Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người trẻ với Vipassana

03/10/201202:00(Xem: 6265)
Người trẻ với Vipassana

Vipassana_thien1NGƯỜI TRẺ VỚI VIPASSANA

Nguyễn Thị Đấu

Một buổi sáng nhớ lại. Bên ly cà phê, anh Binh, anh Nam, anh Hải, chị Thủy, Chị Linh…, những thiền sinh cũ, cười nhẹ: Vậy mà đã hơn năm năm, từ cái buổi đầu không quên ấy, nhanh thật! Đúng rồi, tháng 5.2007. Ngày ấy, pháp môn Thiền Vipassana (theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Bakhin) do thiền sư S.N. Goenka và các thiền sư phụ tá giảng dạy có mặt tại Việt Nam. Hơn 5 năm qua, và 15 khóa tích cực 10 ngày và một khóa Satipathana (dành cho thiền sinh đã tham dự được ba khóa 10 ngày). Ngoài 2 khóa đầu tiên được tổ chức tại thiền viện Nguyên Thủy (Cát Lái, Thủ Đức, Tp. HCM), các khóa còn lại được tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Thành (Thủ Đức, Tp.HCM). Đã có hơn 1000 thiền sinh tham dự, trong số đó, người trẻ chiếm từ 30 đến 40%. Số khóa trong mỗi năm ngày càng tăng. Năm nay có đến bảy khóa, trong đó có hai khóa diễn ra vào dịp nghỉ hè nên số thiền sinh trẻ là giáo viên, sinh viên, học sinh, viên chức nghỉ phép chiếm đến 60%. Các bạn đến từ khắp nơi trong nước và những du học sinh từ nước ngoài về nước trong dịp này.

Ngoài kia và nơi đây. Ngoài kia, có nhiều sinh hoạt giải trí hấp dẫn mời gọi giới trẻ, thế nhưng tại sao những con người trẻ ấy lại tìm đến nơi đây, với thiền Vipassana? Có gì khó hiểu đâu, vì chọn lựa ấy cũng tự nhiên như… hơi thở, như Vipassana. Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía của cái xu thế công nghiệp và toàn cầu này… Để làm gì nếu không là sự tập luyện để dần dần rời bỏ những thói quen cũ. Để tuyệt đối giữ im lặng trong chín ngày. Để thức dậy từ bốn giờ sáng và đi ngủ lúc 21giờ 30. Để ngồi yên lặng mỗi ngày 10 giờ (giải lao 5 phút sau 1 giờ ngồi thiền). Để mỗi tối được nghe pháp thoại về những lời dạy của Đức Phật khoảng 1giờ 15 đến 1giờ 30 phút. Để tập buông bỏ, giữ tâm quân bình, tỉnh giác. Để thấy đúng sự thật như nó đang hiện hữu. Để tập nhìn rõ chính mình...

Điều kiện ở Việt Nam còn nhiều khó khăn: mỗi năm chỉ có hai khóa (mới tăng bốn khóa vào năm 2011, bảy khóa trong năm nay); thiền đường nhỏ (chỉ chứa được tối đa 90 thiền sinh, trong khi ở Ấn Độ có thiền đường chứa đến 10.000 thiền sinh); chưa có trung tâm thiền chính quy (so với hơn 150 trung tâm thiền Vipassana trên khắp thế giới, những nơi này hoạt động liên tục, đã chuyển hóa được nhiều người, đặc biệt là ở các trại giam, nhà tù, các trung tâm cai nghiện…). Vậy mà đáng mừng là có rất nhiều bạn trẻ đã tham dự và phục vụ nhiều khóa thiền tại Việt Nam.

