Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Học

28/06/201004:24(Xem: 5641)
Thiền Học

THIỀN HỌC
Đại Lão Hòa Thượng Thiền Sư YOSIOKA TOICHI soạn
Nguyên tác "ZEN" Thích Như Điển dịch từ Nhật ngữ ra Việt ngữ.

zenCon người sống trong xã hội hiện tại hay mong muốn cái gì cũng giống như sự giáo dục của sự hợp lý chủ nghĩa, nghĩa là dầu cho nỗ lực ít nhưng phải có kết quả. Do đó ta có thể nghe hỏi rằng: Việc tọa thiền có công dụng như thế nào?
Sau thời kỳ hậu chiến (1945) các tôn giáo mới lại xuất hiện nhiều. Đứng về phương diện tôn giáo thì có nhiều kết quả lợi ích, ví dụ như lễ bái để được lành bệnh... có thể nói rằng đó là thuộc về quan niệm tôn giáo nguyên thủy.
Thế nhưng sự ngồi thiền ở đây tôi (tác giả) không cho là một loại thuốc hay.

DOGEN (Đạo Nguyên) Thiền Sư đã từ Trung Quốc về (Nhật) đến Kyoto mở chùa Hưng Thánh Tự. Tại Trung Quốc Ngài đã học về Phật Giáo hiện thời. Nhưng nếu có hỏi Ngài đã tu được gì thì Ngài trả lời rằng: "Được thấy mắt ngang, mũi thẳng và trở về quê bằng hai tay không". Dưới triều nhà Tống năm thứ 5, Ngài phát hiện ra chuyện mắt nằm ngang, mũi ngay thì đâu có khác gì chuyện ngày nay như người ta biết. Vậy thì Ngài chẳng tu học được cái gì, về nước bằng hai tay không sao ?

Thiền không thể nói như một món hàng bán ngoài quán được. Nếu cứ hỏi chuyện lợi ích của Thiền hoặc giả vẽ ra mục đích chẳng hạn thì người đó không thể nào tiếp xúc được với bản chất của Thiền mà cứ đứng quanh quẩn ngoài ngõ Thiền.
Ngài Đạo Nguyên đã cho biết rằng: "Hãy bỏ danh lợi và lấy đạo tâm". Nếu muốn thành con người tiếng tăm hoặc đi tìm sự lợi ích cho chính mình thì Thiền là một giới luật nghiêm khắc không được vào cửa ngõ của Thiền vậy.
Nói vậy nhưng ngồi Thiền không phải là không có hiệu quả. Thế nhưng không phải vì cái hiệu quả ấy mới ngồi Thiền. Trong lúc ngồi Thiền cái tự tánh hiển hiện ra, nó khác với cái hiệu quả trên. Ngồi một chút là thành Phật một chút. Ngồi một thước là được dạy cho một thước thành Phật. Điều nầy được hiểu là: Nếu có ngồi thì Phật tánh mới hiển lộ.
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
Ngoài ra, đó không phải là sự định ước mục đích cho sự tu Thiền mà trong đó phải biết được cái "bản lai diện hữu" là được đi vào Thiền vậy.
Ngồi Thiền thì phải ngồi cho đúng cách. Điều chỉnh hơi thở cho đều đặn. Thực hành đúng như vậy thì từ chỗ hoạt động không bình thường của mũi, ruột, khí quản... ở vị trí không an định trở thành điều hòa. Ở trong một thời gian nhất định, sau khi đã thực hành đúng nguyên tắc thì tất cả các cơ năng vận động hợp lý. Người ta thường nói con người không ăn 2 tháng không sao, nhưng nếu không thở chừng 5 phút thì sẽ bị chết. Khi nội tạng được nằm trong một vị trí điều chỉnh đứng đắn thì máu lưu thông đều đặn và các tế bào của cơ thể sinh hoạt bình thường. Điều đó có thể duy trì sức khỏe của con người có hiệu quả.
Nếu thân thể được tráng kiện, tinh thần an định thì tự nhiên sự phiền não tiêu tan. Ngoại cảnh không thể phá rối được và các lực bên trong tăng trưởng thuận chiều. Tham, sân bị mất. Từng ngày, từng khắc có thể sống một cách bình thường.
Thế nhưng, tọa Thiền không phải là một phương pháp làm cho thân thể khỏe mạnh mà cũng chẳng phải tọa Thiền để được sống lâu. Ngài Đạo Nguyên 54 tuổi đã quy tịch. Ngài Tổ của Thiền Lâm Tế (Bạch Ẩn 1685-1768) sống tới 83 tuổi.
Nhưng kẻ tọa Thiền cũng không thể nghĩ rằng việc sống lâu là sai sự thật. Sống lâu trăm tuổi thành hận với đời. Nếu trong một ngày không làm được việc gì thì sống trăm tuổi cũng chẳng lợi gì. Trăm tuổi đối với sự sống của tha nhân là trở thành tự do vậy. Đó không phải là vấn đề tính toán của toán học mà là vấn đề sống cho có phương pháp trong một ngày, một khắc.
Tôi (tác giả) đã gần 30 lần thăm viếng Việt Nam trong lúc chiến tranh. Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo Nhật Bản đã nỗ lực trong việc giao thiệp với nhau. Có một lúc nọ trước mặt tôi cả một việc nguy hiểm đã xảy đến, nhưng trong thân tâm tôi chưa bao giờ nghĩ chuyện nguy hiểm là gì.
Ngẫu nhiên vào năm Showa thứ 48 (1973) ngày mà Hiệp Định Ba Lê được ký kết 27.1.1973 về sự hòa bình của Việt Nam, tôi đã dùng máy bay Cathay Pacific bay đến Việt Nam và ở tại nhà của một vị Tỉnh Trưởng tại thành phố miền Trung Việt Nam, Phú Bông.
Khoảng 10 giờ trưa mọi người có liên quan trong tỉnh đường đều sẵn sàng ứng tiếp. Trong lúc mọi người gặp gỡ nhau thì đột nhiên ở phía sau dinh tỉnh trưởng khoảng 30 mét các tiếng đại bác nổ rầm trời. Tiếng súng nổ làm cho ghế cũng bay tung lên được.
Sau khi hỏi kỹ thì được biết rằng cách đó 5 cây số có một toán đặc công Việt Cộng xuất hiện khoảng 400 người và vì lý do đó nên lính mới nổ súng. Ở xa xa mỗi lúc lại nghe tiếng pháo nổ, mọi người gương mặt đều dợt dạt, trải dài một thời gian kinh dị. Thế nhưng đối với tôi lúc đó chả có gì xảy ra cả.
Tỉnh Trưởng nói: "Hòa Thượng người Nhật coi bộ không sợ hả?". Thế nhưng trong tôi không phải là không sợ nguy hiểm đó, mà tôi là người trở lại sự hô hấp bình thường trước mọi người, nên xem tôi có vẻ bình tĩnh như vậy.

Ngồi thiền là một phương pháp an lạc
"Tọa Thiền không phải là tập Thiền, tuy cái này trở thành một pháp môn an lạc". Điều này ở trong "Phổ khuyến tọa thiền nghi" đã thuyết như vậy. Ngồi Thiền không phải là sự vui thích mà cũng chẳng phải là vị trí thức. Ngồi Thiền được gọi là làm cho rời xa việc khổ não và trụ vào trong một thế giới an lạc, gọi là Thiền.
Sau đây tôi xin nhắc đến cảm tưởng của những người nhân viên tuổi 20, ngồi Thiền tại đạo tràng của tôi.
"Ngủ dậy lúc 5 giờ. Giờ này là giờ bao giờ cũng buồn ngủ. Sau đó rửa mặt đi lên Thiền đường. Đây là ngồi Thiền thứ 2 nên hôm nay ngồi Thiền với phương pháp vô ngôn (không lời nói) như hôm qua đã được học hỏi. Lưng ngồi thật ngay ngắn. Buổi sáng ở Thiền đường người ta có thể hít thở không khí tốt thật là sung sướng. Xa xa nghe tiếng chim kêu vọng lại...". (Lời của một thiếu nữ).
"Chính việc làm của mình không phải do người khác chỉ bảo mà chính mình phải cảm nhận cái không khí thoải mái tự nhiên ấy để thăng tiến". (Lời của một thanh niên).
"Tôi đã nói công việc ngồi Thiền cho cha mẹ của tôi nghe. Sau khi đi ngồi Thiền về, không biết có phải là tôi đã bị ám ảnh bởi những lời thuyết pháp không nữa nhưng tự nhiên thấy khó có thể giải thích rằng mọi công chuyện tôi đều làm xong một cách có thứ tự vui vẻ. Điều lợi ích này tôi mong muốn luôn được giữ mãi". (Lời của một thanh niên).
Điều này cho thấy rằng mỗi người ngồi Thiền có mỗi kết quả khác nhau. Ngồi Thiền không phải chỉ một phương diện mà Thiền sẽ thuận ứng tùy theo thể chất và nhiều phương diện của từng cá nhân một. Thế nhưng nói chung lại thì quả sự thể nghiệm của việc ngồi Thiền có thể nói rằng: "trở về với giác ngộ bản thân" vậy. Điều này có thể gọi là kết quả của một pháp môn an lạc.
Ngài Đạo Nguyên đã nói: "Người học Phật đạo là kẻ học tu chính mình. Học tu chính mình là điều hòa ở chính mình. Điều hòa ở chính mình là chứng đắc vạn pháp. Chứng đắc vạn pháp là chính tự thân tâm của ta và thân tâm của kẻ khác được giải thoát vậy". (Chánh pháp nhãn tạng, hiện thành công án).
Ngài Đạo Nguyên đã nói việc học Phật đạo là tọa Thiền. Nếu mà tọa Thiền thì chính mình và tha nhân, nhân loại được lìa khỏi sự chấp trước mà đạt được sự giác ngộ chân thật. Điều đó được gọi là một chân lý Đại tự nhiên vậy.
Dạo này khi đêm đến khí trời nóng nực nhiều người ngủ không được. Lúc muốn ngủ mà không có thể ngủ được chả phải là điều hạnh phúc. Nếu càng tinh tấn ngồi Thiền thì chuyện khó ngủ kia trở thành một pháp môn an lạc vậy.
Tại sao mà lại khó ngủ ? Tại vì trong quá khứ đã có bao nhiêu chuyện dồn dập, cứ nghĩ đến chuyện này chuyện kia, thất bại, thành công... rồi sinh ra mất ngủ.
Một điều nữa là, như trước đã trình bày, từ cái lòng mong muốn không được đáp ứng cũng sinh ra khó ngủ. Khi mà còn lo nghĩ nhiều như vậy thì trung khu não bộ phải làm việc nhiều và sinh ra khó ngủ. "Đại Huê thơ" còn gọi là "Thiên tịch" đã thuật lại những chuyện như dưới đây.
Đại Huê (1089-1163) Thiền Tăng đời nhà Tống đã viết rằng: "Việc trong quá khứ không thể nghĩ lường được hoặc là xấu, hoặc là tốt" và nữa "cái việc của tương lai cũng không thể đo lường được". Không phải vì cái việc xấu trong quá khứ mà phải viết lại, cũng chả phải cái việc thiện mà không làm bổn phận, ngoài ra cũng đừng nên phân biệt tương lai là phải làm như thế này hoặc thế nọ.
Nếu mà như vậy thì phải theo thế nào mới tốt được ? Đại Huê suy nghĩ như sau: "Dầu cho bất cứ trường hợp nào, công việc tốt hay xấu nếu mà quên nhất tâm niệm thì thời gian đi qua, nhân duyên lạc mất, như vậy cái lý của sự tự nhiên không thuần ứng được.
Đây là cảnh địa của "Thiền Định Tam Muội" vậy. Lúc muốn ngủ thì ngủ, muốn thức thì thức.
Takemura Yoshimigi Vệ Môn là người nổi danh về giàu có mà cũng là một hành giả của đạo Thiền. Ông ta trong lúc làm việc tại ngân hàng Yasuda đã xảy ra 226 vụ kiện. Giữa đường gặp lúc đa nan thấy chuyện trước mắt không thành, nhiều chuyện không tốt đã xảy ra liên tiếp nên ông muốn kiếm món ăn lót dạ, đã cầm quyển sách Thiền đi vào trong núi.
Ba dặm đầu tiên, trong đầu óc ông ta đã hiện ra nhiều thứ nhưng đến năm dặm rồi dần dần không còn sức lực nữa để suy nghĩ, thân tâm cũng mệt lả đi, lúc đi được 6, 7 dặm thì những bước chân đi không còn ý thức nữa. Quay trở lại nhà, đi tắm một chút rồi đi ngủ, sáng hôm sau thức dậy trở nên dễ chịu lạ thường. Để kết luận cho việc này người ta thuật lại là một phương pháp đúng nhất.

Lịch sử thiền
Thiền là một phương pháp tu hành được phát xuất từ Ấn Độ. Nếu nhìn văn hóa Tây phương thì không có một thí dụ nào để nói cả.
Thiền tiếng Pali gọi là Dhyana. Cũng vì chữ mẫu nên cuối cùng được tỉnh lược thành Jhan, nên chữ Hán viết là Thiền nhưng đọc là Ch'an. Lúc Đức Thích Ca thuyết pháp bằng tiếng bình dân của người Ấn Độ đúng lúc bấy giờ, ấy là tiếng Pali. Thế nhưng vào thời cổ đại của xứ Ấn Độ, vì sự phân chia của tôn giáo nên tiếng Sankrit (Phạn ngữ) được dùng đến nhiều nên Đức Thích Ca cũng đã thuyết bằng tiếng Sanskrit.
Thiền được gọi là Dhyana. Đây là hợp chung nội dung tư tưởng của tôn giáo vậy. Tiếng Trung Hoa dịch là "Tự tánh tu" hoặc là "Tĩnh Lự".
Chữ Thiền được có từ lâu đời trong văn hóa của Ấn Độ và đó thuộc về kỷ lục của văn hiến. Thế nhưng việc ngồi Thiền thực tiễn về tôn giáo, đó là Đức Thích Tôn vậy. Trong những chùa thuộc về Thiền Tông thường thờ 7 Đức Phật trong thời quá khứ trước Đức Thích Ca và mỗi buổi sáng thường đọc kinh, phụng trì báo ân. Điều này không phải là ý kiến của Thế Tôn. Mà sau khi Thế Tôn tịch diệt chuyện này mới xảy ra và văn hóa cổ đại của Ấn Độ bị ảnh hưởng việc trên như là một chuyện cổ tích.
Sau khi Thế Tôn tịch diệt, Phật Giáo Ấn Độ đã bao phen hưng thịnh, suy vong. Trong những người tu Thiền, có kẻ lìa đời sống bình thường đi vào trong núi lập chùa để tu, xa rời đời sống hiện thật tạo thành những nhóm đệ tử Thiền. Đây được gọi là phái Thiền tiêu cực và để phản đối khuynh hướng này: Thiền là vì tha nhân chứ không vì tư kỷ nên phái tích cực đại chúng hóa được đản sanh. Nhóm sau này về đời hậu lai cũng còn gọi là Đại Thừa Phật Giáo vậy.
Cũng từ sự lưu chuyển này mà Bồ Đề Đạt Ma ( ? - 528) đã mang Thiền truyền sang Trung Quốc. Trước Bồ Đề Đạt Ma là thời kỳ Hậu Hán (25-220) ở tại Trung Hoa Thiền cũng đã được truyền sang, nhưng làm hiển lộ chân lý Thiền, thực tu, thực chứng về Thiền thì phải kể bắt đầu từ Bồ Đề Đạt Ma. Kết quả là Thiền được phát sinh từ Ấn Độ được truyền bá rộng rãi sang Trung Hoa và Thiền được truyền sang Nhật Bản là Thiền của Trung Quốc chứ không còn phong vị Thiền của Ấn Độ nữa.

