Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20 - Niêm tụng kệ (Âm-Nghĩa)

24/04/201318:04(Xem: 9224)
20 - Niêm tụng kệ (Âm-Nghĩa)


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Niệm Tụng Kệ

* Âm:

Niêm Tụng Kệ

(Dĩ hạ tứ thập tam chương)

1 - Cử: Thế-Tôn vị ly Đâu-Xuất dĩ giáng vương-cung, vị xuất mẫu thai độ nhân dĩ tất.

Niêm: Kiếm khích vị thi,

Tướng quân dĩ lộ.

Tụng: Một hình-hài tử vị ly hương,

Ngọ dạ tương nhân độ điểu mang.

Cao đạp ưu-du vô gián cách,

Bất tu thuyển tử dữ phù nang.

* Nghĩa:

Niêm Tụng Kệ (1)

(Dưới đây gồm 43 chương)

1 - Cử: Thế-Tôn chưa rời Đâu-Xuất đã giáng vương-cung,

chưa ra thai mẹ đã độ người xong.

Niêm: Gươm giáo chưa vung,

Tướng-quân đã lộ.

Tụng: Hình-hài chưa có chửa rời làng,

Sớm tối độ người vẻ rộn ràng.

Nhẹ gót thung dung không xen cách

Chẳng cần tuyền mảng với phù nang. (2)

* Chú thích:

(1) Niêm, tụng, kệ tức là Cử, niêm, tụng.

Cử: Đưa ra một cổ-tắc hay một công-án làm đề án cho vấn đề.

Niêm: Trích ra ý nghĩa của vấn đề để nhận xét.

Tụng: Tức kệ tụng, gồm 4 câu để làm rõ y-nghĩa của vấn đề đã được nêu ra.

(2) Phù-nang: Phao nổi, nhờ phao nổi này để qua sông, biển.

***

* Âm

2 - Cử: Thế-Tôn sơ sinh, nhất thủ chỉ thiên, nhất thủ chỉ địa. Thiên thượng địa hạ, duy ngã tộc-tôn.

Niêm: Nhất phiến bạch vân hoành cốc khẩu,

Kỷ đa qui điểu tận mê sào.

Tụng: Đạt-Đa sơ giáng Tịnh-Vương cung,

Dục hóa quần sinh tự hiển tung.

Thất bộ chu hành chỉ thiên địa,

Kỷ đa Phật-tử táng gia phong.

* Nghĩa:

2 - Cử: Đức Thế-Tôn lúc mới sinh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Trên trời dưới đất duy "Ngã" độc-tôn.

Niêm: Một tảng mây bay qua cửa núi,

Bao chim lại tổ lạc đường về.

Tụng: Đạt-Đa mới xuống Tịnh-Vương cung,

Muốn hóa quần sinh phải hiển tung.

Bẩy bước chỉ trời cùng chỉ đất,

Bao người con Phật mất gia phong.

***

* Âm:

3 - Cử: Thế-Tôn niêm hoa, Ca-Diếp phá nhan vi-tiếu.

Niêm: Dịch khởi mi mao trước nhãn khan,

Tiến tiền nghĩ nghị cách thiên san.

Tụng: Thế-Tôn niêm khởi nhất chi hoa,

Ca-Diếp kim triêu đắc đáo gia.

Nhược vị thử vi truyền pháp-yếu,

Bắc viên thích việt (1) lộ ưng xa.

* Nghĩa:

3 - Cử: Thế-Tôn nâng hoa ám chỉ, Ca-Diếp nở mặt mỉm cười.

Niêm: Rẽ ngược lông mày để mắt xem,

Nghĩa bàn tiến bước cách thiên san.

Tụng: Thế-Tôn chỉ nhắc một nhành hoa,

Ca-Diếp sáng nay được tới nhà.

Nếu bảo đó là truyền pháp-yếu,

Về Nam xe Bắc lối càng xa.

*Chú thích:

(1) Bắc viên thích việt: Quay càng xe về hướng Bắc lại đi lùi lại hướng Nam để đến đất Việt, phương hướng trái nhau nên càng đi càng xa.

***

* Âm:

4 - Cử: Ngoại đạo vấn Phật, bất vấn hữu ngôn, bất vấn vô ngôn.

Niêm: Trừ thị ngã gia chân đích tử,

Thùy nhân cảm hướng lý đầu hành.

Tụng: Lao-quan nan hệ hữu thùy tri,

Ngôn ngữ đô vong một xứ y;

Bất thị thế-trung lương mã tử,

hà do đặc địa đắc tiện nghi.

* Nghĩa:

4 - Cử: Ngoại đạo hỏi Phật: "Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời".

Niêm: Ngoại trừ con thật của nhà ta,

Ai dám hướng vào trong nơi đó.

Tụng: Cửa Lao (1) khó buộc có ai hay,

Ngôn ngữ nào vương ở chốn này;

Chẳng có trong đời nòi ngựa tốt,

Do đâu biết được tiện nghi này.

* Chú thích:

(1) Cửa Lao = Lao-quan: Cửa trần lao bền chắc, dù có hiểu biết phân biệt tới đâu chăng nữa, cũng không thể lãnh hội được con đường hướng thượng.

***

* Âm:

5 - Cử: Thế-Tôn thăng tọa, Văn-Thù bạch chùy vân: "Đế quan Pháp-vương pháp. Pháp-vương pháp như thị".

Niêm: Vô huyền cầm thượng tấu dương xuân,

Thiên cổ vạn cổ thanh bất tuyệt.

Tụng: Tuy ngôn cú cú một tỳ hà,

Quải dốc ưng do lộ vĩ ba.

Tranh tự nhất chi vô Khổng-địch,

Vị quân xuy khởi thái-bình ca.

* Nghĩa:

5 - Cử: Thế-Tôn bước lên toà pháp, Văn-Thù đánh kiền-chùy bạch chúng rằng: "Nghe kỹ pháp của Pháp-vương. Pháp của Pháp-vương như thế".

Niêm: Đàn cầm không chỉ tấu dương-xuân, (1)

Ngàn thuở muôn đời tiếng vẫn ngân.

Tụng: Dẫu rằng lời nói chẳng tỳ-hà (2)

Sừng gác nhưng đuôi vẫn hiện ra;

Sao tựa sáo kia không lỗ hổng,

Vì người trỗi khúc hát hòa-ca.

* Chú thích:

(1) Không chỉ tấu dương-xuân: Không chỉ có nghĩa đàn không dây. Dương là mùa xuân, chế khúc hát cho đàn cầm gọi là khúc "Dương-Xuân".

(2) Tỳ-hà: Vết xấu, lời nói sai lầm.

***

* Âm:

6 - Cử: Kế-Tân quốc-vương bỉnh kiếm, vị nhị-thập-tứ Tổ Tôn-Giả vân: "Sư đắc uẩn không phủ"? Viết: Dĩ đắc. Viết: Ly sinh tử phủ? Viết: Dĩ ly. Viết: Khả thí ngã đầu phủ? Viết: "Thân phi ngã hữu huống ư đầu hồ"! Vương tiện trảm. Bạch nhũ dũng xuất. Vương tý tự đọa.

Niêm: Tương đầu lâm bạch nhẫn,

Do như trảm xuân phong.

Tụng: Lợi đao đoạn thủy hỏa xuy quang,

Ná sự ứng tri dã bất phương;

Báo đạo kim triêu viễn yên lãng,

Thùy tri biệt hữu hảo tư lường.

* Nghĩa:

6 - Cử: Vua nước Kế-Tân tuốt gươm, bảo Tôn-Giả Tổ thứ 24 rằng: Sự được "Uẩn" không chăng? Sư đáp: Đã được. Hỏi: Lìa sinh tử chăng? Đáp: Đã lìa. Hỏi: Có thể cho ta cái đầu chăng? Đáp: "Thân còn chẳng có, nữa là đâu ư"! Vua liền chém đầu, sữa trắng vọt ra, tay vua tự rơi.

