Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

24/02/201211:51(Xem: 4911)
Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

HỘ NIỆM LÀ MỘTPHÁP TU

Cư Sĩ Diệu Âm

{Nghe đọc sách}

Lời Trần Bạch

TamThanhKính bạch chư Tôn Phẩm,

Kính thưa chư thiện hữu tri thức,

Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà, rất nhỏ ởthành phố Brisbane, Úc Đại Lợi, hằng ngày chúng con gồm một số đồng tu rất ítỏi, âm thầm cộng tu niệm Phật với nhau. Trong pháp cộng tu niệm Phật củaTịnh-Tông, chư Tổ Sư khuyên rằng, mỗi buổi cộng tu, một vị Pháp Sư hoặc một vịđại diện nên dành 10 đến 15 phút thường xuyên nhắc nhở chư vị đồng tu giữvững Tín-Nguyện-Hạnh, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.

Hầu hết trong những buổi cộng tu chúng conđều mở những lời Khai Thị của chư Tổ Sư trong Tịnh-Độ-Tông, gần gũi nhất làpháp ngữ khai thị của Pháp Sư Tịnh-Không để làm kim chỉ nam tu tập.Nhưng vì tâm cơ quá thấp kém, nghiệp chướng sâu nặng, trí độn, phước mỏng,nên đường tu tập của chúng con dù có cố gắng rất nhiều nhưngvẫn chưa dám mơ rằng mình sẽ đạt được công phu "NiệmPhật Thành Thục", huống hồ chi là cảnh giới "Nhất TâmBất Loạn", để an nhiên tự tại vãng sanh!

Chính vì thế, chúng con thườngđóng cửa tự nhắc nhở với nhau:

- Một là, một phápthâm nhập, trường thời huân tu. Chuyên lòng niệm Phật, củngcố Tín-Nguyện-Hạnh thật vững để cầu hết báo thân này vãng sanh Tịnh-độ.

- Hai là, y giáo phụnghành theo lời Tổ Sư trong Tịnh-Độ-Tông dạy: Thời mạt pháp tâm cơchúng sanh hạ liệt, nghiệp chướng sâu dày, khó tự chứng đắc để thoát vòngsanh tử. Chính vì thế, chúng con đặc biệt chú ý cẩn thậnhọc tập và ứng dụng phương pháp hộ niệm để kịp thời hỗ trợ tích cựccho nhau hầu được an tâm hơn trên con đường vãng sanh Cực Lạcquốc.

Nói về "Hộ Niệm", xin thưa rằng,nhiều người còn lầm lẫn giữapháp "Hộ-Niệm Vãng-Sanh" với các pháp "Cầu-Siêu","Cầu-An", "Hậu-Sự", hoặc nhiều khi cho rằng đây chỉ làphương cách thăm hỏi an ủi cho nhau để chia sẻ nỗi buồn sanh tử biệt ly…

Hoàn toàn không phải vậy!

Nếu nghiên cứu kỹ thì Hộ Niệm Làmột Pháp Tu, là sự đúc kết cụ thể cả một pháp môn niệm Phật", cóthể đưa một người từ hàng phàm phu vãng sanh về Tây Phương Cực lạc thành bậcChánh-Giác. Hộ Niệm bao trùm cả Phật Pháp. Toàn bộ Phật pháp là để cứuchúng sanh trở về với Chơn Tâm Tự Tánh viên mãn Đạo Quả, thì vãng sanh về TâyPhương Cực Lạc là một đời bất thối thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.Hộ niệm có thể trực tiếp giúp cho một người phàm phu vãngsanh về Tây Phương để hoàn thành Phật Quả.

Tất cả là một! Một là tất cả!

"Tất cả là một".Vậy thì một pháp nào có khả năng giúp chúng sanh thành tựu trong đờinày là đủ. "Một là tất cả". Vậy thì ápdụng một pháp nào vừa "Khế Lý" vừa "Khế Cơ" đủ khảnăng đưa chúng sanh thoát vòng sanh tử luân hồi, thành đạo Vô-Thượng là cảmột giáo pháp của đức Thế-Tôn trao truyền lại.

"Hộ-Niệm" đúngChánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì!

Tập “Hộ Niệm Là Một pháp Tu” thựcsự không phải là một tập sách theo đúng ý nghĩa của nó, mà đây chỉ là tập ghichép lại những lời chúng con đóng cửa hướng dẫn nhau trong nộibộ của một nhóm đồng tu nhỏ để tự chỉ vẽ cho nhau về phươngpháp hộ niệm.

Tập sách này thành hình là do một số vịĐồng Tu (cả trong nước và ngoài nước) đã phát tâm ghi chép lại và ấn tống ra.Chúng con chỉ biết tùy hỷ công đức, cầu xin đem lại được chút ít lợi lạc chongười muốn tìm hiểu về phương pháp hộ niệm vãng sanh.

Lòng của chúng con chân thành, hiểu đượcđến đâu nói đến đó, cầu mong góp được chút sức nhỏ nhen cho người hữu duyên. Vìvới tâm cơ quá hạ liệt, chúng con chỉ biết được những điều gần gũi, cụ thể, rõràng mà chúng con đã có thể tự áp dụng được trong thời gian qua. Xin thưathực sự, đã có người ra đi với thoại tướng “Bất khả tư nghì”, nhờ “Niệm Phật– Hộ Niệm – Vãng Sanh”. Chúng con lấy cái gương đó để nhắc nhở cho chínhmình rằng, trong thời mạt pháp này, với thân phận phàm phu hạ liệt, nếu khôngnương vào Pháp Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ, thì đâu còn cơ hội nào khác đểthoát vòng sanh tử luân hồi? Đâu còn cơ hội nào khác để hy vọng viên thành Phậtđạo!?...

Từ lời nói ghi rathành văn viết, nên nhiều câu quá sức mộc mạc, thôkệch, thổ ngữ khó nghe!... Chúng con biết như vậy, nhưng không biết cáchnào khác hơn! Kính xin chư vị Tôn Phẩm, chư vị thức giả từ bi tha thứ.

Vì là những lời mạn đàm bộc bạch với nhau,thiếu chuẩn bị, nên nhiều chỗ còn lộn xộn, ý tưởng thô kệch, khôngđược mạch lạc. Hơn nữa chắc chắn không thể nào tránh khỏi những lỗi lầmđáng tiếc trong khi nói chuyện. Kính mong chư Tôn Phẩm, chư Thiện Hữu TriThức, chư Liên Hữu Đồng Tu từ bi chỉ dạy, đóng góp ý kiến sửa sai. Phật Tử DiệuÂm con xin kính cẩn cúi đầu lắng nghe, suy nhiệm để sửa chữa.

Sau hết, Diệu Âm xin thành tâm cảm niệmcông đức tất cả chư vị đạo hữu đồng tu khắp nơi đã phát tâm ấntống sách này. Công việc lắng nghe từ băng nói rồi ghi chép lại,kiểm lỗi đánh máy, phát hiện những lời nói sơ suất, sắp xếp thànhsách, v.v... thật sự không phải là điều dễ dàng! Ấy thế mà quý vị đã làmđược. Diệu Âm xin kính cẩn bái phục và cảm niệm công đức.

Nguyện tập sách này nếu có chút công đứcnào xin thánh tâm hồi hướng đến pháp giới chúng sanh và đến tất cả chư vị. Chúctất cả tinh tấn niệm Phật, hết một báo thân này được vãng sanh Cực lạcquốc.

Kính Bái Bạch.

Diệu Âm (Úc Châu)


HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọađàm 1)

NamMô A-Di-Đà Phật.

Trướckhi vận động chương trình bên Âu Châu thì Diệu Âm có ý định trước, là sau khivề, thì ngay tại đạo tràng này, chúng ta cũng mở thêm một đợt vận động khác nóivề phương pháp hộ niệm và tiêu đề chính là “Hộ niệm là một pháp công phu”,chứ không phải chờ cho đến lúc sắp lâm chung rồi mới kêu ban hộ niệm đến đểniệm Phật gọi là hộ niệm. Thì hôm nay xin lấy ngày công phu tinh tấn để mở đầucho chương trình 48 đêm chúng ta nói chuyện với nhau về “Pháp Công Phu HộNiệm”. Diệu Âm thấy rằng, hằng ngày chúng ta đến cộng tu với nhau là để học hỏivề con đường vãng sanh, cùng thể hiện thực thi việc vãng sanh. Đây chính làpháp hộ niệm.

Thứnhất là chúng ta ngày ngày cùng nhau cộng tu. Xin chư vị ráng cố gắng tăng thêmthời gian niệm Phật. Tại vì tương lai sắp tới đây, nghe nhiều nguồn tin hết sứclà tin tưởng, nói rằng thế giới này sẽ có nhiều động loạn, tai nạn sẽ xảy ra vàtrên vũ trụ không trung này có nhiều biến đổi hết sức dễ sợ! Xin chư vị cố gắngtinh tấn niệm Phật, đừng nên giải đãi, tại vì sợ rằng khi tai nạn đến, mình cứuchính mình không được! Không kịp! Khi tai nạn đến thế nào đi nữa, nhưng nếuchúng ta có dự định trước thì có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Chínhphương pháp hộ niệm là cách để chúng ta thực hiện cụ thể việc vãng sanh. Vừahọc vừa hành song song với nhau thì chúng ta rất dễ thành tựu.

Ởcác nơi, khi Diệu Âm đến gặp một cuộc hộ niệm, rất nhiều người tới thamgia, nhiều đến nỗi một căn nhà ba phòng mà không có đủ chỗchứa người. Người ta đã quyết tâm học cách hộ niệm, lòng chân thành của họlên hết sức là cao. Chính vì vậy mà họ dễ thành công. Ví dụ như trong đợt vừaqua ở bên Châu Âu, Diệu Âm cũng có một cơ may hộ niệm cho một người và khi rađi để lại một thoại tướng rất đẹp và làm cho tại cái quốc gia đó người taphát khởi tín tâm mạnh vô cùng. Riêng tại Brisbane này, hằng ngày thì Diệu Âmphải trả lời những thắc mắc, những nghi vấn và những khó khăn về hộ niệm ở khắpnơi và người ta nương đó mà hộ niệm. Nhưng mà… hình như chính tại chỗ này, việchộ niệm hình như bị sao lãng!

Ởđây mỗi tuần vào sáng thứ bảy, chúng ta có đến hộ niệm cho Phật tử Lê Thị Ng...Ngày hôm qua, trên đường về, có một vị Phật tử nói rằng, biết đâu là chị Lê ThịNg… này là Bồ-Tát giả đò, để cho chúng ta thực hiện phương pháp hộ niệm chăng?Không biết đúng hay sai… Tôi không biết… mà lời nói này nó là lạ!

Rấtnhiều người sau một thời gian niệm Phật, rồi cũng có nghe qua về hộ niệm và cứtưởng đâu là hộ niệm quá đơn giản! Cứ tới ngồi bên người sắp chết niệm A-Di-ĐàPhật, A-Di-Đà Phật … có gì đâu mà phải lo! Chính vì vậy mà thường thường ngườita không có chịu nghiên cứu về phương thức: “Ngồitrước người bệnh sắp lâm chung để niệm Phật”… nên sau cùng, khi họgặp một trường hợp hộ niệm, họ không biết làm sao để cứu người vãng sanh.

Khôngbiết làm sao cứu người vãng sanh là tại vì chính người đi hộ niệm không nắmvững được những quy luật, không nắm vững được những nguyên tắc để làm sao cho mìnhđược vãng sanh. Không có khả năng cứu người khác, thì sau cùng cũng không cókhả năng cứu chính mình vượt qua sanh tử luân hồi đi về Tây Phương với A-Di-ĐàPhật. Thật sự đây là một điều hết sức là đau đớn!

Từbên Âu Châu về thì Diệu Âm có nghe liền một tin, là tại nước Úc này, không phảiở tiểu bang này, người ta đã “Hộ Niệm” cho một người, và người đó ra đi rất làxấu, ác tướng hiển hiện. Tìm hỏi ra, thì mới biết, những người hộ niệm đó đã cótới Tịnh Tông Học Hội tu hành qua, đã nghe qua phương pháp hộ niệm. Nhưng khisự việc xảy ra như vậy, thì mình hỏi mới hay rằng họ đã ứng dụng phương pháp hộniệm hoàn toàn sai! Đây là một điều vô cùng đáng tiếc! Sở dĩ bị như vậy, là tạivì họ không chịu nghiên cứu phương pháp hộ niệm. Một lần đi hộ niệm cho ngườikhác họ không chịu theo để nghe, để nhìn, để tự mình thân chứng phương pháp hộniệm.

Chínhvì vậy, xin thưa chư vị đồng tu, mình niệm Phật là để vãng sanh về Tây Phương.Đây là mình đang học tập. Học tập thì cũng phải biết phương pháp thực hành. Coinhư học và hành phải đi song song với nhau.

Hànhnhư thế nào? Là khi một người đồng tu bị bệnh, có thể phải lìa bỏ báo thân rồi,chúng ta phải biết cách nào để khai thị, biết cách nào để gỡ rối, biết cáchniệm Phật, biết cách điều giải oan gia trái chủ… theo từng trường hợp, từngtrường hợp. Quý vị sau này đi hộ niệm rồi mới thấy rằng mỗi trường hợp mỗikhác, khác hết, không có giống nhau. Chỉ có những người có kinh nghiệm,có nhạy bén trong phương pháp hộ niệm mới có khả năng cứu vớt được và hy vọng giúpcho người bệnh có được phước phần về Tây Phương Cực Lạc.

Nếuchúng ta sơ ý, cứ nghĩ rằng hộ niệm giống như một sự quan hoài, tình cảm cánhân, đến để mà thăm hỏi cho người vui… thì chúng ta đã quá sai lầm! Quá sứcsai lầm! Tại vì hằng ngày, hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng triệu ngườitrên thế giới này chết đi trong đọa lạc, không có một người nào được vãng sanhvề Tây Phương Cực Lạc đâu, mà chỉ có những người biết niệm Phật và biết hộ niệmrõ rệt, thì họ mới cứu được người đó vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nếuchúng ta tu hành như thế này, chúng ta đã có công đức, có công phu, có ý niệmsẵn… nhưng vẫn cần đến những người bên cạnh để giải cứu cho chúng ta trongnhững trường hợp chúng ta bị sa lầy, bị cạm bẫy. Chúng ta vẫn có thể bị sa lầy vàonhững nghiệp ác đang bủa vây.

Chonên, xin thưa với chư vị, hiểu được chỗ này rồi, mình mới thấy tầm quan trọngvô cùng của phương pháp hộ niệm. Nếu sơ ý, thì coi chừng cái đạo tràng củachúng ta hôm nay, có tới hai… ba… chục người đang niệm Phật, coi chừng đến lúcxả bỏ báo thân chưa chắc gì đã có một người vãng sanh.

Nhưngmà, nếu bắt đầu từ đây, quý vị thấy cái phương pháp hộ niệm quá quan trọng,nhất định là một pháp công phu tu hành, nó có tầng có lớp, nó có từ thấp chođến cao, có luôn sự chứng đắc ở trong, thì xin chư vị phải cần coi trọng chỗnày. Khi mà chúng ta coi trọng thì sẽ nghiên cứu đến, sẽ để ý đến. Nhờ vậy, khiđối diện với người mẹ chúng ta ra đi bị như vậy, chúng ta cứu được liền, ngườicha chúng ta ra đi như vậy, chúng ta cứu được liền, người bạn chúng ta như vậy,chúng ta cứu được liền… Hy vọng họ được vãng sanh về Tây Phương cao lắm. Cònnếu chúng ta không thực hiện chuyện này, cứ tưởng rằng công phu của mình ngonlành, cứ tưởng rằng là “Nhất Tâm Bất Loạn” nó đến với chúng ta dễ dàng… coichừng những cạm bẫy hiểm nghèo vô cùng dễ sợ đang chờ đón!...

Xinthưa với chư vị, hộ niệm rồi chúng ta mới thấy, tu càng cao, ách nạn càng tếvi. Lạ lắm chư vị ơi! Còn những người hiền lành ấy vậy mà những cái cạm bẫy lạinhỏ và chúng ta gỡ lại dễ hơn đó.

Hiểuđược chỗ này, cố gắng trong những dịp đi hộ niệm, chúng ta nên tham gia, thamgia để chúng ta thân chứng chuyện đó, ta biết được cách cứu người khác và tự tađã sắp xếp được những chuyện để chính mình tìm cách cứu cho mình. Nếu không thì,xin thưa với chư vị, đời có sanh thì có tử, người đã niệm Phật là người khôngmuốn tử, là người muốn vãng sanh, tức là chúng ta đi về cái chỗ gọi là vô sanhvô tử để thành A-Duy-Việt-Trí Bồ-Tát, Bất-Thối-Chuyển Bồ-Tát để một đời thànhđạo vô thượng. Nhưng sơ ý chuyện này, coi chừng chúng ta vẫn tiếp tục hụp lặntrong cảnh lục đạo luân hồi này đời đời kiếp kiếp, mà như ngài Ấn-Quang Đại Sưdạy, coi chừng trong đời sau chúng ta không có khả năng trở lại làm người.

Hiểuđược chỗ này thì những lần tới trong suốt 48 ngày, Diệu Âm sẽ cố gắng khai tháctối đa, rõ rệt. Hình như là cái pháp hộ niệm này là một pháp môn tu học chứkhông phải là bình thường, nó có thể cứu một người từ hàng phàm phu tục tử nàynâng lên tới Tây Phương Cực Lạc thành đạo vô thượng.

Tatu hành, tại sao đường thành đạo có trước bàn chân lại không chịu lo, lại cónhiều người sợ đi hộ niệm, sợ nói chuyện hộ niệm, đành đoạn để sau khi xả bỏcái báo thân này mà chịu đọa lạc vạn kiếp trong cảnh khổ đau? Nói đến đây DiệuÂm thấy rằng… muốn rơi nước mắt! Vãng sanh tại chỗ này hình như còn yếu! Mongchư vị cố gắng để chúng ta cứu cho chính chúng ta.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆMLÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa đàm2)

Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính thưa chư vị đồng tu, ngườimuốn vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc phải có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Hộ niệmcho người vãng sanh là giúp cho người đó thực hiện đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Chỉkhi nào một người thực hiện được Tín-Nguyện-Hạnh thì được vãng sanh vềTây-Phương Cực-Lạc, chứ không phải là đến niệm Phật cho người đó, “Hộ Niệm” chongười đó thì người đó được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Chính vì vậy phương pháp hộ niệm làmột pháp tu rõ rệt, chứ không phải chỉ là một sự quan hoài, hay thăm hỏi chovui.

Có nhiều người cứ chờ cho đến lúctrước những giây phút lâm chung hay mê man bất tỉnh trong bệnh viện rồi ngườithân mới kêu ban hộ niệm. Xin hỏi rằng, ban hộ niệm đến… làm sao có thể giúpđược cho người đó phát khởi lòng tin? Làm sao ban hộ niệm có thể giúp cho ngườiđó phát nguyện vãng sanh? Và làm sao trong cảnh mê man bất tỉnh người bệnh đóniệm được câu “A Di Đà Phật”?

Chính vì vậy, đợi cho đến khi mê manbất tỉnh, trước những giây phút hấp hối hay lâm chung rồi mới chạy mời ban hộniệm, thì thực sự đã quá muộn màng! Xin hãy nhớ cho… ban hộ niệm không phải làthần thánh gì đâu, không phải có đạo lực gì đâu, mà họ chỉ là những người cốgắng hết sức giúp cho những người bệnh đó trước những giây phút rađi, chính người bệnh phải thực hiện cho được ba điều Tín-Nguyện-Hạnh. Muốnthực hiện được ba điểm này:

Đòi hỏi người bệnh phải tỉnh táo.

Đòi hỏi người bệnh phải nghe lời giảnggiải của người hộ niệm và

Đòi hỏi người bệnh phải thực hiện bađiều đó ngay trước những giây phút buông hơi thở ra đi.

Cho nên, phương pháp hộ niệm khôngphải là nằm chờ chết rồi kêu ban hộ niệm tới là được, hoàn toàn không phải…

Có nhiều người vì không nghiên cứu kỹphương pháp hộ niệm, không chịu đi hộ niệm với người ta, chỉ nghe nói qua, hoặcchỉ nhìn thấy những cảnh... một số người bao vây người sắp chết niệm Phật… rồi đánhgiá hộ niệm chỉ là như vậy. Quá sai lầm! Vì không biết về hộ niệm, nên mới nghĩrằng, làm gì có chuyện là một người sắp chết rồi kêu người ta tới niệm vài câuPhật hiệu là được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc? Thực là đáng tiếc! Và cũngthực là tội nghiệp cho chúng sanh trong thời đại này! Một cơ hội để đượcsiêu thoát về Tây Phương Cực Lạc, gặp đức A Di Đà để một đời thành tựuthực sự đang có ngay tại trước mắt, mà người ta hững hờ không chịu để tâm tới,cứ lấy những cái gọi là tình thức, hoặc ý nghĩ sai lầm của mình ra mà đánh giáđến phương pháp đại cứu tinh cho chúng sanh. Chính vì thế, còn rất nhiều người,vô cùng nhiều, vô lượng vô biên chúng sanh cứ tiếp tục chịu nhiều ách nạn. Xinthưa thực, chỉ có những người biết phương pháp hộ niệm mới thấy rõ những áchnạn này. Những người không biết phương pháp hộ niệm, không hiểu được pháp niệmPhật, thì làm sao có thể thấy rõ được những hiểm họa đang chờ họ khi xả bỏ báothân?!... Làm sao họ biết được hướng nào để thoát nạn?!...

Có những người có mộng ước là niệmPhật cho “Nhất tâm bất loạn” để vãng sanh. Ý nguyện này rất tốt. Chúngta dù biết hộ niệm đi nữa, cũng cần cố gắng tranh thủ niệm Phật, tiến đến chỗ“Nhất tâm bất loạn” để cầu sanh về thượng phẩm.

Tuy nhiên, nếu cứ kỳ vọng vào cảnhgiới “Nhất tâm bất loạn” mà không để ý đến phương pháp hộ niệm, thì coi chừngphạm phải một sơ hở rất đáng tiếc mà nhiều khi chính người đang cầu “Nhất tâmbất loạn” không hay! Ví dụ, có nhiều người với công phu khá tốt, họ định rathời gian một năm, hai năm sẽ “Nhất tâm bất loạn”. Nhiều người còn định ra batháng, bảy tháng được vãng sanh an nhiên tự tại…

Thực sự, nghe nói như vậy chúng taphải tán thán cho ý chí của họ.

Nhưng có một điều nên chú ý cho… “Nhấttâm bất loạn” thật ra là một cái danh từ chỉ cho cái quả báo của công phu, nólà hậu quả của công phu, có công phu mới có “Nhất tâm bất loạn”. Trong khikhông chú ý đến công phu tu tập, không giữ tâm thanh tịnh cầu vãng sanh, mà lạiđịnh tới kỳ hạn “Nhất tâm bất loạn”… Khởi tâm cầu “Nhất tâm bất loạn”,làm sao được “Nhất tâm bất loạn”? Mình tưởng tượng thử, có phải giống như mộtvị nông phu đặt cái cày trước con trâu?!… Kết quả... cái ruộng phước hình nhưlà đời đời kiếp kiếp vẫn khô cằn, không thể cày xới được! Đây thực sự là điềuvô cùng đáng thương!

Vì sao vậy? Vì công phu của pháp niệmPhật, điểm chính yếu là CHÍ THÀNH CHÍ KÍNH, THANH TỊNH CÁI TÂM. Một ngườiđịnh trước hai tháng nữa tôi sẽ “Nhất tâm bất loạn”, hai năm nữa tôi sẽ “Nhấttâm bất loạn”… là người không có tâm chí thành chí kính, không có tâm khiêmnhường… Hình như là một cái thú đam mê chứng đắc của người thích tự tu tựchứng! Cảnh giới chứng đắc đã đi trước sức công phu của họ. Chính vì chăm chúvào sự chứng đắc mà quên cái căn bản của người gọi là “Chí Thành Chí Kính”, cáiđạo nhiệm mầu đưa một người niệm Phật được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Thực sự vì những người quá ham mêchứng đắc, quá hiếu kỳ như vậy, đến nỗi ba bốn chục năm tu hành, bốn năm chụcnăm tu hành nhưng vẫn chưa thấy thành tựu được gì, nên khi vừa gặp một người tựxưng này xưng nọ “xuống thế?”, rồi bày ra cái định công này, định công nọ… “Hayquá!”… là mê tít… rồi chạy theo.

Phải chăng… vì quá thiếu tính kiênnhẫn, thiếu lòng khiêm nhường, vì không có cái tâm Chí Thành Chí Kính, nên khimới vừa nghe một cái gì hay hay thoáng qua, nghe một cái gì "ChứngĐắc" là chạy theo, nhẹ nhàng bán cả huệ mạng của mình cho một cái gì hếtsức phiêu phỏng! Trong khi ngài Ấn Quang nói lên nói xuống rằng, “Chí Thành ChíKính” là cái đạo nhiệm mầu của người niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương CựcLạc.

Trên thế giới này, lâu lâu ta cũng cónghe nói đến những người niệm Phật “Nhất tâm bất loạn”, an nhiên tự tại ra đi.Nhưng mà, xin thưa thật, hằng tỷ người, mới may mắn tìm ra đượcmột người, hai người. Còn những dạng mà cầu cho chứng đắc, định kỳ chứng đắctrong thời này sao mà nhiều quá vậy? Và kết quả hình như hầu hết đã bị rớt đài,mà rớt đài một cách oan uổng! Trong khi đó những người áp dụng phương pháphộ niệm, khuyên người niệm Phật, chí thành chí kính niệm câu A Di Đà Phật, vữnglòng tin vào đại nguyện của Đức A Di Đà, vững lòng tin vào sự tiếp độ của A DiĐà Phật, tha thiết cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc… Hơn nữa, họ còn rất cẩnthận, kết lại từng nhóm nhỏ và dặn dò nhau trước rằng, lúc tôi ra đi anh phảiđến hộ niệm cho tôi, khi tôi bị bệnh nặng anh phải đến hộ niệm cho tôi, đừng đểtôi bị sơ xuất... Thành quả của sự hộ niệm này đã cứu không biết bao nhiêungười, xin thưa thật với chư vị, không biết bao nhiêu người nhờ cái công tácnày mà đã ra đi với thân tướng tốt đẹp bất khả tư nghì: Đỉnh đầu âm ấm, nét mặttươi cười, da dẻ tự nhiên hồng hào ra, cái môi của người chết sau mười mấy haichục tiếng đồng hồ lại đỏ lên, trái tai dài ra… Có những người đã phát ra hươngthơm, một hương thơm lạ lùng, một lần phát ra trải qua hàng 30 phút đồng hồ.Những thoại tướng đã xuất hiện như vậy đó. Có những người khi xả bỏ báo thân rađi, đêm hôm đó hoa ở chung quanh nở rộ ra trắng xóa hết trơn. Chư vị cứ nghĩthử, trước khi họ ra đi họ niệm câu A Di Đà Phật, có được chư vị đồng tu baovây chung quanh khai thị cho họ, niệm câu A Di Đà Phật cho họ, rồi họ quyếtlòng nguyện vãng sanh. Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, họ đã ra đi với thoại tướng tốtnhư vậy, có những hiện tượng tốt như vậy. Từ trước tới giờ, quý vị hãy đi tìmđi… Tìm đâu mà ra?

Chính vì vậy, hộ niệm cho người vãngsanh là một pháp tu rõ rệt, chớ không phải chỉ là động tác sơ sài, như tới ngồibên cạnh người bệnh rồi niệm “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”… thì người ta vãngsanh đâu. Ví dụ, một chứng minh cụ thể, là vừa mới đây, tại nước Úc, có nhữngngười đã biết niệm Phật rồi, tới hộ niệm cho một người, họ cũng ngồi bên cạnhngười bệnh để niệm Phật hộ niệm. Vậy mà, người bệnh đó ra đi thì sao? Kết quảnhư thế nào? Có được vãng sanh không? Không…

Tại sao như vậy? Tại vì họ không chịunghiên cứu phương pháp hộ niệm. Tại vì trong cuộc đời của họ chưa bao giờ thamgia một cuộc hộ niệm nào cả. Họ cứ tưởng niệm Phật trước người bệnh là quá đơngiản… Thành ra, khi gặp sự, họ đối trước người bệnh cứ mặc sức mà tung hoành,cứ mặc sức mà niệm lung tung, họ không áp dụng đúng phương pháp hộ niệm, để đưađến kết quả, thay vì người đó có được cái cơ duyên vãng sanh về Tây-PhươngCực-Lạc, mà họ phải ra đi với một cái tướng vô cùng xấu!

Cho nên cái đề tài của chúng ta, “HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU”, chúng tôi sẽ cố gắng triển khai, và nhất là khi có nhữngcuộc hộ niệm, xin chư vị phải tự tham gia, tự ngồi đó để nhìn, rồi sau khoảngchừng mười cuộc hộ niệm như vậy, tự nhiên chúng ta biết hết.

Biết gì? Biết ta phải thực hiện nhữngđiều gì cho chính ta khi ra đi. Biết ta phải làm gì khi người thân chúng ta rađi. Ta cần phải biết làm sao mà cứu họ. Vì xin thưa, tử sanh vôthường! Cái thân này… nếu không bệnh ung thư… thì cũng bệnh tiểu đường, khôngbệnh tiểu đường… thì cũng ung thư gan, không ung thư gan… thì cũng ung thưphổi. Nhất định phải có một ngày đi.

Nhưng với người niệm Phật, ngày đi đólà ngày họ liệng cái thân xác rã rời này đi về Tây-Phương thành đạo. Còn nếuchúng ta không biết con đường đi về Tây Phương thành đạo, cứ bám lấy những gìthường tục của thế gian này, nhất định cái ngày xả bỏ báo thân đó chính là cáingày đại họa!... Đời đời kiếp kiếp về sau ai sẽ cứu được ta đây? Nguyện mongcho chư vị khi mà nghe những lời nói này phải có chút ít giật mình. Phải biếtrằng, ngay cái đạo tràng này, chúng ta đang khai thác triệt để phương pháp gọilà “PHÁP HỘ NIỆM” để cứu mình, để cứu người thân của mình, cứu Cha Mẹ của mìnhđang trong cơn già yếu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Cơ hội này hiếm lắm, xin chư vị nhấtđịnh phải cố gắng chỉnh đốn lại pháp tu, chỉnh đốn lại kiến thức về hộ niệm đểchuẩn bị, giúp chúng ta đi về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng.

Nam Mô A Di Đà Phật

HỘ NIỆM LÀMỘT PHÁP TU

(Tọa đàm 3)

Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật được vãng sanh vềTây Phương Cực Lạc. Đúng như vậy.

Muốn vãng sanh về TâyPhương Cực Lạc thì phải có 3 điểm: TÍN-HẠNH-NGUYỆN đầy đủ. Đi hộ niệm chongười ta là nhằm giúp cho người bệnh đó làm cho được 3 điểm:TÍN-HẠNH-NGUYỆN.

Những người nào chưatin thì phải tin đi, mau mau tin đi. Nếu trong đồng tu chúng ta có những ngườichưa tin, sau khi nghe những lời nói này hãy phát khởi tín tâm liền, đừng đểtới ngày mai. Vô thường nhanh lắm! Không kịp đâu! Những người đã tin rồi, thànhtâm khuyên chư vị phải tin cho vững vàng, đừng có tin nửa vời mà uổng một đờitu tập, sau cùng không đi tới đâu hết.

Niềm tin là khởiđầu tất cả cho hành trình đi về Tây Phương. Thiếu niềm tin thì chịu thua.Mong chư vị phải tin đừng nghi nữa. Tin rồi chưa đủ đâu, hãy phát nguyện vãngsanh.

Nếu như người nào niệm Phậtmà chưa tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương thì đường vãng sanh về Tây Phươngcòn xa vời vợi!... Nhất định... một đời này không được vãng sanh. Xin chư vị cốgắng phát nguyện vãng sanh. Từ sáng tới bây giờ chúng ta đã nguyện ba bốn lầnrồi, ở tại Niệm Phật Đường này mỗi sáng chúng tôi nguyện, mỗi chiều cộng tuchúng tôi nguyện: Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung...

Những người già yếu,đã bệnh... hãy viết lời nguyện ngắn lại: Nam Mô A Di Đà Phật, xin Phật cho conđược về Tây Phương Cực Lạc.

Quý vị phátnguyện phải thành tâm, chân thành mới được. Nếu không chân thành... thôichịu thua rồi! Cuộc đời này vô thường dữ lắm chư vị ơi! Ta sinh ra trong đờinày, ta có cái thân nghiệp báo, thì ta phải trả cho tròn cái thân nghiệpbáo này. Ta muốn sống thêm một ngày?... Không được. Chúng ta đi trước mộtngày?... Cũng không đâu. Cho nên, cái ngày nào mà chết, cái ngày nào bỏ báothân... xin chư vị đừng lo chuyện đó nữa. Nhất định chúng takhông đi sớm được một ngày, mà cũng không đi trễ được một ngày đâu!