Thiền của Trung Quốc từ Bồ Đề Đạt Ma đến ngũ tổ Hoằng Nhẫn (601-674) thì Thiền được phân chia giáo đoàn. Những người tin theo tăng nhanh, trước đây những người tu hành trong núi non bây giờ cũng xuất hiện nơi thị tứ và đã trực tiếp giáo hóa nhân dân như một việc làm tích cực.

Đạt Ma đến Trung Hoa chừng khoảng 200 năm sau thì Huệ Năng (638-713) và Thần Tú (606-706) xuất hiện. Huệ Năng chủ trương đốn tu và ở phía Nam Trung Quốc. Thần Tú thì chủ trương tiệm ngộ và ở Bắc phương Trung Quốc. Từ đó lãnh vực truyền đạo rộng rãi. Thiền đầu tiên chia ra làm hai Tông Nam Bắc, giáo lý cũng phân hóa và người bình dân càng ngày càng theo và tin theo Thiền nhiều hơn.
Thuyết Bắc Tông của Thần Tú chừng mấy đời sau thì bị mất và Thiền của Huệ Năng càng ngày càng tăng trưởng nhưng nếu nói theo hệ thống thì Mã Tổ của Hồng Châu Tông, Thần Hội của Hà Trạch Tông. Dược Sơn và Thạch Đầu của Dược Sơn Tông là những sự bắt đầu. Cũng đã có chia ra làm nhiều phái nhỏ nhưng đối với địa phương rộng lớn như Trung Hoa thì không có gì đáng nói.
Trong lúc này vào thời mạt kỳ của nhà Đường thì Hoài Nhượng (677-744) là thuộc về Thiền Lâm Tế. Quy Ngưỡng của 2 Tông từ Thanh Nguyên ( ? - 740) Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn ba Tông được đản sanh. Ngoài Lâm Tế Tông ra, Hoàng Long, Dương Kỳ hai phái được chia ra. Sau nhà Tống thì xưng Thiền theo hệ thống "ngũ gia thất tông" (năm nhà bảy nhánh). Thiền được truyền sang Nhật Bản là thuộc vào trong lịch sử đó.

Sự thăng tiến của Thiền Nhật Bản
Thiền Nhật Bản được truyền từ Trung Quốc qua truyện Tây Du Ký với danh tiếng của Đường Tam Tạng đã dạy cho Đạo Chiếu (629-700). Đạo Chiếu đã dựng chùa Nguyên Hưng và đã dựng nên Thiền đường tại đó.

Đạo Tuyến (702-760) là Tăng đời nhà Đường đã đến Nhật Bản năm Thiên Bình thứ 8 (736) Thiền Sư là người được truyền thừa Thiền phương Bắc của Thần Tú.
Vào sơ kỳ thời Heian, Tối Đăng sáng lập Thiên Thai Tông (767-822). Thiền Ngưu Đầu cũng được truyền sang từ Trung Hoa. Thiền được gọi là hiển giáo vì cả sự luận lý đều sáng tỏ để đối chiếu với thần chú là giáo lý của Mật Giáo, nhưng Thiên Thai Tông của Trung Quốc cũng ngồi Thiền. Trong lúc ngồi Thiền cũng đã quán pháp thật tướng.
Sau Tối Đăng là Viên Nhơn (794-864) và Viên Trân (814-891)... cũng sang học Thiền tại Trung Quốc đã mang Thiền tích và Thiền pháp về truyền cho Nhật Bản. Hiện tại Thiên Thai Tông cũng còn ngồi Thiền gọi là Mật Thiền. Nhưng cái này Thiền Tông Trung Quốc còn gọi là thời kỳ lạm thương vì Thiền ở triều Đường bị gián đoạn và Thiền được thạnh hành nhất là Thiền dưới đời Tống và Thiền này được truyền sang Nhật Bản.

Lâm Tế Tông
Thiền Tông của Nhật Bản có Lâm Tế Tông đồng một hệ phái với Hoàng Bích Tông. Ẩn Nguyên (1562-1673) là Tổ khai sáng. Nói cho rõ ràng thì tại Trung Quốc không có gọi Hoàng Bích Tông là một Tông phái mà Ẩn Nguyên là xuất thân từ Lâm Tế Tông, đã đến Nhật và mang Thiền vào truyền tại đây.
Ẩn Nguyên đã chạy loạn vào cuối đời nhà Minh năm Thừa Ứng thứ 3 (1654) cùng với môn đệ khoảng 20 người đã đến Nagasaki và yết kiến tướng quân Gia Võng. Sau đó họ ở lại Nhật và lập chùa Vạn Phước Tự. Sự trang trí trong chánh điện, ngôn từ... tất cả đều ảnh hưởng nhà Minh bên Trung Quốc. Trong thời kỳ bế quan tỏa cảng Nhật Bản đã sanh ra một giáo phái mới về Thiền.
Những Tu sĩ của Lâm Tế, Tào Động đã giao thiệp với nhau và tạo nên một môn "Trà Đạo". Sau này văn hóa của Thiền được đề cập đến luôn.

Tào Động Tông
Vị khai sáng Tào Động Tông là Ngài Đạo Nguyên (1200-1252), đầu tiên lên núi Bỉ Duệ Sơn tu theo Thiên Thai Tông. Sau đó thì học Thiền của Minh Toàn, đệ tử của Ngài Dinh Tủy, ở chùa Lâm Tế Kiến Nhận Tự. Trịnh Ưng năm thứ 2 (1223) cùng với Minh Toàn đã đến Trung Hoa vào triều nhà Tống. Đến núi Thiên Động Sơn làm học trò của Như Tịnh, đến năm An Trinh thứ 3 (1228) thì trở về Nhật và sáng lập ra Tào Động Tông của Nhật Bản.

Ngài Đạo Nguyên đã đưa cao chí nguyện về Thiền của Ngài Như Tịnh, đã liên kết với các Tông phái khác. Đạo Nguyên đã liên kết với các nhà quyền thế của quốc gia lúc bấy giờ trong tư tưởng cực đoan và đã tuyển chọn đất bỏ hoang của dân lập nên chùa Vĩnh Bình (Eiheiji). Ngài đã cùng những bậc chân tu, hành đạo ở đó. Đứng về phương diện văn học Ngài Đạo Nguyên rất có tài, đã viết ý chính của Tông mình vào quyển thứ 95 "Chánh Pháp Nhẫn Tạng". Hoài Hải (720-814) của đời nhà Đường đã dùng Bách Trượng Thanh Quy và Ngài Đạo Nguyên cũng đã đưa theo thanh quy này chế ra "Vĩnh Bình Thanh Quy". Vì sự học đạo của kẻ khác nên Ngài cũng đã soạn ra "Học Đạo Dụng Tâm Tập" và quyển sách này cũng đã xác định được phương pháp căn bản của giáo đoàn Tào Động.

Ngài Đạo Nguyên mới 54 tuổi đã viên tịch. Sau đó giáo đoàn một thời đã hỗn loạn. Đời thứ tư là Bảo Sơn (1268-1325) mới thực hành nguyên lý chỉ đạo của Đạo Nguyên và truyền bá rộng rãi. Đã dưỡng dục bao nhiêu bậc anh tài và đã xác lập được giáo đoàn của Tông Tào Động. Sự phát triển giáo đoàn của Bảo Sơn làm cứ điểm ở Tông Trì Tự tại Năng Đặng. Nhưng vào khoảng cuối thời Minh Trị bị chiến loạn nên mới dời về Yokohama và đó là trụ sở chính cho đến bây giờ.

Trong các đệ tử của Bảo Sơn có Nga Sơn, Minh Phùng là những bậc anh tài xuất chúng. Đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc truyền đạo cho toàn nước Nhật.
Tào Động Tông đã phát triển một cách tột bực vào thời kỳ Giang Hộ (Eido) là do công lao của Nguyệt Chu (1617-1696). Tào Động Thiền Tăng Ẩn Nguyên dưới triều nhà Minh đã mang một không khí Thiền mới vào Nhật và chính đây là sự không thay đổi của giáo đoàn Tào Động Tông.

Phổ Hóa Tông
Trong các Tông Thiền tại Nhật Bản, ngoài ra còn có Tập Đoàn Hư Vô Tăng của Tông Phổ Hóa nữa. Phổ Hóa ( ? - 860) là Tổ của Thiền này, được khai Tông dưới đời nhà Đường. Không dùng kinh điển, mặc áo trắng, cầm và kiếm ngắn. Họ thổi sáo, tiếng sáo vang dội khắp nước. Khi thổi như vậy họ điều chỉnh hơi thở. Khi vào cảnh Thiền thì có Tông Chỉ của Thiền, nên năm Minh Trị thứ 4 (1871) vì đồ chúng tệ hại, nên Tông này đã bị phế chỉ.

Lâm tế tông và Tào động tông
Lâm Tế và Tào Động là 2 Tông Thiền được truyền sang từ Trung Quốc. Cả hai phái Thiền đều có những sự khác nhau.
Lâm Tế Thiền còn gọi là Khán Thoại Thiền. Khi được giao cho một công án thì giải đáp và ngộ đạo từng nấc thang một (từng bước một) nên còn gọi là "Thiền bậc thang" hay là "Giai đoạn Thiền".
Tào Động Thiền còn gọi là Mặc Chiếu Thiền. Đặc biệt không có trao công án, ngồi Thiền và ngộ được Thiền nên gọi là "Thiền ngồi ngủ" hoặc là có nhiều người xấu miệng cũng gọi là "Đãi Ngộ Thiền".
Cả hai loại Thiền trên, trong lúc ngồi Thiền đều được người Sư Trưởng chỉ đạo và giảng nghĩa Thiền cho đại chúng nghe. Khi vị Sư Trưởng vào phòng thì từng người một được đi vào phòng và được hỏi đạo từng người.

Các Tông phái của Phật Giáo có nhiều loại kinh điển khác nhau, gọi là "Giáo tướng phán thích". Từ phái này có nhiều sự phê phán bình luận phái kia, nhưng 2 phái của Thiền trên đây ngay cả sự tranh luận giáo lý của giáo học hầu như không có. Thiền Tông không căn cứ vào kinh điển nhiều nên chuyện luận tranh về giáo lý không có.
Ngược lại Lâm Tế, Tào Động, Hoàng Bích khi va chạm với Phổ Hóa Tông thì có nhiều khuynh hướng dị biệt khác nhau. Các Tông phái càng ngày càng không liên kết chặt chẽ với nhau mà kể từ khi hậu kỳ của Minh Trị, vì sự xác nhận cơ cấu của từng Tông vụ một nên đã xảy ra chuyện trên cho đến bây giờ.

Nói một cách tổng quát Lâm Tế Tông là được truyền vào ở giai tầng cao trong xã hội và việc tu hành nghiêm ngặt. Còn Tào Động Tông là được truyền cho nhân dân nên việc tu hành có vẻ dễ chịu.
Nhưng trên thực tế nếu bước vào đạo tràng của từng Tông một thì cũng không đúng hẳn như điều trên đã thường hay nghe thấy. Ở Tào Động Thiền, Ngài Đạo Nguyên đã cho thấy rằng: "Tham Thiền là làm cho thân tâm nhẹ nhàng, phải điều chỉnh hơi thở cũng như cách ngồi". Gần nhất của việc tọa Thiền là đã được thuyết trong "Chánh Pháp Nhãn Tạng". Trong "Kim Khoa Ngọc Diệu" của Lâm Tế Tông có chỉ dẫn của "Bích Nham Lục" và gần nhất là giải thuyết các công án. Điều đương nhiên là không có sự chối bỏ các công án này. Mà ngược lại Thiền Lâm Tế vào thời đại Chiêu Hòa của Cự Tượng Kato Canh Sơn đã viết: "Việc xử dụng công án hay nghĩ đi sẽ nghĩ như thế nào? Công án là làm cho đầu óc phải suy nghĩ". Những cấp bậc dưới của Thiền Lâm Tế thì phục tùng công án, nhưng những bậc chỉ đạo thì có người phủ nhận công án.

Lâm Tế Thiền và Tào Động Thiền sai khác như thế nào? Giữa Khán Thoại Thiền và Mạc Chiếu. Thiền dầu luận thuyết cho đến đi chăng nữa cũng không hiểu được Thiền, mà trở lại chấp trước giữa các Tông phái với nhau, bằng chi hơn là hãy thực hành Thiền là điều quan trọng hơn cả.

Thiền và Văn hóa (1)
Gần đây người ta thường nghe tiếng ngoại quốc gọi DISCOUR JAPAN - Nhật Bản có lẽ phải tự thấy lại ở chính mình một lần nữa mới phải. Nếu tìm sâu ngọn nguồn văn hóa của Nhật Bản thì phải cảm nhận rằng có ảnh hưởng của Thiền ở trong đó. Những người ở gần Kyoto hoặc Kamakura đều được tiếp xúc với Thiền nhiều nên họ có đầy nhân tính về Thiền. Nếu không nói đến Thiền thì không thể nói đến sự giáo dục của Nhật Bản được. Nếu nói cho đúng thì quê hương cũ của tinh thần người Nhật là Đông Dương. Dầu cho có tiếp xúc, học hỏi, ảnh hưởng văn hóa Tây phương bao nhiêu đi chăng nữa Thiền vẫn được ngấm sâu vào tận đáy lòng của nhiều người Nhật. Thiền được truyền sang từ Trung Quốc, nhưng Thiền được hợp với văn hóa đại lục và được truyền sang Nhật Bản là một văn hóa nguyên lưu. Cách ngồi trầm lặng của người Nhật, cách chào hỏi cho đến phương cách ăn, uống đều đã được thành lễ nghi là do sự ảnh hưởng của Thiền được truyền vào Nhật vậy.