Niêm: Đem đầu lao vào gươm bén,

Tựa như chém làn gió xuân.

Tụng: Chém nước bằng dao có bận gì,

Lửa lùa ánh sáng chẳng hề chi

Báo tin sớm ấy xa mây nước,

Biết được riêng ai tốt nghĩ suy.

***

* Âm

7 - Cử: Đạt-Ma Đại-Sư chí Lạc-Dương Thiếu-Lâm, cửu niên diện bích nhi tọa.

Niêm: Trước nhãn khan, hưu khạp thụy.

Tụng: Bằng đoàn nhất phấn đáo Nam-Minh

Tiếp chủng đồ lao vạn lý trình

Tạc dạ chỉ tham diên thượng lạc

Kim triêu bất giác túy nan tinh

* Nghĩa:

7 - Cử: Đạt-Ma Đại-Sư đến chùa Thiếu-Lâm, thành Lạc-Dương, 9 năm ngồi quay mặt vào vách.

Niêm: Dương mắt nhìn,

Đừng ngồi ngủ.

Tụng: Chim bằng vỗ cánh tới Nam-Minh (1),

Muôn dặm noi theo luống nhọc hình.

Đêm trước chỉ tham vui yến tiệc,

Sáng nay chẳng tỉnh lúc bình minh.

* Chú thích:

(1) Nam-Minh tức Nam-Hải.

***

* Âm:

8 - Cử: Nhị-Tổ khất Đạt-Ma an tâm. Ma viết: "Tương tâm lai dữ nhữ an". Viết: "Mịch tâm liễu bất khả đắc". Ma viết: "An tâm kính".

Niêm: Tam tuế hài nhi bão hoa cổ,

Bát thập lão ông cổn tú cầu.

Tụng: Tâm ký vô tâm đạo hướng thùy,

Mộng hồi á tử nhãn ma di;

Lão-tăng man đạo năng an kính,

Tiếu sát bàng quan bất tự tri.

* Nghĩa:

8 - Cử: Đệ nhị Tổ xin Đạt-Ma an tâm. Đạt-Ma bảo: "Đem Tâm lại đây để an cho". Thưa: "Con tìm tâm rồi mà không thể được". Đạt-Ma bảo: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó".

Niêm: Hài nhi ba tuổi chơi trống bỏi,

Cụ già tám chục mặc áo hoa.

Tụng: Tâm đã không tâm hướng chỗ nào,

Người câm ngái ngủ nói chiêm bao.

Lão tăng lại nói an tâm được,

Cười ngất bàng quan (1) tự biết sao.

* Chú thích:

(1) Bàng quan: Người đứng bên cạnh nhìn, không có quan hệ với sự việc.

***

* Âm:

9 - Cử: Văn-Thù kiến nữ tử cận Phật tọa tam-muội. Văn-Thù xuất bất đắc. Phật sắc Võng-Minh xuất đắc.

Niêm: Oan gia chi tử,

Táng ngã gia-phong.

Tụng: Phật tiền đồng xuất hữu sơ thân,

Thử định ưng vi vị chính chân.

Nhược thị hóa công vô hậu bạc,

Luật hồi hà địa bất dương xuân.

* Nghĩa:

9 - Cử: Văn-Thù thấy người nữ ngồi nhập định gần Phật. Văn-Thù xuất định không được, Phật sai Võng-Minh (1) xuất được.

Niêm: Đứa con oan trái,

Mất gia-phong ta.

Tụng: Đều cùng xuất định có sơ thân,

Định ấy xem ra chửa chính chân:

Nếu đấng hóa công không hậu bạc,

Luật về (2) mặt đất khắp dương xuân.

* Chú thích:

(1) Võng-Minh (Jatiniprabha) tức Võng-Minh Bồ-Tát, hoặc gọi là Võng-Minh Đồng-Tử Bồ-Tát, một trong 16 vị tôn-giả đời Hiền-Kiếp, một trong 5 vị Tôn-giả ở 5 phương trong Kim-Cương-Giới Mạn-trà-la của Mật-Tôn.

(2) Luật về- Luật có nghĩa là trần thuật sự biến hóa về thời tiết của trời đất. Luật được chia ra Âm-luật và Dương-luật, 6 luật thuộc dương, 6 luật thuộc âm, hợp thành 12 luật để phối hợp với sự biến hóa về thời tiết của 12 tháng trong một năm, nên tháng xuân tới, gọi là dương xuân.

***

* Âm:

10 - Cử: Mã-Tổ đạo: Tòng Hồ-loạn hậu tam thập niên, bất tằng khuyết diem tương.

Niêm: Trực nhiêu bất phạm hào mang,

Dã thị niêm chùy chỉ chỉ.

Tụng: Tiền thời tằng bạn tham bôi khách,

Gia tại thường vi tửu điếm lân;

Túng lễ đồ khoa linh lợi hán,

Đồ trung định tác thất y nhân.

* Nghĩa:

10 - Cử: Mã-Tổ nói: "Từ sau loạn Ngũ-hồ 30 năm, chưa từng thiếu tương muối". (1)

Niêm: Mặc dù chẳng phạm tơ hào,

Cũng là cầm bánh dính tay.

Tụng: Thuở xưa từng bạn khách bê-tha,

Quán rượu thường ngay cạnh nách nhà;

Ví dẫu khoe khoang người lanh lợi,

Giữa đường mất áo chịu thôi mà.

* Chú thích:

(1) Loạn Ngũ Hồ: Dịch ở chữ Hồ-loạn còn có ý nghĩa là lờ mờ. Sách Hồ-loạn bí thư chép: "Cái ngày loạn Ngũ-Hồ, quân người Hán rút đi vội vàng không được hoàn-bị". Người nay cho những việc làm vội vàng cẩu thả, gọi là "Hồ-loạn". Ý Mã-Tổ nói: Từ 30 năm nay ta nói ngược nói xuôi, nhưng chưa từng phạm lỗi lầm.

***

* Âm:

11 - Cử: Bách-Trượng tái tham Mã-Tổ, Mã-Tổ nhất hát. Bách-Trượng đại-ngộ.

Niêm: Lợi chùy thiên đáp,

Bất như độn thu nhất nại.

Tụng: Tích nhật xa thư vi hỗn đồng,

Tứ biên phấn vị khởi quần phong;

Nhất huy Mã lão Thái-A kiếm,

Đạo lộ lòng tư tín tức thông.

* Nghĩa:

11 - Cử: Bách-Trượng trở lại thăm Mã-Tổ. Mã-Tổ thét một tiếng.

Bách-Trượng đại-ngộ.

Niêm: Dẫu rằng ngàn mũi dùi nhọn,

Không kịp một nhát mai cùn.

Tụng: Trục xe, lối viết chửa hòa đồng, (1)

Bốn phía rối bời tựa lũ ong;

Mã-Tổ một lần vung kiếm báu, (2)

Từ-đây đường lối được truyền thông.

* Chú thích:

(1) Trục xe, lối viết chửa hòa đồng. Kích thước khuôn khổ của chiếc xe và lối viết, trong sách vở chưa được thống nhất, ý nói thiên hạ chưa thống nhất.

(2) Kiếm báu- Dịch từ chữ Thái-A kiếm. Âu Dương-Tử và Can-Tương nước Ngô đục núi lấy sắt nung, đúc thành 3 thanh bảo-kiếm: 1) Long-Uyên, 2) Thái-A, 3) Công-Bổ.

***

* Âm:

12 - Cử: Quốc-Sư nhất nhật tam hoán thị giả. Giả tam ứng nặc. Sư viết: Tương vị ngô phụ nhữ, khước thị nhữ phụ ngô.

Niêm: Như nhân ẩm thủy,

Lãnh noãn tự tri.

Tụng: Tôn ty xướng họa lưỡng tương-đương,

Thử ý bằng thùy hiệu đoản trường;

Phế phủ hướng tiền phi lộ tận,

Cá trung chỉ hứa tự thương lường.

