Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Tựa của Dịch Giả

15/12/201015:18(Xem: 12707)
Lời Tựa của Dịch Giả

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

LỜI TỰA

Những nhà nghiên cứu và Phậttử Phật giáo theo truyền thống Trung Hoa thường nghe nói đến Ngũ Thời Thuyết Giáocủa Thiên Thai TríGiả Đại Sư[1]quabài kệ:

HoaNghiêm tối sơ tam thất nhật

AHàm nhị thập, Phương Đẳng bát

Nhịthập nhị niên Bát Nhã đàm

PhápHoa, Niết-bàn cộng bát niên

Tức là, đức Phật sau khithành đạo đã thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêmtrong hai mươi mốt ngày, hai mươi năm tiếp theo là Kinh A Hàm, tám năm kế là KinhPhương Đẳng, rồi hai mươi hai năm KinhBát-nhã, và cuối cùng đức Phật thuyết KinhPháp HoaKinh Niết-bàntrongtám năm.

Nhưng khi học hỏi về Phậtgiáo Tây Tạng, chúng ta thấy chư vị tổ sư Phật giáo Tây Tạng đã nói đến ba thờichuyển pháp luân. Chuyển pháp luân lần thứ nhất đức Phật thuyết về Tứ Diệu Đế,Thập Nhị Nhân Duyên, Ba Mươi Bảy Bồ Đề Đạo Phẩm, … Chuyển pháp luân lần thứ haiđức Phật thuyết về Kinh Bát-nhã, chuyên nói về tính Không. Và lần thứ ba đức Phậtthuyết về những kinh như Giải Thâm Mật,…, và những bộ mật điển [Tantra] là nhữngbộ phận dường như vắng bóng trong Hán Tạng và như lời đức Dalai Lama, “Chuyểnpháp luân lần thứ ba được nối kết với những phương cách khác nhau của việc nângcao tuệ trí thân chứng tính không. Vì thế chúng tôi nghĩ có một liên kết ở đâygiữa kinh điển và mật điển.”

Là người nghiên cứu Phật học,chúng ta phải biết chúng ta muốn gì ở Đạo Phật. Và là người Phật tử thực hànhPhật Pháp, chúng ta phải biết đức Phật muốn chúng ta làm gì. Hay mục tiêu củangười nghiên cứu và thực hành Phật Pháp để làm gì?

Trong Kinh Pháp Hoađức Phật nói rằng, "Mục đích của chư Phật ra đờichỉ vì một việc: Đem Tri kiến Phật chỉ dạy cho chúng sanh tỏ ngộ đấy mà thôi!Chư Phật Như Lai nói pháp cho chúng sanh chỉ vì dạy cho họ một ‘Phật thừa’ chớkhông có hai thừa, ba thừa nào khác. Pháp của chư Phật trong mười phương cũng đềunhư vậy"[2].

Thế nào là khai, thị, ngộ,nhập chúng ta có thể hiểu qua một vi dụ:

Tri viên (người làm vườn) dẫnmột đoàn người đến trước cổng vườn và mở cửa cổng - KHAI

-Tri viên bèn chỉ - đây làhoa lan (thinh văn thừa), này hoa hồng (duyên giác thừa), nọ, xa hơn một chútlà hoa huệ (Bồ-tát thừa), và xa tít đằng kia là hoa sen (Phật thừa) - THỊ

-Đoàn người theo bèn Ồ lên mộttiếng và nói, đúng là trăm nghe không bằng một thấy, nay mới thật sự tường tậnthấy, nghe, hiểu, biết - NGỘ

-Đoàn người theo sự hướng dẫncủa tri viên cùng bước vào vườn dạo cảnh, xem hoa - NHẬP

Thinh văn thừa là thế nào,những pháp môn nào, những điều kiện nào để đạt đến Thinh văn quả?

Duyên giác thừa là thế nào,những pháp môn nào, những điểu kiện nào để đạt đến Duyên giác quả?

Bồ-tát thừa là thế nào, nhữngpháp môn nào, những điều kiện nào để đạt đến Bồ-tát quả?

Phật thừa là thế nào, nhữngpháp môn nào, những điều kiện nào để đạt đến Phật quả?

Mỗi người đến với Đạo Phậtphải tìm hiểu, học hỏi, lựa chọn và thực hành để đạt đến mục tiêu của mình.Chúng phải nói rằng sự lựa chọn ấy có thể theo căn cơ, theo sở thích, hay theonhân duyên. Nhưng chúng ta phải thực sự tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn lộtrình tu tập, và thực hành một cách nghiêm mật không dời đổi thì mới mong đạt đếnkết quả tối hậu, chứ không thể nay pháp môn này mai pháp môn khác; khi Thinhvăn thừa, lúc Bồ-tát thừa, rồi Phật thừa. Vì muc tiêu hay điểm đến cứ dời đổi,làm thế nào chúng ta có thể đạt đến kết quả cuối cùng khi thật sự chúng ta cũngkhông biết kết quả mình muốn đến là gì?

