- 01. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử
- 02. Tịnh Độ Tông của Ấn Độ
- 03. Tịnh Độ Tông của Trung Hoa
- 04. Tịnh Độ Tông của Nhật Bản
- 05. Tịnh Độ Tông của Tây Tạng
- 06. Phật Giáo thời kỳ đầu của người Âu Mỹ
- 07. Tịnh Độ Tông của Việt Nam
- 08. Con đường Tịnh Độ
- 09. Cùng một tác giả
- 10. Phương danh cúng dường
HT Thích Như Điển biên soạn
III. TỊNH ĐỘ TÔNG CỦA TRUNG HOA
Nếu hỏi rằng: Trên thế giới nầy nước nàocó lịch sử lâu đời nhất, thì ắt hẳn người ta sẽ nói: Ấn Độ và Trung Hoa và nếuhỏi tiếp rằng: Đạo nào có mặt lâu đời nhất trên hành tinh nầy, thì cũng sẽ đượctrả lời là: Ấn Độ giáo của Ấn Độ và Khổng giáo, Lão giáo của Trung Hoa. Nhưngkhi được hỏi rằng: Đạo nào có đông số tín đồ nhất, thì không phải là những đạovừa nêu trên, mà là Thiên Chúa giáo; một Tôn giáo xuất hiện sau Phật giáo cảhơn 6 thế kỷ, mà ngày nay số lượng tín đồ của Tôn giáo nầy là một tỷ rưỡi ngườitheo đạo trong số 7 tỷ người hiện có mặt trên quả địa cầu nầy.
Nếu hỏi rằng: Tôn giáo nào xuất hiện lâuđời và theo thứ tự thời gian ở trên quả đất nầy thì xin trả lời rằng: Ấn Độgiáo, Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo (gồm có cả Do Thái giáo,Thiên Chúa giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo) và Hồi giáo. Có những Tôngiáo xuất hiện đã 5.000 năm trên quả địa cầu nầy như Ấn Độ giáo; nhưng cũng cóTôn giáo chỉ mới xuất hiện hơn 1.500 năm nay, như Hồi giáo. Nhưng nếu sắp theothứ tự người theo thì phải kể rằng: Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phậtgiáo, Khổng giáo và Lão giáo.
Trong những Tôn giáo nầy có nhiều Tôn giáođã vượt ra khỏi ranh giới của quốc gia mà vị Giáo chủ ấy được sinh ra để manglời dạy ra truyền bá ở nước ngoài như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.Trong khi đó cũng có những Tôn giáo không thể vượt khỏi biên giới quê hương củamình để đi sâu vào sinh hoạt của các nước Âu Mỹ như: Ấn Độ giáo, Khổng giáo vàLão giáo.
Câu hỏi được đặt ra tại sao thì có nhiềucách trả lời khác nhau; nhưng vấn đề quan trọng ở đây là lời dạy của các vịgiáo chủ ấy có còn có giá trị qua thời gian và không gian hay không? Nếu có,thì Đạo ấy sẽ phát triển vững mạnh, không luận thời gian, năm tháng hay biên ảiquốc gia. Một Tôn giáo phải hội đủ 3 điều kiện. Đó là: Giáo chủ, giáo lý vàgiáo hội. Giáo chủ và giáo lý chúng ta đã rõ; nhưng giáo hội gồm Tăng Ni, TínĐồ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát triển mạngmạch của Tôn giáo đó. Nếu không có những người nầy, quả thật Tôn giáo đó sẽ hiuquạnh, không như thời điểm vàng son, lúc còn vị giáo chủ nữa.
Ngày xưa vấn đề giao thông không tiện lợinhư ngày nay; nên một văn thư, một tin tức đánh đi từ một nơi, đến một nơi khácnhận được, đôi khi phải trải qua hằng tháng, hằng năm; chứ không phải từngphút, giây như giai đoạn trong hiện tại (năm 2011) mà chúng ta đang có được.Bởi vậy những gì mà người xưa làm được, quả là đáng quý biết dường bao!
