Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Bổn tôn Ðà La Ni bố tự pháp

01/06/201114:07(Xem: 5109)
5. Bổn tôn Ðà La Ni bố tự pháp

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức

C. TẬP BA
KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI HỘI THÍCH

THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ĐÀ LA NI KINH HỘI THÍCH
Quyển Trung

KẾ NÓI BỔN TÔN ĐÀ RA NI BỐ TỰ PHÁP

Quán tưởng từ đầu đến chân, mỗi một chữ Chơn ngôn co quẹo phân minh rõ ràng, phát ra ánh sáng, chiếu soi nơi sáu đường luân hồi của bốn loài hữu tình, phát khởi lên lòng bi mẫn thâm sâu ban mọi an vui cho họ. Dùng Đà Ra Ni chính chữ bố liệt khắp nơi thân của người hành giả tức thành. Lấy Như Lai ấn mà tám vị Bồ Tát lớn đã gia trì nơi thân. Hoặc làm bốn pháp Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Kính ái, Nghĩa là màu trắng, màu vàng, màu đen, màu đỏ, thành xong Tất Địa rồi liền kiết Bố Tự ấn. Hai tay tréo nhau bên trong, hai ngón cái, hai ngón trỏ, hai ngón út hiệp nhau đứng thẳng tức thành.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tay kiết ấn này thành, liền tưởng tự thân mình cũng như đức Như Lai, có 32 tướng và 80 món tốt đẹp, sắc màu vàng tía nơi thân hào quang sáng suốt tròn đầy. Tưởng rồi lấy tay khế ấn ấy, chạm xúc nơi trên đầu bố chữ ÁN chạm xúc nơi bố chữu CHIẾT mỗi mỗi y chữ, thứ lớp cho đến hai chân, đều lấy khế ấn chạm xúc mà an bố.

Tưởng chữ Án an để nơi đảnh, lấy ngón tay cái chạm vẽ trên đầu (chữ Phạn ÁN) Lại tưởng chữ CHIẾT đầy đủ nơi hai tròng con mắt, tưởng chữ LỆ lấy ngón tay cái chạm vẽ trên đôi mắt trái và mặt. Tưởng chữ CHỦ an nơi trên cổ chỗ yết hầu, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ LỆ để nơi tâm giữa ngực, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ CHUẨN an để nơi hai vai trái mặt, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào . Tưởng chữ ĐỀ an đển nơi trên rún, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ TA BÀ an nơi hai bắp vế mặt và trái, lấy ngón tay út chạm vẽ vào. Tưởng chữ HA an trên hai cổ chân mặt và trái, lấy ngón tay út chạm vẽ vào.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Mỗi chữ đều có một bài kệ giải thích và khiến quán chữ sắc tướng rõ ràng. Song sự an bố kia cùng bản dịch này thì tóm lược, nên có khác chút ít không chép ra đây, như muốn biết, sau pháp trì minh sẽ tóm tắt chép ra.

Điều nên biết là tưởng chín chữ Phạn Chơn ngôn ấy là chữ Phạn nước Thiên Trúc, chứ không phải văn tự ở phương này. Nhứt Tự Đảnh Luân Vương Nghi Quỹ nói: Quán các chữ, chỉ là quan chiêm Phạn tự chẳng phải văn tự theo địa phương mà có sức đại thần dụng.

Hỏi: Vì sao chữ Phạn đều có sức thần dụng không thể nghĩ bàn như thế?

Đáp: Nghĩa là mỗi một chữ đương thể tức là tâm của chư Phật cho nên đương thể tức là ly tướng pháp giới, đương thể cũng là Giáo, Lý, Hạnh, Quả vì thế nên có sự thần dụng không thể nghĩ bàn vậy.

Hỏi: Chữ Phạn ở Thiên Trúc là pháp nhĩ bổn hữu. Vì sao vậy? Bởi vì khi thế giới mới sơ thành, do trời Phạm Thiên truyền nói, không đồng văn tự phương này là do Thương Hiệt chế tao ra. Nếu vậy phàm là chữ Phạn Thiên Trúc đều có thần dụng không thể nghĩ bàn, sao lại được khen riêng những chữ trong Chơn ngôn ư?