* Nghĩa:

12 - Cử: Quốc-Sư (1) một ngày 3 lần gọi thị-giả. Thị giả 3 lần dạ! Sư nói: "Hầu bảo ta phụ (2) ngươi, lại là ngươi phụ ta".

Niêm: Như người uống nước,

Tự biết nóng lạnh.

Tụng: Thấp cao xướng họa xứng cùng hai,

Ý ấy nương đâu sánh vắn dài;

Gan ruột phơi bày cho đến hết,

Việc này duy chỉ tự lường thôi.

* Chú thích:

(1) Quốc-Sư- Tức Nam-Dương Tuệ-Trung Quốc-Sư (-775), pháp-tư Lục-Tổ Tuệ-Năng, người phủ Thiệu-Hưng, Việt-Châu (tỉnh Triết-Giang) Trung-Quốc, được phong tên hiệu "Đại-Chứng Thiền-Sư".

(2) Phụ- Cũng đọc là cô-phụ, có nghĩa là trái ngược nhau.

***

* Âm:

13 - Cử: Đại-Qui vân, Hữu cú vô cú như đằng ỷ thụ. Sơ-Sơn vân viết. Thụ đảo đằng khô. Cú qui hà sở. Ha ha đại tiếu.

Niêm: Thủy lưu nguyên tại hải,

Nguyệt lạc bất ly thiên.

Tụng: Lãng tĩnh hồi như phong trận thu,

Đồ lao hướng ngoại khổ khu khu;

Nghi-đoàn nhất tiếu bách tạp toái,

Tự thử ưng phân ngọc thạch thù.

* Nghĩa:

13 - Cử: Đại-Qui (1) nói: "Có câu không câu, như dây leo cây". Sơ-Sơn (2) hỏi: "Cây đổ đây khô," Câu "về nơi nao?". Đại-Qui phá cười ha hả.

Niêm: Nước chảy xuôi ra biển,

Trăng lặn gắn với trời.

Tụng: Gió táp yên rồi im sóng vỗ,

Hướng ngoài nhọc xác uổng công phu;

Khối ngờ cười vỡ tan tram mảnh,

Ngọc, đá từ đây rõ dị thù.

* Chú thích:

(1) Đại-Qui- Tức Đại-Qui An Hòa-Thượng. Qui thượng đường viết: "Hữu cú vô cú, như đằng ỷ phụ".

(2) Sơ-Sơn: - Tức Sơ-Sơn Bố-Đan Thiền-sư, pháp-tự Động-Sơn Lương-Giới Thiền-sư.

***

* Âm:

14 - Cử: Bách-Trượng viết. Như hà thị bất vị nhân thuyết để pháp. Tuyền viết. Bất thị Tâm, bất thị Phật, bất thị vật.

Niêm: Thiên thánh mịch tha tung bất đắc,

Toàn thân ẩn tại đại hư-không.

Tụng: Hướng tiền công-án một thiên phủ,

Đối diện khan khan tằng dã ma;

Phật pháp vị trung lưu bất trụ,

Dạ lai y cựu lư-hoa.

* Nghĩa:

14 - Cử: Bách-Trượng (1) nói: "Như thế nào là chẳng vì người nói pháp thâm sâu"? Nam-Tuyền (2) đáp: "Chẳng là Tâm, chẳng là Phật, chẳng là vật".

Niêm: Ngàn thánh tìm đấu chúng chẳng được,

Toàn thân ẩn ở đại hư-không.

Tụng: Trước đài công-án chẳng thiên vì,

Đối diện xem xem hiểu được chi;

Phật pháp ngôi nào đều chẳng trụ,

Hoa lan chư cũ ngủ đêm về.

* Chú thích:

(1) Bách-Trượng- Tức Bách-Trượng Hoài-Hải (720-814), người huyện Trường-Lạc, Phúc-Châu, Trung-Quốc, pháp-tự của Mã-Tổ Đạo-Nhất được ban tên hiệu "Đại-Trí Thiền-Sư".

(2) Nam-Tuyền- Tức Nam-Tuyền Phổ-Nguyện (785-934), người huyện Tân-Hương, Trịnh-Châu, Trung-Quốc, pháp-tự của Mã-Tổ Đạo-Nhất phái Nam-Nhạc.

***

* Âm:

15 - Cử: Nam-Tuyền vân. Tâm bất thị Phật. Trí bất thị đạo.

Niêm: Hấp tận huyền vi yếu,

Hồi trình nguyệt dạ hành.

Tụng: Vạn lại thanh trầm đẩu bính di,

Toàn khung trừng triệt tuyệt hà tỳ;

Trượng lê đổ ỷ đăng lâu vọng,

Tịch tịch liêu liêu hà sở vi.

* Nghĩa:

15 - Cử: Nam-Tuyền nói: "Tâm chẳng là Phật, Trí chẳng là Đạo".

Niêm: uống cạm lẽ huyền vi,

Đường về trăng chiếu sáng.

Tụng: Muôn tiếng (1) lắng chìm sao đẩu chuyển,

Áng mây chẳng gợn khắp bầu trời;

Gậy lê luống tựa trên lầu ngắm,

Đêm vắng im lìm lặng lẽ trôi.

* Chú thích:

(1) Muôn tiếng lắng chìm sao đẩu chuyển - Dịch câu "Vạn lại thanh trầm đẩu bính di". Vạn lại nghĩa là muôn tiếng vang động. Đẩu bính di nghĩa là khi sao Bắc-Đẩu chỉ về góc Đông-Nam thì vạn vật nhất tề thanh-khiết.

***

* Âm:

16 - Cử: Lâm-Tế xuất thế hậu, duy dĩ bổng hát thị đồ.

Phàm kiến Tăng nhập môn tiện hát.

Niêm: Ngũ nguyệt ngũ nhật ngọ thời thư,

Xích khẩu độc thiệt tận tiêu trừ.

Tụng: Nhập môn tiện hát dục hà hành,

Dẫn đắc nhi tôn túy lý tinh;

Bất thị xuân lôi thanh nhất chấn,

Tranh giao hàm giáp tận khai manh.

* Nghĩa:

16 - Cử: Sau kh Lâm-Tế (1) ra đời, chi lấy gậy và tiếng thét để khai thị đồ chúng. Hễ thết Tăng mới nhập môn liền "thét".

Niêm: Giờ ngọ ngày 5 tháng 5 viết,

Miệng đỏ lưỡi độc hết tiêu trừ.

Tụng: Nhập môn liền thét để đề tê,

Muốn dẫn cháu con tinh giấc mê;

Chẳng có sấm xuân vang một tiếng,

Cỏ cây sao nẩy khắp muôn bề.

* Chú thích:

(1) Lâm-Tế- Tức Lâm-Tế Nghĩa-Huyền (867). pháp-tự Tổ Hoàng-Nghiệt Hy-Vân, khai sáng Lâm-Tế-Tôn.
***

* Âm:

17 - Cử: Nam-Tuyền vân. Bình thường tâm thị Đạo.

Niêm: Hàn tức ngôn hàn,

Nhiệt tức ngôn nhiệt.

Tụng: Bạch ngọc nguyên lai một phủ ngân,

Hà tu chùy trác khổ cầu tân;

Đổ trình bất thiệp gia hương đáo,

Phó dữ huyền nhai tản thủ nhân.

* Nghĩa:

17 - Cử: Nam-Tuyền nói: "Tâm bình thường là Đạo".

Niêm: Lạnh nói rằng lạnh,

Nóng nói rằng nóng.

Tụng: Ngọc trắng nào vương dìu búa đẽo,

Hoài công nạo gọt để cầu tân;

Quê hương đến được đâu cần lối,

Vách đá buông tay chẳng ngại ngần.

