sanh đặng con thập ngoạt cưu mang

Tháng đầu thai đậu tợ sương

Mai chiều gìn giữ sợ tan bất thường

Tháng thứ nhì dường như sữa đặc

Tháng thứ ba như cục huyết ngưng

Bốn tháng đã tượng ra hình

Năm tháng ngũ thể hiện sinh rõ-ràng

Tháng thứ sáu lục căn đều đủ

Bảy tháng thì đủ bộ cốt xương

Lại thêm đủ lỗ chân lông

Cộng chung đến số tám muôn bốn ngàn

Tháng thứ tám hoàn-toàn tạng phủ

Chín tháng thì đầy đủ vóc hình

Mười tháng thì đến kỳ sinh

Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn

Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu

Nó vẫy-vùng đạp quấu lung tung

Làm cho cha mẹ hãi-hùng

Sự đau sự khổ không cùng tỏ phân

Khi sản xuất muôn phần an lạc

Cũng ví như được bạc được vàng

Thế-Tôn lại bảo A-Nan:

Ơn cha nghĩa mẹ mười Phần phải tin

Ðiều thứ nhứt giữ-gìn thai giáo

Mười tháng trường châu đáo mọi bề

Thứ hai sanh đẻ gớm-ghê

Chịu đau chịu khổ mỏi-mê trăm phần

Ðiều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng

Cực đến đâu bền vững chẳng lay

Thứ tư ăn đắng uống cay

Ðể dành bùi ngọt đủ đầy cho con

Ðiều thứ năm lại còn khi ngủ

Ướt mẹ nằm khô ráo phần con

Thứ sáu sú nước nhai cơm

Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê

Ðiều thứ bảy không chê ô-uế

Giặt đồ dơ của trẻ không phiền

Thứ tám chẳng nỡ chia riêng

Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo

Ðiều thứ chín miễn con sung-sướng

Dầu phải mang nghiệp chướng cũng-cam

Tính sao có lợi thì làm

Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm

Ðiều thứ mười chẳng ham trau chuốt

Dành cho con các cuộc thanh nhàn

Thương con như ngọc như vàng

Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng thái-sơn

Phật lại bảo A-Nan nên biết:

Trong chúng-sanh tuy thiệt phẩm người

Mười phần mê muội cả mười

Không tường ơn trọng đức dày song thân

Chẳng kính mến quên ơn trái đức

Không xót thương dưỡng dục cù-lao

Ấy là báo hiếu mặc giao

Ví những người ấy đời nào nên thân

Mẹ sanh con cưu mang mười tháng

Cực khổ dường gánh nặng trên vai

Uống ăn chẳng đặng vì thai

Cho nên thân-thể hình-hài kém suy

Khi sanh-sản hiểm nguy chi xiết

Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề

Ví như thọc huyết trâu dê

Nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan

Con còn nhỏ phải lo săn-sóc

Ăn đắng cay bùi ngọt phần con

Phải tắm phải giặt rửa trôn

Biết rằng dơ-dáy mẹ không ngại gì

Nằm phía ướt con nằm phía ráo

Sợ cho con ướt áo ướt chăn

Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân

Aét con phải chịu trăm phần thảm-thương

Trọn ba năm bú nương sữa mẹ

Thân gầy mòn nào nệ với con

Khi con vừa được lớn khôn

Cha mẹ dạy bảo cho con vỡ lòng

Cho đi học mở thông trí-tuệ

Dựng vợ chồng có thể làm ăn

Ước mong con được nên thân

Dầu cho cha mẹ cơ bần quản chi

Con đau ốm tức thì lo chạy

Dầu tốn hao đến mấy cũng đành

Khi con căn bệnh đặng lành

Thì cha mẹ mới an thần định tâm

Công dưỡng-dục sánh bằng non biển

Cớ sao con chẳng biết ơn nầy

Hoặc khi lầm-lỗi bị rầy

Chẳng tuân thì chớ lại bày ngỗ ngang

Hỗn cha mẹ phùng mang trợn mắt

Khinh trưởng huynh nộ-nạt thê nhi

Bà con chẳng kể ra chi

Không tuân sư phụ lễ nghi chăng tường

Lời dạy bảo song đường không kể

Tiếng khuyên răn anh chị chẳng màng

Trái ngang chống báng mọi đàng

Ra vào lui tới mắng càn người trên

Vì lỗ-mãng tánh quen làm bướng

Chẳng kể lời trưởng thượng dạy răn

Lớn lên theo thói hung-hăng

Ðã không nhẫn nhịn lại càng hành-hung

Bỏ bạn lành theo cùng chúng dữ

Nết tập quen làm sự trái ngang

Nghe lời dụ-dỗ quân hoang

Bỏ cha bỏ mẹ trốn sang quê người

Trước còn tập theo thời theo thế

Thân lập thân tìm kế sanh nhai

Hoặc đi buôn bán kiếm lời

Hoặc vào quân lính với đời lập công

Vì ràng buộc đồn công mối nợ

Hoặc trở ngăn vì nợ vì con

Quên cha quên mẹ tình-thâm

Quên xứ quên sở lâu năm không về

Ấy là nói những người có chí

Chớ phần nhiều du hí mà thôi

Sau khi phá hết của rồi

Phải tìm phương kế kiếm đôi đồng xài

Theo trộm cướp hoặc là bài bạc

Phạm tội hình tù rạc phải vương

Hoặc khi mang bịnh giữa đường

Không!người nuôi dưỡng bỏ thân ngoài đồng

Hay tin dữ bà con cô bác

Cùng mẹ cha xao-xác buồn rầu

Thương con than khóc âu sầu

Có khi mang bịnh đui mù vấn-vương

Hoặc bịnh nặng vì thương quá lẽ

Phải bỏ mình làm quỉ giữ hồn

Hoặc nghe con chẳng lo lường

Trà đình tửu điếm phố phường ngao du

Cứ mải miết với đồng bất chính

Chẳng mấy khi thần tỉnh mộ khan

Làm cho cha mẹ than van

Sanh con bất hiếu phải mang tiếng đời

Hoặc cha mẹ đến hồi già yếu

Không ai nuôi thiếu thốn mọi điều

Ốm đau đói rách kêu rêu

Con không cấp dưỡng bỏ liều chẳng thương

Phận con gái còn nương cha mẹ

Thì có lòng hiếu đễ thuận hòa