Đáp: Vì những chữ trong Chơn ngôn do thần lực gia trì của chư Phật không thể nghĩ bàn. Thể gồm nhiều nghĩa, pháp tánh như vậy, nên có thần dụng đặc biệt. Như văn tự ngôn ngữ phương pháp tuy nhiều, duy chỉ một câu chú ngữ “CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH” v.v… chú vào lửa không thiêu đốt được, chú vào nước sôi không làm nóng bỏng, chú vào dao không chém thương, chú vào độc không trúng. Do đã làm chú ngữ nên riêng có sự thần dụng ấy không phải hết thảy văn ngôn khác đều có công lực đó. Thiên Trúc cũng thế, văn tự tuy một, duy chữ trong Chơn ngôn riêng có thần dụng oai lực không phải tất cả chữ khác đều có thần dụng như vậy.

Hỏi rằng: Thần chú là pháp bí mật của chư Phật, còn chẳng phải biết chỗ biết của nhơn vị. vì sao nay giải thích nghĩa chín chữ Thánh Chuẩn Đề.

Đáp: Căn cứ Hiền Thủ Tâm Kinh Sớ và Thần Biến Sớ, cùng các kinh trong Mật Tạng giải thích chữ trong Đà Ra Ni. Ý có hai môn:

1-Bất khả thuyết môn, nghĩa là chú pháp bí mật của chư Phật chỉ Phật với Phật truyền nhau, kẻ khác không thông hiểu. Chỉ nên trì tụng không cần phải gượng giải thích.

2-Cưỡng thuyết môn, nghĩa là trong Chơn ngôn tùy nêu cử lên một chữ, hoặc làm nhơn, hoặc tác pháp, bao gồm cả thời gian và không gian tự tại giải nói. Nói tóm lược nơi trong một chữ vô tận pháp môn, giải nói cho hết mới là chữ nghĩa của Đà Ra Ni. Nói đến đây, giả sử mười phương chư Phật, trải qua hằng sa kiếp chung nói một chữ nghĩa trong Chơn ngôn cũng không thể hết. Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Sáu chữ Đà Ra Ni là bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát mà vô lượng Như Lai còn khó biết thay huống nữa ở nhơn vị Bồ Tát làm sao hiểu được ư? Phải biết, biết đó còn khó huống là thọ nhận ấy ư! Nay trong một chữ tóm lại mà giải thích tức là cưỡng thuyết môn, trong một phần nhỏ ấy chỉ giải nghĩa một mặt. Nghĩa là nơi một chữ trong Chơn ngôn, hoặc hai nghĩa, năm nghĩa, mười nghĩa cho đến trăm nghĩa v.v… giải thích chỉ là thiếu phần nghĩa. Nếu giải thích một nghĩa, gọi là nghĩa một mặt. Như trên đã nói rằng: Còn chẳng phải nhơn vị có thể hiểu, đó là căan cứ Mật giáo Viên tông Bất khả thuyết môn mà nói, nghĩa bất khả thuyết môn kia phải là Mật giáo Viên tông, ly ngôn quá hải. Còn nghĩa Cưỡng thuyết môn kia là Hiển giáo Viên tông nên đem lời nói mà phân giải vậy.