***

* Âm:

18 - Cử: Triệu-Châu vân. Chư nhân bị thập nhị thời sở tiện. Lão tăng xử đắc thập nhị thời.

Niêm: Hiệp thế khi nhân,

Vô bản khả cứ.

Tụng: Lão hán năng ư thập nhị thần,

Linh Long mãnh hổ sử chi thuần;

Dục tri điểm thiết thành kim pháp,

Bất dữ nhân gian hữu sư văn.

* Nghĩa:

18 - Cử: Triệu-Châu (1) nói: "Mọi người bị 12 thời sai khiến, Lão tăng sai khiến được 12 thời (2).

Niêm: Cậy thế lừa dối người,

Thật không nơi căn cứ.

Tụng: Lão tăng với cả mười hai thần,

Mãnh hổ ác long khiến chúng thuần;

Sắt luyện thành vàng ai muốn biết,

Chẳng nghe việc ấy ở nhân gian.

* Chú thích:

(1) Triệu-Châu- Tức Triệu-Châu Tùng-Thẩm (778-897), người Tào-Châu, tỉnh Sơn-Đông, Trung-Quốc, Pháp-tự của Nam-Tuyền Phổ-Nguyện. Thọ 120 tuổi, được ban pháp hiệu "Chân-Tế Đại-Sư".

(2) 12 thời- Tức 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

***

* Âm:

19 - Cử: Tăng vấn Lâm-Tế. Như hà vô vị chân nhân. Tế vân: Can thỉ quyết.

Niêm: Đạn thước thất châu,

Đầu thử ô khí.

Tụng: Vo vị chân nhân can thỉ quyết,

Tòng giao Thích-tử táng gia phong;

Khan khan hướng hạ hoàn tri phủ,

Nhập hải nê ngưu thất cước tung.

* Nghĩa:

19 - Cử: Tăng hỏi Lâm-Tế: "Thế nào là vô vị chân nhân"? Lâm-Tế đáp: "Que gạt phân".

Niêm: Bắn chim mất hạt châu,

Bẫy chuột nhơ đồ vật.

Tụng: Vô vị chân nhân que gạt phân,

Chỉ người con Phật mất bản chân;

Con đường hướng hạ xem cho đặng,

Vào biển trâu bùn mất dấu chân.

***

* Âm:

20 - Cử: Triệu-Châu Vân. Ngũ-Đài sơn kham phá bà tử.

Niêm: Ngũ nghịch văn lôi,

Bất dung yểm nhĩ.

Tụng: Đạn chỉ đài sơn tuyệt thị ngoa,

Bất lao tiến bộ đắc hoàn gia;

Can qua bất động nhung tâm phục,

Bảo-hạp hà tu xuất Thái-A.

* Nghĩa:

20 - Cử: Triệu-Châu nói: "Đã khám phá ra bà lão ở núi Ngũ-Đài".

Niêm: Kẻ ác nghe sấm động,

Chẳng dung kịp bịt tai.

Tụng: Chỗ đến Ngũ-Đài đâu chính xác,

Không cần tiến bước được về nhà;

Can qua chẳng động lòng người phục,

Hộp báu cần chi tuốt Thái-A.

***

* Âm:

21 - Cử: Triệu-Châu vân. Kim Phật bất độ lô, mộc Phật bất độ hỏa, nê Phật bất độ thủy. Chân Phật ốc lý tọa.

Niêm: Sơn thị sơn, thủy thị thủy,

Phật tại thậm mạ xứ.

Tụng: Võng-xuyên đồ thượng liệt thành hình,

Tích nhật Vương-Duy lãng đắc danh;

Uống phí đan thanh nan họa xứ,

Không trung nguyệt hạo dữ thanh phong.

* Nghĩa:

21 - Cử: Triệu-Châu nói: "Phật vàng chẳng qua lò, Phật gỗ chẳng qua lửa, Phật đất chẳng qua nước. Chân Phật ngồi trong nhà.

Niêm: Núi là núi, Nước là nước.

Phật ở nơi chốn nào?

Tụng: Võng-xuyên đồ (1) ấy xếp thành hình,

Ngày trước Vương-Duy vẽ nổi danh;

Uổng phí nét son nơi khó tả,

Trong không trăng sáng với phong thanh.

* Chú thích:

(1) Võng-xuyên đồ- Bức vẽ phong cảnh Võng-Xuyên ở huyện Lam-Điền tỉnh Thiểm-Tây, do Vương-Duy đời Đường vẽ. Vương-Duy là nhà vẽ nổi tiếng về sơn thủy mây đá. Vì Vương-Duy có một biệt trang ở bên sông Võng, nên ông thường theo phong cảnh của Võng-Xuyên mà vẽ, nét vẽ rất độc đáo.

***

* Âm:

22 - Cử: Triệu-Châu vân. Ngã tại Thanh-Châu tác nhất lĩnh bổ sam trọng thất cân.

Niêm: Trấn-châu la bực do tự khả,

Thanh Châu bổ sam cánh sầu nhân.

Tụng: Nhất lĩnh bổ sam đặc dị thường,

Triệu-Châu khiếp tứ bất bao tàng;

Cá trung nghĩ nghị phân thù lạng,

Tiếu sát đông phongg Mạnh Bát Lang.

* Nghĩa:

22 - Cử: Triệu-Châu nói: "Ta ở Thanh-Châu may một chiếc áo vải nặng bảy cân".

Niêm: Củ cải Trân-châu còn khả dĩ,

Áo vải Thanh-Châu lại rầu người.

Tụng: Áo vải một manh thật khác thường,

Triệu-Châu chẳng cất dấu trong rương;

So đo trong ấy chia thù lạng,

Cười vỡ nhà bên Mạnh-Bát-Lang. (1)

* Chú thích:

(1) Mạnh-Bát-Lang- Ý nghĩa không xác thực, không biết phép khinh trọng, lẽ sinh tử, để ám chỉ người u-mê gọi là Mạnh-Bát-Lang.

***

* Âm:

23 - Cử: Tăng vấn Triệu-Châu. Cẩu-tử hữu Phật-tính dã vô. Châu vân vô. Hựu vấn: Chân vân hữu.

Niêm: Lưỡng thải nhất tái.

Tụng: Vấn trước đương tiền đới hữu vô,

Trực giao ngôn hạ diệt quần hồ;

Nhất sinh tự phụ anh lính hán,

Dã thị do vi bất trượng phu.

* Nghĩa:

23 - Cử: Tăng hỏi Triệu-Châu: "Con chó có Phật-tình không?" Triệu-Châu đáp: "Không". Lại hỏi, Châu đáp: "Có".

Niêm: Nửa cân tám lạng,

Tám lạng nửa cân.

Tụng: Hỏi đáp nhịp nhàng giữa hữu vô,

Dưới lời nói ấy diệt hàm hồ;

Một đời tự phụ trang hào kiệt,

Thế cũng vẫn là chẳng trượng-phu.

***

* Âm:

24 - Cử: Triệu-Châu: Hữu Phật xứ bất đắc trụ. Vô Phật xứ cấp tẩu quá.

Niêm: Thủy đáo cừ thành,

Bổng thùy ngân hiện.

Tụng: Hữu vô Phật xứ lưỡng câu quyên,

Giá ngữ đô lai vị thị tuyền;

Mạt hậu dương hoa hoàn cử tự,

Bất ly thốn bộ đáo Tây-thiên.

* Nghĩa:

24 - Cử: Triệu-Châu nói: "Nơi có Phật chẳng dừng lại, nơi không Phật gấp chạy qua".

Niêm: Nước đến thành ngòi,

Gậy lăn hiện vết.

Tụng: Có không chốn Phật xứ đều quên,

Lời ấy xem ra vẫn chửa tuyền;

Tựa thế sau này hoa nhắc "cử",

Không rời tấc bước tời Tây-thiên.

***

* Âm:

25 - Cử: Thủ-Sơn niêm trúc-bề vân: Hoán tác trúc-bề tức xúc. Bất hoán tác trúc-bề tức bội. Thả hoán tác thập ma.