Nhưng mà nếu việc vãngsanh sớm một ngày giúp cho cái thân của chúng ta nó an định một ngày.Vậy nếu nguyện trễ một ngày, chứng tỏ niềm tin của chúng ta nóyếu và chúng ta còn thèm muốn cái gì đó trên thế gian này, lỡ trong một ngày đómà cái mạng này nó đến lúc vô thường rồi... thì sao? Những người chưa hiểu đạothường hay sợ chết! Nhưng sợ cũng chết. Cái chết nó đến như một tiếng sétđánh ngang tai không kịp chuẩn bị!... Nhất là những người già, nhất là nhữngngười yếu... nhanh lắm! Sau khi bỏ cái báo thân này ta sẽ chịu nhữngcảnh ghê rợn, khủng hoảng, kinh hãi hơn những gì mà ta nghĩ nữalà khác!...

Biết được như vậy rồi, tạisao không nhanh chóng cầu về Tây Phương Cực Lạc để một đời này nhất định takhông còn có cái gì để hãi kinh nữa, ta không còn có cái gì để đaukhổ nữa, ta không còn cái gì để sợ hãi nữa. Tại vì về trên Tây Phương CựcLạc, xin thưa, cuộc sống của chính chúng ta bắt đầu từ giờ đó sẽ cóthần thông, đạo lực bao trùm pháp giới. Một cảnh cực lạc an vui, một cáicảnh mà A Di Đà Phật đã dành cho chúng ta, những người ở trong cái xứ gọilà lục đạo này khổ sở kinh khủng lắm!

Không chịu mơ đến ngày đómà cứ tìm những cái giây phút gọi là... giây phút an nhàn tạm bợ của cõi đờinày, để sau cùng bị hàng vạn đời, vạn kiếp trong cảnh ghê rợn đó mà người takhông hay! Chính vì vậy, xin thưa với chư vị, nên nhớ cho, hộ niệm khôngphải là đến trước người bệnh rồi... A Di Đà Phật... A Di Đà Phật... gọi là hộniệm! Không phải. Đó chẳng qua là cái hình thái cuối cùng cần phải có. Chứ thậtra:

Chính mỗi người chúng taphải hiểu đạo,

Chính mỗi người chúng taphải tin tưởng,

Chính mỗi người chúng taphải phát nguyện hàng ngày tha thiếtđược về Tây Phương.

Phải làm như vậy,và hơn nữa, phải tranh thủ từng giờ niệm Phật.

Mấy tuần qua chúng ta đi hộniệm cho một vị Phật tử, quý vị tới tham dự coi thử chúng tôi khuyên nhữnggì? Chúng tôi khuyên vị đó là... buông chén cơm xuống,thì chị phải cầm xâu chuỗi lên niệm Phật. Phải niệm Phật. Niệm từsáng... niệm tới chiều. Ra vườn làm chi? Nhớ con gái làm gì? Tưởng đứa cháu íchlợi chi? Nghĩ tới cái bệnh nghiệp để làm gì? Đâu cần nữa... Một câu A Di ĐàPhật mà niệm, niệm cho nhập tâm luôn. Xin thưa, nếu có tuổi mộtchút, ta thấy từng người họ ra đi đó, Ông Bà, Cha Mẹ, người thânchúng ta ra đi... quý vị thấy cảnh đó có sợ không? Người ta mê man bất tỉnhtrong bệnh viện đó, người ta đau đớn quằn quại đến hồn kinh phách lạc trướcgiây phút ra đi đó... chúng ta có sợ không?

Sợ thì phải lo đi. Có nhiềungười cứ nghĩ rằng... ta không đến nỗi nào như vậy. Xin thưa... ngày hôm qua tachưa có vấn đề gì hết, mà ngày hôm nay... đùng một cái ngã bệnh xuống, vàobác sĩ, bác sĩ nói, “Anh đã bị ung thư rồi!". Ngày hôm kia tôikhông có gì cả, ngày hôm nay vô bác sĩ, bác sĩ nói, "Chị đã bệnh tiểuđường rồi!". Hôm tháng trước khỏe mạnh như vậy, tháng sau nằm mộtchỗ rồi!Cái nghiệp báo mỗi người chúng ta đều có hết, nó chưa đến đó thôi!Khi nó đến rồi, coi chừng mình bị nạn còn hơn những người mà mình đã thấy đó.

Biết được như vậy thì phảilo, đừng có ỷ vào sự hộ niệm này. Hộ niệm này chính là phương pháp nhắccho chúng ta TÍN-HẠNH-NGUYỆN, trong đó thì niệm Phật phải:

Chuyên tâm niệm Phật.

Chăm chú niệm Phật.

Thành tâm niệm Phật.

Khiêmnhường niệm Phật... làcái điểm quan trọng nhất.

Chính vì vậymà chư vị thấy không? Từ sáng tới giờ chúng ta trải qua mười mấytiếng đồng hồ bằng cái gì? Bằng câu niệm Phật không thôi. Quý vị ơi! Niệm liêntục. Niệm ngày niệm đêm. Có địa chung niệm theo địa chung. Không có địa chungniệm theo chuỗi. Không có niệm chuỗi thì nằm trên giường mà niệm. Thành tâm màniệm Phật… cầu được vãng sanh Tây Phương. Nếu mà quý vị làm được như vậy,mới có thể cảm ứng được với A Di Đà Phật, thừa hưởng được cái đại thiện lợi vàkhi chúng ta ra đi mới an toàn được. Còn nếu không... coi chừng chúng ta sẽ mêman bất tỉnh trên giường bệnh, và khi vừa tắt hơi xong, xin thưa rằng, concái nó bỏ hết, rồi bác sĩ gọi y tá tới để gói xác mình trong tấmchăn đó, liệng vào trong cái hầm lạnh. Chúng ta gặp đại nạn!...

Chính vì vậy mà niệm Phật,phải niệm Phật... Để chi vậy? Xin thưa là càng niệm Phật mà thành tâm, càngniệm Phật mà tha thiết, càng niệm Phật mà công phu càng cao, nó tránh cho tacái chuyện này nè! Chớ còn không thì... xin thưa, cái nghiệp của chúng ta nólớn quá rồi! Chư Tổ dạy, khi ta mãn báo thân này, nhất định... gọi làcái thân, cái thân người này nè không thể nào có lại được. Gọi là"Nhơn Thân Nan Đắc". Kinh Phật nói rõ ràng như vậy. Nghĩa là sao?Nghĩa là, khi mà chúng ta chết rồi đó, thân người không thể nào lấy lại đượcđâu!

Nếu mà chư vị, những ngườinào sợ chết... thì phải lo niệm Phật. Những người nào mà sợ bị mê man bấttỉnh... phải lo niệm Phật. Những người nào mà sợ địa ngục... phải lo niệm Phật.Những người nào mà sợ cảnh ngạ quỷ lang thang đầu đường xó chợ không có chỗ ănchỗ ở... phải lo Niệm Phật. Tại vì nếu không niệm Phật, nhất định... chịu thua!Đợi cho đến lúc mê man bất tỉnh rồi kêu ông Diệu Âm này, kêu ban hộ niệmcủa Niệm Phật Đường A Di Đà tới hộ niệm cho chư vị... Chịu thua.Không còn con đường nào để cứu nữa!

Cho nên hộ niệm thật ra làgì? Là chính mỗi người chúng ta hộ cho chúng ta, chứ không có ai hộ niệmcho chúng ta hết trơn.

Bằng cách gì? Chưa tincâu A Di Đà Phật, phải tin liền đi. Niệm Phật vãng sanh thật sự. Thành tâm màtin. Nếu quý vị không tin, thì thôi chịu thua!... Chúng tôi đành rơi nướcmắt nhìn quý vị đi theo con đường đọa lạc!

Tin rồi quý vị phải thathiết nguyện vãng sanh nghe... đừng có che dấu nữa... Bây giờ, tôi nóithật. Diệu Âm này nếu có bệnh ung thư, tôi sẽ loan truyền ra cho khắphết thế giới biết... Để chi vậy? Để cho những người nào quen thân hãy đếnhộ niệm cho tôi, tôi không sợ chuyện đó nữa. Ở đây một ngày mình chịu khổ mộtngày, đi về Tây Phương một ngày mình sướng một ngày. Ông Bà, Cha Mẹ, Cửu HuyềnThất Tổ... đang chờ từng ngày từng giờ từng giây chúng ta vãng sanh về Tây Phương.Tại vì có như vậy thì Ông Bà, Cha Mẹ, bà con, thân thuộc của chúng ta mới nươngtheo cái phước đó mà thoát được tam đồ ác đạo. Trong khi mình nghĩ màthương Mẹ, thương Cha. Cha Mẹ mình vì vụng tu không chịu niệm Phật nên đãbị đọa lạc, khi họ nghe mình tu các ngài cầu mong mình hồi hướng công đức chohọ. Nhưng hồi hướng công đức cho họ có được bao nhiêu? Chưa bằng cái công đứcmình vãng sanh về Tây Phương. Cho nên mình vãng sanh về Tây Phương là chínhmình được thoát nạn, mà Ông Bà, Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp của mình còn nươngtheo cái công đức đó mà thoát được tam ác đạo.

Chư vị ơi! Lợi lạc biếtchừng nào. Chính vì vậy mà phải lo trước, lo ngày lo đêm để niệmPhật. Một câu A Di Đà Phật nhập vào tâm... khi mà câu A Di Đà Phật nhập vào tâmrồi, chắp tay lại, Nam Mô A Di Đà Phật… cuộc đời vô thường quá! Khổ quá! Chocon sớm về Tây Phương Cực Lạc.

Quý vị cứ niệm như vậyđi... Thành tâm niệm như vậy đi... Nếu là những người bệnh... bệnh nó hếthồi nào không hay. Còn như những người sợ chết, nếu cứ tiếp tục sợchết nữa... thì dù cho chính cái ban hộ niệm của Niệm Phật Đường A Di Đà nàytới hộ niệm cho chư vị... chư vị vẫn bị đọa lạc!

Tại sao như vậy? Tạivì đã mê rồi! Không giác ngộ được! Cuộc đời này quá vô thường, vài năm nữa...bốn năm nữa... năm năm nữa, hai tháng nữa... ba tháng nữa có là bao? Trong khiđó vạn kiếp phía sau chịu đọa lạc mà không lo, lại lo chi một vài tháng, mộtvài ngày tạm bợ ở thế gian này vừa đau lên đau xuống, bệnh lên bệnh xuống!...Ấy thế mà… nghĩ tới chuyện niệm Phật thì tránh lên tránh xuống, nghĩ tới chuyệnhộ niệm thì sợ lên sợ xuống, trốn lên trốn xuống. Xin hỏi rằng, mình trốnđược cái ách nạn vạn kiếp sau này không? Có trốn được hay không? TrongKinh Phật nói rõ ràng, chư vị biết cái nghiệp của chúng ta "Năng địchTu-Di", lớn như núi Tu-Di vậy đó! Nó dìm chúng ta tận dưới bùn đen!...Ấy thế mà không chịu lo? Lại đi lo những chuyện hết sức là... hết sức là tầmthường... hết sức là vô thường!... Đến ngày niệm Phật thì hẹn cái này hẹn cáinọ, viện cớ này viện cớ nọ không chịu đi. Đến lúc nằm xuống rồi, xin thưa chưvị, một câu A Di Đà Phật cất lên không được!...

Vì sao như vậy? Vìcông phu quá yếu, nghiệp chướng quá dày, oan gia trái chủ quá dữ đang sẵnsàng... chờ đón những người niệm sai lầm, những người niệm giải đãi.Tại vì cái tâm giải đãi là tâm không chân thành, không chí thiết, là cái tâmkhông bao giờ cảm ứng được với đại nguyện của đức A Di Đà Phật. Cho nên phảilấy lòng chân thành, chí thành chí kính ra mà niệm Phật đi... Nếu không, khôngkịp nữa rồi!...

Quý vị có biết không? NgàiTịnh Không nói, dù cho mình niệm từ sáng đến chiều, niệm cho một trăm năm đinữa, một ngày niệm tới một vạn tiếng đi nữa, thì cái nghiệp của chúng tacũng không phá nổi. Ấy thế mà chỉ cần TÍN-NGUYỆN-HẠNH cho vững vàng cộng với sựhộ niệm giúp cho chư vị thoát được ba đường ác, thoát được lục đạoluân hồi... đi luôn về tới Tây Phương Cực Lạc để thành tựu. Như vậy mà tôi thấycó nhiều người còn lơ là quá! Trong khi tôi đi các nơi họ thành tâm, họ kínhcẩn đến nỗi không ngờ được. Ít bữa nữa tôi sẽ nói ra những chuyện, tại saoở những chỗ xa xa như vậy người ta thành công dễ dàng! Quý vị tới chứng nhậnmới thấy ngỡ ngàng. Trong khi ở đây... thì chính chúng ta rất gần Hòa ThượngTịnh Không và giống như một trung tâm điểm về vấn đề hộ niệm vãng sanh mà chúngta lơ là!...

Mau mau giác ngộ kịp thờiđể thành đạo, nếu sơ ý... ngàn đời vạn kiếp khổ đau tự ta chịu lấy, ADi Đà Phật cũng đành buông tay...

Nam Mô A Di Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 4).

Nam Mô A Di Đà Phật

Mới ngày hôm nay chúngta có một cái tin là bà Bác mẹ của chị Thanh đi vào trong bệnhviện, tình hình có lẽ rất là nguy ngập. Mới cách tuần trước thì Bác có đếnđây cộng tu, cung nghinh xá lợi. Tuần này thì Bác đã nằm trong bệnhviện, chị Thanh có điện thoại tới nói là có thể ngày mai chúng ta đihộ niệm. Thật sự, cuộc đời này quá sức vô thường! Những biếncố nó xẩy ra bất ngờ giống như là một tiếng sét đánh ngang giữabầu trời, không kịp bưng tai.

Chính vì vậy, mà hộniệm hiểu cho cùng ra không phải là nằm đó chờ đi vào trong bệnh viện, mêman bất tỉnh rồi mới kêu ban hộ niệm đến... là được. Không phải nhưvậy. Cái đề tài của chúng ta nói ở đây là, hộ niệm là điều phải lo trước. Lonhững gì? Ai chưa tin câu A Di Đà Phật, mau mau tin liền. Ai chưaphát nguyện vãng sanh mau mau phải tha thiết phát nguyện vãng sanh ngay lậptức, ngay liền bây giờ, ngày hôm nay đừng để đến ngàymai. Ai chưa niệm Phật, phải lo niệm Phật ngày đêm, nhất định phải loniệm Phật ngày đêm. Để chi? Để giải những ách nạn có thể sẽđến với mình bất cứ lúc nào. Không bao giờ có thể chuẩn bị được.

Chúng ta nên nhớ... Cáichết!... Ta không bao giờ có kinh nghiệm với cái chết đâu ạ? Nó chỉ đếnvới ta một lần mà thôi, rồi đi luôn, không thể nào để chota rút kinh nghiệm được. Chính vì vậy, xin thưa thực, cái mạng sốngchúng ta nó mong manh trong đường tơ kẽ tóc! Ta đã biết niệm Phật màkhông lo chuẩn bị con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc để sau cùngkhi đối diện với sự thật, cũng phải đành chấp nhận đọa lạc, đaukhổ triền miên!

Cho nên, xin thưa với tấtcả chư vị, có ba điểm mà Diệu Âm nói, nói mãi mãi, nói không bao giờngừng được. Nếu quý vị mà không tin câu A Di Đà Phật có thể giúpta vãng sanh về Tây Phương, thoát tất cả những cảnh giới hãi hùng,đau khổ, đọa lạc triền miên... Thì thôi!... Chịu thua rồi! Tới đạo tràng này,ích lợi gì? Đi tu, ích lợi gì?... Tới Chùa, ích lợi gì? Vì chúng tavẫn chịu đọa lạc. Trong khi một câu A Di Đà Phật, Đức A Di Đà đã thề, ngườinào quyết niệm danh hiệu của Ngài, quyết vãng sanh về Tây Phương CựcLạc... Ngài nói, dẫu cho trước giờ phút lâm chung cất lên mười câu A Di ĐàPhật thôi cũng được vãng sanh... Thế nhưng đi vào trong bệnhviện đã mê man bất tỉnh rồi... còn đâu có cái cơ hội niệm đượccâu A Di Đà Phật, được một tiếng chứ đừng nói chi tới mười tiếng.

Chính vì vậy mà phải lotrước.

Chính vì vậy phải biếtbuông ra.

Buông cái gì? Thị phi, cạnhtranh, ganh tỵ... phải buông liền đi. Nếu niệm Phật mà không chịu buôngcái này, nhất định sẽ bị mê man bất tỉnh trong bệnh viện. Tại sao như vậy?Tại vì ngài Quán Đảnh Đại Sư đã nói rõ rệt, người niệm Phật mà không biết lobuông xả những cái này sẽ đọa Địa Ngục. Ngài nói như vậy đó, quý vị nghe cho kỹđi... Ngài nói trong 100 cái quả báo của câu A DI ĐÀ PHẬT, cái quả báo đầu tiênlà đọa địa ngục. Tại vì sao? Tại vì không chịu bỏ cạnh tranh, ganh tỵ, khôngchịu bỏ nói xấu người này nói xấu người nọ, không chịu bỏ cống cao ngã mạn,không chịu bỏ những cái tật đố của mình, chửi người này chửi người nọ... Cáitâm không chịu mở ra. Tại sao niệm Phật mà vướng cái này bị đọa địa ngục?Tại vì Hòa Thượng Tịnh Không đã giảng rất rõ: “Phá hình tướng của người niệmPhật”. Trong kinh Phật... Phật nói lên nói xuống rất nhiều, thà khuấy đụcvạn dòng sông, cái tội này nó còn nhỏ hơn là khuấy động một người niệm Phật.Trong khi mình niệm Phật mà không chịu buông bỏ những cái tật đố này, nóixấu người này, nói xấu người nọ, kình người này, kình người nọ... phá tan cáihình tướng của người niệm Phật. Phá tan tâm nguyện của biết bao nhiêu ngườimuốn niệm Phật.

"Trời ơi! Ông nàyniệm Phật sao mà tánh tình xấu quá vậy?... Thôi ta đừng đi niệmPhật". "Trời ơi! Sao bà kia niệm Phật mà tính tình lạiđố kỵ dữ vậy? Như vậy thì niệm Phật dở lắm!".

Đoạn biết bao nhiêu cái huệmạng của người khác. Cho nên xin thưa đừng có nghĩ rằng, mình bước vào trongcái Niệm Phật Đường A Di Đà này là khi đến ngày cuối cùng mình đượcra đi an nhiên tự tại. Không phải như vậy đâu ạ! Mà phải như thế nào? niệmPhật thì phải buông hết vạn duyên ra. Ngày hôm qua ta thấy người nàyxấu... nói lỗi người ta, ngày hôm nay nhất định đừng nói lỗi người ta nữa.Nếu mình nói lỗi người ta, nhất định mình sẽ bị mê man bất tỉnh trong bệnhviện, rồi mình sẽ đi xuống địa ngục! Tại sao vậy? Tại vì ngàiQuán Đảnh Đại sư nói như vậy đó, chứ không phải Diệu Âm nói đâu...

Cho nên, xin thưa là, mìnhphải biết lo trước. Nếu đi về Tây Phương mà còn bám chặt vào cái cõi Ta-Bànày... Cái nhà cũng bám, tiền tài cũng bám... Nhất định không thể vãng sanh vềTây Phương Cực Lạc được.

Muốn đi về Tây Phương CựcLạc mà khi bệnh xuống thì sợ chết... Nhất định không thể vãng sanh về TâyPhương Cực Lạc được. Vì thế, pháp hộ niệm đâu có phải đợi đếnlúc mê man bất tỉnh mới kêu 5-10 người tới đứng bên cạnh mình niệmPhật! Mà là gì? Chính là TÍN-HẠNH-NGUYỆN phải làm cho đúng. Nguyện vãng sanh,đã tha thiết nguyện vãng sanh thì không được tha thiết những cái cõi trần đờinày nữa.

Đã tha thiết vãng sanh, thìcái thân này, còn thì ta niệm Phật, bỏ thì ta về Tây Phương CựcLạc. Thành ra, bệnh hoạn thay vì than thở, ta vui như ngày hội. Tiềnbạc! Hồi trước ta nắm chặt trong tay, bây giờ bung ra đi, liệng ra cho concái nó xài đi. Tôi thường hay nói với Ông già tôirằng, nếu Cha có được đồng bạc nào, Cha hãy liệng rađi. Có sợi dây chuyền nào, hãy liệng ra đi. Hãy nói với mấy ngườicon, các con cứ cất đi, đừng bao giờ cho ta thấy nữa.

Bà Triệu Vinh Phương 99tuổi vãng sanh, bà có một sợi dây chuyền, mà dây chuyền đó là dây chuyền củangười mẹ truyền lại cho bà như là cái vật truyền đời. Khi bà ngộ đạora rồi, bà cởi sợi dây chuyền ra, rồi đưa cho người con và nói, “Cáccon không được để cho Mẹ thấy sợi dây chuyền này”. Đó là những người ngộđạo muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu chúng ta khôngbiết chuyện này, chúng ta cứ đam mê những thứ: Tiền nè!... Bạc nè!... Thịnè!... Phi nè!... Nhất định dù cho quý vị có tới đây niệm Phật, niệm cho đếnlong hầu bể cổ, sau cùng rồi... nhất định sẽ bị mê man bất tỉnh trong bệnhviện! Tại sao như vậy? Tại vì chính quý vị đã phá tan hết hình tướng củangười niệm Phật, gây cái họa cho mình mà còn gây họa cho người khác nữa.

Chính vì vậy, xinthưa, biết được con đường vãng sanh một đời thành đạo Vô Thượng, thì nhất địnhnhững cảnh địa ngục phải bỏ.

Cảnh nào là cảnh địa ngục?Là cảnh: Cạnh tranh, ganh tỵ.

Cảnh nào là cảnh địa ngục?Là cảnh nói xấu người này nói xấu người nọ.

Tất cả những cái đó nó phátiêu hết con đường vãng sanh... Nó phá tiêu hết công đức niệm Phật... Đơngiản như vậy thôi chứ có gì đâu! Cho nên Ngài Tịnh Không nói: Khi mà mình hiểuthấu được VŨ TRỤ NHÂN SINH rồi... Ngay cái thân mạng này cũng làvô thường, hãy trả về với cát bụi. Ta liệng cái thân này, ta lượm cái thânkhác, chứ ta đâu có chết mà cứ sợ chết! Như vậy coi chừng, nếu tacứ bám theo cái thân này, thì lúc chết ta không tìm đượccái thân khác nữa đó... Vì sao?... Vì biến thành những loài quỷ, loài vonghồn... Dễ sợ vô cùng!... Cho nên Ngài nói phải buông xả, phải buôngcho hết những thứ này đi, thì tự nhiên ta giải không biết baonhiêu ách nạn.

Hộ niệm là như vậy đó. Hộniệm là chuẩn bị trước. Hộ niệm là phải "Clear" đi, tức là làmcho sạch cái tâm chúng ta. Giận hờn là chủng tử địa ngục, nhất địnhđừng có giận ai. Tham luyến cái thân này, nhất định sẽ tàn rụi! Nhất địnhđừng tham nữa. Mê đồng bạc, nhất là những người già... tiền đây, hãy liệngra cho con cái, tại vì con cái có hiếu, chúng không bao giờ đểcho chúng ta chết đói đâu, vậy mà cứ bám lấy đồng tiền đó làmchi? Hòa Thượng Tịnh Không, có lần người ta rủ Ngài đi xem tiền bạc. Xemrồi, Ngài than, trời ơi! Tiền chỉ có bấy nhiêu đây sao? Tôi có khắp thế giới,những tiệm kim hoàn là tiền của tôi hết đó... Đi khoe tiềnvới Ngài mà bị Ngài rầy... "Đồ dại, đồ khùng!"...Đem tiền cất trong nhà băng để sau cùng thành con mọt vô trong đó đời đờikiếp kiếp mà nhìn tiền... Dùng có được đâu ạ?! Chính vì hiểuđược như vậy rồi... thì buông ra. Buông ra, đâu phải là cho hàng xóm đâu?Cho con cái. Buông ra hết đi để con cái dùng đó mà trả hiếu cho mình,nuôi dưỡng mình từng chút, từng chút và nó hộ niệm cho mình, nó niệm Phật bêncạnh mình, để cho mình được vãng sanh và mình dặn con cái một khi ta bệnhxuống, bác sĩ đã chịu thua rồi... hãy mau mau đem ta về nhà. Ví dụ như mẹ chịThanh phải mau mau đem về nhà để tôi tới hộ niệm cho, chứ ở trong bệnh việnnhiều khi chính tôi cũng đành... bó tay!

Nguyện cho tất cả chư vịhiểu được những lời này... Đây là những lời tâm huyết, đơn giản, để chúngta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 5)

Nam Mô A Di Đà Phật

Hộ niệm không phải là chờcho đến lúc sắp sửa xả bỏ báo thân mới kêu ban hộ niệm đến. Cái đề tài chúng tanói lên rõ ràng như vậy.

“Niệm” là niệm Phật. “Hộ”là hộ trợ, là giúp đỡ. Hộ niệm là người niệm Phật giúp đỡ cho người niệm Phậtđược an toàn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nếu chúng ta nói niệmPhật mà không nói đến hộ niệm, thì chúng ta phải đạt đến cảnh giớiNhất Tâm Bất Loạn. Theo như ngài Tịnh Không nói thì Lý Nhất Tâm Bất Loạnmới an nhiên tự tại vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Trong đời này cũng có thểcó người được chứng đắc(?). Nhưng trong Kinh Phật nói: "Thời MạtPháp ức ức người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc". Hàng triệungười tu hành, hàng tỷ người tu hành tìm đâu ra một người chứng đắc! Chonên, niệm Phật để chứng đắc Nhất Tâm Bất Loạn, an nhiên vãng sanh thực sựkhông dễ gì! Chính vì vậy mới cần đến sự hộ niệm. Nếu không có hộniệm thì những người không chứng đắc cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn khôngđược vãng sanh.

Ai là những người khôngchứng đắc? Xin thưa thực, chính chúng ta là người không chứng đắc. Tại saovậy? Hòa Thượng Tịnh Không thường hay nói: "Còn chấp trước là còn tronglục đạo luân hồi”. Cái chấp trước này ở đâu mà có? Trong nhiều đời nhiềukiếp chúng ta đã tạo ra rồi, đến đời này nó vẫn theo chúng ta. Thể hiện cụthể nhất là khi chúng ta tu hành như thế này vẫn có đôi lúc phiền não nổi lên.Khi mà phiền não nổi lên, đây là sự thể hiện của chấp trước. Nói rõ hơn,là sự xuất hiện của nghiệp chướng từ trong nhiều đời nhiều kiếp. Xin thưathực, chính vì cái chấp trước này, hay là cái phiền não, hay là cái nghiệp màchúng ta xóa ra không được, nó cứ hiển hiện mãi, làm cho ngườiniệm Phật sau cùng không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Cho nên hộniệm quan trọng dữ lắm!

Trong những ngày tới chúngta sẽ đi sâu hơn một chút, rõ hơn một chút về vấn đề hộ niệm. Hôm nay mìnhnói tổng quát.

Xin thưa thật, nếu chúngta niệm Phật mà bị vướng cái chấp trước nhưng không chịu buông ra, thì dùcó hộ niệm cũng không được vãng sanh. Như hôm qua chúng ta có nói, ngàiQuán Đảnh Pháp Sư nói rằng, niệm Phật mà không buông bỏ chấp trước. Nói rõhơn, là còn cạnh tranh, ganh tỵ, đâu mâu, khó chịu... thì nhữngthứ chấp trước này nó phá công đức của sự niệm Phật. Nếu còn nhưvậy, dù được hộ niệm cũng không thể vãng sanh.

Nếu nghĩrằng mình đã phá được chấp trước, niệm Phật mà không có hộniệm cũng chưa chắc gì sẽ được vãng sanh! Tại vì thật ra mình gọi là phá chấptrước chứ chẳng qua là mình chỉ gói ghém, đè nén một chút nào đó cái chấptrước. Hay nói rõ hơn, là gói nghiệp chướng của chúng talại. Cái nghiệp chướng này vẫn chờ cơ hội để nó phát sinh ra.Cho nên phá một chút ít chấp trước nào đó, mà không có hộ niệm cũng không đượcvãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, huống chi là chúng ta phá không được! Hơnnữa, liên đới với chuyện này, trong nhiều đời nhiều kiếp chúng ta đãlỡ dại tạo cái oán nghiệp với chúng sanh nhiều quá!...

Vì thế, ngoài cái chấptrước, là nghiệp chướng của chúng ta đó, cái nghiệp lục đạo luân hồi đó,còn có nạn oán thân trái chủ nữa, họ sẽ hiện hình ra, họ kéo chúng ta lạitrong lục đạo luân hồi, và thường thường kéo luôn xuống dưới tam ác đạo để trảthù. Ghê lắm quý vị ơi!... Oan gia trái chủ họ biết trong tâm chúngta, họ tìm mọi cách... và xin thưa thật rằng, những người tu hành sơý, thì bị vướng những cái đòn hay gọi là cái bẫy. Cạm bẫy của oan giatrái chủ tế vi dữ lắm! Nhiều khi mình không biết đâu. Lạ lắm! Chính vìvậy, để tránh khỏi cái ách nạn này, chúng ta phải cố gắng buông bớtnhững thị phi, những ganh tỵ, những đâu mâu, nói chung là những thứchấp trước mà Hòa Thượng Tịnh Không thường nói. Chấp trước tai hại lắm!

Có một lần Ngài nói như thếnày, chúng ta đi đến đạo tràng tu hành, thật ra là mỗi người có mộtviệc. Chúng ta hãy làm cái việc của chúng ta, không nên làm cái việc của ngườikhác. Ngài nói, đến đạo tràng hãy tập làm quen với những việc chướng taigai mắt, có như vậy thì chúng ta mới tu được. Không tập làm quen với cáinày, thì nhiều khi rất khó cho chúng ta tu hành!

Xin thưa thật, đạotràng là nơi tụ hợp đông người. Riêng cái đạo tràng của chúng takhông muốn đông người lắm, ít ít thôi. Nhưng dù thế nàocũng phải có người. Hễ có đông người thì thường thường sinh ra đủ chuyệnhết. Người này thì muốn cái này, người kia thì muốn cái kia, người thìmuốn im lặng, người thì muốn nói chuyện, người thì thích nói lỗi lầm củangười khác, người thì khó chịu về cái lỗi lầm của người khác... Chính vì vậy màtrong suốt một thời gian qua, chúng tôi thường thường hay nhắcvới chư vị, đến đạo tràng thì cố gắng buông bỏ những gì thuộcvề chấp trước, tức là sự cạnh tranh, ganh tỵ, nói người này xấu, người kiatốt! Bỏ đi. Tại vì đó là phiền não! Cái nghiệp chướng của chúng ta nóthể hiện ra ở chỗ đó. Chúng ta muốn về Tây Phương với A Di Đà Phật, quý vịnghĩ coi, A Di Đà Phật Ngài thương chúng sanh đến nỗi mà những người ngũnghịch thập ác sắp sửa xuống địa ngục A-Tỳ, mà Ngài cũng cố gắng cứu. Ngài nói,những người đó mà bây giờ sám hối đi, đừng làm như vậy nữa, niệm danh hiệu củaNgài để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc... Tha thiết mà niệm... Chânthành mà niệm, mười niệm Ngài cũng cứu về Tây Phương Cực Lạc.

Cho nên, nếu thật sựmuốn một đời này mình về với Ngài, thì nên tập tánh của Ngài, tập tha thứ, tậpbuông xả, tập gói ghém với nhau để chúng ta cùng tu. Chứ tình thật mànói, thế gian này chấp trước, phiền não, đấu tranh, cạnh tranh ganhtỵ... đã thành cộng nghiệp của thế gian rồi! Chúng ta đi tới chỗ nào cũngbị hết! Nhất định. Chính vì thế mà Ngài nói hay lắm, chư vị đến đạotràng hãy tập làm quen với những điều chướng tai gai mắt. Nếu mình làmquen được những điều chướng tai gai mắt thì chứng tỏ công phu của chúng ta đãcó hiệu lực, nó đã khởi tác dụng. Nếu chúng ta không chấp nhậnnhững điều chướng tai gai mắt, có nghĩa là phiền não của chúng ta còn mạnhvô cùng! Chính những phiền não này nó ảnh hưởngđến lúc chúng ta lâm chung. Oan gia trái chủ sẽ lợi dụng chỗyếu này mà hãm hại chúng ta.

Chínhvì vậy, khi Diệu Âm đi khắp nơi, thường thường khuyên những người đồng tuhãy cố gắng buông xả. Những người trước đây chúng ta ghét, bây giờđừng ghét nữa. Nếu mình đã bỏ ghét rồi, mình không ghét nữa,nhưng người đó vẫn còn ghét mình, thì hay nhất là chúng ta hãy lơ đi,lánh đi. Tại vì, khi hiểu một chút về vấn đề nhân quả, thì mới biết rõ rệtrằng, đây chính là chuyện nhân quả của mình, trong một đờikiếp nào trước mình đã gieo ra như vậy thì bây giờ mình phải gặp như vậy.Cho nên, hãy mạnh dạn đối diện với quả báo này và buông nóra đi, lấy đó làm sự thử thách cho mình, thì tự nhiên đường thànhđạo dễ lắm.

