Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Cúng Thí Người Mất

04/04/201319:17(Xem: 4730)
Kinh Cúng Thí Người Mất

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH CÚNG THÍ NGƯỜI MẤT

Thứ mười chín

Chính tôi được nghe, lúc Đức Phật lưu trú tại tinh xá Kỳ Viên, Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni đến viếng thăm, đảnh lễ rồi thưa hỏi Đức Phật: O

- Bạch Đức Thế Tôn, con là Bà-la-môn chuyên làm các lễ cúng cho người chết, lòng những mong đem lại lợi ích cho họ. Như vậy, bạch Thế Tôn họ có thật sự được lợi ích chăng?

Đức Phật dạy rằng:

- Này Cha-nu-sô-ni, nếu có sự tương xứng thì người chết sẽ hưởng được phẩm vật cúng dường. Bằng không có tương xứng thì họ không được hưởng gì cả.O

Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni bạch Phật rằng:

- Kính xin Đức Thế Tôn giải rõ cho chúng con hiểu thế nào là tương xứng và không tương xứng ?

Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni và đại chúng rằng:O

1. Nếu ai sống sát sanh, lấy của không cho, ngoại tình, nói sai sự thật, nói lời chia rẽ, nói lời độc ác, nói lời vô ích, còn tham ái, sân hận, si mê, và tà kiến, sau khi mạng chung sẽ bị đọa vào địa ngục. Tại đây, y được nuôi sống và tồn tại bằng thức ăn của địa ngục. Do đó, sự kiện người thân quyến cúng đồ ăn của con người cho họ là không tương xứng. Người mất sẽ không hưởng được gì từ sự cúng kiến đó.O

2. Này các thiện nam, tín nữ, người nào gieo mười điều ác, khi qua đời phải bị sanh vào các loài động vật. Tại đây, y được nuôi sống và tồn tại bằng thức ăn của loài động vật. Do đó, quả thật sẽ không tương xứng, khi người thân quyến đem phẩm vật của con người để cúng quải, làm sao người chết đó đã đầu thai thành động vật có thể ăn được.O

3. Này các thiện nam, tín nữ, ngay cả trường hợp người chết khi còn sống tu tập mười nghiệp lành, được tái sanh làm con người, hay có phước báu hơn được sanh vào cảnh giới chư thiên, họ có cha mẹ riêng và các món ăn riêng để nuôi mạng sống của họ. Do đó, thật là không tương xứng, nếu người thân quyến cúng dường và mong người quá cố thọ nhận. Vì người chết đã tái sanh làm người khác hoặc chư thiên rồi làm sao thọ nhận được. O

4. Này các thiện nam, tín nữ, chỉ có một trường hợp duy nhất người chết có thể nhận được sự cúng quải của người thân quyến. Đó là trường hợp người chết bị đọa vào ngạ quỷ. Món ăn nào mà người thân quyến đem hiến cúng cho họ thì họ sẽ hưởng được món đó. Họ sống được là nhờ vào các món ăn này. Đây là trường hợp Như Lai gọi là có sự tương xứng.

Nghe Đức Phật giải bày cặn kẽ, Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni liền hỏi thêm:O

- Bạch Thế Tôn, các trường hợp người chết tái sanh vào loài động vật, địa ngục, A-tu-la, hay sanh lại làm người, hoặc sanh thiên thì sự cúng quải không có sự thọ hưởng. Nếu người chết không tái sanh vào cõi ngạ quỷ thì ai sẽ là người thọ hưởng sự cúng kiến ấy ?

Lúc ấy Đức Phật ân cần dạy rằng:

- Này các thiện nam, tín nữ, nếu người thân thuộc đã quá cố này không sanh vào loài ngạ quỷ, thì cũng có những người thân thuộc khác ở loài ngạ quỷ sẽ hưởng thế phần.O

Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni hỏi thêm rằng:

- Nhưng nếu cả dòng họ thân thuộc của người cúng không một ai tái sanh vào loài ngạ quỷ thì phẩm vật cúng đó sẽ thuộc vềai ?

Đức Phật dạy rằng:

- Đây là trường hợp không thể xảy ra, rằng chỗ ấy trống không trong một thời gian dài mà không có một ai đó trong huyết thống bị sanh vào. Nhưng này các thiện nam, tín nữ, mặc dù thế, người bố thí ấy không phải không hưởng được quả phước từ sự cúng thí đó.

