KINH TỤNG HẰNG NGÀY
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG
Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn
---o0o---
Phụ Lục 2
---o0o---
CHÚ THÍCH
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ DANH TỪ RIÊNG
Thích Giác Hoàng
(Đọc bằng phông chữ Arial Unicode MS)
(M - Q)
ma vương魔王đồng nghĩa với ác ma 惡魔. Phiên âm và dịch nghĩa của Māra. Nam và Bắc tạng đều ghi Ma vương chỉ cho vị chúa của loài ma. Đây là cảnh giới cao nhất của Dục giới, gọi là Tha Hoá Tự tại Thiên.Trong các bản chữ Hán thường dịch nghĩa là Ma vương cõi này là Thiên ma Ba-tuần (P. Mara Sainya Pramardana). Theo như Kinh điển ghi lại, khi Đức Phật sắp thành đạo quả vô thượng giác thì chính ma vương Ba-tuần này đã sai khiến con gái của mình đến quyến rủ Đức Phật trở về đời sống thế tục. Sau khi Đức Phật thành đạo thì Ma Vương xuống thỉnh Đức Phật nhập Niết-bàn. Khi Đức Phật tới tuổi 80, Ma vương lại đích thân thỉnh Đức Phật nhập Niết-bàn.Tuy nhiên, trong một vài ngữ cảnh khác, ma vương cũng chỉ cho các dục vọng nhiễm ô trong tâm thức của mình nên sau này mới phân biệt thành 2 loại ma, tức ngoại ma và nội ma là vậy.
Lâm-tỳ-ni: phiên âm của chữ Lumbini (S=P), tên khu vườn nơi Đức Phật đản sanh, naythuộc Nepal.
Ma-da: 麼耶phiên âm của từ Māyā (S=P). Hoàng hậu của Ca-tỳ-la-vệ, Mẹ cuả Thái tử Tất-đạt-đa. Sau khi sanh hạ thái tử Tất-đạt-đa được bảy ngày thì bà băng hà và được sanh lên cõi trời Đao-lợi.
Ma-đăng-già摩登伽phiên âm của Mātaṅga (S=P). Tên của một dòng họ tiện dân thuộc bậc nhất nhì trong hệ thống giai cấp Ấn Độ. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhân danh chỉ cho cô gái sắc nước hương trời của giai cấp mang cùng tên, đã dùng chú thuật mê hoặc tôn giả Ānanda làm tôn giả sắp mất giới thể. Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, thì nàng Ma-đăng-già chỉ thương tôn giả Ānanda và được Đức Phật hoá độ, chẳng bao lâu chứng được Thánh quả A-la-hán.
Ma-hê-thủ-la= Đại Tự Tại thiên.
Mạt-lợi末利(cũng thường gọi là Ma-li-ka) phiên âm của Mallikā hoặc Mālikā (S=P),vợ của vua Ba-tư-nặc nước Câu-sa-la.
Mâu-nihay Mưu–ni 牟尼phiên âm của Muni (S=P).Có nghĩa là bậc ẩn sĩ, bậc tu hạnh tịch tịnh.Trung Hoa dịch là "Tịch Mặc" 寂默. Sau khi Đức Phật đoạn trừ được các lậu hoặc, các vận động của nghiệp lực và ý thức tạo tác đều dừng tắt, các hành trong tâm của Ngài được an tịnh, Ngài được tôn xưng với danh hiệu "bậc ẩn sĩ của dòng họ Thích-ca (Thích-ca Mâu-ni).
Minh Hạnh Túc明行足(S. Vidyā-caraṇa-saṃpanna; P. Vijjā-caraṇa-sampanna), nghĩa là bậc Trí tuệ và đức hạnh viên mãn. Một trong mười danh hiệu của Đức Phật.
