Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kim Cương Đỉnh Du Già 37 Tôn Tâm Yếu

08/04/201312:38(Xem: 5743)
Kim Cương Đỉnh Du Già 37 Tôn Tâm Yếu

Mật Tạng Bộ 1_ No.871 (Tr.291 _ Tr. 297)

KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ LƯỢC THUẬT

37 TÔN TÂM YẾU.

Hán văn:Tam Tạng Hòa Thượng Đại Quảng Trí

giảng thuyết ở Đạo Trường Thừa Minh Điện trong Viện Hàm Huy.

Việt dịch:HUYỀN THANH

---o0o---

kimcuongdinhdugia_huyenthanh

Bấy giờ Tỳ Lô Giá Na Như Lai đi đến lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong trên đỉnh núi Tu Di Lô (Sumeru). Kim Cương Giới Như Lai (Vajradhàtu Tathàgata) dùng tất cả Như Lai gia trì nơi Tòa Sư Tử của tất cả Như Lai làm cho tất cả mọi mặt đều được an lập.

Thời Đại Bồ Đề Tâm Bất Động Như Lai, Đại Phước Đức Tụ Bảo Sinh Như Lai, Tam Ma Địa Diệu Pháp Tạng Quán Tự Tại Vương Như Lai, Tỳ Thủ Yết Ma Thành Tựu Nhất Thiết Sự Nghiệp Bất Không Thành Tựu Như Lai, tất cả Như Lai gia trì tự thân, Bạc Già Phạm Thích Ca Mâu Ni Như Lai (Bhagavate ‘Sàkyamunïi Tathàgata) vì khéo thông đạt tất cả bình đẳng cho nên tất cả phương bình đẳng, quán sát 4 phương rồi ngồi yên.

Phàm người tu hành. Thoạt đầu phát tín tâm dùng biểu thị cho Tâm Bồ Đề tức Đại Viên Kính Trí.Hột Lỵ Ná Dã tâm (Hrïdaya) là nội tâm của chúng sanh, an chữ Hồng (_HÙMÏ) làm chủng tử (Bìja – hạt giống), nơi biến của chủng tử là vành trăng, ở trong ánh sáng của vành trăng tướng có chày Ngũ Trí Kim Cương tỏa ánh sáng chiếu suốt mọi nơi, liền chuyển dịch cái chày thành Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasatva) tức tên khác của Phổ Hiền Bồ tát (Samantabhadra Bodhisatva), điều này biểu thị cho Kim Cương Bộ (Vajra kùlaya) của A Súc Như Lai (Aksïobhya Tathàgata) ở Phương Đông, tức là Đại Viên Kính Trí (Adar’sa Jnõàna)

Tiếp nên lễ Phước Đức Tụ Bảo Sanh Như Lai ở phương Nam, tưởng cầm cái bình báu Ma Ni, tưởng cùng với tất cả Như Lai quán đỉnh tức Hư Không Tạng Bồ Tát (Aøka’sa Garbha Bodhisatva) cầm viên ngọc báu Ma Ni, thành mãn nguyện mong cầu của tất cả chúng sanh. Do công đức của phước tích tụ này tỏa ra vô lượng vô biên uy quang rực rỡ mà mọi mong cầu sẽ được đầy đủ, đây là nơi sở nhiếp của Bảo Bộ (Ratna kùlaya) của Bảo Sinh Như Lai (Ratnasamïbhava Tathàgata) ở Phương Nam, tức là Bình Đẳng Tính Trí(Samantà Jnõàna)

Tiếp nên lễ A Di Đà Như Lai (Amitàbha Tathàgata) ở phương Tây biểu thị cho Nhất Thiết Như Lai Tam Ma Địa Trí. Do thoạt đầu phát tâm liền hay chuyển bánh xe pháp Biện Vô Ngôn Thuyết, Lý không có bờ mé, sở thu của Ngữ Bộ hay khiến cho chúng sanh thông minh lợi trí. Đây là sở nhiếp của Pháp Bộ (Dharma kùlaya) ở phương Tây, tức là Diệu Quán Sát Trí(Pratyaveksïana Jnõàna).

Tiếp nên lễ Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Tathàgata) ở phương Bắc. Dùng phương tiện Đại Bi hay thành sự nghiệp của tất cả Như lai và làm sự nghiệp của chúng sanh. Do phương tiện của Trí khéo léo của Tỳ Thủ Yết Ma Bồ Tát (Vi’sva Karma Bodhisatva) hay thành tựu Tâm Bồ Đề của tất cả Hữu Tình, rốt ráo chẳng thoái lui, ngồi ở Bồ Đề Đạo Trường giáng phục chúng Ma. Phần lớn các phương tiện không khiến cho tổn hại cũng hay biến Hư Không thành kho tàng, trân bảo trong đó đầy tràn Không Trung, cúng dường tất cả chư Phật nhiều như số bụi nhỏ của mười phương. Hư Không Khố Bồ Tát (Vajra Garja Bodhisatva) này tức là tên khác của Tỳ Thủ Yết Ma Bồ Tát, Ấn sở thành của Hạnh Nguyện, truyền Môn Giải Thoát kiên cố hay khéo hộ trì Đại Ấn phương tiện của ba Mật Môn. Đây là sở nhiếp của Nghiệp Bộ (Karma kùlaya) tức Thành Sở Tác Trí (Krïtya musïtïhàna Jnõàna)

Nghi Quỹ nơi lễ Phật bốn phương cho đến Chân Ngôn đều nói đầy đủ trong Kinh. nên biết Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana Buddhha) ở phương chính giữa tức là Như Lai Bộ (Tathàgata kùlaya), Báo Thân viên mãn vạn đức trang nghiêm. Ngồi trên đài Kim Cương trong điện Đại Ma Ni của lầu gác Bảo Phong trên đỉnh núi Tu Di Lô, thành Đẳng Chính Giác, giáng phục chúng Ma, ở các lỗ chân lông phóng tỏa ánh sáng lớn, mười phương Như Lai với các Thánh Chúng đều đến đồng chứng, Bồ Tát mãn túc mười Địa đều quy về Hội này, đều ở tại tòa vị của bản phương tuôn ra vô lượng vô biên Pháp Môn Bí Mật, Bồ Tát tu hành tương ứng Tam Muội, Du Già Lý Trí mãn Pháp Giới Tâm. Đại Bồ Đề Ngũ Trí viên mãn này tức là Chân Như Pháp Giới Trí (Tathàta Dharmadhàtu Jnõana) của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, như ở vị trí trung ương.

Tiếp vào 16 Đại Bồ Tát Tam Ma Địa vị.

Phàm người tu hạnh Chân Ngôn, nên hiểu 16 Đại Bồ Tát Tam Ma Địa theo thứ tự, mỗi một loại chẳng đồng. Ở Tâm Tam Muội Gia thì sai biệt có khác. Vả như Kim Cương Tát Đỏa(Vajrasatva) là bậc Thượng Thủ ở Phương Đông, là Tâm Đại Bồ Đề. Từ lúc mới phát ý, kiên cố dõng mãnh trụ Tam Ma Địa Trí, ánh sáng rực rỡ của thân Tự Thọ Dụng rộng chiếu vô biên, cầm Chày Ngũ Trí Kim Cương giữ gìn tòa vị, ngạo mạn tự tại, tức là việc của Kim Cương Tát Đỏa.

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Đại Phổ Hiền

Tát Đỏa bền tự nhiên

Từ thân không bền chắc

Đắc được Thân Tát Đỏa

Tuy chứng chính vị của Tát Đỏa mà chưa trừ được Kiến Hoặc thì làm sao mà dẫn hóa tất cả Hữu Tình? nên hành bốn Nhiếp Pháp mà tế độ. Thế nào là 4 Nhiếp Pháp? Đó là nhóm Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự mà nhiếp thủ. Sở dĩ Kim Cương Vương Bồ Tát (Vajra Ràjà Bodhisatva) cầm 2 móc câu kim cương dùng để triệu tập, tức là diệu dụng của Bất Không Vương Bồ Tát (Amogha Ràja Bodhisatva)

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Bất Không Vương

Câu (móc câu) sinh từ Kim Cương.

