Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm phá địa ngục

08/04/201312:22(Xem: 6241)
Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm phá địa ngục

Buddha_33

Mật Tạng Bộ 1 _ No.907 (Tr.900)

PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG TÂM PHÁ ĐỊA NGỤC CHUYỂN NGHIỆP CHƯỚNG XUẤT TAM GIỚI

BÍ MẬT ĐÀ LA NI

Hán dịch:Nước Trung Thiên Trúc Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY phụng Chiếu dịch

Việt dịch: HUYỀN THANH

---o0o---

Tên gọi là Kim Cương Cổ (Cái Trống Kim Cương). Mở miệng nâng lưỡi chấn cung Pháp Giới. Các Như Lai của Liên Hoa Tạng ra khỏi Định liền dùng đập tan Địa Ngục, diệt tai ương của 7 biến, khởi Giáo dạy Bồ Tát (Thiện Trụ Thiên Tử), nói bí mật của 5 Chữ, nắm gốc trao truyền Bố Tự (An bày chữ) như Pháp. Bậc Nhân Chủ (vị vua) đội mão Bình Thiên khiến cho vạn nước thanh bình. Quan Tiết Độ quan sát ghi chép Chân Ngôn trên Tinh Kỳ (Lá cờ) khiến cho 4 phương an lành. Chuyên Thành Thái Thú , Trất Aùt Tổng Nhung ghi chữ trang nghiêm lên trống loa khiến cho Yêu Khí nghe thấy từ xa vội vàng lẩn trốn, sự thịnh vượng bày xa ngàn dặm, lúa má tốt tươi, người không có bệnh hoạn. Địa Thổ Thần Kỳ (Thổ Địa, Thần Đất) khiến cho gió hòa mưa thuận.

Việc Pháp Du Già tính ra có ngàn điều. Nay lược nói ít phần về sự Niệm Tụng Gia Trì. Viết lên trống trận thì quân giặc tự đầu hàng mà chẳng chết một người nào.

Đức Phật dạy:” Chữ A (_ A) là Kim Cương Bộ (Vajra Kùlaya) chủ về lá gan. Chữ Noan (_ VAMÏ) là Liên Hoa Bộ (Padma Kùlaya) chủ về lá phổi. Chữ Lãm (_ RAMÏ) là Bảo Bộ (Ratna Kùlaya) chủ về trái tim. Chữ Hàm (_HAMÏ) là Yết Ma Bộ (Karma Kùlaya) chủ về bao tử (Bản khác ghi là trái thận) . Chữ Khiếm (_ KHAMÏ) là Hư Không Bộ (Gagana Kùlaya) chủ về lá lách.

Núi, biển, đất đai từ chữ A () mà hiện ra.

Sông, suối, vạn nguồn theo chữ Noan () mà sinh ra.

Vàng , ngọc, châu báu, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, quả cầu lửa (Hỏa Châu), ánh sáng đều từ chữ Lãm () mà thành.

Ngũ cốc, ngũ quả, muôn hoa hé nở đều nhân theo chữ Hàm () mà kết.

Hương thơm, người Trời xinh đẹp, nuôi dưỡng nhan sắc, mùi vị ngon bổ, tướng mạo đoan chính, phước đức, phú quý đều từ chữ Khiếm ()mà trang nghiêm.

Chữ A (_A) là A Súc Như Lai(Aksïobhya Tathàgata) ở phương Đông.

Chữ NOAN (_VAMÏ) là Đức A Di Đà (Amitàbha Tathàgata) ở phương Tây.

Chữ LÃM (_ RAMÏ) là Đức Bảo Sinh Như Lai (Ratna Samïbhava Tathàgata) ở phương Nam.

Chữ HÀM (_HAMÏ) là Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Tathàgata) ở phương Bắc .

Chữ KHIẾM (_ KHAMÏ) là Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana Tathàgata) ở phương trên

Chữ A ()là Thể Không Tịch thâm sâu, lấy mà chẳng thể lấy, bỏ mà chẳng thể bỏ. Mẫu của vạn Pháp, Đại Quán Đỉnh Vương là chữ A () vậy. Chữ A () là Pháp khó tin hiểu (nan tín) đặc biệt đừng cho hàng Luật Sư Tiểu Thừa trông thấy.