Những lễ nghi trong hiện tại còn sót lại là những lễ nghi đời Kamakura, mà những lễ nghi đó đã được thời Edo (Giang Hộ) chế định. Đối với việc này Ashiriki ở Tín Châu là học trò của Thanh Quật (Thiền Tăng người Phúc Châu năm 1326 đã đến Nhật) đã mời Thầy mình đến Tín Châu mở chùa Khai Thiện Tự và đã thọ lãnh sự chỉ giáo của Thầy mình về các lễ nghi. Cho đến lúc đó Nhật Bản chưa có tiêu chuẩn cho việc lễ pháp nào cả. Căn cứ theo uy nghi tác pháp Thiền của Bách Trượng Thanh Quy mà giai cấp vũ sĩ người Nhật Bản Tiểu Trúc Nguyên Lưu đã đặt ra thành lập trong thời kỳ Giang Hộ. Mặc dầu sau này có chia ra những chi nhánh nhỏ nhưng vẫn được xác nhận đặc biệt của lễ nghi tác pháp này.
Ảnh hưởng của Thiền được bắt đầu từ đời Giang Hộ trong việc tĩnh tọa hay lúc ngủ dậy, rửa mặt, đi ngủ, ăn cơm, lễ bái v.v... Hơn thế nữa sự sinh hoạt của người Nhật Bản được gắn liền với Thiền và cũng được thay đổi một ít.

Thiền được gọi là bất lập văn tự (không dùng đến chữ) hoặc giáo ngoại biệt truyền (không truyền từ bên ngoài). Trong cảnh sinh hoạt của "Thiền miệng" văn chương khó có thể biểu hiệu mà những động tác bằng hơi thở, bằng mũi hoặc sự điều hòa của lưỡi được biểu hiệu nhiều hơn.
Huệ Chiếu ngữ lục trong "Lâm Tế Lục" có viết như sau:
Tăng hỏi: Đại ý của Phật Pháp là gì ?
Sư đáp: Hãy đưa lưng đây cho ta đánh.
Đệ tử hỏi đại ý của Phật Pháp mà Huệ Chiếu đòi lấy gậy để đánh đệ tử, như vậy Thiền không trả lời những câu hỏi trực tiếp mà những câu hỏi ấy chạy trốn thực tại. Đó chẳng phải là điều đùa giỡn mà là sự thanh khiết của Thiền vậy.

Trên phương diện lịch sử văn học thế giới, lối thơ ngắn (Haiku) làm bằng những bài ca của Nhật Bản có ảnh hưởng của Thiền rất nhiều.
Những Thiền Tăng Trung Quốc hay làm thơ chữ Hán bằng kiến thức của mình những Thiền Sư Nhật Bản cũng học những thi kệ này. Những vị Tăng của Thiền Tông lúc chết thường hay để một lá cờ trước mặt có viết những thi kệ. Đó là những tập tục còn sót lại cho đến ngày hôm nay.
Tứ ngôn và thất ngôn tuyệt cú của chữ Hán thật ngắn và được đổi lại bằng những bài đoản ca. Trước đó Nhật Bản thường có những bài ca trường thơ và định đầu ca, nhưng những hình thức này đã bị mất từ lúc nào không ai biết được mà chỉ thấy Haiku là một thể thơ ngắn xuất hiện sau đó trong văn học Nhật Bản mà thôi. Thiền là biểu hiện cho sự thanh cao và Đoản ca hay Haiku được chồng chất từng chữ từng chữ lên nhau giống như công phu của những kẻ tu Thiền vậy, càng ngày càng phải điêu luyện là điều tất yếu quan trọng.
Các Thiền Tăng Đại Điên và Phật Đảnh chùa Viên Giác đã có nhiều cuộc giao thiệp và có những câu thơ tuyệt hảo còn sót lại đến ngày hôm nay như sau:
"Ao xưa ếch nhảy tiếng nước reo"
và Phật Đảnh đã hỏi lại là:
"Phật Pháp lúc chưa có thì như thế nào ?"
Thiền Tăng Tào Động Tông cũng vừa là thi nhân như Lương Khoan sau 22 tuổi xuất gia học đạo, chuyên cần tu thiền và tiếp tục du hành "Vân Thủy Hành Cước", mãi cho đến ngày nay cũng còn lưu lại nhiều thơ kệ, đoản ca và nhiều danh tác khác.
Con nhỏ dại cầm tay nhau trên vạn lý,
Chơi ngày Xuân dầu trời xấu cũng đi.
Đó là những câu thơ biểu hiện thi cảnh và lòng từ ái của thi nhân. Và đó cũng là tâm hồn của một Thiền Sư vậy.

Thiền và văn hóa (2)
Chữ "Thiền Tông Tự Viện" (Zenshũ Jiin) thường dùng nó trùng với âm chữ Tuyền "Zen" là nước suối. Có nhiều người đã lầm và đã gọi là Tuyền Tông Tự. Từ thí dụ nhỏ này ta có thể thấy nước là một vấn đề quan trọng có liên hệ mật thiết với chùa chiền. Có suối nước chảy thì có ao hồ, có nước thì có cây cối mọc. Khi có cây cối thì vườn tược được thành hình. Đó là những điều kiện tất yếu. Do đó cho nên trong các chùa Thiền luôn luôn có những vườn cây cảnh. Đó không phải là tượng trưng cho sự yên lặng nhàn rỗi mà vì từ Thiền nên vườn tược mới biểu hiệu cho sự tu ấy vậy.
Ngũ Sơn và Thập Sát của Lâm Tế Tông là những tên để gọi 10 cảnh trong chùa như núi, sông, đá v.v... Đây là những cảnh Thiền có liên hệ với thiên nhiên.
Chùa chiền của Lâm Tế Tông có vẻ trang nhã và đẹp trong khi đó chùa của Tào Động Tông thì không thể so sánh bằng. Điều đó cũng dễ hiểu là Lâm Tế Tông một thời đã nhờ các tay quyền lực của triều đình Kamakura và Bakkufu, nên việc trang trí trở nên tráng lệ, còn Tào Động Tông thì ngược lại.

Nữ hoàng Elisabeth đã thăm viếng chùa Long An Tự ở Kyoto, lúc đến thưởng ngoạn vườn đá của chùa đã thán phục và khen tặng. Trong lúc Tây phương làm vườn thường hay tính theo số học, đó là nguyên tắc chánh. Cứ cách 15 hòn đá thì một cây được trồng, thử hỏi một cái vườn chật bày trí như thế nào mới đẹp mắt ?
Những đá nhỏ chắn giữa đá lớn là cách bày trí của người Đông Phương, theo sự điệu hòa cảm của họ, ngoài ra không có cách gì hơn nữa nên Nữ Vương đã giật mình là phải.
Ở trong tập "Tác đình ký" có ghi như sau: "Đá được sắp theo đá gốc và những cục đá tiếp theo cứ dựng liên tục mà thành".
Cục đá là vật không tâm nhưng người tạo dựng nên nó là tượng trưng cho sự tồn tại của tánh Phật. Do đó cho nên người làm vườn cũng phải có Thiền tâm thì tạo vườn mới có màu sắc của Thiền.
Trong thư viện hay trước bàn Phật, sự bày trí họa là một nghệ thuật có từ thời Heian (Bình An) và đây được xác nhận là ảnh hưởng của Thiền.
Cách cắm hoa và dâng hoa được biểu hiệu qua sự truyền miệng từ người này qua người khác, nhưng đó là thiên nhiên tự tánh của Thiền và đó là sự khởi xuất tư tưởng của Thiền trong hành động vậy.
Đặc biệt trà đạo của Nhật Bản cũng được phát triển và đó cũng là một chuyển hướng của Thiền.
Ở tại Trung Quốc ngày xưa tục uống rượu đã trở thành tệ hại nên các Thiền Tăng mới bày ra cách uống trà và trà là công đức của mọi người. Trà được du nhập vào Nhật thời Thiền Dinh Tây truyền sang. Thuở bấy giờ cũng có sách viết chỉ dạy cách uống trà như "Khiết trà dưỡng sinh lý".
Khi khách đến chùa Thiền thì được mời trà, nhưng trà của các chùa Thiền ở Nhật được mời là một loại trà bột được cán ra, cho vào trong chén uống với nước đun sôi. Để thay thế lối uống trà của Trung Hoa được truyền sang từ đời Tống.
Ở Trung Quốc có Bách Trượng Thanh Quy, ở Nhật có Vĩnh Bình Thanh Quy, Bảo Sơn Thanh Quy. Trong các sách vở nói về quy luật của các chùa Thiền thường gọi là Tiêu Diệm Pháp và uống trà là một trong những lễ nghi được định sẵn. Trong Bích Nham Lục có kể một chuyện như sau:
"Thích Tôn đã dạy như thế nào ?"
Trả lời:
"Hãy dùng trà đi"
Người được nhận trà, kẻ uống trà là một vị không có gì thay đổi. Đây là trà Thiền nhứt vị (chỉ một mùi).
Vị Tổ Sư của trà đạo là Châu Quang đã có viết rằng: "Sức nóng của trà là xuất phát từ Thiền Tông, trở thành vị Tăng chơn chánh".
Một ly trà là kết hợp với Thiền, trong gia đình, ngoài xã hội, mỗi sự động tĩnh đều nhờ ảnh hưởng của Thiền mang đến và đó là điều kiện căn bản của văn hóa Nhật Bản.

Danh từ Thiền
Trong các chùa Thiền hay trong các Đạo Tràng thường hay nghe những danh từ lạ. Đó là những tiếng Trung Hoa đọc âm Nhật, mãi cho đến bây giờ vẫn còn dùng.
Cảnh Sách:Trong lúc tọa thiền không được ngủ gục, kẻ ngủ gục bị đánh bằng gậy và khi muốn được đánh để cảnh sách thì phải chắp hai tay lại để yêu cầu.
Hành Bát:Là việc ăn uống, là được ăn của cúng dường. Công việc làm nghiêm nhặt. Trong lúc ăn ồn ào hoặc còn để sót lại bị cấm tuyệt đối. Trước và sau khi ăn phải tụng niệm.
Công Án:Trong lúc ngồi, Thiền Sư trưởng sẽ cho những Thiền sinh một vấn đề để tự giải đáp. Lâm Tế Tông hay dùng hình thức này.
Tại Gia: Tại gia là những tín đồ Phật Giáo ở tại nhà chứ không ở chùa như Tu sĩ.
Tác Vụ:Trong Thiền Tông chịu ảnh hưởng của Bách Trượng "một ngày không làm một ngày không ăn", nên rất tôn trọng chuyên làm việc. Ngồi Thiền cũng là một công việc làm vậy.
Trực Đường:là nơi Tọa Thiền, tu hành của những người có nhiệm vụ trong việc cảnh sách.
Xọa Thủ:Khi tiến đến trước Phật hoặc khi gặp khách hai tay chắp lại gọi là Xọa Thủ.
Tiểu Tham: là những vấn đề nghi vấn của người tu hành đem hỏi vị Sư Trưởng nhưng thông thường được thực hành là sau buổi tụng kinh sáng. Đối nghĩa với Tiểu Tham có Đại Tham.
Chấn Lịnh: Lúc ngủ dậy hoặc lúc đi ngủ của kẻ tu hành phải được báo thức, khi nghe tiếng trống kiểng kêu lên gọi là Chấn Lịnh.
Độc Tham:Sự tham cầu Phật Pháp của từng cá nhân một đối với vị Sư Trưởng.
Ngư Cổ: Là cái bảng gỗ có hình cá. Cái mõ cũng có hình cá chạm nổi. Tục truyền rằng ban đêm cá không ngủ nên người tu không thể thua cá được mà phải tinh tấn tu hành, nên phải dùng đến tiếng mõ.
Pháp giới định ấn:Đó là cách ngồi Thiền hai tay đâu vào nhau như lúc Thế Tôn thành đạo.
Văn Thù Bồ Tát:Giữa Thiền đường thường hay để tượng Ngài. Ngài là một vị Thánh Tăng tượng trưng cho trí tuệ.
Dạ Tọa:Tọa Thiền lúc ban đêm. Sau khi tọa Thiền là giờ đi ngủ.
Lâm Hãn: Chỉ cho việc đi tắm. Nhà ăn, chỗ tiểu tiện, mỗi nhà tắm được gọi là "tam mặc đạo tràng".