Do khắp tất cả Phật

Tối thắng hay câu triệu”

Tuy có câu triệu, xong chưa đủ Tâm Đại Bi, nên phát niệm yêu mến tất cả Hữu Tình mà cùng cứu hộ. Nơi Kim Cương Aùi Bồ Tát (Vajra Ràga Bodhisatva) này cầm mũi tên Đại Bi Tâm hay bắn Tâm Kế Chấp của Nhị Thừa. Nếu chưa quên được Năng, Sở thì làm sao tế bạt được? Cầm cung tên Đại Bi này cũng hay giết hại tất cả phiền não, chọn thẳng Tâm Bồ Đề tức là Hạnh Vị của Kim Cương Ái Bồ Tát.

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Tự Tính tĩnh

Tùy nhiễm dục tự nhiên

Vì lìa dục thanh tĩnh

Dùng nhiễm mà điều phục

Do Thắng Hạnh này rất vui tốt lành, tức được loại Thân Bí Mật của tất cả Pháp lành là khẩu lành, ý lành thân lành, 3 thiện pháp môn, 3 nghiệp thanh tĩnh, khen ngợi vô lượng vô biên Công Đức thiện tức là bản sự của Thiện Tai Bồ Tát (Sàdhu Bodhisatva)

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Ta, Thiện Tai

Các Nhất Thiết Thắng Trí

Xa lìa nơi phân biệt

Nay sinh vui cứu cánh

Trên đây là 4 Bồ Tát thuộc Kim Cương Bộ.

Do Thiện Pháp này, nhưng chưa tròn Quả Nguyện. Trong chốc lát được Quán Đỉnh khiến cho thân ấy được trang nghiêm tô điểm tức là Hư Không Tạng Bồ Tát (Aøka’sa Garbha Bodhisatva) cầm bình báu Ma Ni. Lại tưởng tất cả Như Lai phát sinh ra báu Đại Ma Ni. Quán Đỉnh Đại Bồ Tát nhận lấy chức vị cho đến khi Chuyển Luân Vương trụ chức vị thảy đều làm việc ấy, lợi ích hằng sa,vô biên Phước Đức tụ, uy đức tự tại. Đây là Trí Phước Đức của Hư Không Tạng Bồ Tát.

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Diệu Quán Đỉnh

Báu Kim Cương vô thượng

Do Phật không nhiễm dính

Gọi là Tam Giới Chủ

Tuy nhận Quán Đỉnh mà chưa được uy quang cần phải được ánh sáng tròn của Nhật Luân (mặt trời) chiếu suốt 1000 giới. Sở dĩ cầm mặt trời của Kim Cương Quang Minh (Vajra Teja) chiếu soi rực rỡ sáng tỏ trong suốt không bờ mé. Tuy có số mặt trời nhiều như bụi nhỏ, tuyệt chẳng thể cướp đoạt tranh hơn với ánh sáng ấy. Đây là sự chiếu suốt của Kim Cương Uy quang Bồ Tát.

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Vô tỷ quang (ánh sáng không thể so sánh)

Chiếu sáng giới Hữu Tình

Bậc Năng Nhân Thanh Tĩnh

Chư Phật đấng cứu đời

Đã được ánh sáng chiếu rọi rộng lớn, công nghiệp cao xa. Để dễ dàng ban thưởng thù đáp thì nên có Đàn Thí, tức Kim Cương Tràng Bồ Tát (Vajra Ketu Bodhisatva) kiến lập trên cây phướng Đại Ma Ni, đặt viên ngọc báu tỏa ánh sáng chiếu diệu. Tuôn mưa Ma Ni, trăm báu, phướng, lọng, hương hoa vi diệu... đều ban cho tất cả Hữu Tình tùy theo ý nguyện, mãn túc hạnh nguyện Đàn Ba La Mật, đủ Tâm Đại Bi, vô lượng trân bảo với tâm “ cho nhưng không có nơi cho, nơi được mà không có gì được”. Đây là nguyện lực Đại Bi của Kim Cang Tràng Bồ Tát

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Vô Tỷ Tràng

Thành tựu mọi ích lợi

Thỏa mãn tất cả ý

Khiến mãn tất cả nguyện

Đã nương nhờ vào sự lợi ích của Bố Thí, vui thích với tâm thành liền được chí hướng đặc biệt, phát ra lời vui vẻ mĩm cười khoái lạc, rộng độ Hữu Tình, vui với tâm buông xả, hay phụng sự đầy đủ. Đây là Trí vui đặc biệt của Kim Cương Tiếu Bồ Tát (Vajra Hàsa Bodhisatva)

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Ta, Đại Tiếu

Các Thắng rất đặc biệt

An lập lợi ích Phật

Thường trụ Diệu Đẳng Dẫn

Trên đây là 4 vị Bồ Tát thuộc Bảo Bộ.

Tuy hay mãn nguyện nhưng còn sự tán động. Tán động có đủ 6 loại tán động (Tán động vì tác ý, tán động vì tự tính, tán động bên ngoài, tán động bên trong, tán động vì tướng, tán động vì ngồi. Đây gọi là sáu loại tán động) chẳng có thể chế chỉ được Tâm Vương, nên cần phải tu Tam Ma Địa Pháp để trụ tâm ấy. Dùng Môn Thù Thắng Hạnh, lý nghĩa vi diệu, phương tiện Đại Bi mà kết thành bè Nhân vào Hạnh Nguyện Bồ Đề, Thắng Nghĩa mà đốn chứng. Đây là Bi Trí của Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokite’svara Bodhisatva)

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Ta, Thắng Nghĩa

Vốn thanh tĩnh tự nhiên

Các Pháp như cái bè

Thanh tĩnh, có thể được

Tuy ngộ Pháp viên mãn, nhưng vẫn chưa khiển trừ được phiền não kiết sử. Nơi đây, Văn Thù Sư Lợi Đại Bồ tát (Manõju’srì Mahà Bodhisatva) với Bát Nhã Ba La Mật viên mãn, Trí Tuệ không có bờ mé, liền cầm cây kiếm Trí chặt đứt sự trói buộc, trừ hại 4 Ma và Nhị Thừa, phá tâm chấp trước mà vô sở trụ (Không có nơi trụ) chẳng ở nơi không, hữu, vĩnh viễn dứt hẳn hai bên. Hay cắt đứt tâm Kiết Sử của tất cả Hữu Tình, thường trụ ở Vô Vi Trí Tuệ Viên Minh. Đây là Trí Tuệ của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Kinh Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Tất cả Phật

Ta nghe âm vi diệu

Do Tuệ vô sắc nên

Âm thanh, có thể được

Do cắt được Hoặc nên Diệu Pháp được truyền, tức vừa mới phát tâm, tức Chuyển Pháp Luân Bồ Tát trụ Tam Ma Địa Tâm, khởi Nguyện Hạnh Đại Bi, chuyển bánh xe Chính Pháp, ánh sáng của căm xe chuyển động làm cho 3 Luân của Đại Thiên Giới được thanh tĩnh, làm Chủ Tể ở các Mạn Đà La, đối với các chỗ của Ma đều làm Giáo Lệnh điều phục Hữu Tình, chính thọ Tam Muội. Tức là dụng của Trí Luân của Kim Cương Trường Bồ Tát (Vajra manïdïala Bodhisatva)

Kinh Kệ ghi là:

“Lạ thay! Kim Cang Luân

Ta, Thắng Hạnh Kim Cương

Do vừa mới phát tâm

Hay chuyển Diệu Pháp Luân

Diệu pháp đã chuyển, nêu vào ngay: Vô ngôn, văn tự vốn trống rỗng (‘Sùnya – Không) Chân Như Pháp Giới, tạng Tu Đa La (Sùtra-Khế Kinh) bình đẳng, viên mãn hằng hà sa Pháp Môn, ngộ Đại Thừa, không có gì không khai diễn được. Vì căn cứ vào Thắng Pháp nên đàm luận cùng chư Phật, niệm tụng điều tốt lành của Luật; một đời Chân Ngôn đều có đủ trong đấy. Đây là Ngữ Trí Tam Ma Địa Trí của Vô Ngôn Bồ Tát (Abhasïa Bodhisatva)