Buổi sáng cuối khóa. Ngày mãn khóa và những khuôn mặt tươi vui, rạng rỡ. Bạn Hoàng Hữu Chiến (SV, 21 tuổi, dân tộc Tày, Cao Bằng, đã tu tập hai khóa 10 ngày và phục vụ một khóa 10 ngày) tâm sự: “Qua khóa thiền, em cảm thấy rất may mắn được làm người, được đến chùa tu tập, biết được chánh pháp. Em thấy mình bình tâm trước nhiều việc, không nổi nóng như trước đây nữa và có từ tâm hơn trong các mối quan hệ”. Bạn Nguyễn Ngọc Chiêm (22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học Nông Lâm, Bắc Ninh, đã dự hai khóa tu tập và hai khóa phục vụ) thì nói: Em mong ước có nhiều trung tâm thiền khắp cả nước để nhiều người được tu tập, nhất là các bạn trẻ và các quan chức. Bạn Nguyễn Trương Tuyến (29 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, điều hành công ty cung cấp thiết bị vệ sinh công nghiệp) hớn hở cầm tờ đơn ghi danh: Em được nhiều lợi lạc qua khóa thiền nên em đăng ký cho Ba em đang ở Quảng Ngãi vào học khóa tới. Em hy vọng Ba em sẽ an vui hơn sau khi tu học. Bạn Hồ Trọng Thu (20 tuổi, Hà Tĩnh) đã “rủ rê” cả gia đình tham dự khóa thiền. Trong gia đình Thu, người dự ít nhất là hai khóa thiền tích cực. Bạn Phạm Tuấn Việt (18 tuổi, Tp.HCM, du học sinh tại Mỹ) chia sẻ: “Em nhận rõ những sai lầm trước đây với cha mẹ, em rất hối hận. Em cố gắng bình tâm hơn, luôn nhìn lại chính mình để mỗi ngày sống tốt đẹp hơn”. Bạn Nguyễn Thị Hoàng Oanh (22 tuổi, Quảng Trị, sinh viên ĐH Kinh tế, bạn Lê Đỗ Vân Anh (20 tuổi, ĐH Nha Trang) thì: “Em cảm thấy yêu cuộc sống, yêu thương mọi người hơn. Đối với những điều gây buồn phiền trước đây, giờ em cảm thấy bình thường”. Bạn Nguyễn Thị Thanh Vân (27 tuổi, Cần Thơ, thạc sĩ): Gia đình em rất hạnh phúc vì cả nhà em, ba mẹ đều đã tham dự và phục vụ nhiều khóa thiền. Bạn Huỳnh Thị Nguyệt (27 tuổi, chủ tiệm uốn tóc, Tp.HCM) chia vui: “Chúng em mới làm đám cưới. Chồng em là Trần Hữu Đức, 28 tuổi, nhà giáo, ở Pháp, đã dự hai khóa thiền 10 ngày bên đó. Ba mẹ chồng em đã dự các khóa thiền 20, 30 ngày. Ba mẹ chồng em thường nói: Các bạn trẻ trước khi lập gia đình mà tham dự một khóa thiền Vipassana 10 ngày thì hạnh phúc gia đình sẽ bền vững, “chắc ăn” hơn. Vợ chồng em cũng hy vọng như thế…

Chúng tôi lại nhớ đến hai vợ chồng trẻ hiện nay sống rất hạnh phúc, đó là N.C.N và T.T.M.H. đang mang thai bốn tháng, họ thay phiên nhau trông coi cửa hàng và cô con gái vừa mới lên ba để tham dự các khóa thiền theo sự giới thiệu của bạn bè khi được biết hai vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. Trường hợp bạn trẻ Nguyễn Thị Thu Hằng (điều hành công ty cổ phần in Hà Nội) thì lại khác. Bạn đến với Vipassana không qua bạn bè, người thân mà tình cờ qua một thiền sinh Vipassana trong cuộc gặp mặt hiệp hội các giám đốc tại Hà Nội. Đó là bạn Nguyễn Tấn Đạt, điều hành Công ty Máy tính Bách Khoa (Hà Nội). Thu Hằng tiết lộ: “Phong thái điềm tĩnh, thanh thản; khuôn mặt từ bi và luôn như trong trạng thái chánh niệm của Đạt đã thôi thúc em hỏi cho ra lẽ. Qua một vài lần trao đổi về Phật pháp, Đạt giới thiệu em tham dự khóa thiền này. Thật là may mắn cho em!” Còn Nguyễn Thùy Anh thì được sự giới thiệu từ bạn bè ở nước ngoài. Đến TX Ngọc Thành với bụng bầu gần tám tháng và cổ chân phải sưng phù, Thùy Anh thiết tha: “Nếu khóa này không dự thì phải 3-4 năm sau em mới dự được, lâu quá! Với tư cách là bác sĩ, em hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản thân…” Thiền sư không nỡ chối từ. Ngày mãn khóa, nét mặt rạng rỡ, Thùy Anh bày tỏ: “Mẹ con em thật là hạnh phúc! …”

