THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Tôi có một người bạn, chị ta không phải cùng quê với gia đình tôi, nên ông của chị chẳng bao giờ nói “phan đã” (thay vì là “khoan đã”) như ông của tôi! Chị thường chọc tôi bằng cách nhại cách nói đó. Và tôi cũng thường dùng nó để tự nhắc nhở mỗi khi cảm thấy mình không còn sáng suốt nữa. Cách nói ấy có nghĩa là “Hãy chậm lại. Có quá nhiều chuyện xảy ra cùng lúc. Tôi đang bị quá tải đây. Tôi đang rối rắm đây.”
Tập trung vào chỉ một việc duy nhất sẽ làm tăng trưởng sự suốt trong ta. Hãy chậm lại, làm ít lại, điều đó sẽ giúp cho tâm ta trở nên bén nhạy hơn.
Ông tôi rất là chậm chạp, và làm gì ông cũng chỉ làm từng chuyện một thôi. Khi về già, có thời gian ông đến sống chung với gia đình tôi, và những đứa con tôi hay đưa ông vào trường của chúng để giới thiệu với bạn bè trong những buổi giao lưu. Bạn bè nó chẳng đứa nào có ông ngoại đến 95 tuổi! Bình thường, ông cũng giúp rất nhiều việc trong nhà. Sức khoẻ ông rất tốt và ông thích làm những việc lặt vặt.
Có điều là ông bị lảng tai. Mỗi lần muốn nghe ai nói gì, ông phải dừng lại và hoàn toàn tập trung để lắng nghe. Và đó là lúc ông hay nói “phan đã, phan đã...”!
Ví dụ, ông tôi đang đứng ở bồn nước và gọt khoai tây. Tôi đến cạnh ông và bắt đầu nói gì đó. Ông đang tập trung vào việc gọt khoai và có tiếng nước chảy lớn. Thế là ông nói: “Phan đã, phan đã...”. Rồi ông bỏ dao gọt xuống, tắt vòi nước, quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi, rồi hỏi: “Chuyện gì đây?” Đó chính thật là hướng tâm!
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Phan đã, phan đã...
Một câu chuyện về hôn trầm và lười biếng
Thỉnh thoảng có những lúc tâm ta dường như hết sức lực. Hết năng lượng, nó cảm thấy mơ màng, và buồn ngủ. Đặc biệt nhất là sau giờ ăn trưa. Chú ý thật sâu sắc đến từng giây phút của mỗi kinh nghiệm - đức Phật gọi đó là “tầm và tứ”, tức hướng tâm mình tới một đối tượng nào đó - tự nó, chính là một liều thuốc để đối trị hôn trầm.Tôi có một người bạn, chị ta không phải cùng quê với gia đình tôi, nên ông của chị chẳng bao giờ nói “phan đã” (thay vì là “khoan đã”) như ông của tôi! Chị thường chọc tôi bằng cách nhại cách nói đó. Và tôi cũng thường dùng nó để tự nhắc nhở mỗi khi cảm thấy mình không còn sáng suốt nữa. Cách nói ấy có nghĩa là “Hãy chậm lại. Có quá nhiều chuyện xảy ra cùng lúc. Tôi đang bị quá tải đây. Tôi đang rối rắm đây.”
Tập trung vào chỉ một việc duy nhất sẽ làm tăng trưởng sự suốt trong ta. Hãy chậm lại, làm ít lại, điều đó sẽ giúp cho tâm ta trở nên bén nhạy hơn.
Ông tôi rất là chậm chạp, và làm gì ông cũng chỉ làm từng chuyện một thôi. Khi về già, có thời gian ông đến sống chung với gia đình tôi, và những đứa con tôi hay đưa ông vào trường của chúng để giới thiệu với bạn bè trong những buổi giao lưu. Bạn bè nó chẳng đứa nào có ông ngoại đến 95 tuổi! Bình thường, ông cũng giúp rất nhiều việc trong nhà. Sức khoẻ ông rất tốt và ông thích làm những việc lặt vặt.
Có điều là ông bị lảng tai. Mỗi lần muốn nghe ai nói gì, ông phải dừng lại và hoàn toàn tập trung để lắng nghe. Và đó là lúc ông hay nói “phan đã, phan đã...”!
Ví dụ, ông tôi đang đứng ở bồn nước và gọt khoai tây. Tôi đến cạnh ông và bắt đầu nói gì đó. Ông đang tập trung vào việc gọt khoai và có tiếng nước chảy lớn. Thế là ông nói: “Phan đã, phan đã...”. Rồi ông bỏ dao gọt xuống, tắt vòi nước, quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi, rồi hỏi: “Chuyện gì đây?” Đó chính thật là hướng tâm!
Bài thiền tập
Năng lượng trong tâm cũng trồi sụt y như ở thân ta vậy. Năng lượng xuống thấp không nhất thiết phải là một vấn đề. Ghi nhận sự có mặt của chúng sẽ làm giảm đi sức mạnh của chúng. Ngồi 5 phút. Giữ cho đôi mắt mở. Cố gắng hướng tâm thật chính xác bằng cách chú ý rõ ràng phần đầu và phần cuối của mỗi hơi thở. Rồi bạn hãy mở sang phần “Hướng dẫn kinh hành buổi chiều” ở trang 114.Gửi ý kiến của bạn