Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Trì Phải Thực Tiễn

25/10/201114:54(Xem: 4614)
Hành Trì Phải Thực Tiễn

hoa_sen (6)

Hành Trì Phải Thực Tiễn

Pháp Vương Gyalwang Drukpa

B.Nga Lozang Ngodrub dịch

Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy phần đông những người mà ta gọi là hành giả, luôn luôn hành trì và làm những điều thiện hạnh vào những ngày đặc biệt. Tôi cũng thế, không ngoại lệ. Chúng ta nói rằng hiệu quả của thiện hạnh trong những ngày đại cát tường được nhân lên hàng trăm lần, hàng ngàn lần hay hàng triệu lần, nếu chúng ta hành trì pháp tu này hay pháp tu kia trong ngày này hoặc ngày nọ. Tôi không nói rằng điều này không đúng. Có một số ngày trong năm có nhiều năng lượng tích cực hơn và có những ngày có những loại năng lượng khác nhau.

Tại sao sự việc lại như thế? Sự thật là chúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào. Khi nói về hành trì, tôi không chỉ đề cập đến hành trì nghiêm túc như hành thiền, lễ lạy và tụng niệm, tôi nghĩ rằng các thiện hạnh như giúp đỡ các chúng sanh khác, mang lại hạnh phúc cho chúng sanh, thực hiện tất cả những điều đức hạnh cũng đều được bao gồm trong việc hành trì.

Mỗi ngày, bên cạnh việc cầu nguyện, tham thiền, giảng dạy và bận rộn viết giáo pháp, tôi đi bộ với chư ni đến Bảo Tháp thánh tích để đi nhiễu quanh Tháp ba lần mỗi chiều. Tôi nghĩ mình sẽ đi nhiễu như thế trong một tuần, nhưng sau đó, tôi quyết định sẽ làm như thế mỗi ngày cho đến khi chấm dứt 49 ngày, sau khi Bổn Sư yêu quý của tôi viên tịch. Nếu tôi không lầm thì ngày cuối cùng là ngày 25 tháng Mười.

Một lần nữa, nhiều hành giả có thể hỏi tôi tại sao chúng ta lại đi nhiễu quanh Bảo Tháp trong tháng này? Nó đâu phải là một tháng đặc biệt. Như tôi đã nói, nhiều người cần có lý do để thực hiện những điều lợi lạc, một phần là vì họ không nhận thức được giá trị của mỗi một phút và mỗi một khoảnh khắc trong cuộc đời họ. Thật ra thì mỗi một khoảnh khắc đều rất quan trọng, rất đặc biệt và vô cùng quý báu, và một phần là do sự lười biếng và vì ta không dễ nắm giữ lấy nó để hoàn thành một điều gì đó. Thế nên ngay cả hành trì tâm linh cũng phải được thực hành trong những ngày đặc biệt, những giờ đặc biệt và tháng đặc biệt. Dĩ nhiên điều này vẫn tốt hơn là không hành trì gì cả. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấu hiểu và mong muốn đạt được giác ngộ một cách nghiêm túc một ngày nào đó, để ta không phải lặp ngụp trong biển luân hồi vô hạn định, thì ta nên thể nghiệm được rằng mỗi một khoảnh khắc, mỗi một giây và mỗi một hơi thở là một cơ hội lớn để cho chúng ta hành trì.


Chúng tôi đang hoan hỷ đi nhiễu quanh Bảo Tháp Swayambhunath mỗi đêm vì Bổn Sư yêu quý của chúng tôi, để hoàn thành ý nguyện của người. Dĩ nhiên, chỉ đi nhiễu quanh Bảo Tháp thôi thì không thể nào hoàn tất những ước nguyện lợi lạc vô tận của người, tựa như không có vật gì có thể lấp đầy vòm trời bao la rộng lớn này vậy. Nhưng tôi làm như vậy vì khi còn tại thế, người đã khuyến khích tôi đi nhiễu như vậy. Bất kỳ khi nào tôi chia sẻ cho Bổn Sư của tôi nghe về việc tôi đi nhiễu quanh các Bảo Tháp, về Eco Pad Yatras của chúng tôi, đặc biệt là về việc đi nhiễu quanh Bảo Tháp Swayambhunath này, thì người lắng nghe với sự phấn khích và tràn đầy hoan hỷ. Người đã khen tôi và chư ni đã thực hành những điều này. Người luôn luôn nói với tôi như vầy: “Tất cả chúng ta đều phải đi nhiễu quanh Bảo Tháp này càng nhiều càng tốt, vì đây là cách tốt nhất để tịnh hóa nghiệp. Đáng tiếc là vẫn có một số người trong chúng ta đã quá già, quá lười biếng hay quá bận rộn để làm việc này. Chờ đến khi chúng ta sẵn sàng làm thì đã quá muộn rồi.” Đây là điều người luôn luôn nói bằng tấm lòng của người. Thế nên sau khi chúng tôi thực hiện nghi lễ truyền thống hơn một tuần, tôi đã quyết định đi nhiễu quanh Bảo Tháp Swayambhunath ba lần mỗi chiều cùng với chư ni cho đến khi chấm dứt 49 ngày, sau khi Bổn Sư của tôi viên tịch. Như thường lệ, chư ni rất sẵn lòng hỗ trợ và làm theo ý của tôi. Tôi muốn cảm ơn họ đã chấp nhận điều này từ đáy lòng hoan hỷ. Đây là một điều khích lệ đối với tôi. Chúng tôi đã cùng nhau đi bộ 13 cây số mỗi chiều và tôi hoàn toàn hài lòng với điều này. Tôi nghĩ rằng đây là một tin tốt để chia sẻ với quý độc giả đang đọc hay theo dõi những điều tán gẫu mà tôi đang viết ở đây.


