Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Bạn còn muốn nói thêm điều gì với tôi không?

04/02/201213:08(Xem: 8361)
05. Bạn còn muốn nói thêm điều gì với tôi không?
NƠI ẤY LÀ BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY
Nguyên tác: Wherever You Go, There You Are.
Tác giả: Jon Kabat-Zinn - Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên.
"Thiền tập áp dụng vào đời sống hằng ngày"

PHẦN III
TINH THẦN CHÁNH NIỆM

5.- BẠN CÒN MUỐN NÓI THÊM ĐIỀU GÌ VỚI TÔI KHÔNG?

Lẽ dĩ nhiên, sự tiếp xúc trực tiếp cũng rất là quan trọng trong mối tương quan giữa bác sĩ và bệnh nhân. Chúng tôi cố gắng hết sức để giúp các sinh viên y khoa hiểu được sự quan hệ này, để họ khỏi bỏ chạy trong kinh hoàng vì nó có dính líu đến tình cảm cá nhân, cũng như đòi hỏi một khả năng biết lắng nghe thật sâu sắc. Chúng tôi nhắc nhở các bác sĩ tập sự nên đối xử với bệnh nhân của mình như là con người, chứ không phải là một bài toán về chứng bệnh, hoặc cơ hội để họ thử nghiệm sự phán đoán và chữa trị của mình. Có biết bao nhiêu chuyện có thể chen vào giữa sự tiếp xúc trực tiếp của ta. Và có rất nhiều bác sĩ đã thiếu sự huấn luyện này trong lãnh vực y khoa của họ. Họ vẫn không ý thức được tính chất quan trọng của một sự truyền thông hữu hiệu, cũng như sự chăm sóc đối với bệnh nhân. Chúng ta thường nghĩ ràng mình lo cho sức khỏe của bệnh nhân, nhưng thật ra là ta chỉ lo lắng cho bệnh tình của họ. Và dù ta có chăm sóc gì chăng nữa, nó vẫn là một sự thiếu thốn lớn, nếu đối tượng của ta bị loại bỏ ra ngoài chương trình.

Má tôi có kinh nghiệm này, về việc không tìm ra một bác sĩ nào thật sự quan tâm về nỗi lo lắng của bà. Bà rất bực tức kể lại rằng, có một lần bà bị giải phẩu xương hông, và được thay vào bằng hông nhân tạo. Sau một thời gian, bà vẫn không thể đi đứng bình thường được và rất đau đớn. Má tôi đã gọi vị bác sĩ giải phẩu của mình nhiều lần để than phiền. Cuối cùng bà được hẹn để vào gặp ông ta. Vị bác sĩ sau khi nghiên cứu tấm ảnh quang tuyến X, bảo rằng mọi sự đều rất tốt đẹp, và không hề nghĩ đến chuyện khám nghiệm lại cái hông và chân bằng xương bằng thịt của bà, mặc dù bà than phiền rất nhiều lần. Tấm ảnh chụp bằng quang tuyến X đủ để thuyết phục vị bác sĩ là má tôi không hề có lý do gì để đau đớn hết, mặc dù bà rất là khổ sở.

Các bác sĩ có thể vô ý thức đi trốn phía sau những dụng cụ, máy móc y khoa, hoặc những thử nghiệm và danh từ kỷ thuật chuyên môn của họ. Họ rất ngại khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân như là một con người, một cá nhân với đầy đủ lo âu và sợ hãi, nỗi quan tâm và thắc mắc, dù có nói ra hoặc thinh lặng. Có thể họ nghi ngờ khả năng của mình, vì đây là một lãnh vực mới chưa từng được thăm dò. Một phần cũng có thể vì họ không quen đối diện với những tư tưởng, sự sợ hãi, nỗi quan tâm và nghi ngờ của chính họ, cho nên đối với những gì của người khác, chúng cũng rất là đe dọa. Và cũng có thể họ cảm thấy mình không có thì giờ để mở ngõ cho những chiếc đê sắp vỡ tuôn ấy, hoặc là tự ngờ khả năng đối phó thích ứng của mình. Nhưng điều mà những bệnh nhân cần, rất đơn giản, là sự lắng nghe và có mặt của ta, biết coi con người là quan trọng, chứ không phải chỉ có căn bệnh mà thôi.