Do quán tưởng an bố Chơn ngôn, kiết Ấn gia trì nên thân người tu hành tức thành thân Chuẩn Đề Phật Mẫu, diệt trừ hết thảy nghiệp chướng, chứa nhóm vô lượng phước đức tốt, thân ấy thành thể Kim Cang bất hoại. Nếu thường chuyên chú quán tưởng tu hạnh, hết thảy Tất Địa đều được hiện tiền, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tưởng niệm an bố các chữ như vậy rồi, liền thành Chuẩn Đề thù thắng pháp môn, cũng gọi Bổn Tôn chơn thật tướng, hay diệt các tội được mọi cát tường, cũng như chứa nhóm Kim Cang kiên cố, đó gọi là pháp Chuẩn Đề thắng thượng. Nếu thường như vậy tu hành, phải biết người đó mau đến Tất Địa. Cho nên kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: Nếu như trong pháp Chuẩn Đề Bồ Tát cầu được thành tựu, trước nên quán tưởng những chữ tự luân căn bản vi diệu của Chuẩn Đề Bồ Tát, an trí nơi thân phần của mình, mỗi mỗi chữ phân minh rõ ràng, người ấy nếu thân đời trước có tạo tất cả tội nghiệp thảy được trừ diệt, phàm có mong cầu quyết định thành tựu. Thần Biến Sớ nói: Chơn ngôn người tu hành hay khiến ba nghiệp đồng với ba nghiệp của Bổn Tôn. Lại trong Chơn ngôn mỗi một chữ đều là toàn thân của chư Phật. Cho nên nói: Thân người hành giả tức thành thân Chuẩn Đề Phật Mẫu. Phải biết Thần chú Chuẩn Đề này là “Thể”, tức là pháp thân viên viên quả hải. “Dụng” tức không thể nghĩ bàn, sở dĩ nên được mau chứng Bồ đề Vô thượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5082)
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại Tinh Xá Ngưu Đầu Chiên Đàn trong thành Cứu Cáp cùng với chúng Đại Tỳ Khưu đến dự với tám Bộ Trời Rồng cung kính vây quanh chiêm ngưỡng rồi trụ Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A Nan (Ananda) với các Đại Chúng rằng:”Ta quán thời Mạt Thế cõi Nam Diêm Phù Đề này, . . .
08/04/2013(Xem: 5681)
Bấy giờ BẠC GIÀ PHẠM Cùng các Đại Bồ Tát Ngự trên đỉnh TU DI Vì các đẳng Hữu tình Diễn nói NHƯ Ý LUÂN Tu hành Pháp Bí mật Đức Phật nói: “LIÊN HOA MA NI NHƯ Ý LUÂN KIM CƯƠNG VƯƠNG NHƯ LAI...
08/04/2013(Xem: 7691)
Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đi đến chỗ Đức Phật ngự, đỉnh lễ dưới hai bàn chân của Ngài, nhiễu quanh bên phải 3 vòng, quỳ gối sát đất, chắp tay cung kính bạch vơi Đức Phật rằng.
08/04/2013(Xem: 5280)
Phàm muốn tu tập BẠCH TẢN CÁI PHẬT MẪU thì ở trong phòng thất vắng lặng,ngồi trên cái chăn mềm ấm,sau đó phát nguyện:” Vì tất cả hữu tình đang luân hồi trong 6 nẻo,khiến cho họ được giải thoát.Nguyện cho con thành Cứu Cánh Chính Giác”.
08/04/2013(Xem: 4984)
Nếu tác Minh ( Vidya ) tu tập đủ thì hết thảy hàng Long Vương (Nàgaràja) sẽ y theo Thời tuôn mưa. Các Đấng Chính Giác ( Phật ), Bồ Đề Mãnh Thức (Bồ Tát) , Trời với Phi Thiên, loài Người, hàng Tầm Hương, tất cả Thế Gian…
08/04/2013(Xem: 6679)
Một thời Đức Phật ngư tại núi HƯƠNG TÚY trong cung của Ngũ Kế Càn Đạt Bà Vương – Nơi đấy có mọi loại kỹ nhạc , đàn ca phát ra âm thanh vi diệu.
08/04/2013(Xem: 6751)
Bấy giờ, Đức Phật ngự tại tại núi Tựu Phong thuộc thành Vương Xá cùng với vô lượng Bồ Tát, Trì Chú Tiên, Đại Hiền, Phạm Vương, Địa Thần… đến dự nói Chú Pháp. Thời Ngài Chấp Kim Cương (Vajradhàra) từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi bạch rằng:” Nay con vui nói về Trí Chú Luật Pháp (Luật lệ của Pháp Trì Chú).
08/04/2013(Xem: 9042)
Như vậy tôi nghe, một thời Đức Phật ngự tại núi GIÀ LẤT TƯ cùng với chúng Bồ Tát đến dự hội. Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh trang y phục, quỳ gối chắp tay bạch với Đức Phật rằng...
08/04/2013(Xem: 6859)
Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Con có Minh chú, Pháp, đại Đàn tên là LIÊN HOA PHONG KINH CƯƠNG GIA TRÌ BÍ MẬT VÔ NGẠI QUÁN THẾ ÂM LIÊN HOA NHƯ Ý MA NI CHUYỂN LUÂN TÂM ĐÀ LA NI. Là sự thành tựu tối thắng về Tâm của Quán Thế Âm.
08/04/2013(Xem: 5503)
Như có kẻ trai lành, người nữ thiện trì tụng chú này . Nếu mỗi ngày vào buổi sáng nhai cành dương liễu rồi bắt đầu niệm tụng . Nếu tụng chú này mười vạn biến thì Đức Thánh NHƯ Ý LUÂN Bồ Tát hiện thân ban cho sự cầu nguyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]