Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đặc biệt khi Karl Marx Tu tập Thiền định Phật giáo

18/11/202123:08(Xem: 4713)
Đặc biệt khi Karl Marx Tu tập Thiền định Phật giáo

Đặc biệt khi Karl Marx Tu tập Thiền định Phật giáo 01
Đặc biệt khi Karl Marx Tu tập Thiền định Phật giáo
(When Karl Marx Practised Buddhism Featured)
 

Dù nhìn dưới góc độ nào hay y cứ theo ý nghĩa của bất kỳ truyền thống nào thì Triết gia Karl Marx (1818-1883) không phải là một Phật tử. Từ những nguồn có thể xác định được, trong những chuyến vân du đó đây vòng quanh châu Âu, cá nhân Triết gia Karl Marx chưa bao giờ tiếp cận với bất kỳ hình thức Phật giáo "dân tộc" nào. Tuy nhiên, mối liên hệ của Triết gia Karl Marx với triết lý đạo Phật bắt nguồn từ tình bạn thâm giao và mối quan hệ trong cả cuộc đời với học giả Phật giáo nổi tiếng Karl Friedrich Köppen (1808-1863), một nhà giáo, nhà báo chính trị người Đức, một trong những chuyên gia học thuật châu Âu đầu tiên được công nhận về các đề tài Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng. Triết gia Karl Marx đã gặp học giả Phật giáo Karl Friedrich Köppen tại trường Đại học, thật hợp lý khi cho rằng đây là nơi Triết gia Karl Marx lần đầu tiên tiếp cận với một cách diễn giải mang tính học thuật phương Tây về Tôn giáo, Triết lý Á Đông này.


Chắc chắn, Triết gia Karl Marx đã đề cập đến đạo Phật trong tác phẩm "Hệ Tư tưởng Đức" (The German Ideology) của ông được hoàn thành vào năm 1846 với tựa đề "Khởi nghĩa của lính bộ binh Ấn Độ" (Sepoy Revolt in India), và một lần nữa tờ New York Tribune cũng đã đăng đề tài này vào năm 1857.


Năm 1861, khi đến thăm Berlin với hy vọng lấy lại quyền công dân Phổ (trước đó đã bị tước bỏ vì các hoạt động "cách mạng" của ông), Triết gia Karl Marx đã gặp học giả Phật giáo Karl Friedrich Köppen và sau lần giao lưu thâm hậu đó, học giả Phật giáo Karl Friedrich Köppen giới thiệu với Triết gia Karl Marx một nghiên cứu Phật học gồm hai tập của ông.


Sau sự kiện này, Triết gia Karl Marx viết Thư ngày 18 tháng 3 năm 1866, gửi cho cô em họ Antoinette Philips, con gái của Lion Philips, một thương gia thuốc lá ở thị trấn Zaltbommel gần đó. (Lion là chồng của người phụ nữ trước đó kết hôn với Heinrich Marx, thân phụ của Karl Mar. Trong Thư nói rằng ông đã thực hành tinh thần theo lời Đức Phật dạy.


Trong một tác phẩm của của nhà cách mạng Friedrich Engels có tựa đề "Phép biện chứng của tự nhiên" (Dialectics of Nature), cách sử dụng "Phép biện chứng" trong đạo Phật được miêu tả là đang ở một "giai đoạn phát triển tương đối cao(và được so sánh theo hướng tích cực với cách sử dụng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại và cổ điển).


Đặc biệt khi Karl Marx Tu tập Thiền định Phật giáo 2

Mãi đến năm 1934 cuốn sách trên mới được xuất bản nhưng người ta tin rằng, phần lớn cuốn sách này đã được viết từ những thập niên 1872-1882, khi Triết gia Karl Marx vẫn còn sinh tiền. Nếu cho là nhà cách mạng Friedrich Engels và Triết gia Karl Marx đồng nhất trí với nhau về hầu hết mọi việc, cũng hợp lý khi giả định rằng sự ca ngợi tích cực về việc sử dụng biện chứng trong đạo Phật của nhà cách mạng Friedrich Engels thống nhất với sự công nhận tổng quát của chính Triết gia Karl Marx, dù rõ ràng là việc sử dụng phép biện chứng chỉ đạt đến giai đoạn phát triển cấp cao nhất trong phân tích triết học của thời hiện đại (thời đại mà nhà cách mạng Friedrich Engels đang sáng tác).