Mục-kiền-liên目犍連phiên âm của Maudgalyāyana (S), hoặc Moggallāna (P). Trong kinh điển Pāli và Sanskrit, Ngài là bậc có thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật.Ngoài ra, theo kinh điển Đại thừa, Ngài là biểu tượng của hạnh hiếu thảo. Để phân biệt với nhiều vị có cùng họ, nên Ngài thường được gọi là Đại Mục-kiền-liên (S. Mahāmaudgalyāyana).
Mun-đaphiên âm của Muṇḍa (P), con của Vua Anuruddha, cháu nội của Vua A-xà-thế. Ông giết cha mìnhchiếm ngôi và sau này cũng bị chính người con trai của mìnhNāgadāsaka cuớp ngôi.
mười danh hiệu của Đức Phật gồm: Như Lai, Ứng Cúng,Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều NgựTrượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Xem thêm từng mục liên hệ.
mười địathuật ngữ Sanskrit là daśabhūmi, chữ Hán là “Thập địa” 十地, gồm có Hoan Hỷ, Ly Cấu, Phát Quang, Diệm Huệ, Nan Thắng, Hiện Tiền, Viễn Hành, Bất Động, Thiện Tuệ và Pháp Vân Địa.
mười điều ác ngược lại với mười hạnh lành.
mười hai khía cạnhdịch nghĩa của “thập nhị hành” 十二行trong Kinh Chuyển Pháp Luân. Đức Phật thuyết pháp Tứ Đế hoàn thiện trên ba phương diện, đó là chỉ bày (thị chuyển), khuyến tấn (khuyến chuyển) và giới thiệu tự thân Đức Phật đã chứng đạt (chứng chuyển). Bốn đế nhân với ba phương diện thành 12 khía cạnh.
mười hai thể loại kinh tiếng Sanskrit là dvādaśāṅga-buddha-vacana, Hán dịch là “thập nhị bộ Kinh”十二部經hoặc “Thập nhị phần thánh giáo” 十二分聖教. Theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa thì kinh điển Đức Phật thuyết thuyết trong 49 năm gồm 12 thể loại sau: 1.Sūtra:Trường hàng 長行còn gọi là Khế kinh 契經,thuộc văn xuôi. 2.Geya: Trùng Tụng 重頌, loại kệ có tiết điệu được lập lại phần văn xuôi. 3.Gātha: Cô Khởi 孤起, hay còn gọi là "Cảm hứng ngữ", những vần thi kệ do Đức Phật cảm hứng mà trình bày hoặc kể lại cho đại chúng. 4) Avadāna: Thí dụ 譬喻:loại Kinh thuộc ẩn dụ hay dụ ngôn. 5) Nidāna: Nhân duyên 因緣những Kinh nói về nhân duyên khi Đức Phật thuyết pháp. 6) Udāna: Tự thuyết 自說những Kinh do Đức Phật tự thuyết, không do ai thỉnh cầu. 7) Jātaka: Bổn sanh 本生các câu chuyện tiền thân của Đức Phật. 8)Itivṛttaka: Bổn sự 本事các công hạnh của Đức Phật khi đang tu hạnh Bồ-tát. 9) Adbhuta-dharma: Vị tằng hữu 未曾有:những điều ít có trong cuộc đời. 10) Vaipulya: Phương Quảng 方廣chỉ cho các kinh căn bản của Đại thừa. 11) Upadeśa: Luận nghị 論儀các bài Kinh có tính chất vấn đáp và lý luận. 12) Vyākarṇa: Ký biệt 記別hoặc thọ ký 授記: lời tiên đoán của Phật về việc các hàng đệ tử thành Phật trong tương lai.
mười hai xứ dịchnghĩa của “thập nhị xứ”, bao gồm 6 căn và 6 trần. Sáu căn gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu trần gồm: hình sắc, âm thanh, mùi thơm, vị ngon, sự xúc chạm êm dịu, các đối tượng của tâm.
mười hạnh lànhthuật ngữ Hán gọi là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Mười hạnh lành gồm: 1. Không sát sanh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà hạnh; 4. Không nói dối; 5. Không nói khoe khoang; 6. Không nói đâm thọc; 7. Không rủa chửi; 8. Không tham lam; 9. Không sân giận; 10. Không si mê.
