Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng Sáu

10/11/201017:38(Xem: 9708)
Tháng Sáu

 

CON ĐƯỜNGĐẾN TĨNH LẶNG
-TuệGiác Hằng Ngày-
-ThángSáu-
HISHOLINESS THE DALAI LAMA
Nguyêntác: The Path To Tranquility
Biênsoạn: Renuka Singh
Chuyểnngữ: Tuệ Uyển

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG MỘT

Khichúng ta có thể nhận thức và tha thứ những hành động thiếuhiểu biết của một người nào đó trong quá khứ, chúngta làm cho chính mình kiên cố, vững vàng, và có thể giảiquyết những vấn nạn của hiện tại một cách xây dựng.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG HAI

Cầncó một sự phối hợp lắng nghe, suy nghĩ, và thiền quán. Khi chúng ta bắt đầu thực tập, chúng ta không nên dự đoánquá nhiều. Chúng ta đang sống trong thời đại của máyđiện toán và tự động, vì thế chúng ta có thể cảm thấyrằng sự phát triển nội tại cũng là một sự tự độngvì ngỡ như chúng ta nhấn một nút và mọi thứ thay đổi. Nó không phải vậy. Phát triển nội tại không dễ dàngvà nó cần thời gian.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG BA

Nguyênnhân chính của sự ngã lòng không phải là sự thiếuthốn những cần thiết vật chất nhưng là sự mất đi tìnhcảm hay ảnh hưởng của những người khác.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG BỐN

Giậndữ và thù hận không thể mang đến hòa hiệp. Tráchvụ cao quý của kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị khôngthể hoàn thành bằng sự đối đầu, chỉ trích và lên án. Thái độ thù địch chỉ làm nóng tình thế lên, trái lạimột cảm giác chân thật tôn trọng dần dần làm dịu tìnhhình những gì nếu khác thì trở nên bùng nổ. Chúngta phải nhận ra những mâu thuẫn thông thường giữa lợiích ngắn hạn và tổn hại lâu dài.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG NĂM

Trongthiền quán tĩnh lặng tinh thần, trong chín trình độ củatâm, có một trình độ mà sự phấn đấu phải đượctừ bỏ; một sự tập trung không nổ lực là cầnthiết tại một trình độ nào đấy. Nó là không nổlực: nó có nghĩa là tâm chúng ta trở nên thật tĩnhlặng – với những phẩm chất tốt và và hoàn toàn đặctrưng cuả nó. Tại thời điểm ấy, nếu chúng ta thựchiện một nổ lực nó sẽ quấy rối sự tĩnh lặng. Do vậy để duy trì sự tĩnh lặng tinh khiết ấy, nổ lực không nổ lực phải được dùng đến.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG SÁU

Trongmột trường hợp chúng tôi vào một bệnh viện ở Calcuttaở đấy người ta dùng những máy móc to lớn; nhưng ngườita thất bại trong việc chẩn đoán của họ. Những bácsĩ Tây Tạng, không có bất cứ dụng cụ nào, chỉ chạm vàocổ tay, lắng nghe những mạch máu khác nhau, khám nghiệm bệnhnhân, và biết một cách chính xác những gì sai sót. Toànbộ hệ thống thật là xuất sắc.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG BẢY

Mộtngười nghèo tầng cấp thấp có thể nghĩ rằng thật là tuyệtnếu có một chiếc xe hơi hay một bộ máy truyền hình, vàngười ấy nên có được chúng, trước tiên, người ấy sẽcảm thấy rất vui sướng hạnh phúc. Bây giờ nếu niềmhạnh phúc như vậy là những gì hiện hữu thường trực,nó sẽ duy trì như thế mãi mãi. Nhưng nó không phảithế; nó qua đi. Sau vài tháng người ấy muốn thay đổinhững kiểu mới. Những thứ cũ, cùng giống đối tượng,bây giờ là nguyên nhân không hài lòng. Đây là tính tựnhiên của đổi thay.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG TÁM