Những trích dẫn trên là một cái nhìn khái quát về dấu ấn của đạo Phật trong cuộc đời của Triết gia Karl Marx. Có thể đây chưa phải là danh sách cuối cùng kết luận về ông bởi đề tài nghiên cứu này đang được thực hiện nhưng vẫn có thể chứng minh được rằng Triết gia Karl Marx là người:

 

1. Biết đến đạo Phật

 

2. Hiểu được phần nào giáo lý phi hữu thần của đạo Phật.

 

3. Đã tham khảo các công trình học thuật chất lượng cao của phương Tây về triết lý đạo Phật.

 

4. Đánh giá cao bản chất chuyển hóa "tâm lý" trong tư duy Phật giáo.

 

5. Triết gia Karl Marx hiểu rằng Phật giáo Nguyên thủy không phải là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm.

 

6. Rõ ràng là Triết gia Karl Marx không đưa đạo Phật phi hữu thần vào những lời chỉ trích thần học Do Thái - Thiên Chúa giáo của ông.


Tất nhiên, phân tích trên không có nghĩa là Triết gia Karl Marx đã ủng hộ Phật pháp như một con đường hiệu quả, hoặc phù hợp để giải phóng giai cấp vô sản đã dính mắc như trong truyền thống Thần học Do Thái giáo - Thiên chúa giáo. Nhưng đối với giai cấp vô sản phương Tây thì ở đây vẫn có sự giao thoa rõ ràng giữa "Tinh thần và Thể chất" (nama-rupa) của tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy. (Được lưu giữ chủ yếu trong Tam tạng giáo điển hệ Pali của trường phái Phật giáo Theravada 'Thượng tọa bộ' với chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của Triết gia Karl Marx và nhà cách mạng Friedrich Engels cùng với việc Triết gia Karl Marx hoàn toàn công nhận tư tưởng và giáo dục là những khía cạnh không thể thiếu của con đường cách mạng).


Sự giao thoa này mang đến một cơ hội cảm hứng cho giai cấp công nhân ngoài phương Tây dễ dàng chuyển tiếp từ triết lý đạo Phật đến sự đánh giá cao về Triết gia Karl Marx và nhà cách mạng Friedrich Engels. Có thể đi xa hơn, cho là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhấn mạnh vào việc dùng phân tích biện chứng để hiểu hai điều: Đầu tiên, thực tại là một sự tương tác giữa "Sắc tướng" (form) và "Không" (void), điều này theo chủ nghĩa Marx, thiết lập nền tảng nhận thức cho các Phật tử trở thành người có tiềm năng.


Thứ hai là về lý thuyết, sự chuyển hóa từ giác ngộ cá nhân của mỗi người (Phật tử) sang giải phóng tập thể giai cấp công nhân (chủ nghĩa Marx) sẽ dễ hơn nhiều cho các Phật tử (bởi họ không có những tín ngưỡng Thượng đế nào cần từ bỏ) so với con chiên, tín đồ của các tôn giáo hữu thần khác, trong đó có Thần học Do Thái giáo - Thiên Chúa giáo.

Trong Thư gửi cho cô em họ Antoinette Philips năm 1866, Triết gia Karl Marx đã chia sẻ về kỹ thuật thiền định Phật giáo như sau: "Tôi chẳng cần bận tâm vì ai. Ai chẳng cần bận tâm vì tôi". Nhưng bầu không khí trong lành tuyệt vời tràn đầy năng lượng, ngay lúc này, ở bạn có không gian của bầu trời xanh mây trắng, núi non hùng vĩ và biển rộng mênh mông. Tôi đã biến mình thành một chiếc gậy đi bách bộ thiền hành, đó đây vân du ngược xuôi suốt cả ngày, thanh thản hồn nhiên tiêu dao tự tại, đây là cảnh giới mà đạo Phật gọi là Thế giới Cực Lạc nhân gian. Tất nhiên, chắc bạn không quên câu chuyện nhỏ khó quên: "Khi ốm đau bệnh tật hay gặp chuyện quái ác sợ hãi thì chúng ta đưa ra những quyết tâm, cam kết cao cả nhưng sau đó quên đi khi lành mạnh và an toàn trở lại".


 Điều này cho thấy Triết gia Karl Marx đã có kiến thức nhất định về kỹ thuật thiền định Phật giáo, kể cả quan điểm cho rằng thiền định Phật giáo được ứng dụng tu tập không chướng ngại trong mọi động tác, đang lúc đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm và làm công việc. Dường như Triết gia Karl Marx đã từng trải nghiệm cả ngày với không gian của bầu trời xanh mây trắng, núi non hùng vĩ biển rộng mênh mông, thực hành một cách đầy kỷ luật để duy trì việc "Định tâm, Tỉnh trí".