Khi Thái Tử Tất Đạt Đa sinh ra tại Ấn Độ,Khổng Tử ở Trung Hoa, ông ta đã nói với học trò của mình rằng: “Ông cảm như quảđất đang chuyển động”, mà thật thế! một vĩ nhân, một bậc giác ngộ ra đời thì cókhông biết bao nhiêu là điềm lạ xuất hiện trong thế gian nầy. Vì các Ngài khôngphải là những người thường.
Thế mà đã hơn 600 năm trôi qua, đến nămHán Minh Đế (58-75) vào thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch; người mới nằm mộng thấyPhật vàng và từ đó mới cho người qua Ấn Độ để thỉnh kinh. Đây là thời kỳ đầucủa Phật Giáo mới hình thành và đã nhập vào Trung Quốc.
“Theo sách Hán Pháp” bản nội truyện là mộttác phẩm gồm 5 quyển, được soạn vào thời nào và tên soạn giả là ai đều khôngrõ; nhưng sách nầy nói về việc Phật Giáo lúc mới du nhập Trung Quốc khoảng nămVĩnh Bình (58-75) đời Minh Đế nhà Hậu Hán và về tình hình Phật Giáo chống đỡ sựphê phán của Đạo Giáo. Nội dung sách ấy gồm 5 phẩm như sau:
- Minh Đế đắc mộng cầu pháp
- Thỉnh Pháp Sư lập tự công đức
- Dữ Chư đạo sĩ tỉ giảo độ thoát
- Minh Đế Đại Thần đẳng xưng dương
- Quảng thông lưu bố.
Đến nay bản hoàn chỉnh của sách nầy vẫnkhông thấy lưu truyền, chỉ thấy rải rác trong Quảng Hoàng Minh tập quyển 1, tậpcổ kim Phật Đạo luận hành quyển 1, Pháp Uyển Châu Lâm quyển 18, Tục tập cổ kimPhật Đạo luận hành v.v…
Các Ngài Đạo Tuyên và Trí Thăng cho rằngsách nầy là tác phẩm đời Hán Ngụy; nhưng trong các văn hiến từ đời Tùy trở vềtrước không thấy được đề cập tới. Nếu căn cứ vào nội dung mà phán đoán thì cóthể sách nầy là tác phẩm từ khoảng năm Thiên Giám (502-519) đời nhà Lương thuộcNam Triều trở về sau. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 2054). (Xem Luận PháTà quyển thượng; truyện Đàn Vô Tối trong Tục Cao Tăng truyện quyển 23; ThiềnTông phiên dịch chủ trong Phiên dịch danh nghĩa tập quyển 1).
Vào đầu thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch HánMinh Đế thuộc nhà Hậu Hán là người đầu tiên thấy được điềm lành; cho nên mớicho người sang Thiên Trúc để thỉnh kinh. Thuở ấy từ Kinh đô Lạc Dương đi qua ẤnĐộ chỉ có con đường biển là bình an hơn; nhưng ít nhất cũng 3 tháng đến 1 nămmới tới nơi; nhưng đến rồi; nào ngôn ngữ, phong tục, ăn uống ở tại xứ Ấn Độthuở bấy giờ chẳng phải là việc đơn thuần. Thế nhưng các nhà ngoại giao thuở ấycũng đã mang về cho Triều đình nhà Hậu Hán hai vị Đại Pháp Sư và Đại dịch giảvề sau nầy. Đó là hai Ngài Ma Đằng Ca Diếp và Ngài Trúc Pháp Lan. Bản kinh đầutiên được truyền vào đất Trung Quốc năm 68 sau Tây lịch là kinh Tứ Thập Nhịchương đã được hai vị nầy dịch ra chữ Hán. Ngày nay nếu có ai đó đi sang TrungQuốc, đến Kinh đô Lạc Dương, ghé thăm chùa Bạch Mã sẽ gặp đuợc mộ tháp của haiNgài vẫn còn chôn cất tại nơi đây và bản kinh nầy vẫn được Phật Giáo Trung Quốccho khắc vào đá hoa cương cho công chúng chiêm ngưỡng và đảnh lễ.
Trong sách trên có nói về việc thứ hai lànhà Vua và Triều đình đã thỉnh Pháp Sư lập tự công đức. Nghĩa là nhà vua muốnxây chùa để thờ Phật. Có lẽ hai vị Pháp Sư nầy đã chỉ cho nhà vua làm chùa nhưthế nào cũng như đặt hiệu chùa ra sao. Nên Bạch Mã là tên chùa đã được chọn. Vìđi thỉnh kinh cũng như đón rước kinh đến Kinh đô Lạc Dương đều do những conngựa trắng quý hiếm đến đón về; nên lấy tên là Bạch Mã. Chùa ngày xưa có lốikiến trúc theo Ấn Độ; nghĩa là bên trên nóc là vòm, trông như những ngôi tháptại Ấn Độ; chứ không lợp mái như kiểu của Trung Hoa. Vào cuối năm 2000 vừa quagiữa chính quyền Trung Hoa và Ấn Độ đã ký một văn bản quan trọng, nhằm tài trợđể xây một ngôi chùa to lớn tại đây theo kiểu cách của Ấn Độ để nhớ về cộinguồn cũng như lịch sử khởi nguyên Phật Giáo tại xứ nầy.
Điểm thứ ba là nhà Vua thích các vị PhápSư cùng với các vị Đạo Sĩ giảng thuyết để so sánh. Thuở ấy Nho gia tại TrungQuốc không thích Phật Giáo. Lão Giáo tuy chấp nhận Phật Giáo; nhưng muốn biếtcao thấp, nên nhà Vua đã cho quý Sư và Đạo Sĩ luận bàn với nhau. Nếu thuở ấycác vị Pháp Sư không thắng thì có lẽ Phật Giáo không được lưu hành và pháttriển tại Trung Quốc suốt 2.000 năm qua.
Điểm thứ tư là Vua Hán Minh Đế cùng vớicác Đại Thần xưng dương, tán thán. Điều ấy có nghĩa là nhà Vua đã hài lòng vàviệc nằm mộng thấy Phật vàng, việc cho người đi Ấn Độ thỉnh kinh và rước PhápSư về là việc tốt cho quê hương đất nước Trung Quốc; nên nhà Vua và triều thầnmới chấp nhận Phật Giáo một cách công khai như thế; trong khi tại Trung Hoatrước đó đã có Đạo Khổng và Đạo Lão rồi.
Việc cuối cùng là cho giáo lý từ bi, trítuệ ấy tiếp tục truyền bá khắp nhân gian. Vì lẽ chính nhà Vua và các vị ĐạiThần tai mình đã nghe, mắt mình đã thấy sự luận nghị và tư cách giữa các vịPháp Sư Phật Giáo và các vị Đạo Sĩ của Lão Giáo. Kể từ đó trở đi Phật Giáo tạiTrung Quốc đã trải qua bao đời với những phế hưng của lịch sử. Ví dụ như các vịVua và Hoàng Hậu nào thích giáo lý của Đạo Phật thì ủng hộ hết mình; nên nhữngchùa viện và chư Tăng đều có mặt khắp nơi tại quê hương rộng lớn nầy. Ví dụ nhưTriều Đường chẳng hạn. Nhưng cũng có nhiều lúc các vị quân vương nghe lời xiểmnịnh của triều Thần; hoặc giả chư Tăng Ni của Phật Giáo không còn gìn giữ đượcnhững phẩm hạnh thanh cao như lúc xa xưa nữa, thì lúc ấy các vua chúa sẽ phếPhật và chọn những Đạo khác, ví dụ như “Tam Vũ nhất Tông pháp nạn”; nghĩa làpháp nạn nầy do 3 ông vua họ tên Vũ và một ông tên Tông gây ra (tức là Thái Vũđế nhà Bắc Ngụy, Vũ Đế nhà Bắc Chu; Vũ Tông nhà Đường và Thế Tông nhà Hậu Chu).
A.- Ngài Đàm Loan và Tư Tưởng Tịnh Độ
Theo Liên Tông (tức là Tịnh Độ Tông) củaTrung Hoa lập Ngài Huệ Viễn làm Sơ Tổ Tịnh Độ tại đó và kế thừa Tông nầy chođến đời nhà Thanh gồm 9 vị như sau:
- Sơ Tổ Đông Lâm Huệ Viễn ở Lô Sơn
- Nhị Tổ Quang Minh Thiện Đạo ở Trường An
- Tam Tổ Bất Chu Thừa Viễn ở Hoành Sơn
- Tứ Tổ Vân Phong Pháp Chiếu ở Hàng Châu
- Ngũ Tổ Ô Long Thiếu Khang ở Tân Định
- Lục Tổ Vĩnh Minh Diên Thọ ở Hàng Châu
- Thất Tổ Chiêu Khánh Tỉnh Thường ở Vũ Tam
- Bát Tổ Vân Thê Châu Hoành ở Cổ Hàng
- Cửu Tổ Phạm Thiên Tỉnh An ở Phương Sơn
(Xem Liên Tông Cửu Tổ truyện lược)
“Tuệ (Huệ) Viễn sinh năm 334 và tịch năm416 là Cao Tăng Trung Quốc, sống vào đời Đông Tấn, người Lâu Phiền, Nhạn môn(huyện Quách, tỉnh Sơn Tây, họ Giả, là Sơ Tổ Tông Tịnh Độ Trung Quốc.
Năm 13 tuổi, Sư đi học ở các nơi như HứaXương, Lạc Dương v.v… Sư thông hiểu sâu rộng 6 kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạcvà Xuân Thu) và Lão Trang. Năm 21 tuổi Sư cùng em là Huệ Trì nghe Ngài Đạo Angiảng kinh Bát Nhã ở Hằng Sơn, Thái Hàng (phía Tây Bắc ở Khúc Dương, tỉnh HàBắc), có chỗ lãnh ngộ, cảm động than rằng: “Nho, Đạo 9 phái đều là trấu cám”(chỉ chung cho 9 học phái thời chiến quốc như Nho gia, Đạo gia, Âm Dương gia…)liền cùng em lễ Ngài Đạo An xin xuất gia làm Đệ Tử.
Sư giỏi về học thuyết Tính Không của BátNhã năm 24 tuổi lên tòa giảng, thường dẫn sách Trang Tử để thuyết minh nghĩathật tướng của Phật Giáo, khiến người có tâm nghi ngờ được hiểu rõ, Ngài Đạo Ancho phép Sư tiếp tục bàn về sách ngoài đời.
Năm Thái Nguyên thứ 6 (381) Sư đến Lô Sơnở miền Nam truyền pháp, đệ tử rất đông. Sư tận lực nghiên cứu kinh điển, thườngthan thở ở Giang Đông kinh điển chưa được đầy đủ, Thiền Pháp chưa được nghe,Luật tạng thì thiếu sót, cho nên Sư sai các đệ tử Pháp Tịnh, Pháp Lãnh đi tìmcầu kinh điển về truyền dịch. Mỗi khi Sư gặp các vị Tam Tạng Tây Vực thì bùingùi thăm hỏi.
Năm Thái Nguyên thứ 16 (391), Sư thỉnhNgài Tăng Già Đề Bà người nước Kế Tân phiên dịch luận A Tỳ Đàm tâm, luận TamPháp độ. Khi nghe tin Ngài Cưu Ma La Thập đến Quan Trung, Sư liền cho các vị đệtử Đạo Sinh, Tuệ Quán, Đạo Ôn, Đàm, Dực… về Trường An xin theo học Đại ThừaKhông Quán thuộc hệ thống Ngài Long Thọ; Sư cũng thường hay viết thư qua lạivới Ngài Cưu Ma La Thập để thỉnh vấn và thảo luận về giáo lý. Khi Ngài Đàm MaLưu Chi đến Trung Quốc, Sư sai đệ tử Đàm Ung tham dự việc dịch luật Thập Tụng;đồng thời thỉnh Ngài Phật Đà Bạt Đà La từ Trường An đến Lô Sơn dịch kinh Đạt MaĐa La Thiền. Cùng lúc với việc hoằng dương Bát Nhã học Đại Thừa, Sư cũng đềxướng Thiền Học Tiểu Thừa và có kiến giải rất sâu xa đối với vấn đề cải cáchPhật Giáo Trung Quốc.
Niên hiệu Nguyên Hưng năm đầu (402) Sưcùng với hơn 100 đồng đạo như Cư sĩ Lưu Di Dân sáng lập Bạch Liên Xã, chuyêndùng Tịnh Độ niệm Phật làm Pháp môn tu hành, cùng nguyện vãng sanh Tịnh Độ TâyPhương, hơn 30 năm không một lần rời núi.
Năm Nguyên Hưng thứ 2 (403), phản thầnHoán Huyền, sau khi cướp ngôi vua An Đế nhà Đông Tấn và tự lập làm Vua, ra lệnhsa thải Sa Môn, buộc các Sa Môn phải hết lòng tôn kính nhà Vua, Sư liền soạnluận: “Sa Môn bất kính Vương giả” để phản đối, nói rõ việc người xuất gia khôngbị buộc phải khuất phục vương quyền.
Sư vừa thông hiểu Phật học, lại giỏi ngoạiđiển nên rất được người đương thời tôn trọng và chư Tăng nước ngoài kính nể.
Chùa Đông Lâm ở Lô Sơn là trung tâm củaPhật Giáo miền Nam lúc bấy giờ, giống như Đạo Tràng dịch kinh của Ngài Cưu MaLa Thập ở Trường An là trung tâm Phật Giáo miền Bắc vậy.
Năm Nghĩa Hưng thứ 12 (416) Sư thị tịch,thọ 83 tuổi.
Về sau các vua Đường, Tống ban tặng Sư cácthụy hiệu: Biên Giáo Đại Sư, Chính Giác Đại Sư, Viên Ngộ Đại Sư, Đẳng BiếuChính Giác Viên Ngộ Đại Sư. Và để phân biệt với Ngài Huệ Viễn chùa Tịnh Anh đờiTùy, người đời sau thường gọi Ngài là Lô Sơ Huệ Viễn.
Sư có các tác phẩm: Lô Sơn tập 10 quyển,Vấn Đại Thừa trung thâm nghĩa thập bát khoa (Đại Thừa đại nghĩa chương) 3quyển, luận Minh báo ứng, luận Thích Tam Bảo, luận Biện Tâm thức, luận Sa Mônđản phục và Đại Trí Độ luận sao tự. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang6545-6546)
(Xem Lương Cao Tăng truyện quyển 6; XuấtTam Tạng ký quyển 7; Đại Đường nội điển lục quyển 3; Quảng Hoằng Minh tập quyển15, 17, 30; Pháp Uyển châu lâm quyển 100; Đông Lâm thập bát cao hiền truyện).
Đọc Tiểu Sử của Ngài Lô Sơn Huệ Viễn chúngta có thể liên tưởng đến Ngài Long Thọ của Ấn Độ. Ngài Huệ Viễn chuyên về BátNhã và Trung Quán và cuối đời lập nên Bạch Liên Xã để hành trì theo pháp mônTịnh Độ và phát nguyện vãng sanh về Tây Phương. Đối với Phật Giáo Trung Hoa vàTịnh Độ Tông tại đây hầu như đều công nhận Ngài là Sơ Tổ; nhưng có điều lạ lùnglà Tịnh Độ Tông Nhật Bản do Ngài Pháp Nhiên và Ngài Thân Loan sáng lập vào thếkỷ thứ 13 thì chỉ công nhận Ngài Đàm Loan là Đệ tam Tổ Tịnh Độ Tông (kể từ NgàiLong Thọ và Thế Thân), Ngài Đạo Xước, Ngài Thiện Đạo mới là Đệ nhị Tổ và Đệ tamTổ của Tịnh Độ Tông Trung Quốc (Đệ tứ và Đệ ngũ Tổ thuộc về Tịnh Độ của NhậtBản). Trong 9 vị Tổ của Liên Tông, chúng ta chỉ thấy có Ngài Thiện Đạo thành Đệnhị Tổ sau Ngài Huệ Viễn. Có lẽ có một lý do gì quan trọng hơn; cho nên PhậtGiáo Nhật Bản mới chọn như vậy chăng?
Ngay như học giả Christian Steineck ngườiĐức, tác giả quyển “Những bản văn căn bản của Phật Giáo Di Đà Nhật Bản” cũngkhông công nhận Ngài Huệ Viễn là Sơ Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa, mà trong sáchnầy (bằng tiếng Đức) chỉ nêu lên 3 vị Tổ là Ngài Đàm Loan, Đạo Xước và ThiệnĐạo.
Tiếp theo chúng ta nên tìm hiểu về NgàiĐàm Loan. “Ngài sanh năm 476 và thị tịch lúc nào không rõ. Là vị Cao Tăng củaTịnh Độ Tông ở thời Nam Bắc triều, người Nhạn Môn (huyện Đại, tỉnh Sơn Tây) cóthuyết nói Sư là người Vấn Thủy Tinh Châu (Thái Nguyên, Sơn Tây) không rõ họgì. Nhật Bản tôn Sư là Sơ Tổ trong 5 vị Tổ của Tông Tịnh Độ (gồm: Đàm Loan, ĐạoXước, Thiện Đạo - Trung Hoa - và Nguyên Tín, Nguyên Không (Pháp Nhiên) - NhậtBản), là Tổ thứ 3 trong 7 vị Tổ của Chân Tông.
Nhà Sư ở gần núi Ngũ Đài, Sư thường đượcnghe những chuyện thần tích kinh dị, nên lúc 10 tuổi Sư lên núi xin xuất gia.Sư rất chăm học, thông suốt các kinh. Sư đọc và chú giải kinh Đại Tập, côngviệc chưa xong, Sư bỗng lâm bệnh, chữa mãi không khỏi. Một hôm Sư chợt thấy cửatrời mở rộng, tự nhiên hết bịnh, liền phát tâm đi tìm cầu pháp trường sinh bấttử. Nghe đồn học phép tiên có thể sống lâu, Sư bèn đến Giang Nam thăm Đạo SĩĐào Hoằng Cảnh ở núi Cú Dung được họ Đào trao cho một bộ kinh Tiên 10 quyển.
Trên đường về Sư ghé qua Lạc Dương ra mắtNgài Bồ Đề Lưu Chi, được Ngài trao cho bộ Quán Vô Lượng Thọ, Sư liền bỏ hếtkinh Tiên, mà chuyên tu Tịnh Độ. Vua Hiếu Tĩnh nhà Đông Ngục tôn Sư là “ThầnLoan” và ban Sắc chỉ cho Sư trụ trì chùa Đại Nham ở Tỉnh Châu.
Về sau, Sư trụ trì chùa Huyền Trung tạiPhần Châu, Sư thường đến phía Bắc núi Giới Sơn giảng kinh, hoằng dương pháp mônniệm Phật. Sư tinh thông nội ngoại điển, Tăng Ni và Phật Tử rất kính phục, họgọi Đạo Tràng giảng kinh của Sư là “Loan Công Nham”. Sư là người đặt nền tảngcho sự kiện toàn Tịnh Độ giáo ở đời Đường sau nầy.
Ngoài ra, Sư còn là học giả nổi tiếng thờibấy giờ về Tứ Luận (Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận, Đại Trí Độ Luận).Đời sau tôn Sư là Tổ của Tông Tứ Luận. Sư cũng là người kết hợp hai trào lưu tưtưởng lớn của Phật Giáo Ấn Độ nơi Tổ Long Thọ và Ngài Thế Thân, đem tư tưởngKhông Tông dung hợp vào giáo nghĩa Tịnh Độ; được đời sau rất coi trọng.
Về năm Sư tịch thì có mấy thuyết; nhưng cóthể đoán định là Sư tịch từ năm Thiên Bảo thứ 5 (554) trở về sau.