Cần lao phục dịch trong nhà

Dễ sai dễ khiến hơn là nam nhi

Song đến lúc tùng phu xuất giá

Lo bên chồng chẳng sá bên mình

Trước còn lai vãng đến thăm

Lần lần nguội lạnh biệt tăm biệt nhà

Quên dưỡng-dục song thân ân trọng

Không nhớ công mang nặng đẻ đau

Chẳng lo báo-bổ cù-lao

Làm cho cha mẹ buồn rầu thảm thay

Nếu cha mẹ la rầy quở mắng

Trở sanh lòng hờn giận chẳng kiên

Chớ chi chồng đánh liên miên

Thì cam lòng chịu chẳng phiền chẳng than

Tội bất hiếu lưỡng ban nam nữ

Nói không cùng nghiệp dữ phải mang

Nghe Phật chỉ rõ mọi đàng

Trong hàng Ðại-chúng lòng càng thảm thay

Gieo xuống đất lấy cây lấy củi

Ðập vào mình vào mũi vào hông

Làm cho các lỗ chân lông

Thảy đều rướm máu ướt đầm cả thân

Ðến hôn mê tâm thần bất định

Một giây lâu mới tỉnh than rằng

Bọn ta quả thật tội nhân

Xưa nay chẳng rõ không hơn người mù

Nay tỏ ngộ biết bao lầm lạc

Ruột gan dường như nát như tan

Tội tình khó nỗi than van

Làm sao trả đặng muôn ngàn ân sâu

Trước Phật tiền ai cầu trần tố

Xin Thế-Tôn mẫn cố bi ân

Làm sao báo đáp thù ân

Tỏ lòng hiếu thuận song thân của mình

Phật bèn dùng phạm thinh sáu món

Phân tỏ cùng Ðại-chúng lóng nghe

Ơn cha nghĩa mẹ nặng-nề

Không phương báo đáp cho vừa sức đâu

Ví có người ân sâu dốc trả

Cõng mẹ cha tất cả hai vai

Giáp vòng hòn núi Tu-di

Ðến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa

Ví có người gặp cơn đói rét

Nuôi song thân dâng hết thân nầy

Xương nghiền thịt nát phân thây

Trải trăm ngàn kiếp ân đây chưa đồng

Ví có người vì công sanh-dưỡng

Tự tay mình khoét thủng song ngươi

Chịu thân mù tối như vầy

Ðến trăm ngàn kiếp ơn này thấm đâu

Ví có người cầm dao thiệt bén

Mổ bụng ra rút hết tâm can

Huyết ra khắp đất chẳng than

Ðến trăm ngàn kiếp thâm ân đâu bằng

Ví có người dùng ngàn mũi nhọn

Ðâm vào mình bất luận chỗ nào

Tuy là sự khó biết bao

Trải trăm ngàn kiếp không sao đắp đền

Ví có người vì công dưỡng-dục

Tự treo mình cúng Phật thế đèn

Cứ treo như vậy trọn năm

Trải trăm ngàn kiếp ân thâm chưa đền

Ví có người xương nghiền ra mỡ

Hoặc dùng dao chặt bửa thân mình

Xương tan thịt nát chẳng phiền

Ðến trăm ngàn kiếp ơn trên chưa đồng

Ví có người vì công dưỡng-dục

Nuốt sắt nóng thấu ruột thấu gan

Làm cho thân-thể tiêu tan

Ðến trăm ngàn kiếp thâm ân chưa đền

Nghe Phật nói thảy đều kinh khủng

Giọt lệ tràng khó nổi cấm ngăn

Ðồng thanh bạch Phật lời rằng

Làm sao trả đặng ân thâm song đường

Phật mới bảo các hàng Phật-tử

Phải lóng nghe ta chỉ sau này

Chúng ngươi muốn đáp ân dày

Phải toan biên chép kinh đây lưu truyền

Vì cha mẹ trì chuyên phúng tụng

Cùng ăn năn những tội lỗi xưa

Cúng dường Tam-Bảo sớm trưa,

Cùng là tu phước, chẳng chừa món chi.

Rằm tháng bảy đến kỳ Tự-tứ,

Thập phương Tăng đều dự lễ này

Sắm sanh lễ vật đủ đầy

Chờ giờ cu hội đặt bày cúng dâng

Ðặng cầu nguyện song đường trường thọ,

Hoặc sanh về Tịnh-độ an nhàn

Ấy là báo đáp thù-ân

Sanh thành dưỡng-dục song thân của mình.