Với ý định đó, chúng tôi dạy những sinh viên y khoa của mình, một trong nhiều điều khác, là hỏi câu khiêu gợi sự trả lời nơi người nghe: "Ông hay bà còn có điều gì muốn nói thêm với tôi không?" sau mỗi cuối giờ phỏng vấn. Chúng tôi khuyến khich họ nên ngừng lại, và im lặng một chút, hoặc lâu hơn nữa nếu cần thiết, cho bệnh nhân có được một khoảng không gian tâm linh để xét lại nhu cầu của mình, và cũng như họ thật sự nghĩ gì. Những điều này rất ít khi nào các bệnh nhân chịu đề cập tới ngay lần đầu, lần thứ hai, hoặc có lẽ là sẽ không bao giờ, nếu họ cảm thấy vị bác sĩ không biết lắng nghe hoặc quá vội vã.

Trong một khóa huấn luyện các nhân viên chuyên khoa về phương pháp phỏng vấn bệnh nhân, chúng tôi được chiếu cho xem một cuốn phim nói về những cuộc phỏng vấn của các sinh viên y khoa với bệnh nhân của mình, được thu hình để học hỏi. Cuốn phim gồm có nhiều cuộc phỏng vấn của các sinh viên y khoa khác nhau, nhưng chỉ gom chiếu lại phần họ hỏi bệnh nhân mình câu chót: "Ông hay bà còn có thêm điều gì muốn nói với tôi không?" Trước khi được cho xem cuốn phim tài liệu này, chúng tôi được yêu cầu hãy cẩn thận ghi nhận việc gì thật sự xảy ra.

Xem đến đoạn phim thứ ba, tôi phải cố gắng lắm mới khỏi lăn ra đất mà cười. Hầu như trong tất cả đoạn phim, các sinh viên y khoa đều thực hành đúng những gì mình đã được dạy, là chấm dứt buổi phỏng vấn với câu hỏi chót: "Ông hay bà còn có thêm điều gì muốn nói với tôi không?", nhưng chính họ lại lắc đầu trong khi đặt câu hỏi ấy, như gián tiếp nói với bệnh nhân mình rằng: "Thôi đủ rồi, làm ơn đừng kể thêm gì nữa hết".

Vì vậy, ta không bao giờ có thể giấu diếm được bất cứ điều gì. Ta phải thật sự biết lắng nghe.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 4699)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
30/06/2011(Xem: 6501)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
31/05/2011(Xem: 2772)
Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau. Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.
14/05/2011(Xem: 5811)
Nói về Thiền Vipassana thì có rất nhiều vị tăng nổi tiếng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đã giảng dạy, nhưng đặc biệt là pháp Thiền được phổ biến ở Âu châu, Mỹ châu lại là pháp Thiền của U Ba Khin, một vị cư sĩ người Miến điện. Nhiều Trung tâm Thiền quốc tế (International Meditation Centers) đã được thành lập tại nhiều nước để truyền bá pháp Thiền của U Ba Khin. Pháp Thiền của U Ba Khin thuộc môn Thiền Vipassana (tiếng Phạn, có nghĩa là Quán, Insight meditation). Thiền Vipassana thuộc hệ thống Nam Tông (Tiểu thừa), căn cứ theo những pháp dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta). Kinh này chỉ pháp tu một cách tổng quát với những nguyên tắc rộng lớn mà không đi sâu vào chi tiết thực hành như pháp Niệm hơi thở (Anapanasati) cho nên khi thực hành có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo sự chứng đắc của mỗi thầy, vì vậy không có được một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Tuy vậy dù phương pháp khác nhau nhưng tất cả các Thiền Vipassana đều căn cứ vào kinh Tứ Niệm Xứ.
14/05/2011(Xem: 6983)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
09/05/2011(Xem: 4665)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
30/04/2011(Xem: 7972)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa và Thiền Tông.
25/04/2011(Xem: 6569)
Con đường thiền tập là chánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
24/04/2011(Xem: 5693)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
20/04/2011(Xem: 14301)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567