mười lựcdịch từ “Thập lực” (S. daśabala, P. dasabala), 10 khả năng trí giác của Đức Phật, gồm có 1) Tri giác xứ phi xứ trí lực: trí lực biết về sự vật nào là có đạo lý, sự vật nào là không có đạo lý; 2) Tri tam thế nghiệp báo trí lực: trí lực biết rõ ba đời nghiệp báo của chúng sanh; 3) Tri chư thiền giải thoát tam muội trí lực: trí lực biết các Thiền định và trí lực biết tám giải thoát, ba tam-muội; 4) Tri chúng sanh tâm tính trí lực: trí lực biết tâm tính của tất cả chúng sanh; 5) Tri chủng chủng giải trí lực: trí lực biết mọi loại trí giải của tất cả chúng sanh; 6) Tri chủng chủng giới trí lực: trí lực biết khắp và đúng như thực mọi loại cảnh giới khác nhau của tất cả chúng sanh); 7) Tư nhất thiết chí đạo sở trí lực: trí lực biết hết đạo mà người tu hành sẽ đạt tới, như người tu ngũ giới thập thiện thìđược ởcõi người, hoặc lên cõi trời, người tu pháp vô lậu thì sẽ chứng đạt Niết-bàn; 8) Tri thiên nhãn vô ngại trí lực: trí lực vận dụng thiên nhãn nhìn thấy sự sinh tử và nghiệp thiện ác của chúng sanh, lại còn biết rõ vô lậu Niết-bàn; 9) Tri túc mạng vô lậu trí lực: trí lực biết túc mạng của chúng sanh, lại còn biết rõ vô lậu Niết-bàn; 10) Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực: trí lực có thể biết rõ được như thực đối với mọi tàn dư tập khí sẽ vĩnh viễn đoạn diệt chẳng sinh.
mười nhơn duyêndịch nghĩa của từ Thập nhân duyên十因緣,gồm có: danh sắc, thức, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu bi khổ ưu não.
mười tám đặc tính của Phậtdịch nghĩa của cụm từ “Thập bát bất cộng pháp” 十八不共法. Đây là 18 đặc tính mà chỉ có Đức Phật mới có, còn các hàng Bồ-tát, Thanh Văn không thể có được. Mười tám đặc tính như sau:1) Thân vô thất: thân không có sai sót; 2) Khẩu vô thất: miệng không sai sót; 3) Niệm vô thất: ý niệm không sai sót; 4) Vô dị tưởng: không có tư tưởng khác; 5) Vô bất định tâm: Đức Phật dù đi đứng nằm ngồi đều khônglìa Thắng định; 6) Vô bất tri dĩ xả: Phật đối với tất cả các pháp đều biết rõ rồi mới xả bỏ; 7) Dục vô giảm: Phật có đủ điều thiện thường muốn độ cho tất cả chúng sanh, tâm không biết chán; 8) Tinh tiến vô giảm: siêng năng làm các việc thiện không mệt mỏi; 9) Niệm vô giảm; 10) Tuệ vô giảm: chư Phật ba đời, hết thảy trí tuệ sáng ngời, đầy đủ, 11) Giải thoát vô giảm; 12) Giải thoát tri kiến vô giảm; 13) Tất cả thân nghiệp làm theo trí tuệ; 14) Tất cả khẩu nghiệp làm theo trí tuệ; 15) Tất cả ý nghiệp làm theo trí tuệ; 16) Trí tuệ biết đời quá khứvô ngại; 17) Trí tuệ biết đời vị lai vô ngại; 18) Trí tuệ biết đời hiện tại vô ngại.
mười tám giới dịch nghĩa của "thập bát giới" 十八界, bao gồm 6 giác quan (lục căn), 6 đối tượng giác quan (lục trần) và 6 thức giác quan (lục thức).
mười tám yếu tố = mười tám giới.
na-do-thaphiên âm của nayutahoặc niyuta(S), đơn vị đo lường khoảng cách của Ấn Độ, tương đương với 10 vạn dặm của Trung Quốc. Kinh thường ghi con số muôn ức na-do-tha, nghĩa là rất nhiều, không thể tính đếm được.