Nhân đó Đức Phật dạy thêm về phước báu của sự bố thí.O

- Này các thiện nam, tín nữ, trong suốt quá trình sống, người nào vi phạm mười điều ác nhưng lại biết làm hạnh bố thí, người ấy khi nhắm mắt lìa đời sẽ sanh vào loài voi, nhưng là con voi được chăm sóc, ăn uống và trang phục đầy đủ. Trong trường hợp họ vì nghiệp duyên bất thiện, sanh làm ngựa, bò hay bất kỳ loài bàng sanh nào, thì ở đấy, y vẫn hưởng thọ đầy đủ sự ăn uống và chăm sóc của chủ tương xứng với phước duyên bố thí khi họ còn làm người.O

- Nhưng này các thiện nam, tín nữ, điều Như Lai muốn răn dạy chính là một người đầy đủ mười hạnh lành lại còn biết trau dồi hạnh bố thí chơn chánh, cúng dường những bậc chân tu và những người đạo đức. Khi qua đời hoặc được tái sanh làm chư thiên thì tại đấy y sẽ được hưởng năm thứ phước đức chư thiên, hoặc sanh làm người thì sẽ được hưởng năm thứ phước báu cõi người. Trong bất kỳ trường hợp và trong bất kỳ cảnh giới sống nào, người có hạnh bố thí vẫn tốt hơn.

Sau pháp thoại này, Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni liền trở thành nam cư sĩ. Toàn thể pháp hội đều hoan hỷ, vâng theo lời Phật dạy.O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.(3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 5825)
Năm 1939 , Cư Sĩ Lê Đình Thám viết : "Tam-tạng kinh điển trong xứ ta toàn là chữ Hán, trong các thời đại Hán học thạnh hành xưa, ai ai cũng có thể đọc nguyên văn, không cần phải phiên-dịch, nhưng ngày nay Hán học đình đốn, bên tai đã vắng nghe những tiếng "Tử viết", thì còn mấy ai đọc được Hán-văn, nên sự phiên-dịch ra quốc-văn đã thành một vấn-đề rất trọng yếu cho nền Phật-giáo tương-lai ở xứ ta."
03/04/2013(Xem: 21200)
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về VN một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy.
03/04/2013(Xem: 6619)
Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức cũng như các giới tử cầu thọ giới pháp ở tại Âu Châu và ngoài Âu Châu.
29/03/2013(Xem: 7369)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nữa gánh Tây quy nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gởi cùng non sông.
17/03/2013(Xem: 4186)
Đạo nghiệp Tôn sư in góc biển, Bóng vang Hoàng hạc khuất chân mây. Thương người vì đạo quên thân thể, Mến tiếc âm thầm dạ khó khuây!
21/02/2013(Xem: 7927)
Theo GS Trần Văn Khê loại nhạc này vốn xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, Phật Giáo đã sử dụng để làm nhạc thỉnh trong các Trai đàn Chẩn tế. Nay xin được giới thiệu với Đại chúng để tùy nghi sử dụng. Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
08/02/2013(Xem: 7496)
Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba, Người đi dấu vết chưa nhoà,
05/02/2013(Xem: 14148)
Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thanh khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn, nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hàng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông. Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Bà đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.
06/01/2013(Xem: 16324)
Tụng Kinh Niệm Phật (Tụng là đọc, Niệm là nhớ) là miệng đọc tâm nhớ, tâm và miệng hợp nhất, nhất tâm đọc và nhớ lời Kinh và Danh Hiệu của Phật. Tụng Kinh Niệm Phật của hàng xuất gia hay tại gia để tỉnh thức tâm linh, và kiến tạo cho chính mình một cuộc sống ôn hòa. Lợi ích của sự Tụng Kinh Niệm Phật, ngoài công đức cho kẽ còn người mất, còn nói lên NẾP SỐNG ĐẠO. Nếp sống cố hữu của tổ tiên chúng ta là Tụng Kinh Niệm Phật để tích phước đức cho con cháu, mai này chúng sẽ được phú quý vinh hoa. Hơn nữa, sự Tụng Kinh Niệm Phật còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như sau: * Tụng Kinh Niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức.
15/12/2012(Xem: 8035)
Những Ngày Lễ Vía Phật và Bồ Tát, 01/01 Vía Di Lặc 15/01 Lễ Thượng Nguyên 08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia 15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh 21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh 06/03 Ca Diếp Tôn Giả 16/03 Phật Mẫu Chuẫn Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]