Thư gửi cho cô em họ Antoinette Philipscho thấy sự việc thân khinh an tách biệt với thành phố nhộn nhịp và hoạt động trí óc liên tục là một phần trong chương trình nghỉ dưỡng và thực hành của Triết gia Karl Marx. Và việc kiểm soát cường độ hoạt động của tâm trí cũng là một phần then chốt trong thực hành thiền định Phật giáo.


Như thế nào mà Triết gia Karl Marx biết cách ứng dụng kỹ thuật thiền định Phật giáo dù có giả định rằng ông chưa từng tiếp cận những hành giả Phật giáo đang thực hành thiền định hay bất kỳ sự hướng dẫn từ một vị Đạo sư Phật giáo? Tất nhiên, các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Đức của học giả Phật giáo Karl Friedrich Köppen chính là giáo lý căn bản của đạo Phật mà Triết gia Karl Marx tiếp cận từ năm 1861.


Năm năm sau đó, Triết gia Karl Marx thông báo cho của học giả Phật giáo Karl Friedrich Köppen là ông đã đạt được trạng thái "Định tâm, Tỉnh trí" trong tu tập thiền định Phật giáo.

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, phương pháp thực tập Quán niệm hơi thở, bặt hết mọi suy nghĩ, tập trung tâm trí vào các đối tượng bên trong, bên ngoài và chuyển động của hơi thở ra vào, hay Tỉnh thức theo dõi các suy nghĩ và cảm xúc đi qua tâm trí và cơ thể. Thực hành Tỉnh thức trong Phật giáo là kỷ thuật phát triển sự không chấp trước, hay không đồng nhất mình với suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn thực hành đúng phương pháp này, tâm trí vốn hay nhảy nhót như khỉ vượn chuyền trên cây, sẽ được đi vào trạng thái "Định tâm, Tỉnh trí" và mọi loạn động trong tâm trí chấm dứt. Nếu bạn không thể định tâm an thần bằng cách theo dõi hơi thở ra vào, bạn có thể tập cách đếm hơi thở như sau: Hít vào-thở ra nhớ là một, hít vào-thở ra nhớ là hai . . ., cứ như thế nhớ cho đến 10 rồi trở về một. Thực tập như vậy thời gian lâu, bạn sẽ trở nên "Định tâm, Tỉnh trí". Khi thân tâm đã đạt khinh an, bạn trở lại theo dõi bốn biểu hiện của hơi thở: vào, ra, ngắn, dài, hoặc toàn luồng hơi thở, như đã đề cập.


Tuy nhiên, ngay cả trạng thái này thì tâm trí không chết mà vẫn liên tục duy trì sự nhận thức mạnh mẽ các hiện tượng bên trong lẫn bên ngoài, cho đến một thời điểm mà tâm trí "khai thông" và hợp nhất với môi trường (hay với mọi thứ mà chúng ta có thể cảm nhận trong thế giới bên ngoài). Mặc dù một số người đạt đến trạng thái này sẽ trải nghiệm một cảm giác "Hỷ lạc" (như Triết gia Karl Marx đã nêu ở trên), trạng thái này cũng chỉ là tạm thời chứ không phải là chứng nhập cảnh giới cao nhất trong sự tu tập thiền định Phật giáo.


Phật giáo sơ khởi là duy lý và có tính vô thần, hướng con người đến nhận thức chân lý, hay còn gọi là Tỉnh thức, Giác ngộ. Phật giáo không theo chủ nghĩa duy vật, cũng không theo chủ nghĩa duy tâm và khuôn mẫu các quan điểm chủ quan khác. Hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao.


Kinh Khởi Thế Nhân Bản (Aggañña Sutta) có đoạn "Đức Phật phủ nhận giá trị tối thượng của giai cấp Bà La Môn và xác nhận sự bình đẳng của bốn giai cấp bởi hành vi Thiện và Ác của mình".


Có bốn giai cấp hiện hữu:   


 Bà La Môn (Bràhmanà): Đây là những người thuộc giới tăng lữ, triết gia, học giả. Đây được xem là một giai cấp lãnh đạo tinh thần, nằm quyền lực trong lãnh vực văn hóa, tôn giáo và tham gia công việc triều chính để cố vấn, tổ chức nghi lễ, tế tự cho chính quyền. Họ quan niệm là được sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma – Đấng Tối cao của Hindu giáo), thay mặt cho Phạm Thiên để lãnh đạo tinh thần cho dân chúng nên có phải được các giai cấp dưới tôn kính và họ có toàn quyền hưởng thụ mọi sự sung sướng.