Năm Bộ gốc này theo Phạn Văn có 40 vạn câu đều trích từ Kinh Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Đỉnh . Gom tập yếu diệu thì ruộng Phước tối thượng chỉ là Chân Ngôn 5 Chữ này. Người tụng gặt hái được Công Đức chẳng thể so sánh, chẳng thể luận bàn, chẳng thể nói hết được.

Chân Ngôn 5 Bộ của Kinh Kim Cương Đỉnh. Nếu được thọ trì, đọc tụng, quán chiếu Lý Tính sẽ khiến cho người được Phước, xương cốt bền chắc, thân thể vững vàng, vĩnh viễn không bị khổ đau về tai chướng và các thứ bệnh, lại được nhiếp dưỡng trường thọ (Ngũ Tạng Man Trà La chính là Ngũ Bộ Pháp Thân).

Chữ A (_ A) là Bộ thứ nhất Kim Cương Địa (Chữ A dùng để quán đất, quán Tòa Kim Cương)

Chữ NOAN (_ VAMÏ) là Bộ thứ hai Kim Cương Thủy (Chữ Noan được dùng để quán nước, quán Tòa Hoa Sen)

Chữ LÃM (_ RAMÏ) là Bộ thứ ba Kim Cương Hỏa (Chữ Lãm được dùng để quán Mặt Trời)

Chữ HÀM (_ HAMÏ) là Bộ thứ tư Kim Cương Phong (Chữ Hàm được dùng để quán Mặt Trăng)

Chữ KHIẾM (_ KHAMÏ) là Bộ thứ năm Kim Cương Không (Chữ Khiếm được dùng để quán Hư Không)

Đây là Pháp Quán Thể Tính Vô Sinh của Như Lai (Như Lai Thể Tính Vô Sinh Quán).

Chân Ngôn của 5 Bộ bên trên là chất báu Đề Hồ thuộc Cam Lộ Vô Sinh của tất cả Như Lai, là thuốc màu nhiệm (Diệu Dược) của Phật Tính. Một chữ nhập vào Ngũ Tạng (Tim, gan, lá lách, phổi, thận) thì vạn bệnh chẳng sinh huống chi là tu Nhật Quán, Nguyệt Quán. Tức thời tu được nghĩa Không Tịch và nghĩa của 5 Phần Pháp Thân.

A NOAN LÃM HÀM KHIẾM (狣圳劣曳丈_ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ) là Chân Ngôn của 5 phần Pháp Thân. Nếu một ngày tụng một biến, 7 biến, 21 biến hoặc 49 biến thì hiệu lượng Công Đức của một biến có Phước như chuyển Tạng Kinh 100 vạn biến huống chi ngồi Thiền Tịch nhập vào Định Môn. Từ chữ A quán chiếu rõ ràng rành rẽ như mặt trời chiếu sáng trên không tức là thấy rõ (Liễu Kiến) Phật Tính sẽ gặt được Phước không có gì sánh được.

Văn Cú của Bí Tạng thật chẳng thể luận bàn chỉ sợ hàng Pháp Sư của Thanh Văn, bậc Trì Luật của hàng Tiểu Thừa sinh nghi ngờ chẳng tin mà thêm tội cho người đó. Ví như Đức Vua có người con nhỏ nên rất thương yêu vỗ về thân cận, bao nhiêu châu báu trong kho tàng đều dốc cho hết cũng chẳng tiếc nhưng chẳng thể cho Kiếm Can Tương Mạt Tà vì sợ không biết vận dụng mà hại cho thân thể. Chính vì thế cho nên Đức Như Lai chỉ mật truyền cho hàng Đại Bồ Tát mà chẳng truyền cho hàng Thanh Văn kém Tuệ.

Ba Chân Ngôn sau đây là 3 loại Tất Địa (Siddhi) là sự sai khác của Phẩm Vị: Thượng, Trung, Hạ trong Pháp Thành Tựu

A La Ba Già Na (狣先扔弋巧_ ARAPACANA: Đây là Chân Ngôn của Hạ Phẩm Tất Địa) có tên là Xuất Tất Địa hay sinh cọng rễ tràn khắp 4 phương. Tụng một biến như chuyển Tạng Kinh 100 biến.

