Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Om mani padme hum

19/01/201105:56(Xem: 10274)
Om mani padme hum

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543


OMMANI PADME HUM*

Thựchànhthần chú Om mani padme hum là một điều tuyệt hảo, nhưngcần phải chú ý vào ý nghĩa của nó khi người ta trì tụng,bởi vì sáu âm có một tầm rộng và sâu.

Âmthứ nhất Om, thật ra tạo bằng ba chữ A, U, M, tượng trưngcho thân, ngữ và tâm thức bất tịnh của thiền giả. Chúngcũng tượng trưng cho thân, ngữ và tâm thức thanh tịnh tuyệtvời của một vị Phật. Những yếu tố bất tịnh này cóthể chuyển hóa thành những yếu tố thanh tịnh không ? Chúngcó hoàn toàn khác biệt với nhau không ? Tất cả chư Phậtđã là người như chúng ta và đã đạt đến giác ngộ bằngcách đi theo đường đạo. Theo Phật giáo, lúc ban đầu khôngai thoát khỏi những bất toàn và có đầy đủ mọi phẩmtính. Thân, ngữ và tâm trong sạch bởi một sự từ bỏ dầndần những trạng thái bất tịnh, cho đến lúc chuyển hóathành trạng thái thanh tịnh.

Mộtsự chuyển hóa như thế hoàn thành như thế nào ? Tất cảlộ trình được chứa đựng trong bốn âm sau đây.

Maninghĩa là viên ngọc và tượng trưng những yếu tố của phươngtiện – ý định vị tha đạt đến giác ngộ, đại bi, đạitừ. Như một viên ngọc chấm dứt sự nghèo khổ, ý địnhvị tha được giác ngộ có quyền lực loại bỏ sự thốngkhổ và những khó khăn trắc trở của vòng sanh tử và củacả sự giải thoát riêng cho cá nhân mình. Như một viên ngọclấp đầy những nguyện vọng của những chúng sanh, ý địnhvị tha được giác ngộ thành tựu những mong mỏi của họ.

Haiâm của chữ padme có nghĩa là “hoa sen” và tượng trưngcho trí huệ, bởi vì, cũng như hoa sen mọc lên trong bùn màkhông dơ nhiễm bởi sự bất tịnh của bùn, trí huệ có quyềnlực làm cho chúng ta trọn vẹn, còn khi không có nó, chúngta rơi vào mâu thuẫn.

Dướinhiều hình thức đa dạng, trí huệ là sự thấu hiểu vôthường ; sự thấu hiểu rằng cá nhân thì không có hiệnhữu riêng, sự thấu hiểu cái bất nhị (của sự phân biệtchủ thể và đối tượng), sự thấu hiểu vô tự tánh. Trongmọi mặt mà trí huệ biểu lộ, sự thấu hiểu tánh Khônglà cái quan trọng nhất.

Khônglìa nhau, phương tiện và trí huệ phải hợp nhất để chosự tịnh hóa hoàn thành. Sự hợp nhất của chúng đượctượng trưng bởi âm cuối cùng, hum, dấu hiệu của khôngchia biệt. Trong con đường kinh điển, sự không chia biệtcủa phương tiện và trí huệ có nghĩa là mỗi cái có mộtâm hưởng trên cái kia. Trong Mật thừa, sự không chia biệtlà sự kiện một tâm thức trong đó phương tiện và trí huệ,trong hình thức hoàn mãn của chúng, kết hợp với nhau thànhmột thực thể không khác biệt.

Trongbối cảnh năm đức Phật chiến thắng, hum là âm chủng tựcủa A Súc Bệ Phật, bất động, bất loạn, vị không gìcó thể tác động.

Vậythì sáu âm của thần chú om mani padme hum cho chúng ta biếtrằng, qua sự thực hành con đường, trong sự kết hợp khôngthể phân chia của phương tiện và trí huệ, chúng ta có khảnăng làm cho thân, ngữ, tâm bất tịnh của chúng ta thành thân,ngữ, tâm thanh tịnh siêu việt của một vị Phật. Phật tánhkhông thể được tìm ở đâu khác ngoài tự nơi mình, vìnhững yếu tố cần thiết cho sự thành tựu của nó thì ởnơi chúng ta. Trong Dòng cao cả của Đại thừa, Maitreya nóirằng Phật tánh nội tại trong dòng hiện sinh của mọi chúngsanh. Bị chôn dấu trong chúng ta, hạt giống của sự thanhtịnh, tinh túy của Như Lai (tathagatagarbha) chờ đợi sự chuyểnhóa và sự khai mở trọn vẹn của nó trong Phật tánh.

 

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 4698)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
30/06/2011(Xem: 6486)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
31/05/2011(Xem: 2771)
Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau. Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.
14/05/2011(Xem: 5804)
Nói về Thiền Vipassana thì có rất nhiều vị tăng nổi tiếng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đã giảng dạy, nhưng đặc biệt là pháp Thiền được phổ biến ở Âu châu, Mỹ châu lại là pháp Thiền của U Ba Khin, một vị cư sĩ người Miến điện. Nhiều Trung tâm Thiền quốc tế (International Meditation Centers) đã được thành lập tại nhiều nước để truyền bá pháp Thiền của U Ba Khin. Pháp Thiền của U Ba Khin thuộc môn Thiền Vipassana (tiếng Phạn, có nghĩa là Quán, Insight meditation). Thiền Vipassana thuộc hệ thống Nam Tông (Tiểu thừa), căn cứ theo những pháp dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta). Kinh này chỉ pháp tu một cách tổng quát với những nguyên tắc rộng lớn mà không đi sâu vào chi tiết thực hành như pháp Niệm hơi thở (Anapanasati) cho nên khi thực hành có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo sự chứng đắc của mỗi thầy, vì vậy không có được một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Tuy vậy dù phương pháp khác nhau nhưng tất cả các Thiền Vipassana đều căn cứ vào kinh Tứ Niệm Xứ.
14/05/2011(Xem: 6978)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
09/05/2011(Xem: 4664)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
30/04/2011(Xem: 7972)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa và Thiền Tông.
25/04/2011(Xem: 6566)
Con đường thiền tập là chánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
24/04/2011(Xem: 5687)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
20/04/2011(Xem: 14295)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567