Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tính tự phụ và tâm so sánh

02/04/201101:41(Xem: 4012)
5. Tính tự phụ và tâm so sánh

KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. Giải thoát tâm thức

Tính tự phụ và tâm so sánh

Một phương pháp hữu hiệu khác để trau luyện tư tưởng là chú ý đến tính tự phụ. Trong tâm lý học Phật giáo, “tự phụ” có một nghĩa đặc biệt: nó là một tâm hành tự so sánh mình với người khác. Những khi chúng ta cho rằng mình tốt hơn, bằng hoặc thua sút một người nào, đó là chúng ta đang biểu lộ tính tự phụ. Sở dĩ ta gọi tâm tính ấy là tự phụ là vì tất cả những tướng trạng của chúng - dù đó là “Tôi tốt hơn”, “Tôi kém hơn,” hay “Tôi cũng chỉ như thế” - đều phát xuất từ ảo tưởng về một cái ngã. Thật ra, chúng chỉ là những cảm giác về một cái ngã, cái tôi mà thôi.

Có một điều đáng buồn và cũng có một điều đáng mừng liên quan đến tính tự phụ. Thật ra thì hai việc ấy chỉ là một mà thôi, đó là sự tự phụ sẽ không bao giờ có thể bị nhổ tận gốc rễ, trừ khi ta đạt đến một sự giác ngộ viên mãn. Cho dù một ngày nào đó, ta có thể thấy được sự thật rằng tự tính của mọi kinh nghiệm là vô ngã, không có một cái “tôi” nào đứng phía sau những kinh nghiệm, nhưng tập quán của tâm so sánh vẫn sẽ còn tiếp diễn mãi. Cho dù chúng ta hiểu được rằng tính tự phụ tự nó không phải là “tôi”, nhưng nó vẫn cứ tiếp tục hiện hữu cho đến ngày nào ta đạt được giác ngộ hoàn toàn. Vì vậy cho nên việc đáng buồn là tâm tự phụ có lẽ sẽ còn ở với ta dài lâu lắm.

Còn điều đáng mừng là ta đừng bao giờ nản lòng hoặc tư chỉ trích mỗi khi cảm thấy mình có một sự tự phụ. Vì dù sao thì loại tư tưởng này cũng sẽ còn ở với ta lâu dài, cho nên biết làm bạn với nó thì bao giờ cũng tốt hơn. Khi có những ý nghĩ so sánh khởi lên, ta có thể nhan diện chúng - “Ồ, cũng lại là nó” - mà không chút ngạc nhiên. Khi đã nhận diện và hiểu được chúng rồi, ta sẽ có thể bắt đầu chấp nhận.

Liều thuốc giải độc cho tính tự phụ là sống trong chánh niệm và thấy được tính chất tạm thời của nó. Những khi tâm ta bị mắc kẹt vào sự so sánh tức là ta đang bị vướng mắc vào ý niệm về nhân và ngã. Ta tự trói buộc mình vào một ảo tưởng, vào trong giới hạn của ý niệm về ta và người khác. Sở dĩ chúng ta có một sự so sánh như vậy là vì ta không thấy được rằng tất cả mọi hiện tượng, trong đó có cả ý tưởng về ta và người khác, đều đang sinh lên và diệt đi không ngừng nghỉ. Cũng vì không thấy được tính chất vô thường của những tư tưởng ấy mà ta bị sa vào chiếc bẫy nội dung của chúng. Tâm so sánh sẽ tan biến tức thì khi ta nhìn thẳng vào nó bằng con mắt chánh niệm.

Tôi còn nhớ một kinh nghiệm về tâm so sánh này khi lần đầu tiên tham dự khóa tu thiền với một vị thầy Miến Điện, ngài U Pandita Sayadaw. Đó là lần đầu tiên ngài viếng thăm Hoa Kỳ để hướng dẫn một khóa tu rất nghiêm túc và gắt gao. Chúng tôi ai cũng hơi lo lắng vì không biết nhiều về vị sư từ Á châu này và cũng muốn tu tập hết sức mình. Chúng tôi đã làm việc khá cực nhọc trong một hoàn cảnh rất nhiều đòi hỏi.

Sau một vài tuần, tôi để ý thấy có một vài thiền sinh ghi chép những điều gì đó vào so tay của họ. Và rồi mỗi ngày tiếp theo lại có thêm người mới sử dụng sổ tay. Điều này rất khác thường trong một khóa thiền tập theo truyền thống vipassana, vì lúc nào vị thiền sư cũng yêu cầu tất cả mọi người không nen đọc hay viết trong suốt khóa tu. Và cũng vì mọi người phải tuyệt đối giữ im lặng, cho nên tôi cũng chẳng dám hỏi họ lý do.