A Vĩ La Hàm Khư (狣甩先_ AVIRA HÙMÏ KHAMÏ: Đây là Chân Ngôn của Trung Phẩm Tất Địa) . Phẩm Tất Địa trong Kinh Đại Nhật gọi là Câu Chữ Kim Cương giáng phục 4 Ma, giải thoát 6 nẻo, mãn túc Nhất Thiết Trí Trí. Đây có tên là Nhập Tất Địa hay sinh cành lá tràn khắp 4 phương. Vì quang minh sáng tỏ nhập vào Pháp Giới của Phật nên có tên là Nhập Tất Địa. Nếu tụng một biến như chuyển Tạng Kinh 1000 biến.

A Noan Lãm Hàm Khiếm (狣圳劣曳丈_ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ: Đây là Chân Ngôn của Thượng Phẩm Tất Địa. Dùng 15 Ấn Chân Ngôn lúc trước, thuận một biến, nghịch một biến, rồi xoay chuyển 4 biến. Đây tức lợi ích cho tất cả chúng sinh đều thành nghĩa của Phật). Chân Ngôn này có tên là Bí Mật Tất Địa, cũng có tên là Thành Tựu Tất Địa hoặc Tô Tất Địa (Susiddhi). Tô Tất Địa là khắp Pháp Giới, thành tựu Phật Quả, chứng Đại Bồ Đề, bí mật của Pháp Giới, viên mãn quang minh. Chỉ có Phật với Phật mới có thể nhập vào Môn này, hàng Thanh Văn Duyên Giác chẳng thể chiếu soi. Đây cũng gọi là Bí Mật Tất Địa (Gùhya Siddhi). Nếu tụng một biến sẽ như chuyển Tạng Kinh 100 vạn biến.

Xuất Tất Địa từ bàn chân đến eo lưng. Nhập Tất Địa từ eo lưng đến trái tim. Bí Mật Tất Địa từ trái tim đến đỉnh đầu. Như vậy là 3 Tất Địa.

Xuất Tất Địa là Hóa Thân Thành Tựu. Nhập Tất Địa là Báo Thân Thành Tựu. Bí Mật Tất Địa là Pháp Thân Thành Tựu.Tức là 3 loại Thường Thân Chính Pháp Tạng. Chính vì thế cho nên cúi đầu lễ Tỳ Lô Giá Na Phật.

Cúi lậy Tỳ Lô Giá Na Phật

Hé mở mắt tịnh như hoa sen

Tam Giới Điều Ngự Thiên Nhân Sư

Đại Bồ Đề Tâm Cứu Thế Giả

Pháp Chân Ngôn thâm diệu gia trì

Chảy vào Vô Sinh A Tự Môn

Bạch Hào Vô Tướng Chính Biến Tri

Viên mãn thường chiếu như Nhật Nguyệt

Đấng Cứu Thế A Súc (Aksïobhya) Bảo Sinh (Ratnasamïbhava)

Di Đà (Amitàbha) Thành Tựu Bất Không Vương (Amoghasiddhi)

Chứa trong Luân Cát Tường Tất Địa

Mắt Từ tự tại Giáng Tam Thế (Trailokya Vijaya)

Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasatva) Bất Động Tôn (Acala Nàtha)

Không ngược Bản Thệ ứng thời kỳ

Xong việc Du Già, hoàn Kim Cương

Ta y Tỳ Lô Giá Gia Phật (Vairocana Buddha)

Mở Tâm Trí Ấn dựng tiêu nghĩa

Vô lượng Công Đức trang nghiêm khắp

Đổng vào Tổng Trì (Dhàranïi) các Thiện Thệ (Sugata)

Nguyện cùng bậc hữu duyên tu học

An trụ biển thanh tịnh vô thượng

PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG TÂM PHÁ ĐỊA NGỤC PHÁP

(Hết)