Cómột lần khi Diệu Âm về Chùa Hoằng Pháp, Ngài Chân Tín nói một câu mà thấmvào trong tâm của Diệu Âm... Đúng là một đại Bồ-Tát, tôi nghĩ như vậy. Ngàinói: "Làm Đạo nó khó lắm! Nhiều lúc mình đi tới những nơi người takhen mình, thì mình cũng cám ơn, mình gieo được chút duyên. Có những nơi ngườita chê mình, mình cũng cám ơn họ, vì đây là cái duyên ác của mình đã gieo vớihọ từ trước. Cho nên, có những nơi người ta chống đối mình vì không códuyên, người ta khạc nước miếng nhổ vào trong mặt mình... Tôi cũng lặng lẽ cámơn họ, và Tôi lấy tay tự chùi nước bọt lấy. Tôi cám ơn họ vì họ đãgiúp cho tôi cái hạnh nhẫn nhục"... Trời ơi! Ngài nói một câu màtôi ngồi rơi nước mắt! Phải tập như vậy thì chúng ta sẽ tới chỗ nàocũng có thể tu hành được cả.

Nguyệnmong cho tất cả chư vị, chúng ta đến đạo tràng này thì nhất định một đờinày hãy đi về Tây Phương Cực Lạc với Phật. Ngài Tịnh Không nói, muốn đi về TâyPhương Cực Lạc với Phật ta phải tập cái tánh Phật, tánh Phật thì nhìn người nàocũng là Phật hết. Ta muốn về Tây Phương để thành “A Duy Việt Trí Bồ-Tát, tâmBồ-Tát thì nhìn người nào cũng Bồ-Tát hết. Được như vậy thì ta sẽ cócơ hội cảm ứng với chư Thượng Thiện Nhơn trên cõi Tây Phương, cảm ứng đạinguyện của đức A Di Đà Phật, chúng ta được thành tựu ngay tại nơi này.

NamMô A Di Đà Phật

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁPTU

(Tọa Đàm 6)

Nam Mô A Di Đà Phật!

Hồi chiều nàyDiệu Âm có nghe một người bạn ở bên Mỹ điện thoại tới, nói có một người nêuý kiến rằng, không chịu lo tu hành, cứ nằm đó mà chờ hộ niệm thì làmsao được vãng sanh? Lời nói này rất là hay và nó đáp ứng đúng cái đề mục chúngta đang nói, tức là hộ niệm không phải là nằm đó chờ chết, rồi khi sắp chết mới mời banhộ niệm tới. Không phải như vậy đâu?

Phải chú ý đếncông phu tu hành. Đây mới thực sự là chính. Nếu chúng ta cứ nằmđó mà chờ đến lúc sắp lâm chung, bị mê man bất tỉnh rồi mới chạy tìm ban hộniệm thì cũng đã quá trễ! Chắc chắn ở đây chúng ta ai cũng biết qua chuyệnnày, nhưng người thân của chúng ta, bạn bè, bà con... hầu hết người ta không biết. Chínhvì vậy mà chúng ta phải nói cho người ta biết rằng muốn được hộ niệm đểvãng sanh thì xin phải lo tu hành trước, và cần biết được những quyluật vãng sanh, thì lúc đó hộ niệm mới được. Cho nên ý kiến phíatrên chúng ta cần nên nhớ.

Tuy nhiên, có nhiều người lợi dụng câunày để khinh thường hay chê bai phương pháp hộ niệm thì thực làmột điều quá sai lầm! Vì nếu thực sự tu hành chứng đắc được Nhất TâmBất Loạn, thì cần chi nhờ đến ban hộ niệm. Lúc đó ta biết ngày giờra đi, ta đứng cò cò một chân, ta ngồi trên ghế ra đi cũng được. Ta biểu diễn sựvãng sanh như một trò đùa. Nhưng đáng tiếc là hiện tượng này quáhiếm hoi! Có thể nói rằng hàng vạn người tìm không ra một người. Trong khiđó, vì quá khinh thường phương pháp hộ niệm, cho nên khi Chachúng ta chết, ta không biết cách nào để cứu! Người thân chết, rồi tiếp tục chết,ta không biết cách nào cứu! Nhìn thấy sự đọa lạc của người thân, ta đànhchịu bó tay, rồi bắt đầu đổ thừa: Đổ thừa nghiệp báo... đổ thừa... đổ thừatại vì... tại vì... đủ cách đổ thừa hết. Nhưng bên cạnh đó, ta không chịuđổ thừa chính ta, khi đã biết được con đường vãng sanh mà khôngtruyền chỉ cho người thân con đường vãng sanh. Ta không chịu đổ thừalà tại sao ta không chịu cẩn thận nghiên cứu phương pháp hộ niệm rồi thôngbáo cho người thân biết, thông báo cho bạn bè hay để họ chuẩn bị,họ biết được trước những giờ phút lâm chung bị những gì? Vào cuối đời ta bị cáigì? Nạn oan gia trái chủ như thế nào? Khi cận tử nghiệp hiện hành như thế nào?Làm sao ta thoát qua những ách nạn đó?... Mà cứ đổ thừa là người đó nghiệpchướng nặng... Vô tình, ta đánh mất quá nhiều người thân vào trong tamác đạo! Rồi sau cùng, giả sử như chính ta niệm Phật không được Nhất Tâm Bất Loạn, đếnkhi cuối đời, những người bên cạnh ta ai sẽ là người giúp ta thoátách nạn đây?

Phải chăng, vìta quá khinh thường phương pháp hộ niệm, không bao giờ nói chuyện vềhộ niệm! Mà không nói tới chuyện hộ niệm, không dạy phương pháp hộ niệm cho nhữngngười chung quanh, thì khi ta nằm xuống rồi, những người xungquanh không ai biết cách nào giúp cho ta thoát được những ách nạnđó.

Xin kể một câuchuyện vừa mới xảy ra bên Mỹ, cũng do một người bạn kể lại. Là có một người,một vị đó cũng biết niệm Phật, đi tới hộ niệm cho một người. Sau khi ngườibệnh chết mới có hai tiếng đồng hồ thì người nhà mời vị đó tới. Khôngbiết vị đó hộ niệm bằng cách nào mà lại dùng ngón tay bấm huyệt,bấm lên đầu người chết!... Rồi sau đó họ nói rằng, nhờ bấm như vậy màngười chết đó đã được vãng sanh rồi!

Thấykhông? Nếu chuyện hộ niệm mà chúng ta không khai thác kỹ, không chịuhọc hỏi kỹ, thì thường thường khi đối diện với người ra đi, ta làm nhiều điềusai lầm lắm! Cách đây cũng không lâu, chúng tôi nghe được một chuyệnlà có người hộ niệm cho một người đã chết rồi. Vị đó hít một hơi thậtdài... vận công lên hai tay, rồi áp lòng bàn tay vào lòng bànchân của người chết để đẩy thần thức lên đỉnh đầu. Trong Tịnh Tông HọcHội, cũng như chư Tổ dạy, không bao giờ nói đến chuyện này, vàtôi biết được rằng, nhiều người hộ niệm đã áp dụng những phươngthức sai!

Thì hôm nay khingồi ở đây, những lời nói này đều có ghi âm hết, là chính Diệu Âmnày không bao giờ hướng dẫn những phương pháp hộ niệm như vậy. Khôngbao giờ có thể dùng cái chưởng lực gì đó của mình mà đẩy thầnthức cả.

Tại sao mình lạicó quyền thay A Di Đà Phật để tiếp dẫn thần thức đi về Tây Phương?Làm sao mà ta có thể thay cho A Di Đà Phật để đẩy thần thức từ ở dưới"Địa Ngục" lên đến đỉnh đầu? Bàn chân là chỉ cho "Địa Ngục",đỉnh đầu là chỉ cho Tây Phương Cực Lạc. Đâu có quyền làm như vậy! Chính vì quásơ ý về chuyện hộ niệm, lơ là... mà thường thường bị thất bại.

Cho nên hộ niệm,như hôm qua mình đã nói rõ rệt: "NIỆM" là niệm Phật. Nhất địnhchúng ta phải lo công phu tu hành, đừng nên lơ là. Và "HỘ" là rất cầnnhững người chung quanh biết cách hóa giải cho chúng ta. Tại vì sợ rằng,bây giờ bắt đầu tu hành cho đến lúc hết hơi rồi, ta vẫn không chứng đắc đượcNhất Tâm Bất Loạn, ta không được tự tại vãng sanh và cái nghiệp chướng vẫn theođuổi sát nút, nó báo hại ta chịu không nổi! Chính vì vậy mà chúng ta phải đisong song...

Bây giờ trởlại chuyện tu hành. Theo như Diệu Âm thấy, Niệm Phật Đường củachúng ta nên tăng thêm một ngày "Tinh Tấn" nữa, hay hơn là mộttháng chỉ có một ngày. Tại vì tôi thấy là một ngày tinh tấn thườngthường đông hơn những ngày bình thường. Những người ở trong Niệm Phật Đườngngày nào cũng tu, thì có thể cũng được được một chút. Còn ngoài ra, tinh tấnmỗi tháng có một ngày thì hơi yếu! Chư vị nghĩ thử coi có thể được haykhông? Phải tăng thêm thời gian tu hành, chứ không thì xin thưa rằng khi mà đạinạn nó đến rồi, là lúc chúng ta xả bỏ báo thân, cái nghiệp chúng ta còn nặngquá, cái chướng ngại chúng ta còn nặng quá, giải không được. Bây giờ mới bắt đầutu hành thì xin chư vị nhớ ráng cố gắng.

Hòa Thượng TịnhKhông có định nghĩa rõ rệt vấn đề tu hành, hay lắm! TU LÀ TU SỬA; HÀNH LÀ HÀNHĐỘNG SAI TRÁI. Ngài nói hay vô cùng! Hành động sai trái của ai? Hành động saitrái của chính mình. Tức là sửa những hành động sai trái của chính mình, đừngnên đi sửa hành động sai trái của người khác. Điều này rất quan trọng.

Đối với ngườikhác thì sao? Ta không nên moi cái lỗi của người ta ra. Không nên nhìn cái lỗicủa người khác. Không nên để cái lỗi của người khác trong lòng củamình. Đây mới là điều hay. Cho nên, tu là tu cho chính mình, chớ không phảitu cho người khác. Tu cho chính mình thì lo sửa cái lỗi của chính mình. Đểchi?

- Để cho cái nghiệp củachính mình càng ngày càng giảm xuống.

- Để cho cái gọi làcái chấp trước của mình càng ngày càng lợt lạt.

- Để cho cái phiềnnão của mình càng ngày càng bớt đi.

Không tu chongười khác, cho nên người khác làm sai mình đừng có để trong bụng củamình. Nếu mà cứ để cái lỗi của người khác trong bụng của mình, thì cái bụngcủa mình nó thành ra cái chỗ chứa những lỗi lầm của người khác. Vôtình, vì muốn tu cho người khác mà thành ra tâm của mình bị loạn, tứclà phiền não.

Cho nênkhi vào một đạo tràng thanh tịnh, chúng ta cố gắng nhắm mắt lại! Ởtrong phòng của tôi có ba con khỉ. Hay lắm!

Một conkhỉ bịt lỗ tai lại – Tức là đừng nghe những lời người ta nói. Một conkhỉ nữa bịt con mắt lại – Tức là đừng nhìn tới những lỗi lầm của ngườikhác, và một con khỉ nữa bịt cái miệng lại – Đừng nói lỗi lầm của ngườita.

Thường thường vàotrong một Niệm Phật Đường hay một đạo tràng thanh tịnh, luôn luôn có nhữngcái gọi là thông báo, giờ khai thị... Ví dụ, như một người ưa nói chuyện,những ngày tinh tấn niệm Phật là những ngày không được nói chuyện, mà họ cứnói chuyện hoài. Chính ta không nên chỉ trích người đó, mà hãy để dànhtrong những phút thông báo đó. Niệm Phật Đường thông báo rằng, "Xinchư vị hôm nay là ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện".Nếu hôm sau người đó vẫn cứ tiếp tục nói chuyện nữa, thì NPĐ lạitiếp tục thông báo nữa, thông báo rằng, "Xin chư vị hôm naylà ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện"...

Như vậy, cứ dùng phươngpháp gọi là kiên nhẫn mà nhắc, nhắc hoài, nhắc hoài... thì một ngày nào đótự nhiên người ưa nói, ưa phá giới đó sẽ giựt mình, người ta tỉnh ngộ. Nếuhọ không giựt mình tỉnh ngộ thì sao? Thì vô tình một ngày tinh tấn niệm Phật,công đức của họ đã hết trơn rồi. Tại vì sao như vậy? Tại vì, ta thấy đó, trênbức tường có để một câu hết sức là quan trọng: “Khéo giữ thân nghiệp –Không mất luật nghi”. Trong khi vào một Niệm Phật Đường với quy địnhlà không được nói chuyện, không được làm ồn. Mình nói chuyện, mình làm ồn... Mấthết luật nghi! Mất luật nghi là mất công đức.

Chính vì vậy, thườngthường chúng ta muốn để cho Niệm Phật Đường được thanh tịnh,khi thấy những điều lầm lỗi của một người, chúng ta cứ cố gắng lặng lẽ đi,đừng nhìn tới, đừng phiền não, để chờ những lúc thông báođó, Niệm Phật Đường sẽ thông báo lên thông báo xuống, thông báo lên,thông báo xuống... thì một ngày nào đó tự nhiên người ta giật mình, sẽ tựnghĩ: À! Tại sao cái thông báo đừng nói chuyện, đừng nói chuyện này cứ lậpđi lập lại nhiều vậy? Tại vì chính mình đã nói chuyện. Hay lắm!...

Có một lần HòaThượng Tịnh Không nói, nghe đó mà làm cho tôi giựt mình, tỉnh ngộ.Trong lúc đang giảng pháp trên đài, Ngài chỉ vào trong máy quay phim mà nói, “Tôinói đây là nói tới chư vị, mà chư vị lại cứ tưởng là tôi nói cho người bạn củachư vị”... Ngài nói câu này hay vô cùng! Là tại vì sao ?Khi Ngài lên đài nói như vậy là Ngài xét trong cái đạo tràngđó có những chướng ngại. Vì thế, Ngài cứ nhắc đi nhắc lại, nhắcđi nhắc lại nhiều lần, để khi mình có lỗi lầm nào, mìnhcó sơ suất nào, tự nhiên mình giựt mình tỉnh ngộ.

Thànhra, khi tu hành ta phải nhớ rằng, tu cho chính mình, không được tu cho ngườikhác. Có nghĩa là mình có gì sai thì lo sửa lỗi của mình, còn những cáisai của người khác thì đừng sửa người ta. Tất cả hãy để cho đạotràng lo liệu. Người ta dùng cách khai thị, dùng cách thôngbáo, thông báo lần lần thì tự nhiên một ngày nào đó sẽ chuyển, chuyển dần...Xử sự như vậy, vô tình đạo tràng đó hình như chuyển đổi. Chuyển, chuyển...sau cùng rồi thì êm xuôi và ai ai cũng được thanh tịnh.

Chính vì vậy, hộniệm là bắt đầu tu, là chuẩn bị tu, là tìm gỡ cái nghiệp của mình ra đừng có đểcho nó vướng mắc... Thì khi chúng ta chuẩn bị xả bỏ báo thân, những vướngmắc đó không còn dính trong tâm của chúng ta nữa, người nào đến hộ niệmcho chúng ta cũng được. Oan gia trái chủ muốn trá hình ra, bằng hình thứcnày, bằng hình thức khác cũng không trá hình được, tại vì tâm chúng ta bắtđầu thanh tịnh, ta không còn chấp nữa. Hễ không còn chấp thì không còn cái gìdính vào trong tâm chúng ta nữa. Nhờ đó chỉ cần năm, mười ngườiđứng bên cạnh mình, cũng không cần khai thị, chỉ cần người ta niệm A-Di-Đà Phậtlà mình bắt đầu nhiếp tâm niệm Phật liền.

Cho nên tu hànhvà hộ niệm phải kết hợp với nhau. Thật sự đây là một điều rất antoàn để chúng ta VÃNG SANH VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC L ẠC

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 7)

Nam Mô A Di Đà Phật

Thành thực là "KhaiThị" thì không dám! Mà hôm nay sẽ tiếp tục mổ xẻ vấn đề hộ niệm.Hộ niệm là phải lo tu hành để có đầy đủ TÍN-HẠNH-NGUYỆN vãng sanh, chứkhông phải nằm đó chờ chết rồi kêu ban hộ niệm đến là được.

Trước khi tiếp tục mổxẻ vấn đề này, Diệu Âm xin đọc cái thông báo của Niệm Phật Đườngchúng ta đã phát hành lâu rồi, có thể là… rất cần thiết. Chư vị nênđem về, nếu những ai muốn hộ niệm thì nên cho người ta biết cái thông báonày cho rõ ràng...

"Hộ niệm vãng sanh làgiúp cho người lâm chung có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh. Người muốnđược vãng sanh phải:

- Một là có niềm tin vữngvàng.

- Hai là Nguyện vãng sanhtha thiết.

- Ba là chí thành niệmPhật.

- Và phương pháp hộ niệm phải lo nghiêncứu càng sớm càng tốt.

Xin đừng đợi đến lúc sắplâm chung, hấp hối, mê man bất tỉnh hay tắt hơi rồi mới mời ban hộ niệm. Lúc đóxin thưa rằng đã quá trễ rồi!"

Đây là cái thông báo màchúng ta có gắn trên bảng thật lớn, viết chữ thật là lớn. Nhưng có nhiềungười đã hiểu lầm hộ niệm, cứ để cho mê man bất tỉnh rồi đến kêu banhộ niệm. Thậm chí có những người tắt hơi rồi mới kêu ban hộ niệm. Thật là mộtđiều hiểu lầm đáng tiếc!...

Ngày hôm kia chúng tôicó được thông báo đi hộ niệm cho một người. Hỏi người đó như thế nào rồi? Thìvị Sư Cô đó nói là đã mê man bất tỉnh rồi. Lúc đó đã gần nửa đêm, nhưng vìcái lòng từ bi của Sư Cô, cho nên Diệu Âm này cũng đem mấy vị nộitrú đi ra hộ niệm. Khi tới thì thấy bà Cụ đã nằm coi như làkhông còn biết gì nữa cả. Mê man bất tỉnh! Đúng là người đang đếmtừng hơi thở để ra đi. Rồi tới ngày hôm sau, cũng định là sau khi cộng tu xongthì đến hộ niệm, nhưng trưa, 12g15phút thì bà Cụ đã tắt hơi ra đi, và vịSư Cô đó cũng yêu cầu ban hộ niệm của mình tới hộ niệmnữa. Khi chuẩn bị xong thì tới đó cũng gần ba giờ, tức là sau gần batiếng đồng hồ rồi mình mới hộ niệm. Và kết quả là không cách nào cứuvãn được!

Có một chuyện vừamới phát hiện hồi sáng nay. Khi vị Sư Cô đó đến thông báo một tintức. Thực ra thì trước đó tôi không hay biết. Khi nghe kể lại, tôimới nói, tại sao không cho biết trước? Vị Sư Cô đó nói nhưthế này, bà Cụ này không chịu niệm Phật. Một lần khuyên bà Cụniệm Phật thì bà Cụ nổi giận, bà la, bà nói rằng: "Tu hành tôi biếtrồi, khỏi cần phải khuyên nữa...". Và khi nhắc đến câu Phật hiệu“A-Di-Đà Phật” thì bà Cụ nổi giận!...

Khi nghe đến cáitin đó, thực sự là làm cho Diệu Âm này giật mình! Nếu trước đóbiết được tin tức này, thì chắc chắn chúng ta không tham gia hộniệm cho bà Cụ này đâu. Tại sao vậy? Tại vì, thứ nhất là niềm tin vào phápniệm Phật hoàn toàn Cụ không có. Cụ không những không tin mà còn chống đối nữa,thì đây là một đại kỵ trong pháp hộ niệm!

Khi đi hộ niệm cho mộtngười lúc người ta còn tỉnh táo, nếu người ta không đồng ý thì mình tìm mọicách để hướng dẫn. Có nhiều khi mình dùng đến những phương tiệnthiện xảo nào đó để giúp cho bà Cụ tỉnh ngộ. Nhưng giả sử như bà Cụ quyếtlòng không chịu tin tưởng, thì nhất định chúng ta đành phải đình chỉ việc hộniệm. Đây không phải là vấn đề từ bi hay không, nhưng nếu ta đem cáilòng từ bi ra mà tiếp tục hộ niệm, thì thế gian cũng thường có câu ngạn ngữ nóirằng: “Từ bi đa họa hại!”, là vấn đề này đây. Tại vì nếu người tachống đối, người ta nổi giận vì mình niệm Phật, thì khi mình đi hộ niệm...nếu trước những giây phút tắt thở họ nổi giận, họ tức giận vì họ khôngmuốn mình niệm Phật mà mình cứ niệm Phật, thì cái sự tức giận này sẽchiêu cảm đến cảnh giới rất là xấu! Vì thế, khi nghe vị Sư Cô nói như vậylàm cho Diệu Âm thực sự bị ngỡ ngàng! Nếu Diệu Âm biết trước chuyệnnày thì chắc chắn không thể nào dám tham dự cuộc hộ niệm. Nhưngvì tâm của Sư Cô quá từ bi và Sư Cô giấu chuyện này...

Cho nên xin thưathẳng rằng, hộ niệm không phải là đến niệm Phật cho người ta thì người tavãng sanh. Mà hộ niệm chính là gì? Chính là làm sao hướng dẫn cho ngườiđó có đầy đủ ba điểm:

- Một là nếu người đó khôngtin tưởng... thì phải tin tưởng.

Bây giờ trong đồng tu chúngta nếu người nào chưa tin tưởng, chưa vững lòng tin, thì phát khởi lòngtin vững vàng vào câu A-Di-Đà Phật đi. Phải có cái niềm tin trước, phải thểhiện rõ rệt. Ví dụ như có câu hỏi: “Hồi giờ có nhiều người tu, tusuốt đời không được vãng sanh, thì làm gì mà có hộ niệm vãng sanh”? Còn đặtcái câu hỏi này chứng tỏ là người đó chưa vững niềm tin! Chưa vữngniềm tin, thì ta khuyên... phải tin đi. Tại vì đại nguyện của đức A-Di-Đà Phậtkhông phải để dành cho những người thượng căn thượng cơ để niệm Phật “NhấtTâm Bất Loạn” vãng sanh, mà đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật là để cứu độnhững người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng như chúng ta. Ngài đòi hỏi cáiniềm tin, Ngài không đòi hỏi thượng căn thượng cơ. Những người thượng cănthượng cơ khỏi cần hộ niệm.

- Có niềm tin rồi thìmới phát nguyện được.

Nếu như người đó phátnguyện còn lơ là, thì mình phải tìm cách khuyên nhủ để họ phát nguyện thathiết. Bây giờ trong chúng ta những người nào chưa phát nguyện thathiết, hãy lo phát nguyện tha thiết đi. Đã tha thiết phát nguyện vãng sanh, thìlục đạo luân hồi phải bỏ đi. Hòa Thượng Tịnh Không dạy buông xả, tatập buông xả. Có nhiều người niệm Phật mà tình chấp không buông, thì thựcsự là họ còn bám vào lục đạo. Vào trong đạo tràng thì kể chuyện người này, kểchuyện người nọ, làm loạn lên hết... đâychính vì người đó thị phi của thế gian chưa bỏ, cái tâm họcòn đắm vào đó. Thành ra, những người nào thực sự muốn vãng sanh vềTây Phương, muốn được ban hộ niệm làm việc dễ dàng, thì nhấtđịnh phải cố gắng đạm bạc, phải buông xả những thứ này ra, đừng đểtrong tâm vướng bận quá nhiều phiền não, quá nhiều khókhăn. Một lần phiền não, một lần khó khăn. Như vậy thì cái tâm củachúng ta nó bị trói trong lục đạo luân hồi, rất là khó xả!

Quý vị tưởng tượng đi, mộtngười trước giờ phút lâm chung mà không tin câu A-Di-Đà Phật, thì lúc đó baonhiêu cạm bẫy của oan gia trái chủ đã đặt sẵn hết trơn rồi. Tâm thì chấpvào lục đạo luân hồi, oan gia trái chủ thì giăng giăng chặn đường chặnngả... chắc chắn không cách nào có thể thoát nạn được!

- Có nguyện vãng sanh rồi và phải lo niệm Phật.

Nếu không niệm Phật thìkhông cách nào có thể vãng sanh được. Thế mà một bà Cụ không chịu niệm Phật,chống đối niệm Phật mà mình lại đi... vác cả một đạo tràng tới ngồi niệm chongười ta, mà niệm đến nỗi không dám rời. Sau cùng, khi nghe Sư Cô nói...Trời ơi! Giống như từ trên trời rơi xuống! Mà chẳng qua là tại vì Sư Cô quá ưtừ bi, không có gì khác hơn.

Quí vị thấy không? Nhưvậy, trong chúng ta đây, ai là người chưa quyết tâm niệm Phật, thì longày đêm niệm Phật đi. Chứ đừng cứ nghĩ rằng, người ta thì đicoi đại nhạc hội được, còn mình thì niệm Phật không cho coi đại nhạc hộithì... mất phần coi đại nhạc hội làm sao?... Mất phần Casino làmsao? Mình thua thiệt người ta làm sao?... Tức là cái tâm vẫn cứdành thời giờ để đi theo những thứ đó. Quả thực Tín-Nguyện-Hạnhcủa mình đã rơi rớt quá nhiều, sau cùng rồi, giả sử như có một banhộ niệm, dù tuyệt vời cho đến đâu đi nữa, đến hộ niệm cho mình... Nhất địnhkhông được là không được!

Thực ra, hộ niệm đúng làmột pháp tu rõ rệt, chứ không phải hộ niệm là cứ kêu năm người, mườingười, hai chục người... đến trước người bệnh đó niệm: "A-Di-Đà Phật,A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật"... là người ta vãng sanh. Hoàn toàn không phảinhư vậy! Chính vì thế, xin thưa rằng, nếu mình quyết lòng đi về Tây Phươngthì phải chỉnh đốn lại. Hộ niệm chính là đang nói chuyệnnhư vầy nè, là mình đang hộ niệm cho mình chứ không ai hết, chứ khôngcó gì khác hết trơn.

Nói thực tế vàcụ thể hơn nữa... Hộ niệm là gì? Là lời Phật dạy có in ra dán trên kiakìa: Rõ rệt đó. “Thiện Hộ Khẩu Nghiệp,Bất Nghị Tha Quá…”. Là gì?

- Khéogiữ khẩu nghiệp, đừng nói lỗi người: Giữ cái miệng mình thiện.

- Khéogiữ thân nghiệp, đừng phạm oai nghi: Giữ cái thân mình thiện.

- Khéogiữ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm: Giữ cái ý mình thiện.

Tức là: "CHƯ ÁC MẠCTÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH, TỰ TỊNH KỲ Ý". Rõ ràng đây chính là nhữngđiều hết sức căn bản của cái pháp tu, gọi là pháp tu Nhân-Thiên, chứ khôngcó gì khác hơn. Chỉ cần như vậy mà thôi, đủ rồi. Và niệm câu A-Di-ĐàPhật thì mình được vãng sanh dễ dàng. Còn đối với tất cả những pháptu tự lực, mình làm được như vậy rồi, làm cho một trăm phần trăm đi nữa, nhiềulắm mình được lên tới một cảnh trời, mà chỉ là một cảnh trời trong dụcgiới là cùng.

Ấy thế, nếu thực sựgọi là "Chư ác mạc tác" thì:

- Thiện Hộ Khẩu Nghiệp,là khéo giữ cái miệng, tức là đừng nói lỗi người. Vì nói lỗi ngườitức là làm ác! Đừng nói lỗi người tức là mình làm thiện. Rõ ràng giữ đượckhẩu nghiệp của mình.

- Thiện Hộ ThânNghiệp, là giữ cái oai nghi của mình. Đi tới đạo tràng, đạo tràng của chúngta là đạo tràng quyết định đưa người vãng sanh thì chúng ta phải giữgìn, nhất là những ngày cộng tu tinh tấn. Ngày đó là ngày chúng ta cố gắnggìn giữ từ sáng cho đến lúc mà hết thời khóa, đừng nói một câu nào cả.

Nếu ta mở lờira nói thì ta phạm giới. Ta phạm giới thì động tới tâm của ngườikhác đang niệm Phật. Ta bị mất hết công đức trong những ngày đó, mà vô tình tamang những cái lỗi của người khác đưa về mình. Khi mang những cái lỗi củangười khác đưa về mình tức là nghiệp chướng của chúng ta khởilên, nó phát triển ra, ảnh hưởng đến lúc lâm chung thường thường bị mê man bấttỉnh.

Cho nên tại sao cónhiều người khi lâm chung bị mê man bất tỉnh? Là thường thường vì vậy đó, làcái nghiệp của mình nó hiện hình ra, cái tập khí của mình nó hiện hình ra, nóhiện ngay trước những giờ phút lâm chung, nó hành hạ cái thân mình mê man bấttỉnh. Nhất là những đạo tràng càng trang nghiêm chừng nào mà mình sơý phạm giới, mình phạm lỗi, mình bị đại nạn chừng đó, vì mình phá mấtcái trang nghiêm của người khác, phá mất cái tâm thanh tịnh của ngườikhác. Hôm kia mình đã nói, thà khuấy động vạn dòng sông, cái tội đó cònnhẹ hơn tội khuấy động một người niệm Phật, chính là như vậy.

Vì thế, xin thưa vớichư vị, ở đây chúng ta quyết giữ cái đạo tràng của chúng ta cho thật trangnghiêm thì xin chư vị hãy cố gắng giữ ba cái điểm này:

Giới luật nghiêm minh;

Cố gắng đừng nên nói chuyệntrong những giờ phút tu hành;

Đừng đem lỗilầm của người này người nọ ra bàn luận ở đây. Nếusơ ý chúng ta sẽ phá hết tất cả những tâm đạo của đồng tu.

-Thiện hộ ý nghiệp,chính là thanh tịnh cái tâm của mình. Thanh tịnh cái tâm của mình bằng cáchnào? Bằng cách niệm câu A-Di-Đà Phật. Cho nên khi cái vọng tâm nóhiện hình lên, mình đừng có sợ nó nữa. Không sợ niệm khởi, hãy cốgắng niệm Phật liền đi. Cứ niệm Phật cho thật nhiều. Niệm Phật thành tâm thì tựnhiên sẽ hóa giải nghiệp chướng ra, để cho sau cùng chúng tatránh được những tình trạng gọi là mê man bất tỉnh.

Tại vì cái tình trạng mêman bất tỉnh là sợ nhất? Không cách nào có thể hộ niệm được. Cho nên, bàCụ đã mê man bất tỉnh trước khi mình tới. Đã mê man bất tỉnh thì mìnhnói chẳng qua cũng như nói với cục thịt, không có cách nào người tanghe được. Lúc đó oan gia trái chủ kiềm chế hết trơn rồi. Nhất là nhữngngười lại chống đối niệm Phật nữa thì thôi chịu thua, không cáchnào chúng ta hộ niệm được!

Chính vì vậy, xin thưavới tất cả các chư vị, đừng bao giờ ỷ lại rằng mình có mộtban hộ niệm là muốn làm sao làm. Mà nên cố gắng khuyên nhau giữ niềm tin vữngvàng, giữ ý niệm vãng sanh tha thiết, buông hết tất cả những thứ chấptrước của thế gian ra và cố gắng niệm Phật. Quý vị nghĩ coi, chỉ cần người đótin tưởng đàng hoàng thì hy vọng hộ niệm được, tự nhiên thân thểcủa họ đẹp vô cùng. Chỉ cần như vậy là đủ rồi, không cần gì khác hơn.

Nguyện cho tất cả chư vịhiểu được những chỗ này, quyết lòng quyết dạ tin tưởng, phát nguyện vãng sanhvà niệm câu A-Di-Đà Phật. Tất cả chúng ta đều có khả năng VÃNG SANH TÂY PHƯƠNGCỰC LẠC hết.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 8)

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Chúng ta tiếp tục bàn vềcái đề tài "HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU".

Như ngày hôm nay chúngta đi tới hộ niệm cho chị Chín, cuộc hộ niệm hôm nay thực sự rất là hay vàkết quả thì hình như viên mãn hơn những kỳ trước. Người bệnh hôm nayđã đi tới đây ngồi niệm Phật được với mọi người. Buổi sáng nay hộ niệm thìchị Chín vững tâm hơn, một điều hay nữa là cả gia đình vững tâm, thựcsự tin tưởng, kỳ này thấy ai cũng vững tâm hết, cả con dâu, cả contrai nữa.

Xin thưa, hộ niệm lànhư vậy đó. Chứ không phải hộ niệm là để cho người ta bệnh nặng sắp chết rồimới tới hộ niệm. Ở Việt Nam nhiều khi mình nghe một người đó được hộ niệmqua hai năm, có những người sáu tháng, có những người hai tháng, thực ra là vậyđó. Tức là người ta biết người đó đã bệnh rồi. Nhiềukhi một tháng người ta tới niệm Phật một lần, tại vì người bệnh đókhông đi được nữa mà. Nếu người bệnh không nặng lắm, thì người hộniệm tới khuyên giải, chỉ dẫn, vạch đường đi nước bước rõ ràng làm chongười bệnh vững tâm, không có những cái gì làm chướng ngại nữa.