Hơn 400 lượt bạn trẻ đã tham dự khóa thiền là hơn 400 hoàn cảnh, 400 câu chuyện khác nhau, kể sao cho xiết! Thêm một người trẻ vào thiền đường thì xã hội bớt đi một mối lo...

Trong email. Thư của hai thiền sinh trẻ:

- Nguyễn Thanh Quang (33 tuổi, kiến trúc sư, điều hành công ty quy hoạch và thiết kế, Đà Nẵng), trước đây đã dự các khóa thiền ở Thái Lan, Miến Điện, và vợ là Trần Đặng Uyên Châu (kiến trúc sư). Hai vợ chồng thay nhau làm việc và giữ con gái ba tuổi để đi hành thiền: “Em thường hay nói với anh em rằng, anh chị không cần dạy người ta về tình yêu môi trường, về đạo đức… mà hãy tạo điều kiện để họ tham gia một khóa thiền. Các khóa thiền này sẽ góp phần thay được những cố gắng trong giáo dục. Đó chính là giáo dục đích thực…”.

- Nguyễn Quang Ngọc (29 tuổi, Tp.HCM, điều hành Công ty Cơn Bão Triệu Phú, vừa được Tuổi Trẻ Online phỏng vấn gần 1giờ trong chương trình Tuổi Trẻ hướng nghiệp với chủ đề “Từ không một xu dính túi đến có trong tay bạc tỷ”, phát trên Đài truyền hình Đồng Nai). Ngọc có vợ đang mang thai tám tháng đã cùng cha mẹ, anh em trong gia đình, toàn thể cán bộ nhân viên công ty và gần 30 người là các cộng sự, học viên tại Hà Nội và Tp. HCM đã tham dự các khóa thiền 10 ngày. Ngọc cho biết: “Sau khi học xong, em đã ứng dụng trong gia đình, trong công việc và các mối quan hệ. Em cảm nhận rõ ràng mọi thứ đang trở nên tốt đẹp và hài hòa hơn; còn tâm trí thì luôn quân bình, không phản ứng với những tình huống không tích cực như trước đây. Pháp thiền Vipassana thực sự là một chìa khóa hữu ích cho cuộc sống, nó giúp cho mình một định hướng và một giải pháp thiết thực ngay trong cuộc sống hàng ngày để mình có thể đạt được hạnh phúc thực sự, bình an thực sự, hòa hợp thực sự…”.

*

Phần Kết. Có những tiếng động hấp dẫn trên các đường phố và trong những nơi quyến rũ khác mà không ít người trẻ tuổi đang tự đốt cháy cuộc đời mình với những cơn rơi. Cũng có những chốn yên tĩnh, trầm lặng, nơi những người trẻ khác đang cố gắng nhìn lại chính mình để bước đi về phía ánh sáng chân thực. Đó là cuộc sống. Nơi Vipassana đang chảy…

Nguyễn Thị Đấu – phục vụ viên của khóa thiền

Lịch các khóa thiền Vipassana cho người Việt trên toàn cầu:https://sites.google.com/site/vnvipassana/

Kết nối với ban tổ chức Vipassana Việt:http://www.facebook.com/vipassana.viet


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 6897)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8184)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3510)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4887)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3916)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5938)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5063)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 9051)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3694)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
01/07/2011(Xem: 3242)
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]