Na-hàm= A-na-hàm.
Na-ku-laphiên âm của Nakula. Tên của người con trai của hai vị cư sĩ hiểu đạo. Chính thân mẫu Na-ku-la đã thuyết pháp cho thân phụ của Nakula, nhờ đó thân phụ của Na-ku-la hết bệnh. Đức Phật khen ngợi và xác nhận Mẹ của Nakula là một người vợ lý tưởng.
năm căntiếng Sanskritlà pañca- Indriya,tiếng Hoa là "ngũ căn" 五根nghĩa là năm nhóm căn bảncần tu tập để đưa hành giả đến giác ngộ,gồm có:1) Tín căn (S. Saddhā-Indriya): có niềm tin kiên cố đối với Tam Bảo. 2) Tấn căn (S. Vīrya-Indriya): nỗ lực tu tập thiện pháp. 3) Niệm căn(S. Smṛti-Indriya): luôn nhớ nghĩ đến lời dạy của Đức Phật. 4) Định căn (S. Samādhi-Indriya): Trụ tâm vào một cảnh. 5) Tuệ căn (S. Paññā-Indriya): nhìn mọi sự vật hiện tượng đúng như bản chất thật của nó.
năm đồng tutức năm anh em tôn giả Kiều Trần Như đồng tu khổ hạnh với Đức Phật tại Khổ Hạnh Lâm. ®năm anh em Kiều-trần-như.
năm dụcdịch nghĩa của ngũ dục 五欲. Theo cả hai truyền thống Kinh điển Nam và Bắc truyền cho rằng: năm dục là sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu. Năm dục cũng còn hiểu là năm đối tượng để thoả mãn của thân và tâm: của cải (tài), sắc đẹp (sắc), tiếng tăm (danh), thực (ăn uống) và ngủ nghỉ (thuỳ).
năm giớidịch nghĩa là ngũ giới 五戒, nghĩa là năm giới luật hay năm nguyên tắc đạo đức mà một Phật tử phải tuân thủ, bao gồm: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối và không uống rượu.
năm giới pháp= năm giới.
năm lựctiếng Sanskrit là Pañca bala, tiếng Hoa là "ngũ lực" 五力nghĩa là năm sức mạnh do tu tập năm cănviên mãn, đó là: 1) Tín lực (S. Sadhā-bala); 2) Tấn lực (S.Viriya-bala); 3) Niệm lực (S.Smṛti-bala); 4) Định lực (S. Samādhi-bala) và 5) Tuệ lực (S. Paññā-bala).
năm nguyên tắc đạo đức= ngũ giới.
năm pháp chướng ngại tâm nghĩa là năm phiền não thiêu đốt, trói cột, làm trở ngại cho việc tu tập thiền định của hành giả. Trong Kinh, năm pháp chướng ngại này được gọi là "năm triền cái", thuật ngữ Hán gọi là “ngũ cái” 五蓋(S. pañca āvaraṇāni), gồm có: Tham dục (S. rāga-āvaraṇa), sân hận (S. pratigha-aavarṇa), trạo hối (S. auddhatya-kaukṛtya), hôn trầm (S.stāna-middha) và nghi ngờ (S. vicikitsā).
năm sợi dây ràng buộc đầucòn gọi là năm kiết sử đầu, tiếng Hán gọi là "ngũ thượng phần kiết sử". ®năm thứ độn sử.
năm sợi dây ràng buộc saucòn gọi là năm kiết sử sau, tiếng Hán gọi là "ngũ hạ phần kiết sử" 五下分結使, chúng còn gọi là "lợi sử" 利使vì chúng dễ trừ, gồm có thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến.
năm sự ngăn che= năm pháp chướng ngại tâm.