Như vậy, thìnhững lần đi hộ niệm như hôm nay mới chính thực là đi hộniệm, chứ không phải hộ niệm là để cho đến lúc sắp sửa lâm chung, hấp hối rồimới đến hộ niệm, lúc đó không còn kịp nữa rồi! Tại vì như quý vị biết, khimình hộ niệm với trạng thái này, mình có thể ngồi được mười lăm phútđể giảng giải, coi thử có gì còn rắc rối hay không, để cho người đó vữngtâm thực hiện phương pháp: TÍN-HẠNH-NGUYỆNđầy đủ, còn lúc sắpsửa xả bỏ báo thân, mình đến nhiều lắm chỉ nói được một câu: “Bác ơi!Bác niệm Phật đi nghe, rồi niệm Phật chứ không có thờigian để giảng giải nữa. Vì không có thời gian giảng giải, nên rất khó màcó thể khai mở những gút mắc của bệnh nhân. Chứng tỏ sau mấy lần hộ niệm,hôm nay mình thấy anh Chín cũng vững vàng, chị Chín kỳ này rất làvững vàng, và những vị ở trong gia đình cũng vững vàng luôn. Thựcsự, đúng hộ niệm là như vậy đó.

Đạo tràng chúng ta chủtrương hộ niệm, nên xin tất cả chư vị phải chú ý, khicó những cuộc hộ niệm như thế này thì cố gắng tham gia, để chúngta thực hiện cho được việc này, là trong đạo tràng chúng ta đừng để một ngườinào mất phần vãng sanh. Càng hộ niệm thì chúng ta càng an tâm. Như hôm naymình thấy có nhiều phần an tâm, nhưng cũng xin thành khẩn thưa vớichư vị rằng, ta chưa được vãng sanh thì ta phải lo lắng, chứ không thể cho nhưvậy là đủ. Nhất định không đủ!

Hồi trưa nay mình đưa ramột vấn đề rất là hay, gọi là cái chướng ngại trong lúc lâm chung. Cứ mỗibuổi sáng ở đây tu hành chúng ta nguyện:

“Nguyện khi lâm chung conkhông còn chướng ngại”.

Thường thường mình nguyệnnhư vậy. Quì trước bàn Phật mà nguyện, đứng trước Phật mà nguyện.Nhưng xin thưa thực, mình nguyện như vậy là để nhắc nhở những gìmình phải làm để cho mình không còn chướng ngại, chứ không phải mình nguyện nhưvậy là Phật cho mình hết chướng ngại đâu. Không phải! Nếu mình nguyện nhưvậy mà Phật cho mình không còn chướng ngại nữa, thì đâu đến nỗi nào mà HòaThượng Tịnh Không phải nói, những người niệm Phật “Một vạn người tu, hai bangười Vãng Sanh”. Một vạn người tu người nào cũng nguyện xin không cònchướng ngại trong đó.“Nguyện cho con biết được ngày giờ ra đi,không còn chướng ngại”,nhưng mà sau cùng thì vẫn chướng ngại nhưthường.

Tại sao chướng ngại? Rõ rệt là mình không có tương ưng với lời dạy của Phật.Mình không làm đúng. Ví dụ như Hòa Thượng dạy phải buông xả mình không chịubuông xả tức là mình còn chấp trước. Mình còn chấp trước thì dù bây giờ mộtngày mình nguyện: “Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”,nguyện đến một ngàn lần một ngày đi nữa, nhất định cũng không thể nào hếtchướng ngại được. Rõ ràng. Cũng như nói rằng niệm Phật, "Mười niệmtất sanh", nhưng ngài Quán Đảnh Đại Sư lại nói, người niệm Phật màkhông biết niệm cho đúng, không biết hành cho đúng, coi chừng bị đọa địa ngục!Tại sao vậy? Tại vì, như ngài Tịnh Không nói, niệm Phật mà không buông xả... Rõrệt!

Khi học pháp của Ngàimình phải ứng dụng từng điểm từng điểm, không thể nào sơ ý được! Thân,khẩu, ý...nhất định phải gìn giữ. Nếu mình sơ ý buôngra một lời nào đó... coi chừng có thể phạm tới cái đạilỗi chứ không phải là tiểu lỗi! Ghê lắm!...

Vậy khi mình biết đượcnhững phương pháp đi về Tây Phương, thì xin nhắc nhở chúng ta quyếtlòng, phải quyết lòng gìn giữ những điều này: Hòa Thượng Tịnh Không nói, niệmPhật mà còn ghét một người nào thì mình không được vãng sanh. Nghelời pháp của Ngài ta phải ứng dụng liền, ta phải thực hiện ngay cái phương phápnày liền. Một tháng trước ta sơ ý chuyện này? Chấp nhận! Tại vì lúc đó ta cònmê muội. Nhưng hôm nay có người nhắc nhở, chúng ta phải giật mình tỉnh ngộ. Đâylà lời nói của ngài Tịnh Không, và lời nói của ai nữa? Chư Phật đều nói nhưvậy. Tại vì muốn cảm ứng được với A-Di-Đà Phật, muốn hội nhập hay gọi là câuhội với chư Thượng Thiện Nhân trên cõi Tây Phương thì...

Nhất định cái tâm này phải là Tâm Thiện.

Nhất định phải là Tâm Tịnh.

Ngài Tịnh Không nói là"THUẦN THIỆN THUẦN TỊNH".Cho nên khi nhắc lại mình mới thấy rõrệt là mình nghe lời pháp của Ngài mà mình không thực hiện được lời pháp củaNgài.

Thuần Tịnh là sao? Là nhất định cái tâm nàykhông có chao đảo, tâm này không có loạn động.

Thuần Thiện là sao?Nhất định một niệm ác cũngkhông xảy ra. Ráng cố gắng làm như vậy.

Nếu nó xảy ra thì sao? Ngay lập tức phải bỏ liền,ngay lập tức lúc đó phải sám hối liền.

Bằng cách gì? Niệm câu A-Di-Đà Phật ngaylúc đó. Nếu mà làm được như vậy thì tất cả chúng ta ở đây ai cũng có thể vãngsanh.

Nếu làm không được như vậythì sao? Lỡcó xảy ra một chuyện gì sơ ý phải sám hối ngay lập tức. Không thể nói rằng, takhông sợ gì hết! Chắc chắn với thế giới tự do này, không ai cóquyền xâm phạm tới đời riêng, đời tư của chúng ta. Nhưng mà oan giatrái chủ có quyền xâm phạm! Nghiệp chướng mình nó sẽ làm cho mình mê manbất tỉnh!

Cho nên xin chư vị đừng baogiờ sơ ý. Nhất định học cho đúng “Pháp”, hành cho đúng “Lý” thì tự nhiên mìnhđược vãng sanh về Tây Phương cực lạc. Chứ không phải mỗi sáng, mỗi khi tutinh tấn, cứ đọc: “Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”, làmình không còn chướng ngại! Không phải! Bảo đảm chắc chắn không phải! Tại vìsao? Tại vì mình làm không đúng pháp! Miệng mình thì nguyện nhưng mà tâmmình không nguyện! Chịu thua! Biết liền.

Xin chư vị, vì đểcho vững vàng đi về Tây Phương Cực Lạc, chúng ta phải nhắc nhở lẫn nhau,nhắc cho đến khi nào mà mình ngộ ra con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Tạisao ở Việt Nam người ta vãng sanh dễ dàng? Là tại vì người ta thành khẩn. Tạisao bên Đức người ta hộ niệm vãng sanh? Rõ ràng là tại vì người ta nghe từngchút từng chút, người ta thực hiện đúng như vậy. Sắp sửa đây tôi sẽ hỏi ngườita đưa một cuốn sách, quý vị coi cuốn sách đó mà thấy giật mình. Tại sao ngườita được vãng sanh? Cuốn sách đó là chính một cái người ở bên Đức người ta viết.Quý vị coi cuốn sách đó mới thấy ngỡ ngàng! Tại sao được như vậy?Người ta thành khẩn đến nỗi từng chút, từng chút, người ta theo dõi từng chúttừng chút… Nhờ như vậy mà hộ niệm người ta được vãng sanh.

Còn ở đây thì mình quá gầnngài Tịnh Không. Mình tưởng là gần Ngài thì mình được vãng sanh chăng?Không phải đâu!Mình tưởng là đứng trong cái Niệm Phật Đường này là mìnhđược vãng sanh à?... Không phải đâu!

Tại vì mình đã khởi ra mộtcái niệm cống cao ngã mạn khi tưởng là mình tu lâu hơn người ta! Cách đây haingày chúng ta hộ niệm cho một người. Người đó khi còn sống, một vị Sư Cô tớikhuyên niệm Phật, người đó nói: “Tôi biết rồi Cô ơi! Tôi không cầnnữa. Tất cả đạo lý tôi hiểu hết rồi!”... Vì quá hiểu cho nên thành racống cao ngã mạn! Một niệm cống cao ngã mạn xảy ra đã phá tan hết cả công đứcđể sau cùng bị mê man bất tỉnh, đến nỗi mình hộ niệm muốn khan cổ mà saucùng vẫn đi con đường xấu! Như vậy không phải mình niệm Phật là được vãng Sanh.Niệm Phật phải thực hành cho đúng...Nhất định đừng để sai. Chonên nghe pháp của Ngài phải ứng dụng liền.

Ngài nói sao?

Quý vị mà còn có cái tâm đốkỵ... Nhất định quý vị mất phần vãng sanh.

Quý vị mà còn ghét mộtngười nào... Nhất định không được vãng sanh.

Quývị mà còn đem cái chuyện của thiên hạ để vào trong tâm mình... Nhất địnhquý vị không được vãng sanh.

Có phải Ngài nói như vậykhông? Ta áp dụng được không? Trên bảng này Phật nói sao?

Gìn giữ cái miệng, đừng nói lỗi người.

Nếu như người nào ưa nóilỗi người, phải giật mình ngay đi. Nếu không giật mình nhất định không đượcvãng sanh. Tại vì mình đã phạm phải cái lỗi này rồi “Nhược chơn tu đạo nhơn.Bất kiến thế gian quá”.Mình thấy cái lỗi người ta nhưng mình đừng nói.Đừng để trong tâm thì tự nhiên cái tâm mình thanh tịnh. Thanh tịnh trong tâmđâu có phải là mình cứ công phu này công phu nọ hay nói cho hay ho.Thực ra là:

Tập buông đi.

Tập tha thứ đi.

Tập lặng lờ đi.

Tất cả những cái ở bênngoài chỉ là để thử thách cái tâm mình bên trong.

Cái tâm mình mà còn động,nhất định tâm mình không tịnh!

Tâm mình mà còn thấy khóchịu, nhất định cái tâm mình không tịnh!

Cáitâm mình mà muốn, gọi là, theo ngài Tịnh Không nói, muốn chi phối thiên hạ,nhất định không thể nào thanh tịnh!

Ngài đưa ra những câu khẩuhiệu: "Với sự, không được chi phối. Với người, không được chiphối".Nếu mình được cái tâm này, thì rõ ràng cái đạo tràngnày nhất định sẽ là đạo tràng thanh tịnh.

Xin thưa với chưvị, chúng ta còn mang cái thân này là còn sợ. Sợ gì? Sợ bị chướng ngạitrong lúc lâm chung. Nhất định. Chướng ngại nó nằm ở đâu? Ngay trong tâm mìnhnó hiển hiện ra chứ không phải ở ngoài hiển hiện vô. Ví dụ như đến một cái đạotràng, mình thấy cái đạo tràng này có những cái chuyện sai suất làm mình tựnhiên thấy khó chịu vô cùng! Nhất định cái tâm này là tâm loạn, không phảilà tâm tịnh. Còn nếu thấy như vậy, nhưng… À thôi! Đây làchuyện của thế gian. Mình vô trong Niệm Phật Đường, đóng cửa lại tu hành,thì tự nhiên cái tâm mình nó tịnh lại. Đối với một câu chuyện ở xã hội,mình thấy khó chịu vô cùng. Mình khó chịu vô cùng đó chính là cái phiền não củamình nổi lên. Còn một người nào khác thấy chuyện đó nhưng không có phiềnnão, chính vì người ta ở trong định.

Định ở đâu? Ngay trong câuA-Di-Đà Phật,gọi là“Tâm trú niệm Phật trung. Vô phi bấtvô quá”là như vậy. Nếu người nào thật sự tâm đãđịnh trong câu A Di Đà Phật rồi, không bao giờ thấy cái gì là "Thị",không có gì gọi là"Phi",không cái gì là sai,không có gì là đúng nữa hết trơn. Tâm đó thực sự là tâm tịnh. Mình làm đượckhông? Xin thưa chư vị, rất là khó! Phải tập. Tập làm sao mà khi cái tâm mìnhnó khởi lên thì:

Đèxuống liền lập tức.

Bỏđi liền lập tức.

Sám hối liền lập tức.

Một câu A-Di-Đà Phật niệmliền thì tự nhiên chúng ta đi trên con đường thẳng băng về Tây Phương. Nếu màchúng ta còn để cái tâm khó chịu cái này, khó chịu cái khác, tôi đảm bảo bâygiờ quý vị niệm, theo như ngài Tịnh Không nói, một ngày niệm mười vạn tiếngcũng như không, mà còn bị cái nạn của ngài Quán Đảnh Đại Sư la rầy chúng tanữa. Ngài nói, coi chừng niệm Phật mà không buông xả cái này sẽ bị đọa địangục!

Chính vì thế, khichúng ta biết được phương pháp hộ niệm là biết cái phương pháp buông xả. Tậpbuông xả. Tập buông xả. Phải buông xả mới được vãng sanh. Không buông xả khôngthể nào mà được vãng sanh! Cố gắng lên! Một lòng: Sáng niệm Phật, trưaniệm Phật, chiều niệm Phật... thành tâm đem công đức hồi hướng chochư vị oán thân trái chủ đi.

Xin thưa với chưvị, oán thân trái chủ của chúng ta nhiều vô cùng nhiều. Các vị đó đangchờ... Chờ cái gì? Chờ:

Cáitâm mình thực sự là có thuần thiện hay không?

Tâm mình thực sự có muốn tu hành hay không?

Tâmmình thực sự là có biết tha thứ lỗi lầm của người khác hay không?

Hễ mình tha thứ cho cái lỗicủa người làm sai với mình, thì họ sẽ tha thứ cho cái lỗi mình ăn họ, mình nuốthọ, mình bắn họ, mình giết họ, mình làm những cái điều sai trái đối với họ. Tạivì nhớ là cái nợ sinh mạng không thể nào dễ dàng được! Như vậy thì sao? Taphải biết cách gọi là giải trừ cái nghiệp cho ta. Bằng gì? Ta phóng sanh, rồita tha thứ. Tha thứ cho người khác tự nhiên cảm động tới chư vị oan gia tráichủ. Và ta niệm: Nam mô A-Di-Đà Phật cầu Phật cho con được hết chướng ngại, chứthực ra, nói là A-Di-Đà Phật, chứ suy cho cùng ra, chính là cái chân tâmtự tánh của mình chứ không có gì khác. Cái chân tâm tự tánh của mìnhhiển lộ ra thì tự nhiên mình được giải nạn. Mà chân tâm tự tánh mình mà cứbị đè trong những phiền não chập chùng, thì nhất định A Di ĐàPhật cũng không cách nào mà chen vào cái "NHÂN QUẢ" của chínhmình được.

Nguyện mong chư vịhiểu được những cái đạo lý này, giật mình tỉnh ngộ liền thì tự nhiên đường vãngsanh nằm ngay trước mắt. Còn nếu chúng ta không chịu giác ngộ chuyện này,thì ngồi trước bàn Phật niệm Phật, nhưng đường vãng sanh vẫn còn xa vời vợi!...

A Di Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 9)

Nam mô A-Di-Đà Phật

Hộ niệm rất là quan trọng!Có nhiều nơi vì đánh giá quá thấp vấn đề hộ niệm, cho nên công cuộc cứu ngườithành đạo quá hiếm hoi! Sở dĩ như vậy là tại vì căn cơ của con người trong thờinày quá thấp! Tu hành nhưng mà còn nhiều cái vướng không hay, thoát rakhông được!Hộ niệm là giúp cho người đang vướng đó thoát ra nhữngchướng nạn để họ có thể nương theo đại lực của A-Di-Đà Phậtmà vềTây Phương Cực Lạc.

Cái chướng ngại này suy chocùng ra không phải ở bên ngoài đưa vào, mà hầu hết là chính trong tâm bịvướng. Khi chúng ta biết được phương pháp hộ niệm, mình thấyrõ chuyện này, nên hãy tự mình xét lấy để cố gắng gỡ những cái vướng nàytrước, để rồi sau cùng còn có gì sót lại thì ban hộ niệm sẽ gỡgiùm cho. Đó mới là an toàn, chứ không nên ỷ y quá đáng vào ban hộ niệm.

Trong vấn đềgỡ vướng nạn đó, thì Hòa Thượng Tịnh Không thường nhắc nhở là phảitậpBUÔNG XẢ.

Buông xả rốt ráo, tự tạivãng sanh.

Buông xả nhiều, vãng sanhdễ.

Buông xả ít, vãng sanh khó.

Người không buông xả, khôngđược vãng sanh!

Về vấn đề buôngxả hãy cứ lấy cái tâm của mình ra mà tự xét lấy thì biết liền. Ví dụ như:

Đối trước một hiệntượng... một người nào đó tự nhiên coi như không... là người đó biết buông xả.

Đối với một hiện tượng nhưvậy, một người nọ thấy khó chịu là tại vì người đó không buông xả.

Đối với một sự việc, có mộtngười nở nụ cười, thì người đó biết buông xả.

Đối với một sự việc nhưvậy, một người nọ nhăn nhúm lên, không có cười được, là người đó không buôngxả.

Đơn giản như vậy! Thành ramình hãy tập coi tất cả vạn sự nhẹ nhàng một chút thì tự nhiên tâm chúngta đang trên con đường buông xả...

Sau cùng, khi hộ niệmphải cần đến một cơ sở hộ niệm. Cái cơ sở hộ niệm chính là gì? Là nhómđồng tu, bạn hữu, là một đạo tràng hay là ban hộ niệm để có đủnhân lực giúp mình hộ niệm trong những giờ phút cuối cùng. Chính vì vậymà đạo tràng này, xin thưa thực, là lập ra để đáp ứng đúng nhu cầuđó. Phải nói rằng, ở trên thế giới này, rất ít đạo tràng lập ra để chuyên côngvề hộ niệm, thì Niệm Phật Đường A-Di-Đà này chuyên công làmchuyện đó. Xin chư vị hãy chú ý coi trọng chuyện hộ niệm. Khi cómột buổi hộ niệm, tất cả mọi việc Niệm Phật Đường nên bỏ hết để mình tham giahộ niệm, tại vì hộ niệm là trực tiếp cứu người. Công đức này vô lượng vô biên.

Khi qua bên ÂuChâu, có nhiều vị đồng tu bên Tiệp, bên Đức, bên Pháp... người ta nóirằng sẽ tổ chức, lần lượt tổ chức từng nhóm để hàng năm đi qua NiệmPhật Đường A-Di-Đà này để cộng tu. Thì tôi khuyên họ rằng, nếu có qua thìnên qua một lần thôi, đừng nên qua hàng năm không tốt! Tại vì nếu mà quahàng năm như vậy, có thể quý vị sẽ không thể vãng sanh được. Vì sao? Vìqua một lần để học cách cộng tu, rồi về lại chính cái trụ xứ của mình, kêugọi năm - mười người lập nên một nhóm cộng tu. Tìm một cáinhà nho nhỏ có phòng khách tương đối để làm chỗ cộng tu vớinhau, ngày ngày cộng tu với nhau thì chuyện này mới là vấn đề quantrọng. Chứ nếu mà chư vị cứ hàng năm tìm những ngày lễ để quabên đó tu tập rồi trở về. Xin hỏi, rồi đến lúc mà quý vị yếu đuối,quý vị có qua đó được nữa không? Quý vị có thể chết tại Niệm PhậtĐường đó không? Không được! Mà thường thường quý vị chết tại nơi trụxứ của quý vị, lúc đó ai sẽ là người đứng ra hộ niệm cho chư vị?... Tôi nói nhưvậy...

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 10)

Nam mô A-Di-Đà Phật!

Chúng ta một lòng một dạniệm Phật để cầu nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Người ta vãngsanh được thì chúng ta cũng vãng sanh được. Nhiều nơi người ta hộ niệm càngngày chuyện vãng sanh càng thể hiện rất nhiều. Đây là một điều làm chochúng ta cảm thấy sung sướng, vui vẻ vô cùng. Vì trong thời mạt pháp này rấtkhó tu hành thành tựu. Nhưng mà những bạn đồng tu, những người niệm Phật đãvãng sanh trước, người ta ra đi bất khả tư nghì thì hy vọng chúng ta cũngđược vãng sanh.

Nhưng mà như hôm quamình nói, còn cái thân này chúng ta còn lo. Nếu chúng ta không lo thì coichừng người ta thì vãng sanh mà mình cũng có thể bị trở ngại. Trở ngại ở tạiđâu? Ấn Quang đại sư nói như thế này,

"Vãng sanh về TâyPhương Cực Lạc chính là do lòng chí thành, chí kính mà cảm thông vớiPhật, mà được Phật tiếp dẫn về Tây Phương, chứ không phải là ta chứng đắcđể vãng sanh về Tây Phương”.

Câu này giảng ranghe thấm thía dữ lắm. Ta không phải chứng đắc mà được vãng sanh về TâyPhương, có nghĩa là trong khi ta vãng sanh về Tây Phương thì nghiệp chướng củachúng ta còn đầy dẫy. Mà nghiệp chướng còn đầy dẫy, nếu ta không khéochỉ cần nghiệp chướng nó bùng lên thì con đường vãng sanh của chúng ta đứtluôn. Tại sao như vậy? Tại vì Hòa Thượng Tịnh Không nói như thế này:

“A-Di-Đà Phật cho phépchúng ta đới nghiệp vãngsanh, có nghĩa là mang cáinghiệp đi vãng sanh, chứ Ngài không có một lời thề cho chúng ta đới cái tập khíđi vãng sanh, nghĩa là Ngài không cho chúng ta đem cái tập khí hư hại của thếgian này về trên Tây Phương Cực Lạc”.

Cái điểm khó nhấtlà chỗ này! Cái điểm nguy hại nhất là ở chỗ này! Ngài Ấn Quang đại sư nói:Do lòng CHÍ THÀNH CHÍ KÍNH mà được cảm ứng. Người mà chí thànhchí kính là người quyết lòng kiềm chế tập khí, đừng để tậpkhí nổi lên. Tập khí nói rõ ra là gì? THAM, SÂN, SIlà ba cáiquan trọng nhất. MẠN, NGHI, ÁC KIẾN,sáu cái phiền não này chínhlà tập khí của chúng sanh. Khổ là khổ chỗ này!

Cho nên khi tu hành,nếu chúng ta quyết lòng một đời này về tới Tây Phương Cực Lạc, thì nhữngcái nghiệp cũ chúng ta có thể sám hối được, nhưng mà nghiệp mới chúng taphải cẩn thận!

Tại sao lại có nghiệpmới? Xin thưa thật, chính là cái tập khí này nó tạo ra cái nghiệp mới. Mà làmsao đi nữa, đến lúc lâm chung nếu tập khí của chúng ta cóthể dẹp bớt hoặc không còn nữa thì cũng còn hy vọng. Nhưng trongkinh Phật có nói một câu như thế này, xin chư vị cẩn thận:

Nhất niệm sântâm khởi, bá vạn chướng môn khai”.

Câunày ghê lắm! Nếu mình càng tu mình càng suy nghĩ, chỉ cần một cái niệm sângiận trong tâm nổi lên, kèm theo cái niệm ấy nó khởi ra tới tám mươibốn ngàn nghiệp chướng trỗi dậy. Mình cứ tưởng tượng, trong những pháp tựlực thì chỉ còn một nghiệp chướng thôi, một cái thôi chứ không cần gì nhiều,mà còn vướng lại, thì ngài Ấn Quang đại sư đã nói: “Nghiệp mà không sạch, tình khôngkhông”. Tức là coi như nghiệp chướng tập khí mình mà không còn chút xíu nàohết trơn, thì chúng ta mới được vượt qua sanh tử luân hồi. Nếu mà cònvướng lại một chút... Bắt buộc phải theo cái nghiệp đó mà thọ nạn trước. Mà mộtkhi đã thọ nạn thì nhất định chúng ta không có vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.Ấy thế mà nghiệp chướng của chúng ta, trong quá khứ chứ không phải bây giờ, nónặng như núi Tu-Di, bao trùm pháp giới, vô lượng vô biên rồi chớ không phải chỉlà tám mươi bốn ngàn nghiệp đâu. Nó còn nhiều như vậy... Nó còn nhiều như vậymà ta lại được quyền vãng sanh về Tây Phương, thì đây là cái cơ hội, ngheđến mình mừng vô cùng! Nếu không có cơ hội này, nhất định chúng ta khôngcó cách nào để hy vọng trong một đời này có thể vượt qua tamgiới chớ đừng nghĩ chi là vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Ấy thế mà ngài ẤnQuang Đại Sư nói, chỉ cần:CHÍ THÀNH CHÍ KÍNHniệm câu A-Di-Đà Phậtthì được vãng sanh.

Cáiđiểm chí thành chí kính này chúng ta cũng cần phải nói cho rõ.Khi đã quyết lòng đi về Tây Phương rồi thì đừng bao giờ khởi lên một cáitâm giận, đừng bao giờ khởi lên một cái tâm ghét, đừng bao giờ để cho cáiThân-Miệng-Ý của mình nó sinh sự ra. Chính là ba cái câu mà của Phật dạy ghi ởtrên tấm bản màu vàng đó. Câu này trong kinh Vô-Lượng-Thọ:

Thiện hộ khẩu nghiệp, bấtnghị tha quá.

Thiện hộ thân nghiệp, bấtthất luật nghi.

Thiện hộ ý nghiệp, thanhtịnh vô nhiễm.

Ba câu này đã bao trùmpháp giới trong đó mà không hay! Nếu mà chúng ta muốn giảng, thì giảnghoài giảng hoài cũng không bao giờ hết chỗ này. Làm sao chúng ta phải gìngiữ cho được.

Xin thưa là khi nóitới những lời này, thì Diệu Âm cũng xin thành tâm sám hối cho tự mình. Vìtrước đây cái khẩu nghiệp của Diệu Âm mạnh lắm, dữ lắm, cũng ưa phê phán ngườinày, phê phán người nọ lắm… ngay cả những vị Sư mình cũng phê phánluôn. Sau khi mình đã hỗn hào, mình cự, mình nói Thầy nầy nhưvầy, Thầy nọ như kia... khi nghe được những câu kinh Phật nói về nhữngchuyện này, bắt đầu giật mình sợ luôn! Toát mồ hôi luôn! Tại sao như vậy?Tại vì, khi mình nói một điều gì sơ suất với một vị Sư thì mình lại phạmcái lỗiPhỉ Báng Tam Bảo!Lạ lắm! Dù vị Sư đó có phá giới haylà hư hại, hoặc làm điều gì sai cũng kệ người ta. Nhưng nếu mìnhnêu cái sai của vị đó ra, thì mình lại bị phạm cái lỗi "Phỉ Báng Tam Bảo".Mà cái lỗi phỉ báng Tam Bảo lại liên quan tới cái lỗi "Phá Hòa HợpTăng". Mà phá hòa hợp tăng nó liên quan tới cái lỗi "NgũVô Gián Tội". Dễ sợ quá! Thành ra, thành thật khi nói tới đây,Diệu Âm nếu mà có tóc cũng dựng tóc lên! Xin thành khẩn sám hối. Tại vìhồi trước mình không biết. Hễ thấy một vị Thầy làm sai, mình cự. Thấymột Sư Cô làm sai, mình cự. Biết vậy rồi bây giờ không dám cự nữa.Bắt đầu từ đây nhất định là bỏ cái cự này, dù người đó có làm sai như thếnào thì kệ họ, đó là cái nghiệp của người ta. Nếu sơ ý mình nóilên, mình bị vướng! Cho nên, thà rằng... thôi trốn đi. Thà rằng... lánh xa đi.Phản ứng nhiều nhất là như vậy.

Thường thường cái tập khí củamình do là trong nhiều đời nhiều kiếp kết hợp lại, nó không chịu cho mình được"Thanh tịnh vônhiễm", cho cái tâm của mình không được thanh tịnh vônhiễm. Cho nên khi mà muốn về Tây Phương xin tất cả chư vị cố gìn giữ cho đượcba cái chuyện này. Ví dụ: Nếu mình lỡ không biết, buông một lời nóinào sơ ý, thì ngay lập tức xin sám hối liền. Ở đây chúng ta không ailà thầy không ai là sư phụ hết, nên chúng ta không có cái pháp gọilà "Tự Tứ",nhưng khi lỡ làm một chuyện như vậy, nên về nhà mặc áo tràngđàng hoàng vô, quỳ trước Phật lạy Phật ba lạy rồi đứng chắp tay khấn: Nam môA-Di-Đà Phật, hôm nay con sơ ý làm điều sai lầm này, giờ con biết lỗi rồi,thành tâm đối trước Phật tiền xin sám hối liền.

Mình thành tâm sám hốinhư vậy, bắt đầu mình nghĩ sau này có thể mình lại tái diễn cái trò nàynữa. Thường thường Hòa Thượng Tịnh Không dạy một câu rất là hay: "Trước khi mở lời nói một câu gì chúngta nên niệm một câu A-Di-Đà Phật trước". Tại vì khi mình niệmcâu A-Di-Đà Phật thì tự nhiên cái quang minh của Phật phổ chiếu. Ví dụ,như chúng ta đang lỡ cái gì đó thì niệm: NamMô A-Di-Đà Phật. Định kình cái gì, định cãi cái gì, định nổisùng cái gì... niệm câu A-Di-Đà Phật liền, thì tâm ta tự nhiên lắng lại.Trong trường hợp ta chưa kịp niệm câu A-Di-Đà Phật, mà đã lỡ thốt ra nhữnglời sai lầm, thì ngay lập tức niệm câu A-Di-Đà Phật liền. Tại vì, thànhkính là chính mình phải thành kính, chớ người bên cạnh không thể nào thành kínhcho mình được. Ghê lắm!...

Chính mình phải lo cáichuyện vãngsanhcủa chính mình.

Chính mình phải tự cứu lấychính mình.

Xin thưa thật, A-Di-Đà Phậtcũng không cứu mình được, nếu mình làm sai! Thường thường mình hướngdẫn người bệnh: "NguyệnA-Di-Đà Phậtcho con được về Tây Phương",tức là mình nói cho cái tâm người bệnh mong muốn được về Tây Phương,để gìn giữ cái tâm người bệnh muốn về Tây Phương. Chứ thực ra là, như ngài LýBỉnh Nam nói:

"Thực tế là chính cái tâm của mình tiếp dẫn mình về Tây Phương chứkhông phải A-Di-Đà Phật."

Tại vì nếu mà A-Di-Đà Phậtcó khả năng tiếp dẫn tất cả chúng sanh về Tây Phương thì chúng ta ở đây khỏicần tu nữa, khỏi cần phải ngày đêm tinh tấn làm chi. Nhưng bắt buộc chúng taphải tinh tấn, bắt buộc chúng ta phải làm tất cả những điều Phật đưara. Để chi? Để cho cái tâm của mình hiển hiện chủng tử A-Di-Đà Phật ngaytrong những giờ phút lâm chung, thì chúng ta mới về Tây Phương được. Như vậythì những điểm nào để cho chủng tử A-Di-Đà Phật hiển hiện? Trong tâm của chúng ta thường thườngniệm A-Di-Đà Phật, tức là "Tâm Trú Niệm PhậtTrung".Luôn luôn cái tâm phải niệm A-Di-Đà Phật.

Đừngcó niệm sân giận.

Đừng có niệm đố kỵ.

Đừng có tức bực.

Đừng cótự ái…

Tại vì tất cả cái này đềulà tập khí. Khi còn tập khí này, Phật cứu cũng không được. Điềunày rất là khó!

Thường thường khi tìmhiểu ra mình mới thấy rõ rệt một điều, là những người được vãngsanh hầu hết là những "NgườiHiền", chớ không phải là những người tu giỏi! Về ViệtNam quý vị để ý lắng nghe những chuyện này, lạ lắm! 100 người vãng sanh,có đến 90 người thuộc thành phần "Hiền". Tức là:

Nhữngngười hiền lành.

Những người vui vẻ.

Những người không chấp.

Những người ưa tha thứ cho người khác.

Những người ít kình ít cãi.

Thường thường 100người vãng sanh, thì 90 người nằm trong cái dạng người hiền. Lạ lắm! Còn10 người còn lại thuộc về dạng có tu. Như vậy, người biết tu làngười biết tập tánhhiền lành. Càng tu chúng ta càng hiền, càng hiền chừng nàochúng ta càng dễ vãng sanh chừng đó.

Diệu Âm nói lên những lờinày để làm chi? Để chúng ta niệm Phật thì nên tập cái tánh hiền. Tánhcàng hiền thì chúng ta càng thành tâm niệm Phật, vô tình chúng ta trở thành mộtĐại Thượng Thiện Nhânchứ không phải là Phật tử bình thường nữa.

Nói cụ thể, hãy cốgắng giữ cho được tính hiền lành, vui vẻ, thoải mái, tha thứ... Tập tha thứ chonhau, tập đoàn kết với nhau. Xin thưa thiệt, ngày nào mình cũng kếtbè với nhau để niệm Phật như thế này, thật là tốt. Nhiều khi đi khắpthế gian cũng khó tìm ra! Bên cạnh đó chúng ta còn biết chuẩn bị hộ niệm chonhau để vãng sanh nữa. Chúng ta thực sự đang ở trongcái quỹ đạo đi về Tây Phương một cách rõ rệt...

