Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba

20/02/201821:16(Xem: 3900)
Pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba

To Su_Tong Khach Ba

Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba
do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức
vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, Sài Gòn, ông có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà ông sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của ông bà Luật Sư Tân Hải – Bích Thi.

Nam Mô A Di Đà Phật

*
To su Tong Khach Ba

Luật Sư Nguyễn Tân Hải trao pho tượng đến TT Nguyên Tạng

(ngày 19-2-2018)

 

 

To Su Tsong Khapa

To Su_Tong Khach Ba_3

 Đôi nét tiểu sử của Tổ Sư Tống Khách Ba

Đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa; 1357-1419) vốn được tôn xưng là:

- Hóa thân của Bồ Tát Văn Thù.

- Vị đại tỳ kheo nghiêm trì giới luật cẩn mật và đại hành giả lỗi lạc chân tu thật chứng có trí huệ quảng đại bác học đa văn.

- Nhà cách mạng tôn giáo vĩ đại ở Tây Tạng:

- Đề xướng việc nghiêm trì giới luật của ba thừa (Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, Mật Thừa) thanh tịnh.

- Cải cách và xiển dương đường hướng tu học Phật pháp bằng cách hợp nhất mọi giáo nghĩa Luật giáo Hiển giáo Mật giáo của tất cả tông phái ở Ấn Độ và Tây Tạng về nơi biển Phật pháp.

- Vị tổ sư của phái Hoàng giáo (hay tân Ca Đương) và định lập chế độ chuyển thế tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma.

Bàn về tiểu sử, đại sư Tông Khách Ba giáng sanh với nhiều điềm linh dị kiết tường tại vùng Tông Khách ở Thanh Hải (Tây Tạng), trong một gia đình quan lại quyền thế vào năm 1357.

Lên ba tuổi: Được tổ Cát Mã Ba Nhiêu Tất Đa Kiệt (Kar-ma-pa rol-pa'l-rdo-rje, 1340-1383) đời thứ tư của chi phái Ca Nhĩ Mã (Karmapa) thuộc phái Cát Cử (Kargyupa) truyền năm giới cấm và lấy pháp danh là Cống Cát Ninh Bố (Kun-dga'snying-po, tức Hoan HỶ Tạng).

Lên bảy tuổi: Thọ giới Sa Di với giáo thọ A Xà Lê là Đốn Châu Nhân Khâm Nhân Ba Thiết (vị đại Lạt Ma thuộc phái Ca Đương (Kadam), và đã chứng đạo và thành tựu thánh quả; đối với giáo pháp Hiển-Mật đều viên dung), lấy pháp hiệu là Hiền Huệ, danh xưng là Kiết Tường.

Sau mười năm tu học với ngài Đốn Châu Nhân Khâm Nhân Ba Thiết, Đại Sư xin phép vị ân sư qua Tây Tạng tầm sư học đạo.

Sau mười ba năm tu học, Đại Sư đã lãnh thọ tất cả giáo pháp về Nội Minh (kinh luật luận Hiển-Mật giáo), Thanh Minh, Nhân Minh, Y Phương Minh, Công Xảo Minh từ các vị đại Lạt Ma của những tông phái chính ở Tây Tạng như Ninh Mã (Nyingma, Hồng-giáo), Ca Đương (Kadam), Tát Ca (Sakyapa, Đa Sắc-giáo), Cát Cử (Kagyudpa, Bạch-giáo).

Năm hai mươi chín tuổi: Đại Sư chính thức thọ giới tỳ kheo và thu nhận đồ đệ.

Năm ba mươi hai tuổi: Đại Sư bắt đầu đội mũ vàng, với thâm ý muốn hoằng dương giới luật tỳ kheo, chấn chỉnh giới pháp. Đồng thời, vào năm đó, tại chùa Sát Tự, Đại Sư bắt đầu hệ thống hóa tất cả lời chú giải của hai mươi mốt vị luận sư Ấn Độ, mà trước tác quyển Hiện Quán Trang Nghiêm Luận Sư Tử Hiền Thích Tường Sớ.

Năm ba mươi ba tuổi: Đại Sư khởi sự chuyển bánh xe chánh pháp.

Mười năm kế tiếp (34 đến 44 tuổi): Tuy vẫn còn đi tham học với các vị đại Lạt Ma cũng như lãnh trọng trách hoằng pháp lợi sanh, nhưng Đại Sư vẫn thường chú trọng việc tinh tấn tu trì khổ hạnh, nên đã đạt được Mật pháp bí yếu viên mãn, thành tựu và chứng đắc vô lượng công đức không thể nghĩ bàn, được chư Phật và chư Bồ Tát hiện thân gia trì cùng thọ ký.