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Ta, Bí Mật

Tên Ta, Ngữ Bí Mật

Diễn nói Pháp vi diệu

Mau lìa các hý luận”

Trên đây là 4 vị Bồ tát của Pháp Bộ

Tuy thông Ngữ Trí nhưng chưa thành tựu sự nghiệp của chư Phật và sự nghiệp của chúng sinh- liền vào nơi thành biện của Nhất Thiết Nghiệp Dụng Thiện Xảo Môn rộng rãi cúng dường, lợi ích Hữu Tình. Dùng Hư Không làm kho tàng, trân bảo trong đó tràn đầy Hư Không, cấp tế cho quần sinh, ban bố theo 5 loại khiến cho họ không còn thiếu thốn, phổ tâm cúng dường, mười phương Như Lai, tất cả sát hải (cõi rộng như biển) nhiều như bụi nhỏ của chư Phật. Tức là Trí khéo léo của Tỳ Thủ Yết Ma Bồ Tát (Vi’sva Karma Bodhisatva)

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Ta, Bất Không.

Ta, tất cả nghiệp nhiều

Vô công (không tốn công), làm Phật sự

Hay chuyển Nghiệp Kim Cương.”

-Đã đủ sự nghiệp bền chắc tinh tiến. nhưng nếu chưa tinh tu “Diệu dụng” thì loài Ma được dịp thuận tiện làm cho thoái lui. sở dĩ mặc giáp trụ tinh tiến, giữ gìn vạn hạnh tu tâm, thủ hộ Pháp Môn khiến chẳng thoái chuyển. Nói Từ Hộ rộng lớn hay trừ sự lười biếng trễ nãi, Hộ Trí bền chắc dũng mãnh, thành ngay Bồ Đề cứu cánh, không có gì không trùm khắp – Đây là Đại Từ Hộ của Nan Địch Tinh Tiến Bồ Tát (Apàrajita vìrya Bodhisatva – Vô Năng Thắng Tinh Tiến Bồ Tát)

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Giáp bền chắc.

Ta, kiên cố cứng chắc.

Do kiên cố không thân (vô thân)

Đắc được được thân kiên cố”

-Tinh tiến đã đủ, nên tồi phục Thiên Ma, Uẩn Ma, Phiền Não Ma... thị hiện hình Kim Cương Dược Xoa với sắc tượng đáng sợ tỏa lửa mạnh rực rỡ, uy mãnh giận dữ, cầm răng nanh Kim Cương để ngay trong miệng, hay ăn nuốt Vô Minh từ vô thủy với các Chấp Kiến của tất cả Hữu Tình để tồi diệt, tác phương tiện Đại Bi mà hay khủng bố tất cả Như Lai. Đây là Trí Phương Tiện Đại Bi của Kim cương Dược Xoa Bồ Tát (Vajra Yaksïa Bodhisatva)

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Phương tiện lớn

Bi mẫn của chư Phật

Do vắng lặng Hữu Tình

Thị hiện hình bạo nộ”

Do uy mãnh này mà trợ thành Lý Giải Thoát. Kim Cương Bí Mật hay tế độ chúng sanh trong 3 Tế Khổ Luân Phương Tiện Đại Quyền, 3 Mật gia trì, Tâm truyền Mật Ấn, trụ Tam Ma Địa, tất cả Pháp Yếu mà hay giải bỏ sự trói buộc, thoát khổ sinh vui, trụ bốn Tâm Vô Lượng. Đây là Trí Mật Ấn của Kim Cương Quyền Bồ Tát (Vajra Samïdhi Bodhisatva)

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Ta, buộc chặt

Ta, bền Tam Muội Gia

Tạo thành các ý vui

Lấy giải thoát cột trói.”

Trên đây là bốn vị Bồ Tát Của Yết Ma Bộ.

A Súc Như Lai ở nội tâm chứng được Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, vào Kim Cương Tam Ma Gia, gia trì tất cả Tam Ma Địa Trí để tự thọ dụng. Từ trong Ngũ Phong Quang Minh Kim Cương Bồ Đề Tâm Tam Ma Địa Trí tuôn ra ánh sáng Kim Cương chiếu khắp mười phương Thế Giới, tĩnh Tâm Đại Bồ Đề của tất cả chúng sinh, rồi quay trở lại thu làm một tụ. Vì khiến cho tất cả Bồ Tát tự thọ dụng Tam Ma Địa Trí cho nên thành hình Kim Cương Ba La Mật Bồ Tát (Vajra Pàramita Bodhisatva) cầm chày Kim Cương trụ ở vành trăng phía trước Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Kê ghi là:

“Lạ thay! Tất cả Phật

Ta bền Thân Kim Cương

Do bền chắc không thân(vô thân)

Đắc đuợc thân Kim cương

Bảo Sinh Như Lai ở nội tâm chứng được Hư Không Bảo Đại Ma Ni Tạng Công Đức Tam Ma Địa Trí để tự thọ dụng. Từ Hư Không Bảo Đại Ma Ni Tạng Công Đức Tam Ma Địa Trí tuôn ra ánh sáng Hư Không Bảo (Báu của Hư Không) chiếu khắp mười phương Thế Giới, khiến cho tất cả chúng sinh viên mãn Công Đức rồi quay trở lại thu làm một tụ. Vì khiến cho tất cả Bồ Tát thọ dụng Tam Muội Gia Trí nên thành hình Kim Cương Bảo Ba La Mật Bồ Tát (Vajra Ratna Pàramita Bodhisatva) cầm báu Đại Ma Ni trụ ở vành trăng bên phải Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Tất cả Phật

Ta, tên Bảo Kim Cương

Ở tất cả Ấn Chúng

Bền Lý Thú Quán Đỉnh

Quán Tự Tại vương Như Lai ở nội tâm chứng được Đại Liên Hoa Trí Tuệ Tam Ma Địa Trí để tự thọ dụng. Từ Đại Liên Hoa Trí Huệ Tam Ma Địa Trí tuôn ra ánh sáng Hoa Sen chiếu khắp mười phương Thế Giới, tĩnh phiền não khách trần của tất cả chúng sinh rồi quay trở lại thu làm một tụ. vì khiến cho tất cả Bồ Tát thọ dụng Tam Muội Gia Trí cho nên thành hình Pháp Ba La Mật Bồ Tát (Dharma Pàramita Bodhisatva) cầm Hoa Sen lớn trụ ở vành trăng phía sau đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Kệ ghi là:

Lạ thay! Tất cả Phật

Pháp Kim Cương, Ta tĩnh

Do tự tại thanh tĩnh

Khiến tham nhiễm không dơ

Bất Không Thành Tựu Như Lai ở nội tâm chứng được Yết Ma Kim Cương Đại Tinh Tiến Tam Ma Địa Trí để tự thọ dụng. Từ Yết Ma Kim Cương Đại Tinh Tiến Tam Ma Địa Trí tuôn ra ánh sáng Yết Ma chiếu khắp mười phương Thế Giới khiến cho tất cả chúng sanh trừ tất cả sự lười biếng trễ nãi thành Đại Tinh Tiến, rồi quay trở lại thu làm một tụ. Vì khiến cho tất cả Bồ Tát tự thọ dụng Tam Ma Địa Trí nên thành hình Yết Ma Ba La Mật Bồ Tát (Karma Pàramita Bodhisatva) cầm Chày Kim Cương Yết Ma trụ ở vành trăng bên trái Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Tất cả Phật

Ta, nhiều Nghiệp Kim Cương

Do một thành tất cả

Phật Giới khéo tác nghiệp

Trên đây là Thể kiên cố của 4 Ba La Mật Đại Bồ Tát.