Mình còn phải cần chuyên trì giới,

Pháp Tam-qui ngũ giới giữ-gìn

Những lời ta dạy đinh ninh

Khá nên y thử phụng hành đừng sai

Ðược như vậy mới là khỏi tội

Bằng chẳng thì ngục tối phải sa

Trong năm đại tội kể ra

Bất hiếu thứ nhất thật là trọng thay

Sau khi chết bị đầy vào ngục

Ngũ Vô Gián cũng gọi A-tỳ

Ngục này trong núi Thiết-vi

Vách phên bằng sắt vây quanh bốn bề

Trong ngục này hàng ngày lửa cháy

Ðốt tội nhơn hết thảy thành than

Có lò nấu sắt cho tan

Rót vào trong miệng tội nhơn hành-hình

Một vá đủ cho người thọ khổ

Lột thịt ra đau thấu tâm can

Lại có chó sắt cắn gan

Phun ra khói lửa đốt đoàn tội nhơn

Ở trong ngục có giường bằng sắt

Bắt tội nhơn nắm khắp đó xong

Rồi cho một ngọn lửa hồng

Nướng quây chúng nó da phồng thịt thau

Móc bằng sắt thương đao gươm giáo

Trên không trung đổ tháo như mưa

Gặp ai chém nấy chẳng chừa

Làm cho thân thể nát nhừ như tương

Những hình phạt vô phương kể hết

Mỗi ngục đều có cách trị riêng

Như là xe sắt phân thây

Chim ưng mổ bụng trâu cầy lưỡi le

Chớ chi đặng chết liền rất đỡ

Vì nghiệp duyên không nỡ hành thân

Ngày đêm chết sống muôn lần

Ðến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây

Sự hành phạt tại A-tỳ ngục

Rất nặng-nề ngỗ nghịch song thân

Chúng người đều phải ân cần

Thừa hành các việc phân trần khoản trên

Nhất là phải kinh này in chép

Truyền bá ra cho khắp đông tây

Như ai chép một quyển này

Ví bằng đặng thấy một vì Thế-Tôn

Nếu in được ngàn muôn quyển ấy

Thì cũng bằng thấy Phật vạn thiên

Do theo nguyện lực tùy duyên

Chư Phật ủng hộ y như sở nguyền

Cha mẹ đặng xa miền khốc lãnh

Lại hóa sanh về cảnh thiên cung

Khi lời Phật giảng vừa xong

Khắp trong Tứ-chúng một lòng kính vâng

Lại phát nguyện thà thân này nát

Ra bụi tro muôn kiếp chẳng nài

Dầu cho kéo lưỡi trâu cầy

Ðến trăm ngàn kiếp lời thầy không quên

Ví như bị đá thiên đao kiếm

Khắp thân nầy đâm chém phân thây

Hoặc như lưới trói thân này

Trải trăm ngàn kiếp lời thầy chẳng sai

Dẫu thân này bị cưa bị chặt

Phân chia ra muôn đoạn rã rời

Ðến trăm ngàn kiếp như vầy

Chúng con cũng chẳng trái lời thầy khuyên

Ðức A-Nan kiền thiền đảnh lễ

Cầu Thế-Tôn đặt để hiệu kinh

Ngày sau truyền bá chúng sanh

Dễ bề phúng tụng trì chuyên tu hành

Phật mới bảo A-Nan nên biết

Quyển kinh này quả thiệt cao xa

Ðặt tên "BÁO HIẾU MẸ CHA"

Cùng là "AÂN TRỌNG" thật là chơn kinh

Các ngươi phải giữ gìn châu-đáo

Ðặng đời sau y giáo phụng hành

Sau khi Phật dạy rành rành

Bốn hàng Phật-tử rất mừng rất vui

Thảy một lòng vâng theo lời Phật

Và kính thành tin chắc vẹn truyền

Ðồng nhau trở lại Phật tiền

Nhất tâm đảnh lễ rồi liền lui ra.


SÁM VU-LAN

Ðệ-tử chúng con,

Vâng lời Phật dạy,

Ngày rằm tháng bảy,

Gặp Hội Vu-Lan,

Phạm Vũ huy-hoàng,

Ðốt hương đảnh lễ.

Mười phương Tam-thế,

Phật, Pháp, Thánh, Hiền,

Noi gương Ðức Mục-Kiền-Liên,

Nguyện làm con thảo,

Lòng càng áo-não,

Nhớ nghĩa thân sanh,

Con đến trưởng-thành,

Mẹ dày gian khổ,

Ba năm nhủ bộ,

Chín tháng cưu mang.

