Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Thiền tập trong khi ăn

01/04/201107:40(Xem: 4756)
2. Thiền tập trong khi ăn

THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN BỐN: NGÀY TRỞ VỀ NHÀ

Thiền tập trong khi ăn

Mục đích căn bản của thiền quán là thấy rõ được ba sự thật này của cuộc đời: sự thật về vô thường, sự thật về nguyên nhân và sự chấm dứt của khổ đau, và sự thật về tương tức hay vô ngã. Trong kinh gọi đó là Tam pháp ấn, ba dấu ấn của sự thật. Bạn có thể thấy được ba sự thật ấy rất rõ trong chính hơi thở của mình. Bạn cũng có thể thấy tất cả những sự thật ấy trong cảm giác ở thân. Bạn cũng có thể thấy chúng trong sự đến và đi của cảm xúc và tư tưởng. Và bạn cũng có thể thấy được chúng ngay trong khi ăn sáng.

Tôi đề nghị khi thực tập thiền quán trong lúc ăn, ta nên ăn thật chậm rãi và thực hành theo đúng lời hướng dẫn: sửa soạn thực phẩm thật chậm rãi, ăn chậm rãi, nếm mùi vị cho trọn vẹn. Và thêm vào sự thực tập này, bạn có thể quán chiếu về ba sự thật ấy, sử dụng chúng như một thấu kính giúp bạn nhìn sâu hơn vào mỗi kinh nghiệm của mình.

Ví dụ, bạn có thể chánh niệm và ghi nhận tất cả những biểu hiện của vô thường trong khi đang ăn. Trước khi ăn, bạn cảm thấy đói. Sau khi ăn, bạn không còn đói nữa. Trước khi ăn, trước mặt ta là một đĩa đầy ắp thức ăn. Sau khi ăn, đĩa trống không. Trong khi ăn bạn có thể ý thức rằng đây là ngày cuối, bạn nhớ lại mới hai ngày trước đây, một khoá tu còn kéo dài trước mặt mình. Bây giờ thì tất cả là ở phía sau lưng. Nó đã đi đâu rồi? Nó tan biến mất. Ta không tìm được một dấu tích nào của nó. Nó bây giờ thuộc về cùng một dĩ vãng với ngày sinh của Mozart hay ngày lập quốc của Hoa Kỳ.

Nếu bạn nghĩ về những sự kiện sắp đến trong đời mình - trở về nhà, đi làm trở lại - bạn hiểu rằng chúng chỉ là những tư tưởng của một tương lai chưa thật có, dường như đang đi về hướng của mình, và rồi cuối cùng cũng sẽ bỏ lại sau lưng. Cũng như cả khóa tu này, mới mấy ngày đây còn đang trước mặt, và bây giờ thì đã nằm ở phía sau.

Và kinh nghiệm của bữa ăn sáng cũng có thể mang lại cho ta tuệ giác này: khổ đau là kết quả của sự nắm bắt, và chấm dứt khổ đau là kết quả của sự buông xả. Bạn có thể cảm thấy hơi bất mãn khi khoá tu chấm dứt, vì bạn cảm thấy rất hạnh phúc ở đây. Cảm giác khó chịu đó là kết quả của sự nắm bắt một kinh nghiệm không thể tồn tại mãi. Ngược lại, bạn có thể cảm thấy nôn nao vì sắp được trở về nhà và gặp lại người thân. Sự nôn nóng ấy cũng mang lại một cảm giác khó chịu. Bạn ý thức rằng, sự dính mắc vào ý muốn có mặt ở một nơi nào khác hơn nơi này cũng gây nên khổ đau trong tâm ta. Ngay cả sự căng thẳng của một ý nghĩ trung hòa như là khi nào thì thu dọn đồ đạc cũng khiến ta không thể hoàn toàn có mặt và tận hưởng những gì đang có trong giây phút hiện tại này. Và khi ta có thể thư giãn, buông xả và thưởng thức bữa ăn sáng của mình, trong giây phút ấy ta hiểu được sự thật về sự chấm dứt khổ đau. Khi nào tâm ta vắng bóng sự nắm bắt và xua đuổi, ta sẽ kinh nghiệm được tự do. Bạn có thể ăn sáng hoàn toàn trong tự tại.

Bạn cũng có thể quán chiếu về sự thật thứ ba của mọi hiện tượng - sự thật về tương tức, về vô ngã. Lẽ dĩ nhiên, trên bình diện vật lý thì mỗi chúng ta là một cá nhân riêng biệt. Chúng ta trở về nhà của mình, về với chuyện đời của mình và giữa những người thân quen của mình. Nhưng ta vẫn có thể bước lùi lại một chút, ra khỏi những chuyện riêng tư cá nhân ấy, và ý thức được rằng tất cả mọi sự sống trên đời này đều có những liên hệ, ràng buộc với nhau rất mật thiết và nhiệm mầu.

Hãy nhìn đĩa thức ăn trước mặt bạn. Hãy nghĩ đến công phu khó nhọc của biết bao người để ta có được bữa ăn sáng này: người trồng, người hái, người chuyên chở, người bán, người mua, người nấu - và còn thêm những môi trường để tất cả được tồn tại nữa. Biết bao nhiêu công lao khó nhọc. Sự thật rằng bạn đang có đĩa thức ăn trước mặt là kết quả của biết bao điều kiện tạo nên nó. Và cũng vậy, sự thật là bạn đang ngồi đây trong giây phút này cũng là tổng hợp của tất cả những điều kiện đã tạo nên bạn, nuôi dưỡng bạn, và cho phép bạn có mặt nơi đây trong giây phút này. Sẽ có những lúc bạn chợt thấy hoàn toàn rõ rệt rằng, toàn thể lịch sử của quả đất này, và có lẽ tiến trình tiến hoá của toàn thể vũ trụ nữa, phải được y như vậy, thì bạn mới có thể có mặt ngồi đây trong giây phút này, với bữa ăn sáng nay.

Hãy ăn tự nhiên và thong thả, lắng nghe những âm thanh quanh mình, vui hưởng không gian rộng mở của khóa tu, thưởng thức những món ăn trước mặt, tận hưởng sự có mặt của ta ở đây ngay trong giây phút này!
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2012(Xem: 5313)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
18/01/2012(Xem: 6355)
Trong hiện tại con thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người không liên hệ. Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim [1] Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm, chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác.
15/01/2012(Xem: 7486)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
21/12/2011(Xem: 13033)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng ta ở trình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
13/12/2011(Xem: 10247)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
22/10/2011(Xem: 3579)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánh là thực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
22/10/2011(Xem: 3868)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạo lí giác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
20/10/2011(Xem: 4098)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giớithiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến ngườiÁ châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạtđược nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đờisống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
17/10/2011(Xem: 5892)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
13/10/2011(Xem: 6232)
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]