Giống như hư không không thể bại hoại (tan nát) vì lửa, bụi, mây, sương có thể che mờ ánh sáng của mặt trời, mặt trăng và Không Giới mà tựa như có chướng ngại. Tất cả chúng sanh xưa nay vốn có Tự Tính thanh tĩnh. Ví khách trần (bụi bặm) phiền não, hai tướng Năng, Sở, vây nhiễm tâm ấy, nên chẳng được tự tại. Nay Bản Thể vốn có của vọng tưởng này tự trống rỗng, hiểu rõ các Pháp chẳng sinh nên Không, Hữu không còn chướng ngại. Ở đấy Tỳ Lô Giá Na Phật liền trụ quán Tâm Bồ Đề, chiếu soi thông suốt tròn sáng, tuôn ra sự vui thích trang nghiêm mọi thứ cúng dường. Đây là diệu dụng của Tâm Bồ Đề của Kim Cương Hỷ Hý Bồ Tát (Vajra Làse Bodhisatva) trụ ở vành trăng bên trái của Bất Động Như Lai Mạn Trà La.

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Vô Tỷ Hữu (cái có không gì sánh)

Cúng dường trong chư Phật

Do tham nhiễm cúng dường

Hay chuyển các cúng dường

Nay đủ Hỷ Hý cúng dường. Tỳ Lô Giá Na Phật ở nội tâm tuôn ra Kim Cương Bảo Man (Vajra Ratna Màle_ Tràng hoa báu Kim Cương) nghiêm sức Thể ấy, liền tập hợp mọi báu dùng để trang nghiêm. Ánh sáng của nhóm báu tròn đầy phước đức, hay làm cho năm loại Thiù Nguyện được viên mãn, trụ nơi vành trăng trên tay trái của Bảo Sinh Man Đà La ở Phương Nam.

Kệ ghi là:

Lạ thay! Ta, vô tỷ

Xưng là Bảo Cúng Dường

Nơi Tam Giới Vương Thắng

Giáo Lệnh nhận cúng dường

Bảo Man cúng dường xong. Tức Tỳ Lô Giá Na ở mọi tâm tuôn ra phương tiện Đại Bi, trụ tâm Tam Ma Địa, phát ra ca tán phúng vịnh để hưng phát cúng dường, đắc được 64 loại Phạm Âm, trụ Thuyết Pháp vô ngại. Sự hòa nhã của âm thanh ấy khiến cho mọi nhạc cụ: sáo, đàn sắt, Không Hầu… đều tác cúng dường. Đây tức là âm thanh làm Phật sự. Lời nói lợi ích của Pháp, Bản Thể của nó vốn trống rỗng, Chân Như ngưng đọng tự nhiên, Pháp Giới thanh tĩnh. Đây là Ngữ Trí Cúng Dường của Kim Cương Ca Bồ Tát (Vajra Gìte Bodhisatva) trụ ở vành trăng trên tay trái của Quán Tự Tại Vương Như Lai Mạn Trà La.

Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Rộng cúng dường

Tác các cúng dường nên

Do Nghi múa Kim Cương

An lập Phật cúng dường”

Trên đây là 4 Bồ Tát Nội Cúng Dường

A Súc Như Lai ở trong nội tâm tuôn ra Phần Hương Bồ Tát (Dhùpe Bodhisatva) cúng dường Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Mây biển hương thơm ấy vòng khắp Pháp Giới. Người thấy, nghe, hay, biết đều sinh thích thú, hay vào khắp trong các Phật Thể, vui vẻ khoái lạc. Đây là Kim Cương Phần Hương Bồ Tát (Vajra Dhùpe Bodhisatva) làm Đại Phật Sự cúng dường

Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Đại Cúng Dường

Vui thấm đủ đoan nghiêm

Do Tát Đỏa biến nhập

Mau chóng chứng Bồ Đề”

Hương đã cúng dường. Bảo Sinh Như Lai ở nộii tâm tuôn ra Giác Hoa vi diệu để phụng hiến Tỳ Lô Giá Na Như Lai – Do hoa sen báu Kim Cương nên đóa hoa ấy hé nở ánh sáng có màu sắc tươi đẹp, gom nhóm Phước Đức mọi loại trang nghiêm, hay ban cho Hữu Tình được nguyện an vui. Đây là diệu dụng của Kim Cương Hoa Bồ Tát (Vajra Pusïpe Bodhisatva)

Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Tất cả Phật

Hay làm các trang nghiêm

Do Tính báu Như Lai

Mau chóng được cúng dường”

Hoa đã cúng dường mà chưa được ánh sáng. Tức Quán Tự Tại Vương Như Lai ở trong nội tâm tuôn ra Kim Cương Trí Đăng (Vajra Jnõàna Dìpe _ Đèn Trí Kim Cương) thừa sự cúng dường Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Ánh sáng soi chiếu thông suốt, đắc được năm mắt thanh tịnh của Như Lai, thảy đều nhìn thấy hình sắc ngăn che bên trong bên ngoài. ở đèn Nội Trí chiếu soi tất cả Pháp vốn có tính thanh tịnh giống như trăm ngàn ánh sáng của ngọc Ma Ni cũng không thể che khuất hay phản chiếu lại được. Mặt trời Trí Tuệ là do ngọn đèn này vậy. Đây là Trí chiếu soi của Kim Cang Đăng Bồ Tát (Vajra Dìpe Bodhisatva)

Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Ta rộng lớn

Đèn cúng dường đoan nghiêm

Do mau đủ ánh sáng

Được tất cả mắt Phật”

Đèn đã cúng dường mà chưa được trong mát. Tức Bất Không Thành Tựu Như Lai ở trong nội tâm tuôn ra Kim Cương Đồ Hương Bồ Tát (Vajra Gandhe Bodhisatva) cầm giữ Hương Ấn cúng dường Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Dầu thơm mầu nhiệm này hay trừ bệnh nóng uất của tất cả Hữu Tình, hay được năm phần Pháp Thân của Như Lai là: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. trang nghiêm Thể ấy, cũng hay chứng được sự trang nghiêm rộng lớn tròn đầy của Tâm Bồ Đề thanh tịnh – Đây là sự cúng dường của Kim Cương Đồ Hương Bồ Tát (Vajra Gandhe Bodhisatva)

Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Hương cúng dường

Ta, ý thích vi diệu

Do Như Lai Hương nên

Trao cho tất cả Thân”

Trên đây là 4 Bồ Tát Ngoại Cúng Dường.

-Đã xong 8 Cúng Dường nhumg chưa đủ việc của 4 Nhiếp. Tức ở trong nội tâm của Tỳ Lô Giá Na tuôn ra Kim Cương Câu Bồ Tát (Vajra Anõku’sa Bodhisatva) để triệu tập. Phàm việc Câu Triệu có nghĩa của 4 Nhiếp là: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự để hay vận độ (Xoay chuyển hóa độ) vô lượng chúng sinh. Lại có chúng Ma khó phục cần phải chiết phục, cũng hay khống chế voi điên khiên cho thuận tòng. Tức Tâm Đại Bồ Đề này rộng lớn tròn đầy, bền chắc mãnh lợi quyết định chẳng lùi. Cũng hay triệu tập tất cả Hiền Thánh giáng lâm Đạo Trường hay mãn tất cả Chân Ngôn Hạnh Bồ Tát mau chứng Tất Địa. Đây là Trí triệu tập Kim Cương Câu Bồ Tát (Vajra Anõku’sa Bodhisatva)

-Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Tất cả Phật

Câu Thệ, Ta, bền chắc

Do Ta câu triệu khắp

Họp các Mạn Trà La”