Rất nhiều bằng hữu và đệ tử của tôi từ Mỹ, Mễ Tây Cơ và Nam Mỹ đang mong mỏi cùng với chư ni và tôi đi nhiễu 13 vòng quanh Bảo Tháp. Chúng tôi nhất định sẽ khuyến khích lẫn nhau. Tôi tin tưởng và mong rằng tất cả các vị bổn sư, dakas và dakinis, kể cả vị cố Bổn Sư của tôi, sẽ rất hài lòng và hoan hỷ về những hoạt động hữu ích mang lại lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Tôi tin rằng những hành trì tâm linh thực tiễn như đi nhiễu và ngay cả Sống để Yêu Thương v.v..., phải được thực hành một cách thực tế. Tôi tin vào việc thực hành hơn là lý thuyết. Lý thuyết chỉ hữu hiệu nếu nó hỗ trợ việc thực hành, nếu không thì nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì cả. Thế nên hành trì tâm linh phải là việc giúp ích cho tất cả chúng sanh một cách thực tiễn. Bên cạnh việc cầu nguyện, nhập thất, hành thiền và vô số những hành trì trang trọng khác nhau, chúng ta phải ra ngoài và làm điều gì đó cho chúng sanh.


Sau cùng, nhân cơ hội này, tôi muốn chúc mừng nhà Vua và Hoàng Hậu xứ Bhutan trong ngày cưới của hai vị. Mặc dù chúng tôi rất bận rộn nơi đây, tôi sẽ cho phép tôi, cha mẹ tôi và chư tăng ni xem Lễ Cưới Hoàng Gia chiếu trực tiếp trên đài truyền hình. Tôi đang gởi những lời cầu nguyện cho niềm hạnh phúc và thành công trong cuộc sống thế tục và tâm linh của hai vị. Tôi cũng rất hoan hỷ là các vị Rinpoche cao trọng của chúng tôi đã dẫn đầu phái đoàn đại biểu đi tham dự Lễ Cưới Hoàng Gia. Nhà Vua của một Vương Quốc Phật giáo như Bhutan tượng trưng cho sự thành công trong việc duy trì một truyền thống phong phú, vững chãi về mặt tâm linh và hòa nhập với đời sống hiện đại. Tôi tin rằng với tinh thần trách nhiệm, nhà Vua sẽ thành công trong việc giữ gìn sự thăng bằng của hai yếu tố này trong đất nước của Ngài và lời cầu nguyện của tôi luôn hướng về điều này. Ngày mai sẽ là một ngày thú vị đối với chúng tôi, vì chúng tôi sẽ xem chương trình truyền hình từ xa và gởi lời chúc tụng, chúc mừng tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình đến nhà Vua và Hoàng Hậu.


http://www.drukpa.org/index.php/News-in-2011/practice-has-to-be-practical

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 3514)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
15/12/2010(Xem: 20489)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
18/11/2010(Xem: 4323)
Bắt đầu bài giảng, Rinpoche nói rằng Singapore là một địa điểm rất linh thiêng đối với Phật Giáo. Con người ở đây hết sức tử tế và nơi đây quả là một địa điểm đặc biệt. Thậm chí nó tốt lành đến nỗi chúng ta đang sử dụng một địa điểm linh thiêng như thế để thực hành.
26/10/2010(Xem: 5108)
Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này. Trong vườn hoa muôn màu của các tôn giáo hiện nay, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ.
23/10/2010(Xem: 13581)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
16/10/2010(Xem: 8495)
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có bốn dòng phái lớn: Nyingma (Cổ Mật - Mũ đỏ), Kagyu (Mũ đen), Gelug (Mũ vàng), Sakya. Các dòng phái lớn này còn chia thành nhiều nhánh nhỏ. Các dòng truyền thừa đều có chung một nguồn gốc là giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]