Niêm: Vật động trước,

Động trước tam thập bổng.

Tụng: Trúc bề bội xúc chính nan phân,

Trực hạ minh minh cử tự nhân;

Tuy thị thản đồ trần bất động,

Nhất tràng lậu đậu mãn kinh trăn.

* Nghĩa:

25 - Cử: Thủ-Sơn (1) giơ cây trúc bề (thước tre) nói: "Nếu cái này gọi là trúc bề tức "xúc" (khẳng định), chẳng gọi là trúc bề tức "bội" (phủ định), vậy gọi là gì?".

Niêm: Chớ có động tới,

Động tới ba mươi gậy.

Tụng: Trúc-bề phải trái khó phân rành,

Lập tức nâng lên chỉ chúng nhân;

Dẫu chẳng bụi mời đường phẳng lặng,

Một trường gai góc khó hoàn thành.

* Chú thích:

(1) Thủ-Sơn: - Tức Thủ-Sơn Tỉnh-Niêm (926-993) người đất Lai-Châu, Trung Quốc, pháp tự của Phong-Huyệt Duyên-Chiểu Thiền-Sư, tôn Lâm-Tế.

***

* Âm:

26 - Cử: Tăng vấn Động-Sơn. Như hà thị Phật, Sơn vân: Bích thượng ma tam cân.

Niêm: Hoán nhất vật hoàn bất trúng.

Tụng: Vấn Phật như hà thuyết báo quân,

Động-Sơn bích thượng sổ ma cân;

Tuy nhiên vô hữu phong trần thiệp,

Dã thị do tương cảnh thị nhân.

* Nghĩa:

26 - Cử: Tăng hỏi Động-Sơn (1): "Thế nào là Phật?" Động-Sơn đáp: "Ba cân gai trên vách".

Niêm: Gọi một vật lại chẳng đúng.

Tụng: Hỏi Phật là sao cần biết rõ,

Động-Sơn chỉ vách mấy cân gai;

Dẫu rằng gió bụi không can thiệp,

Cũng vẫn còn vương cảnh chi người.

* Chú thích:

(1) Động-Sơn: Tức Động-Sơn Thủ-Sơ, hiệu là Sùng-Tuệ Đại-Sư, pháp-tự của Vân-Môn Văn-Yển, kiến lập pháp-tràng ở Động-Sơn thuộc Tương-Châu.

***

* Âm:

27 - Cử: Tăng vân Hiện-Tử Hòa-Thượng. Tây lai ý. Hiện vân. Thần tiền tửu đài bàn.

Niêm: Nhược phi sư-tử nhi,

Bất miễn trục chuyển khối.

Tụng: Trực tiệt căn nguyên vô xứ y,

Mục tiền cử tự dữ quân tri;

Nhược ngôn Tổ ý thần tiền thị,

Đại tự hô quần tác khố nhi.

* Nghĩa:

27 - Cử: Tăng hỏi Hiện-Tử Hòa-Thượng (1) về ý "Tây Lai". Hiện-Tử đáp: "Mãn rượu trước bàn thờ thần".

Niêm: Nếu chẳng phải nòi giống sư-tử,

Tránh sao khỏi vờn khối đất lăn.

Tụng: Chặt đứt cỗi nguồn chẳng chốn nương,

Bảo người trước mắt phải am tường,

Rượu thần nếu bảo là cơ Tổ,

Gọi khố làm quần thật đáng thương.

* Chú thích:

(1) Hiện-Tử Hòa-Thượng: - Hòa-Thượng chỉ mặc một chiếc áo vào mùa đông, và hạ; thường ngày đi bắt trai, hến ở bờ sông, biển để sinh sống, nên người đời gọi là Hiện-Tử Hòa-Thượng. Theo "Ngũ Đăng Hội-Nguyên" chép: "Hiện-Tử Hoà-Thượng, người phủ Kinh-Triệu, chẳng rõ là người gì, sư tích rất lạ lùng, chỗ ở không nhất định, mùa đông cũng như mùa hạ, chỉ mặc một manh áo, hằng ngày men theo bờ sông bắt trai, hến để ăn, nên cư dân gọi là Hiện-tử Hoà-Thượng".

***

* Âm:

28 - Cử: Vô-Nghiệp Quốc-Sư vân. Nhược nhất hào đầu phàm thánh vị tân. Vị miễn nhập lư thai mã phúc lý khứ. Bạch-Vân-Đoan Hòa-Thượng vân; Thiết sử nhất hào đầu phàm thánh niệm tận. Diệc vị miễn nhập lư thai mã phúc khứ.

Niêm: Phần sơn tu hổ tỵ, Đả thảo yếu xà kinh.

Tụng: Thử ngữ đô lai vô chí khí,

Đẳng nhàn đả thảo yếu xà kinh;

Nhược nhân quán thiệp Trường-An lộ,

Tản thủ hà tu khổ vấn trình.

* Nghĩa:

28 - Cử; Vô-Nghiệp Quốc-Sư (1) nói: "Nếu một mẩy may ý niệm phàm thánh chưa hết, chưa tránh khỏi vào bụng ngựa, thai lừa". Bạch-Vân-Đoan Hòa-Thượng (2) nói: "Vì khiến một mẩy may ý niệm phàm thánh đả hết, cũng chưa tránh khỏi vào bụng ngựa thai lừa".

Niêm: Đốt núi nên hổ lánh, Phạt có để rắn kinh.

Tụng: Lời ấy xem ra chí chẳng minh,

Bỗng dưng phạt có để xả kinh;

Người quen lối đến Trường-An nọ,

Chỉ cái vung tay vượt lộ trình.

* Chú thích:
(1) Vô-Nghiệp Quốc-Sư: -Tức Vô-Nghiệp Thiền-Sư, pháp tự của Mã Tổ Đạo-Nhất. Trong "Vô-nghiệp Quốc-Sư quảng lục', ngài Vô-Nghiệp chỉ nói: "Mạc Vọng Tưởng".

(2) Bạch-Vân-Đoan Hòa-Thượng: - Tức Bạch-Vân Thủ-Đoan Thiền-Sư, người Thư-Châu, pháp-tự của Dương-kỳ-Hội.***

* Âm:

29 - Cử: Huyền-Sa thị chúng vân. Chư phương lão túc tận thị tiếp vật độ sinh. Hốt ngộ tam chủng bệnh nhân lai. Như hà tiếp. Hoạn manh giả. Niêm chùy thụ phất. Tha hựu bất kiến. Hoạn lung giả. Ngữ ngôn ta muội, tha hựu bất văn. Hoạn á giả. Giáo y thuyết, hựu thuyết bất đắc.

Niêm: Khát ẩm cơ san,

hàn y nhiệt phiến.

Tụng: Ưu chi thích thích lạc hi hi,

Tỵ trực mi hoành bất dị tri;

Cơ khát nhiệt hàn tùy xứ đắc,

Hà tu đặc địa khước sinh nghi.

* Nghĩa:

29 - Cử: Huyền-Sa (1) bảo chúng rằng "Các bậc lão túc khắp nơi, đều nói tiếp vật độ sinh, chợt gặp 3 thứ người bệnh lại, phải tiếp họ như thế nào? Gặp người bệnh mù, nếu giơ "Chùy" dựng "Phất", họ lại chẳng thấy. Gặp người bệnh điếc, nếu nói "Tam muội", họ lại chẳng nghe. Gặp người bệnh câm, nếu dạy "nói", họ nói chẳng được.

Niêm: Khát uống đói ăn,

Rét áo nóng quạt.

Tụng: Khi buồn ủ rũ thích tươi cười,

Mũi thẳng mày ngang dễ thấy thôi;

Đói khát lạnh nồng theo sở thích,

Sao sinh khác biệt dạ bồi hồi.