Chúngta học hỏi từ tính duyên khởi rằng mọi sự vật và mọisự kiện không thể hiện hữu mà không có nguyên nhân. Những điều kiện của khổ đau và không toại nguyện cónguyên nhân từ những vọng tưởng và những hành động nhiễmô gây ra bởi chúng.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG CHÍN

Nhữngước mơ là một ý tưởng của tâm thức. Không có nhữngđối tượng sở mó được bên dưới những sự xuất hiệnđơn độc này. Tương tự thế, tự ngã và những ngườikhác, luân hồi và niết bàn, được chỉ định hiện hay hữubởi tên gọi và những tri thức về chúng. Vì thế, khôngcó sự tồn tại vốn có của bất cứ đối tượng nào.

THÁNGSÁU, NGÀY MỒNG MƯỜI

PhậtQuả là một trạng thái, một trình độ tự tại với tấtcả chướng ngại vọng tưởng đến tri thức và quấy rầycủa những cảm xúc. Nó là một cấp độ của tâm hoàntoàn khai mở.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI MỘT

Tộilỗi, như kinh nghiệm trong văn hóa phương Tây, liên hệ vớithất vọng, ngã lòng và mất hết can đảm và nó là địnhhướng của quá khứ.

Tuyvậy, chân thành là một tình trạng khỏe mạnh của tâm thức– nó là định hướng đến tương lai, liên hệ với hy vọng,và là nguyên nhân để chúng ta hành động, đổi thay.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI HAI

Họchỏi về một quyển kinh - sách, chúng ta nên đặt vào nguyênnhân của những tình trạng, hoàn cảnh, thời gian, xã hội,và cộng đồng địa điểm mà quyển sách đượcviết hay những giáo huấn được giảng dạy lần đầu tiên.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI BA

Aiđấy có thể hỏi rằng, nếu mọi thứ là vọng tưởng, thếthì điều gì là mục đích để thoát khỏi khổ đau vọngtưởng với một phương thuốc mà tự nó cũng là vọng tưởng? Câu trả lời là khổ đau vọng tưởnglà kết quả của những nguyên nhân và điều kiện cũng làvọng tưởng. Mặc dù đớn đau là vọng tưởng, chúngta vẫn đau khổ vì chúng, và chúng ta thật sự không muốnchúng.

Điềunày cũng giống như thế với hạnh phúc an lạc. Nó làmột vọng tưởng, nhưng nó vẫn là những gì chúng ta muốn. Vì thế, phương thuốc vọng tưởng được dùng để chửatrị, giải độc khổ đau vọng tưởng, giống như một nhàảo thuật dùng một huyễn thuật ảo tưởng để làm mấttác dụng chất độc của một thứ khác.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI BỐN

Nổlực là gì? Là sự tìm hứng thú trong hành động nhữnggì tốt đẹp. Để làm thế, cần thiết để từ bỏbất cứ điều gì làm mất tác dụng những nổ lực củachúng ta, đặc biệt là giải đãi. Liên hệ đến những điềunày là sự quyến rũ vui sướng thái quá trong sự biếng nhác,vô tích sự và ngủ nghỉ và sự sống thờ ơ lãnh đạm vớiluân hồi như một tình trạng của khổ đau.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI LĂM

Sinhsản vô tính là một quá trình sinh sản, mô phỏng, saochép chính xác dễ dàng điều ấy hàm ý rằng chúng ta đangchấm dứt những tiến hóa có thể của chúng ta. Chúng ta tuyênbố rằng chúng ta là toàn hảo, và chúng ta dừng lại tạichỗ ấy. Và, về mặt khác, nếu chúng ta thật sự đạtđến vĩnh cữu, đấy là, nếu chúng ta đình chỉ sự chếtcủa chúng ta, cùng một biểu hiện, chúng ta sẽ phải đìnhchỉ sự sinh, bời vì trái đất sẽ nhanh chóng trở nên quátải (vì những người vĩnh cữu).

