Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

02/10/201104:24(Xem: 4238)
Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

dalailama-smh

Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

Choden Rinpoche

Lozang Ngodrub dịch

Trong Đại Lễ Cầu Nguyện, tức Monlam, mùa xuân năm 1959, trước khi Đức Dalai Lama rời Tây Tạng, Ngài phải tham dự buổi tranh luận giáo pháp thuộc về một phần của cuộc thi văn bằng Geshe của Ngài. Tất cả các Tu Viện chính đều gởi một vài tăng sĩ tranh luận xuất sắc để tranh luận giáo pháp với Ngài; Geshe Lhundrup Sopa và tôi đã đại diện cho Tu Viện Sera Je.

Các vị giám khảo cuộc thi là các vị Trụ Trì của các tu viện. Tuy nhiên, thông thường cũng có sự hiện diện của nhiều vị Geshe khác tinh thông tất cả các đề mục tranh luận, để nhận xét trình độ của thí sinh. Môn tranh luận không giống như bài thi viết; bởi vì tất cả mọi người đều nghe những lời bạn nói, nên rất dễ nhận ra khi bạn đã phạm một sai lầm hay khi bạn có một câu trả lời rất thông tuệ.

Đại Lễ Cầu Nguyện được tổ chức trong tháng đầu tiên của năm mới ở Tây Tạng, và tất cả tăng sĩ từ các tu viện chính cũng như những tu viện nhỏ hơn ở địa phương đều tề tựu quanh chùa Jokhang; có lẽ vài chục ngàn tăng sĩ đã có mặt ở đó.

Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau. Vì thế, không ai biết được Đức Dalai Lama tranh luận giỏi như thế nào, vì Ngài chưa từng dự cuộc tranh luận ở một tu viện nào cả. Chẳng ai biết trình độ tranh luận của Ngài ra sao cả.

Có năm môn luận chính trong chương trình tu học văn bằng Geshe, thế nên mỗi đề mục đều được dành thời gian trong buổi tranh luận, và tất cả các Geshe đại diện từ các tu viện đều nhận một phần của các đề tài tranh luận. Mỗi một tăng sinh có một đề mục riêng của họ và mỗi vị sẽ tranh luận với Đức Dalai Lama.

Đề tài tranh luận buổi sáng của Đức Dalai Lama là Lượng Thích Luận và hai vị tranh luận với Ngài lúc đó là Geshe Rabten và Gen Kalo, Trụ Trì của Gyume, trường Cao Đẳng Mật điển vùng Hạ. Vào buổi chiều, có một thời tranh luận nữa, với đề tài là Trung Quán luậnvà Ba La Mật. Buổi chiều đó, Geshe Sopa và tôi đã dự cuộc tranh luận với Ngài. Vào buổi tối, có một thời tranh luận lớn mà tất cả các vị Geshe của các tu viện chính đều tham gia.

Có hai tiếng đồng hồ trong thời tranh luận buổi sáng, kế đến là nhiều giờ cầu nguyện (vì cuộc thi xảy ra vào thời gian của Đại Lễ Cầu Nguyện). Buổi chiều lại có hai tiếng đồng hồ tranh luận nữa, tiếp theo là thời cầu nguyện, và thời tranh luận buổi tối là dài nhất.

Đức Dalai Lama có mặt trong cuộc tranh luận tổng cộng khoảng ba tiếng đồng hồ. Khi Ngài tranh luận vào buổi tối, mọi người đều ngạc nhiên về tài tranh biện xuất sắc của Ngài! Buổi tối đó là lần đầu tiên mọi người thấy được trình độ tranh luận của Đức Dalai Lama thông tuệ đến mức nào.

Đề tài tranh luận của tôi là hai chân lý, quy ước và cứu cánh. Hai mươi lăm năm sau, khi tôi gặp lại Đức Dalai Lama năm 1985, Ngài vẫn còn nhớ rất rõ. Ngài nói, “Ông là một trong những người tranh luận với tôi, phải không? Ông đã tranh luận về hai chân lý.” Đây là một buổi tranh luận lớn có sự hiện diện của rất nhiều tăng sĩ, và Đức Dalai Lama không chỉ biết rằng tôi là một trong những người đã tranh luận với Ngài, mà Ngài còn nhớ cả đề tài tôi đã tranh luận nữa!