* Chú thích:

(1) Huyền-Sa: - Tức Huyền-Sa Sư-Bị (831-908) người Mân-huyện, Phúc-Châu, Trung-Quốc, thuộc phái Thanh-Nguyên.
***
* Âm:

30 - Cử: Thụy-Nham thường hoàn chủ-nhân ông, tỉnh tỉnh trước, hướng hậu mạc bị nhân khi man.

Niêm: Đề đắc huyết lưu vô dụng xứ,

Bất như giam khẩu độ tàn xuân.

Tụng: Thụy-Nham thường hoán chủ nhân ông,

Anh lược trầm cơ diệc vị hùng;

Nhược thị thế gian vô địch tướng,

Tranh giao kỹ kích nhật vi long.

* Nghĩa:

30 - Cử: Thụy-Nham thường gọi chủ nhân ông: "Tỉnh tỉnh đi. Từ đây về sau chớ bị người lừa dối".

Niêm: Kêu cho đứt ruột đều vô dụng,

Chi bằng im miệng đợi tàn xuân.

Tụng: Thụy-Nham (1) thường gọi chủ nhân ông,

Anh lược cơ chìm vẫn chửa hùng;

Nếu bảo thế gian không địch tướng,

Sao ngày chiến thuật lại hưng long.

* Chú thích:

(1) Thụy-Nham: - Tức Thụy-Nham Sư-Ngạn, người Mân huyện, Trung-Quốc, thuộc Thanh-Nguyên, sau khi tịch được ban tên hèm là "Không-Chiếu Thiền-Sư".

***

* Âm:

31 - Cử: Tam-Thánh-Vân: Ngã phùng nhân tức xuất. Xuất tắc bất vị nhân. Hưng-Hóa vân: ngã phùng nhân tắc bất xuất. Xuất tắc tiện vị nhân.

Niêm: Nhất cá manh qui

Bán song bí miết.

Tụng: Phùng khát chi thời tiện ẩm tương,

Chung triêu thuyết thực bất,sung trường;

Lưỡng điều lợi nhận hưu niêm mật,

Dị nhật nhi đồng khẩu nội thương.

* Nghĩa:

31 - Cử: Tam-Thánh (1) nói: "Ta gặp người liền ra đời, ra thời chẳng vì người". Hưng-Hóa (2) nói: "Ta gặp người thời chẳng ra đời, ra đời thời liền vì người".

Niêm: Một con rùa mù mắt,

Nửa cặp ba ba què.

Tụng: Khát nước tức thời phải uống ngay,

Nói ăn trọn bữa ruột sao đầy;

Đôi bên bén nhọn đừng niêm kín,

Đứt miệng trẻ con ắt có ngày.

* Chú thích:

(1) Tam-Thánh: - Tức Tam-Thánh Tuệ-nhiên Thiền-Sư ở viện Tam-Thánh, thuộc Trấn-Châu, pháp-tự của Lâm-Tế Nghĩa-Huyền Thiền-Sư.

(2) Hưng-Hóa: - Tức Hưng-Hóa Tồn-Tưởng Thiền-Sư, người đời Đường, thuộc tông Lâm-Tế, sau được ban tên hèm là "Quảng-Tế Thiền-Sư".

***

* Âm:

32 - Cử: Nam-Tuyền kiến Đặng-Ẩn-Phong lai. Chỉ tịnh bình vân. "Tịnh bình thị cảnh. Nễ bất đắc động trước cảnh".

Niêm: Thuyết hữu hướng thập ma xứ trước.

Tụng: Kinh trung vô cấu tự đồ ma,

Phí tận công phu bất nại hà;

Mặc mặc hưu hưu tùy xứ lạc,

Đương thời phạn hậu nhất bôi trà.

* Nghĩa:

32 - Cử: Nam-Tuyền (1) thấy Đặngj-Ẩn-Phong (2) tới chỉ cái tịnh bình nói: "Tịnh bình là cảnh, ngươi chẳng được đụng tới cảnh".

Niêm: Nói có hướng chốn nào đụng?

Tụng: Trong gương không bụi tự lau chùi,

Luống phí công phu uổng sức thôi;

Lặng lẽ nghỉ ngơi tùy chỗ thí,

Chén trà sau lúc bữa cơm rồi.

* Chú thích:

(1) Nam-Tuyền: - Tức Nam-Tuyền Phổ-Nguyện (748-834), người Trịnh-Châu, Trung-Quốc, pháp-tự của Mã-Tổ Đạo-Nhất, thuộc phái Nam-Nhạc.

(2) Đặng-Ẩn-Phong: - Tức Ngũ-Đài Ẩn-Phong Thiền-Sư, cũng tham thiền nơi Mã-Tổ Đạo-Nhất, thuộc hệ phái Nam-Nhạc.

***

* Âm:

33 - Cử: Thạch-Đầu vân: Nhậm ma dã, bắt đắc. Bất nhậm ma dã, bắt đăc. Nhậm ma, bất nhậm ma tổng bất đắc.

Niêm: Chư hành vô thường,

Nhất thiết giai khổ.

Tụng: Hảo cá thoại đoan tương tự nhữ,

Tạm vi cốc khẩu bạch vân hoành;

Túng nhiêu toàn đắc thập phân cử,

Do tại độ trung vạn lý trình.

* Nghĩa:

33 - Cử: Thạch-Đầu (1) nói: "Như thế cũng chẳng được, chẳng như thế cũng chẳng được. Như thế, chẳng như thế đều chẳng được".

Niêm: Mọi hiện tượng đều vô thường,

Hết thảy đều là khổ cả.

Tụng: Chuyện này tương tự nói cùng ngươi,

Cửa núi mây ngang chốc lát thôi;

Cho dẫu mười phần nay cử được,

Hành-trình muôn dặm nửa đường thôi.

* Chú thích:

(1) Thạch-Đầu: - Tức là Thạch-Đầu Hy-Thiên (700-790), người Cao-Yêu, Đoan-Châu, Trung-Quốc, pháp-tự của Thanh-Nguyên Hành-Tư, được ban tên hèm là "Vô-Tế Đại-Sư".

***

* Âm:

34 - Cử: Tăng vấn: Như hà thị Giáp-Sơn cảnh. Sơn vân: Viên bão tử qui thanh chướng hậu, Điểu hàm hoa lạc bích nham tiền.

Niêm: Can mộc tùy thân,

Phùng tràng tắc hý.

Tụng: Giáp-Sơn u cảnh vô nhân đáo,

Trực hạ ưng đương tác mạ sinh;

Nhược thị thắng lưu chân cụ nhãn,

Nhậm giao nhật ngọ cổ tam canh.

* Nghĩa:

34 - Cử: Tăng hỏi: "Thế nào là cảnh của Giáp-Sơn"? Giáp-Sơn (1) đáp: "Vượn ẵm con về sau núi biếc, chim tha hoa rụng trước non xanh".

Niêm: Cây gậy đem theo mình,

Gặp đâu làm trò đấy.

Tụng: Núi Giáp cheo leo người vắng bóng,

Xem ra cảnh ấy tuyệt hồng trần;

Tròn đầy mắt tuệ là ai đó,

Giữa ngọ canh ba trống cứ ngân.

* Chú thích:

(1) Giáp-Sơn: - Tức Giáp-Sơn Thiện-Hội (884 - ), người Quảng-Châu, Trung Quốc, pháp-tự của Thuyền-Tử Đức-Thành, sau kiến thiết Thiền-Viện ở núi Giáp-Sơn, được ban tên hèm là "Truyền-Minh Đại-Sư", thuộc hệ phái Thanh-Nguyên.

***

* Âm:

35 - Cử: Tăng vấn Mục-Châu: Nhất khí hoàn chuyển đắc nhất Đại-Tạng kinh dã vô. Châu vân. Hữu thậm tất-la chuy tử khoái tương lai.

Niêm: Tản thủ đáo gia,

Bất lao tiến bộ.