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI SÁU

Cómột điều mà chúng ta không thể nghi ngờ “sự khả dĩ củamột phẩm chất” ở trong chúng ta. Điều ấy gọi làtuệ giác bát nhã. Chúng ta có thể phủ nhận mọi thứ,ngoài trừ điều này, rằng chúng ta có khả năng hiện hữutốt hơn. Đơn giản phản ánh trên điều này.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI BẢY

Trongtrường hợp của những động vật, thông thường từ sựbiểu lộ trên mặt chúng ta có thể nói những gì chúng đangtrãi qua, trái lại con người thì thật rắc rối phứctạp hơn nhiều. Trong vài phạm vi chúng ta có thể cảmnhận nó, nhưng thường thì họ có thể là đánh lừa, haydối trá; thí dụ, vào lúc ban đầu họ dễ thương nhưng rồithì họ trở nên xấu tính, trái lại trong những trường hợpkhác, lúc đầu họ đáng ghét nhưng rồi thì họ trở nêntốt và đáng tin cậy.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI TÁM

Khichúng ta gặp những vấn nạn và khi ai đấy muốn làm tổnhại, não loạn đến chúng ta, thế thì lập tức chúngnổi giận lên. Giận dữ đến như một kẻ trợ lựchay giúp đở bởi gì nó làm chúng ta liều lĩnh, táo bạo,và can đảm và chúng ta có thể trả đũa hay đáp ứng mạnhtrở lại.

Khisự dính mắc đến, nó giống như một người bạn thân thiếtnhất, hay gần gũi nhất. Vì thế, chúng là một phầncủa tâm thức của chúng ta, một phần bẩm sinh, và thôngthường chúng ta xem chúng như là đương nhiên và không phiềntoái nhiều về chúng khi chúng nổi lên trong chúng ta. Vì chúng đến như bạn của chúng ta hay kẻ hổ trợ, do vậy,giận dữ và dính mắc thật sự có thể đánh lừa chúng ta.

THÁNGSÁU, NGÀY MƯỜI CHÍN

Niềmtin xua tan nghi ngờ và ngập ngừng, nó giải thoát chúng takhỏi khổ đau và đưa chúng ta đến nơi của hòa bìnhvà hạnh phúc. Niềm tin loại bỏ sự mờ tối và hổnđộn của tinh thần và làm cho tâm thức chúng ta trong sáng. Niềm tin chinh phục tính kiêu hảnh của chúng ta và là gốcrể của sự tôn kính. Nó là hồ ao siêu tuyệt bởi vìchúng ta có thể vượt từ một trình độ này đến một trìnhđộ khác của con đường tâm linh. Nó giống như bàntay chúng ta, nơi chúng ta có thể tập họp tất cả nhữngphẩm chất đạo đức.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI

ĐứcPhật không bao giờ nói rằng những vấn nạn mà chúng ta gặpphải là kết quả của một sự hiểu sai, một sự giải thíchsai về một ngôi nhà, hay sự bắt đầu một chương trình,hay hành động vào một ngày không thích đáng hay thời giankhông thích hợp.

ĐứcPhật luôn luôn nói về những kinh nghiệm tiêu cực như mộtkết quả của những hành động tiêu cực đã diễn ra trongquá khứ. Vì thế đối với một hành giả tinh tườnggiỏi giang không có năm mới, không có ngày tốt hay ngày xấu.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI MỐT

Hiệntrạng thiếu can đảm không là phương thức của một con người,chúng ta không phải là chim chóc, hay thú vật, vì thế thậtkhông khá để chúng ta chỉ đơn giản than van và phàn nànmà chúng ta nên xử dụng sự thông minh của mình để hànhđộng một cách cần mẫn.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI HAI

Mộtkhía cạnh của từ bi yêu thương là tôn trọng đến nhữngquyền của người khác và tôn trọng những quan điểm củangười khác. Đấy là căn bản của sự hòa giải. Tinhthần nhân loại về hòa giải đặt căn cứ trên từ bi yêuthương hoạt động sâu thẩm, cho dù con người thật sự biếthay không.