Đã đủ nghĩa Câu Triệu nhưng chưa tròn việc Dẫn Nhiếp. Tức ở trong nội tâm của Tỳ Lô Giá Na Phật tuôn ra Kim Cương Sách Bồ Tát (Vaja Pà’sa Bodhisatva) hay cấm chế tất cả Tâm hôn ám, vọng tưởng, Vô Minh, phiền não. Hay cột buộc tất cả bánh xe Khổ khiến cho được giải thoát. Lại hay Đẳng Dẫn Thiền Định Đại Bồ Đề Tâm, tất cả Ấn Chúng đều đến tập hội, cõi Phật nhiều như bụi nhỏ thảy đều giáng lâm Mạn Trà La Đạo Trường để cùng làm Phật sự

Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Tất cả Phật

Ta, Dây Kim Cương bền

Khiến vào các bụi mhỏ

Ta lại dẫn vào đây”

-Nghĩa của sợi dây được thực hiện, nhưng chưa hành lý của Chế Chỉ (cấm đoán, ngăn chặn) - Tức Tỳ Lô Giá Na Phật ở trong nội tâm tuôn ra Kim Cương Tỏa Bồ Tát (Vajra Sphotïa Bodhisatva). Cái khóa ấy là nghĩa của chế chỉ hay đóng tất cả các của nẻo ác, khởi Đại Từ Bi. Đối với tất Hữu Tình sinh lòng cứu hộ, hay cột buộc tất cả mọi Ấn và dùng Như Lai Sứ đều do giải thoát, được Đại Niết Bàn. Lại khiến cho Như Lai của Hải Hội nhiều như bụi nhỏ ở trong Đạo Trường này trụ Tâm Tam Ma Địa đồng với Hội Phật Mật Nghiêm làm Đại Phật Sự

Kệ ghi là:

“Lạ thay! Tất cả Phật

Khóa Kim Cương bền lớn

Khiến thoát khỏi trói buộc

Lợi Hữu Tình nên cột”

Tuy đủ nghĩa của cái khóa, lý của chế chỉ nhưng chưa viên thông về lý trí Biến Nhập. Tức Tỳ lô Giá Na Phật ở trong nội tâm tuôn ra Kim Cương Linh Bồ Tát (Vajra Ghamïta Bodhisatva) cầm giữ cái khánh quang minh mà cúng dường Phát sanh vô lượng âm vi diệu, tất cả Thánh Chúng nghe được thảy đều vui vẻ. Chữ ÁC (_ AHÏ) của chư Phật là chủng tử hay biến nhập (vào khắp) trong thân tâm của tất cả Như Lai – Ánh như gương trong sáng, ở trong ruộng thân của vô lượng Hữu Tình làm hạt giống Đại Trí, hay ở nơi chư Phật xả thân mà làm tôi tớ thừa sự cúng dường, ở trong Tam Ma Địa vui thích hoan lạc. Đây là Diệu Hưởng (Tiếng vang mầu nhiệm) của Kim Cương Linh Bồ Tát.

-Kệ ghi là:

“ Lạ thay! Tất cả phật

Ta vào Kim Cương bền

Làm tất cả Chủ Tể

Cũng tác làm đồng bộc (tôi tớ)”

Đây là Tam Muội Gia của tất cả Như Lai gồm có Câu Triệu, dẫn vào, cột trói, điều phục Kết Tam Muội Gia Ấn xong, hay khiến cho người tu hành vào trong biển Phật Tính của các Tam Ma Địa, vui thích an lạc do sự cúng dường này.

Tiếp vào Pháp cúng dường 5 Như Lai. Liền vào quán Tỳ Lô Giá Na Phật, kết Biến Chiếu Tôn Như Lai Ấn. Quán Môn tức thân tâm thanh tịnh, viên mãn Bồ Đề rộng khắp Pháp Giới.

Tiếp vào Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa Ấn để kiên cố Tâm Bồ Đề

Tiếp vào Hư không Tạng Bồ Tát Đại Bảo Ấn, đắc được tròn đủ ước nguyện của tất cả chúng sinh không còn thiếu thốn

Tiếp vào Liên Hoa Tam Muội Gia Quán Tự Tại Đại Bồ Tát Ấn, do sự thanh tịnh không có nhiễm dính này nên đắc được Pháp thù thắng vi diệu.

Tiếp vào Yết Ma Đại Bồ Tát Tam Ma Địa, hay thành sự nghiệp của tất cả Như Lai và sự nghiệp của tất cả chúng sinh. Hết thảy việc tu trì không có gì không thành tựu.

Đây là Tỳ Lô Giá Na và 4 Đại Bồ Tát, tức đồng với 5 Như Lai.

Tiếp nên tu hành sự cúng dường của 16 Đại Bồ Tát là các Đại Bồ Tát làm việc cúng dường, cho nên đều cầm Ấn Khí Trượng an bày ở các chi phần trên thân, hay vì Như Lai làm Đại Phật Sự

Đầu tiên, Kim Cương Tát Đỏa cầm Ấn Ngũ Trí Kim Cang Xử dùng biểu thị cho Tâm Bồ Đề dũng mãnh kiên cố

Tiếp Kim Cương Vương Bồ Tát cầm Ấn Kim Cương Song Câu hành 4 Nhiếp Pháp triệu tất cả Như Lai với tất cả Hữu Tình, không có ai không vân tập. Đặt Ấn ở hông phải để làm tiêu xí (vật tiêu biểu)

-Tiếp kết Ấn Cung Tiễn Của Kim Cương Ái Bồ Tát hay khiến cho yêu nhớ tất cả Hữu Tình, lại hay bắn Tâm Kiến Chấp của Nhị Thừa. Đặt Ấn ở hông trái, dùng để tùy theo tất cả sắc tướng mà không có nơi nhiễm dính

-- Tiếp kết Ấn Hoan Hỷ Của Sa Độ Đại Bồ Tát. Tất Cả Như Lai với các Thánh Chúng đều nói “Lành thay!” búng tay khen ngợi tùy hỷ. Đặt Ấn ở sau eo dùng để biểu thị cho câu “Lành thay”

Trên đây là 4 Cúng Dường của Kim Cương Bộ

-Tiếp kết Ấn Đại Bảo của Hư Không Tạng Bồ Tát, hay thỏa mãn của tất cả Hữu Tình làm cho đạt được mọi mong cầu. Đặt Ấn ở đỉnh đầu tuôn mưa mọi loại báu, cũng cầm bình báu Ma Ni cùng với tất cả Như Lai quán đỉnh

-Tiếp nên kết Ấn của Kim Cương Uy Quang Đại Bồ Tát uy quang rực rỡ hay ngăn che ngàn mặt trời, cầm Mặt Trời Của Kim Cương mà xoay chuyển phía trước như chuyển bánh xe Pháp

-Tiếp Kết Ấn của Kim Cương Tràng Bồ Tát do cây phướng báu Như Ý hay thỏa mãn tất cả Hữu Tình làm cho ước nguyện được mãn túc. Đặt Ấn thẳng bên trên tựa như cây phướng báu

-Tiếp kết Ấn Của Kim Cương Tiếu Bồ Tát hay khiến cho tất cả Hiền Thánh, các Phật Hải Hội và hàng Thiên Tiên không ai không vui vẻ. Để Ấn trên miệng dùng biểu thị cho Đại Hỷ Tiếu (cười thật vui)

-Trên đây là 4 Cúng Dường Bồ Tát của Bảo Bộ

-Tiếp nên vào Liên Hoa Bộ Tam Ma Địa. Do trụ quán Quán Tự Tại Bồ Tát hay khiến cho Hữu Tình đối với các Pháp không bị ngăn ngại không có nơi nào bị nhiểm ô. Liền cầm Liên Hoa Ấn đặt ngay trên miệng là nơi diễn hóa của Pháp Âm thanh tịnh

-Tiếp nên quán Trí Tuệ củaVăn Thù Thất Lợi Bồ Tát khiến cho Hữu Tình biện minh Chính Pháp, cầm cây kiếm Trí Tuệ hay phá núi Tà, dứt đứt Tâm Kiến Chấp của Nhị Thừa. Trụ Pháp “ Không, Vô Tướng, Vô Nguyện Giải Thoát Môn. Đặt Ấn bên vành tai phải dùng để Chỉ trụ (dừng đứng)