Thiền sinh
Thiền giống như một trái bom nổ yên lặng. Đã có nhiều người cầu cứu Thiền như là một trạng thái tinh thần. Có nhiều người đã tìm đến Đạo Tràng của nhiều nơi để ngồi Thiền.
Thiền không phải chỉ những người Nhật mới quan tâm mà một phần nữa xã hội Âu Châu cũng như Mỹ Châu đã tìm đến những Đạo Tràng của Nhật để ngồi Thiền. Họ thực hành việc ăn uống cực khổ, quét tước, cũng như chịu khổ trong lúc ngồi Thiền v.v...
Ở tại chùa Tổng Trì Yokohama, các đoàn thể du lịch của ngoại quốc cũng đến ngồi Thiền. Chùa với một diện tích rộng 15.000 m², cây cối mát mẻ, những Thiền sinh trong pháp phục màu đen, bước đi trong dáng điệu trầm lặng đã làm cho nhiều người thán phục.
Chùa Tổng Trì cũng có khóa Thiền riêng cho Cư Sĩ tại gia. Tính tổng số trung bình cứ 4 tháng là có khoảng 3.000 người đến tham Thiền.
Thiền Đường là nơi để người ta ngồi Thiền và kềm chế bớt dục vọng. Không có phân biệt địa vị hay sang hèn mà ai nấy cũng phải chịu cực khổ về thể xác. Đây thuộc về sự sinh hoạt nguyện thệ của bản thân và muốn tìm cầu bản tâm an định thì đó là những sự thật hiển nhiên mà một Thiền sinh phải thực hành vậy. Dẫu giải thích thế nào đi chăng nữa chuyện trên cũng khó hiểu.
Có những đạo tràng sau khi Thiền sinh tham gia ngồi Thiền một hoặc hai buổi tối mặc dầu chân bị đau đớn, nhưng theo kết quả cho thấy thì gần 92% là muốn ngồi Thiền trở lại. Dẫu cho chân có bị đau đi chăng nữa, nhưng hãy gắng một lần thì sự đau đớn ấy lại mất đi. Đó là lý luận có tính chất mị lực của sự ngồi Thiền.
Những Thiền sinh đã đi đến trước cửa Thiền đường, thì có nhiều sự kỳ vọng ở cá nhân. Điều này theo sự giải thích của Thiền Tông thì không phải là một điểm sai.
Những sự giáo dục học đường của xã hội hiện tại, tạo cho con người một khái niệm trừu tượng, nhưng không làm sao giải đáp được chuyện khổ não của con người cả. Hơn thế nữa trong xã hội hiện đại được tổ chức theo cơ cấu tập đoàn, nên có nhiều phần tử cá nhân bị bỏ rơi ngoài tập thể. Do đó cho nên con người sinh ra nhiều sự khổ não.
Có nhiều trung tâm nghiên cứu cho biết rằng: "Trong xã hội hiện đại có nhiều chuyện bất an liên quan đến những việc làm của cá nhân". Đối với việc này, người Nhật Bản trong hiện tại dẫu cho cá nhân hay đoàn thể cảm thấy chuyện bất an càng ngày càng gia tăng. 76% cảm thấy tương lai bất an. Gần 60% sống không có mục tiêu. Đó là kết quả của sự điều tra. Đối với người có tinh thần vững mạnh thì cảm thấy đời sống an định và hàng ngày sống qua những giây phút thoải mái nhẹ nhàng.
Tại sao lại có những chuyện này ? hoặc tự hỏi phải làm sao cho hợp lệ, cũng chính từ những chỗ thắc mắc này đã có nhiều người tự hỏi chính mình và đi tìm học Thiền để được cởi mở.
Mỗi người đều có cá tính khác nhau, nhưng không ai là không có sự khổ. Cũng có sự chứng đắc trong sự sống khổ não, nhưng sự khổ não đó nó không như mình nghĩ rằng nó thường có trong đời sống hàng ngày, mà sự nghĩ đó phát xuất từ sự ham muốn của chính mình. Cũng có lắm điều chính mình nghĩ và thực hành theo ý muốn được, nhưng cũng có lắm điều nghĩ mà trong thế giới đã có biết bao nhiêu chuyện không thành.
Cũng có nhiều người chạy trốn sự khổ não, nhưng nếu can đảm đứng hướng mặt về sự khổ thì cuối cùng sự khổ này cũng tan biến. Đó là cửa ngõ vào Đạo Thiền vậy. Thiền là một thang thuốc hay để chữa bệnh gầy, làm cho sự tin tưởng trở nên trong sáng.
Nhiều người bị mệt mỏi về sự khổ não, do đó cho nên tự chán chính mình. Lắm lúc đứng trước gương mà cũng không nhận ra mình là ai nữa. Khi còn mạnh khỏe tất cả mọi việc thuận chiều thì yên tâm, nhưng khi thân thể không ở trạng thái điều hòa, công việc không song suốt, tình yêu bị dở dang v.v... thì sinh ra thất vọng chán chường.
Thế nhưng cũng tùy theo lúc, tùy theo sự thất bại của tình yêu mà thấy lại ở chính mình cũng có.
Yêu đương là chính ở mình lại thiếu chuyện đó, nên mới đi tìm cầu ở kẻ khác, thông đồng với người yêu, nhưng đến một lúc nào đó khi người yêu không còn yêu mình nữa thì tấm lòng nhiệt tình của kẻ yêu đương cũng bị tuyệt vọng và sinh ra chuyện bất an, bất tín. Dẫu cho hạnh phúc có mang đến trước mắt cũng không dám nhận lãnh ánh sáng ấy nữa, vì thương tích yêu đương ngày xưa còn nặng quá và một lần nữa chính mình lại không muốn nhìn mặt mình.
Tùy theo người đối diện mà được lòng ta, nhưng nếu tùy theo lòng của kẻ khác thì không phải là cái chơn thật của ta vậy. Khi mà muốn cầu cứu thì đừng nên cầu bên ngoài mà hãy tìm cầu ở nơi ta, lúc đó Thiền là nơi phát xuất vậy.

Thiền là phải thấy chơn thật cái Phật tánh của mình
Tâm hồn yên tĩnh
Người tham Thiền nên có trong tay quyển "Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi" của Ngài Đạo Nguyên. Trong đó có chỉ phương pháp tọa Thiền, chỉ cách thức điều chỉnh thân tâm và câu đầu của cuốn sách trên có viết như sau: "muốn ngồi Thiền phải ngồi nơi yên lặng". Khi ngồi Thiền nên cố gắng tìm nơi cho thật vắng vẻ.
Có một vài Đạo Tràng có dán bảng yết thị như sau: "Tâm Hồn Yên Lặng". Trong khung cảnh tịch tịnh có sự tiếp tục trường cửu vĩnh viễn của sức lực. Cái đó là tâm hồn yên tĩnh vậy.
Điều đó chính thân mình ngồi và chính mình thấy được mình và tâm hồn của con người là ở chỗ đó.
Tâm hồn yên lặng là dừng lại mọi động tác để được thanh tịnh. Hãy đếm hơi thở, ngồi ngay ngắn và yên lặng thử thì lúc đó, bấy giờ là lúc sống thực và ngày mai sống bằng các lực ấy. Đó chính là Thiền Định lực.
Những sự lo âu của thế giới ngày nay càng nhiều. Nào truyền hình, máy phát thanh, báo chí... đã cho biết rằng sự khổ não của con người còn tăng cao hơn nạn Đại Hồng Thủy. Hơn thế nữa, nếu càng ngày mà các điều nguy hại của thế giới bên ngoài không có quan tâm đến thì chả khác nào chúng ta đầu hàng trước trách nhiệm. Cũng từ những chỗ khủng hoảng đó mà con người tìm về với chính mình, với chính nội tâm của mình, và bắt đầu từ đó cái tâm thanh tịnh, trong sạch lại được đản sanh.
Sự khủng hoảng, sợ hãi càng ngày càng gia tăng thì con người càng ngày càng muốn tâm mình được giữ ở mức quân bình và phải được sống trong một thế giới an ổn. Ở trong sự động loạn người ta thường tìm đến sự thanh tịnh, không phải là việc ấy bây giờ mới có, mà trong quyển "Thái Can Thảo" nói về "Tịnh mà ở trong tịnh thì không gọi là chơn tịnh. Ở trong sự động loạn mà bản tánh tự thân được hiện bày, ấy mới gọi là tịnh. Cái sung sướng trong sự sung sướng không phải là niềm sung sướng, chơn thật, mà ở trong sự khổ chính ta và tâm ta biết được cái ấy, đó là sự vui chân chính".
Quyển sách trên là một quyển sách viết về Thiền của Trung Hoa vào đời nhà Minh do Hồng Tú Thành biên soạn. Đó cũng là một quyển sách trị bệnh về tâm lý của con người. Nhật Bản từ xưa cũng đã có những sách nói về chuyện này, như cách đây 400 năm có nhiều sự vui thích tìm hiểu về chuyện "tâm thanh tịnh" như trên. Nếu nói thời đại nhà Minh là một thời đại ít có về sự khổ, nên mới phát sinh ra những chuyện ở trên và cho đến ngày nay người ta vẫn lấy đó làm điểm cơ bản để bàn tính về sự khủng hoảng của thời đại.
Nếu ý nghĩ "Tịnh" có trong ta thì đương nhiên đối với cái này có ý nghĩa "Động" được phát sanh. Ngồi Thiền là sự thống nhất ý nghĩ về Tịnh cũng như về Động, phải tập trung tinh thần, tư tưởng. Bởi thế cho nên sự thống nhất và sự tập trung tư tưởng là những sự chướng ngại đối với việc ngăn ngừa ngoại giới mà chúng ta phải làm, để tìm đến điều kiện yên tịnh.
Đúng là khi ta ở nơi yên tịnh thì tâm ta lắng dịu xuống, thế nhưng mà sự mê vọng chưa phải là đã dứt hẳn đi, giả thử như có mất đi được trong một thời gian ngắn ngủi nào đó, khi trở lại với thế giới động loạn thì sự mê vọng kia ưu tiên trở lại trước với chúng ta. Đó không phải là sự thanh tịnh chơn chính vậy. Việc tịnh kia được phát xuất từ việc ngồi Thiền nhưng đó không phải là điểm tối thắng vậy.
Cảnh giới thanh tịnh chơn thật là trong đời sống hữu hạn của chúng ta, chúng ta không thể chạy trốn nó, mà 3 cõi trong quá khứ, hiện tại và vị lai trong động đều có tịnh và Tịnh cũng như Động là một thể "nhất như" chứ không hai.
Tâm hồn thanh tịnh là tâm hồn không phải chỉ đơn độc được yên lặng đối với sự khủng hoảng của thế giới bên ngoài, mà cũng không phải là nguyên nhân khởi ra sự động loạn của đời sống. Nếu mà biết được sự động tịnh này chỉ là một, thì động cũng không bị mê mà tịnh cũng không bị lầm. Một thế giới mới vô hạn sẽ được xuất hiện.
Vào khoảng thế kỷ thứ 9, Ngài Nam Tuyền người Trung Hoa đã nói chuyện với Ngài Triệu Châu, còn ghi lại trong quyển "Vô Môn Quan" như sau:
Chính Triệu Châu là đệ tử của Nam Tuyền và có lúc Nan Tuyền đã nói với Triệu Châu: Nếu mà đạt được cái đạo chơn thật không còn chỗ nghi ngờ nữa, thì tròn đầy như mặt trời và không còn có chỗ không nữa". Lúc Nam Tuyền nói điều đó thì Triệu Châu ngộ được Đạo Thiền.
Cảnh địa của Thiền nó lại giống như một sự "KHÔNG" rộng lớn mà không có đáng là gì. Dùng lời nói hay bằng văn chương không thể nào diễn tả hết được. Thiền cũng chả phải như thế này mà cũng chả phải như thế kia. Dẫu là những sự thao thức ấy có lẩn quẩn trong đầu óc chúng ta nữa thì chưa có ai hiểu được Thiền cả.
Đối với kẻ học Thiền, Ngài Đạo Nguyên đã chỉ vẽ trong "Học Đạo Dụng Tâm Tập" điều thứ nhứt là: Phật Đạo là việc tất yếu để đi vào nơi thực hành. Dầu cho kẻ ngộ sớm hay người ngộ trễ, dầu cho sự sai biệt có khác nhau đi chăng nữa thì cũng chả có gì là thực tiễn hơn điều thứ nhứt mà Ngài Đạo Nguyên đã chỉ dạy.

Tại sao phải ngồi Thiền ?
Trong đời sống hằng ngày con người ít có cơ hội thực tập Thiền định nên khi ngồi lại thấy khó chịu, áy náy khi bẻ chân lên hoặc bỏ chân xuống. Có nhiều người thấy khung cảnh của chùa rất thích, nhưng nếu bảo ngồi Thiền, nhiều người đã trả lời rằng không. Có người tò mò muốn hỏi thử nguyên nhân tại sao không thích, có phải là tại không biết ngồi không?
Thật ra khi người Âu Châu ngồi Thiền mới thấy khổ sở. Vì thường ngày họ hay ngồi trên ghế chứ không ngồi kiểu người Nhật, nên khó chịu mỗi lúc ngồi, nhưng Thiền cũng chẳng lệ thuộc vào cách ngồi, vì càng lệ thuộc thì không còn Thiền nữa.
Ngồi nơi yên lặng
Không có chướng ngại
Giữ giới trong sạch
Ăn uống điều hòa
Nơi ngồi thanh tịnh
Đời sống dễ dàng

Đây là một chương trong Pháp Cú kinh mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy cho chúng ta đến ngày hôm nay. Điều này cho ta thấy rằng người Đông Phương đã quen cách ngồi từ cổ chí kim và cũng chính tùy theo từng cách ngồi mà nhiều người đã chứng được đạo quả. Thế nhưng ngồi Thiền phải ngồi nghiêm chỉnh, ngay ngắn và cách ngồi phải được qui định bởi một nguyên tắc nhất định bởi người hướng dẫn.
Trong kinh có dạy "Uy nghi tức Phật Pháp". Người hành đạo phải chú ý về oai nghi, đó là một hình thức pháp tướng bên ngoài, nếu mà tự mình lung lạc thì không có giới luật nào cho phép cả.
Có nhiều người hỏi rằng : Muốn ngộ được Thiền tại sao phải ngồi ?
Trong lịch đợi Thiền Tông chư vị Tổ Sư khai sáng chưa có một vị nào đã giải thích tại sao phải ngồi cả. Nhưng mà cũng có thể nói rằng : Những người tham thiền luận đạo tùy theo cách ngồi của họ, vì họ đã làm theo những tín điều nên họ đã ngộ đạo. Nếu mà như vậy thì câu hỏi trên được đặt ra không phải là chuyện sai.
Cách đây 2500 năm về trước Đức Thích Ca đã chứng đạo trên bờ sông Ni Liên là một chi nhánh của sông Hằng. Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, Thiền định và đã đạt được đạo ở đó.
Trong niềm tin Tôn Giáo, những bậc tu hành đã điềm nhiên Thiền tọa, ngồi ngay ngắn, đúng với sự thực hành của đấng Thích Tôn. Tùy theo từng sự ngồi, mà cũng chính từ đó Đức Thế Tôn đã chứng đạo và sự ngộ đạo của Đức Thế Tôn được gọi là "cảm ứng đạo giao". Chỉ có yên lặng mà ngồi là tốt hơn cả.
Thiền không phải là vấn đề tri thức, không y cứ vào văn tự (chữ), không thể phê phán mà lại càng không thể giải thích được. Vì chỗ sở cầu nên mới tùy thuận. Do đó nếu câu hỏi "tại sao phải ngồi Thiền" thì cũng bằng thừa.
Kể từ thời kỳ Minh Trị duy tân (Meiji ishin - 1868) sự giáo dục học đường của Nhật Bản đều hấp thụ sự giáo dục của Âu Châu. Sự học vấn hay nền giáo dục là niềm mong đợi mang lại hạnh phúc cho con người, thế nhưng hạnh phúc tất yếu của con người không thể y cứ vào vấn đề giáo dục được.
Giáo dục cơ bản của Nhật đã trở thành chủ nghĩa hợp lý, chủ nghĩa chủ trị. Nếu tôn trọng lý tánh, cảm tình hoặc bản năng hay kinh nghiệm thì bị phê phán thật nghiêm khắc. Sự nhận thức trên đây được nảy sinh từ kinh nghiệm của lý tánh và tiến đến một mục tiêu phän låi Tôn Giáo.
Khoa học càng ngày càng tiến bộ, văn minh cơ giới ngày càng phát triển, sự sinh hoạt hằng ngày càng bất an và đời sống tinh thần của con người càng ngày càng trở nên khô cằn sỏi đá. Nếu con người càng ngày càng dựa vào văn minh của khoa học thì hạnh phúc chơn thật của con người ngày càng cao bay xa chạy.
Nếu nhận xét một cách khách quan thì tình thương cũng không được nảy sanh, nếu chỉ dựa trên văn minh khoa học hiện đại, vì tình thương là một việc không thể giải đáp trọn nghĩa của nó được. Trong khi đó khoa học cái gì cũng có sự đo lường.
Có nhiều người cho rằng tình thương là một sự hy sinh, nhưng thực chất của tình thương không phải là sự hy sinh thế mà khi có tình thương cho kẻ khác thì hay bị phê phán là "hy sinh". Nếu nói một cách hợp lý thì trong tình thương đó có ít nhiều mong muốn hy sinh, nhưng tình thương là một sự hy sinh không bờ bến.
Đứng về phương diện lịch sử, nếu nhìn một cách khách quan về những người theo quan niệm "duy vật sử quan" thì: dầu cho lịch sử là một việc có thật đi chăng nữa, lịch sử cũng không thể trốn chạy sự thật được. Dầu cho có phê phán được đi chăng nữa thì trong vấn đề lịch sử ta cũng không thể lấy ý kiến riêng của một mình ta mà cái gì của cuộc đời có là nó có.
Cùng với vấn đề trên ta có thể so sánh với vấn đề của thiên nhiên vạn vật được. Dầu cho thiên nhiên là những vật được phân tích, hệ thống hóa được đi chăng nữa, sự tạo dựng lại thiên nhiên vẫn không thể được. Cũng có người cho đó là một việc phải thiên nhiên hóa, nên phải để ý.
Thiền là sự chống đối lại cách viết có tính cánh bao quát của chơn lý thuộc về tính cách khách quan, và xuyên qua việc tọa thiền chúng ta có thể chi phối được vũ trụ một cách dễ dàng, ấy là chơn lý.

