Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Thiền – Thiền định?

09/03/201103:31(Xem: 4156)
5. Thiền – Thiền định?

VÀO THIỀN
Nguyên Minh

Thiền – Thiền định?

Như đã nói, đây là một sự nhầm lẫn rất thường gặp ở nhiều người, ngay cả ở một số Phật tử. Hầu như tất cả những người học thiền đều thực hành thiền định như một phương pháp tu tập chính. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là có thể đồng nhất hai danh từ này. Tu tập thiền định chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống của người học thiền, nhưng không phải là mục đích cuối cùng. Mục tiêu nhắm đến của thiền là nhận ra và tự mình làm chủ được bản tâm, bằng sự quán sát sâu vào bản chất thực sự của tâm. Việc nhận ra được bản chất thực sự của tâm thức được nhà thiền gọi là “kiến tánh”, hay thấy tánh, và được xem là mục tiêu cơ bản nhất của người học thiền. Vì thế, thiền không đơn thuần là thiền định, mà trong thực tế chỉ sử dụng thiền định như một trong các phương thức để đạt đến mục tiêu của mình. Toàn bộ các phương pháp tu tập, rèn luyện của thiền là nhắm đến việc mở rộng nhận thức nội tâm để có thể nhìn thấu bản chất của sự hiện hữu.

Khi thực hành thiền định, hành giả tập trung tư tưởng vào một đối tượng nào đó, chẳng hạn như quán tưởng về lòng từ bi không giới hạn, hoặc về tính chất vô thường của đời sống. Theo cách nhìn của thiền thì sự quán tưởng này cũng chỉ là phương tiện, không phải mục đích. Bởi vì thiền nhấn mạnh sự vượt thoát mọi ràng buộc, mọi nỗ lực phi tự nhiên. Về bản chất, thiền định cũng là một nỗ lực phi tự nhiên. Trong cách nhìn của một thiền giả, chim bay giữa trời, cá bơi trong nước, tất cả đều đã là quá đủ và không cần có bất cứ một nỗ lực thay đổi nào. Tại sao chúng ta phải bận tâm đến những điều như là sự hợp nhất giữa con người và Thượng đế, hay tính chất vô nghĩa của đời sống? Tại sao phải phí bỏ thời gian quý giá trong cuộc sống để bận tâm đến thiên đàng của các vị thần thánh hay hỏa ngục với lửa dữ thiêu đốt? Vì thế, thiền định cũng chỉ được xem là một phương tiện giúp hành giả đạt đến một kinh nghiệm tâm linh và mở rộng nhận thức nội tâm, tiến gần hơn đến việc trực nhận thực tại đời sống. Trong ý nghĩa đó, việc thực hành thiền định trong nhà thiền rõ ràng cũng có phần khác biệt mà không hoàn toàn giống như ở các tông phái khác.

Đối với thiền, thực ra không có đối tượng nào để tâm thức có thể hướng đến. Thiền là đám mây trắng bềnh bồng trôi giữa bầu trời trong xanh. Không có gì trói buộc, kiềm hãm nó. Nó trôi đi tùy thích. Đôi khi, thiền dạy chúng ta suy ngẫm về tính đồng nhất của vạn vật khi mọi sự khác biệt và bất đồng được soi rọi trong ánh sáng trí tuệ và triệt tiêu hoàn toàn. Đôi khi, thiền cũng dạy chúng ta biết rằng mỗi bông hoa dại nhỏ nhoi trên cánh đồng rộng lớn đều phản chiếu ánh sáng hiện hữu huy hoàng của toàn vũ trụ.

Nhưng điều mà thiền thực sự nêu lên là: “Xét cho cùng, vạn hữu có thể gom về nhất thể, nhất thể ấy sẽ gom về đâu?” Thiền vốn nhắm đến giải phóng tâm thức khỏi mọi sự ràng buộc, ngăn ngại, nên đối với thiền thì ngay cả ý tưởng “một” hay “tất cả” cũng đã là một thứ chướng ngại, một thứ bẫy rập đe dọa siết chặt sự tự do của tâm thức. Và việc thực hành công phu thiền định trong nhà thiền không được phép rơi vào những sự trói buộc đó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2012(Xem: 5352)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
18/01/2012(Xem: 6427)
Trong hiện tại con thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người không liên hệ. Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim [1] Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm, chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác.
15/01/2012(Xem: 7554)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
21/12/2011(Xem: 13183)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng ta ở trình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
13/12/2011(Xem: 10385)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
22/10/2011(Xem: 3609)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánh là thực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
22/10/2011(Xem: 3894)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạo lí giác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
20/10/2011(Xem: 4121)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giớithiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến ngườiÁ châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạtđược nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đờisống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
17/10/2011(Xem: 5974)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
13/10/2011(Xem: 6308)
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]