Mong chư vị, nếu thực sựmuốn vãng sanh về Tây Phương thì phải tự lo lấy. Hãy tập ăn ở hiền lành. Hiềnlành niệm Phật mới tốt. Không cần tới những gì cao siêu hết! Chắc chắnchúng ta sẽ được vãng sanh về Tây Phương, một đời thành đạo.

Nam mô A-Di-Đà-Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm11)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Đêm hôm qua,chúng ta có thố lộ một tin tức, là thường thường một trăm người được vãngsanh thì trong đó xác suất người hiền lành được phước phần vãngsanh lên tới gần chín mươi phần trăm. Đây là một chuyện hơilạ lùng!

Sở dĩ nhữngngười hiền rất dễ vãng sanh là tại vì những người hiền có ít tập khíhơn những người không hiền! Dù cho nhiều khi trong đời này người ta không tu,nhưng mà cái tâm hiền nó có từ trong những đời kiếp trước lưu lại. Chonên người ta có được cái tính hiền lành, thanh tịnh.

Chính nhờ vậymà những người hiền lành thật sự rất dễ vãng sanh.

Trongnăm 2007 khi đi về Việt Nam, thì đứa em của Diệu Âm nó nóinhư thế này, nó nói thật to, nói giữa đám đông, và liền bị Diệu Âm lacho một trận. Nó nói, bây giờ người nào không cần tu gì hết, cứ hiềnhiền là được, mời tôi tới hộ niệm... 100% vãng sanh. Tôi nghe nói nhưvậy... tôi kéo ra la cho một trận. Tôi nói, chính anh Năm đây cònchưa dám nói 100%, tại sao em dám nói 100%? Mà thực ra thì nó nói đúng. Nói nhưvậy có nghĩa là nó muốn diễn tả rằng những người nào, biết được ngườinày hiền hiền, hiền từ là được, khi đến hộ niệm, nói saonghe vậy, nói sao nghe vậy... thì vãng sanh dễ lắm.

Cũng có một năm, từtrong một cái đĩa họp hành gì đó của các ban hộ niệm ở Việt Nam, cũngcó một chị trong một ban hộ niệm đứng lên tuyên bố như thế này,"Những người nào mà quê quê mùa mùa một chút xíu, không có kiểu cách gìhết trơn... đau bệnh, kêu tôi tới hộ niệm thì 100% vãng sanh.Còn sợ nhất là những người... dở dở ương ương, có biết chút ít gì đó... Trờiơi! Làm cho người ta vãng sanh mà mình phải đổ mồ hôi hột". Lờinói này cũng giông giống như trên.

Đâylà thân chứng của người ta. Người ta nói bằng cái tình thực. Sở dĩ nhữngngười có tu chút chút, thường thường có nhiều tập khí nổitheo bên đường tu hành của họ và thường thường tính cống cao ngãmạn cũng hay nổi ra lắm. Một khi sự cống cao ngã mạn nổi ranhư vậy, nó kèm theo những cái lý luận này lý luận nọ... Cho nên khimà người hộ niệm tới khuyên, người ta hay cãi lắm. Họ khôngđành lòng niệm câu A-Di-Đà Phật đâu à! Người ta bị vướng vàocái lý gì trong đó! Những người đó lại rất khó vãng sanh!

Ngài Ấn QuangĐại Sư khai thị, Ngài nói, "Khi tu hành, chúng ta phải thấy rằng talà hàng phàm phu hạ căn tội chướng sâu nặng, còn tất cả mọi người đềulà Bồ Tát". Nghe đến những lời khai thị của các Ngài...Khi tu thì phải cho ta là hàng phàm phu hạ căn, tội chướng sâu nặng. Nhữngngười mà cho rằng mình là phàm phu tội chướng sâu nặng, thường là nhữngngười hiền. Còn những người tự cho ta là thông minh trí huệ, thường là nhữngngười cao ngạo, không phải là người hiền! Rõ ràng không? Mỗi vị nói một cáchkhác nhưng ý tưởng thì giống hệt như nhau.

Ngài TịnhKhông thì nói: “Tu... là tập cho ngu”. Phải không quý vị? HòaThượng Tịnh Không nói rõ ràng mà... ta nghe lời pháp của Ngài thì ta phải ứngdụng liền chứ. Ngài nói, tu là tập cho ngu lại. Có nghĩa là sao? Ví dụ,như mình đã có học rồi thì làm sao mà nói bỏ chữ nghĩa đi để cho nguđược? Thực ra là Ngài nói rằng... tu là phải tập cái tính cho khiêm nhườnglại, coi mình là còn dở. Để chi vậy? Để cho cái tâm cống cao ngã mạn nó khôngkhởi ra. Những vấn đề này Ngài thấy hết... Ngài mới nói như vậy,chứ không ai lại bắt mình phải ngu bao giờ? Tức là, nên tự biếtrằng tội chướng của mình có nhiều như vậy, nên cần phải thành tâm sámhối, chí thành sám hối. Ngài Ấn Quang nói, phải chí thành chí thiết. Ngườinào là người chí thành? Người hiền lành nhất. Người mà cho mình là tội lỗinhiều nhất chính là những người biết kiệt thành sám hối. Những người thấymình quá ư là dở thì mới khiêm nhường, gặp người nào họcũng cung cung kính kính. Chính vì vậy cái đức tính thật thà củahọ phát sinh ra, nhờ như vậy mới cảm ứng được và lúc người ta niệmcâu Phật hiệu lên, tự nhiên chân thành.

Hòa Thượng TịnhKhông nói rằng, con người có hai cái dạng dễ vãng sanh nhất, mộtlà dạng thượng căn thượng trí, đại Bồ-Tát tái lai. Các Ngài nghe một hiểu mười,nghe tới mười thì các Ngài ngộ ra đạo lý luôn. Hạng này là hạng thượngcăn thượng cơ, dễ vãng sanh lắm. Còn một hạng khác nữa là hạng hạ hạngu, không biết gì hết. Hạng này, hỏi cái gì cũng không biết. Hễ nóisao... làm vậy. Hạng người này cũng rất dễ vãng sanh. Hai hạng ngườinày dễ vãng sanh lắm. Mình thấy không? Một người thì nói như thế này,người thì nói như thế kia, nhưng hầu hết các Ngài nói có hàm nghĩa giốngnhau. cho nên khi nghe những lời Pháp của các Ngài, mình phải biếtcách ứng dụng.

Hạng ngườimà khó vãng sanh nhất, Ngài nói, “chính là hạng người của chúng tađây”, dở dở ương ương! Hay không hay mà dở không dở! Khi học được chútít lý đạo gì rồi, thì thường nói trên trời cao không à, không bao giờ nóidưới đất. Còn thực tế thì sao?... Chân thì đi dưới đất mà ý nghĩ thìcứ bay bổng trên trời cao. Vô tình, mắt cứ ngước nhìn lêntrời cao mà chân thì cứ lún lần... lún lần... lún lần... vào những cạmbẫy, những hố hầm mà không hay! Khi nhắc lại những lời nói này, mình mớithấy rõ rệt, mình mới hiểu ra vấn đề để chuẩn bị cho con đường tuhành của chính mình vậy.

A-Di-Đà Phật,Ngài nói rằng, niệm Phật, với những người dẫu cho tội chướng sâu nặng, nhưng màkiệt thành sám hối, niệm danh hiệu Ngài vẫn được vãng sanh. Nhưng Hòa ThượngTịnh Không, Ngài nói, cái nghiệp chướng này là nghiệp chướng cũ, chứ không phảilà nghiệp chướng mới. Tại sao lại có nghiệp chướng mới? Xin thưachính vì cái tập khí nó tạo ra nghiệp chướng mới. Cho nên hôm quachúng ta có nói, thường thường những người trong quá khứ đã làm chuyệnsai lầm, nay thấy cái điều sai lầm đó... Mình khuyến tấn họ, ngườita kiệt thành sám hối liền, người ta buông hết, quyết tâm niệm Phật, ấy thếmà rất dễ vãng sanh. Còn những người không nghĩ rằng là trong quá khứmình đã làm sai, không nghĩ rằng là mình có tội chướng sâu nặng, cho nêncái cống cao ngã mạn cứ tiếp tục nổi lên song song với đường tuhành của họ. Những hiện tượng này thường thường dễ thấy lắm, khôngkhó. Ví dụ, khuyên Chị niệm Phật... "Tôi biết rồi mà, đâu cần gìanh khuyên". Rõ ràng... khi đã nói, tôi biết rồi, tức là, chứngtỏ rằng ta hơn người đó. Vì thấy mình hơn người đó, thànhra mình không nghe lời người đó nói. Chính cái tánh tự mãnnày làm cho người có tu hành đó mất vãng sanh! Lý do ở tạichỗ này đây.

Chính vì vậy màđể cho vững vàng con đường vãng sanh, xin chư vị hãy lắng nghe cho kỹ lờidạy của ngài Ấn Quang Đại Sư: "Tu hành phải luônluôn nghĩ rằng ta là phàm phu, chỉ có ta là phàm phu còn những người kháclà Bồ Tát". Mà đã cho là phàm phu rồi, thì không bao giờ có quyềnđược xỉ mạ người khác, không bao giờ được quyền nói người khác là ngu,không bao giờ được quyền nói người khác là khùng, không bao giờ nói người kháclà sai, không bao giờ nói người khác là lỗi... Tại vì khi nói ra như vậylà chứng tỏ mình đã có cái tâm cống cao ngã mạn nổi lên rồi. Một khi tâm cốngcao ngã mạn nổi lên, như ngài Vĩnh Minh nói, "Tu có giỏi chomấy đi nữa mà khởi lên một tâm cống cao ngã mạn, thì sẽ rơi vào cái hạng gọi làA-Tu-La". Trời ơi! Ngài nói dễ sợ lắm! Quý vị biết hàng A-Tu-La nằmở đâu không? A-Tu-La có thể nằm trên trời. A-Tu-La có thể nằm ở cõi nhân này.A-Tu-La có thể nằm trong hàng súc sanh. A-Tu-La có thể nằm trong hàng ngạ quỷ...Dễ sợ lắm!... Đừng có khinh thường chuyện này nhé.

Cho nên,khi nghe từng lời giảng của các Ngài, nghe tới đâu, thấm tớiđó. Diệu Âm thường khi nghe tới đó, nếu là đang nghe máy, tới đóthì tắt máy liền... Để chi vậy? Để mình nghiệm thu cái ý này cho nó nhậpvào trong tâm trước đã, rồi mới nghe đến cái khác. Từng ý... từngý... từng ý như vậy. Nhờ vậy, sau cùng mình có chỗ ngộ trong đó.

Ngài Tịnh Khôngnói, người hạ căn hạ cơ dễ vãng sanh hơn người trung trung thường thường.Mình là hạng trung trung thường thường. Người trung trung như vậy muốnleo lên cho tới thượng, leo không được! Tại căn cơ của mình đã vậy rồimà, leo không được. Nhưng nếu mình biết khôn khéo một chút, hạ mìnhxuống, leo xuống thì dễ hơn. Hạ xuống thấp rất là dễ, bằng cáchnào? Hãy ráng cố gắng khiêm nhường tối đa, lấy lời Phật dạy ra... ứng dụngliền. Từ lời ăn, tiếng nói, vô trong đạo tràng... ra ngoài đạo tràng...khi bắt đầu tu... bỏ lần bỏ lần những tập khí xấu. Trước đây khi mớibắt đầu tu, Diệu Âm cũng có một thời kỳ bị tăng cái ngã mạn lên. Nhưngmà... khi bắt đầu nghe... nghe... nghe....nghe rồi thấm... thấm... bắtđầu Diệu Âm giựt mình. Bây giờ thì thật sự là đã giựt mình. Hômqua khi nói tới chuyện nói lời lỗi lầm với các vị Sư. Diệu Âm hai lầnxin sám hối. Mà thực sự như vậy, tại vì có nhiều lúc mình cống cao ngã mạn,mình nói những chuyện sai lầm! Những chuyện này... khi sơ ý, tâm cốngcao ngã mạn nó phá mất công đức của mình.

Một điều rấtlà dễ sợ! Hãy chú ý chỗ này nè, là thường thường... giốngnhư khi lên đài đấu võ vậy. Mình đang tu thế này... là đang dự mộtcuộc, gọi là đấu tranh với vấn đề sanh tử, vấn đề luân hồi, giốngnhư đang lên võ đài vậy đó. Hễ mình là một người yếu, thuộc hạng..."Hạng Muỗi" đi, thì oan gia trái chủ, những thế lực hung hiểmđối đầu với mình, họ sẽ đưa cái hàng muỗi lên để thử với mình. Nếu giảsử như mình thuộc... thuộc cái hạng... "Hạng Rùa" hay "HạngGà", tức là hạng cao hơn một chút, mà mình lại giả vờ là hạng...hạng muỗi... họ đưa loại hạng muỗi lên thì mình thắng rất là dễ. Chứnếu mình tự vỗ ngực xưng tên một cái, họ tưởng mình thuộc hạng gọi làhạng "Heavy", trong boxing gọi là hạng "Heavy". Họ đưacái hạng thượng thặng lên... Tôi nói thiệt, trong cuộc đấu tranh vớisanh tử này, trước những giờ phút lâm chung... chỉ cần một chiêu là xong liền,tiêu liền lập tức!

Cho nên,khi mình hiểu được chỗ này, thấy những người tu hành màkhông chịu khiêm nhường, thường thường nó vướng tới những cái nạn, mà saucùng, như Hòa Thượng Tịnh Không nói, tam ác đạo nhất định không cách nào thoátđược. Ghê lắm! Chính vì vậy, để cho sự vãng sanh của mình được vữngvàng, thì khi tu hành mình cố gắng khiêm nhường, tất cả những tậpkhí hãy cố gắng bỏ. Dễ dàng lắm: Đừng có luyến tiếc làm chi, vui vẻ, thoảimái, luôn luôn tìm cách kết hợp với nhau, như tôi thường hay nói là, trênthế giới này mà tìm một cái đạo tràng, giống giống như đạo tràng của mình, ngàynào cũng tu, 365 ngày cùng tu, 365 ngày cùng nhau... ủng hộ, nào là phổ biến,nào là huân tu, nào là học hỏi về hộ niệm... xin thưa thật, chư vị thử đitìm đi... Nó khác xa nhiều lắm trong đó. Chính vì thế, tìm đượcmột nơi lập được một đạo tràng nhỏ nhỏ như thế này, rồi ngày nào cũng tớiđây huân tu, thật sự chỗ này là để cho mình được vãng sanh đó chư vị ạ. Tạisao như vậy? Tại vì mình niệm Phật là chuyên lòng niệm Phật, ngày nào mình cũngnguyện vãng sanh là điểm đến mình nhất định đã có rồi. Đường đi mình có rồi,mà mình còn chuẩn bị rất kỹ để trước giờ phút lâm chung, trước giờ phút xảbỏ cái báo thân này, mình lại có những người chuyên lòng niệm Phật, biết tất cảnhững cách hóa gỡ ách nạn cho mình, ở sát cạnh mình... Xin thưa thậtđây chính là chỗ an toàn vô cùng.

Thấy vậymà mừng! Nhất định... trụ lại, phải định lại. Chúng ta nhất định cùngnhau hoan hỷ, buông xả. Người thì có cái tật này, người thì có cái tậtkia. Chúng ta là phàm phu mà, chắc chắn ai cũng có tật, ai cũng có bệnh hết.Nhưng xin hãy tập bỏ lần, bỏ lần, bỏ lần, để cho ngày chúng ta nằmxuống, nhất định những tập khí này mất đi. Nói rõ ra là sân giận mấtđi, đố kỵ mất đi, tự ái mất đi, cống cao mất đi, khinh mạn mất đi, tham sân simất đi, tất cả hãy mất đi, để cho ngày xả bỏ báo thân, chúng ta đi về TâyPhương Cực Lạc với Phật.

Đơn giản như vậy, nhữngngười chung quanh chúng ta đều hoan hỷ, tiễn đưa, hỗ trợ... Chúng ta từng ngườitừng người đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nam mô A-Di-ĐàPhật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm12)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Niệm Phật Đường chúng tachủ trương lấy hộ niệm làm Phật sự mà chúng ta phải quyết tâmgiúp cho người trước khi xả bỏ báo thân được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.Cho nên cố gắng trong những lúc nói chuyện này, coi như là để chochúng ta chuẩn bị tất cả những điều gì cần phải làm, để đến khi tớicái giờ mình ra đi... mình đã dự bị hết và mình có thể giải quyết tất cảnhững chướng ngại có thể đến với mình, nhờ đó mà mình được vãng sanhvề Tây Phương Cực Lạc.

Trong mỗi buổi sáng, ởđây chúng ta có lời nguyện là: “Nguyện khi con lâm chung không cònchướng ngại”. Cái chướng ngại này có nhiều nguồn gốc lắm, nó có thể ởtừ trong tâm chúng ta ra, cũng có thể ở ngoài vào, cũng có thể từ oangia trái chủ phá hoại.

Chúng ta phải lần lượt tìmcách giải quyết cái chướng ngại trong tâm trước. Mấy ngày hôm naychúng ta đã nói hơi nhiều, thực ra là nói đến những cái mà chúng takhông xả bỏ được. Tự nó làm chướng ngại, tạo nên nghiệp chướng, nó ngăncản cái sự thanh tịnh của cái tâm. Chính vì vậy khiến cho công phu củamình không được tốt. Công phu không tốt thì công đức cũng yếuđi. Cho nên sau cùng ta bị trở ngại!

Nếu chư vị quyết lòng, nhấtđịnh một đời này về Tây Phương Cực Lạc thì hãy cố gắng tập buông xả. HòaThượng Tịnh Không nói, khi mình buông xả thì tâm hồn mình sẽ Tự-Tại,Tùy-Duyên, ở chỗ nào cũng niệm Phật được.

Buông xả những thứ gì? Xinnhắc lại là: "SÂN GIẬN". Nếu mà chúng ta sân giận, thì cố gắng lậpmột cái, giống như là một quy luật vậy, rất nghiêm khắc để trịcái bệnh này. Ví dụ, như khi mình sân giận lên, thì mình quyết đừngcó mở lời, có thể uống một ly nước, và tốt nhất là nên niệm Phậtliền. Nếu khi mình sân giận như vậy, cố gắng nếu có trước bànPhật, nên quỳ trước bàn Phật sám hối liền. Mình làm được vài lần như vậythì nó giảm lần... giảm lần. Tại vì cái chướng ngại về sân giận rất là lớnđối với công cuộc vãng sanh. Vì xin thưa là oan gia trái chủ nó biết được cáitập khí này, mà tập khí này rất dễ phát tác, đến khi trước những giờ phútlâm chung, chỉ cần nó cài một cái bẫy nào đó cho mình nổi giận lên,thì coi như xong! Vì trong kinh Phật có nói, là khi mình sân giận thìthường thường công đức của mình tiêu hết. Nhất là trước những giờ phút lâmchung mà mình nổi cơn sân giận thì công đức của mình ở trên cõi Tây Phươngcó thể hết luôn. Vì công đức không có cho nên A-Di-Đà Phật cũng đành chịuthua, không cách nào có thể tiếp dẫn ta được. Cho nên những điều này... cốbỏ, những cái tham chấp cố gắng bỏ đi, bỏ lần... bỏ lần. Tại vì chúng ta làphàm phu, tình thiệt mà nói, bỏ cũng khó lắm! Nhưng phải tập, ráng màbỏ, những cái khó chịu mình bỏ. Nói chung, ta đưa ra cái dạng "Người hiềnlành". Phải tập làm cái dạng người hiền lành. Khi hiền lành như vậythì tự nhiên mình vui vẻ, bất cứ một trường hợp nào mình cũng vuivẻ. Người hiền lành là người thường ít chấp, thường ít nói lỗi người. Nhờthế, ở chỗ nào cũng tạo ra cái không khí an vui, thanh tịnh, nhờ đómà mình giải được cái nạn bên trong. Đó là những cái chướng ngại từ bên trong.

Một cái chướng ngại nữa làvề oán thân trái chủ. Chắc chắn chúng ta có. Tại vì trước khi tu chúng ta sơ ýbắn chim, giết cá, đốt rừng, khai phá, trồng rau, trồng cây... gì đó.Chúng ta đều có những oan gia trái chủ hết. Chính vì vậy, mà xin thưa với chưvị, hãy cố gắng thành tâm sám hối, sám hối bằng cách là mỗi buổi sáng,chúng ta nên hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, mỗi buổi chiều chúng tahồi hướng công đức cho oan gia trái chủ. Mỗi khi chúng ta hồi hướng nhưvậy là lấy cái tâm thành ra để hóa giải, hóa giải liền từ bây giờ, đừng đểcho đến lúc cuối cùng rất là kẹt! Trong những buổi hộ niệm, chúng tôithường có lời khai thị cho oan gia trái chủ, xin chư vị lắng nghe. Nhữnglời khai thị đó, đối với tôi bây giờ hình như nó nhập tâm rồi. Ởbên Âu Châu, người ta coi những cái phim đó, người ta coi những cuộc hóagiải đó, rồi người ta ghi lại hết. Từ một cuộn băng người ta ghi lại thànhmột cuốn sách. Đây là một điều làm tôi thấy rất là ngỡ ngàng! Ởbên Âu Châu người ta làm như vậy, tôi rất tán thán. Người ta có cái tâmthành, nhờ vậy mà người ta khai thị hóa giải dễ dàng.

Khi muốn hóagiải oan gia trái chủ, nếu mình không có tâm thành, thường thườngkhông có cảm ứng. Cái tâm thành tức là sao? Nói chung, khi mìnhăn ở hiền lành, mình đừng có cống cao ngã mạn, đối với oan gia trái chủ mìnhphải tự nhận là mình đã có sai lầm. Cứ nhận như vậy thì tự nhiên cảm thông đượcvới chư vị oan gia trái chủ. Đừng nên để cho đến lúc cuối cùng,nhờ ban hộ niệm đến hòa giải, nhiều khi hòa giải được, có nhiềukhi hòa giải không được, thôi cũng đành phải chịu thua! Ráng cố gắng chuẩn bịtrước.

Một cái chướng ngại nữa làthường thường người thân trong gia đình, nhiều khi làm trở ngại chuyện vãngsanh của chính mình. Ví dụ như khi chính Diệu Âm này đến cái ngày lâmchung, cũng xin quý vị nhớ cho... Cứ nghĩ đây cũng giống như lời trăntrối vậy... Giả sử như tôi bị mê man bất tỉnh, quý vị cũng cố gắngphải đem tôi về nhà, đem tới tại đạo tràng này để hộ niệm cho tôi. Tại vìtôi biết là nếu cái thân xác này có mê man bất tỉnh thì trong tâm trí của tôicũng ráng niệm Phật trong đó. Mong chư vị cố gắng, đừng có vì một cái gìkhác mà bắt tôi giao vào trong bệnh viện, rồi nằm trong bệnh viện màchết. Ở nhà quý vị cũng vậy. Ví dụ như hôm trước đi hộ niệmcho bác Minh Tâm gái, bác Minh Tâm nói một câu thật là hay. Bác kêu thằngDanh, Bác kêu mấy người con dâu lại nói rằng:

"Đây là ban hộniệm. Khi đến ngày trăm tuổi của Ba, Ba giao lại cho chú Diệu Âm,giao lại cho Niệm Phật Đường. Các con phải nghe cái lời này, con phải đem tớinhờ ban hộ niệm ở niệm Phật Đường A-Di-Đà hộ niệm cho Ba, chứ đừng có bắt Ba ởtrong bệnh viện...".

Đó là những lời nóirất hay! Quý vị có thể làm những cái tờ di chúc trước. Nói vớicon cháu, là khi đến ngày cuối cùng của Ba, của Má, con cháu phảinghe theo lời ban hộ niệm. Nhất định phải đem về nhà để mà hộ niệm cho ChaMá. Đừng bao giờ mà khóc lóc. Đừng bao giờ mà ôm nắm. Đừng baogiờ mà kể lể những nỗi bi thương ai oán trước mặt Ba, trước mặt Má. Nhữngcái đó mình cố gắng hãy lo trước.

Có nhiều người con có hiếusẽ nghe theo. Có nhiều người con bất hiếu, chúng nó không nghe, đây cũnglà một chướng ngại rất lớn cho công cuộc vãng sanh của mình! Cho nên phảitập trước, phải lo trước. Lo cái gì? Thường thường khi mình nói mà concái không nghe mình nổi cơn sân giận? Nổi một cơn sân giận lên, dù là sângiận đối với con cái của mình thì công đức cũng tiêu hết! Nhấtđịnh công đức trong suốt cuộc đời mình tu hành đã biến thành mây khói rồi. Chonên phải tập, tập nhịn nhượng, tập buông xả, tập phớt lờ... Mình biết con cáicủa mình nó không niệm Phật, nó chống đối... Mình nghĩ rằng, tronggiờ phút chót có thể nó cãi lại mình... Nếu gặp trong trường hợp nhưvậy, mình đừng nổi cơn sân giận mà hãy quyết lòng niệm Phật. Nhưvậy chuyện này mình sẽ giải quyết trước, chứ không phải là giải quyếtngay lúc mình lâm chung. Giải quyết ngay bây giờ, từ bâygiờ bắt đầu giải quyết.

Ví dụ: Người vợ làmcái điều gì sai... Nhất định đừng nổi giận, tại vì mình nổi giận nó trở nên tậpkhí, thói quen.

Người chồng làm cái gì sai...Nhất định mình đừng có nổi giận, nếu mình nổi giận người chồng của mình thì lúclâm chung chắc chắn mình sẽ bị trở ngại. Tại vì, một người chồng khi lâmchung, chắc chắn bên người chồng có người vợ. Một người vợ khi lâm chung,chắc chắn bên người vợ có người chồng. Chắc chắn khi cha mẹ chết nhất định concái sẽ ở bên cạnh. Nên chú ý những điểm này. Cho nên mình biết tình trạng đó,phải tập phớt lờ. Cái này khó lắm!...

Chư vị ơi! Phải tập từngchút từng chút, không tập không được. Nói chung lại, tập ăn ở hiền lành,tập buông xả đừng có nhăn nhó, đừng có thấy cái gì cũng thắc mắc, cái gìcũng thấy khó khăn trong lòng. Khi khó khăn như vậy, nó trở thành cáimối chướng ngại lớn lắm! Cho nên biết tu rồi, mình bắt đầu lo trước để chonó nhẹ bớt những cái chuyện đó. Rồi khi mình nằm xuống, những cái còn lại,chắc chắn nó sẽ còn! Bây giờ mình lo, lo cho tới trọn vẹn, lo cho hết mình đinữa, lúc đó vẫn còn những cái chướng ngại khác, thì những cái chướng ngại cònsót lại đó ban hộ niệm sẽ giải quyết dùm cho. Tức là gì? Ta có những lời dichúc, ta có những lời nhắn nhủ với con cái, ta có những lời nhắn nhủ với bạn bèthân hữu rồi, thì lúc đó nhờ cái lời nhắn nhủ đó mà bớt đi những chướngngại. Sau cùng rồi những người hộ niệm, tức là bạn đồng tu vớichúng ta đến bên cạnh giải quyết. Có như vậy chúng ta mới dễ dàng vãng sanhđược, chứ đừng có nên cứ ỷ y là mình tu ngon lành...

Những người mà nói tu ngon,là bị trở ngại!

Những ngườimà cho rằng tu giỏi, là bị trở ngại!

Những người mà tự vỗ ngựcxưng tên, thường thường là bị trở ngại liền!

Cho nên mong chư vị,những lời nói này hết sức là đơn giản, cụ thể, rõ ràng để chúng ta logiải quyết trước. Rồi hình như là chúng ta đang tu ở đây, nhưng cái vé đivề Tây Phương chúng ta đã có, và A-Di-Đà Phật đã ghi tên chúng ta lên cái HoaSen ở trên cõi Tây Phương rồi. Khi về đó Hoa Sen của người nào người đó lấyngự, dù có đồng pháp danh đi nữa cũng không lộn đâu. Quý vị đừng có lo,miễn làm sao chúng ta đi cho đúng là được à.

A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm13)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong chươngtrình chúng ta nói về phương pháp hộ niệm, để nhắc nhở cho nhiều người thườnglầm lẫn rằng cứ để cho đến sau cùng mới kêu ban hộ niệm đến. Đây là một điềusơ suất rất đáng kể! Vì hộ niệm thật sự không phải là một phương phápgiúp đỡ cho người sắp chết được một chút ít gì vui vẻ, hay là an ủi giađình, mà thực sự là một cách tu căn bản, có đạo lý.

Mấy ngàyqua, chúng ta nói rất nhiều về chuyện này. Xin nhớ cho, cứ một lần nóinhư thế này, thì chúng ta có thêm một ý niệm rõ ràng hơn là muốn vãngsanh về Tây Phương Cực Lạc, người ra đi phải thực hiện đầy đủ: TÍN-NGUYỆN-HẠNH.

- TÍNlàtin tưởng pháp niệm Phật, không được chao đảo.

- NGUYỆNlà chính người bệnh phải phát cái nguyện vãng sanh Tây Phương một cách thathiết.

- HẠNHlà chính người bệnh phải cất lời niệm Nam mô A-Di-Đà Phật, chứ không phảilà người hộ niệm niệm câu A-Di-Đà Phật.

Đây là điềuhết sức quan trọng mà chúng ta phải nắm cho vững.

Ngày hôm quachúng ta có nhắc đến lời hồi hướng mỗi sáng: “Nguyện khi con lâm chungkhông còn chướng ngại, biết trước ngày, giờ tâm hồn tỉnh táo”. Thì ý nghĩavề "Không chướng ngại" chúng ta hổm nay đã nói rõ rồi.Xin nhắc lại là sự chướng ngại chính yếu hầu hết từ trong tâm chúngta phát ra. Ở bên ngoài có chi phối vào cũng là do trong tâmchúng ta mở ra. Hễ...

- Chúng ta mở ra một NIỆMTHAM thì con đường NGẠ QUỶ bên ngoài nhập vào.

- Chúng ta mởra NIỆM SÂN GIẬN, thì cảnh giới ĐỊA NGỤC ở ngoài nhập vào.

- Chúng ta mà SI MÊ,không chịu buông xả cái nhà, cái cửa, thì cảnh giới SÚC SANH ởngoài nhập vào. Nó nhập vào dẫn ta đi theo con đường đó.

Suy cho cùng lýra... là tại vì chúng ta không chịu tu hành kỹ, không chịu nghiên cứu kỹ, khôngchịu ly xả những thứ đó ra, nên sau cùng những chướng ngại đó quay trởlại kéo chúng ta vào trong lục đạo luân hồi, mà nhiều khi còn lôi xuống tam ácđạo nữa, dù rằng chúng ta đang niệm Phật. Đây là những chuyện mà chúng ta thườngxuyên nhắc nhở trong những ngày qua. Chính vì vậy, khi hiểu được chỗ này,nhất định chúng ta phải cẩn thận. THÂN-KHẨU-Ý là điểm quan trọng nhất, để thểhiện ra những cái tập khí mà mình không chịu buông xả. Mong chư vị ráng tập,ngày ngày tập buông xả... Ngày ngày tập buông xả. Mỗi khi bước vào đạotràng này niệm Phật để quyết lòng về Tây Phương thì xin phải tập buông xả,đừng nên sơ ý mà nó nhiễm... nó nhiễm... đến lúc mà chúng ta nằm xuống rồikhông còn cách nào có thể gỡ ra được!

Bây giờ chúngta tiến tới một chỗ nữa, gọi là: "Dự Tri Thời Chí". Là dựbiết trước thời điểm mình mãn báo thân này. Cũng xin nhắc qua là khimà quỳ trước bàn thờ Phật, đối trước bàn thờ Phật chúng ta nguyện như vầy, cóngười cứ nghĩ rằng A-Di-Đà Phật sẽ cho ta biết thời gian ra đi, nênta cứ một lòng xin A-Di-Đà Phật ban cho. Nhưng thực ra, đâylà hiện tượng của những người gọi là nghiệp đã được phục rồi và tríhuệ người ta đã bắt đầu khởi ra. Được như vậy chính là do công phu tutập của người đó.

Cho nên muốn biếtđược giờ phút chúng ta ra đi, không có gì khác hơn là xin phải cố gắngtranh thủ thời gian tu hành. Khi chúng ta tu hành tốt, thì những hành độngsai trái càng ngày càng giảm, công đức của chúng ta càng ngày càngtăng. Nghiệp của chúng ta giảm, cái phước chúng ta tăng, cộng vớilòng CHÍ THÀNH, CHÍ KÍNH, thì phước đó biến thành, gọi là "TÂMLINH", tức là "PHƯỚC CHÍ TÂM LINH". Muốn được vậy, nóicho rõ ra, hay nhất vẫn là thành tâm niệm Phật.

Người nào thànhtâm niệm Phật, thường thường họ cố gắng gói ghém cái tâm của họ trong câuA-Di-Đà Phật. Đang ngủ cũng niệm Phật, trên giường niệm Phật, xuống giường niệmPhật, ra ngoài đường niệm Phật. Người ta tranh thủ bước vào Niệm Phật Đườngđể niệm Phật, họ rời xa những chuyện khác. Còn những người không chânthành niệm Phật, thì thường thường còn ham thích những chuyện thế gian:Thích đi ra ngoài, thích ngồi nói chuyện, thích tụ hai-ba người bàn chuyện.Khi bàn chuyện như vậy thì chắc chắn, như chư Tổ đã nói, hễ tâmmình không niệm Phật thì sẽ niệm lục đạo luân hồi, mà niệm lục đạo luân hồithì lục đạo luân hồi nó sẽ kéo mình, nó kéo, nó kéo mãi, nó kéo cho đến lúcmình nằm xuống mà thôi!...