Thiền không biên giới
Ở chương trước đã trình bày về quyển "Phổ Biến Tọa Thiền Nghi" rằng Thiền không phân biệt kẻ trí người ngu, kẻ khôn người dại.. mà ngồi Thiền là để hiểu biết (giác ngộ) ở chính mình. Thiền không chủ trương là kẻ trí mới ngộ mà người ngu không ngộ. Ngày xưa Ngài Thân Loan Thánh Nhơn (Shinran Schònin) Tổ Sư của Tịnh Độ Chơn Tông đã nói rằng: không những chỉ kẻ thi thiện mới được vãng sanh mà kẻ khác cũng được vãng sanh nữa. Trong lãnh vực tôn giáo không chấp trước giữa chuyện thiện và ác, kẻ có trí người mê muội - mà tất cả mọi người đều có thể hành trì như nhau cả. Đương nhiên cũng không có chuyện phân biệt cái này quá đẹp, cái kia quá xấu, con người, quốc tịch...
Cứng rắn quá hoặc dịu dàng quá, khôn quá hoặc dại quá đối với những trạng thái này người tu hành từ chối ngay.
Về đời Giang Hộ (Edò) có một vị Thiền Tăng xuất thân từ hàng thứ dân tên là Nhứt Hưu (1394-1481). Có một võ sĩ hỏi Ngài rằng: "Thế gian pháp nghĩa là thế nào ?"
Ngài trả lời rằng: "Sống trong cuộc đời, ăn uống, ngủ nghỉ và sau đó là chết".
Cũng có nhiều người tọa thiền đã thay đổi phong cách và có nhiều người đã bảo kẻ tọa thiền kia thuộc về loại người "khác thường", nhưng không đó là những sự thay đổi của con người ở nơi đạo tràng của Thiền vậy.
Bởi thế cho nên chúng ta có thể nói rằng: Con người hay thay đổi liên tục, kẻ ấy không thể gọi là Thiền mà những người đang ở trong trạng thái bình thường chính là Thiền vậy. Trong đời sống hằng ngày thông thường những người ở trạng thái bất bình thường, thường hay thấy người bình thường trở thành bất bình thường. Điều ấy đã xảy ra trong những bệnh viện thần kinh, khi người bình thường hay người thân vào thăm họ, những người bất bình thường đều xem những người đi thăm họ là những kẻ "dị thường".
Ngày xưa Ngài Nhứt Hưu nuôi một con Hạc trong chùa và đặt tên cho nó. Một ngày nọ con Hạc không may chết đi, Thiền Sư làm lễ chôn cất nó như một con người và Thiền Sư viết những câu liễn điếu con Hạc, ngày nay vẫn còn đó. Ngày nay cũng có nhiều người thương chó, khi nó chết thường hay mời một vài vị Sư đến tụng kinh cầu vãng sanh và chôn cất tử tế giống như Thiền Sư Nhứt Hưu vừa nói trên. Cũng có nhiều người nghĩ Thiền Sư là người "dị thường", nhưng không, chính những kẻ mà nghĩ điều đó mới là những kẻ "dị thường" vậy.
Ngài Nhứt Hưu cũng chẳng phải là con người phi phàm, cũng chẳng phải là người thượng căn trí thức mà cũng chẳng phải là người học giả thông minh. Thiền không chấp nhận những người không bình thường, nhưng cũng không hẳn hoàn toàn là như vậy, vì Phật Giáo hay nói đúng hơn là Thiền không công nhận sự toàn trí toàn năng về sự tồn tại của nó. Trong khi đó ở lãnh vực Tôn Giáo tại Âu Châu thường hay chủ trương rằng thần thánh là bậc tuyệt đối và con người là kẻ không hoàn toàn, nên khi nghiên cứu đến Phật Giáo, một tôn giáo không công nhận có thần linh thì họ cho rằng đó không phải là tôn giáo mà đó chỉ là Đạo Đức học mà thôi.
Ở trong các chùa Thiền thường hay có những thời gian để nghiên cứu về việc tu hành của những vị Tu Sĩ gọi là "an cư". Ở Ấn Độ theo âm lịch vào đầu Tháng Tư là bắt đầu mưa và cũng vì trời mưa suốt ngày nên những vị Tu Sĩ không thể đi khất thực được, nên hay nhập cốc, tham thiền, luận đạo suốt trong 3 tháng trường. Trong lúc an cư kiết hạ những bậc tôn túc thường hay giảng những nghĩa lý về Thiền. Trong quyển "Bích Nham Lục" thường hay dùng những danh từ Thiền này.
Ngài Đạt Ma Tổ Sư ( ? - 528) lúc đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc, bấy giờ gặp đời vua Lương Vũ Đế trị vì. Vua Vũ Đế đã hỏi Ngài Bồ Đề Đạt Ma như sau:
Thánh đế đệ nhứt nghĩa là gì ?
Đạt ma đáp: Không có gì là Thánh cả.
Vua hỏi: Vậy đối trước Trẫm là ai đây ?
Đạt Ma đáp: Không biết - cũng không Vua.
Rồi Đạt Ma qua sông, đến núi Thiếu Lâm ngồi xây mặt vào vách suốt 9 năm trường.
Ngài Đạt Ma đến Trung Hoa vào đời nhà Lương (Phổ Thông nguyên niên 520), lúc bấy giờ Vua Vũ Đế được xưng tụng như Vua Văn Đế đời nhà Tống là những bậc Quốc Vương hộ pháp đắc lực đối với Phật Pháp. Nên khi gặp Ngài Đạt Ma nhà vua liền hỏi:
Đối với Phật Giáo việc gì là quan trọng hơn cả ?
Đạt Ma trả lời: Chả có việc gì là quan trọng cả.
Nhà vua lại hỏi tiếp: Vậy đối trước mặt Trẫm là ai ?
Đạt Ma đáp: không biết.
Đối với công án (Koan) này là căn bản của Thiền Tông, nhưng cũng có nhiều cách giải thích. Thế nhưng, Đạt Ma không trả lời hẳn câu hỏi của nhà vua, vì nhà vua tự biết mình là người thông hiểu và đang bảo hộ Phật Pháp. Đạt Ma trả lời "không biết" là Đạt Ma muốn phá cái chấp của nhà vua.
Mặc dầu những người thường hay tu Thiền nhưng nếu không có tiến bộ trong Thiền thường hay đem chỗ hiểu biết riêng của mình mà giải thích, hoặc người nào có chuyện gì thất bại thường hay nói theo một lối lý luận suông. Đối với những người này thì mãi cho đến bao giờ cũng chẳng nếm được hương vị của Thiền.
Ngược lại đối với những kẻ chính tự mình làm sai một việc gì mà hiểu được điều đó là sự lầm lỗi của mình thì kẻ đó tu Thiền lại mau tiến bộ hơn cả.

Thiền - Thực tế của nó là gì ?
Có người nói Thiền là một tôn giáo, là một tư tưởng, là một triết học v.v... Đó là những câu trả lời của những người ngoại quốc khi đến Nhật học Thiền. Nếu quý vị là người đã mở cửa của tâm hồn để đón nhận Thiền vào thì Thiền sẽ đi vào tâm thức của quý vị vậy. Vì trước cửa Thiền bây giờ chỉ có một mình quý vị. Vì Thiền không phải là vấn đề để giải thích và lý luận, Thiền là để đạt đến một cảnh giới giải thoát của tâm linh trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày và làm tròn nhiệm vụ bởi chính mình.
Điều căn bản để học Thiền là phải có tâm cầu đạo, nghĩa là phải "phát Bồ Đề Tâm". Đó là việc thượng cầu Bồ Đề hạ hóa chúng sanh - trên thì cầu đạo vô thượng giải thoát, dưới thì hóa độ sinh linh. Đó là việc thể nguyện với chính bản thân của mình. Thiền tuyệt đối không phải là một việc khó.

Sơ tâm học đạo
Dầu tốn bao nhiêu công lao nghiên cứu cũng không thể hiểu được Thiền. Vì Thiền là tự tu tự chứng bởi chính mình, nên khó có thể giải thích được. Ai cũng có thể hành Thiền được cả. Thiền không phải chỉ để dành riêng cho những kẻ xuất gia học đạo mà là cho tất cả mọi người. Trong quyển "Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi" của Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư có viết những bài kinh dành cho những người sơ tâm học đạo rất dễ hiểu. Từ xưa đến nay những người Phật tử tại gia đã tu Thiền và đã thành đạt được nhiều kết quả tốt.
Nếu quý vị là những người có ý muốn tọa Thiền thì đầu tiên nên đến những ngôi chùa Thiền gần đó để tu Thiền. Nếu ở đó có Thiền Đường thì đương nhiên có người hướng dẫn và nếu không thì tìm đến những người hướng dẫn ở những chùa gần đó. Có Thầy hay bạn giỏi chỉ Thiền cho mình càng tốt, nhưng tốt hơn nữa là phải theo người chỉ đạo chơn chánh, việc Thiền mới có kết quả.

Tham thiền hội
Ở đây có thể giải thích về tham thiền hội của chư thiện nam tín nữ như sau: Trong những lúc nghỉ hè, học sinh hay thanh niên thường lợi dụng những thời giờ rảnh ấy để ngồi thiền tập thể trong những Thiền đường rộng lớn. Đó gọi là hội. Đối với thanh niên lúc ngồi thiền nên mặc áo cho rộng hay hơn là mặc Âu phục. Còn nữ giới thì không nên mặc ríp ngắn hoặc đồ bó mình, vì những thứ này làm trở ngại trong việc ngồi thiền.
Muốn thực hành thiền, việc chính là phải ngồi thiền. Vấn đề phương thức tọa thiền sẽ giải thích ở chương sau, nhưng lúc ngồi thiền thì phải có người hướng dẫn mới tốt.
Dầu kẻ mới ngồi cũng không khác kẻ ngồi lâu là mấy, cũng tùy theo từng chùa thiền nguyên tắc làm việc khác nhau, nhưng tất cả những việc như ăn cơm, uống nước thì không có thay đổi gì cả - phải nhất mực hành trì.