Tụng: nhất khí tự năng hồi nhất tạng,

Bất lao trích diệp dữ tầm chi;

Vô biên huyền nghĩa chiêu nhiên hiện,

Vấn trước sơn-tăng tổng bất tri.

* Nghĩa:

35 - Cử: Tăng hỏi Mục-Châu (1): "Thiền-Sư một hơi có thể chuyển một Đại-tạnh kinh chăng?" Mục-Châu đáp: "Có bánh bao mau mang lại đây".

Niêm: Vung tay tới nhà,

Chẳng nhọc cất bước.

Tụng: Một hơi chuyển được cả tàng kinh,

Hái lá tìm cành chẳng nhọc mình;

Diệu nghĩa vô biên đều hiển hiện,

Sơn-Tăng chẳng biết đáp sao rành.

* Chú thích:

(1) Mục-Châu: - Mục-Châu Trần-Tôn-Túc, húy là Đạo-Minh, con họ Trần ở Gianh-Nam, pháp tự của Hoàng-Nghiệt Hy-Vận Thiền-Sư, thuộc về phái Nam-Nhạc.
***

* Âm:

36 - Cử: Lâm-Tế hội trung, lưỡng đường Thủ-Tọa tề hạ hát. Tăng vấn hoàn hữu tân chủ dã vô. Tế vân tân chủ lịch nhiên.

Niêm: Dã thị hầu bạch loạn thuyết.

Tụng: Thánh chúa đương thiên cổ hóa phong,

Bản đồ văn phạm tận tương đồng;

Do khai viễn cận phân cương lý,

An đắc lâm dân tế thế công.

* Nghĩa:

36 - Cử: Trong hội Lâm-Tế (1), Thủ-Tọa của hai Đường (Đông đường, Tây đường) đều cất tiếng thét. Vị Tăng hỏi: "Lại có khách, chủ hay không"? Lâm-Tế đáp: "Khách, chủ rõ ràng".

Niêm: Cũng là loài vượn nói lăng xăng.

Tụng: Giữa trời Thánh Chúa thổi thuần phong,

Văn-phạm bản đồ mát mẻ chung;

Cương giới phân chia thành bờ cõi,

Công lao tế thế thiếu viên dung.

* Chú thích:

(1) Lâm-Tế: - Tức Lâm-Tế Nghĩa-Huyền ( - 867), người Nam-Hoa, Tào-Châu, Trung-Quốc, pháp-tự của Hoàng-Nghiệt Hy-Vân. Khai sáng Lâm-Tế Tôn, được ban tên hiệu "Tuệ-Chiếu Đại-Sư".

***

* Âm:

37 - Cử: Huyền-Sa vân: Nhược luận giả sự. Dụ tự nhất phiến điền địa chủ. Chí giới phận khế mại dữ chư nhân liễu dã. Chỉ hữu trung tâm thọ tử. Do thuộc Lão Tăng tại.

Niêm: Đại hải bất nạp tử thi.

Tụng: Túng lễ minh minh ngộ liễu nhân,

Tâm đầu vạn lự một vân phân;

Cá trung thượng hữu ty hào tại,

Nhập nhãn hoàng kim khước thị trần.

* Nghĩa:

37 - Cử: Huyền-Sa (1) nói: "Nếu bàn là "Sự". Ví như chủ một mảnh ruộng đất, trong phạm-vi giới hạn đem bán cho mọi người rồi. Chỉ có hạt cây nơi trung tâm, còn thuộc về Lão-Tăng".

Niêm: Biển cả chẳng dung thây chết.

Tụng: Dẫu kẻ rõ ràng người liễu ngộ,

Nơi tâm trút hết nỗi phân vận;

Ty hào trong ấy còn vương mắc,

Vào mắt vàng kia vẫn bụi trần.

* Chú thích:

(1) Huyền-Sa: - Tức Huyền-Sa Sư-Bị Thiền-Sư, thuộc phái Thanh-Nguyên.

***

* Âm:

38 - Cử: Tăng vấn Tư Hòa-Thượng Phật-Pháp đại ý. Tư vân. Lư-Lăng mễ tác ma giá.

Niêm: Trúc ảnh tảo giai trần bất động,

Nguyệt luân xuyên hải thủy vô ngân.

Tụng: Giá ngôn chân thị anh linh hán,

Thâu tận căn cơ tiếp hữu tình;

Nhất vấn Lư-Lăng hà mễ giá,

Toàn nhiên tổng bất thiệp đồ trình.

* Nghĩa:

38 - Cử: Tăng hỏi Tư Hòa-Thượng (1) về đại ý Phật-Pháp. Hòa-Thượng đáp: "Giá gạo ở Lư-Lăng ra sao"?

Niêm: Bóng trúc quét thềm trần chẳng động,

Vầng trăng xuyên biển nước không ngân.

Tụng: Lời này quả thật bậc thông minh,

Thâu hết căn cơ tiếp hữu tình;

Hỏi chuyện Lư-Lăng về giá gạo,

Hoàn toàn chẳng bén tới đồ-trình.

* Chú thích:

(1) Tư Hòa-Thượng: - Tức Thanh-Nguyên Hành-Tư Hòa-Thượng ( - 740), người An-Thành, Cát-Châu, Trung-Quốc, pháp-tự của Lục-Tổ Tuệ-Năng, vì trụ trì chùa Tĩnh-Cư ở núi Thanh-nguyên thuộc Cát-Châu, nên có tên là Thanh-Nguyên, được vua ban tên hiệu là "Hoàng-Tế Thiền-Sư".

***

* Âm:

39 - Cử: Tăng vấn Văn-Thù: Vạn pháp qui nhất. Nhất qui hà xứ. Thù vân: Hoàng-Hà cửu khúc.

Niêm: Hữu thời nhân hảo nguyệt,

Bất giác quá Thương-Châu.

Tụng: Hoàng-hà cửu khúc vị quân cử,

Một thiệp đồ-trình tự đáo gia;

Bạch trú kỷ đa khai nhãn vọng,

Bất tri Diêu-tử quá Tân-La.

* Nghĩa:

39 - Cử: Tăng hỏi Văn-Thù (1): "Vạn pháp trở về một, một đi về đâu"? Văn-Thù đáp: "Sông Hoàng-Hà chín khúc". (2)

Niêm: Nhân lúc có trăng đẹp,

Thình lình qua Thương-Châu.

Tụng: Hoàng-Hà chín khúc đáp sâu xa,

Chẳng thiệp đường dài tự tới nhà;

Mở mắt ban ngày bao kẻ ngóng,

Nào hay chim trĩ vượt Tân-La. (3)

* Chú thích:

(1) Văn-Thù: Có thể là Văn-Thù Tuyên-Năng phái Hoàng-Long, hoặc Văn-Thù Tâm-Đạo phái Dương-Kỳ, chưa biết rõ.

(2)Hoàng-Hà chín khúc: Sông Hoàng-Hà, con sông lớn thứ hai ở Trung-Quốc, dài hơn 8.000 đặm, cứ mỗi ngàn dặm là một khúc, nên gọi là Hoàng-Hà chín khúc.

(3) Chim trĩ vượt Tân-La: Chim trĩ đã bay xa, ý nói đã chậm mất rồi.

***

* Âm:

40 - Cử: Nam-Tuyền vấn Triệu-Châu. Nhữ thị hữu chủ Sa-Di, vô chủ Sa-Di. Châu vân hữu chủ. Tuyền vân. Như hà thị hữu chủ, Châu xoa thủ vân. Tức nhật cung duy tôn hậu động chỉ vạn phúc.

Niêm: Phục thủ hoạt chùy bất hoán nhận,

Thiện sử chi nhân giai đắc tiện.

Tụng: Triệu-Châu xoa thủ thị ư nhân,

Bất lạc song biên chủ tự phân;

Khởi thị Hoa-Lam Hàn lệnh thuật,

Tranh tri hội tạo tửu tuân tuần.