năm thứ độn sửdịch nghĩa của cụm từ pañca- ūrdhvabhāgīta-saṃyojanāni(S),Hán dịch là "ngũ độn sử" 五cũng được gọi là “ngũ thượng phần kiết sử” 五上分結使nghĩa là năm thứ phiền não trói buộc con người, gồm có dục tham, sân nhuế, si, mạn, nghi.Vì chúng rất khó trừ nên gọi là "độn"
năm thứ dục lạcdịch nghĩa của "ngũ dục lạc" 五欲樂gồm: sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon và xúc chạm êm dịu.
năm thứ phước đức cõi người: sống lâu, sắc đẹp, sức khoẻ, an vui và trí tuệ.
năm tổ hợp nhân thểhay năm nhóm nhân thểdịch nghĩa của từ năm uẩn. Trong một vài chỗ còn viếtlà "hợp thể tinh thần và xác thân." Năm hợp thể cấu tạo nên con người, bao gồm, xác thân, cảm giác, ý niệm hóa, sự vận hành và thức phân biệt. ®năm uẩn.
năm uẩn dịch nghĩa của pañca-skandha(S) hoặc pañcakhandhā(P)tiếng Hoa là "ngũ uẩn" 五蘊,hay là "Ngũ ấm" 五陰, nghĩa lànăm nhóm tích tụ hay năm nhóm che đậy. Trong bản Kinh Nhật Tụng Hàng Ngàynày có chỗ dịch là "năm nhóm nhân thể." Năm uẩn gồm sắc uẩn (S. rūpa-skandha), thọ uẩn (S. vedanā-skandha), tưởng uẩn (S. samṃjñā-skandha), hành uẩn (S. saṃskāra-skandha) và thức uẩn (S. vijñāna-skandha).
năm vị Tỳ-kheo đầu tiêndịch nghĩa của cụm từ Pañca bhikṣavaḥ(S) hoặcPañca-vaggiyā bhikkhū(P).Còn gọi là năm anh em Kiều-trần-như: 1. Ājñāta Kauṇḍinya (S),Añña Koṇḍañña (P) A-nhã Kiều-trần-như 阿若僑陳如; 2. Āśvajit (S), Assaji (P) Mã Thắng 馬勝; 3. Bhadhrika (S), Bhadiya (P) Bà-đề 婆提; 4. Daśabala Kāśyapa (S), Dasabala Kassapa (P) Thập Lực Ca-diếp 十力迦葉; 5. Mahānāma Kulika (S) Ma-ha-nam 摩訶男.
Nan-đàphiên âm của Nārada (P). Kinh Nhổ Mũi Tên Sầu Muộnđề cập Nan-đà, tên một trưởng lão sống sau thời Đức Phật, khác với tôn giả Nan-đà, ngườiem cùng cha khác Mẹ với Đức Phật.
Nan-di-yaphiên âm Nandiya (P), tên của một vị Tỳ-kheo sống rất hoà hợp với hai vị khác tên là Anaruddha và Kimbila.
Năng Nhânnghĩa là một bậc có năng lực rộng lớn và có lòng từ bi quảng đại. Đây là danh hiệu của Đức Phật mà người Hoa dịch từ Śākya (Thích-ca).
Na-tiên那先phiên âm của Nāgasena (S=P). Tên của một Tỳ-kheo có tài biện luận, đã thuyết phục được vua Milinda quy y Tam Bảo.
ngạ quỷ餓鬼nghĩa là quỷ đói, vốn từ nguyên của nó là Preta (S) hoặc Peta (P) nghĩa là các loài chúng sanh đã chết chưa đi đầu thai sang kiếp khác. Đây là cảnh giới đau khổ thứ hai tính từ dưới lên.
nghiệp cuối đờitiếng Hán gọi là"cận tử nghiệp" 近死業(S.maraṇasnṛti;P. maraṇa-sati), nghĩa là các niệm khởi của người sắp chết tạo thành một động lực, còn gọi là nghiệp. Nghiệp này rất mạnh,nó thúc đẩy thần thức đi tái sanh vào cõi tương ứng.
