Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

02/10/201104:24(Xem: 4700)
Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

dalailama-smh

Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

Choden Rinpoche

Lozang Ngodrub dịch

Trong Đại Lễ Cầu Nguyện, tức Monlam, mùa xuân năm 1959, trước khi Đức Dalai Lama rời Tây Tạng, Ngài phải tham dự buổi tranh luận giáo pháp thuộc về một phần của cuộc thi văn bằng Geshe của Ngài. Tất cả các Tu Viện chính đều gởi một vài tăng sĩ tranh luận xuất sắc để tranh luận giáo pháp với Ngài; Geshe Lhundrup Sopa và tôi đã đại diện cho Tu Viện Sera Je.

Các vị giám khảo cuộc thi là các vị Trụ Trì của các tu viện. Tuy nhiên, thông thường cũng có sự hiện diện của nhiều vị Geshe khác tinh thông tất cả các đề mục tranh luận, để nhận xét trình độ của thí sinh. Môn tranh luận không giống như bài thi viết; bởi vì tất cả mọi người đều nghe những lời bạn nói, nên rất dễ nhận ra khi bạn đã phạm một sai lầm hay khi bạn có một câu trả lời rất thông tuệ.

Đại Lễ Cầu Nguyện được tổ chức trong tháng đầu tiên của năm mới ở Tây Tạng, và tất cả tăng sĩ từ các tu viện chính cũng như những tu viện nhỏ hơn ở địa phương đều tề tựu quanh chùa Jokhang; có lẽ vài chục ngàn tăng sĩ đã có mặt ở đó.

Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau. Vì thế, không ai biết được Đức Dalai Lama tranh luận giỏi như thế nào, vì Ngài chưa từng dự cuộc tranh luận ở một tu viện nào cả. Chẳng ai biết trình độ tranh luận của Ngài ra sao cả.

Có năm môn luận chính trong chương trình tu học văn bằng Geshe, thế nên mỗi đề mục đều được dành thời gian trong buổi tranh luận, và tất cả các Geshe đại diện từ các tu viện đều nhận một phần của các đề tài tranh luận. Mỗi một tăng sinh có một đề mục riêng của họ và mỗi vị sẽ tranh luận với Đức Dalai Lama.

Đề tài tranh luận buổi sáng của Đức Dalai Lama là Lượng Thích Luận và hai vị tranh luận với Ngài lúc đó là Geshe Rabten và Gen Kalo, Trụ Trì của Gyume, trường Cao Đẳng Mật điển vùng Hạ. Vào buổi chiều, có một thời tranh luận nữa, với đề tài là Trung Quán luậnvà Ba La Mật. Buổi chiều đó, Geshe Sopa và tôi đã dự cuộc tranh luận với Ngài. Vào buổi tối, có một thời tranh luận lớn mà tất cả các vị Geshe của các tu viện chính đều tham gia.

Có hai tiếng đồng hồ trong thời tranh luận buổi sáng, kế đến là nhiều giờ cầu nguyện (vì cuộc thi xảy ra vào thời gian của Đại Lễ Cầu Nguyện). Buổi chiều lại có hai tiếng đồng hồ tranh luận nữa, tiếp theo là thời cầu nguyện, và thời tranh luận buổi tối là dài nhất.

Đức Dalai Lama có mặt trong cuộc tranh luận tổng cộng khoảng ba tiếng đồng hồ. Khi Ngài tranh luận vào buổi tối, mọi người đều ngạc nhiên về tài tranh biện xuất sắc của Ngài! Buổi tối đó là lần đầu tiên mọi người thấy được trình độ tranh luận của Đức Dalai Lama thông tuệ đến mức nào.

Đề tài tranh luận của tôi là hai chân lý, quy ước và cứu cánh. Hai mươi lăm năm sau, khi tôi gặp lại Đức Dalai Lama năm 1985, Ngài vẫn còn nhớ rất rõ. Ngài nói, “Ông là một trong những người tranh luận với tôi, phải không? Ông đã tranh luận về hai chân lý.” Đây là một buổi tranh luận lớn có sự hiện diện của rất nhiều tăng sĩ, và Đức Dalai Lama không chỉ biết rằng tôi là một trong những người đã tranh luận với Ngài, mà Ngài còn nhớ cả đề tài tôi đã tranh luận nữa!