* Nghĩa:

40 - Cử: Nam-Tuyền hỏi Triệu-Châu: "Ngươi (1) là Sa-Di có chủ, hay Sa-Di không chủ"? Triệu-Châu đáp: "Có chủ" Nam-Tuyền hỏi: "Thế nào là có chủ"? Triệu-Châu khoanh tay đáp: "Ngay lúc này đây, cung kính sức khỏe Thầy luôn luôn vạn phúc".

Niêm: Khoanh tay hoạt chùy chẳng đổi gươm,

Người khéo sử dụng tiện muôn phương.

Tụng: Khoanh tay Tùng-Thẩm (Triệu-Châu) trả lời người,

Chủ khách đôi bên vẹn cả mười;

Có được Hoa-Lam hàn lệnh thuật, (2)

Tuân tuần (3) rượu nấu dễ như chơi.

* Chú thích:

(1) Ngươi: - Dịch ở chữ Nhữ, trongsách nguyên bản chữ Hán đã khắc lầm chữ Nhữ thành chữ Pháp nay đính chính lại cho đúng nghĩa.

(2) Hàn lệnh thuật: - Thuật nấu rượu của Hàn-Tương-Dũ ở Hoa-Lam.

(3)Rượu tuân-tuần: - Tương truyền, Hàn-Tương-Dũ có đạo thuật, hay nấu rượu được chỉ trong khoảnh khắc, nên gọi là rượu tuân-tuần. Tuân-tuần có nghĩa chỉ trong giây phút. Theo Thái bình quảng-ký.

***

* Âm:

41 - Cử: Tăng vấn Mộc-Am. Như hà thị nột-y hạ sự. Am vân: Châm chùy bất nhập.

Niêm: Tĩnh tọa tuyệt tiêm trần,

Hư không bất thông tuyến.

Tụng: Trí chi tắc nhuyễn nữu chi nhu,

Thiết ngạch đồng đầu tiến mạc du;

Tuy thị hư không vô gián khích,

Dạ lai y cựu quế hoa thu.

* Nghĩa:

41 - Cử: Tăng hỏi Mộc-Am (1) "Thế nào là công việc của một nột-y (Tăng-sĩ)". Mộc-Am đáp: "Kim đâm chẳng vào".

Niêm: Ngồi tĩnh dứt bụi trần,

Hư không chẳng lối thông.

Tụng: Cầm thời mịn mượt ấn thời mềm,

Trán sắt đầu đồng đụng chẳng xuyên;

Dẫu thật hư không, không kẽ hở;

Đêm về hoa quế giấc thu-yên.

* Chú thích:

(1) Mộc-Am: - Tức Mộc-Am Tính-Thao (1611-1684), người đất Tân-Giang, Tuyền-Châu, Trung-Quốc, một Thiền-Sư trứ danh thuộc Tôn Hoàng-Nghiệt. Tác giả của "Đông-Sơn ngữ lục"10 quyển và "Tượng-Sơn ngữ lục" 1 quyển.

***

* Âm:

42 - Cử: Bàng cư-vĩ vân. Thử thị tuyển Phật tràng. Tâm không cập đệ qui.

Niêm: Nhạn tháp đề danh,

Bất dung duệ bạch.

Tụng: Thuần y bách kết thảo hài xuyên,

Tuyển Phật tràng trung đoạt quế tiên;

Nhược vị không tâm lai ứng cử,

Bất tao tiên thát dã tao quyền.

* Nghĩa:

42 - Cử: Bàng cư-sĩ (1) nói: "Đây là trường tuyển Phật, Tâm không đỗ trở về.

Niêm: Tên đề tháp nhạn, (2)

Chẳng dung giấy trắng. (3)

Tụng: Áo may trăm mảnh đạp giầy rơm,

Tuyển Phật trường thi bảng có tên;

Nếu bảo tâm không về ứng cử;

Roi đòn chẳng gặp cũng thoi quyền.

* Chú thích:

(1) Bàng cư-sĩ: - Bàng cư-sĩ, người đời Đường, Trung-Quốc. Họ Bàng, tên là uẩn, tên chữ là Đạo-Huyền, đời đời theo Nho-Giáo. Tham-thiền ở ngài Thạch-Đầu Hy-Vận, giao thiệp với ngài Đơn-Hà Thiên-Nhiên, pháp tự của Mã-Tổ Đạo-Nhất. Đời gọi là Duy-Ma của Chấn-Đán. Trưởng nữ của ông là Linh-Chiếu cũng tỏ ngộ về thiền.

(2)Tên đề tháp nhạn: - Chữ Hán là "nhạn tháp đề danh" để gọi người đã đậu Tiến-sĩ. Trong đời Đường, người đậu Tiến-sĩ đều được ghi tên vào gia ở dưới Tháp Nhạn chùa Từ-Ân thuộc huyện Trường-An tỉnh Thiểm-Tây.

(3) Giấy trắng: - Dịch ở chữ duệ bạch. Khi thi chỉ cầm bút trên giấy mà trầm ngâm suy nghĩ không viết được một chữ, đến giờ nộp bài phải nộp giấy trắng, nên gọi là duệ bạch.

***

* Âm:

43 - Cử: Từ-Minh vấn Chân-Điểm-Hung Phật-Pháp đại ý. Chân viết Vô vân sinh lĩnh thượng. Hữu nguyệt lạc ba tâm. Minh hát viết. Đầu bạch xỉ hoàng, do tác thứ kiến giải. Chân lệ hạ cửu viết. Bất tri như hà thị Phật Pháp đại ý. Minh viết. Vô vân sinh lĩnh thượng, hữu nguyệt lạc ba tâm. Chân đại ngộ.

Niêm: Nhân giả kiến chi vị chi nhân,

Trí giả kiến chi vị chi trí.

Tụng: Bỉ thử đồng minh nhất điệu cầm,

Tu đương phân phó dữ tri âm;

Vô vân hữu nguyệt tuy đồng thị,

Tranh nại sơn cao dữ thủy thâm.

* Nghĩa:

43 - Cử: Từ-Minh (1) hỏi Chân-Điểm-Hung về đại ý phật-Pháp. Điểm-Hung đáp: "Không mây sinh đỉnh núi, có trăng lặn lòng sông". Minh thét và nói: "Đầu bạc răng vàng, còn sinh kiến giải như thế". Chân Điểm Hung rơi lệ lúc lâu rồi thưa: "Chẳng biết như thế nào là đại ý Phật-Pháp". Minh nói: "Không mây sinh đỉnh núi, có trăng lặn lòng sông". Chân "Đại-ngộ".

Niêm: Ngươi nhân thấy đó bảo đấy là nhân,

Người trí thấy đó bảo đấy là trí.

Tụng: Kia đây cùng gẩy một cung đàn,

Trao phó tri âm biết điệu vang;

Có nguyệt không mây tuy cũng thế,

** Nuí sông cao thấp lại đôi đàng.

Ủa! Trọn ngày theo hồng trần,

Chẳng biết báu nhà mình.

Ôi! Vung tay không vướng toàn thể hiện,

Lão chài thuyền nhỏ đậu hoa lau.

* Chú thích:

(1) Từ-Minh: - Tức Thạch-Sương Sở-Viên (987-1040) người Toàn-Châu, Trung-Quốc, pháp-tự của Phần-Dương Thiện-Chiêu, tông Lâm-Tế. Thọ 54 tuổi, được phong tên hiệu là "Từ-Minh Thiền-Sư".

(2) Chân-Điểm-Hung: - Chân-Điểm-Hung Thiền-Sư, pháp-tự của Thạch-Sương Sở-Viên Thiền-Sư, còn có tên riêng là "Thúy Nham Khả-Chân Thiền-Sư".

Hết Quyển Thượng

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2015(Xem: 24566)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
17/11/2014(Xem: 35460)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 6336)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 28606)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 9689)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9703)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 9473)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5903)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 34139)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6792)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com