ngũ dục五欲= năm thứ dục lạc.
ngũ nghịch五逆năm tội lớn: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu và phá sự hoà hợp của Tăng chúng. Người nào phạm một trong tội này đều đoạ vào địa ngục Vô Gián (nghĩa là đạ ngục trong đó sự hành phạt không có dừng nghỉ).
ngũ nghiệp 五業Trong Kinh Nhận Thức Vô Thường và Đau Khổ,ngũ nghiệp gồm như sau: thời phân bất định dị thục nghiệp, thuận hậu thứ hậu nghiệp, thuận hiện pháp thụ nghiệp, thuận thứ sinh thụ nghiệp
ngũ phần hương五分香năm loại hương cúng dường chư Phật, đó làhương của giới,hương của định, hương của tuệ, hương của giải thoát, hương của giải thoát tri kiến.
ngũ thông五通năm thần thông do công phu tu tập các loại thiền định mà đạt được, đó là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông và túc mạng thông. Năm loại thần thông này một vị còn lậu hoặc phiền não cũng có thể đạt được (trong khi lậu tận thông chỉ có Đức Phật và các vị A-la-hán mới chứng được).
ngũ uẩn= năm uẩn.
Như Lai如來dịch nghĩa của Tathāgata (S=P), một trong mười danh hiệu của Đức Phật. Danh hiệu nầy là từ xưng mình của Đức Phật đối với các hàng đệ tử. Kinh Kim Cangđịnh nghĩa bậc "vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai" nghĩa là bậc từ không có chỗ đến mà cũng không có chỗ đi, gọi là Như Lai. Một số Kinh điển Bắc truyền viết vềtrạng thái của Như Lai như sau: Như Lai là trạng thái cao quý, Như Lai là trạng thái mát mẻ, Như Lai là trạng thái không nóng bức, Như Lai là trạng thái không còn khóc than. Kinh tạng Pāli định nghĩa Như Lai là một bậc làm sao nói vậy, nói sao làm vậy.
nhứt hoàn一還= Tư-đà-hàm.
nhứt thiết chủng trí,cũng đọc là Nhất thế chủng trí 一切種智tức trí tuệ vô lậu rốt ráo của chư Phật Thế Tôn.
nhứt thừa一乘dịch nghĩa của ekayāna(S), nghĩa là người học Phật học hỏi và tu tập theo giáo pháp của Đức Phật với mục đích duy nhất là để thành Phật, nên nhiều chỗ gọi là "Phật thừa" Buddha-yāna.
Niết-bànphiên âm của Nirvāṇa(S) hoặcNibbāna(P). Đây là trạng thái tịch tịnh vắng lặng của một bậc A-la-hán, nên người Hoa cũng dịch là "tịch tịnh" 寂淨.Niết-bàn có hai loại: hữu dư Niết-bàn (S. Rupadhiśeṣa-nirvāṇa): trạng thái Niết-bàn chứng được ngay khi hành giảcòn sống, còn có thân thể năm uẩn. Vô dư Niết-bàn (S. Nirupadhiśeṣa-nirvāṇa): trạng thái Niết-bàn chứng đạt ngay khi hành giả từ bỏ cõi sống, từ bỏ xác thân. Trạng thái này không thể diễn đạt bày bằng ngôn ngữ mà phải thân chứng. Khái niệm này thường để chỉ cho Đức Phật khi qua đời, Trung Hoa dịch là "diệt độ"滅度hoặc "thị tịch" 示寂.
Ô-sô-sắt-ma烏芻瑟摩còn được phiên âm là Ô-sô-sa-ma 烏芻沙摩phiên âm của Ucchuṣma (S). Tên của một vị Bồ-tát được đề cập trong Kinh Lăng Nghiêm.