Thấy được sự chết
Thiền Tông của Nhật Bản (Tào Động Tông) kinh điển được chia ra rõ ràng trong "Tu Chứng Nghi" (quyển 5) như sau :
Từ quyển 95 của "Chánh Pháp Nhãn Tạng" mà Ngài Tổ khai tông Đạo Nguyên đã chỉ giáo cho "Bạt Phấn" biên tập. Sau đó vào thời kỳ Minh Trị thì được sửa đổi thành tiếng thông dụng hơn để thích hợp với thời đại nên Thiền không trực nhận được một cách trực tiếp mà loại kinh điển của Thiền là dạy cho con người trở thành sống một cách thân thiện dễ dàng.
Ở trong chương thứ nhất phần tổng quát của lời nói đầu có dạy như sau: "Việc sanh tử là đại sự nhân duyên của nhà Phật".
Thiền là phương pháp để giác ngộ. Sự giác ngộ đó là "biết sự sống và hiểu rõ ràng sự chết".
Khi con người sống trong cuộc sống bình thường họ ít có khi nghĩ đến việc "sanh" hay việc "tử". Đó là một chuyện rất thông thường và dễ hiểu, nhưng nếu có một chuyện gì trắc trở trong đời sống hằng ngày thì chính họ là tự đặt những nghi vấn về điều đó.
Ở vào thời đại Kamakura có Ngài Tăng Minh Huệ thuộc tông Hoa Nghiêm (1173-1232) là một trong những người đầu tiên đã tuyên dương Thiền của Nhật Bản. Lúc lên 8 tuổi Ngài mất mẹ, sau đó phụ thân của Ngài cũng đã qua đời vì chiến trận "Nguyên Bình".
Ngài Đạo Nguyên, Tổ khai sơn của Tào Động Tông, lúc lên 3 tuổi cũng đã mất mẹ và lúc 8 tuổi lại mất cha. Lúc 13 tuổi thì xuất gia đầu Phật.
Lâm Tế Tông được truyền bởi Ngài Mộng Song (1275-1351) cũng là một người lúc 4 tuổi đã mất mẹ.
Đa số những vị được gọi là Cao Tăng Đại Đức, hay được xưng là danh Tăng đều là những người đã gặp những nghịch cảnh và đã tiếp nhận sự sống cũng như sự chết trong thuở quá khứ rất nhiều.
Lúc còn có nhân duyên ở gần bên cha mẹ thì sự liên hệ giữa con cái và cha mẹ được gắn liền một cách sâu sắc đậm đà và con cái được sự an tâm, nhưng khi người thân trong gia đình bị mất đi thì cây trụ của tâm linh coi như không còn nơi nương tựa, nên người còn trẻ trở nên bơ vơ trong cuộc đời. Đó là điều hiển nhiên mà thiên hạ xưa nay chưa có ai sống ra ngoài cương giới ấy cả. Tinh thần bị chôn vùi vào trong sự trống rỗng vì họ hoài nghi vì sự chết. Đó là ảnh hưởng của chư hành vô thường (tất cả những việc làm trong cuộc đời đều bị biến đổi).
Cho đến ngày hôm qua cha mẹ đã sống một cuộc đời tươi sáng, nhưng bây giờ thể xác đã lạnh tanh, dầu cho có kêu to, có la lớn hay có giao động bao nhiêu đi chăng nữa thể xác ấy vẫn ngoảnh mặt làm ngơ không đáp lại một lời nào. Sự sống đã mất và đang đối diện với sự chết.
Thiền là sự hợp lý với việc tiến bộ của khoa học, sự lý luận cũng được rõ ràng và tuy rằng không giải quyết được sự chết, nhưng nhờ Thiền mà giác ngộ được phần nào về sự chết đó.
Vậy thì sự chết nghĩa là như thế nào ?
Thiền không trả lời trực tiếp câu hỏi trên. Nhưng đó là một sự trả lời đúng nghĩa nhất vậy.
Vậy thì sự sống nghĩa là gì ?
Đối với Thiền, việc này cũng không trả lời gì cả. Dầu cố gắng giải thích như thế nào đi chăng nữa. Tất cả những câu trả lời đều sai. Đó cũng là một sự trả lời vậy.
Nếu nói có sự trả lời thì các Tu sĩ trong Thiền Tông thường hay chỉ xướng một chữ "yết" hay "lô" trong bài kinh cuối cùng của nghi lễ tống táng mà thôi.
Ngài Đạo Nguyên đã thuật lại trong "Chánh Pháp Nhãn Tạng" phần "thân tâm học đạo" rằng: Cả sự sanh đến sự tử đối với những kẻ phàm phu là điều không thể biết đến được.
Sanh là gì ? Tử là gì ? Đó là một câu hỏi trọng đại, nhưng ở Thiền không trả lời những câu hỏi ấy. Vậy thì vì lý do gì?
Nếu trả lời trong sự chấp trước thì có thể bảo như sau: Vì có sự sanh cho nên phải có sự chết. Vì thế sự sanh tử đối lập với nhau là quan niệm hai chiều. Vì vấn đề của sự sanh cũng như sự tử không thể lìa ra khỏi nhau được, nên sự tử không đồng với sự sanh và sự sanh cũng không đồng với sự tử được.
Trước đây có đề cập đến "Vô Môn Quan" của phép "Đạt Ma an tâm" như sau:
Lúc Ngài Đạt Ma chia tay với vua Lương Vũ Đế đi qua sông Giang Tử đến chùa Thiếu Lâm ngồi nhìn và tường suốt chín năm trường. Sau đó thì Huệ Khả (486-593) đã nghe được Thiền của Đạt Ma nên đã đến gõ cửa chùa Thiếu Lâm, nhưng Đạt Ma đã không chỉ một điều gì và cũng chẳng nói lời nào với Huệ Khả cả. Huệ Khả đứng trong tuyết trước hiên chùa Thiếu Lâm suốt cả một đêm đông giá lạnh. Huệ Khả đột nhiên thấy tâm mình dũng mãnh lạ thường, tự chặt đứt cánh tay trái của mình, máu chảy loang lỗ trên tay và chỉ cho Đạt Ma và yêu cầu "Ngài hãy an tâm cho đệ tử". Đạt Ma lớn tiếng bảo rằng "Hãy mang cái tâm lại đây cho ta", và Huệ Khả tự thấy rằng "Tâm đó không thể tìm mà thấy được". Đạt Ma bảo "Đó, ta đã an tâm cho ngươi rồi đó".
Sự trả lời kỳ lạ của Thiền như vậy gọi là một công án. Công án đó, là một tấm gương của chính tâm mình và đó chính là sự tu hành của Thiền vậy.
Chính Huệ Khả tự mình chặt tay như thế rất là đau đớn, kể như sự chết gần kề, nhưng Huệ Khả đã không để ý về việc đó - chuyện sanh và chuyện tử đã gần kề - mà đó là một sự lưu chuyển về sự sống và sự chết. Đứng về phương diện Phật Pháp mà nói: Khi nào không còn sanh không còn tử thì đó mới gọi là bất sanh bất diệt.

Thiền không ngộ ở khế lý
"Tham Đồng Khế" cũng là những bài học căn bản của Thiền, trong đó có viết "Thiền không ngộ ở khế lý". "Tham Đồng Khế" là do đệ tử của Thanh Nguyên là Thạch Đầu ( ? - 790) sáng tác ra. Đó là một loại kinh 5 chữ 14 dòng. Thạch Đầu được xưng là hiện thân của Phật sống. Một sự tình cờ nào đó mà tượng của Thạch Đầu được an trí trong bảo vật quán của chùa Tổng Trì.
Xã hội văn minh hiện đại người ta chỉ tôn trọng qua sự lý luận. Sự lý luận này được phù hợp với nhu cầu. Sự lý luận là một hình thức bảo thủ của ký ức. Sự thật được biểu tượng cho dấu O và dấu X.
Ví dụ như Napoléon mất ngày 5.5.1821 tại đảo Saint Hélène. Nếu giải đáp đúng ngày này thì O, ngoài ra là X. Thế nhưng không biết có phải thật ngày ấy không ? cũng không biết là có lầm lẫn ngày tháng tại đảo lúc bấy giờ không ? Hoặc là sự chết của Napoléon phải giải thích như thế nào v.v... nhưng nghi vấn và những sự giải đáp khác như trên đều không được tán thành.
Trong hiện tại, nếu sự giải đáp ngoài O và X thì không được chấp thuận.
Đó cũng là ảnh hưởng văn hóa của Thiên Chúa Giáo đối với người Tây phương. Hơn nữa, nếu có vị thần toàn trí, toàn năng O - thì ngoài vị thần đó ra là X. Đó là ảnh hưởng của nhất thần giáo vậy. Thế nhưng Phật Giáo là một tôn giáo được phát sinh từ Ấn Độ và lưu hành ở Á Châu, không công nhận một vị thần tuyệt đối. Bởi vì thế nên không có chuyện giải thích O hoặc X. Phật Giáo thừa nhận một thế giới O cũng chẳng phải O mà X cũng chẳng phải X. Không chấp trước vào một thế giới O và X. Đó gọi là Thiền.
Những Thiền gia từ thiện đương nhiên phải tụng kinh "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh". Kinh này được rút ra từ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, còn 262 chữ. Trong kinh này thuyết về thế giới "KHÔNG" - là một loại kinh trọng yếu của Thiền.
Kinh này được lược dịch là Bát Nhã Tâm Kinh - Ngũ Uẩn, Thập Nhị Xứ, Thập Nhị Nhân Duyên v.v... Là những giáo lý căn bản của Đạo Phật, nhưng phần trọng yếu nhất phải nói là "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc".
Không là chữ riêng của thế giới Thiền, là trào lưu tư tưởng căn bản của Đông Phương.
Ông "Xuyên Đạm Khương Thành" người Nhật Bản, năm 1968 là người đầu tiên được lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình. Lúc ông ta giảng cho mọi người nghe về kỷ niệm nhân ngày nhận thưởng ấy trong quyển "Nước Nhật và Tôi" ông đã dùng một bài ca của Ngài Đạo Nguyên như sau:
Xuân có hoa
Hạ có nóng
Thu có trăng
Đông có tuyết, băng ...

Đó là ảnh hưởng của Thiền - là tâm hồn của Trà đạo - là nét họa của Đông Phương. Đó cũng là sự tiếp xúc với hoa Thung trong sự sinh hoạt hằng ngày của người Nhật mà trong tác phẩm của tôi (tác giả) đã nói lên được sự kết hợp đó.
Trong cuộc đời này chẳng có cái gì tuyệt đối cả. Có rồi không, không rồi có. Có của sự có là không và có là sự phủ định để được đồng nghĩa với sự không. Đó là hai lý luận đối nghịch với nhau, nhưng qua câu "không tức là có" nghĩa là trong cái không có cái có vậy. Điều đó chứng tỏ rằng trong cái gì được gọi là tồn tại cũng đều hàm chứa cái ý nghĩa không cả.
Mà không cũng chẳng phải là không - không tức là có. Đó là một sự lý luận cực kỳ vi diệu theo tinh thần Bát Nhã. Trong sự phát minh về số học, người ta gọi số không là không, nhưng trong phạm vi số học của Ấn Độ thì số không vẫn còn tính đếm được.
Trong cuộc đời này người ta thường gọi chỉ có những cái gì có là một sự tồn tại và cái gì không là cả thế giới này đều không, nhưng thời gian và không gian sẽ vượt lên trên tất cả thế giới này. Đó là trí tuệ của bậc Giác Ngộ.
Nếu cứ giải thích lẩn quẩn như thế này thì cũng chưa hiểu gì về Thiền cả. Vì sự giải thích chỉ là một sự giải thích chứ không phải Thiền. Thiền là thế giới "không cần đến chữ nghĩa", chữ nghĩa không thể diễn tả được Thiền, vì Thiền là "dĩ tâm truyền tâm". Tâm này có thể kết hợp với tâm kia, ngoài ra không thể giải thích được.
Công án của Thiền được thí dụ như Đức Phật cầm cành hoa sen đưa lên trong pháp hội tại Linh Thứu Sơn. Ngài cầm cành hoa trên tay và quay ra phía Đại Chúng. Tất cả những đệ tử của Ngài hiện diện trong Pháp Hội không ai hiểu ý Ngài muốn nói gì cả, chỉ có Ngài Ca Diếp (một trong 10) Đại Đệ Tử của Phật - và là Tổ thứ hai) mỉm cười. Đoạn Đức Thế Tôn thụ ký cho Ngài Ca Diếp bằng Chánh Pháp Nhãn Tạng, bằng Niết Bàn Diệu Tâm, bằng thật tướng vô tướng và vi diệu pháp môn của Ngài. Không cần đến chữ nghĩa, không truyền từ bên ngoài và chỉ truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp.
Bởi vì sự Giác Ngộ của Thiền không có hình thức cho nên tìm sự lý luận để hiểu được Thiền là cả một điều khó khăn và hoài công vô ích. Nếu Thiền hiểu được bằng tri thức thì Thiền ấy chẳng phải là Thiền.
Từ Sơ Tổ Thiền Tông của Trung Quốc là Bồ Đề Đạt Ma cho đến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674) có nhiều môn đệ giỏi về thi văn như Ngài Thần Tú (606-706) đã làm một bài thơ như sau:
Thân là gốc Bồ Đề
Tâm là đài gương sáng
Ngày đêm thường lau chùi
Bụi trần ai hết sạch.

Ai ai cũng có Phật tánh và nếu siêng năng gìn giữ và tu hành nhất mực thì Phật tánh hiển lộ. Vì lối lý luận hợp lý như vậy, nên mọi người đều cảm thán tài của Thần Tú
Nhưng đồng thời lúc đó có một người mới lên 3 tuổi đã mất cha, sống trong cảnh nghèo cùng, không được giáo dục, xin vào chùa làm công quả bửa củi, xay lúa, sàng gạo để phụng sự Chúng Tăng. Đó là Ngài Huệ Năng (638-713) đã sửa lại bài thơ trên như sau:
Bồ Đề vốn không gốc
Tâm không một tấm gương
Trước sau không một vật
Lấy gì để lau chùi.

Ngài Hoằng Nhẫn (Đệ Ngũ Tổ) thấy Thần Tú còn chấp ở lý, nên chỉ truyền tâm ấn cho Huệ Năng và Huệ Năng trở thành Lục Tổ của Thiền Tông Trung Quốc.
Vì Thần Tú còn chấp vào lý và sự để giải thích sự Giác Ngộ, nên còn đứng bên ngoài Thiền chứ chưa đạt được tâm Thiền.