Đọc “Tổng Quan Những Con Đường[3]Của Phật Giáo Tây Tạng”,chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọicon đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra, sự thực hành Tantra khôngchỉ của tông Gelugpa mà của bốn tông phải chính của Phật giáo Tây Tạng, một conđường mới lạ với các Phật tử Đông Độ, đấy là Phật tri kiến, đấy là Phật thừa,vì mỗi chúng ta đều có khả năng để thành Phật, mà đấy là Phật tính, mà đấy làcơ sở căn bản của mọi Phật tử dù tu theo Tịnh Độ, Thiền Tông hay Mật Tông, chỉcó phương tiện đạt đến là khác nhau. Nhất là Ba Phương Diện Chính Yếu Của Con Đường Tu Tậpdo tổ sư Tsongkhapa[4]đềra mà đấy là cơ sở lập cước của mọi Phật tử dù tu theo Pháp môn nào[5]:

1- Viễn ly: một chí nguyện đạt đến sự giải thoát khỏi vòng sinh tửluân hồi, vì những khổ đau kinh khiếp của nhà lửa tam giới.

2- Bồ đềtâm: để đạt được một sự giải thoát như thế thì phải tạo nên một công đức lớnlao, mà không vì hơn là phát nguyện tu để đạt đến kết quả giải thoát giác ngộ đểcó năng lực hổ trợ tất cả chúng sinh cùng thoát ly sinh tử và chứng quả giác ngộ.

3- Tính Không: chỉ có tuệ trí thực chứng tính Không mới có thể triệttiêu tất cả mọi phiền não vọng tưởng và đạt đến giải thoát giác ngộ.

Và đối với đạo pháp KimCương Thừa, đức Dalai Lama thường nhắc nhở mỗi khi thuyết giảng hay truyền pháplà, nếu quý vị đến đây nhận lễ truyền pháp này để cầu phước báu, hay sự giảithoát cho riêng mình là sai lầm.

Trong Thanh Tịnh Đạo Luận[6]cónói đến ba bậc phát tâm để tu tập:

Bậc hạ để cầu tái sinh hưởng phước báu.

Bậc trung để cầu sự giải thoát sinh tử.

Bậc thượng tu vì tất cả chúng sinh.

Đấy là sự phát tâm lập cướcngay từ lúc đầu, nhưng trong Lộ trình Tiệm Tiến Lamrim cũng nói đến ba tầng bậctương tự như vậy, nhưng đấy là những nấc thang để tiến lần lên sự giác ngộ tốihậu.

Đức Dalai Lama cũng từng nói trong quyển Mật Thừa [Tantra,Vajrayana] Tây Tạng rằng[7]:

Nguyện vọng vị tha hướng đếngiác ngộ tối thượng vì tất cả chúng sanh là nền tảng của sự thực hành của một Bồ-táttrong cả hai Thừa Hoàn Thiện và Kim Cương thừa. Nguyện vọng vị tha được khởi dẫntừ tình thương và bi mẫn, chúng là kết quả của việc nhìn thấy sự khổ đau củavòng sanh tử, phát sanh ý muốn từ bỏ nó, và rồi áp dụng cái hiểu biết này chonhững người khác. NẾU MỘT NGƯỜI KHÔNG MUỐN THOÁT KHỎI VÒNG SANH TỬ, THÌ KHÔNGTHỂ NÀO MONG MUỐN CHO NHỮNG NGƯỜI KHÁC THOÁT KHỎI NÓ. Ý muốn từ bỏ vòng sanh tửnày là chung cho cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa và trong Đại thừa thì chung cho cảThừa Hoàn Thiện [Ba-la-mật-đa thừa] và Kim Cương thừa.

Thiền sư Nhất Hạnh cũng nói trong Năng Lực của Cầu Nguyện rằng:

Ba điều cầu nguyện thông thườnglà sức khoẻ, sự thành đạt, và sự hài hoà. Nhưng đối với người xuất gia thì cókhác, điều cầu nguyện trước tiên nhất của người xuất gia là vượt thoát sinh tửvà thực hiện cho được sự an lạc hạnh phúc của pháp giới bản môn ngay trong thếgiới tích môn.

Nguyện mọi người khi đọc đếntác phẩm rất súc tích này để thấy những lời vàng ngọc của đức Dalai Lama để cósự lựa chọn rõ ràng cho lộ trình tu tập của mình để đạt đến kết quả tối hậu,như một mục tiêu của mình khi đến với đạo Phật.