Phạm Chí 梵志thuật ngữ này dịch nghĩa của từBà-la-môn (S. Brāhmaṇa). Tuy nhiên,thuật ngữ này chính xác là dịch từ Brāhmacārin(S), cũng có nghĩa là "phạm hạnh" 梵行. Tên gọi một vị Bà-la-môn ở trong giai đoạn cuối của đời người theo truyền thống của họ. Theo họ, đời người có bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn một từ 8 tuổi đến 20 tuổi theo các danh sư học Kinh điển Veda. Giai đoạn hai từ hai mươi tuổi trở lên được quyền lập gia đình, sinh con cái, lo làm ăn; giai đoạn 3 là phải đóng góp công sức xã hội khi tuổi đã quá trung niên; giai đoạn 4 là giai đoạn về già, xuất gia làm sa-môn khổ hạnh, giai đoạn này gọi là Saṃyāsin.Chính giai đoạn này, một Bà-la-môn được gọi là "phạm chí."
Phạm thiên 梵天viết đủ là phạm-ma thiên 梵摩天. Thuật ngữBrahmā (S=P) được phiên âm làphạm-ma 梵摩là vị Trời có uy lực lớn nhất trong Sắc giới. Phạm Thiên cũng được tôn xưng là Đại Phạm Thiên 大梵天, hay là phạm vương 梵王. Theo quan điểm của đạo Bà-là-môn, Phạm thiên là vị chúa tể của trời đất, vị sáng tạo vũ trụ. Đức Phật chỉ xác nhận Phạm thiên là một vị có phuớc đức lớn trong cõi dục, hoàn toàn không phải là đấng Tạo Hoá hay đấng Sáng Tạo. Trong Kinh điển Phật giáo, Phạm Thiên là người thỉnh cầu Đức Phật chuyển pháp luân, ngay sau khi ngài thành đạo.
Phạm vương梵王cách gọi khác của Đại Phạm Thiên Vương 大梵天王,vua cõi trời Sắc giới. Vua Đại Phạm tu tập tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả nên bốn pháp môn tu tập này cũng gọi là “Tứ phạm trú." 四梵住. Vị thiên chủ này đã phát nguyện hộ trì những vị vâng giữ lời Phật dạy.
pháp ấn法印thường gọi là “Tam pháp ấn” 三法印, nghĩa là ba thuộc tính của mọi sự vật hiện tượng, đó là: vô thường, khổ và vô ngã. Trong văn học Phật giáo Việt Nam, thuật ngữ này được dùng để chỉ ba dấu ấn xác minh giáo pháp của Đức Phật khác với giáo lý của ngoại đạo, vì giáo pháp của Đức Phật luôn đề cập đến ba thực tínhcủa mọi sự vật hiện tượng.
pháp cao thượngtheo quan điểm của Phật giáo, một vị hành giả đạt được các pháp cao thượng, tức vị ấy thành tựu các pháp dẫn đến đoạn trừ năm triền cái và chứng đạt các quả vị thiền định từ Sơ thiền đến Tứ thiền, tiến đến Diệt thọ tưởng định, thành tựu từ Sơ quả đến Tứ quả.
Pháp Hoa法花viết đủ là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh妙法蓮花經, dịch nghĩa của cụm từ Saddharma-puṇḍarīka sūtra(S) có nghĩa là Kinh Hoa Sen Chánh Pháp. Tên gọi một bộ Kinh căn bản của Đại thừa và cũng là Kinh nền tảng của tông Thiên Thai ở Trung Hoa và Nhật Bản.
pháp hữu vi 有為法tiếng Sanskrit là saṃskṛta-dharmanghĩa là các pháp do các nhân duyên phối hợp mà thành. Nói chung mọi sự vật hiện tượng đều gọi là pháp hữu vi, ngoại trừ 3 hoặc 6 pháp thuộc thể Niết-bàn thì gọi là pháp Vô vi.
pháp thân法身tiếng Sanskrit là Dharmakayāya,nghĩa là thân thường trú bất sanh bất diệt của Đức Phật. Thân này không bị già chết chi phối.
pháp vô vi chữ Hán viết là Vô vi pháp 無為法dịch nghĩa từ Asaṃskṛta-dharma(S), nghĩa là các pháp không bị tạo tác. Theo quan điểm của Duy Thức Học vô vi phápgồm có 6 pháp, theo Câu-xá tông pháp vô vi gồm 3 pháp. Vô Vi có lúc được hiểu như cảnh giới Niết-bàn tịch tịnh.