Bài báo này xuất hiện lần đầu tiên trong Tạp chí Mandala, Tháng Bảy/Tám năm 2000.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 8980)
Một thời Đức Phật ngự tại núi Khư La Đề Gia là nơi cư trú của Mâu Ni Tiên (Muni Rsi) cùng với chúng Đại Tỳ Khưu , vô lượng vô số đại chúng Thanh Văn, Vô lượng vô biên Bồ Tát Ma Ha Tát không thể tính đếm được cùng đến dư...
08/04/2013(Xem: 10512)
Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tại núi Khư La Đề Gia có vô lượng các Địa Tạng Bồ Tát, mười câu chi Tỳ Khưu Tỳ Khư Ni, tám Bộ Trời Rồng, các Quỷ Thần cùng với vô lượng trăm ngàn Đại Chúng vây quanh để nói Pháp
08/04/2013(Xem: 5667)
Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại cung Trời Tịnh Cư cùng với chúng Đại Bồ Tát Ma Na Hát với vô lượng Tịnh Cư Thiên Chủ trước sau vây quanh , cung kính tôn trọng , khen ngợi, chiêm ngưỡng Đức Như Lai...
08/04/2013(Xem: 5082)
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử ở trong Đại Chúng nói Đà La Ni này xong thời tất cả Như Lai ở mười phương Thế Giới , Các Trời Rồng tám Bộ , tất cả Đại Chúng đều cùng khen rằng: “Lành thay ! Lành thay Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân Bồ Tát Ma Ha Tát !
08/04/2013(Xem: 10978)
Kinh ghi là:”Đà La Ni này có uy đức lớn. Đức Phật do Đà La Ni này mà thành Đạo, do Đà La Ni này mà hàng phục chúng Ma, hay diệt ác chướng, hay thành sáu Độ (6 Ba La Mật)
08/04/2013(Xem: 7772)
“Tất cả mọi pháp đều không có tự tánh. (Năm) uẩn (skandas), (mười tám) giới (dhatus), (mười hai) xứ (ayatanas), [sáu] sở thức (trần), (sáu) năng thức[2] (hay là thức), đều không có thực hữu. Vạn pháp vô ngã, do đó tính mọi pháp đều bình đẳng. Tâm tự nó vốn vô thỉ; bản tánh của tâm vốn là không.”
08/04/2013(Xem: 11210)
Nếu ngũ uẩn là “Ngã,” “Ngã” ấy là sinh diệt. Nếu ngã khác ngũ uẩn, Chẳng phải tướng ngũ uẩn. Nếu “ngã” chẳng thực có, Làm sao có “ngã sở” ? Khi ngã, ngã sở, ngừng, Hết chấp “ngã”, “ngã sở"
08/04/2013(Xem: 9934)
Bây giờ, xin Đại Vương, Cũng lắng nghe như vậy, Theo truyền thống Đại Thừa, Làm sao từ công đức, Bất khả tư nghì kia, Mà chư Phật đều sinh, Đủ các tướng quý chính. 202. Các công đức tạo ra, Toàn thể chư Độc Giác, Các công đức tạo ra, Quả nhập lưu đạo lộ...
09/03/2013(Xem: 4271)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
20/12/2012(Xem: 11740)
Theo tôn ý của Garchen Rinpoche, mười bài chứng đạo ca của Milarepa và lời di huấn cuối cùng của Milarepa hát cho Rechungpa đã được Tâm Bảo Đàn chuyển qua Việt ngữ tại tu viện Rinchen Ling, Nepal và tại núi thiêng Lapchi vào hai tháng 7 và 8, 2012, dựa trên văn bản Tạng-Anh do Garchen Rinpoche trao cho có tên là “Ten of Milarepa’s Greatest Hits” do Jim Scott dịch qua Anh ngữ (Marpa Translation Committee, Kathmandu, Nepal, 1993) và trên tập sách tiểu sử “The Life of Milarepa” do Lobsang Lhalungpa dịch qua Anh ngữ. Cám ơn M. Trang rất nhiều đã vào máy vi tính các bài dịch tiếng Việt trong thời gian ở tại Rinchen Ling và Lapchi. TBĐ hiệu đính tháng 10, 2012 tại Hoa Kỳ. Bản Việt ngữ chỉ là một sự gắng sức phỏng dịch -- nguyện xin đức Milarepa và chư Thầy, Tổ từ bi tha thứ cho mọi sai sót. Nguyện qua những lời đạo ca này, tâm thức của người đọc sẽ được khai mở để kết nối được với suối nguồn tâm giác ngộ của đại thánh sư du già Milarepa.(www.vietnalanda.org)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]