Cho nên muốn biếtđược gọi là "Dự Tri Thời Chí", không có cái gì khác cả, cũngtrở lại vấn đề là phải thành tâm chuyên chí niệm câu A-Di-Đà Phật và phảitập buông xả ra. Có người nói, chẳng lẽ bây giờ bắt tôi tu... Tôi đếnNiệm Phật Đường, thì tôi phải bỏ hết sao?

Thực ra nhiềukhi bắt chúng ta bỏ một chút chúng ta cũng không bỏ, đừng nói chi bỏ hết!Tại vì cái tập khí nó đã thâm nhập vào tâm ta tới xương tủy rồi! Nếu chúngta mạnh dạn ráng cố gắng hết sức mà bỏ, nhiều khi bỏ cũng không được nữa, đừngnói là người chưa tu mà còn đứng đó phân bua: "Tu như vậy tôi lỗquá!... Không cho tôi đi chơi tôi lỗ quá!... Không cho tôi ra ngoài tôi thiệtthòi quá!"... Không đâu!

Cái "TậpKhí", cái "Lục Đạo Luân Hồi", nó đã bắt chúng ta phảitrôi nổi trong những cảnh khổ hàng vô lượng kiếp qua. Một kiếp như vậy có hàngvô lượng đời, một đời như vậy có hàng trăm năm, không phải dễ mà tính ra cái thờigian dài vằng vặc như vậy mà mình đã chịu khổ trong lục đạo! Xin thưa, quývị nếu người nào được về Tây Phương rồi mới thấy rằng trong vô lượng kiếpqua ta ở trong tam ác đạo dài hơn, nhiều hơn là ở trong tam thiện đạo.Đừng có nghĩ là ta ở trong cảnh giới người này là đời trước, đời trướcnữa... ta cũng ngon lành. Không phải như vậy đâu!

Chúng ta cũngthường hay nhắc nhở, khi một người chết, mình nhìn hiện tượng của họ chomình biết rằng là họ bị nạn như thế nào! Cho nên sống cuộcđời này chúng ta phải nhớ, ráng mà tu. Nếu không tu... thôi chịu thua! Vìcái lục đạo luân hồi nó bám sát vào chúng ta, nên thường thường khi nằm xuống,không những không biết được ngày giờ ra đi, mà thường thường còn bị mêman bất tỉnh. Sở dĩ bị mê man bất tỉnh chính là nghiệp nặng quá, nó nặng đếnnỗi mà chúng ta không ngờ được! Có nhiều người tu hành thế này nhưngvẫn không nghĩ là cái nghiệp mình nặng như vậy đâu! Chính vì quá khinh thườngmà rất nhiều người đáng lẽ ra được vãng sanh nhưng mà sau cùng không được vãngsanh. Mong chư vị hiểu được chỗ này, ráng mà buông xả ra. Tại vì tất cả đềudo cái tâm chúng ta hết mà.

Nếu chúngta cứ bám vào A-Di-Đà Phật, chúng ta cứ bám vào Tây Phương Cực Lạc, ngày ngàyđêm đêm, giờ giờ, phút phút niệm câu A-Di-Đà Phật, thì cái tâm chúng ta nhiếpchặt vào câu A-Di-Đà Phật. Lấy cái "CHẤP" này làmcái chấp chính, tự nhiên những cái chấp khác nó rời... rời... rời... rờira... rời ra. Sau cùng câu A-Di-Đà Phật sẽ nhập vào tâm chúngta. A-Di-Đà Phật chính là chơn tâm chúng ta, nó nhập vào tâm chúngta, làm cho tâm chúng ta "HIỀN" ra. Khi cái tâm hiền tức là tríhuệ phát sinh, tự nhiên “Dự Tri Thời Chí”, chứ không phải là A-Di-Đà Phật.Chắc chắn A-Di-Đà Phật có gia trì, nhưng điều quan trọng là ta phải thực hiệntrước Ngài mới gia trì được, chứ ta không thực hiện thì Ngàikhông gia trì được.

Tôi xin kể mộtcâu chuyện, có một vị hạch hỏi như thế này:

- Tôi thấy nhữngngười hộ niệm đó, sao người ta ưa vỗ tay quá à? Trong Kinh tôi khôngthấy nói về vỗ tay, thì tại sao người ta vỗ tay vậy?... Vỗ tay như vậy tôi thấy khôngcó trang nghiêm!

Vị đó hạch hỏihai ba lần. Lần đầu tiên tôi trả lời rằng, đây là một lời cảnhcáo rất tốt, khi chư vị đi hộ niệm đừng nên giỡn đùa quáđáng, nó không được trang nghiêm!

Lần thứhai, vị đó lại nói, như vậy chuyện này không đúng pháp! Tôitrả lời, thực ra là vì khi thấy người đó vãng sanh, người hộ niệm mừngquá. Vì nỗi mừng quá lớn nên người ta vỗ tay, và thựcra cũng có lúc đi hộ niệm, khuyên một bà cụ đó hay bà bác đó niệmPhật, thì bà Cụ liền phát tâm niệm Phật, phát nguyện vãng sanh. Thấy vuiquá nên người ta vỗ tay để khen ngợi, để củng cố, để yểm trợtinh thần người bệnh...

Đến lần thứba, chị đó nói, nhưng trong Kinh Phật đâu có nói như vậy? Đếnlúc này tôi mới thành tâm khuyên chị. Tôi nói... Thôi! Nếu bây giờ mọi ngườiquyết chấp cái đó, nhưng riêng chị thì đừng có chấp làm chi. Nếu màchị chấp cái đó thì sau cùng chị dễ bị vướng cái nạn đó. Thế gian người ta thườnghay nói: “Hễ ghét cái nào, trời trao cái đó!”... Trong Phật Pháp cũng giốngnhư vậy. Chúng ta chấp vào cái gì thì sau cùng chúng ta bị dính vào cái đó. Lạlắm!

Tôi ví dụ,như khi chị muốn vãng sanh thì chị có cần hộ niệm không? Cần! Cần hộ niệm.Khi ban hộ niệm tới, họ khuyên: "Chị ơi! Chị niệm Phật đi nhé". Chịliền chắp tay niệm Phật. Người hộ niệm thấy vậy họ vỗ tay, họ khen chị.Trong khi người ta vỗ tay để khen chị với mục đích là để cho chị thấy phấnkhởi lên mà niệm Phật. Đúng ra chị nên sung sướng, nhưng vì chấp màchị lại nổi giận! Chị nổi giận lên thì công đức của chị mất, còn người hộ niệmthì cảm thấy buồn! Rồi đến lúc chị gần ra đi, người ta nhắc, "Chị ơi!Phát nguyện vãng sanh đi". Chị phát nguyện, "Nam Mô A-Di-Đà Phật chocon được về Tây Phương". Người ta lại mừng quá, lại vỗ tay một lần nữa!... Chịlại nổi giận một lần nữa! Trước phút lâm chung mà chị nổi giận, tức làchị bị vướng nạn! Xin hỏi, có phải là người hộ niệm đưa chị xuống chỗ đọalạc không?... Không!... Tự chị... Tại vì chị chấp vào chỗ này! Cho nên tôikhuyên chị, thôi bây giờ mình muốn về Tây Phương thì tất cả những cái gì của thếgian này xin đừng có chấp, vì chị chấp cái nào thì trời trao cho chị cáiđó! Mà thực ra, không phải là trời trao, mà chính cái TẬP KHÍcủa chị nótrao cho chị đó. Vậy thì xin chị đừng nên chấp. Phải sợ cái chấp củachúng ta!

Mong chư vị phảixả cho được cái chấp này, thì tự nhiên khi chúng ta nằm xuống, trong bất cứ cảnhngộ nào hiện ra, chúng ta cũng cảm thấy thoải mái, vì thật sự đường ta đi là đườngvề Tây Phương, chỗ ta về là chỗ cảnh giới của A-Di-Đà Phật, chứ không phải lànhững gì của thế gian này. Như vậy tự nhiên thế gian tốt xấu đối với ta cũngthành ra vô sự.

Nam Mô A-Di-ĐàPhật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm14)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆMlà chúng ta chuẩn bị tấtcả những gì cần thiết trước ngày xả bỏ báo thân, chứ không phải đợi chođến lúc mà mê man bất tỉnh rồi mới kêu ban hộ niệm đến để giải quyết vấn đề!...Không phải như vậy.

Mê man bất tỉnh là một cáinạn rất khó chịu cho người muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc!

Chúng ta muốn một đời nàyvãng sanh về đó, thì phải chú ý đến điểm này. Vì một khi đã mê manbất tỉnh thì thường thường người hộ niệm đến khai thị, chúng ta không ngheđược, người ta niệm Phật chúng ta không biết được và thường thường là cái tâmthức của chúng ta lúc đó đang quay cuồng trong dòng nghiệp báo, bị chiphối bởi oan gia trái chủ... nên không nghe được những cái lời khai thị, khôngtheo được những sự dẫn dắt của ban hộ niệm. Đây là một điều mà vô cùngnguy hiểm!...

Tại sao bị mê man bất tỉnh?Suy cho cùng ra chính là do cái phước báu của người đó quá yếu! Phước báuyếu, có nghĩa là nghiệp chướng nặng! Người mà có phước báu lớn thì nghiệpchướng nhẹ. Giống như mình để trên cái cân, một đĩa cân là nghiệp chướng, mộtđĩa cân là phước báu. Hễ đĩa cân bên phước báu nặng thì tự nhiên đĩacân kia nhẹ hơn. Mà nghiệp nhẹ thì được cái phước báu baotrùm qua, làm cho người đó khi ra đi thường thường hưởng được nhữngphước lạc, gọi là "Thiện Chung". Người ra đi được thiệnchung tức là hưởng được phước báu, nghĩa là họ không bị mê man bấttỉnh, họ tỉnh táo, không bị đau đớn nhiều. Có phước báu, nhưng nếu ngườiđó không biết đường về Tây Phương, thì họ cũng không được vãng sanh về TâyPhương.

Chính vì vậy, mà hồinãy ở trên xe anh Hai nói rằng, Hòa Thượng nói những người mà ra đivới thoại tướng tốt lành cũng không được vãng sanh là đúng. Mấy ngàynay, trong những buổi tọa đàm, chúng ta cũng đã nói rõ rệt chuyện này rồi.Vãng sanh Tây Phương là do TÍN-NGUYỆN-HẠNH, chứ không phải vãng sanh vềTây Phương là thấy người đó ra đi mềm mềm một chút, thân tướng đẹp đẹp một chútthì cho là vãng sanh. Cho nên lời nói Hòa Thượng rõ ràng đúng, vàchúng ta mấy ngày nay ở đây khai thác cũng rõ ràng như vậy rồi.

Cái thoại tướng chỉ bảo đảmcho người chết đó được thoát qua ba cảnh xấu, tức là tam ác đạo mà thôi.Hòa Thượng còn nói rằng, ngay cả những người biết trước ngày giờ rađicũng chưa phải là vãng sanh.Thành thử, ở đây nhiềulần mình cũng có nói rằng, khi ra đi, chúng ta phải nguyện là: NGUYỆNvãngsanh về Tây Phương Cực Lạc.Có nhiều người không nguyện vãngsanh về Tây Phương, mà lại nguyện khi ra đi được an lành! Ra điđược an lành tức là những người có phước báu, họ hưởng cái phước báu đó màhọ không bị đau đớn nhiều. Có người tưởng rằng họ đã thành đạo! Khôngphải như vậy! Cũng có nhiều người thấy người bệnh đau đớn quá, kêu bác sĩchích thêm chất morphine để cho khỏi đau, giúp cho người bệnhnằm im cho "Thoải Mái" đểra đi! Thực ra, đi trong mê man bất tỉnh thường thường bị nạn! Biết được lý đạonày, bây giờ mình mới thấy rõ, mêman bất tỉnh là cái đại họa cho người chết!

"MÊ" có thể chỉ cho cái thân xácnày đang nằm liệt một chỗ. Nhưng chữ "" thườngkèm thêm chữ "MUỘI". Chữ "Muội" là chỉcái tâm trí người đó bị hồ đồ, bị mù mịt không biết rõđường nào để đi! Nếu cái thân bị "", mà cáitâm còn tỉnh thì còn có thể cứu được, chứ mà khi đến chữ "Muội"rồi, tức là không biết đường nào đi, thì thôi chịu thua!...

Tại sao như vậy? Thựcra, nói thẳng rằng, cuộc đời người này phước không có,mà huệ cũng không có luôn! Tức là đường đi nước bước người ta khôngvững! Cho nênTU PHƯỚC cũng quan trọng lắm.

Trong ba điểmTÍN-HẠNH-NGUYỆNcủa pháp môn niệm Phật, thì niềm TIN vữngvàng và tha thiếtNGUYỆN VÃNG SANH về Tây Phương là TU HUỆ.Thành tâm chí thành chí thiết NIỆMcâu A-Di-Đà PhậtTU PHƯỚC.

Vì thế, ngườinào phát lòng tin vững vàng vào pháp môn niệm Phật, đềulà do thiện căn của họ lớn, trong nhiều đời nhiều kiếp người ta có tuhành nên bây giờ thiện căn nổi lên. Người nào phát khởi niệmđược câu "A-Di-Đà Phật" là do phước báu người ta tu được trong nhiềuđời nhiều kiếp.

Phước báu thuộc về bốthí, cúng dường, có thể là phóng sanh, ít sát hại sanh vật. Còn Thiện Cănlà do người ta có tu hành, có niệm Phật, có trì chú, có tụng kinh... nhữngchuyện này tạo ra Thiện Căn, tâm tánh hiền lành.

Tu hành nên nhớ làphải cần Phước-Huệ Song Tucho đầy đủ. Tốt nhất là chúng ta CHÍTHÀNH,NIỆM PHẬTcho nhiều, không nên ỷ y. Nhiều người rất lơ là chuyện niệm Phật.Về công phu thì cứ tưởng rằng mình ngày nào cũng tới đây tulà được rồi, biết được con đường vãng sanh, lại có ban hộ niệm nữa...thế là mình vững tâm!...

Chưa chắc đâu! Vững tâmđược là khi nào thật sự mình xóa được cái ách nạn của mình. Ách nạn của mìnhchính là mê man bất tỉnh. Chứ nếu lúc lâm chung mà bị mêman bất tỉnh, tức là nghiệp báo đã tràn lên rồi, oan gia trái chủ đãkiềm chế tất cả rồi, chúng chận đường hết trơn rồi, thì những người tới hộniệm chẳng qua cũng chỉ là ngồi bên cái cục thịt sắp sửa tan rã, khôngcách nào có thể dễ dàng giải quyết được!

Cho nên mấy ngày naychúng ta nhắc nhở rất nhiều về chuyện này để cho chư vị chú ý một chútxíu. Hãy cố gắng bỏ bớt những Tham Chấp, bỏ bớt những CạnhTranh, Ganh Tỵ, bỏ bớt những thói quen nói xấu người này nói xấu người nọđi, để chúng ta nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật.

Ví dụ, như hôm nay côKim Ngọc đánh địa chung hay quá, nên mấy ngày nay tôi nhường cho Cô đánhluôn. Cô đánh càng ngày càng... coi như là, "Xuất quỷ nhập thần!".Hay lắm! Khi tiếng địa chung của Cô đánh hay như vậy, mà ta niệm theo kịp,tức là ta có công phu tu tập. Nếu ta niệm theo không kịp, thì tahãy ráng tập niệm thêm nữa.

Để chi?... Mộtlần chí thành niệm Phật, nhiếp tâm vào cái câu A-Di-Đà Phật sẽ xóacho mình rất nhiều nghiệp chướng. Nói rõ hơn, là làm cho phướcbáu của mình tăng lên thì nghiệp chướng của mình sẽbị đè xuống. Cũng giống như trong một cái hũ có cả những hạt đậu đenvà hạt đậu trắng. Đậu đen tượng trưng cho "Nghiệp", đậutrắng tượng trưng cho "Phước". Nếu trong đó có 50%đen, 50% trắng thì mình thấy màu xam-xám. Nếu ngày nào mình cũng đổthêm đậu trắng cho nhiều nhiều vô, thì hạt đậu đen cũng bấy nhiêu đó thôi,nhưng mà nó bị bao lại, tự nhiên mình thấy hũ đậu màu trắng. Sự diễnbiến giống như vậy đó. Mình nên hiểu cái nghĩa lý là như vậy, chứkhông phải là cái nghiệp nó tiêu đâu, mà chính là cái phước mình nó tănglên đó. Hễ phước tăng lên thì mình hưởng phước nhiều hơn.

Như vậy, khi tuhành, nếu chúng ta có khả năng thì nên cố gắng phóng sanh, cốgắng làm việc thiện lành, ăn ở vui vẻ... Tất cả những nghiệp chướng gìcũng đều do từ trong tâm mình mở ra. Hễ một lần giận dữ tức là mìnhbỏ con đường thiện đi theo đường ác. Mà cái ác của sự giận dữ nó lại gâyra cái chủng tử địa ngục. Cho nên hôm qua tôi có nói rằng, một lần giậnlên thì địa ngục nhập vào, thực ra là vì cái chủng tử địa ngụcnó tiêm vào trong tâm của mình. Nếu những người thường giận dữ,thì có nhiều lần tôi nói rằng, một người tu hành bảy tám chục năm màthường giận dữ, nhiều khi công đức thua một người mới tu một tuần, hai tuần,một tháng, hai tháng mà tâm tính người ta hiền lành. Nguyên nhânlà vì những người ưa giận dữ như vậy, thì tu đâu họ phá đó... Tuđâu phá đó... Tu đâu phá đó... Cũng giống như người làm ra tiền, tiền thì córất nhiều nhưng làm xong thì vô sòng bài đốt hết. Đốt xong rồi ra làm nữa.Làm rồi lại vô sòng bài đốt nữa. Sau cùng đốt một lầncuối nữa thì trụi lũi!...

Thànhra, có được phước báu chính nhờ ở tâm thiện lành.Nếu có khả năng thì mình nên làm phước. Còn không có khả năng thìsao? Nhất định nhiếp tâm lại niệm câu A-Di-Đà Phật. Trong những lúc cộngtu này, hãy ráng cố gắng niệm theo. Mình niệm được như vậy làchứng tỏ công phu của mình có. Công phu có thì nó sẽ đènhững nghiệp chướng xuống và bắt đầu giúp tăng trưởng phước báulên. Ví dụ, như trong những lúc cộng tu địa chung này, hay lắm!Hễ mình nhiếp tâm vào được thì tự nhiên mình niệm theo tiếng địa chungđược. Mình không nhiếp tâm được thì mình niệm theo không được. Nhất lànhững người đánh địa chung. Đánh địa chung mà tiếng địa chung hay chứngtỏ rằng công phu của người đó tốt. Lạ lùng vậy đó! Hay nóicách khác, tâm của người ta đã bắt đầu "Tịnh" rồi. Nếuđang đánh địa chung mà chợt nghĩ... "Trờiơi! Có thể mình bị lọt rồi đó...", thì tựnhiên bị lọt nhịp liền! Tại sao?... Vì cái tâm đã khởi vọng lênrồi!

Cho nên, phương phápđánh địa chung hay lắm! Đó là một pháp công phu để nhắc nhở chomấy người… (sợ đánh địa chung)! Mấy ngày nay tôi thấy cô KimNgọc đánh hay quá nên tôi nhường hết cho Cô. Bây giờ nhiềukhi chính tôi đã bị thua rồi! Tốt lắm!...

Sẵn đây tôi xin kể mộtchuyện vui vui. Có một Chị kia nói rằng:

-Tôi thì đi tu mà ông xãtôi thì không chịu tu. Ông xã tôi cứ chê lên chê xuống. Tôi nói thiệtnghen, tôi sẽ chứng minh cho Ổng biết là tôi sẽ ra đi an nhiên tự tại, tôisẽ biết trước ngày giờ tôi đi, và tôi sẽ chứng minh cho Ổng biết,thì cái ngày tôi đi đó, ông sẽ bắt đầu tu...

Thực ra là… tuhành chúng ta phải có cái tâm khiêm nhường một chút. Hãy ráng cố gắngthành tâm, chí thành, chí thiết tu hành để giảibớt ách nạn cho chính mình, chứ đâu phải tu cho ông xã mìnhbiết, tu để biểu diễn cho người ta biết. Khi mình muốn biểudiễn cho người ta biết, thì là cái tâm của mình đã bắt đầu ứng hiệnnhững cái "Loạn" trong đó rồi... Không hay!

Chính vì vậy, muốncuối cùng mình được an nhiên tự tại ra đi, thì tốt nhất là nhữngcái cần phải làm thì rõ ràng và đơn giản lắm…là cố gắng KHIÊMNHƯỜNG,thành tâm sám hối lỗi lầm cho nhiều. Nên nhớ, thành tâmsám hối không phải là cứ thường đứng trước Phật rồi niệm: "Nam MôA Di Đà Phật, con xin thành tâm sám hối". Nếu mình sám hối như vậy,thì Hòa Thượng nói: "Mình buổi sáng gạt Phật một lần, buổi chiềugạt Phật một lần"!... Không được! Cũng giống như mỗi sáng mìnhnguyện: " Nam Mô A-Di-Đà Phật, con nguyện khi lâm chung không cònchướng ngại, tinh thần được tỉnh táo...". Nguyện như vậy mà mìnhkhông thay đổi, mình không chịu buông xả, mình còn khó chịu cái này khó chịucái nọ, mình còn đem chuyện của thế gian để vào trong tâm của mình, cạnh tranh,ganh tỵ... thì ngài Tịnh Không nói, quý vị đã gạt Phật rồi! Quý vị đã hốilộ Phật rồi! Sáng hối lộ một lần, chiều hối lộ một lần. Thật là điều sailầm vậy!

Chính yếu là chúng ta phảilo tu tập để được tương ưng với Đại Nguyện của Phật. Hòa ThượngTịnh Không còn nói, phải đem cái Đại Nguyện của Đức A-Di-Đà Phật làm cái ĐạiNguyện của mình nữa. Tức là tâm hồn của chúng ta càng phải mở rộngra. Tập cho được như vậy thì tự nhiên những nghiệp chướng trong tâmtừ từ nó buông ra... buông ra... buông lần lần ra hết đi. Nếu mìnhkhông buông ra, thì thường thường là nghiệp chướng nó vô... nó vô...nó vô!...

Thực ra là gì? Trongtâm của ta, trong A-lại-da thức của ta đã chứa đầy những cái nghiệp chướngđó rồi. Bây giờ làm sao đừng có "Duyên" với nó, thì tự nhiênnhững cái chủng tử nó nằm im đó. Chúng ta hãy phải bắt đầu duyên vớiA-Di-Đà Phật. Muốn duyên với A-Di-Đà Phật thì sao? Đơn giản, Đại-Thế-Chí đã nóirõ rệt: “Ức Phật niệm Phật, hiện tại đương lai tất định kiến Phật”,

Đơn giản, rõ ràng lắm.Tức là gì? Nhớ tới Phật, nghĩ tới Phật, tưởng tới Phật, niệm câu A-Di-Đà Phật,nhớ về Tây Phương Cực Lạc.

Đừng có nhớ những cái nghiệp.

Đừng có nhớ những cái trong lục đạo luân hồi.

Đừng có nhớ những cái nhân ác mà mình đã tạo ra trong quá khứ.

Làm sao khỏi nhớ? Cáitập khí của mình bỏ đi. Tại vì thường thường cái tập khí là cái duyên chứ khôngcó gì hết. Hễ một lần mình giận lên thì cái duyên giận này, vừa tạo ramột chủng tử địa ngục mới, mà nó còn tạo thêm cái duyên chonhững chủng tử liên quan tới cái giận đó khởi lên. "Trùngtrùng Duyên Khởi" là như vậy.

Chính vì vậy, "Pháp-Tu" này đơngiản. Biết được con đường đi rồi, biết là mình tạo nghiệp chướng nhiều rồi...Nhưng không sao! Hãy quyết đừng có nghĩ tới đó nữa, hãy cố gắng vuivẻ. Để chi? Tương ưng với cảnh Cực Lạc. Mình thiện lành tương ưng với đạithiện đại lành. Niệm Phật để cầu sanh về Tây Phương, tự nhiên mình sẽcó cái duyên với cõi Cực Lạc. Chính cái duyên này nó giúp cho mình đi vềTây Phương. Muốn về Tây Phương nhất định phải tạo cái duyên, gọi là duyên CựcLạc.

Tâm mình Không Khổthì tâm mình sẽ An Lạc, gọi là "Ly Khổ Đắc Lạc". Đâychính là cái duyên đi về Tây Phương Cực Lạc vậy.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm15)

Nam Mô A-Di-ĐàPhật

Trong lờinguyện vãng sanh của Niệm Phật Đường chúng ta có câu nguyện là:

"Khi conlâm chung không còn chướng ngại, biết trước ngày giờ tâm hồn tỉnh táo, thấyA-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí, chư Đại-Hải-Chúng tướng hảo quang minh hiệnthân tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc."

Cái "ChướngNgại", "Tâm hồn tỉnh táo" và "Biết trước ngàygiờ" thì chúng ta đã nói sơ qua rồi. Bây giờ mình bước đến một cáiđiểm quan trọng, rất là quan trọng là, "Khi con lâm chung thấy A-Di-ĐàPhật".

Xin nhắc chothật rõ chuyện này, lời nguyện của chúng ta là nguyện khi lâm chungthấy A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn ta về Tây Phương Cực Lạc. Đây là điểmnhắc lại rất kỹ và là một chuyện rất lớn đối với công cuộc đi vềTây Phương của người niệm Phật.

Khi mình lâm chung chỉ được đi theo A-Di-Đà Phật.

Muốn đi theoA-Di-Đà Phật thì phải thấy A-Di-Đà Phật hiện ra tiếp dẫn về Tây Phương CựcLạc. Rõ ràng minh bạch.

Trongkhi lâm chung không được đi theo một người nào khác.

Tại vì biếtchắc chắn rằng, khi chúng ta xả bỏ báo thân, ta có thể sẽ thấy rấtnhiều người đến chứ không phải chỉ có A-Di-Đà Phật. Nên chuẩn bị trước!Chúng ta có thể thấy Ông Bà, Cha Mẹ. Chúng ta có thể thấy Quỷ Thần. Chúng ta cóthể thấy Ma, thấy Quỷ, chúng ta thấy nhiều lắm... Chúng ta cũng có thể thấynước, thấy lửa, thấy những cảnh giới hãi hùng trong những giờ phút sắp bỏ báothân! Nhớ cho kỹ điểm này, ta chỉ được quyền đi theo A-Di-Đà Phật, khôngđược đi theo một người nào khác hết. Xác định cho rõ ràng chuyện này vàbắt đầu từ đây chúng ta khai triển tới. Vô cùng quan trọng!

Có nhiều ngườikhi tu hành nghĩ tới câu nguyện thấy A-Di-Đà Phật, nên cứcầu mong cho Phật hiện ra cho mình thấy. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm! Khôngphải như vậy đâu. Mà chúng ta chỉ được quyền nguyện là:

Nguyện trước những giây phút xả bỏ báo thân A-Di-Đà Phật hiện thân tiếpdẫn.

Ngài hiện thânnhư thế nào? Khi mình bịnh xuống ban hộ niệm sẽ đem một tấm hình Phật,càng lớn càng tốt, đừng nhỏ quá, đến trước mặt mình và người bệnh đó đượcnhắc nhở là phải nhìn hình Phật cho kỹ và chỉ được đi theo vị đó mà thôi. Khicái "TÂM" của mình thànhvà cái "SỰ"nguyệnvãng sanh của mìnhtha thiết,thì dù có nghiệp chướng đangbao phủ, đang hành hạ, gọi là nghiệp khổ, cận tử nghiệp, nếumà quyết lòng niệm Phật, quyết chí nguyện vãng sanh, nhất định buônghết tất cả vạn duyên ra, cái đau cũng phải buông luôn chứ đừng có nghĩ đến cáiđau, tại vì nghĩ cái đau tức là nghĩ tới cái khổ, mà nghĩ tới cái khổ thì cáikhổ nó quật mình lăn cù luôn. Kệ nó, đừng có nghĩ tới, cứ nghĩ tới A-Di-ĐàPhật, ráng mở mắt ra nhìn vào hình A-Di-Đà Phật, coi cho kỹ từng nét từngnét của Ngài. Với lòng thành của mình sẽ cảm ứng A-Di-Đà Phật, Ngài sẽ ứnghóa thân ra, gọi là "Hóa Thân Phật". Ngài sẽ ứng ra, vàkhi Ngài ứng ra như vậy, những người chung quanh không aithấy, mà người lâm chung thấy.

Nếu mộtngười được coi là nghiệp chướng không còn chướng ngại nữa, tâm hồntỉnh táo tức là không bị oan gia đánh phá, không bị nghiệp chướng đánhphá, và nhiều khi trí huệ của họ phát sinh ra. Nhờ vậy người ta biếttrước ngày giờ ra đi. Người ta có thể báo cáo cho mình biết rằng: "A-Di-ĐàPhật đã đến rồi, bây giờ tôi đi...". Họ chắp tay lại chào chào vàicái... Rồi... ngồi đi cũng được, đứng đi cũng được, tùy ý,muốn sao cũng được. Tự tại!

Nhưng cũngcó nhiều người vì nghiệp chướng mạnh quá, nó đánh, nó đánh muốn"Queo Râu" luôn! Nó đánh tới ngóc đầu không nổi! "NgápNgáp" cũng không nổi luôn! Nhưng nhờ TÍN-NGUYỆN-HẠNH vững vàng, ngườita vẫn có thể thấy A-Di-Đà Phật. Tức là người đó thấy chứ không phảimình thấy. Mình chỉ có thể thấy người đó mĩm cười, có thể thấyngười đó chắp tay, miệngnhép nhép muốn nói gì đó, người đómuốn làm động tác gì đó, hoặc thấy mắt họ sáng sáng lên, thực ra họ muốn báocho mọi người biết A-Di-Đà Phật tới... rồi đi theo A-Di-Đà Phật. Đâylà hiện tượng vãng sanh bảo đảm nhất. Bảo đảm, khi người đó ra đirồi, mình hộ niệm tới năm ngày, xin thưa thật qua năm ngày cái thân xác đóvẫn mềm, vẫn tươi, càng ngày càng hồng hào lên.

Xin thưarằng, nếu bây giờ mình được tỉnh táo, mình ngon lành, khi ra đimình nói:

- A-Di-ĐàPhật! Thưa bác Chín, bác Hai, bác Ba... tôi cảm ơn chư vị tới hộ niệm. Bâygiờ thì A-Di-Đà Phật đã tới rồi...

Ngon lành khôngnè? Báo cáo được như vậy càng hay. Nhưng có nhiều khi mình báocáo không được. Muốn báo cáo mà mệt quá, thì ít ra cũng nhép nhép cáimiệng muốn nói lời từ giã... chứ đừng để bị tình trạng mê man bấttỉnh! Một người bị mê man bất tỉnh thì lúc đó mình không biết là họ có thấyPhật hay không? Hay là họ thấy Ông Bà!... Cho nên hôm trước mình có nói,nhiều người chưa biết tu, thường cứ quỳ trước bàn thờ Gia Tiên,nguyện xin Cha mà có linh thiêng thì Cha về giúp đỡ con, Cha cứu độ con,Cha hộ trì cho con... Khi mình nguyện như vậy thì lúc lâm chung mìnhrất dễ thấy Cha mình tới. Cha mình tới là đúng với ý nguyện của mình rồi. Mìnhmĩm cười ra đi, người ta tưởng là mình vãng sanh, nhưng thực rata đã đi theo con đường sai lạc rồi! Nguy hiểm lắm!

Xin nhắc đi nhắclại câu này: Chỉ được quyền đi theo A-Di-Đà Phật.

Những ngàysau chúng ta sẽ tiếp tục khai thác rất kỹ chỗ này. Hòa Thượng Tịnh Khôngcó dặn rất kỹ chuyện này. Ngài nói rằng, Lúc đó mà đức Bổn SưThích-Ca Mâu-Ni Phật hiện ra, thấy rõ ràng cũng không được theo. Ngài nói trướccho biết!... Không được theo. Thấy một vị Tiên Ông cỡi hạt, chốngtrượng, cầm quạt, có phất trần tới... Ngon lành lắm! Hào quangbay phất phới! Dù có đẹp gì đi nữa, thì người niệm Phật vãng sanh về Tây Phươngcũng nhất định không được theo.

Xin quý vị cầnphải nắm cho vững nguyên tắc này. Nếu không vững nguyên tắc này thìcoi chừng bị nạn! Bây giờ thì nói hay lắm!... Lý luận hay lắm!... Đếnlúc đó rồi không ai có thể "Lý Luận gì nữa"cho mình được đâu!

Hòa Thượng TịnhKhông nói, người "GIÁC" mới đi đúng, chứ người"" thì thôi chịu thua! Cho nên, đừng có "" nữa! Hôm naychúng ta bắt đầu "GIÁC". Nếu trong những ngày qua, hễ tớingày giỗ mình thường nguyện xin Cha "Linh Thiêng!" vềđây cứu con... Thì hôm nay xin đừng nên nguyện như vậy nữa, mà nên nguyện nhưvầy: "Xin Cha cảm ứng được lời nói này, quyết lòng niệmPhật cầu về Tây Phương Cực Lạc. Chỉ có về Tây Phương Cực Lạc mới giải thoátđược mà thôi".