Tọa Thiền
Toàn quốc Nhật Bản có tất cả khoảng 73.000 ngôi chùa Phật Giáo, trong đó Thiền Tông chiếm hơn 1/4 tổng số chùa chiền tại xứ Nhật. Nếu đi thăm những chùa thuộc Thiền Tông, người ta cũng thấy được nhiều tông phái và tông phong tùy theo từng chi nhánh của Thiền. Cách ngồi Thiền cũng tùy theo từng tông phái mà có sự khác nhau, nhưng người cầu đạo không nên câu nệ vào hình thức sai biệt đó thì sự ngồi Thiền mới tinh thục được.
20.000 ngôi chùa Thiền Tông trong toàn nước Nhật cũng có chùa tọa Thiền nhưng cũng có chùa không quan tâm đến việc ấy. Thế nhưng, nếu tìm hiểu cho thật kỹ thì chùa nào thuộc về Thiền vẫn còn phong vị của Thiền. Nếu những hành giả nào có ý muốn ngồi Thiền thì trước tiên nên tìm hiểu những chùa có ngồi Thiền.
Có chùa có Thiền đường riêng dùng làm chỗ tọa thiền cho Thiền sinh, nhưng cũng có nhiều chùa dùng chánh điện để làm chỗ ngồi Thiền. Có nhiều nơi còn dùng đến đạo tràng để ngồi Thiền nữa.
Trong những chùa Thiền thường có những phong vị khác hơn những chùa thuộc Mật Tông như Thiên Thai, Chơn Ngôn, Tịnh Độ, hoặc Tịnh Độ Chơn Tông. Ngoài ra những chùa Thiền cũng khác với những chùa thuộc tông Pháp Hoa. Chùa Thiền thường có chánh điện to lớn, trang hoàng đơn giản nhưng thật trang nghiêm. Chùa nào cũng có vườn cây, mà cây khô lại nhiều. Những người hay bận rộn với việc thế gian hay bị cuộc đời làm cho khổ não, khi vào chùa tự nhiên thấy mình khỏe khoắn hẳn lên, tâm hồn được thanh thản như người vừa thoát tục. Vì lẽ dễ hiểu là chùa luôn luôn trang nghiêm thanh tịnh.
Sự ngồi Thiền xưa nay cũng có một vài sự biến đổi, nhưng một số nguyên tắc căn bản phải được lưu giữ. Ví dụ như không được mặc quần đùi hay váy cao vào chánh điện. Lúc đi phải để hai tay ngang ngực, hay lễ lạy 3 lạy v.v... những người trẻ sinh ra trong thế hệ này thường thực hành sai rất nhiều những qui tắc trên.
Thiền Lâm Tế và Thiền Tào Động cũng có rất nhiều sự sai biệt. Ví dụ như nhà vệ sinh Lâm Tế Tông gọi là "tuyết ấn", Tào Động gọi là "đông ty". Ngay cả cùng một Tông Lâm Tế nhưng phái Diệu Tâm và phái Kiến Trường tự cũng khác nhau, nhưng Thiền thuộc Tào Động Tông thì dầu ở đâu cũng ít có sự khác biệt, nhưng việc này cũng tùy thuộc nơi Sư Trưởng, người chỉ đạo v.v... giải thích khác nhau về bối cảnh lịch sử của chùa mình.
Thiền Lâm Tế - việc chính yếu trong lúc ngồi Thiền là nhận Công Án từ vị Thiền Sư. Ví dụ như Công Án "âm thanh của hai bàn tay". Hai tay hợp lại tạo thành âm thanh. Nhưng tay mặt tạo thành âm thanh hay tay trái tạo thành âm thanh ? Đó là đề tài bắt buộc Thiền sinh phải giải đáp. Nếu qua được việc này thì được nhận tiếp những Công Án khác.
Trong Thiền Tào Động chỉ có một số Thiền Sư cho Công Án như Thiền Lâm Tế, ngoài ra hầu như không làm như thế.
Khi nào muốn ngồi Thiền một cách thực sự thì hãy đi đến chùa, tìm vào chánh điện hay Thiền đường, tập cách ngồi, hoặc giả tìm người hướng dẫn, chỉ cho việc chuẩn bị ngồi Thiền, như vậy tốt hơn. Khi đã vào trong Thiền đường để ngồi Thiền, nơi đây thường khác với những sinh hoạt thường ngày trong thế sự, nên dầu cho có mê hay ngộ đối với việc tọa thiền chơn chánh nó sẽ sinh ra nhiều ấn tượng tốt.
Thế nhưng sự chuẩn bị cho tri thức, cũng chỉ là một sự chuẩn bị. Đối với Thiền tri thức chỉ là một quan niệm tốt chứ không là một sự tu hành chơn chánh.
Lúc đi đến Đạo Tràng để ngồi Thiền tâm hồn của chính mình không yên tịnh cũng không sao, nhưng lúc ngồi Thiền phải giữ tâm hồn mình một cách vững chắc mới được. Trong lúc ngồi Thiền hãy cố gắng giữ những tín điều, hay những nguyên tắc để tâm hồn mình được yên tịnh. Ngài Đạo Nguyên đã dạy như sau : "Thân mệnh này là vô thường, nên đem thân ra hành đạo. Vì thế ngay bây giờ phải siêng năng tinh tấn".
Chỗ để ngồi Thiền phải là chỗ được xây riêng biệt ngoài chánh điện mới đúng. Ngay giữa Thiền đường nên thờ tượng Ngài Bồ Tát Văn Thù, tượng trưng cho trí tuệ. Cũng nên chia ra từng khu nhất định để được riêng biệt. Trường hợp những người mới sơ tâm cầu đạo không được phép vào Thiền đường một mình. Vị trí của người mới phát tâm cầu đạo còn nằm ở ngoài Thiền đường. Nếu tu hành đến một trình độ khả dĩ tiến bộ thì được phép đi vào Thiền đường. Nếu không sẽ bị cấm chỉ.
Người tu hành lúc ở trong chùa hay lúc đi lại trong Thiền đường phải để hai tay lên ngực bước đi một cách yên lặng. Nghĩa là tay trái để lên tay phải và đặt lên trên ngực. Nếu có người đi trước chỉ dẫn thì dễ nhớ hơn. Nếu ở trong hành lang của chùa, hay trong phòng gặp Tu sĩ hay người đi lễ bái phải dừng lại, chắp hai tay khẽ cúi đầu chào.
Lúc đi vào Thiền đường bắt buộc phải đi phía bên phải bằng chân phải trước. Lúc đi ra cùng cửa đi vào và đi bằng chân trái trước.
Lúc vào Thiền đường rồi phải đứng yên một chút, đoạn chắp tay cúi đầu, sau đó cung tay lại, tiếp tục yên lặng ngồi xuống chỗ ngồi thiền của mình. Đầu tiên phải xá lễ chỗ ngồi, rồi xoay lại bên trái chỗ ngồi lễ bái người ngồi thiền đối diện. Làm tất cả những nghi lễ này xong, đoạn quay lại phía bên trái một lần nữa, ngồi lên trên tọa cụ từ phía bên phải, hạ lưng xuống và điều chỉnh áo quần, xếp chân lại để ngồi thiền.
Viết bằng câu văn để diễn tả những việc trên trở nên khó khăn, nhưng thực tế, nếu làm thử thì không có khó như điều đã viết ở trên.

Phương pháp tọa thiền
Cách ngồi thiền có hai. Đó là kiết già phu tọa và bán già phu tọa. Người nào ngồi quen với lối kiết già thì tốt nhưng chân hay bị đau, hoặc giả những người tật nguyền không ngồi theo lối này được. Ngồi bán già cũng tốt, nhưng nếu nói ngồi cho đúng phương pháp phải nói là lối ngồi kiết già.
Kiết già phu tọa nghĩa là: chân phải để trên chân trái và chân trái để trên chân phải, hai chân phải tréo vào nhau. Bán già phu tọa nghĩa là: chỉ chân trái bỏ lên mặt là đủ. Nếu hai lòng bàn chân càng để sâu vào chừng nào thì lúc an định càng mạnh chừng ấy. Hai bắp vế phải tựa sát trên mặt chiếu. Lưng ngồi thật ngay thẳng. Như thế mới đúng cách ngồi thiền.
Phải chọn những tọa cụ nào thích hợp với thân thể để ngồi, phải luyện tập nhiều lần thật công phu, lưng ngồi mới thẳng được một cách tự nhiên. Đầu dừng lại ở thế hơi cúi xuống một chút. Lỗ mũi và lỗ rốn phải ngay một đường trực tuyến, như thế khi thở mới tạo được sự điều hòa. Đầu phải giữ cho thật thăng bằng thì mới tạo được sự hô hấp nhịp nhàng. Hai tay phải vòng lại theo lối Pháp giới định ấn. Ấn này là ấn lúc Đức Thích Ca thành đạo. Hai tay phải đan sát vào nhau chỉ có hai ngón tay trỏ là để hở thôi. Đặt lên trên hai bàn chân và ngay trước lỗ rốn.
Hai môi nên mím lại đừng cho hở thấy răng không cố gắng tạo thành một sức lực để cưỡng lại việc trên trong lúc ngồi.
Mắt không được nhắm nghiền lại, mà cũng không được mở to (nếu nhắm lại là chạy trốn thực tại, mở to ra lại bị loạn tâm) chỉ được nhìn cảnh trước mặt mình chừng một mét vào một điểm nhất định nào đó mà thôi.
Với tư thế như trên, hạ lưng xuống tọa cụ để ngồi, khi thấy thoải mái tự nhiên, giao động qua lại vài lần từ bên phải qua bên trái cho đến lúc thân thể trở lại vị trí bình thường. Dầu sao chăng nữa thân thể của những người mới luyện tập lần đầu cũng cứng cỏi, nhưng nếu xả bỏ tất cả những lực trong toàn thân thể ra thì tạng phủ trong người trở lại một cách bình thường.
Khi đã điều chỉnh thân thể rồi, bắt đầu hô hấp, thở ra hít vào một cách yên lặng. Điều này gọi là "khiến khí nhứt tức", nếu thở 2 hay 3 lần liên tục như vậy, thấy mình bình thường thoải mái. Điều chỉnh sự hô hấp của chính mình là vấn đề cần thiết quyết định việc ngồi thiền của mình.
Dáng ngồi của chính mình, tự mình không thể thấy được, tùy theo từng người có từng cố tật khác nhau. Có nhiều người cố gắng ngồi đúng cách đi chăng nữa, nhưng cũng có lắm trường hợp không thể ngồi đúng cách được, phải nhờ người chỉ đạo sửa giúp mình hay tự chính mình ngồi trước một cái kiếng để kiểm soát thế ngồi của mình.
Dần dần bắt đầu đi vào thiền định, nếu lúc ngồi mà đầu óc bứt rứt khó chịu nghĩa là tạp niệm đã xen vào. Trong đầu óc lúc nào cũng bị những vọng niệm đến xâm chiếm hết giây này đến phút khác, nếu tìm cách vứt bỏ cái này đi thì tạp niệm mới khác lại xâm chiếm trở lại, không có lúc nào dừng nghỉ. Trong khi đó tay chân trở nên đau nhức lạ thường.
Nếu xả bỏ tạp niệm này bằng sức lực thì tạp niệm khác lại nhẫn nại kéo đến, nếu tạp niệm sanh đừng cố gắng dập tắt tạp niệm ấy mà hãy giữ những tạp niệm nguyên như vậy, đến một lúc nào đó tự nhiên tạp niệm sẽ trở thành một khoảng trống không. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần như thế này, ấy là việc ngồi thiền cho chính mình vậy.
Chân sẽ bị đau theo thời gian ngồi lâu hay mau. Sự dứt bỏ tạp niệm đã là việc khó khăn khổ não, nhưng nó khác hơn sự đau nhức của thân thể. Trong lúc này người tọa thiền nên nghĩ rằng: "Không phải là ai cũng đang chịu đựng sự khổ như mình sao ? và sự đau đớn của đôi chân không làm cho ta chết được v.v...". Đó là một phương pháp tập cho mình thật có đầy đủ sức kiên nhẫn trong lúc ngồi thiền vậy.
Khi tiếng chuông chỉ tịnh ngân lên, báo hiệu sự ngồi thiền chấm dứt, khi buông xả hai tay hai chân ra tức là buông xả tâm mình ra. Sự đau nhức của hai chân bao nhiêu thì lòng tự tín lại trở lại bấy nhiêu. Đây là lúc sức mạnh tinh thần của mình được xác định lại một lần nữa.
Dầu cố gắng thế nào đi chăng nữa, nhưng lúc ngồi thiền chân vẫn thấy đau, hai tay chắp lại để nhờ người đi cảnh sách đánh lên hai vai mình nhiều lần để cảnh tỉnh cái tâm giãi đãi của mình. Khi được đánh như vậy tâm trở nên yên tịnh lạ thường. Sự đau đớn của đôi chân cũng tiêu đi một cách nhẹ nhàng kỳ diệu (đây tuyệt đối không phải là một hình phạt trong Thiền đường, như bao nhiêu người xem truyền hình thường hay nghĩ vậy, mà chỉ là một phương pháp cảnh tỉnh chính nội tâm mình khi có vọng niệm xảy đến). Hoặc là yên lặng đổi thế ngồi của hai chân cho hợp lý cũng không có sao cả.
Cách ngồi thiền này được gọi là cách ngồi "phi tư lương" - là một yếu thuật vậy. Ngài Đạo Nguyên đã dạy trong "Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi" như vậy.
Phi tư lương nghĩa là như thế nào ? Điều đó thật khó giải thích, mà cũng không thể giải thích được nữa. Nếu giải thích thì không phải là phi tư lương nữa. Phi tư lương chỉ nghĩa là phi tư lương (ở đây cũng gần đồng nghĩa với chữ: bất khả thuyết, bất khả tư nghì, bất khả vấn v.v...).
Sự chứng đắc được thiền không ngoài phương pháp ngồi thiền, những học giả, những vĩ nhân trong cõi trần này, cái gì cũng biết cả. Biết ai đã nói ra việc đó, ai đã giảng điều đó, nhưng khi hỏi họ là ai thì họ không hiểu họ là ai cả. Ngồi thiền không phải là để tìm hiểu tha nhân mà để tìm hiểu chính mình. Và cũng thế đó - trở về với Phật Giáo là trở về với bản thể chơn tâm của mình - không tìm cầu bên ngoài, không vọng động, không chấp trước. Chỉ có chơn tâm là chơn lý bền vững nhất, ngoài ra những cái gì còn được đối đãi trong thế gian hữu hạn này đều còn bị chi phối bởi luật vô thường của tạo hóa. Bởi vậy cho nên ngồi thiền không phải là sự nhận xét và phán đoán của tri thức.
Càng ngồi thiền nhiều chừng nào thì những âm thanh của hoài nghi càng nhiều chừng ấy. Ví dụ như hành giả tự nghi vấn rằng: "Không biết ngồi thiền như thế này có tạo thành sức mạnh của nội tâm hay không ?" hoặc tự hỏi "Không biết phương pháp ngày xưa như thế bây giờ có hợp với thời đại này không ? ...".
Con người trong xã hội hiện tại hay lý luận bằng tri thức. Vì tri thức còn hoài nghi nên mới phát sanh như vậy. Nếu chúng ta muốn biết một điều gì thì tri thức lại thường hay đến trong đầu óc của chúng ta để phán định sự nghi ngờ đó. Vì bị huấn luyện theo tập quán như vậy, nên con người trong xã hội hiện tại dầu cho có ngồi thiền bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể đạt được thiền phần nào cả. Nó sẽ bị trả về với thế giới tri thức một lần nữa, nó sẽ hoài nghi về việc ngồi thiền. Đây là kết quả của đời sống văn minh vật chất ngày nay.
Trong những chương trước cũng đã có nói về lời dạy của Ngài Đạo Nguyên như sau:
"Học Phật Đạo tức là học ở chính mình, học ở chính mình là học ở bản ngã tự thân. Học được bản ngã tự thân là chứng được vạn pháp ở trong cuộc đời này.
Nếu chìm lặng trong bản ngã thì sự tu chứng vạn pháp là sai. Nếu giác ngộ được vạn pháp thì sự tu chứng của bản ngã là đúng".
Nếu sự nghi ngờ còn có, vậy việc ấy là gì ? Điều này không phải vì ngồi thiền mà có sự nghi ngờ - ngồi thiền chỉ là một khái niệm, mà nghi ngờ là đối nghịch lại với khái niệm. Sự nghi ngờ này là một sự mê mờ vậy.
Tri thức có tính cách khách quan, phổ thông, đại chúng và thông dụng cho mọi người, nhưng điều đó sẽ bị sa vào hố thẳm. Tri thức không phải là một cố tánh mà lại càng không phải là quyển bách khoa tự điển, không phải là quyển sách. Vì tri thức không phát sinh ra trí tuệ được.
Ngài Đạo Nguyên nói con đường Phật Đạo là sự chơn thật của việc tọa thiền. Tọa thiền được gọi là tìm thấy tự chính mình. Từ sự tìm thấy ấy sẽ sinh ra trí tuệ. Trí tuệ không bị biến đổi từ tri thức mà là sự bắt đầu nhận thấy được chính mình vậy.
Ngồi thiền nhiều bao nhiêu thì sự nghi ngờ đến bấy nhiêu. Sự nghi ngờ càng đến thì càng sinh ra cái nghi ngờ khác, và sự ngờ vực đó không bao giờ có thể dập tắt được. Khi sự nghi ngờ càng gia tăng thì chính thể xác mình cũng bị quên đi. Nếu sông càng lớn thì sóng càng to chứ không bao giờ nhỏ lại được.
Nếu người bị tri thức làm chủ thì họ công nhận sự tồn tại về sự khái niệm trong việc ngồi thiền. Ngồi thiền là một sự suy nghĩ chơn chánh (chánh tư duy), yên lặng và tịch tĩnh. Ngồi thiền là tự tạo cho mình có một dòng suối mát là tu học ở chính mình, được thể nghiệm bởi chính mình, là nguyên nhân để tự chứng được vạn pháp vậy.
Nếu càng muốn giác ngộ thì càng bị lạc vào trong chốn mê mờ. Chỉ có vậy thôi.
Đệ tử của Ngài Đạo Nguyên là Hoài Trang đã viết "Chánh Pháp Nhãn Tạng Tùy Thinh Ký" còn sót lại cho đến ngày nay và trong ấy nói:
"Chứng đắc được là có thân thể đoan nghiêm, đứng đắn". Ngồi thiền trong đầu không phải là nghĩ như thế này hay thế kia mà là một sự thể nghiệm của toàn thể thân thể mình vậy. Toàn thân ở đây không phải là nhục thể mà cả thân lẫn tâm cộng chung là thân thể vậy. Ngồi thiền không thể nghĩ thân và tâm là hai sự cá biệt khác nhau mà cả tâm lẫn thân phải đem học đạo. Đó là con đường duy nhất vậy.
Trong những chùa của Thiền Tông thỉnh thoảng có thực tập nghiên cứu sự vấn đáp của chính mình. Cung kính chắp hai tay đứng trước người chỉ đạo và nói những điều nghi ngờ của chính mình. Ví dụ như câu: "Phật là như thế nào ?" hoặc là "Phật có phải là xa lìa tâm thân không ?" v.v... nếu những hành giả của Thiền hỏi được những câu hỏi như vậy thì hành giả đó được người chỉ đạo khen rằng tốt.
Một câu niệm, một câu nghi vấn và chính tự mình phải giải đáp lấy, đó là con đường có thể dẫn mình đến chân lý của Thiền vậy. Việc này cũng không thể giải thích bằng lối lý luận được để hiểu một câu có hoặc một câu không. Không có cũng không không. Vì thân và tâm chỉ là một. Thân và tâm không thể rời khỏi nhau mà lìa ra sự chấp trước của tri thức. Đó là sự cần thiết tự học hỏi ở chính mình vậy.

