Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Chuyển Pháp Luân

04/04/201318:27(Xem: 7285)
Kinh Chuyển Pháp Luân

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Thứ hai

Tôi nghe như vầy, sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp đầu tiên tại Vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy năm vị Tỳ-kheo đầu tiên rằng: O

- Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia phải tránh xa. Một là đắm nhiễm các dục thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến đức hạnh thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giải thoát.

- Này các Tỳ-kheo, vị hành giả có chánh trí phải loại bỏ hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và niết-bàn.

- Này các Tỳ-kheo, con đường Trung Đạo, chính là tám đường chánh: quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, ý niệm chân chánh và thiềnđịnh chân chánh.

- Này các Tỳ-kheo, sau đây là bốn chân lý vi diệu của cuộc đời:

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ và chấp vào năm nhóm nhân tính là khổ.O

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.O

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của đau khổ và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự ly tham, sự từ bỏ, sự giải thoát và không còn chấp trước. O

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến niết-bàn, đó là tám đường chánh, là con đường Trung đạo.O

- Này các Tỳ-kheo, cần phải liễu tri về thực tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các Tỳ-kheo, cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật.Này các Tỳ-kheo, cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. O

Như vậy, này các Tỳ-kheo chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với thế gian, gồm chư thiên, ma vương, Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn, giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã chứng Vô ThượngChánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là cuối cùng, Như Lai không còn bị luân hồi sanh tử nữa.

Khi bánh xe chánh pháp đầu tiên này được Như Lai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “pháp môn này thật là vi diệu ! Không có Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, ma vương hay Phạm thiên nào có thể thuyết giảng được. Đây là chân lý vi diệu vừa được Đấng Giác Ngộ khám phá và truyền bá, đem lại an lạc, hạnh phúc cho loài trời và loài người.” O

Lúc ấy các chư thiên ở các cõi trời Tứ Đại Thiên vương, trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền và các chư thiên Phạm thiên cũng đều đồng thanh khen ngợi nhiều lần như vậy. Trong khoảng thời gian ấy, mười ngàn thế giới đều chấn động và vang rền tiếng pháp. Rồi một luồng hào quang rộng lớn, rực rỡ phát chiếu, làm sáng cả vũ trụ. Ngay thời pháp này, tôn giả Kiều-trần-như đã giác ngộ và được Đức Phật xác chứng là A-nhã Kiều-trần-như. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần, xá 3 xá)OOO

--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 5825)
Năm 1939 , Cư Sĩ Lê Đình Thám viết : "Tam-tạng kinh điển trong xứ ta toàn là chữ Hán, trong các thời đại Hán học thạnh hành xưa, ai ai cũng có thể đọc nguyên văn, không cần phải phiên-dịch, nhưng ngày nay Hán học đình đốn, bên tai đã vắng nghe những tiếng "Tử viết", thì còn mấy ai đọc được Hán-văn, nên sự phiên-dịch ra quốc-văn đã thành một vấn-đề rất trọng yếu cho nền Phật-giáo tương-lai ở xứ ta."
03/04/2013(Xem: 21200)
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về VN một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy.
03/04/2013(Xem: 6619)
Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức cũng như các giới tử cầu thọ giới pháp ở tại Âu Châu và ngoài Âu Châu.
29/03/2013(Xem: 7369)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nữa gánh Tây quy nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gởi cùng non sông.
17/03/2013(Xem: 4186)
Đạo nghiệp Tôn sư in góc biển, Bóng vang Hoàng hạc khuất chân mây. Thương người vì đạo quên thân thể, Mến tiếc âm thầm dạ khó khuây!
21/02/2013(Xem: 7927)
Theo GS Trần Văn Khê loại nhạc này vốn xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, Phật Giáo đã sử dụng để làm nhạc thỉnh trong các Trai đàn Chẩn tế. Nay xin được giới thiệu với Đại chúng để tùy nghi sử dụng. Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
08/02/2013(Xem: 7496)
Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba, Người đi dấu vết chưa nhoà,
05/02/2013(Xem: 14148)
Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thanh khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn, nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hàng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông. Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Bà đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.
06/01/2013(Xem: 16324)
Tụng Kinh Niệm Phật (Tụng là đọc, Niệm là nhớ) là miệng đọc tâm nhớ, tâm và miệng hợp nhất, nhất tâm đọc và nhớ lời Kinh và Danh Hiệu của Phật. Tụng Kinh Niệm Phật của hàng xuất gia hay tại gia để tỉnh thức tâm linh, và kiến tạo cho chính mình một cuộc sống ôn hòa. Lợi ích của sự Tụng Kinh Niệm Phật, ngoài công đức cho kẽ còn người mất, còn nói lên NẾP SỐNG ĐẠO. Nếp sống cố hữu của tổ tiên chúng ta là Tụng Kinh Niệm Phật để tích phước đức cho con cháu, mai này chúng sẽ được phú quý vinh hoa. Hơn nữa, sự Tụng Kinh Niệm Phật còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như sau: * Tụng Kinh Niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức.
15/12/2012(Xem: 8035)
Những Ngày Lễ Vía Phật và Bồ Tát, 01/01 Vía Di Lặc 15/01 Lễ Thượng Nguyên 08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia 15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh 21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh 06/03 Ca Diếp Tôn Giả 16/03 Phật Mẫu Chuẫn Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]