Phật Nhiên Đăngchữ Hán viết là Nhiên Đăng Phật 然燈佛dịch nghĩa của Dīpaṃkara Buddha (S). Phật Nhiên Đăng là Đức Phật quá khứ đã thành đạo từ vô lượng kiếp về trước, đã thọ ký cho Đức Phật Thích-ca sẽthành đạo lúc Đức Phật Thích-ca là một chàng thanh niên mua hoa cúng dường Ngài trong tiền kiếp.
phát tâm lớnnghĩa là phát tâm giác ngộ để độ tất cả chúng sanh đồng vào quả vị giác ngộ tối thượng. Trong các Kinh Đại thừa khi nói đến "phát tâm lớn" cũng có nghĩa là phát tâm Bồ-đề, hay nói cách khác là phát tâm cầu quả vị giác ngộ tối thượng.
Phật Tỳ-xá-phùviết theo cấu trúc chữ Hán là 毘舍浮佛, phiên âm của Viśvabhuk (S) hoặc Viśvabhū (P), tên của một vị Phật trong thời quá khứ.
Phật-đà佛陀phiên âm của người Trung Quốc về chữ Buddha (S=P), nghĩa là Bậc Giác Ngộ, viết tắt là Phật,Việt Nam phiên âm là Bụt.
phi tưởng phi phi tưởng xứ định非想非非想處定(S. Naiva saṃjñāsaṃjñāyatana dhyāna): một trong 4 cảnh giới thiền của sắc giới.
phiền não煩惱dịch nghĩa của kleśa(S) hoặc kilesa(P). Các trạng thái tâm buồn phiền, nóng giận, tham lam, v.v… những tâm lý bất an của con người gọi chung là phiền não.Một số nhà Phật học dùng từ “phiền não"để chỉ cho nhân tạo tác các bất thiện nghiệp, được xem đồng nghĩa với "lậu hoặc."
Phổ Hiền 普賢dịch nghĩa của Samantabhadra (S) hoặc Viśbhadra (S), tên của một vị Bồ-tát. Ngài tượng trưng cho các hạnh nguyện hoàn hảo của các vị Bồ-tát. Ngài cỡi bạch tượng, thường đi song đôi với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, tượng trưng cho trí tuệ.
Phú-đơn-na phiên âm của Pūtana (S), một loài quỷ vô lương, thường gây bệnh tật cho loài người.
Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử富樓那彌多羅尼子= Phú-lâu-na.
Phú-lâu-na gọi đủ là Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử 富樓那彌多羅尼子, phiên âm của Pūrṇa Maitrāyaṇīputra (S) hoặc Puṇṇa Mantāniputta (P), tên của một vị trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật. Tôn giả được Đức Phật xác nhận là vị thuyết pháp số một.
Pi-ja-kaphiên âm của Piyaka (P), ông là quan đại thần chịu trách nhiệm coi ngó ngân khố thành Vương Xá dưới triều đại của vua Muṇḍa.
Quả Vào Dòngnghĩa là người đã vào dòng Thánh. Thuật ngữ Hán thường dịch là "Dự lưu quả" 預流果, hoặc là "Tu-đà-hoàn quả" 须陀桓果. Quả vị nầy đoạn được 3 loại phiền não thô nhất, đó là Thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Hay nói cách khác, người chứng đạt vào quả vị nầy thấy rõ thân năm uẩn nầy là không thật; có niềm tin bất thối chuyển đối với giáo Pháp; và uyển chuyển linh động trong cách thọ trì giới pháp.
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc