Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường Về Nhất Tâm

01/05/201114:28(Xem: 2668)
Đường Về Nhất Tâm

CON ĐƯỜNG TÂY PHƯƠNG
Tịnh Sĩ biên soạn

ĐƯỜNG VỀ NHẤT TÂM
(Cảm tác sau khi thực nghiệm lại phương pháp niệm Phật:
kính tặng tất cả hành giả niệm Phật).

Hãy lắng nghe, hãy bình thản lắng nghe, lắng nghe rõ ràng không bỏ sót, lắng nghe trong lòng đang niệm Phật A Di Đà Phật, A Di Đà Phật,…

Hành giả hãy lẳng lặng lắng nghe, bền bỉ lắng nghe. Trong lòng niệm A Di Đà Phật như thế nào mặc kệ, cứ lắng nghe đừng cố gắng làm gì cả, lắng nghe A Di Đà Phật nơi tâm chẳng cần biết bên ngoài.

Mắt khi nào phải nhắm thì nhắm, đừng kiềm, âm thanh A Di Đà Phật có nhỏ, thây kệ, đừng cố gắng niệm to. Nơi thân nơi tâm có cảm gì cứ tự nhiên. Chỉ chăm chú lắng nghe, mặc tất cả, luôn luôn lắng nghe, lắng nghe mải miết A Di Đà Phật nơi tâm.

A Di Đà Phật dù có nhỏ, A Di Đà Phật dù có xa, A Di Đà Phật dù có đi xa hút cũng vẫn cứ lắng nghe âm thanh càng vi tế, sự lắng nghe càng tinh tường. Rồi thì một âm cũng tròn đủ A Di Đà Phật, không âm cũng tròn đủ A Di Đà Phật, một cái lấp lánh của tâm cũng tròn đủ A Di Đà Phật, một cái dao động vô hình cũng tròn đủ A Di Đà Phật, vẫn lắng nghe rõ, biết rõ, thấy rõ nơi tâm như vậy.

Sẽ đến lúc toàn thể thân tâm tràn đầy thanh tịnh vắng lặng, tâm thức là một khối kiên cố, không một vọng tưởng nào xen được, đỉnh đầu dần dần gom cứng và như bị xuyên thủng một cách an lạc, A Di Đà Phật vẫn nghe rõ ràng. Sau cùng tất cả tan vỡ, tâm hoàn toàn phẳng lặng, A Di Đà Phật nhẹ nhàng thong thả đi qua, đi qua, như từng áng mây bay qua bầu trời trong vắt không một chướng ngại. Cái nghe bây giờ không còn gắng nữa vì đã tự nhiên rồi. Tất cả an tịnh, thân tâm quên hết rồi, sự sáng suốt và thanh tịnh bao trùm.

Hành giả hãy lắng nghe đi, thật kỳ diệu!

Hãy bền chí nhưng đừng trông mong, đừng gián đoạn, gián đoạn không thành. Liên tục nửa giờ, một giờ, hai ba giờ sẽ đến nhất tâm! Liên tục không gián đoạn tôi nhận rõ. Đừng nghe A Di Đà Phật bên ngoài, buông bỏ chuỗi, ngồi bình thường an trú giữa không gian yên tịnh, niệm Phật trong chánh niệm sẽ thành tựu !

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng Bồ đề
Hết một báo thân này
Sinh qua cõi Cực lạc
Nam Mô A Di Đà Phật.

MẤY LỜI TÂM HUYẾT

Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, được như thế hạnh phúc không gì bằng, đó gọi là pháp thí.

Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, chúng ta thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, sau đó lần lượt cho nhà khác mượn, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ. Việc làm này quý giá vô biên, đây cũng gọi là pháp thí.

Chính đức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí, pháp thí có công đức lớn nhất, không công đức nào có thể sánh bằng”.

Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng nên lo nghĩ, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo. Đó là mục đích chính, thiêng liêng và cao cả nhất của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, một tảng đá hay một viên gạch, v.v… ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững và kiên cố đời đời.

Chúng ta không nên quan niệm về công đức, hãy nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng tội lỗi không lối thoát xung quanh chúng ta. Hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý, giúp họ tìm ra nhiều lẽ sống, niềm vui. Được thế, chính ta đã làm lợi ích cho Phật pháp vậy.

Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất cả vì Phật pháp”. Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho mọi người xem!

Được vậy, niềm phúc lạc vô bờ chắc chắn sẽ đến với chúng ta! Tha thiết mong mỏi như thế!

Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui, nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn nữa. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ vài ngàn, nhưng vẫn quý hơn tiền trăm, bạc triệu.

Quý vị nào muốn phát tâm ấn tống kinh sách, xin liên hệ:

CHÙA HOẰNG PHÁP
xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn,

TP.Hồ Chí Minh.

ĐT: (08). 7130002 – 7133827

Email: hoangphap@hcm.vnn.vn

Người gửi: Nguyễn Văn Thành
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2012(Xem: 3753)
Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
05/08/2012(Xem: 6362)
Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
18/07/2012(Xem: 18048)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
27/05/2012(Xem: 8498)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
12/04/2012(Xem: 2925)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệm sư an lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc niệm Phật. Vậy ý nghĩa của việc niệm Phật là gì? Niệm Phật với mục đích gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cặn kẽ hơn để việc niệm Phật thật sự đúng nghĩa và có lợi ích thiết thực trong cuộc sống ngay phút giây hiện tại.
01/04/2012(Xem: 5063)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trường trang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước tiên phải có sự nhận thức chuẩn xác đối với Phật pháp.
22/03/2012(Xem: 5086)
Đương thời giảm kiếp, trình độ đạo đức của nhân loại mỗi ngày một kém, trái lại tội ác mỗi ngày một thêm. Do sức nghiệp của đa số người chiêu cảm, nên khắp thế giới nổi lên những hiện tượng: động đất, bão, lụt, núi lửa, nắng hạn, thời tiết bất thường. So với mấy mươi năm về trước, những chuyện chém giết trộm cướp, dâm loàn, lường gạt giữa ngày nay, đã khiến cho người có lòng với thế đạo nhân tâm phải bàng hoàng lo sợ! Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên. — đây, tôi muốn nói là mọi người phải dứt trừ tâm niệm xấu ác, ví như muốn được dòng nước trong, đừng để cho nguồn vẩn đục.
21/03/2012(Xem: 4309)
Tôn này thuộc về Đại- thừa, chủ trương dạy người chuyên tâm niệm Phật đẻ được cảnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A-DI-Đà. Do đó, tôn này mới có tên là Tịnh độ tôn. Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng. Với pháp môn này, bất luận hạng người nào, trong thời gian nào, hoàn cảnh nào, củng có thể tu hành được cả. Nếu so sánh với con đường đi, thì tôn này là môt đại lộ bằng phẵng ,rộng rãi, mát mẽ, hành giả dễ đi mà mau đến, không sợ gặp nguy hiểm chướng ngại giữa đường.
21/03/2012(Xem: 3279)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
16/03/2012(Xem: 4237)
Hôm qua chúng tôi từ Tuyết Lê Newsaque trở về, hôm nay đã nghỉ hết một ngày, buổi tối chúng ta họp mặt với các đồng tu đàm luận mấy vấn đề tu học Phật pháp. Những vấn đề này phần nhiều đều là thuộc về sơ học, cho dù là lão tu cũng luôn xem thường, cho nên gọi là “tập nhi bất sát”. Đợi đến khi có người hỏi đến chúng ta, thì có không ít người không biết phải trả lời thế nào. Học viện của chúng ta là học viện của Tịnh Tông, xem hình thức là biết nội dung, chúng ta là chuyên tu Tịnh Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567