Tâm tôi bắt đầu suy nghĩ: “Chắc chắn là ngài U Pandita đã bảo những người ấy làm như vậy. Không biết đến chừng nào ngài sẽ bảo mình đây?” Rồi thì tôi bắt đầu để ý thấy những người sử dụng sổ tay toàn là những người mà tôi đã sắp vào hạng thiền sinh giỏi. Ngày qua ngày, tôi vẫn đi vào gặp ngài U Pandita để trình pháp, nhưng ngài chẳng nói gì với tôi về chuyện sổ tay hay là giao phó cho một bài thiền tập nào khác thường hết. Tôi bắt đầu cảm thấy thua sút và thiếu kém. Chắc chắn rằng tôi không phải là một trong những thiền sinh “giỏi” rồi!

Sau một thời gian, tất cả mọi người ai ai cũng bắt đầu viết trong sổ tay của họ, ngay cả những người mà tôi cho rằng không được giỏi lắm. Lúc đó tôi lại tự nghĩ rằng: “Chắc có lẽ sự tu tập của mình tiến bộ nhiều nên mình không cần đến sổ tay làm gì!”

Tâm tôi nhảy tới lui giữa hai quan điểm - thiền sinh giỏi, thiền sinh dở, thiền sinh loại nào? Những việc ấy làm tôi gần như điên lên được. Đến cuối khóa thiền, tôi khám phá ra rằng ngài U Pandita không hề yêu cầu ai giữ một quyển sổ tay nào hết! Người ta làm như vậy vì họ muốn ghi nhớ những kinh nghiệm của mình, để có thể trình lại cho ngài một cách chính xác mà thôi.

Vì vậy mà nhận diện được tâm so sánh ấy là một điều rất hữu ích. Cái tính tự phụ cho rằng “Tôi tốt hơn” hay “Tôi dở hơn” người khác, khi không được nhận diện rõ ràng sẽ trở thành nguyên nhân của khổ đau. Tính tự phụ luôn luôn phân cách, ngăn chia ta với người khác, và củng cố thêm cái tôi nhỏ hẹp của mình.

Khi ta có chánh niệm về những cảm thọ và ý nghĩ so sánh này, ta có thể làm bạn với chúng mà không sợ bị dính mắc hoặc đồng hóa. Lúc ấy, tâm tự phụ sẽ tự nhiên trở thành những tư tưởng trống rỗng, ta không cần phải bác bỏ hoặc tin vào chúng nữa. Tất cả sẽ đi qua như những chiếc lá rơi lả tả trong gió mùa thu, và bầu trời tâm ta lúc nào cũng an nhiên và tự tại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 4659)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
30/06/2011(Xem: 6443)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
31/05/2011(Xem: 2751)
Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau. Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.
14/05/2011(Xem: 5743)
Nói về Thiền Vipassana thì có rất nhiều vị tăng nổi tiếng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đã giảng dạy, nhưng đặc biệt là pháp Thiền được phổ biến ở Âu châu, Mỹ châu lại là pháp Thiền của U Ba Khin, một vị cư sĩ người Miến điện. Nhiều Trung tâm Thiền quốc tế (International Meditation Centers) đã được thành lập tại nhiều nước để truyền bá pháp Thiền của U Ba Khin. Pháp Thiền của U Ba Khin thuộc môn Thiền Vipassana (tiếng Phạn, có nghĩa là Quán, Insight meditation). Thiền Vipassana thuộc hệ thống Nam Tông (Tiểu thừa), căn cứ theo những pháp dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta). Kinh này chỉ pháp tu một cách tổng quát với những nguyên tắc rộng lớn mà không đi sâu vào chi tiết thực hành như pháp Niệm hơi thở (Anapanasati) cho nên khi thực hành có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo sự chứng đắc của mỗi thầy, vì vậy không có được một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Tuy vậy dù phương pháp khác nhau nhưng tất cả các Thiền Vipassana đều căn cứ vào kinh Tứ Niệm Xứ.
14/05/2011(Xem: 6928)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
09/05/2011(Xem: 4630)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
30/04/2011(Xem: 7958)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa và Thiền Tông.
25/04/2011(Xem: 6516)
Con đường thiền tập là chánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
24/04/2011(Xem: 5652)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
20/04/2011(Xem: 14204)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567