Sư có các trứ tác: Vãng Sanh luận chú 2quyển, Tán A Di Đà Phật kệ, Lễ Tịnh Độ thập nhị kệ, Lược luận Tịnh Độ an lạcnghĩa”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 1.589)
Ngài Đàm Loan sinh ra và thị tịch sau NgàiHuệ Viễn cả 142 năm (476-334=142). Do vậy giáo nghĩa của Tịnh Độ đã rất rõ ràngqua các thời đại và Ngài đã dựa theo tư tưởng Trung Luận của Ngài Long Thọ vàtư tưởng Vãng Sanh Luận của Ngài Thế Thân. Có lẽ vì thế mà Tịnh Độ Tông củaNhật Bản đã chấp nhận Ngài là Đệ tam Tổ của Tịnh Độ Nhật Bản kể từ khi Tịnh Độđược truyền vào đây và là Sơ Tổ Tịnh Độ Tông của Trung Quốc.
Tịnh Độ Việt Nam chúng ta sẽ được đề cậpđến ở một chương đặc biệt phía sau; nhưng chúng ta cũng có thể chọn Ngài ĐàmHoằng (? – 455) người cùng thời với Ngài Đàm Loan, để làm Sơ Tổ của Tịnh ĐộTông Việt Nam và là Đệ tam Tổ kể từ Ấn Độ (sau Ngài Long Thọ và Thế Thân).
Sau đây chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểutư tưởng Tịnh Độ của Ngài Đàm Loan qua “Vãng Sanh luận chú” và những tư tưởngtiếp theo trong những bài kệ tán thán Đức Phật A Di Đà của Ngài.
“Vãng Sanh luận chú gọi đủ là: Vô LượngThọ kinh Ưu Ba Đề Xá nguyện sanh kệ - Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasabandhu) Bồ Tát tạotinh chú.
Cũng gọi là: Tịnh Độ luận chú, Vô LượngThọ Kinh luận chú, Vô Lượng Thọ kinh Ba Đề Xá nguyện sinh kệ chú. Gọi tắt làLuận chú, Chú luận.
Luận chú gồm 2 quyển, do Ngài Đàm Loansoạn vào đời Bắc Ngụy được thu vào Đại Chánh tạng tập 40.
Quyển thượng của sách nầy trước nêu phẩmDị Hành trong luận Thập Trụ Tỳ Bà Thi của Ngài Long Thọ, nói rõ về Nan Hành đạo(đạo khó thực hành) và Dị hành đạo (đạo dễ thực hành). Luận nầy thuộc về Dịhành đạo, chỉ rõ pháp môn tha lực (nương nhờ vào sức của Đức Phật A Di Đà) chorằng cái nhân chủ yếu được sanh về Tịnh Độ là hoàn toàn trông cậy vào năng lựcbản nguyện của Đức Phật A Di Đà, kế là phần nói chung, lần lượt giải thích vănkệ phát nguyện vãng sanh, đồng thời lập ra 8 mục hỏi đáp, nói rõ căn cơ nguyệnsanh Tịnh Độ và tất cả tướng phàm phu thiện ác.
Quyển hạ thì giải thích phần nghĩa bằngvăn trường hàng (văn xuôi), lập ra 10 khoa giải thích văn nghĩa: nguyện kệ đạiý, khởi quán sanh tín, Quán hành thế tướng, Tịnh nhập nguyện tâm, Thiện xảonhiếp hóa, Ly Bồ Đề chương, Thuận Bồ Đề môn, Danh nghĩa nhiếp đối, Nguyện sựthành tựu và Lợi hành mãn túc; đồng thời ở cuối khoa Lợi hành mãn túc, nên rõ ýnghĩa quan trọng của việc lợi mình lợi người, trích dẫn các nguyện thứ 11, 18và 22 trong 48 lời nguyện của Kinh Vô Lượng Thọ để chứng minh cho Tăng ThượngDuyên của tha lực”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 7.056-7.057).
(Xem Lịch Đại Tam Bảo ký quyển 4, Pháplinh lục quyển 6; Đông Vực truyền đăng lục quyển hạ).