Sự hành trì hằng ngày
Người hay ngồi thiền không có nghĩa là suốt ngày chỉ biết có việc ngồi thiền, nghĩa là hằng ngày chỉ có việc lên Thiền đường để ngồi thiền mà thôi mà phải theo những qui luật năm, tháng, ngày, giờ và tùy theo từng chùa nữa. Đó là đời sống của Thiền môn vậy.
Tùy theo từng chùa của Thiền Tông, cũng tùy theo từng phái, từng khu vực khác nhau và từng mùa, nên cũng có những sự khác nhau đáng kể, nhưng đại để thì cách hành trì hàng ngày như sau :

4:00 giờ sáng thức dậy
4:15 ngồi thiền
5:00 tụng kinh
7:00 ăn sáng
8:00 làm việc
10:00 giảng kinh
11:30 thọ trai
14:30 tụng kinh
16:30 ăn chiều
17:00 tắm rửa
20:00 ngồi thiền
21:00 ngủ.
Đây là nhật trình mùa Hạ, còn mùa Đông thì thức dậy lúc 4 giờ 30 phút sáng và có một vài thay đổi.
Ngoài ra còn có những công việc Phật sự hằng năm trong những chùa Thiền Tông như sau : Ví dụ như chùa Tổ đình Tổng Trì tự (Sooji ji) ở Yokohama của Tào Động tông:
Ngày mồng Một, Hai, Ba tháng Giêng là ngày lễ kỳ nguyện đầu năm.
Ngày 26 tháng giêng là ngày hội Đản Sanh của Đức Cao Tổ.
Ngày mồng 3 tháng 2 là ngày hội tiết phân.
Ngày 15 tháng 2 kỷ niệm Đức Thích Tôn nhập Niết Bàn.
Từ 17 tháng 3 cho đến 23 tháng 3 là ngày lễ Bỉ Ngạn (Higan) (lễ Thanh Minh của người Trung Hoa và Việt Nam).
Ngày mồng 8 tháng 4 là lễ Phật Đản.
Từ 10 tháng 4 đến 16 tháng 4 là lễ báo ân thọ giới hội.
Từ 21 tháng 6 đến 26 tháng 6 là lễ truyền quang hội nhiếp tâm.
Từ mồng Một tháng 7 đến 15 tháng 7 là lễ Vu Lan bồn.
Từ 21 tháng 7 đến 25 tháng 7 là tham thiền hội về mùa Hạ.
Từ 21 tháng 9 đến 26 tháng 9 là lễ Thanh Minh mùa Thu.
Ngày mồng 5 tháng 10 là ngày kỵ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.
Từ 12 tháng 10 đến 15 tháng 10 là ngày kỵ Tổ khai sơn.
Ngày 21 tháng 11 là ngày kỵ giáng sinh của Tổ khai sơn.
Từ mồng 1 đến mồng 8 tháng 12 là lễ Lộ bát tiếp tân hội.
Ngoài những công việc này ra còn có lễ an cư kiết hạ và an cư kiết đông. Nghĩa là 90 ngày cấm túc tu hành, và ngày chủ nhật trong mùa an cư là ngày của những người Phật Tử tại gia đến tham thiền. Vào mùa an cư kiết đông thì những Tu sĩ đi khất thực trong sự giá rét. Đó là một phương pháp tu hành vậy.
Nếu đúng theo nghĩa tham thiền thì phải xa lìa tình vợ con, nghĩa phụ mẫu, xuất gia tìm Thầy học đạo thì mới đúng, nhưng những người còn vợ, còn con, còn bận bịu với cuộc sống hằng ngày trong kế sinh nhai, còn công ăn việc làm, học hành chưa dứt thì những kẻ ấy không thể gọi là người xuất gia được.
Mặc dầu không xuất gia nhưng vẫn có thể tọa thiền và cũng có thể chứng đắc được nếu sống đúng nghĩa với cách sống của một con người thực tập thiền định.
Những người tại gia ngồi thiền gọi là Cư sĩ. Ở Ấn Độ có ông Trưởng giả Duy Ma Cật là người Cư sĩ mà tu cũng chứng được đạo như thường. Bởi vì khắp nơi ông đều có những bậc thiện tri thức bên cạnh, nên sau khi Duy Ma Cật chứng đắc được Đạo có tạo ra một loại kinh, gọi là kinh Duy Ma Cật. Duy Ma Cật là một người tượng trưng trong cõi thế, ở đời nhưng vẫn có thể tu thành Đạo để cho người đời kim cổ soi chung.
Có nhiều người không xuất gia, là Cư sĩ nhưng ngộ đạo cũng khá nhiều trong thời kỳ chánh pháp cũng như tượng pháp.
Những người đã giới thiệu Thiền cho các xã hội Âu Mỹ ngày nay đều là những Cư sĩ như Suzuki Daietsu và Oouchi Seilan của Tào Động Tông. Cũng có lắm người làm nghề nhà hàng ở Tokyo cũng là những Thiền sinh nổi tiếng. Ở tại Pháp có một người Nhật lúc 51 tuổi ông ta mới xuất gia học đạo, ông ta đã bỏ tất cả sự nghiệp của đời mình để chuyên môn lo việc Thiền định và ngày nay ông ta có rất nhiều đệ tử quy y theo để học Đạo.
Thiền không phải là công việc riêng của người Tu sĩ. Thiền mở cửa tất cả cho những kẻ muốn tìm cầu. Trong quyển Vô Môn Quan phần mở đầu có viết như sau:
Đại Đạo vô môn - (con đường lớn không có cửa vào).
Thiên sai biệt - (có nhiều sự khác nhau).
Môn tú đắc - (Nếu vào được cửa này).
Càn khôn độc bộ - (Đi thong thả một mình trong vũ trụ).
Đối với con người, chỗ nào có cửa ngõ vào bảo rằng khó, nhưng chỗ không có ngõ mà lại vào được mới là chuyện khó hơn. Nhưng vô môn ở đây không phải là chuyện có cửa hay không có cửa vào. Bởi thế cho nên Thiền không phân biệt là Cư sĩ hay Tu sĩ mà mỗi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày phải làm như thế nào để hợp với Thiền, đó là một điều rất cần thiết.

Tâm hồn giống như bầu trời rộng
Đối với những người bận rộn thì không bao giờ thấy mình được rảnh rỗi cả. Lúc nào thấy không có công việc gì nhiều nên đi ra ngoài đồng trống, nhìn lên bầu trời xanh, hít thở không khí trong lành của thiên nhiên trong sạch ấy thì mới hay rằng mình đang được sống trong một thế giới có ý nghĩa. Ở đây thiên nhiên hợp với tâm thiền. Trong kinh Bát Nhã có đoạn "tâm vô quái ngại" nghĩa là tâm và cảnh không có sự ràng buộc vậy.
Trong "Tín Tâm Lục" có viết như sau: "Trên dưới không biết là sự không mong muốn. Đây chính là một sự không vậy".
Nếu ngộ được Thiền tức là ngộ được cái không. Ấy là nhập và trụ được vào tâm an định. Có nhiều người nghĩ không là không, và có nhiều người nghĩ không là có một cái gì đặc biệt của một thế giới khác v.v... Những sự nhận xét đó, tất cả đều là những sự thấy sai. Có hoặc không, không là điều liên hệ đáng nói mà sự thật của có và không, không là gì cả.
Không đã là một sự khó hiểu, mà "cái không lớn" có người lại nghĩ có cái gì đây, nhưng thực tế "không lớn" ở đây là không có gì cả. Nếu đi tìm cái rỗng không thì bao giờ cũng rỗng không cả, chứ không có cái cuối cùng của sự rỗng không.
Trong Trí Tâm Lục có viết: "Không là giống nhau và hợp thành của vũ trụ. Không vọng tưởng trong sâm la vạn tưởng, không mê hoặc. Ấy là tự mình lấy kiếng soi được tâm mình vậy".
Trong quyển tiểu thuyết của Daibutsu Jiro có viết rằng: Gặp thời gặp lúc thì hoa nở rộ. Hoa nở như không đợi chờ ai. Vì đã đến giờ và đến lúc. Không phải vì sự lưu tâm xem hoa của kẻ khác, hay vì sự tán thưởng của mọi người mà (thiếu mất một đoạn ở đây)

- "Tự ngã" của mỗi con người thâm cứu về chư Phật và chư Tổ sư trong quá khứ".
Theo chủ trương của Ngài Lợi Hưu thì đó là một tâm hồn thoát tục, một ý niệm có tính cách quý trọng sự cao đẹp trong cuộc sống căn bản hằng ngày.
Từ thời đại Kamakura cho đến giữa thời ấy, có cả hơn 100 Tăng sĩ giữa hai nước Nhật Bản và triều Tống của Trung Hoa qua lại với nhau. Sau khi Phật Giáo được truyền vào Nhật chừng một thế kỷ thì dân chúng của Nhật Bản tin theo Thiền Học càng ngày càng đông và từ đó khắp nơi trên đất Nhật, nơi nào những chùa Thiền cũng được dựng lên và bắt đầu hình thành một nét đặc thù về văn hóa của Nhật Bản. Dưới triều đại Mạc Phủ (Bakkufu) người ta thường hay nói đến văn hóa Chí Đinh và văn hóa Đông Sơn, nhưng phải thành thật mà nói trọng tâm của những văn hóa này vẫn là tinh thần của Thiền Học. Vì Thiền Tông không phải là một tông phái chỉ biết lễ bái những tượng Phật, mà mục đích của Thiền là phải tự ngộ lấy ở chính mình, do đó, việc kiến trúc chùa chiền cho đẹp đẽ, hay tô tượng cho tráng lệ đều không phải thuộc về Thiền. Thiền được thấy như là một phương pháp thực tiễn mà trong đó có tính cách tự do rất nhiều. Đây cũng là tính cách rất đặc biệt về văn hóa của Thiền.

Thơ đạo
Người bình dân thường gọi chữ viết là "bút tích", nhưng chữ viết của Thiền Tăng gọi là "mặc tích". Những mặc tích này vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay như: Ẩn khả trạng, Dịch Cô kệ, Di kệ ... nói về sự liên hệ giữa Thầy trò môn đệ và Thanh Quy của chế độ Thiền Viện, liên hệ đến việc hành trì và những bài thơ kệ ngâm vịnh trong chùa đều là những mặc tích.
Sự đặc thù của mặc tích được suy nghĩ như là "văn tự của những Thiền Tăng là những con người thật". Lại nữa, mặc tích biểu hiện được cá tính tự do thô lỗ và phóng đại trên nét chữ của Thiền Tăng. Đó cũng là truyền thống cách họa chữ được phát hiện.
Với cuộc sống tu hành nghiêm nhặt và dạt dào của một Thiền Tăng được biểu hiện trên nét chữ của họ, nếu người sơ tâm học đạo khó có thể hiểu được sự nhiệm mầu này.
Mặc tích nổi tiếng tại Nhật là của Ngài Nhứt Sơn viết về "lục tổ kệ" trên giấy cảo, của Ngài Đại Tăng Quốc Sư bài "Kệ Đảnh" và của Ngài Bạch Ơn bài "Tử Tự" là những mặc tích nổi danh còn sót lại cho đến ngày nay.

( Đặc San Viên Giác số 5 - Bộ mới số 6
(Tháng 8. 1980 - tháng 12.1981 )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 3260)
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
30/06/2011(Xem: 5146)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
30/06/2011(Xem: 7270)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
31/05/2011(Xem: 3128)
Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau. Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.
14/05/2011(Xem: 6686)
Nói về Thiền Vipassana thì có rất nhiều vị tăng nổi tiếng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đã giảng dạy, nhưng đặc biệt là pháp Thiền được phổ biến ở Âu châu, Mỹ châu lại là pháp Thiền của U Ba Khin, một vị cư sĩ người Miến điện. Nhiều Trung tâm Thiền quốc tế (International Meditation Centers) đã được thành lập tại nhiều nước để truyền bá pháp Thiền của U Ba Khin. Pháp Thiền của U Ba Khin thuộc môn Thiền Vipassana (tiếng Phạn, có nghĩa là Quán, Insight meditation). Thiền Vipassana thuộc hệ thống Nam Tông (Tiểu thừa), căn cứ theo những pháp dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta). Kinh này chỉ pháp tu một cách tổng quát với những nguyên tắc rộng lớn mà không đi sâu vào chi tiết thực hành như pháp Niệm hơi thở (Anapanasati) cho nên khi thực hành có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo sự chứng đắc của mỗi thầy, vì vậy không có được một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Tuy vậy dù phương pháp khác nhau nhưng tất cả các Thiền Vipassana đều căn cứ vào kinh Tứ Niệm Xứ.
14/05/2011(Xem: 8000)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
09/05/2011(Xem: 5151)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
30/04/2011(Xem: 8438)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa và Thiền Tông.
25/04/2011(Xem: 7597)
Con đường thiền tập là chánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
24/04/2011(Xem: 6287)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]