Cănbản tự nhiên của nhân loại là hiền hòa; vì thế,không cần biết chúng ta đã trãi qua bao nhiêu bạo động vànhững việc xấu khác, cuối cùng giải pháp chính là trởlại những cảm xúc và tình thương mến của con người. Vì thế, tình thương hay từ bi không chỉ là những vấn đềcủa tôn giáo, nhưng trong đời sống hằng ngày của chúngta thật rất là cần thiết và không thể thiếu được.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI BA

Đốivới những đòi hỏi cá nhân, tiêu chuẩn lý tưởng là cóít sự mắc míu hơn, ít nghĩa vụ hơn, và ít tình cảm, bậnrộn hơn hay bất cứ điều gì khác cũng vậy. Tuy thế,đối với sự quan tâm của cộng đồng lớn hơn, chúng taphải liên hệ và hành động tối đa mà mình có thể đónggóp.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI BỐN

Trongchính mình, trong mỗi cá nhân đơn lẻ, chúng ta khám phá nhiềusự bất nhất và mâu thuẫn. Đôi khi sự khác biệt giữanhững suy tư trước và sau trong ngày là rất to lớn mà chúngta đã dành tất cả năng lượng của mình cố gắng để tìmra phương pháp làm thế nào để nó được giải quyết. Điều này có thể đưa đến nhức đầu.

Vìthế, một cách tự nhiên, giữa hai người, giữa cha mẹ vàcon cái, giữa anh chị em, có những sự khác nhau. Nhữngxung đột và không đồng ý bị vướng mắc để xảy ra.

Nếuvậy, rồi thì chúng ta làm thế nào để đối phó với chúng? Nếu chúng ta có sự vững vàng quả quyết trong khã năng củamình cho vấn đề hòa giải thế thì chúng ta sẽ có thể đối phó với những trường hợp này.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI LĂM

Khichúng ta nói về 6 toàn thiện – rộng rãi, nguyên tắc đạođức, nhẫn nại, kiên trì, tập trung, và tuệ trí – chúngcũng có thể tìm thấy trong những hành giả khác không phảibồ tát, họ hành động rộng rãi hơn là chỉ đối với chínhsự giải thoát của họ. Điều gì làm cho sự thực tậpvề 6 nhân tố toàn thiện là động cơ liên hệ.

Đểcho chúng ta thực tập nhẫn nhục là mọt sự thực tập củasự toàn thiện nhẫn nhục, chúng ta cần động cơ, đấy là

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI SÁU

Thờigian không bao giờ chờ đợi nhưng sẽ trôi chảy mãi. Không chỉ thời gian trôi chảy không ngừng, mà đời sốngtương ứng của chúng ta cũng không luôn luôn tiến về phíatrước.

Nếuđiều gì đấy xãy ra sai lầm, chúng ta không thể ngược thờigian để thử lại lần nữa. Trong ý nghĩa ấy, khôngcó sự chân thành lần thứ hai.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI BẢY

Mộtđơn từ hay một cụm từ trong Mật điển Tantra có thể có4 nghĩa khác nhau tương ứng đến 4 trình độ của diễn giải,được biết như 4 phương thức của sự thông hiểu, đấylà:

1-Nghĩa đen.
2-Nghĩa thông thường.
3-Nghĩa ẩn dụ.
4-Nghĩa tận cùng tối thượng.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI TÁM

Tôikhông có bất cứ kinh nghiệm nào trong tâm lý trị liệu ứngdụng Tây Phương đến con đường của Phật Giáo. Tuythế, tôi biết chắc rằng, sự thân thiết là cần thiếtcho một hành giả tâm linh, đặc biệt nếu cá nhân ấy đangcố gắng vượt thắng những vấn đề tinh thần.

Khichúng ta cởi mở trong lòng chính mình, chúng ta cũng làm thếchỉ với những ai chúng ta tin tưởng từ đáy lòng mình, nhữngai chúng ta cảm thấy gần gũi. Cởi mở trong cách nàylà một bước quan trọng trong việc vượt thắng những vấnđề tinh thần.