Xem ra như vậy các học giả người Nhật vàngười Tây Phương hữu lý hơn, khi chọn Ngài Đàm Loan làm Sơ Tổ Tịnh Độ của TrungHoa mà họ hoàn toàn không nhắc đến Ngài Huệ Viễn. Vì lẽ họ nhận chân ra đượcrằng: Những gì mà Ngài Đàm Loan thực hiện pháp môn Niệm Phật là thuộc về phầnDị Hành như trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận của Ngài Long Thọ chủ trương và VãngSanh Luận Chú nầy là Ngài chú thích lại luận đã có sẵn của Ngài Thế Thân. Haivị nầy được xem như là Đệ nhất và Đệ nhị Tổ Tịnh Độ Tông của Ấn Độ, Trung Hoa,Nhật Bản và Việt Nam. Ở đây có lối truyền thừa trực tiếp. Tuy thời gian giữacác vị Tổ Tịnh Độ của Ấn Độ và Trung Hoa có cách xa hằng trăm năm đi nữa, thìvẫn không quan trọng so với vấn đề thời gian, mà vấn đề quan trọng là tư tưởngcủa Tịnh Độ và việc tiếp nhận tư tưởng ấy.
Thiền Tông truyền thừa từ Ấn Độ (gồm 28 vịTổ) qua Trung Hoa (6 vị Tổ) có tính cách “lấy tâm truyền tâm”; nghĩa là trựctiếp từ Thầy qua trò và vì thế có được tính cách liên tục theo thời gian. NhưngTông Thiền nầy cũng chia làm hai Tông chính. Đó là Thiền Tào Động và Thiền LâmTế. Mỗi một môn phong truyền thừa của Thiền có tánh cách riêng.
Ở đây, riêng Tịnh Độ Tông, các vị Tổ hầunhư không lập Tông Phái riêng, mà chỉ căn cứ vào 3 kinh căn bản của Tịnh Độ đểtu học. Đó là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà. (Xinxem ở phần I bên trên). Đây là 3 bộ kinh quan trọng được truyền từ thời ĐứcPhật Thích Ca Mâu Ni cách đây 2555 năm về trước, cho đến thời hiện tại (2011)hầu như không có thay đổi gì nhiều qua vấn đề nương vào tha lực để vãng sanh.Tuy ở Nhật, quan điểm giữa Ngài Pháp Nhiên và Ngài Thân Loan có một ít sự khácnhau về việc vãng sanh; nhưng tựu chung vẫn là sự vãng sanh về thế giới Cực Lạcsau khi lâm chung và nương vào câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Quyển “Vãng Sanh Luận Chú” của Ngài ĐàmLoan có hai phần. Phần đầu như đã được giải thích bên trên. Phần thứ hai, NgàiĐàm Loan dùng văn xuôi để giải thích rõ ràng về 10 việc khác nhau như:
- Đại ý của những bài kệ phát nguyện sanhvề thế giới Tây Phương Cực Lạc.
- Khi quán tưởng cảnh giới Tây Phương CựcLạc thì sanh ra tín tâm.
- Quán sát về việc thực hành câu Phật hiệuvà thể tướng của việc vãng sanh.
- Khi lời thệ nguyện đã được thâm nhập vàotâm của hành giả rồi, sẽ được thanh tịnh chuyển hóa.
- Đức Phật A Di Đà dùng các phương tiện đểnhiếp hóa chúng sanh, sanh về thế giới của Ngài qua những lời nguyện.
- Nhằm lìa xa những chướng ngại nếu có,phát tâm Bồ Đề dõng mãnh để được sanh về Tây Phương.
- Điều quan trọng là sự phát tâm Bồ Đề ấyphải được thuận theo con đường giải thoát sanh tử luân hồi để được vãng sanh vềTây Phương Tịnh Độ.
- Cách niệm danh hiệu Phật phải nhiếp thủtrực tiếp để cầu sanh Tây Phương.
- Cầu nguyện cho việc phát tâm niệm Phậtcủa mỗi chúng sanh nơi thế giới Ta Bà nầy được thành tựu viên mãn.
- Điều thứ 10 cũng là điều cuối cùng làviệc niệm Phật ấy phải làm sao cho được lợi mình và lợi lạc cho người khác nữa;thì pháp môn Dị Hành ấy mới xứng đáng là pháp môn dễ thực hiện.