Tiếp nên vào quán Thanh Tịnh Của Pháp Luân, hay chuyển bánh xe Pháp Vô Thượng, chuyển bánh xe Pháp ở ba đại thiên rộng độ Hữu Tình. Tức Kim Cang Nhân Bồ Tát (Vajra Hetu Bodhisatva) cầm Kim Cương Luân khí trượng đặt tại lỗ tai trái dùng làm tiêu xí(vật biểu tượng)

Tiếp nên vào Vô Ngôn Tam Muội Gia.Tất cả vạn Pháp đều lià ngôn ngữ Tính của ngôn ngữ vốn trống rỗng, xưa nay thường vắng lặng cũng không có nơi nói. Tức Kim Cương Ngữ Bồ Tát cầm cái lưỡi Kim Cương đặt ở sau đỉnh đầu dùng biểu thị cho Vô Ngôn (không có lời nói)

Trên đây là 4 Thân Cận Bồ Tát của Pháp Bộ

Tiếp Nghiệp Bộ có 16 Cúng Dường (4 Đại Bồ Tát, 4 Nội Cúng Dường, 4 Ngoại Cúng Dường, 4 Nhiếp) Tức Kim Cương Hỷ Bồ Tát hay khiến cho Hữu Tình vui thích hoan hỷ, cầm chày Tam Cổ dặt trên đỉnh đầu, thành tựu sự nghiệp của tất cả Như Lai cũng đều thành tựu sự nghiệp của chúng sinh

Tiếp nên làm sự nghiệp trang nghiêm của Kim Cương Man Ấn. Mọi báu tạo thành sợi dây, tràng hoa báu dùng để nghiêm sức. Đặt Ấn này ở trên vầng trán

Tiếp Kim Cương Ca Bồ Tát hay thành 64 loại Phạm Âm của Như Lai. Ca, tán, ngâm, vịnh đều thành thù thắng. Cầm Ấn Không Hầu đặt ở vai phải thì mọi âm lời nói ra đều thành Diệu Pháp

Tiếp Kim Cương Vũ Bồ Tát, thần thông tự tại, biến hóa 10 phương mọi cử động việc làm không có gì không phải là Phật sự

Bốn Bồ Tát này là 4 Thân Cận Đại Bồ Tát ở phương Bắc thuộc sự cai quản của Nghiệp Bộ

Tiếp kết Ngoại Cúng Dường Bồ Tát Ấn tức là nhóm Kim Cương Phần Hương, Kim Cương Hoa, Kim Cương Đăng và Đồ Hương Bồ Tát. dùng làm 17 Tạp Cúng Dường hay khiến cho mọi mong cầu của Hữu Tình đều mãn nguyện. Dùng Kim Cương kỹ nhạc, ca, tán, phúng tụng, sáo, đàn sắt, Không Hầu, Pháp Âm vi diệu để làm cúng dường

Tiếp kết Kiếp Thụ Ấn hay khiến cho Hữu Tình mãn Nguyện thù thắng. Trăm ngàn trân bảo, mọi vật ngắm chơi… đều mặc, đeo trên áo. Phàm có vật gì cần dùng thì ở khoảng giữa của cây này đều được đầy đủ, không có thiếu thốn

Tiếp kết Yết Ma Tam Muội Gia Ấn thường tác suy tư “ Ở trong Hư Không có hết thảy tất cả Như Lai, ta đều thừa sự cúng dường. Ở trước mỗi một vị Phật tưởng có thân này chiêm lễ cúng dường”

Tiếp nên vào Đạt Ma Tam Muội Gia Ấn thường tác suy tư “ Nay thân này của Ta và thân của chư Phật Bồ Tát. Nếu quán Thực Tính của chư Pháp thì không có gì sai khác cũng không có Tướng dị biệt, tức đồng với thân của tất cả Như lai vậy’

Trên đây là tu hành Tam Ma Địa Pháp

Tiếp hành 6 pháp Ba La Mật để xoay chuyển hóa độ Hữu Tình. Đối với 4 Tâm Vô Lượng, 4 Thệ Nguyện rộng, phát Tâm Bồ Đề đều phải chứng ngộ

-Tiếp vào Quán Hạnh của 6 pháp Ba La Mật – Đàn Ba La Mật (Dàna Pàramita) là Bảo Bộ. Sở dĩ như vậy cũng do không trụ ở Đàn Thí nên ngang bằng với Hư Không Giới. Mọi mong cầu của tất cả Hữu Tình đều tùy theo ý mà ban bố cho được mãn nguyện. Lại ở trong sinh tử, thương nhớ Hữu Tình nên làm bậc Cứu Hộ mà khiến cho đầy dủ. Cũng hay hộ Tâm Bồ Đề, người chưa độ khiến cho đượcc độ, kẻ chưa an khiến cho được an. Cũng hay tuôn mưa mọi loại trân bảo rộng ban cho Hữu Tình khiến cho được tròn đủ giàu có, vui vẻ, sung túc, dư dật và cũng khiến cho được giải thoát

* Giới Ba La Mật (‘Sìla Pàramita) là Tam Tụ Tịnh Giới, gồm có Nhiếp Luật Nghi Giới, Nhiếp Thiện Pháp Giới, Nhiếp Chúng Sinh Giới cũng nói là Nhiêu Ích Hữu Tình Giới.Tất cả Giới Hạnh đều do Nhiếp Luật Nghi cai quản

-Do Trì Giới cho nên đăùc được quả báo Thân Khẩu ý thanh tịnh. Đây tức là đồng với Thể Như Như của Viên Mãn Pháp Giới Thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai, cũng nói là Đoạn Đức vậy

-Nhiếp Thiện Pháp Giới: Tất cả Thiện Pháp đều thuộc Giới này cũng nói là Trí Đức tức là Viên Mãn Báo Thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai có sắc tướng trang nghiêm tỏa ánh sáng rực rỡ ngự ở đỉnh núi Tu Di, vì các Bồ Tát mà diễn nói Kinh Đại Thừa

-Nhiêu Ích Hữu Tình: nói là Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Do Như Lai ở Thế Giới này thương nhớ Hữu Tình nên tác Thân biến hóa mọi loài phương tiện cứu độ chúng sinh khiến cho được lên bờ kia tức gọi là Ân Đức.

Do nghiệp của 3 Đức này, gom chung mà nói là nơi Nhiếp Hóa của Giới Ba La Mật

* Nhẫn Nhục Ba La Mật (Ksïànti Pàramita) có 5 nghĩa là: Phục Nhẫn, Tín Nhẫn, Thuận Nhẫn, Vô Sinh Nhẫn, Tịch Diệt Nhẫn

-Phục Nhẫn được phối trí với phương đông.

Tín Nhẫn phối trí với Phương Nam

Thuận Nhẫn phối trí với Phương Tây

Vô Sinh Nhẫn phối trí với Phương Bắc

Tịch Diệt Nhẫn phối trí với phương trung ương

Ở 5 phương này tức là 5 vị Như Lai vậy.

Trước khi lên Địa thì Tam Hiền là Phục Nhẫn

Sơ Địa, Nhị Địa, Tam Địa được phối trí với Tín Nhẫn

Tứ Địa Ngũ Địa, Lục Địa được phối trí với Thuận Nhẫn

Thất địa, Bát Địa, Cửu Địa được phối trí với Vô Sinh Nhẫn.

Mãn Túc Thập Địa ngang bằng với bậc Diệu Giác được phối trí với Tịch Diệt Nhẫn.

Do giữ Nhẫn Nhục Ba La Mật cho nên nơi sinh ra khiến được quả báo đoan chánh, quyến thuộc vây quanh, Công Đức rộng lớn vô lượng vô biên, chẳng có thể cùng tận. Người thấy nghe thảy đều vui vẻ, cung kính tùy thuận, thích thú tùy tâm. Đây tức là Hành Tướng của Nhẫn Ba La Mật.

* Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya Pàramita): Nếu người tu hành chẳng hay tinh tiến siêng năng hành khổ hạnh đến cầu giải thoát thì loài Ma được dịp thuận tiện xâm nhiễu làm cho bị đọa trong bùn lầy của biển sinh tử, tuần hoàn trong sáu nẻo không biết nhờ đâu mà ra được. Sở dĩ mặc giáp trụ Tinh Tiến nghiền nát Ma lười biếng trể nãi, tinh tu vạn hạnh thảy đều thành tựu uy đức tự tại giống như mặt trời, ba ngàn Uy Nghi tám vạn Tế Hạnh đều do giữ Giới này (giới tinh tiến) đây là Hành Tướng của Tinh Tiến Ba La Mật.

* Thiền Ba La Mật (Dhyàna Pàramita) phàm người tu hành phần lớn tâm bị tán loạn vì sự tính toán tức bị 6 loại tán động ràng buộc thân tâm khiến cho tâm chẳng yên, chẳng được giải thoát. Sở dĩ nên trụ tâm vào một cảnh liền chẳng duyên theo duyên khác, ở trong 4 loại Thiền Pháp, trụ trong Thiền thanh tịnh của Như Lai, vĩnh viễn trừ vọng tưởng, nên trụ vào Trụ của không trụ, thường y theo tâm lìa niệm, Thật Tướng tròn sáng vòng khắp cả Pháp Giới. Lối đi của Đại Bồ Đề do đây mà đến vậy. Dây là Thiền Ba La Mật

* Trí Tuệ Ba La Mật (Prajnõa Pàramita) Trí hay phân biệt rốt ráo, Tuệ thì do biện minh giống như gương sáng hay phản chiếu mọi hình sắc. Pháp Đại Tiểu Thừa không có sai lầm, trừ hai tướng Ngã Chấp ấy, trụ Tâm Đại Thừa, viên mãn Bồ Đề, chứng Chân Như Tế. Tức là Pháp Thân của Như Lai

Người tu hành kết 6 Ba La Mật Ấn, tụng 6 Ba La Mật Chân Ngôn, trụ 6 Ba La Mật Quán Môn liền đồng với Trí Như Như Giải Thoát của tất cả Như Lai. Do 6 loại phương tiện này liền vào 3 Không Giải Thoát Môn là: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện Giải Thoát Môn. Tất cả vạn Pháp toàn thể đều trống rỗng, không một việc nào mà chẳng là Chân, không một vật nào mà chẳng là Thật, Chân Không Diệu Hữu, tức Thật Tướng tròn sáng liền tụng Ngu Hào Gia Chân Ngôn(Gùhya Mantra –Thần Chú bí mật) liền la Ttrí tròn Thể chính (Chính Thể Viên Trí) của Tỳ Lô Giá Na.

Do Nghĩa Thắng Thượng này chuyển liền kết Như Lai Khẩu Ấn, trụ ở Quán ba Mật Môn, tụng ba Chân Ngôn Bí Mật thì tất cả Hữu Tình không có ai không giải thoát. Đã đưa ra Pháp Yếu, hồi thí cho chúng sinh thấy nghe hay biết đều vượt khỏi 3 cõi.

-Kết 4 Đại Ấn, tụng 4 loại Chân Ngôn, tụng Bách Tự Minh, trụ Tâm Tam Ma Địa, cầm tràng hạt niệm tụng.

Trì tụng xong rồi, tụng mọi loại Tán Thán, hiến mọi thứ Danh Hoa (hoa đẹp thơm) tụng Bách Tự Chân Ngôn. liền vào Trần Sát Phật Hải(Phật nhiều như biển, cõi nhiều như bụi) vận Tâm rộng lớn.

-Cúng dường đã xong ắt từ 37 Tôn Ấn của Yết Ma lúc trước, sau đó liền kết Tam Muội Gia Khế, 16 Cúng Dường cho đến 17 Tạp Cúng Dường, sau đó hiến Ứ Già, Hồi Hướng, Phát Nguyện. Xong rồi liền vào Tam Muội Gia, Tâm trụ ở Tam Ma Địa Quán Môn, niệm tụng tức Kinh Hành. Ngưng niệm chuyển đọc Kinh Hoa Nghiêm, Lăng Già... của Đại Thừa, suy tư về Phật Đạo.

-Quốc Sư Đại Tam Tạng Hòa Thượng ở Đại Đạo Trường Thừa Minh Điện của viện Hàm Huy, nhân lúc nhàn rỗi mở đọc Kinh Phạn, tự nhiên mừng rỡ lộ vẻ vui tươi, thích thú vớisự trống rỗng của Pháp Lạc (Niềm vui của Pháp), mở cánh cửa Đại Từ dẫn dụ đám trẻ mông muội, rộng mở duyên lành khiến cho thấy biết Mật Giáo của Ta mênh mông không có bờ bến, Pháp Thể ẩn kín nhỏ nhiệm, thật khó hiểu bờ tận cùng. Nay y theo dấu vết của Du Già Giáo, lược làm Kim Chỉ Nam cho Chân Ngôn Hạnh Môn bèn mở bày lý thú.

-Nay nói NĂNG QUÁN là Báo Thân của Tỳ Lô Giá Na Phật, SỞ QUÁN là 4 Trí Như Lai

Năng Quán là 4 Như Lai ở 4 phương, Sở Quán là 16 Đại Bồ Tát

Năng Quán là Tâm, Sở Quán là Cảnh.

8 Cúng Dường với 4 Đại Hộ Bồ Tát đều có đủ Năng Sở, tuy có đủ Năng Sở nhưng Thể của Năng Sở vốn trống rỗng. Lý của Không Hữu vốn không có. Khế Hợp điều này với Tâm của Trung Đạo.

Nay kiến lập Kim Cương Giới 37 Tôn Đại Mạn Trà La, một ngàn vị Phật đời Hiền Kiếp, 20 Thiên của Ngoại Kim Cương Bộ và 40 Thiên... Đây là nguồn đầu tiên triển chuyển cùng sinh ra vô lượng Mạn Trà La vậy.

Nay lại kiến lập Pháp Tắc Điều Phục của 37 Tôn trong Giáng Tam Thế Phẫn Nộ Mạn Trà La Hội, Văn Thù cho đến chư Thiên Ngoại Kim Cương Bộ hơi khác các Pháp một chút. Vả lại y theo tu chứng, lượt thuật chỉ bày. Đối với Tâm Tam Muội Gia, ra vào không trở ngại, tinh tu Lý Trí, trụ Tâm Bồ Đề, mở rộng ra không có bờ bến, vòng khắp Pháp Giới thành một tụ, liền vào bên trong ngọn ánh sáng Kim Cương(Kim Cương quang minh phong) hoặc ra ngoài Hư Không thì tràn đầy khắp Hư Không. Vi Trần Hải Hội Như Lai đều đến cùng chứng, lại truyền Tâm Ấn, chỉ thị Quán Môn vi tế, Kim Cương Nhất Thừa để làm Tâm yếu.

Lại nói về Pháp Hộ Ma, được ích lội vô cùng. phàm thi hành thì y theo lời giảng của Thầy. Vì số Lò, Đàn Sở....làm chẳng giống nhau. Tô, mật, củi nhóm, củi đốt đều đưa đến diệu dụng. Đến như cúng dường hương, thuốc, thức ăn uống, Pháp Tức Tai, Điều Phục lại có khác biệt. Chân Ngôn, Gia Cú, Pháp Sự dẫn vào Đạo Trường đều y theo Bản Bộ cũng chẳng giống nhau.

Nay mở bày cho thấy khiến cho cắt đứt mọi nghi ngờ, y theo đây mà tu hành ắt không bị sai lầm. Tức muốn y theo Kinh rộng nói mà nghĩa Mật khó giải bày. Các Nghi Quỹ khác đều có đủ trong Kinh. chỉ hạn chế trong 37 Tôn của Kim Cương Giới với Yếu Môn tu tập xoay vòng móc đeo nhau mà phô diễn.