Bài báo này xuất hiện lần đầu tiên trong Tạp chí Mandala, Tháng Bảy/Tám năm 2000.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6339)
Toà ngồi rất xảo nghiêm Thân ở trong Thai lửa Nhiều Báu trang nghiêm đất Lụa, Đá trợ lẫn nhau Bốn Báu làm hoa sen Nơi Thánh Giả an trú Kim Cương Bất Khả Hoại Hành Cảnh Giới Tam Muội Cùng với Đại Danh Xưng Vô lượng các quyến thuộc
08/04/2013(Xem: 5336)
Bản Kinh Du Già đều có 10 vạn bài Kệ gồm 18 Hội.Hội Kinh đầu tên là Nhất thiết Như Lai chân thật nhiếp . Kinh ấy nói 5 Bộ.) Phật Bộ (Buddhà Kulàya): Tỳ Lô Giá Na Phật là Bộ Chủ.) Kim Cương Bộ (Vajra Kulàya): A Súc Phật là Bộ Chủ
08/04/2013(Xem: 4994)
Nay ta sẽ nói Pháp Suy tư Ba loại Chân ngôn theo thứ tự Thoạt dùng ĐẠI TÂM gia trì ngoài Thứ hai CĂN BẢN lại tưởng trong Thứ ba TIỂU TÂM thông nội ngoại Cần giữ được tâm không thác loạn Như vậy Chân ngôn của Ba đạo An lập Hành giả ĐỊA MINH VƯƠNG
08/04/2013(Xem: 4489)
Lại nữa, lấy một tấm vải lụa trắng ( Bạch Điệp ) sạch chẳng được tái chế, thỉnh một vị Họa Sư tài giỏi, đừng bàn chuyện trả giá . Lấy nước nóng thơm tắm rửa, mặc áo mới sạch, thọ tám Giới.
08/04/2013(Xem: 5920)
Nếu có Sa Môn hoặc Bà La Môn, các kẻ trai lành, người nữ thiện... ưa muốn thọ trì Pháp của Bồ Tát thì nên làm một cái Đàn rộng 4 khuỷu tay. Nên tìm kiếm một nơi thanh tĩnh, Thắng địa lau rửa cho sạch sẽ, dùng nước thơm phân bò xoa đất.
08/04/2013(Xem: 9042)
Nay Ta y theo Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già. Tỳ Lô Giá Na Báo Thân Phật vào Đệ Tứ Thiền ở đỉnh Sắc Giới (Rùpadhàtu) thành Đẳng Chính Giác, liền hạ xuống đỉnh núi Tu Di (Sumeru) ở lầu gác báu Kim Cương.
08/04/2013(Xem: 5110)
Phạn Hán dịch: Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_Đại Biện Chính Quảng Trí Tam Tạng phụng chiếu dịch Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH
08/04/2013(Xem: 5330)
Bấy giờ Tỳ Lô Giá Na Như Lai đi đến lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong trên đỉnh núi Tu Di Lô (Sumeru). Kim Cương Giới Như Lai (Vajradhàtu Tathàgata) dùng tất cả Như Lai gia trì nơi Tòa Sư Tử của tất cả Như Lai làm cho tất cả mọi mặt đều được an lập.
08/04/2013(Xem: 9221)
Đức Năng Nhân Như Lai của Ta thương xót ba cõi sáu nẻo bị mê hoặc thường do nhóm Uẩn, Giới, Xứ mà thọ nhận sinh tử vọng chấp như hoa đốm trong hư không (Không Hoa) tuy không có mà tính là có, còn viên ngọc đeo trên áo tuy có mà lại chẳng hay biết nó nằm trong đấy. Thật là đáng thương!
08/04/2013(Xem: 5535)
Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già có 10 vạn bài Kệ, 18 Hội. Hội đầu tiên tên là Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Giáo Vương có 4 Phẩm lớn.Một là Kim Cương Giới, hai là Giáng Tam Thế, ba là Biến Điều Phục, bốn là Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567