Không ngớt lo toan,

Quên ăn bỏ ngủ,

Ấm no đầy đủ,

Cậy có công cha,

Chẳng quản yếu già,

Sanh nhai lam lủ,

Quyết cùng hoàng-vũ,

Phấn đấu nuôi con,

Giáo dục vuông tròn,

Ðem đường học đạo,

Ðệ-tử ơn sâu chưa báo,

Hổ phận kém hèn,

Giờ này quỳ trước đài sen,

Chí thành cung kính,

Ðạo tràng thanh-tịnh,

Tăng-bảo trang-nghiêm.

Hoặc thừa tự-tứ.

Hoặc hiện tham-thiền,

Ðầy đủ thiện duyên,

Dủ lòng lân-mẫn,

Hộ-niệm cho:

Bảy kiếp cha mẹ chúng con,

Ðượm nhuần mưa Pháp,

Còn tại thế:

Thân tâm an ổn,

Phát nguyện tu trì,

Ðã qua đời:

Ác đạo xa lìa,

Chóng thành Phật-quả,

Ngữa trông các Ðức Như-Lai,

Khắp cõi hư không,

Từ bi gia hộ.



MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA TAÂM-KINH

Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi-Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão-tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha. (3lần)


VÃNG-SANH QUYẾT-ÐỊNH CHƠN-NGÔN:

Nam-mô a di đa bà dạ, Ða tha dà đa dạ, Ða địa dạ tha.

A di rị đô bà tỳ,

A di rị đa tất đam bà tỳ,

A di rị đa tì ca lan đế,

A di rị đa, tì ca lan đa,

Dà di nị dà dà na,

Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)

TÁN PHẬT

A-Di-Ðà Phật thân kim sắc,

Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân,

Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di,

Cám mục trừng thanh tứ đại hải.

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên,

Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh,

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Phật.

Nam-mô A-Di-Ðà Phật.(108 lần)

NIỆM TỨ THÁNH

Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-AÂm Bồ-tát. (10 lần)

Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. (10 lần)

Nam-mô Ðại-Tạng Vương Bồ-tát. (10 lần)

Nam-mô Thanh-tịnh Ðại-Hải chúng Bồ-tát. (10 lần)

HỒI HƯỚNG

Phúng kinh công-đức thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi-hướng,

Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh,

Tốc vãng vô-lượng-quang Phật sát.

Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não,

Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.

Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung,

Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công-đức,

Phổ cập ư nhứt thiết,

Ngã đẳng dữ chúng-sanh,

Giai cộng thành Phật-đạo.


TAM QUY-Y:

Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại-đạo, phát vô-thượng tâm. (1 lạy)

Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh-tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)

Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

--- o0o ---

Vi tính : Hải Hạnh Ngọc Dung
Trình bày :
Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 5944)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
06/10/2010(Xem: 17051)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
30/09/2010(Xem: 8405)
Trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, một số loại thuộcpháp khí như chuông, trống, mõ được dùng để trang nghiêm nơi đạo tràng,hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyếtpháp v.v... Những loại này xuất hiện từ hồi nào? Nhằm mục đích gì?... Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
28/09/2010(Xem: 4544)
Phật Giáo Đông truyền trong tâm niệm đem giáo lý Đại Thừa chiếu sáng Phương Đông, vì lẽ đó trong bất cứ lĩnh vực nào về văn hóa nghệ thuật, triết học, văn học, thi ca, tín ngưỡng, âm nhạc, phong tục, tập quán củangười Đông phương mà không thấy không có sự hiện diện của Phật Giáo, cũng như tinh thần từ bi phổ độ bình đẳng của Phật Đà, sự hòa nhập trongtinh thần vô tư chỉ có một mục đích duy nhất là “Hoằng Pháp Độ Sanh” nên ngày nay khi nói đến văn hóa Đông phương người ta không thể không nhắc đến Phật Giáo.
23/09/2010(Xem: 12427)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 9407)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
20/09/2010(Xem: 7517)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
19/09/2010(Xem: 17883)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
18/09/2010(Xem: 5506)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
18/09/2010(Xem: 5375)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]