Sát Đế Lỵ (Khattiya):  Họ là những người thuộc giai cấp quý tộc hoặc là vua chúa, quan quyền, nắm quyền về cai trị đất nước. Họ tự cho mình là sinh ra từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt Phạm Thiên nắm quyền thống trị dân chúng về chính trị, quân sự nên cũng phải được các giai cấp khác tôn kính.


 Phệ Xá (Vessà): Là tầng lớp của những người buôn bán, thợ thuyền, họ được cho là sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên. Tuy là giai cấp bình dân nhưng họ có của cải, một số là giới giàu có trong xã hội và đóng góp sưu thuế phục vụ hai giai cấp trên nên họ cũng có một số đặc quyền và cũng được coi trọng.


Thủ Đà La (Suddà): Đây là những người tiện dân, các giai cấp trên xem họ được sinh ra từ gót chân của Phạm Thiên và họ được đối xử rất tàn tệ, họ chỉ được phép làm những việc thấp kém, nặng nhọc để phục vụ cho các giai cấp trên.


Ngoài ra còn một tầng lớp thấp kém nhất không được xếp vào một giai cấp nào cà đó là Chiên Đà La (Pariah, Dalit), đây là một hạng người được coi là thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ. Họ không được xếp vào giai cấp nào cả mà họ chỉ tồn tại để làm những công việc thấp kém, họ được sinh ra để làm nô lệ cho những giai cấp trên. Họ bị đối xữ như thú vật, thậm chí còn bị đánh đập, hành hạ khi đụng vào chéo áo hoặc nhìn vào thức ăn, hoặc vô tình đạp lên cái bóng của những người Bà La Môn và Sát Đế Lỵ.


Bất luận người nào thuộc một trong những giai cấp trên mà thực hành Ác Nghiệp, thì quả thật xứng bị chỉ trích, và ngược lại, thực hành những Thiện Nghiệp, thì thật xứng được tán thán khen ngợi.


Nếu có ai trong bốn giai cấp ấy là một vị Tỳ Khưu, một vị A La Hán đã diệt tận mọi Lậu Hoặc, thành tựu Phạm Hạnh, đã đạt mục đích tối thượng, Hữu Kiết Sử đã diệt, nhờ Chánh Trí đã được giải thoát, vị ấy sẽ được xem là tối thượng so với bốn giai cấp vì xứng với Pháp, không phải không xứng với Pháp.


Đức Phật xác định chính Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình trong đời này và đời sau. Một dẫn chứng điển hình là vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) Vương quốc Kosala (Kiều Tát La), đã tôn kính, lễ độ, đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, và đối xử với đức Phật rất lễ độ, phải phép. Vì rằng vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) Vương quốc Kosala (Kiều Tát La) biết tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp".


Cuối cùng, có một sự khác biệt tinh tế trong triết lý đạo Phật giữa các thuật ngữ "không chấp trước" (Pali: akincanna) và "không tịch" (Pali: sunnata). "Không chấp trước" là không dính mắc, không bám trụ."Không tịch": Không các tướng là Không. Không khởi diệt là “tịch”. Rỗng rang xa lìa tất cả tướng, không tâm niệm khởi diệt gọi là hạnh không tịch. Cảnh giới không có bất cứ tướng trạng nào, không có sinh ra và mất đi, không có sai biệt đối lập, vượt thoát thời gian không gian. Đây là nhận thức hoặc thể nghiệm về chân tướng sự vật của người giác ngộ.


Người Phật tử đạt được sự hiện thực bởi "Vô thần luận" (Or 'atheistic') này bằng cách tâm trí xả ly (thông qua hành động của "ý chí" khi thiền định) chuyển hóa tam độc (tham, sân, si) thành tam tuệ (Giới, Định, Tuệ). Mỗi cá nhân tu tập thiền định đạt đến Vô ngã, chuyển tam độc thành tam tuệ, tự nhiên có cuộc sống vô sản chân chính (Cộng sản) và hình thành thế giới Đại đồng. Sự tiếp xúc với chủ nghĩa Marx-Engels và Marx-Lenin có thể chuyển đổi một cá nhân như vậy thành một người tiến lên Chủ nghĩa Xã hội khoa học hiện đại.


Bài viết của Tiến sĩ Adrian Chan-Wyles, người sáng lập kiêm Giám đốc của Học viện Thiền Phật giáo ở London, Anh quốc.


Tác giả Tiến sĩ Adrian Chan-Wyles

Biên dịch Thích Vân Phong 

(Nguồn: Culture Matters)


youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 6910)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8194)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3516)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4895)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3932)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5948)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5072)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 9264)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3701)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
01/07/2011(Xem: 3245)
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]