21/07/1997

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2015(Xem: 4620)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
20/07/2015(Xem: 20652)
Là Đà La Ni ( thần chú ) mậu nhiệm linh diệu do Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Diễn nói trong Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm . Hơn 60 năm về trước chư tôn túc Trưởng Lão ở Thừa Thiên đã kính Tín lời dạy của Phật và cũng vì đem sự an lành cho hàng đệ tử Phật, nên các ngài đã in trọn đủ 5 đệ chú Lăng Nghiêm thu nhỏ để cho Phật tử đeo trên thân thể mình, việc phổ lợi nầy bao năm qua đã đem lại diệu lực an lạc cho những ai tin và kính thọ.
06/07/2015(Xem: 19752)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
10/06/2015(Xem: 9702)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma). Theo các học giả và hành giả Tây tạng thuộc phái Kargyu – tiêu biểu là Khenchen Thrangu Rinpoche, một trong những đại sư xuất sắc thời hiện đại thuộc dòng Karma Kargyu – thì Mādhyamika (Trung đạo hay Trung quán) là giáo lý dạy về nguyên lý Tánh Không (Shūnyatā) trong hình thức tổng quát và Mahāmudrā (Đại Ấn hay Đại Thủ Ấn) là giáo lý dạy về tu tập và chứng ngộ Tánh Không.
18/05/2015(Xem: 24223)
Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (bản Việt dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn) HT Thích Huyền Tôn dịch Hạ tải bản Kinh này: Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (PDF Liên lạc để thỉnh tập sách này tại: Nhà sách Văn Thành Địa chỉ: 235/53 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3. TP.HCM ĐT: 848 82028 – 0909 093 106 – 0908 585 560
05/02/2015(Xem: 7862)
Sách Cúng Dường Mây Cam Lồ (Choden Rinpoche) posted Nov 13, 2014, 10:08 PM by Tam Bao Dan [ updated Nov 20, 2014, 10:56 PM by Pema Zangmo ] Một sưu tầm giáo huấn về pháp luyện tâm và các đề tài khác do Choden Rinpoche luận giảng. Gyalten Deying chuyển Việt ngữ. Thanh Liên và Mai Tuyết Ánh hiệu đính. Viet Nalanda Foundation phát hành lầu đầu vào tháng 12 năm 2014. Sách ấn tống không bán. [Đọc sách] Tại Hoa Kỳ và Canada, xin liên lạc [email protected] để nhận sách. Tại Úc Châu, Tân Tây Lan và Đông Nam Á (không kể Việt Nam), xin liên lạc [email protected]. Tại Việt Nam, xin liên lạc [email protected]. Quý vị cũng có thể tìm thấy bản điện tử của sách này ở trang "Giáo Pháp" trong phần "Kinh Sách"
24/01/2015(Xem: 7721)
Nghi Thức Cúng Tsog, Chùa Đại Nhật Như Lai - Maha Vairocana Temple 1631 South White Rd, San Jose, CA 95127 Tel: (408)926-1998 -- Email: [email protected]
22/12/2014(Xem: 26617)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
28/11/2014(Xem: 8983)
Thrangu Rinpoche sinh ở Tây tạng. Sau khi thoát khỏi Tây tạng sang Ấn độ, sư đã giúp thành lập chương trình giáo dục cho dòng truyền Karma Kagyu của đức Karmapa thứ 16. Sư là thầy dạy các Tulku chính của dòng truyền như Shamar Rinphoche, Situ Rinphoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche, và Gyaltsab Rinpoche. Sư cũng thành lập nhiều tự viện ở Nepal và Ấn độ, và dựng các trung tâm Phật giáo ở Viễn đông, Đức, Anh, Hoa Kỳ, và Ca-na-đa. Sư được biết đến nhiều vì tài nhận lấy những đề tài khó và làm cho chúng trở thành có thể tiếp cận được cho người tu tập. Sư là tác giả một số sách bằng Tạng ngữ và Hoa ngữ gồm hơn 30 quyển bằng Anh ngữ. Hiện tại sư cũng là một trong những vị thầy chính của Karmapa thứ 17.
27/11/2014(Xem: 7495)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v... Tuy một số hành trì như trì tụng mật chú đều phổ biến trong cả hai truyền thống Mật điển Ấn giáo và Phật giáo, sự diễn dịch của chúng, ý nghĩa nội tại, có một sự khác biệt lớn. Hơn nữa, Mật điển Phật giáo cao cấp hơn, bởi vì không như Ấn giáo, nó chứa đựng ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ: tâm xả ly, bồ đề tâm và chánh kiến về tánh Không.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]