Hàng Đệ Tử đã mong được Pháp Thí đều vui mừng phấn khởi, một lòng thành kính đứng yên lắng nghe, y theo miệng truyền, sao chép mà ghi nhớ riêng.

Tiếp vào Không, Vô Tướng, Vô Nguyện Giải Thoát Môn

Không (‘Sùnya) tất cả pháp đều Không (trống rỗng). Thẻ của Không cũng trống rỗng, Không cũng chẳng thể đắc

Vô Tướng(Alaksïna) tướng của nhóm đất, nước, gió, lửa, nam,nữ và màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng. Ở 10 Tướng này, tất cả vạn Pháp, toàn thể đều trống rỗng(Không). Vì thế nói là:Tất cả sự trống rỗng của tướng (Tướng Không) đều chẳng thể đắc.

Vô Nguyện (Apranidhàna) phàm nơi tu đạo phải dứt hết tâm hy vọng của 3 cõi, có bao nhiêu nguyện cầu đều là có tướng. Phải vĩnh viễn dứt hết vọng tưởng, cắt đứt tâm nguyện cầu, không nguyện không cầu là chân giải thoát.

Do 3 Tướng Không này cho nên liền vào Pháp Môn Giải Thoát. Ngộ Chiùnh Lý này tức thân có ánh sáng vòng khắp Pháp Giới, liền đồng với Trí Chính Thể của Tỳ Lô Giá Na, đều do tụng Ngu Hào Gia Chân Ngôn(Chân Ngôn bí mật.) Kết Mật Ấn này liền vào Tam Mật Quán Giải Thoát Môn, một Cảnh một Tâm tức sẽ chứng ngộ.

Tiếp Khẩu Ấn của 3 Bí Mật. Do 3 Mật này nên 3 Nghiệp thanh tịnh, quán nơi thân này đầy khắp Pháp Giới, hết thảy bụi nhỏ là tất cả chư Phật, ở trước mỗi vị Phật đều có thân của mình lễ bái dưới chân của chư phật mà thừa sự cúng dường,sám hối, phát nguyện.

4 Đại Ấn. Ban đầu là Kim Cương Tát Đỏa, tưởng chày Ngũ Trí thường ở trên vành trăng Tâm Bồ Đề. Cái chày ấy phát ra vô lượng ánh sáng tức thành Trí của Tâm Bồ Đề vậy.

Thứ hai là Bảo Ấn. Tức là nhóm Phước Đức Kim Cương của Hư Không Tạng Bồ Tát, trân bảo vô cùng cũng hay quán đỉnh tất cả Như Lai, mãn ước nguyện của chúng sinh.

Tiếp, Quán Tự Tại Bồ Tát. Do kết Ấn này nên hay khiến cho Pháp Giới thanh tịnh, vào Quán Môn Vô Ngôn. Ở trên lưỡi quán Ngũ Trí Kim Cương tỏa ánh sáng rực rỡ, nói Pháp không bị ngăn ngạị tức nhập vào Thắng Nghĩa Bồ Đề Ấn.

Thứ tư là Yết Ma Ấn. Tưởng cái chày Yết Ma Kim Cương. Kết Xử Ấn này ở vành trăng trên trái tim triển chuyển tròn đầy Pháp Giới Luân, đều được mãn túc sở nguyện của chư Phật, thừa sự cúng dường không có gián đoạn, lại nơi thân của mình đồng với chư Phật tất cả cúng dường không có gì không mãn nguyện. tức là cùng làm việc giống như Hư Không Khố Bồ Tát (Vajra Garja Bodhisatva) vậy.

Sáu đoạn trện đây rất sát với sự chọn lựa quyết định của bậc A Xà Lê(Àcarye- Quỹ Phạm Sư).

Niên hiệu Trinh Hưởng, năm thứ 3, tháng 5 ngày 15.

Xét kỹ Ấn Bản này, nguyên có nhiều chỗ ghi sai lầm vì văn nghĩa khó biện biệt mà sự giải thích lại quá vụng về. Mong ngày sau, các bậc Quân Tử tìm được Bản tốt, xin hãy dính chính lại dùm.

Hà Nam – Kim Cương Thừa Phật Tử – Tĩnh Nghiêm (48 tuổi)

12/ 12/ 2001

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 7872)
Quy mệnh mãn Phần Tĩnh Pháp Thân Tỳ Lô Xá Na Biến Chiếu Trí Hé mở mắt quang minh Diệu Giác Rộng dài giống như cánh sen xanh Nay Ta y Kinh yếu lược nói Pháp Tất Địa lợi mình lợi người Chân Ngôn, thứ tự phương tiện hạnh Phát khởi Tín Giải Môn Thắng Diệu
08/04/2013(Xem: 6815)
Toà ngồi rất xảo nghiêm Thân ở trong Thai lửa Nhiều Báu trang nghiêm đất Lụa, Đá trợ lẫn nhau Bốn Báu làm hoa sen Nơi Thánh Giả an trú Kim Cương Bất Khả Hoại Hành Cảnh Giới Tam Muội Cùng với Đại Danh Xưng Vô lượng các quyến thuộc
08/04/2013(Xem: 5650)
Bản Kinh Du Già đều có 10 vạn bài Kệ gồm 18 Hội.Hội Kinh đầu tên là Nhất thiết Như Lai chân thật nhiếp . Kinh ấy nói 5 Bộ.) Phật Bộ (Buddhà Kulàya): Tỳ Lô Giá Na Phật là Bộ Chủ.) Kim Cương Bộ (Vajra Kulàya): A Súc Phật là Bộ Chủ
08/04/2013(Xem: 5437)
Nay ta sẽ nói Pháp Suy tư Ba loại Chân ngôn theo thứ tự Thoạt dùng ĐẠI TÂM gia trì ngoài Thứ hai CĂN BẢN lại tưởng trong Thứ ba TIỂU TÂM thông nội ngoại Cần giữ được tâm không thác loạn Như vậy Chân ngôn của Ba đạo An lập Hành giả ĐỊA MINH VƯƠNG
08/04/2013(Xem: 4846)
Lại nữa, lấy một tấm vải lụa trắng ( Bạch Điệp ) sạch chẳng được tái chế, thỉnh một vị Họa Sư tài giỏi, đừng bàn chuyện trả giá . Lấy nước nóng thơm tắm rửa, mặc áo mới sạch, thọ tám Giới.
08/04/2013(Xem: 6316)
Nếu có Sa Môn hoặc Bà La Môn, các kẻ trai lành, người nữ thiện... ưa muốn thọ trì Pháp của Bồ Tát thì nên làm một cái Đàn rộng 4 khuỷu tay. Nên tìm kiếm một nơi thanh tĩnh, Thắng địa lau rửa cho sạch sẽ, dùng nước thơm phân bò xoa đất.
08/04/2013(Xem: 9921)
Nay Ta y theo Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già. Tỳ Lô Giá Na Báo Thân Phật vào Đệ Tứ Thiền ở đỉnh Sắc Giới (Rùpadhàtu) thành Đẳng Chính Giác, liền hạ xuống đỉnh núi Tu Di (Sumeru) ở lầu gác báu Kim Cương.
08/04/2013(Xem: 5506)
Phạn Hán dịch: Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_Đại Biện Chính Quảng Trí Tam Tạng phụng chiếu dịch Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH
08/04/2013(Xem: 10191)
Đức Năng Nhân Như Lai của Ta thương xót ba cõi sáu nẻo bị mê hoặc thường do nhóm Uẩn, Giới, Xứ mà thọ nhận sinh tử vọng chấp như hoa đốm trong hư không (Không Hoa) tuy không có mà tính là có, còn viên ngọc đeo trên áo tuy có mà lại chẳng hay biết nó nằm trong đấy. Thật là đáng thương!
08/04/2013(Xem: 5941)
Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già có 10 vạn bài Kệ, 18 Hội. Hội đầu tiên tên là Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Giáo Vương có 4 Phẩm lớn.Một là Kim Cương Giới, hai là Giáng Tam Thế, ba là Biến Điều Phục, bốn là Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]