Còn lời NguyệnChínhlà gì? Là nguyện A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ về Tây Phương.Mà Ngài phóng quang tiếp độ bằng cách "Ứng Hóa"ra để tiếp độ. Tại vì chúng ta chưa được tới cảnhgiới "Nhất Tâm Bất Loạn". Nếu chúng ta niệm Phật đến"Nhất Tâm Bất Loạn", thì không phải là Hóa Thân Phật đâu à, mà "BáoThân Phật". Lúc đó mới là vô cùng vi diệu nữa!(Nhưng chuyện này mình không nói làm chi, vì chắc chắn mìnhthuộc hàng phàm phu thì chỉ được Hóa Thân Phậttiếp độ). Hóa ThânPhật hiện ra giống hệt như cái tấm hình, mà hàng ngày mình nhìn, mình "QuánTượng", tức là hãy nhìn xem... ví dụ như chung quanh ở đâychúng ta có những hình Phật. Nếu quý vị muốn dùng hình Phật này đi hộniệm cũng tốt hoặc là dùng cái hình ở nhà mình cũngtốt. Chọn hình nào một hình thôi, rồi cứ nhìn hình tượng cho kỹ, coi nhưđó là đức A-Di-Đà Phật, thì trong pháp giới chúng sanh, Hòa Thượng TịnhKhông có giảng kỹ, không ai được quyềngiả A-Di-Đà Phật để gạt mình.Ngài nói khi mình thành tâmniệm Phật, lúc lâm chung thấy A-Di-Đà Phật hiện ra, mình cứ an lòng theo Ngàimà về Tây Phương đi.

Trong phápniệm Phật, xin nhắc đi nhắc lại câu này: CHÂN THÀNH, THÀNH TÂM. Thànhtâm niệm thì Ngài mới hiện, không thành tâm niệm thì Ngài không hiện. Sự thành tâm này hổm nay chúng ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần lắm rồi. Cụthể chính là:

Mình không cònchấp nê vào chuyện thế gian nữa, không còn để chuyện thế gian chi phối vàocái tâm mình nữa.

Ngài Tịnh Khôngnói những người nào mà một niệm ác không sinh ra, một niệm thếgian không sinh rathì gọi là CHÂN THÀNH, là CHÍ THIẾT.

Vì hồi giờ mìnhkhông biết, để vọng niệm nó sinh ra nhiều quá rồi! Thì giờ đây,mình cố gắng làm sao để trước phút lâm chung mình phải "ChânThành, Chí Thiết". Muốn trước giờ phút lâm chung mình thực hiện chođược điều này, thì ngay bây giờ, xin thưa, phải BUÔNG XẢcho hết,cố gắng nhất định tập buông xả. Vào trong Niệm Phật Đường, việc của mình mìnhlàm, không nên làm việc của người khác. Ví dụ, như mình không phảilà người hộ thất, mà cứ lăng xăng làm việc của hộ thất, như vậynó lộn xộn đi! Không nên làm như vậy. Người nào có bổn phận hộ thấthôm nay phải làm những chuyện như: Sắp xếp người này đứng chỗnày, người nọ đứng chỗ nọ. Những chuyện này phải để cho người hộ thấtlàm. Mình không có phận sự thì nên đứng yên, như vậy mớihay hơn là mình cứ thấy người nào đứng sai thì thấy khó chịu! Vìcảm thấy khó chịu nên đang đứng trong đạo tràng mà mình chỉ lên chỉxuống làm mất hết sự trang nghiêm! Mà càng mất trang nghiêm thì cái tâmchúng ta không thể thanh tịnh. Mình không thanh tịnh thì ảnh hưởng sựthanh tịnh của người khác!

Cho nên không đượclàm như vậy. Việc người nào người đó nấy làm. Trong Chánh Điện chỉ cóngười hộ thất mới được quyền đi qua đi lại, đi lên đi xuống sắp xếp chỗ đứng,chỗ ngồi. Còn tất cả những người khác thì phải tuân phục theo sự hướng dẫncủa người hộ thất. Được như vậy thì tự nhiên đạo tràng của chúng ta sẽthanh tịnh, trang nghiêm. Chứ không thể cứ thấy người kia đứng sai thìmình sửa. Người nào cũng sửa như vậy thì thành ra lộn xộn. Không hay!

Trở lại chuyện"Thấy A-Di-Đà Phật". Xin khẳng định, là mình chỉ đượcnguyện: "Khi lâm chung thấy A-Di-Đà Phật".

Có nhiều ngườisơ ý cứ ngày đêm nguyện: "Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Phật hiện thân chocon thấy". Hoặc là, ví dụ như nằm mộng, nằm mơ gìđó, thấy cái gì là lạ hiện ra cũng tưởng là Phật tới!... Phậttới!...

Ngày mai chúngta sẽ tiếp tục mổ xẻ chuyện này. Đầu tiên cần nhớ rất kỹđiểm này, là: NGUYỆN KHI LÂM CHUNG CON ĐI THEO A-DI-ĐÀ PHẬT.Đitheo A-Di-Đà Phật nên nguyện cầu Ngài ứng thân ra để cho con đi theo,chứ không phải là cứ cầu nguyện cho ngày ngày được thấy Phật.Thấy rồi thì đi ra ngoài khoe rằng tôi đã thấy Phật rồi!... Đâylà một hiện tượng hoàn toàn khác!

Ngày mai chúngta sẽ tiếp tục mổ xẻ để cho vững vàngcon đường đi về Tây Phương an toàn không bị trở ngại.

Nam Mô A-Di-ĐàPhật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 16)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong ngày hôm qua,mình nói đến vấn đề khi lâm chung, tức là khi buông bỏ báo thân này ra đi, tanguyện thấy được A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí, chư Đại-Hải-Chúng đến tiếp dẫnvề Tây Phương. Hình ảnh này có thể mình nhìn trên tường, diễnbiến cũng giống giống như vậy đó. Tức là khi mình lâm chung,thì mình được A-Di-Đà Phật cùng với Thánh Chúng trên cõi Tây Phương hiệnra trước mặt người đó. Như trong Kinh nói, người niệm Phật quyết lòng cầuvãng sanh, thì khi người đó lâm chung A-Di-Đà Phật cùng với chư Đại Thánh Chúnghiện ra trước mặt người đó, và người đó tâm sẽ không còn điên đảo và sẽđược vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Đây là điểm rất quan trọng.

Xin nhắc lại cái điểm quantrọng nói hôm qua, là khi lâm chung mình thấy A-Di-Đà Phật thì cứ theo A-Di-ĐàPhật để đi vãng sanh, ngoài A-Di-Đà Phật ra không được đi theo bất cứ một ngườinào khác. Có nhiều vị hỏi rằng, nếu Quán-Âm, Thế-Chí hiện ra mình cóđi không? Cũng không đi. Phải chờ cho đến khi A-Di-Đà Phậthiện ra mình mới được quyền đi. Không bao giờ có chuyện Quán-Âm, Thế-Chíhiện ra mà không có A-Di-Đà Phật. Thường thường ngài Quán-Âm, Thế-Chí tùngtheo A-Di-Đà Phật, chư Đại-Thánh-Chúng tùng với A-Di-Đà Phật để tiếpdẫn ta về Tây Phương Cực Lạc. Đây là cái điều hết sức quan trọng cầnnhớ. Muốn biết A-Di-Đà Phật như thế nào, thì chúng ta cứ nhìn cái hình tượngđức A-Di-Đà của các vị hộ niệm để trước mặt ta. Khi A-Di-ĐàPhật hóa hiện ra sẽ giống hệt như tấm hình đó mà tiếp dẫn ta vềTây Phương.

Khi nói đếnchuyện thấy Phật, có nhiều người đã sơ ý, rất nhiều người đãphạm phải những sơ ý như thế này, là hằng ngày hằng ngày họ nguyện, họcầu xin A-Di-Đà Phật hiện thân cho họ thấy. Cũng có nhiều người từngđi khoe ra rằng, đã thấy Phật rồi! Thì giờ đây xin nêu ra cái điểm hết sứcquan trọng này. Ngài Tịnh Không có nói, nếu mà lòng chúng ta Thànhrồi,chúng ta tu hành tốt, cũng có khi A-Di-Đà Phật hiện ra cho ta thấy. Nhưng màNgài cũng nói, trong suốt cuộc đời của người đó có thể thấy một lầnhay nhiều lắm là hai lần, thì có thể được. Chớ còn, có nhiều người khoerằng ngày nào cũng thấy A-Di-Đà Phật, tháng tháng đều thấy A-Di-ĐàPhật, Ngài nói, có hiện tượng này thì người đó đã bị trởngại rồi! Xin nhắc nhở cho thật kỹ chỗ này. Tại vì có nhiều người tu không chịunghiên cứu kỹ! Tu mà cầu cảm ứng nhiều quá, nhiều khi rất dễ sinh ravấn đề này! Trong đời của Diệu Âm đã từng gặp qua có người bị như vậy...

Ví dụ, có một lầnở tại quê, có một vị kia đã đi tới và khoe với tôi rằng là thường gặp Quán-Thế-ÂmBồ-Tát hiện ra, có gặp luôn cả Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát nữa. Nhưng sauđó... gia đình của vị này đã bị một đại nạn!... Thì xin thưarằng, đây là điều nhắc nhở chung.

Lời cầu nguyện chính đángcủa mình là cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Còn mình nguyện khi lâm chungthấy A-Di-Đà Phật, là để nhắc nhở cho biết, khi mình buông bỏbáo thân này ra đi, tuyệt đối không được đi theo một người nào khác. Chớđừng nên nghe nói rằng, niệm Phật thì thấy Phật, thành ra ngàyngày cứ nguyện xin A-Di-Đà Phật hiện ra. Đây là điều không tốt!Khi mà nguyện như vậy, thường thường cái vọng tâm của mình nó hiện ra, mà vọngtâm thì cảm ứng với vọng cảnh, và bên cạnh đó cũng xin nhớ cho, chúngta là hàng phàm phu tục tử, nghiệp chướng sâu nặng, có rất nhiều oan gia tráichủ bám sát theo mình, không bao giờ họ rời mình đâu. Cái món nợ tiềnkhiên chưa đòi được, họ chưa đành lòng vui vẻ buông bỏ đâu...

Chính vìvậy, nếu những người nào có những cảm ứng tương tự, thì Diệu Âm nàyxin thành khẩn khuyên rằng, nên Phóng Sanh, Niệm Phật, Tu Hànhchothật nhiều. Làm Thiện, Làm Phướcrồi thành tâm ngày ngày hồi hướngcông đức cho chư vị oan gia trái chủ và nhận lấy những cái lỗi lầm của mình từtrong nhiều đời nhiều kiếp. Cứ làm như vậy, rất thường xuyên và thành tâm,thì có thể hóa giải những ách nạn này. Chớ đừng nên khi thấy đượcnhững cảm ứng đó, lại đi khoe ra rằng mình đã chứng đắc, hay là tuhành giỏi gì đó, thì rất dễ bị chướng ngại mà nhiều khi nặng nề lắm! Và theonhư chư Tổ nói, sau cùng nếu cái vọng tâm của mình không kềmchế được, đến một lúc, theo như ngài Ấn Quang nói rằng, chư Phật mườiphương xuống đây cứu mình không được! Nhất là ngày nay, những hiện tượngnày ta thấy nhan nhản! Thật sự nhan nhản! Tức là có nhiều người đã vỗ ngực tựxưng này, xưng nọ và có người đã khoe ra sự chứng đắc.Chính có người đã tới gặp Diệu Âm và nói như thế này: "AnhDiệu Âm ơi, anh tới thăm sư phụ tôi một chút đi". Tôihỏi, Sư Phụ là ai? Thì vị đó tự khoe như vầy: "Sư Phụcủa tôi không phải là người bình thường đâu, mà ở trên cõi trên xuống. Hằngngày thì Ngài xuống đây thuyết kinh, tối thì Ngài về trên Tây Phương nghỉ"(!)...

Quý vị thấy không! Mà ngườita nói rất là chân thành, chớ không phải giả đò đâu à!... Rồi họ nói tiếp:"Tôi xin nói thiệt với anh Diệu Âm nghen... Tôi là người đã vãng sanhrồi nè"(!...). Quý vị nghe đi, “Tôi là người đã Vãng Sanh rồinè! Hôm nay, nghe anh Diệu Âm về, tôi tới thăm anh... Tôi muốnhỏi thật sự là anh tu hành đã chứng đắc tới đâu rồi, xin nói cho tôi biết”...

Họ nói rất nhiều vềchuyện này. Nhiều lắm quý vị ơi! Không thể kể ra hết đâu à! Cách đâycỡ chừng đâu... chắc thời gian cũng rất gần đây, ở trong internet tôi có nhậnmột cái email viết chữ rất lớn, viết như vầy: “Xin Cứu Nạn!”.Chấm một cái. “Có một đạo tràng đang bị đại nạn, xin anh Diệu Âm cứunạn!"...

Tôi làm gì có thể đi cứunạn cho người ta! Đó cũng là một đạo tràng! Mắc cười lắm!Khi tôi đọc đến, tôi không biết làm sao, tôi mới nói: “Vì quá thamchứng đắc thì rất dễ vướng ma sự. Mà tiếc thay, đang gặp ma sự nhưng khônghay!”. Tôi viết một câu đại để như vậy rồi gởi lại cho vị đó. Rồi tôiliên lạc về một vị Thầy quen biết để hỏi.Thầy khuyên rằng, hồi giờ anh nói về hộ niệm rất nhiều, nay anhgặp trường hợp này thì tôi khuyên anh nên thông báo vấn nạn này rộngrãi ra, để giúp cho nhiều người ý thức. Nếu người nào lỡ có sơ ý,thì sẽ sửa đổi lại. Nghe khuyên vậy, tôi thấy cũng phải.Tôi mới mở lại email đó, tôi viết thêm một vài chữ nữa, đạikhái là: “Tu hành cần phải khiêm nhường, cần phải thành tâm, phảitự thấy mình là hàng hạ căn, hạ cơ. Chớ đừng nên nghĩ rằng mìnhđã chứng đắc. Người tham chứng đắc thường bị “Ma Sự” (tôi để nguyên như vậy) màđáng tiếc thay đã bị ma sự mà không biết, thật là tội nghiệp!”. (Hẳn nhiêntôi không nêu danh tánh ai cả). Rồi tôi dùng email đó gởiđi khắp thế giới. Tôi có một cái danh sách, hễ "Click" mộtcái thì nó đi khắp thế giới liền, và người kêu tôi để cầucứu đó thì tôi nói với họ rằng, tôi không có khả năng nào để giảiđược cái ách nạn này, nhưng mà... Anh... đã kêu tôi cầu cứu thì bây giờ chínhAnh là người giải nạn... Mau mau làm như vầy... như vầy... đi.Tôi khuyên Anh về, lấy tình gia tộc gì đó, mau mau điệnthoại về hay trực tiếp về để cảnh cáo người nhà, hoặc mời người nhà đichơi xa để giải quyết tình trạng này đi, chứ ngoài ra không ai có thể cứuđược nữa đâu. Thì cũng thật là may mắn, đâu khoảng hơn một tuầnsau, vị đó đã điện thoại tới nói rằng, bây giờ đã giải quyết đượcrồi...

Chư vị biết không? Thậtsự mình cần phải biết tự cảnh tỉnh... Có một người dám tự xưng rằng mìnhlà A-Di-Đà Phật... Quán-Âm cũng không chịu đâu ạ! Đại-Thế-Chí cũng không chịuđâu ạ! Và tuyên bố rằng, nếu mà ai theo tôi thì đảm bảo rằng: ngườinày thì 3 tháng, người này thì 2 tháng, người nọ thì 4 tháng,người thì 2 tuần... sẽ được chứng đắc hết! Sẽ được "Niệm Phật TamMuội hết!"... Có lẽ đã lóe ra cái gì đó, đến nỗi cảmột cái đạo tràng đều ùa theo!...

Cho nên, đây làmột chuyện mà chúng ta nhắc nhở cho nhau: Không có cái tình trạng đó đâu!Chúng ta phải biết thành tâm, tin tưởng. Theo như Ngài Tịnh Không nói, khi chúngta thành tâm thì cảm ứng được với A-Di-Đà Phật và chính cái lòng chíthành, chí kính này mà cảm ứng với A-Di-Đà Phật, đây là lời nói của Tổ ẤnQuang. Ngài Tịnh Không cũng nói rõ rệt là phải thành tâm, chí thành, chí kínhniệm Phật cầu vãng sanh, nhờ chính cái lòng thành tâm này mà cảm ứng được vớiA-Di-Đà Phật. Rồi khi mình ra đi, A-Di-Đà Phật sẽ hóa hiện thân ra để mà cứumình về Tây Phương Cực Lạc. Khi A-Di-Đà Phật hiện ra thì mình cứ đi theoNgài, chứ không phải Ngài cứu độ như cách... đi khắp nơi... còn quảngcáo ra nữa, tự xưng mình là A-Di-Đà Phật đã xuống đây, rồibảo quý vị niệm Phật rồi theo mình đi vãng sanh đâu.

Nếu chúng ta đã sơ ý,lỡ bị vướng vào những nạn này, thì mau mau xin thành tâm làm việc côngđức, phóng sanh v.v... để hồi hướng cho oan gia trái chủ, để gỡ áchnạn ra. Trong vấn đề tu hành, đừng nên quá hiếu kỳ mà dễ gặp phảichướng nạn. Thật sự, khi đã lún sâu vào đó rồi, rất khó cứu ra!

Đây là những lời nói hếtsức là thành thực và cụ thể, mong cho tất cả chư vị đồng tu hãy chú ýđể chúng ta được an lành đi về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 17)

Nam Mô A-Di-Đà Phật

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU. Chonên chúng ta hằng ngày cộng tu với nhau, chứ không phải hộ niệm là chờ chođến lúc cuối cùng, rồi kêu người ta tới hộ niệm, niệm Phật là được vãng sanh.Không dễ như vậy đâu! Mỗi ngày chúng ta nói một chút, để mongcho niềm tin vững vàng rằng trong một đời này chúng ta vãng sanh vềTây Phương Cực Lạc là thật sự đang ở trước mũi bàn chân của chúng ta. Tại vìhằng ngày chúng ta đều có niệm Phật, sáng sáng, trưa trưa, chiều chiều, tối tốiđều có niệm Phật và nhất là mỗi đêm chúng ta đều kết hợp vớinhau niệm câu A-Di-Đà Phật.

Vừa rồi tôi có nghemột tin ở bên Đức, là người ta mới thực hiện xong được ba ngày "TinhTấn Niệm Phật" giống y hệt như cách tinh tấn của chúng ta. Và vừa được bangày rồi, thì niềm phấn khởi họ cao quá, nên họ lại chuẩn bị hình như làvài tháng nữa đây sẽ niệm Phật liên tục trong bảy ngày, và số người đăngký cũng đã đầy đủ rồi, dư rồi. Nghe như vậy thật là rất phấn khởi.Cho nên xin chư vị cố gắng ráng tu hành tinh tấn hơn nữa.

Hôm nay cũng có nhiềungười hỏi chúng tôi là... phải tăng thời gian, tăng ngày tinh tấnniệm Phật hàng tháng lên. Thì thật ra tại vì trong những thời gian này bậnquá, nên tháng mười này mình tổ chức không được. Vậy có thể tháng mười mộtmình sẽ tăng thời gian tinh tấn lên thành hai ngày. Thay vì đầu tháng mộtngày, hãy thêm nửa tháng một ngày nữa. Như vậy chúng ta có được hai ngàytinh tấn, để mình nương vào lực của đại chúng giúp cho công phucủa mình tăng lên, và nhờ thế đường đi của mình vững vàng hơn.

Thế giới này càng ngày càngđộng loạn, bão lụt, động đất, tai nạn quá nhiều và tương lai có thể còn nhiềuhơn nữa! Xin chư vị cố gắng phát tâm dũng mãnh tinh tấn hơn nữa, để cho trongcơn ách nạn này mình có thể về được Tây Phương Cực Lạc. Chớ đừng nên... trongcơn ách nạn, mình bị lọt lại trong cảnh khổ đau. Xin thưa thật, thật sự nghĩtới rất là sợ!...

Trở lại vấn đề hộniệm, mình đang nói tới chuyện cầu nguyện khi ngày lâm chung của mình đượcthấy A-Di-Đà Phật cùng chư vị Đại-Hải-Chúng đến đón về Tây Phương. Cái mụcnày rất là lớn, Diệu Âm sẽ ráng cố gắng khai thác cho thật triệtđể. Cũng nhắc lại, một mục đích duy nhất, lời nguyện đó chính làxác định cho mình khi ra đi:

Nhất định đừng có thamluyến vào cái gì khác.

Nhất định đừng hiếu kỳ cáigì khác.

Nhất định không có theo mộtVị nào khác.

Chúng ta chỉ theoA-Di-Đà Phật...

Nhất định phải theo Ngài đểvề cho tới Tây Phương Cực Lạc, ngự trên đài sen mà đi.

Vì có nhiều người trong khitu không nghiên cứu kỹ, nên mới có những cái tâm... gọilà "Tâm CầuCảm Ứng" quá mạnh! Vì thế, dễ sinh ra những cái...gọi là "VỌNG"! Cáivọng niệm, cái vọng cảnh, nó ứng ra mà nhiều khi mình không hay! Thì xin thưarằng, tâm Phật thì rất là tịch tịnh, các Ngài không có thể nào chiềutheo vọng niệm của bất cứ một ai hết. Chỉ có những người nào có lònggọi là "CẢM CẦU"chân thành, chí thiết, nhờ như vậy mà được các Ngài ỨNG. Cho nêntrong cái gọi là CẢMỨNGcó hai phần: Chữ "CẢM" là do người tu hành chúng talàm, còn "ỨNG"là do đức A-Di-Đà Phật ứng.

Xin nói cho rõ ràng hơnchuyện này, "CẢM"không phải là chúng ta quỳ trước bàn Phật, lạy Phật cầu:

Nam Mô A Di Đà Phật cho conđược vãng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật cho conđược thấy (Phật)...

Nam Mô A Di Đà Phật cho conđược tiêu tai giải nạn...

Không phải mình nguyệnnhư vậy mà được, mà chính là nhắc nhở cho mình vấn đề... "CẢM" như thế nàocho đúng? Tức là những cái gì của thế gian xin cố gắng bỏ, cố gắng ăn ở hiềnlành, cố gắng thành tâm niệm Phật, tha thiết niệm Phật, Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ.Tức là mỗi ngày chúng ta phải tin tưởng vững hơn, mỗi ngày chúng ta phải thathiết nguyện vãng sanh nhiều hơn, và tha thiết như vậy thì buông xảcái thế gian xuống, và cố gắng tranh thủ từng giờ, từng phút để niệm câuA-Di-Đà Phật. Nếu Tín-Nguyện-Hạnh này đầy đủ thì người đó có"CẢM"đầy đủ. Tức là sự tu hành chúng ta đầy đủ, thì A-Di-Đà Phật sẽ nương vào đó mà"ỨNG"ra để giúp cho chúng ta được an nhiên tự tại vãng sanh. Chớkhông phải cầu cảm ứng là cứ ngày nào cũng cầu: "Cho con được cái này, cho conđược cái nọ, cho con được an khang, cho con được thanh tịnh, cho con được hếtbệnh, cho con được thấy Phật"... Nhất là trong thời nàynhững hiện tượng cầu thấy Phật đã xảy ra rất nhiều!...

Hôm nay xin kể ra một câuchuyện có thật của một ban hộ niệm, từ khi Diệu Âm nhận được một cáibăng mà người ta gọi là băng vãng sanh. Nhận mà Diệu Âmkhông phát hành, và có viết thư tới ban hộ niệm cảnh cáo rất là cứngrắn. Vấn đề chính là ban hộ niệm đó đã khai thác, có lẽ khá triệt đểvề chuyện thấy Phật! Khi người đó bệnh xuống, thì những người hộ niệm cứ tớihỏi:

- Chị thấy Phậtchưa?

- Chị thấy Phật rồiphải không?

- Thấy Phật rồi thìnói cho chúng tôi nghe đi.

- Chị đang cốgắng nói để cho chúng tôi mừng đó phải không?

- Hôm qua chị thấyPhật phải không? Hồi sáng chị cũng thấy Phật...

Khi nhìn vào cuộnphim... luôn luôn họ nhắc nhở:

- Chị thấy Phật rồiphải không? Tôi biết chắc chắn chị thấy Phật rồi!...

Người bệnh thì chưa nóiđiều gì, mà người hộ niệm đã khai trước. Không biết họ khai làm sao,khai riết làm cho bà đó... thấy luôn! Bà nói:

- ...Ừ Ừ!...Tôi thấy... Tôi thấy Phật tới đụng đụng cái mùng... cứ bay phất phới phất phớinhư vậy nè(!)...

Rồi họ lại hỏi:

- Phật ra làm sao?Có giống giống như vầy không? Có phải đỏ đỏ như vậy không?... (Họ chỉ lên cáitượng Phật màu đỏ đỏ vàng vàng).

-À! À!... Trông giống giống như vậy đó(?!)

Rồi bà đó địnhđược ngày ra đi, và các vị hộ niệm đó cũng tung hô lênluôn...

Đến ngày đó,họ làm rùm beng lên hết! Rốt cuộc bà đó không đi! Nhưng mấy ngày sau thìđi. Và, họ tung chuyện đó ra! Khi Diệu Âm xem cái "Đĩa Vãng Sanh" đó,thì có viết thư trả lời. Đầu tiên là chúc mừng chư vị đó đã hộ niệmcho người này ra đi với thoại tướng có lẽ cũng tốt đấy(?).Nhưng cũng thẳng thắn nói với họ rằng, sau này khi hộniệm cho người khác, quý vị không được gợi ý này cho người bệnh. Tại vìnếu mình gợi cái ý này cho người bệnh, xin thưa thật, mình gợi ýcho người khỏe, nhiều khi người ta cũng tham chấp như thường,vọng tâm của người ta cũng nổi lên như thường, chứ đừng nói chi là gợi chongười bệnh. Lúc đó người bệnh mê mê sảng sảng, nhiều khi người ta thấynhững chuyện bậy bạ, rồi người ta cứ ứng lên!...

Tôi xin nói với quý vị, cónhiều khi chính mình đây, bây giờ muốn thấy A-Di-Đà Phật? Muốn thấy A-Di-ĐàPhật thì cứ nghĩ đến đi... Nhắm mắt lại đi, tưởng đến, coi chừng nămphút sau nhiều khi mình thấy rồi đó. Biết tại sao không? Tại vì vọng tâm củamình nó ứng hiện ra. Dễ sợ không? Cho nên tất cả đều do cái thức nó biếnhiện ra!... Nó tạo ra như vậy!

Rồi tôi nóitiếp, trong cuộc hộ niệm này, khi quý vị có ngheđược người bệnh nói: "À!tôi đã thấy A-Di-Đà Phật rồi...". Nếu quý vị cẩnthận, chính chắn thì hãy nói rằng: "Bác ơi!Nếu Bác thấy được A-Di-Đà Phật hiện ra như vậy tức là Bác có công phutu tốt đó. Bác có thành tâm đó, Bác có chí thiết đó. A-Di-Đà Phật ứng hiện choBác như vậy thì Bác phải tin tưởng hơn nữa nghe. Bác buông xả hơn nữa, Bác phảinhiếp tâm lại tiếp tục niệm Phật để cho được viên mãn vãng sanh. Chớ hiện tạibây giờ Bác còn bệnh, Bác còn nằm thở phèo phèo đây, ăn cháo không vô. Bác đừngcó sơ ý nghen. Bác đừng khởi cái tâm tự mãn lên nghen. Chỉ cần khởimột cái tâm ỷ lại như vậy là có thể trở ngại!...".

Nếu quý vịdặn người bệnh như vậy và không được tung cái tin tức này ra. Hãy nênghi vào sổ: "Vào ngàyđó tháng đó bà này đã thấy như vậy"... rồi im lặng nhưtờ. Để chi? Để tin này không tung ra ngoài. Không tung ra ngoài thì những ngườichung quanh tới niệm Phật với cái tâm hoàn toàn thanh tịnh, mọi ngườiđều quyết lòng nhiếp tâm cầu A-Di-Đà Phật tiếp độ người đó. Được như vậythì bà đó sẽ hưởng được nhiều điều lợi lạc. Nếu mà tung cái tin nàyra, thì người bệnh có thể vọngtưởng, người hộ niệm cũng có thể vọng tưởng, nhữngngười chung quanh vì hiếu kỳ mà nhào tới để vọng tưởng! Vọng Tưởng cộngthêm Vọng Tưởng thìlàm sao có thể không động đến các"Vị" khác(!)... Chính vì vậy, tôi viết một lần hai lá thư,sau đó ba lá thư một lúc... Tôi nói, nhất định sau này quý vị đừng làmchuyện này nữa.

Khi gặp trườnghợp tương tự, lúc nào cũng phải dặn người bệnh: "Anh khôngđược nói với ai nữa nghe. Anh cho tôi biết thì đủ rồi nghe. Hãy quyếttâm, nhiếp tâm lại niệm Phật để cho được thành tựu viên mãn".

Sau khi đã thành tựu viênmãn rồi, chúng ta sẽ tuyên dương chuyện này ra, điều này là điều đúng. Chớngười ta chưa ra đi mà đã tung lung tung ra, coi chừng... có thể đưađến... như ngài Ấn Quang Đại Sư nói, chuyện này nó có thể phá tiêuPhật Pháp luôn chớ không phải giỡn! Dễ sợ lắm!

Chính vì vậy mà mìnhcầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ mình, nhưng cái lòng của mình phảichân thành, phải thanh tịnh trước. Hòa Thượng Tịnh Không nói, khi tu hànhmà quý vị thấy một cái gì, quý vị tung ra, khoe ra... thì "Định lực của chư vị hoàn toàn đã tiêuhết rồi!". Cho nên, phải nhắc lại những lời các vị đại sưnói cho chúng ta nghe, để chúng ta hiểu rằng, nếu tu hành mà tâm chúng tathành, ban đêm chúng ta nằm mộng, hay là thấy những hiện tượng gì lạlạ, chúng ta phải hoàn toàn giữ bình tĩnh. Vì dù cho đã thấy được A-Di-ĐàPhật đi nữa, mình không biết là đúng hay sai, nhưng thực tế mình vẫncòn mặc áo tràng ngồi trong thế giới Ta-Bà để niệm Phật... thì chúngta buổi sáng mà không ăn, buổi trưa đói chịu không nổi! Hễ buổi trưamà ăn không được, thì buổi chiều phải đi bác sĩ rồi! Nghĩa là chúng ta cònmang cái thân nghiệp báo này, thì cái thân nghiệp này nó vẫn còn trách,còn móc, còn quậy, còn phá... chúng ta cho đến khi chúng ta nằm xuống... chứchưa chắc gì ta được an nhiên tự tại đâu!

Vì thế, xin thưa rằng,một người thấy những hiện tượng đó mà điềm lặng như tờ, đó mới chínhlà người đã vào được chỗ "Định"chút chút. Chứ nếu thấy một chút xíu gì thì tung ra, mà hô hoánra, mà khoe rùm lên... thì ngài Tịnh Không nói rằng, "Định lực của chư vị đã mất hết trơnrồi!". Không có định, thì làm sao phát huệđược? Không có phát được huệ, thì làm sao chân tâm tự tánh hiển lộ ra?Chân tâm tự tánh không hiển lộ, thì làm sao có thể "ỨNG" được với chưPhật. Chính vì vậy mà xin nhắc lại một lần nữa, là chúng ta phải thànhtâm, chí thành, chí thiết niệm Phật... Nhất định dù có được một Cảm Ứngnào xảyra, dù có đẹp đi nữa thì chúng ta vẫn phải giữ bình tĩnh. Nhiều lắmlà tìm một vị Đại Sư, một Vị nào uy tín để mình thố lộ: "Dạ! Con thấy như vậy, như vậy... xinThầy chỉ dẫn cho con. Xin Ngài, xin Hòa thượng chỉ dẫn cho con"...

Các Ngài sẽ nói: “Phải tịnh tâm niệm Phật nghe con,đừng thấy vậy mà khoe khoang ra ngoài nghen con”.

Lúc nào cácNgài cũng nói như vậy. Mục đích của các Ngài là giúp cho mình giữ cáitâm thanh tịnh để cho mình sẽ được hưởng nhiều điều lợi lạc. Nếu làmcho mình hồ hởi lên thì mình sẽ bị trở ngại.

Mong cho tất cả vững vàng,để con đường mình đi về Tây Phương khỏi bị chướng ngại.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 18)

NamMô A-Di-Đà Phật,

Tabây giờ chưa biết lâm chung là gì? Nhưng phải cần chuẩn bị trước đểkhi lâm chung ta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Trongmấy đêm qua chúng ta nói về lời "Nguyện", là khi lâm chung thấyA-Di-Đà Phật cùng chư Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Đây gọi là cầu"Cảm-Ứng". Có cảm ứng ta mới được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.Không có cảm ứng này thì không cách nào được vãng sanh về Tây Phương CựcLạc. Vì thật sự nghiệp chướng của chúng ta quá lớn, ách nạn chúng ta quá lớn,với hàng phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng này nhất định, như trongkinh Phật nói, không thể nào vượt qua tam giới lục đạo. Ấy thế, người niệmPhật do sự cảm ứng mà được vãng sanh dễ dàng.