Sau năm bốn mươi bốn tuổi: Đại Sư bắt đầu tiến hành công cuộc cách mạng tôn giáo qua việc đề xướng giới luật thanh tịnh của ba thừa (Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, Mật Thừa), cùng trước tác quyển Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận.

Năm bốn mươi bảy tuổi: Đại Sư lại trước tác quyển Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận. Hai quyển Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận và Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận vốn là những tác phẩm đại biểu cho tư tưởng hệ thống hóa toàn bộ giáo nghĩa Đại-Tiểu Thừa Hiển-Mật giáo của Đại Sư.

Năm năm mươi hai tuổi: Đại Sư tuyên thuyết kinh luận Hiển-Mật liễu nghĩa và bất liễu nghĩa. Trong năm đó, tuy được vua Minh Thành Tổ cung thỉnh sang Trung Hoa hoằng pháp, nhưng Đại Sư vẫn từ khước.

Tháng giêng năm 1409: Đại Sư thiết lập đại pháp hội cúng dường chư Phật tại chùa Đại Chiêu ở Lạp Tát với sự tham dự của hàng trăm ngàn tăng ni và cư sĩ, cùng đạt được rất nhiều điềm linh dị kiết tường (từ đó cho đến ngày nay, chư tăng Tây Tạng vẫn y theo truyền thống tổ chức đại pháp hội cúng dường chư Phật vào tháng giêng trong mỗi năm). Đồng thời, do lời thỉnh cầu của chư đệ tử, Đại Sư kiến lập chùa Cách Đăng (Ganden) để làm đạo tràng chính cho phái Hoàng giáo.

Năm mươi lăm và năm mươi sáu tuổi: Thể theo lời dạy của Bổn Tôn Bồ Tát Văn Thù cùng Diệu Âm Thiên Nữ, Đại Sư cùng hơn bốn mươi đồ đệ tu trì và được thành tựu với pháp tiêu tai tăng thọ mạng.

Năm 1415: Đại đệ tử của Đại Sư là Ráng Dương Kiếp Kết sáng lập chùa Triết Bang (Drepung), trở thành đạo tràng thứ hai của Hoàng giáo.

Năm sáu mươi mốt tuổi: Đại Sư kiến lập mật điện Quảng Nghiêm trong chùa Cách Đăng để chuyên tu Mật pháp.

Năm 1418: Đại đệ tử của Đại Sư là Thích Ca Dã Hiệp kiến lập chùa Sắc Nhạ (Sera), trở thành đạo tràng thứ ba của Hoàng giáo. pp

Ngày hai mươi lăm tháng mười năm 1419, sau khi cơ duyên hóa độ chúng sanh đã viên mãn và phó chúc pháp duyên cho các đại đệ tử xong, Đại Sư an tường thị tịch, thọ sáu mươi ba tuổi, với ba mươi ba hạ lạp.

Sau này, các đại đệ tử tiếp tục tu tập và hoằng truyền giáo pháp Hiển-Mật, y chỉ theo đường hướng cải cách giáo chế của Đại Sư. Thế nên, suốt hơn sáu trăm năm, Hoàng giáo đã và đang là một tông phái lớn nhất và đào tạo chư vị cao tăng đầy đủ giới hạnh cùng tài đức nhiều nhất ở Tây Tạng. Hiện tại, dưới sự lãnh đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ XIV, Hoàng giáo nói riêng và Phật giáo Tây Tạng nói chung, được xiển dương hoằng truyền khắp thế giới.


***
to su tong khach ba-6

Kính mời vào xem:

Bộ sách Lamrim Chenmo hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ 

Bộ sách Lamrim Chenmo (tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.


https://quangduc.com/a34857/dai-luan-ve-giai-trinh-cua-dao-giac-ngo





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2010(Xem: 18360)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
18/11/2010(Xem: 3921)
Bắt đầu bài giảng, Rinpoche nói rằng Singapore là một địa điểm rất linh thiêng đối với Phật Giáo. Con người ở đây hết sức tử tế và nơi đây quả là một địa điểm đặc biệt. Thậm chí nó tốt lành đến nỗi chúng ta đang sử dụng một địa điểm linh thiêng như thế để thực hành.
26/10/2010(Xem: 4792)
Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này. Trong vườn hoa muôn màu của các tôn giáo hiện nay, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ.
23/10/2010(Xem: 12169)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
16/10/2010(Xem: 7564)
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có bốn dòng phái lớn: Nyingma (Cổ Mật - Mũ đỏ), Kagyu (Mũ đen), Gelug (Mũ vàng), Sakya. Các dòng phái lớn này còn chia thành nhiều nhánh nhỏ. Các dòng truyền thừa đều có chung một nguồn gốc là giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567