Nguyện đem công đức này dânglên đức Dalai Lama, các bậc thầy tổ, cùng tất cả chúng sinh cùng đạt đến kết quảgiải thoát giác ngộ. Xin cám ơn sự giới thiệu và hiệu đính của đạo hữu Làng Đậu,dù biết rằng khả năng của Tuệ Uyển rất hạn chế, nhưng được sự khuyến khích củaanh, cùng muốn giáo pháp của đức Dalai Lama một trong những bậc Đạo sư vĩ đạinhất của thời đại được lưu bố, như cơn mưa tưới xuống thế gian này nên tác phẩmcó cơ duyên được hiện diện. Rất hổ thẹn vì khả năng, cùng sự thiếu sót củamình.

Nguyện cho mây lành từ ái và mưa pháp bi mẫn che chở và tưới mátkhắp thế gian.

Nam-mô A-di-đà Phật

Tuệ Uyển

[1]TríDi (智顗 538 - 597) được coi là Tổ thứ tư của Thiên Thai tông; đệtử của Huệ Tư, Tổ thứ ba của Thiên Thai tông. Ông tu trên núi Thiên Thai thuộctỉnh Chiết Giang 22 năm cho đến khi mất để nghiên cứu Phật học. Tùy Dưỡng Đế đãban cho ông danh hiệu Trí Giả, nên ông được người đời tôn xưng là Trí Giả đạisư hay Thiên Thai đại sư. Nhiều tài liệu đã phổ biến tên không chính xác củaông là Trí Khải.

”Trí Di”.Wikipedia. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD_Di>. Truy cập23/08/2010

[2]Trích Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Quyển thứ Nhất.Phẩm “Tựa” . Kệ 18.”Kinh Diệu-Pháp Liên Hoa”. Con Đường Thiện Đạo.<http://conduongthiendao.com/PhatDao/KinhPhat/DieuPhapLienHoa/PD-KP-DPLH-QuyenThuNhat-Index.htm>.Truy cập23/08/2010.

[3]Trongbản dịch này từ đây về sau chúng tôi sẽ dùng các thuật ngữ “con đường”, “lộtrình”, “đạo”, hay “đạo pháp” với cùng một ý nghĩa.

[4]Còngọi là Tông-khách-ba, 1357-1419, là một vị Lama lớn của Tây Tạng, nhà cải cáchlừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Cách-lỗ [gelugpa], với mộttrong những giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng là giáo phápLamrim Chenmo [Bồ-đề Đạo Thứ Luận hay Giai Trình Của Giác Ngộ].

Sư sinh ratrong lúc các Tạng kinh tại Tây Tạng đã được biên soạn xong nhưng Sư chủ trươngsoát xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành quả của mình trong hai tác phẩmchính: Bồ-đề đạo thứ đệ và Chân ngôn đạo thứ đệ. Sư là người xây dựng nhiềutháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung, Sera và Ganden.

”Tông-khách-ba”.Wikipedia. <http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4ng-kh%C3%A1ch-ba>. Truy cập26/08/2010.

[5]Trích từ Bàigiảng tóm lược của đức Dalai Lama về tác phẩm “Ba Phương Diện Chính Yếu của ConĐường”. Tsongkhapa. Anh ngữ: AlexanderBerzin. Việt Ngữ: Tuệ Uyển.

<http://vnthuquan.net/diendan/(S(hmjvq245xfxxtw45ohjgtibl))/tm.aspx?m=546981>.Truy cập 23/08/2010.

[6]Thanh Tịnh Đạo(p. visuddhi-magga), nghĩa là "con đường dẫn đến thanh tịnh",là tên của một bộ luận cơ bản của Thượng Toạ Bộ (p. theravādin), được Phật Âm(p. buddhaghosa) soạn trong khoảng thế kỉ thứ 5. Thanh Tịnh Đạo trình bày giáolí của Đại Tự (p. mahāvihāra), một trong những trường phái Pali.

Bộ luận này gồmcó 3 phần với 23 chương: chương 1-2 nói về Giới, chương 3-13 nói về Định vàchương 14-23 nói về Huệ. Phần nói về địnhtrình bày rõ các phương pháp và đối tượng quán niệm của Thượng Toạ bộ, khả năngphát triển và thánh quả của các phép thiền định. Trong phần Huệ, Thanh tịnh đạotrình bày giáo lí cơ bản của đạo Phật như Tứ Điệu Đế, Duyên Khởi, Bát Chính Đạo...

“Thanh Tịnh Đạo”. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_t%E1%BB%8Bnh_%C4%91%E1%BA%A1o>.Wikipedia. Truy cập 25/08/2010

[7]Tríchtừ phần III Phụ Lục trả lời phỏng vấn của đức Dalai Lama.