THÁNGSÁU, NGÀY HAI MƯƠI CHÍN

Tráiđất trong một chừng mực nào đấy là mẹ của chúng ta. Bà ta quá tử tế thân thương, bởi vì bất cứ những gìchúng ta làm, bà bao dung cả. Nhưng bây giờ, khi đếnlúc mà năng lực tàn phá của chúng ta quá kinh khiếp, vì thếBà Mẹ Đất bắt buộc phải nói với chúng ta là nên cẩnthận. Sự bùng nổ dân số và nhiều chỉ dẫn khác đãlàm điều ấy rõ ràng, có phải thế không? Thiên nhiêncó những giới hạn tự nhiên của nó.

THÁNGSÁU, NGÀY BA MƯƠI

Tĩnhlặng hay yên bình bất biến là một trình độ nâng cao củatĩnh thức sở hữu một tự nhiên nhất điểm tột cùng, đicùng với những khả năng của uyển chuyển của tinh thầnvà vật lý. Thân và tâm chúng ta trở nên linh động,dễ tiếp thu, và phụng sự một cách đặc biệt.

Tuệgiác đặc biệt là một trạng thái tĩnh thức cao độ, cũngđi cùng với sự uyển chuyển của tinh thần và vật lý, trongđiều mà khã năng phân tích của chúng ta tiên tiến bao lacao độ.

Vìthế, yên bình bất biến hay tĩnh lặng hay tịch tĩnh là thẩmthấu trong tự nhiên, trái lại tuệ giác là phân tích trongtự nhiên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 9622)
Ngày nay việc thực hành Thiền Quán đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, tuy nhiên, để đạt được sự thành công như hiện nay, pháp hành này đã trải qua nhiều biến đổi tế nhị. Thay vì được giảng dạy như một phần chính yếu của con đường tu tập Phật giáo, bây giờ pháp hành này thường được trình bày như một môn học thế gian mà những kết quả đạt được thuộc về đời sống trong thế giới này hơn là sự giải thoát siêu thế gian.
22/04/2013(Xem: 7848)
Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 9613)
Tại các quốc gia Âu Mỹ, pháp thiền trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy thường được hiểu như là pháp thiền minh sát, cho đến nổi có nhiều người thực hành trong truyền thống này xem mình như là các thiền giả minh sát. Tuy nhiên, các bản kinh Pali -- tài liệu cổ xưa ghi lại các bài giảng của Đức Phật, không xem thiền minh sát như là một hệ thống tu thiền độc lập nhưng là một thành tố của một cặp kỷ năng hành thiền gọi là Samatha và Vipassanà, An Chỉ và Minh Quán -- hay Chỉ và Quán.
10/04/2013(Xem: 7071)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
09/04/2013(Xem: 13646)
Người Tây Phương đã có những công trình nghiên cứu đạo Phật một cách qui mô vào cuối thế kỷ 19. Những học giả người Anh, người Đức, tiêu biển nhất là những hội viên của Pali Text Society và Royal Asiatic Academy đã để lại những dịch phẩm, tác phẩm mà đến nay vẫn mang giá trị to lớn cho Phật học thế giới. Một số cá nhân đi xa hơn trở thành những tu sĩ Tây phương tại các quốc gia Phật giáo. Họ tìm thấy môi trường tu tập tuyệt vời khi sống giữa những người Phật tử Á Đông.
09/04/2013(Xem: 5353)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
04/04/2013(Xem: 6649)
"Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.
02/04/2013(Xem: 2347)
Tất cả những ai đến thực tập Thiền Minh Sát Tuệ [hay Thiền Minh Sát] đều mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai chưa khai triển Trí Tuệ đều mong phát sanh Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai đã có vài Tuệ giác đều mong phát triển thêm Trí Tuệ thật nhanh. Mọi người mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh.
21/03/2013(Xem: 14238)
NIẾT BÀN, phỏng dịch theo nguyên bản mang tựa đề: “NIRVANA IN A NUTSHELL” của SCOTT SHAW, do Barnes & Noble ấn hành năm 2003. Tác giả Scott Shaw là một nhà văn điêu luyện, một nhà giáo, một nhà võ và đồng thời là một Phật tử thuận thành.
28/12/2012(Xem: 14107)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567