“Tantra inTibet”. Tsongkhapa. Dalai Lama ‘s teaching. Eng. Trans. Jeffrey Hopkins. Viet.Trans. An Phong.

<http://www.quangduc.com/mattong/43matthuataytang3.html>.Truy cập 23/08/2010

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 9004)
Một thời Đức Phật ngự tại núi Khư La Đề Gia là nơi cư trú của Mâu Ni Tiên (Muni Rsi) cùng với chúng Đại Tỳ Khưu , vô lượng vô số đại chúng Thanh Văn, Vô lượng vô biên Bồ Tát Ma Ha Tát không thể tính đếm được cùng đến dư...
08/04/2013(Xem: 10537)
Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tại núi Khư La Đề Gia có vô lượng các Địa Tạng Bồ Tát, mười câu chi Tỳ Khưu Tỳ Khư Ni, tám Bộ Trời Rồng, các Quỷ Thần cùng với vô lượng trăm ngàn Đại Chúng vây quanh để nói Pháp
08/04/2013(Xem: 5691)
Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại cung Trời Tịnh Cư cùng với chúng Đại Bồ Tát Ma Na Hát với vô lượng Tịnh Cư Thiên Chủ trước sau vây quanh , cung kính tôn trọng , khen ngợi, chiêm ngưỡng Đức Như Lai...
08/04/2013(Xem: 5105)
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử ở trong Đại Chúng nói Đà La Ni này xong thời tất cả Như Lai ở mười phương Thế Giới , Các Trời Rồng tám Bộ , tất cả Đại Chúng đều cùng khen rằng: “Lành thay ! Lành thay Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân Bồ Tát Ma Ha Tát !
08/04/2013(Xem: 11000)
Kinh ghi là:”Đà La Ni này có uy đức lớn. Đức Phật do Đà La Ni này mà thành Đạo, do Đà La Ni này mà hàng phục chúng Ma, hay diệt ác chướng, hay thành sáu Độ (6 Ba La Mật)
08/04/2013(Xem: 7792)
“Tất cả mọi pháp đều không có tự tánh. (Năm) uẩn (skandas), (mười tám) giới (dhatus), (mười hai) xứ (ayatanas), [sáu] sở thức (trần), (sáu) năng thức[2] (hay là thức), đều không có thực hữu. Vạn pháp vô ngã, do đó tính mọi pháp đều bình đẳng. Tâm tự nó vốn vô thỉ; bản tánh của tâm vốn là không.”
08/04/2013(Xem: 11228)
Nếu ngũ uẩn là “Ngã,” “Ngã” ấy là sinh diệt. Nếu ngã khác ngũ uẩn, Chẳng phải tướng ngũ uẩn. Nếu “ngã” chẳng thực có, Làm sao có “ngã sở” ? Khi ngã, ngã sở, ngừng, Hết chấp “ngã”, “ngã sở"
08/04/2013(Xem: 9955)
Bây giờ, xin Đại Vương, Cũng lắng nghe như vậy, Theo truyền thống Đại Thừa, Làm sao từ công đức, Bất khả tư nghì kia, Mà chư Phật đều sinh, Đủ các tướng quý chính. 202. Các công đức tạo ra, Toàn thể chư Độc Giác, Các công đức tạo ra, Quả nhập lưu đạo lộ...
09/03/2013(Xem: 4290)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
20/12/2012(Xem: 11770)
Theo tôn ý của Garchen Rinpoche, mười bài chứng đạo ca của Milarepa và lời di huấn cuối cùng của Milarepa hát cho Rechungpa đã được Tâm Bảo Đàn chuyển qua Việt ngữ tại tu viện Rinchen Ling, Nepal và tại núi thiêng Lapchi vào hai tháng 7 và 8, 2012, dựa trên văn bản Tạng-Anh do Garchen Rinpoche trao cho có tên là “Ten of Milarepa’s Greatest Hits” do Jim Scott dịch qua Anh ngữ (Marpa Translation Committee, Kathmandu, Nepal, 1993) và trên tập sách tiểu sử “The Life of Milarepa” do Lobsang Lhalungpa dịch qua Anh ngữ. Cám ơn M. Trang rất nhiều đã vào máy vi tính các bài dịch tiếng Việt trong thời gian ở tại Rinchen Ling và Lapchi. TBĐ hiệu đính tháng 10, 2012 tại Hoa Kỳ. Bản Việt ngữ chỉ là một sự gắng sức phỏng dịch -- nguyện xin đức Milarepa và chư Thầy, Tổ từ bi tha thứ cho mọi sai sót. Nguyện qua những lời đạo ca này, tâm thức của người đọc sẽ được khai mở để kết nối được với suối nguồn tâm giác ngộ của đại thánh sư du già Milarepa.(www.vietnalanda.org)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]