Hômqua chúng ta đã nói rồi, "CẢM" là do sự Thành Tâm Chân Thành tuhành của mình mà đã được "ỨNG". Ứng chính là sự gia trì của A-Di-ĐàPhật, của chư đại Bồ-Tát.

Hômnay chúng ta nói thêm nữa, "Cảm-Ứng" có Chân có Giả!Khi tâm chúng ta chân thành thì ta cảm ứng với điều chân thành.Nếu ta huân tu đúng mức, Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, thì ta sẽ cảm ứng đượcvới A-Di-Đà Phật. Nếu sự huân tu của chúngta sai lệch, tinh thần chúng ta không có chân thành, gọi là vọng tâm, thì chúngta sẽ cảm ứng đến cái vọng cảnh. "Chân" và "Vọng"nó nằm ngay tại tâm này, chứ không phải ở cái cảnh giới cảm ứng". Ngài Ấn Quang đại sư thường nhắc nhở là phải dùng cái lòng chíthành chí kính mà tu thì ta sẽ được đại thiện lợi, còn khi chúng ta khôngdùng lòng chí thành chí kính, hay nói cho cụ thể và dễ hiểuhơn, là không thật thà, không thành tâm niệm Phật, không tha thiết vãngsanh, không khiêm nhường tối đa, thì theo đúng như lời khai thị củaNgài, dù chúng ta có được cảm ứng thì cũng cảm ứng với nhữngcảnh vọng! Chính vì vậy, có nhiều người niệm Phật nhưng sau cùng khôngđược vãng sanh!

NgàiẤn Quang đại sư nói, nếu một người có huân tu, có thành tâm, thì khi họgặp "Thắng Cảnh", (nghĩa là cảnh giới thù thắng), họ sẽđược thiện lợi. Mà dẫu cho họ có gặp "Ma Cảnh" đi nữa, thì cũng tăngthượng duyên cho họ tu hành chứ không có gì là thua thiệt hết. Đây là lời củangài Ấn Quang đại sư nói. Còn nếu một người không có lòng chân thành,chí thành, chí kính tu hành, thì dẫu cho có gặp thắng cảnh đi nữa cũng dễ biếnthành ma sự. Đây là lời của Ngài nói. Lời nói này rất thấm thía, chúng tanên lấy làm hành trang vững vàng để đi về Tây Phương Cực Lạc.

Ngàinói, người có công phu huân tập, có chí thành chí kính tu hành, gặp thắngcảnh thì được đại thiện lợi. Tại vì rõ rệt là: Chân tâm thì ứng với chân cảnh.Những thắng cảnh đó thật sự đã ứng nghiệm theo cái tâm của mình, từ lòngchí thành chí kính đó mà được chư Phật gia trì. Một khi lòng chíthành chí kính thể hiện ra thì thường những người đó càng gặp thắng cảnhchừng nào, họ càng huân tu chừng đó, càng gặp thắng cảnh chừng nào thìlòng họ càng tha thiết vãng sanh chừng đó, và tâm của họ đã được địnhrồi, không còn lao chao nữa. Nhìn đến chúng ta có thể thấy rõ liền.

Ngàinói người có huân tu mà gặp ma cảnh vẫn được tăng thượng duyên để tuhành. Tại sao vậy? Tại vì, theo chính Ngài đã nói, khi tu hành,chúng ta phải tự nhận mình là người hạ căn hạ cơ, nghiệp chướng sâu nặng.Vì nghiệp chướng sâu nặng như vậy, nên lúc nào cũng phải giữ tâmkhiêm nhường, kính cẩn, giữ giới, giữ luật để tu. Khi chúng ta đem hết tấtcả năng lực để tu hành nhưng vẫn còn gặp phải những chuyện xấu, nhữngma sự, hay gọi là ma cảnh, thì càng làm cho chúng ta thấy rõràng hơn, chính chúng ta vẫn còn là phàm phu tục tử. Chính vì cònphàm phu, nên dù tu tốt như vậy mà ma cảnh vẫn chưa xóa hết, nghiệp chướngvẫn trả chưa xong! Biết vậy, hãy lấy đó làm bài học mà tăngthêm công phu tu hành, càng tu hành tốt hơn nữa.

Chonên, những người chân thành tu hành, thì gặp thắng cảnh cũng lợi, mà gặpma cảnh cũng lợi. Ý của Ngài là nói như vậy. Vô cùng hay!

Cònnhững người mà Ngài gọi là không có tâm chân thành tu hành, khi gặpmột cái gì trở ngại thì tâm phiền não nổi lên. Ngược lại, thườngthường khi gặp một điều gì hợp ý một chút, thuận duyên mộtchút, thì tâm cống cao ngã mạn nổi lên, nổi lên! Cho nên, ngườikhông có cái tâm hàm dưỡng công phu, khi gặp một điều hay hay thì tựnhiên cái tâm cống cao ngã mạn khởi lên. Cái tâm cống cao ngã mạnchính là tâm vọng chứ không phải là tâm chân. Cái tâmvọng đó, nhìn vào thấy rõ rệt!

TâmVọng Ứng Cảnh Vọng, Tâm Chân Ứng Cảnh Chân.

Cáiniệm trước là niệm chân thành vừa ứng tới thắng cảnh, cái niệm saulà niệm cống cao ngã mạn, thì chuyển tới vọng tâm! Vọngtâm thuộc về ma sự! Cho nên, dù cái thắng cảnh trước có thực đinữa, thì khi mà vọng tâm của mình nổi lên, thắng cảnh đó cũng tan biến đi,biến chuyển thành vọng cảnh. Giữa "Chơn" và"Vọng" nó biến đổi với nhau, nó chuyển đổi với nhau trongtừng sát-na! Chính vì vậy, lời nói của Ngài thật sự là một bài pháp vôcùng tuyệt vời cho chúng ta, hãy lấy đó làm cái kim chỉ nam tuhành, đừng nên sơ ý mà coi chừng bị đại nạn!...

Để chứng minhcho chuyện này, trong đời Diệu Âm có gặp qua những chuyện lạlắm, và xin kể ra đây. Cách đây cỡ chừng bốn năm... bốn năm hay nămnăm gì đó, có một lần đi ra "Nước Ngoài", thì gặpđược một vị, vị đó có tu hành, cũng có niệm Phật. KhiDiệu Âm nói chuyện về "Niệm Phật Vãng Sanh",thì trong giữa đại chúng vị đó không có hỏi, nhưng khi ra hậu liêu thì vị đó đãđến và nói như thế này:

- Vào ngàyđó... tháng đó... tôi sẽ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Vịđó nói rõ ngày giờ vãng sanh luôn. Thời gian tính ra thì cỡchừng hơn một tháng nữa chứ không phải lâu xa gì. Vị đó nói có vẻ tintưởng và rất chắc chắn đến cả một trăm phần trăm luôn, chứ không cần chinói đến chín mươi chín phần trăm! Nói rất chắc chắn như vậy! Tôi mớihỏi:

- Có chắc chắn không? Vị đónói:

-Tôi không bao giờ nói sai, nói sai để làm chi?.

Rồi vị đónói luôn rằng có thể ngồi vãng sanh cũng được, hoặc nằm vãng sanhcũng được... Tùy ý!

Nghevậy tôi cảm thấy hơi sợ rồi!!!... Tôi mới hỏi rằng:

-Sự việc này đã biết trước lâu chưa?Vị đó nói,

-Biết trước cỡ chừng hai năm nay, chừng hai năm... cỡ đó.

Khi người đókhoe ra như vậy thì Diệu Âm mới thấy hơi ngỡ ngàng!... Tại vì, thườngthường khi một người biết trước giờ, phút, ngày, tháng ra đi lànhững người có cảm ứng rất lớn. Tức là, nói thẳng ra, họ có thể đã thấyđược A-Di-Đà Phật rồi. Với một người có hàmdưỡng công phu, theo như ngài Ấn Quang nói, khi biết được như vậy thìnhững việc này họ dấu rất kỹ, tâm hồn của họ rất là thành, và lời nói củahọ rất là hiền:

Không còn bao giờ dám khoe ra.

Cũngkhông bao giờ dám kình cãi.

Cũng không bao giờ dám phiền muộn.

Không bao giờ nói những chuyện của thế gian.

Nhưng trongsuốt buổi nói chuyện đó, hơn một tiếng đồng hồ, vị đó đã kểra rất nhiều chuyện và nói nhiều chuyện lắm. Đó mới là điều lạ lùng! DiệuÂm mới hỏi thêm nữa:

-Có chắc chắn không?

-Chắc chắn!

-Nếu chắc chắn như vậy, thì bây giờ xin ghi xuống giấy đi.

Lúcđó Diệu Âm mới rút ra trong túi một cái bì thư, chứ không cógiấy, rồi đưa cây viết...

-Đây, cái bì thơ này, bây giờ xin viết lên bì thơ này đi: Tênhọ, tuổi, pháp danh đàng hoàng, và xin viết ngày giờ lên: Tôixác nhận là ngày đó, tháng đó tôi đi...

Và vị đóđã viết xuống đàng hoàng: Tôi tên là gì đó, pháp danh là gì đó,rồi... rồi... Tôi nói với anh Diệu Âm để làm chứng là tôi sẽ vãngsanh vào ngày đó... tháng đó... năm đó... rồi ký tên. Diệu Âm cất kỹcái bì thơ đó, chứ không dám phổ biến cho ai biết hết...

Sau đóDiệu Âm mới thưa với vị đó rằng, nếu thật sự đã có cái cảm ứngvới A-Di-Đà Phật, thì thường thường chư Tổ giữgìn điều này rất kín, nghĩa là xin đừng nên thố lộ cho ngườikhác. Vị đó nói:

-Không! Tôi chỉ thố lộ với Diệu Âm thôi, tôi không thố lộ với một người nàohết.

Thêmnữa, Diệu Âm nói, nếu thật sự đã có cảm ứng với A-Di-Đà Phật để về Tây Phương, thì xin tất cả những chuyệnthế gian phải buông ra, không được buồn phiền, không được rầu rĩ, không được đểnhững chuyện thế gian trong tâm này nữa, để cho tất cả những cái nhân "Lụcđạo luân hồi" nó rời ra thì mình mới về Tây Phương được. Chứ dù cócảm ứng đi nữa, nhưng mà cái tâm mình còn vướng vào trong lục đạo thì coichừng bị khó khăn! Có thể bị trở ngại! Vị đó nói...

-Không, tôi không có vướng vào những cái đó, tôi không có nói với ai hết...

Nhưngthực ra, từ hồi nãy tới giờ thì vị đó đã nói rất nhiều! Nghe nóivậy, mình thấy cũng hơi là lạ!...

Ngàyhôm sau Diệu Âm mới đi ra dạo... dạo... dạo và hỏi mớm thử coi...thì phát hiện ra là có rất nhiều người đã nghe được chuyện này! Thựcsự là lạ!

DiệuÂm lặng lẽ trở về lại Úc. Khi về tới Úc rồi, thì bắtđầu thăm dò. Khoảng một tuần trước cái ngày định vãng sanh, thìbắt đầu điện thoại tới hỏi những vị ở chungquanh. Diệu Âm hỏi khéo lắm, chỉ hỏi thăm đến vị đó có khỏekhông? Người ta nói: Khỏe. Vậy là đủ rồi, giống như sẵn tiện mình hỏi thăm vậythôi. Đến chính cái ngày đó thì Diệu Âm không dám điệnthoại, vì sợ rằng nhiều khi vị đó đang vãng sanh mà mình điệnthoại thì có thể gây trở ngại cho họ, hoặc cũng dễ làmđộng đến những người đang hộ niệm, cho nên không dám điệnthoại. Ngày hôm sau tôi mới phone, cũng hỏi thăm tất cả mọi người, vàchắc chắn là không quên hỏi thăm người đó. Họ nói, vị đóvẫn còn khỏe!... Nghe vậy, nhưng tôi cũng chưa tin là vãng sanh bị trởngại, có thể vì lý do nào đó mà sự việc trục trặc hai, ba ngày chăng?Hai, ba ngày sau, tôi phone lại nữa, thì nghe họ nói:

-Ông đó còn khỏe ru đây mà, ông khỏe dữ lắm, đâu có chuyệngì(!!!)...

Sựviệc đã xảy ra như vậy! Sự cố này có thể chứng minh rằng là lời nóicủa ngài Ấn Quang thật sự vô cùng thấm thía. Cho nên, khi mộtngười có cái tâm hàm dưỡng công phu, đối với những cảm ứng này:

Nhấtđịnh phải thanh tịnh.

Nhấtđịnh phải cẩn thận!

Khôngnên có tâm háo kỳ.

Vìbiết trước tới một, hai năm như vậy chứng tỏ rằng, hoặc trong giấcmơ, hoặc trong cái gì đó đã có sự cảm ứng rõ rệtlắm, nên mới dám khẳng định mạnh đến như vậy. Nhưng mà vì nổilên cái tâm cống cao sau cùng rồi mình thấy đó, như ngài Ấn Quang đạisư nói, không hàm dưỡng cái tâm, thì gặp thắng cảnh cũng trở thành ma sự! Sơsuất điều này, có thể nó phá mất cái tâm đạo của rất nhiều người, và nóphá luôn cái tâm đạo của chính mình nữa. Đây là một điều mà chúng ta cầnphải chú ý để cho đường tu tập của mình được thuận buồm xuôi gió, vànhất định chúng ta sẽ cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật để về Tây Phương Cực Lạc.

NamMô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 19)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Hòa Thượng Tịnh Khôngthường dạy rằng muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì ta có cái mức công phuniệm Phật "Lý Nhất Tâm Bất Loạn" mới an toàn vững vàng vãngsanh về Tây Phương Cực Lạc. "Sự Nhất Tâm Bất Loạn" chỉ phủphục nghiệp chướng chứ chưa diệt được nghiệp chướng. Công phu yếu nhất đểcó hy vọng là "Niệm Phật Thành Phiến", là cái trạng thái gầngần với Sự Nhất Tâm Bất Loạn. Muốn niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạnhay đến Niệm Phật Thành Phiến thì ta phải kiết thất niệm Phật quanhnăm. "Kiết Thất" là cứ định kỳ bảy ngày, tịnh khẩu niệm Phậttừ sáng đến chiều, nhiều khi niệm qua đêm luôn.

Nhưng mà... có lần Ngàinói, muốn kiết thất niệm Phật thì số lượng tham gia cỡ sáu người, bảyngười là đủ, không thể quá mười người, và người chủ thất phải là một ngườicó bản lãnh thì mới dám tổ chức Phật thất. Nếu người chủ thất khôngcó đủ bản lãnh thì kiết thất coi chừng bị "Tẩu Hỏa Nhập Ma!",tức là bị ma chướng! Chính vì vậy, ngài Lý Bỉnh Nam nói, trong thờinày không thể “Kiết Thất Tinh Tấn” để niệm Phật được!Tại vìthường thường là tâm cơ của chúng ta trong cái thời đại này thật sự là hạliệt!...

Tập khí quánặng! Nghiệp chướng quá lớn! Oan gia trái chủ quá nhiều!

Chính vì vậy mà Ngài khuyênkhông nên!

Khó một nỗi, muốn choNiệm Phật Thành Khối, Niệm Phật Thành Mảng, Niệm Phật Thành Thục thì phảikiết thất. Mà kiết thất thì Ngài nói coi chừng bị ma nhập! Chính là Ngài TịnhKhông nói như vậy. Bây giờ chúng ta thấy khó khăn đối với đạo tràngchúng ta! Chúng ta biết rằng, để cho một người được vãng sanh, thì cái tiêuchuẩn thấp nhất là niệm Phật cho thành khối, nhưng ta niệm Phật thànhkhối cũng không chắc gì được. Cho nên ta chủ xướng rất mạnh về phương pháphộ niệm. Nhờ hộ niệm như vậy mới có sự hỗ trợ, nó phủ lấp cái chỗtrống là công phu còn quá yếu của người niệm Phật chúng ta.

Tuy nhiên, xin thưa thậtvới chư vị, dù có hộ niệm rồi, biết rằng hộ niệm rất là bất khả tư nghì,nhiều nơi người ta hộ niệm mà được vãng sanh thật sự, nhưng cũng không thểnào ỷ y vào đó được. Tại vì chưa chắc gì khi lâm chung, chúng ta sẽđược cái phước phần như những người đã có cái cơ may được hộ niệm vãng sanh.

Chính vì vậy mà đạo tràngchúng ta cố gắng gìn giữ sự cộng tu 365 ngày không thể nào mất mộtngày, còn cố gắng vận động công phu sáng, rồi trưa, rồi chiều. Ráng cốgắng lên.

Cách công phu này khôngphải là kiết thất, mà để tạo cái thói quen công phu được thuần thụcmột chút, để cho cái câu A-Di-Đà Phật càng ngày càng thâm nhập vào trong tâm,và trong tháng tới chúng ta tiến thêm một chút xíu nữa, một tháng ta tổchức hai ngày tịnh khẩu tinh tấn niệm Phật.

Như vậy là chúng ta chỉ có"Kiết Nhật", nghĩa là chỉ có "Kiết" từngngày, một ngày mà thôi, chứ không dám kiết tới Phật thất, nhằm để tập lầntập lần, phải tập như vậy chứ chúng ta không dám đi quá mạnh bạo. Mặc dùlà chính tôi đây có dự trù hết tất cả những gì cần cho kiết thất,những công cứ... Nhưng mà thật sự là chưa dám đưa ra. Chỉ tậpsự để coi thử cái năng lực chúng ta đi tới đâu.

Tại sao lại kiết thất mà bịtẩu hỏa nhập ma? Các Ngài nói rõ rệt, là tại vì cái lực chúng ta không đủ sức,gọi là "Lực Bất Tòng Tâm". "Lực Năng Tòng Tâm" khôngđủ, tức là cái khả năng, cái năng lực chúng ta không đủ, mà gọi là "BấtTòng Tâm". Cái tâm của những người muốn được Nhất Tâm Bất Loạn,nhưng mà cái lực không đủ. Vì lực không đủ mà cố ép buộc có thểtrở nên vấn đề "Tẩu Hỏa Nhập Ma!".

Ngài Tịnh Không nói rất cầnngười chủ thất vững, là tại vì sao? Vì người chủ thất là người phải nhạybén trong lúc điều hành. Cũng giống như chúng ta kết bè với nhau niệm Phật thếnày, thật ra chúng ta cũng có sự trợ giúp tối đa cho nhau. Ví dụ,thấy một người buồn buồn! Ta tới vỗ tay hỏi, "Tại sao anhbuồn vậy". Thấy một người kia khổ khổ! Ta tới nói đùa,"Thôi vui đi!". Chỉ cần một cái vỗ tay, một cái vỗ vai đơngiản như vậy mà có thể cứu người đó hồi nào không hay...

Chính vì vậy, ngàiTịnh Không khuyên rằng trong thời đại này nhất định không thểnào đóng cửa tự tu một mình, gọi là nhập thất một mình. Có nhiều người sơý nhập thất một mình, thì theo như ngài Tịnh Không khuyên, đây là chuyện khôngnên! Tại vì nhiều khi không có một người nào bên cạnh, không có một người chủthất để hỗ trợ mình một cách tích cực, nhiều khi mình vướng nạn, gỡ khôngđược!...

Vì vậy mà trongnhững ngày cộng tu, chúng ta cố gắng tham gia để tập lần, tập lần...gọi là cái thói quen niệm Phật. Khi bước vào đạo tràng hãy cố gắng bỏrơi những cái gì của thế gian bên ngoài, để tập cái tâm chúng ta thanh tịnh từtừ, từ từ... Lần lần, lần lần bước lên... Cho đến một lúc nào đóchúng ta có thể niệm Phật... Kiết Phật nhất, rồi kiết Phật nhị, kiết Phậttam...

Trước khi mà kiếtPhật nhị, hai ngày liên tục, chúng ta cũng phải tập luyện dữ lắm mới lênnổi. Chứ còn không, nếu sơ ý chúng ta chưa chắc gì sẽ thành công! Cónhư vậy thì công phu niệm Phật của chúng ta mới có thể thành phiếnđược. Mà có như vậy thì sự hộ niệm mới vững vàng.

Tôi xin đưa ra đâymột câu chuyện để chứng minh cho lời nói của ngài TịnhKhông rất là chính xác. Cách đây cỡ mười một năm, có một lần tôi qua bênÂu Châu thì biết một câu chuyện như thế này vừa mới xẩy ra tại đó. Cómột người thường kiết thất niệm Phật một mình. Người ta nói là vị này côngphu cũng khá lắm. Năm đó đến tham gia một kỳ an cư kiết hạ.Trong khi buổi trưa tất cả mọi người đang ăn cơm thì không thấy vị đó đếnăn cơm. Sau khi ăn cơm xong mọi người đi ra thì thấy người đó đã rasau vườn thắt cổ tự tử!... Dễ sợ! Nghe nói mà rùng mình! Vị đó để lạimột lá thư viết: "Tôi đi về Tây Phương trước nghen quý vị".

Rõ ràng!... Bây giờ chúngta thử suy nghĩ người đó có đi về Tây Phương được hay không? Biết liền! Chínhvì thế mà ngài Tịnh Không nói, trong cái thời mạt pháp này nhất định chúng tatu hành phải kết bè với nhau mà tu, không được tự tu ở nhà một mình. Khi ngheđến câu chuyện đó, tôi trực nhớ đến lời Ngài nói làm cho tôi giậtmình và tỉnh ngộ ra liền. Thực sự là lời nói của ngài Tịnh Không làm cho tôitỉnh ngộ ra từng chút từng chút và những lời nói của Ngài có sự chứng minhrõ rệt.

Tại sao người đó lạiđể lại một cái lá thư: "Tôiđi về Tây Phương trước nghen quý vị"? Phải chăng câunói này đã xác định là có cảm ứng? Có cảm ứng mà tại sao lại làm nhữnghành động như vậy? Hoàn toàn sai pháp!

Không bao giờ có hiện tượngmột người đã thực sự chứng đắc, đã cảm ứng mà làm như vậy! Mình cóthể đoán ra thì biết liền: CẢM ỨNG VỌNG! Vọng tâm cảm ứng vọng cảnh!Vọng cảnh nó hiển hiện trong tâm xui khiến người đó làm bậy mà không hay!

Chính vì vậy mà thườngthường khi tu hành muốn được vãng sanh, muốn tránh được tất cả những ách nạn,không có cái gì khác hơn là như hổm nay chúng ta đã nêu ra rồi. Nhất địnhphải có tâm chân thành, chí thành, chí thiết.

TÍN - HẠNH - NGUYỆN:

- NGUYỆN là nguyện vãngsanh về Tây Phương Cực Lạc chứ không phải là nguyện được cảm ứng.

- HẠNH là niệm câu A-Di-Đà-Phật chứ không phải bon chen những chuyện khác. Và

- NIỀM TIN vào phápmôn phải vững vàng.

Bên cạnh đó phải nghe lờikhai thị của ngài Ấn Quang cho thật kỹ.

- Nhất định phải giữ tâmthanh tịnh.

- Nhất định phải giữ tâmkhiêm nhường.

- Nhất định đừng bao giờđem những cái khó khăn của thế gian để vào trong tâm của mình.

Cũng ý như vậy, HòaThượng Tịnh Không nói đơn giản hơn, là phân biệt chấp trước nên bỏ.Vì bỏ phân biệt chấp trước quá khó! Thì cách nói của ngàiẤn Quang nghe còn dễ hơn: Thường thường cho mình là phàm phu hạ căn, coi tấtcả mọi người là Bồ-Tát, hãy cố gắng giữ tâm thanh tịnh, đừng đemcái lỗi của người khác vào tâm mình.

Cứ như vậy mà tu hành. Chíthành chí kính thì tự nhiên được cảm ứng. Nhất định cảm ứngcủa người chí thành chí kính là "CẢM ỨNG CHÂN", không thể nào là"CẢM ỨNG VỌNG". Nhờ như vậy mà, Ngài nói thêm một lần nữa, vềđược Tây Phương Cực lạc là do lòng chí thành chí kính của mình mà cảm ứng vớiPhật, chứ không phải là do được chứng đắc. Người đó đã sơ ý, cứ tưởngrằng mình chứng đắc nên xảy ra như vậy!

Người thế gian này khôngchịu suy nghĩ kỹ mới sinh ra những chuyện đáng tiếc, làm cho cả một cuộcđời tu hành sau cùng đi vào con đường rất nguy hiểm!

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀMỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 20)

Nam MôA-Di-Đà Phật,

Ngày hômqua chúng ta có nhắc đến những câu chuyện kiết thất, thì hôm nay xin tiếptục những câu chuyện đó. Năm ngoái có một vị Thầy email tới hỏi DiệuÂm, thật ra vị Thầy này là người cháu, Thầy đã tu được hơn mười năm vàThầy cũng muốn kiết thất niệm Phật. Trước khi kiết thất thì Thầy email tớihỏi là bây giờ Thầy muốn "Kiết Thất Niệm Phật". Xincho ý kiến? Diệu Âm có lấy ý kiến của ngài Tịnh Không ra mà khuyên.Ngài nói rằng, "TựKiết Thất Niệm Phật", tức là đóng cửa tu hành một mình chỉ dành cho nhữngngười đã “KhaiNgộ”. Người đã khai ngộ rồi thì nên tìm những nơi tịch tịnh màkiết thất tu hành để sớm có đường thành đạo. Còn khi chưa được khaingộ, nghĩa là chưa vững đường đi thì không nên tự nhập thất. Vì khi cái tâm củamình chưa khai, những phiền não của mình chưa giải tỏa được, mà vội vã nhậpthất, thì không nên! Vì nếu thành tựu được thì tốt, nhưng nếu lỡcó những chuyện gì trở ngại xảy ra thì không ai có thể giải cứu được!

Trong thờinày đã mạt pháp rồi! Chúng sanh đều có nghiệp chướng sâunặng, oán thân trái chủ nhiều. Khi nhập thất, về hình thức thì thấyhay, nhưng Hòa Thượng Tịnh Không nói rằng rất là nguy hiểm!...

Chính vìthế, tu hành chúng ta nên kết nhóm với nhau để niệm Phật. Diệu Âmcũng lấy lời khuyên đó mà nói với Thầy. Thầy thấy đúng, nên Thầykhông muốn nhập thất nữa, và Thầy cũng dùng một hình thức tutập tương tự như chúng ta. Diệu Âm nói với Thầy nên tìmkhoảng chừng năm, mười, mười lăm người Phật tử cùng nhau ngày ngày tu hành niệmPhật. Thầy thì hướng dẫn người ta niệm Phật, người ta thì hộ pháp cho Thầy, tấtcả cùng nhau niệm Phật. Đây là con đường mà chư Tổ khuyên chúngta nên làm.

Ở đâychúng ta đang xây dựng một Niệm Phật Đường để niệm Phật, xin thưathật là chúng ta phải cùng nhau đi từng bước, từng bước một. Muốn tương lai sẽtu hành tinh tấn hơn, chúng ta không thể đùng một lúc thựchiện liền được, mà phải thực hiện từng bước, từng bước. Trướckhi thực hiện những công phu tu hành tốt hơn, chúng ta cầnphải giải tỏa những chướng ngại trước.

Thành lậpmột "NhómNiệm Phật" hay một "Đạo Tràng", xin thưa chưvị, khó dữ lắm! Như hôm qua mình nói, một người tự kiết thất một mìnhthường thì ai cũng khen hết, nhưng sau cùng thì dễ vướng phảinhững kết quả không theo ý muốn! Để tránh được những tình trạngđó, không có gì khác hơn là tự chính mình hãy cố gắng cởi bỏnhững phiền não càng nhiều càng tốt, để cho khỏi bị vướng phải chướngngại. Thứ hai nữa là chúng ta phải thành tâm cầu chư Long Thiên Hộ Pháp, chưPhật, chư Bồ-Tát gia trì. Thành ra, Diệu Âm đây khi làm bất cứ cái gìcũng đều chắp tay lại thành tâm nguyện cầu các Ngài gia trì. Vì chỉ có cácNgài gia trì mình mới có thể thành tựu, còn khi các Ngài la rầy thì nhấtđịnh chúng ta sẽ bị thất bại! Cho nên, kiết thất, làm đạo... thấy vậychứ khó dữ lắm!...

Ngài TịnhKhông nói muốn kiết thất, thì người "Chủ Thất" phải là mộtngười có bản lãnh. Nghĩa là sao? Nghĩa là người chủ thất phải có đầy đủtâm lý, đức độ, tín lực, sự nhạy bén... để cứu gỡ trong nhữngtrường hợp có người nhập thất bị trở ngại. Tại vì nếu không có những yếu tố này thì nhậpthất rất dễ bị... theo như Ngài nói, là "Tẩu Hỏa Nhập Ma",và câu chuyện ngày hôm qua mình đưa ra là một chứngminh.

Hôm naychúng tôi xin kể một vài câu chuyện khác để thấy rõ hơn. Có nhiều ngườisau một thời gian nhập thất rồi đi ra tuyên bố đủ thứ hết, như chọn ngày,chọn giờ vãng sanh. Nhưng sau cùng thì không có như vậy, mà kết quả thìngược lại! Có những vị nhiều khi cũng có tới Tịnh Tông Học Hội tu hànhvới một thời gian cũng khá lâu, và có được những sự "ChứngĐắc" hơi lạ lùng! Rồi đi khoe ra khắp nơi, làm cho, phảinói là, có người phải nghiêng mình kính phục! Nhưng khi đối diện với ngàiTịnh Không thì chỉ nói chuyện có năm phút, Ngài đã mời ra khỏi đạo tràng, nhấtđịnh Ngài không chấp nhận! Khi có hiện tượng đó xảy ra làm cho người tangỡ ngàng!

Tại saovậy? Thực tế, sau cùng người ta mới thấy rằng, Hòa Thượng giải quyếtrất đúng. Vì sau khi bị mời ra xong, khoảng một vài tháng sauthì những người đó bị trở ngại vô cùng! Nếu thật sự đã được chứng đắc thì khôngbao giờ có chuyện đó đâu!

Chính vìvậy, chúng ta muốn được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc... thì xinthưa rằng, nên nhớ một điều là trước khi biết tu, chúng ta đã sơ ý tạo raquá nhiều nghiệp ác với chúng sanh rồi, vay nợ máu với chúng sanh quá nhiềurồi, và mối oán thù sinh mạng này không dễ gì người ta tha thứ! Nhưvậy thì không dễ gì người ta lại nhẹ nhàng để cho mình ra đi vãng sanh đâu.

Chính vìvậy, chúng ta muốn vãng sanh thì luôn luôn phải nhớ, nhất định phảinhớ cẩn thận điều này, là chúng ta chỉ có thể tu từ đây cho đến ngày vãng sanh,nhưng những nghiệp đã tạo ra trong quá khứ bắt buộc phải trả. Nhưng khổnỗi, nếu chúng ta phải trả những cái nghiệp đó thì chắc chắn không cáchnào có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được. Chính vì vậy, Đức A-Di-ĐàPhật đã cho chúng ta được "Đới Nghiệp Vãng Sanh".Đới nghiệp bằng cách nào? Đới nghiệp cũ chứ không phải đới nghiệp mới.Ngài Tịnh Không đã nói rõ ràng. Như vậy thì tốt nhất những tập khí, nhữngphiền não chúng ta phải tìm cách rời ra, phải bỏ đi, để tránh tạo nênnhững nghiệp mới, càng tránh chừng nào càng tốt chừng đó. Còn nghiệp cũthì sao? Phải thành tâm sám hối, sám hối dữ lắm. Sám hối bằng cách nào? Xinthưa là cũng một câu A-Di-Đà Phật mà sám hối.

Ở đây mỗisáng sớm chúng ta có thời khóa hai giờ công phu, trong đó có ba mươi phútlạy Phật. Trong lúc lạy Phật như vậy, tâm chúng ta phải thành tâm sám hối, cuốigiờ công phu phải hồi hướng tất cả những công đức này cho Pháp giới chúngsanh, cho những vị oán thân trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp. Và trong nhữnglúc tu hành này, khi hồi hướng công đức như vậy, cũng giống như chúng takhai thị cho họ, chúng ta điều giải với họ, nguyện cầu họ giải bỏ những oán thùđi, để cho ta thì được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, còn họ thì kết được cáiduyên đại lành đại thiện với A-Di-Đà Phật, nhờ cơ duyên này họ cũng đượcvãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu họ đi vãng sanh trễ hơn ta, thì khi tavãng sanh trước ta phải có cái tâm nguyện sẽ quay trở lại cứu độ họ.Nếu họ ngộ đạo trong lúc chúng ta hồi hướng công đức cho họ, có thể họvãng sanh trước, thì họ về họ cứu lại chúng ta. Tại vì nên nhớ rằng,Pháp giới chúng sanh vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc đều trở thànhA-Duy-Việt-Trí Bồ-Tát hết và khi họ đã vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thìhọ cũng thành Phật như ta.

Nhưvậy điều quan trọng để chúng ta hộ niệm cho một người dễdàng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì luôn luôn nên nhớrằng, đừng bao giờ để cho đến cuối cùng, lúc hấp hối, lúc lâm chung,hay lúc mê man bất tỉnh rồi mới kêu ban hộ niệm. Đến lúc đó,chúng ta vì nể tình cũng đành phải đi... cố gắng đi, nhưng một trăm phần,nhiều khi chưa tới được một phần để cứu được người đó vãng sanh!

Cho nên,khi chúng ta biết được phương pháp hộ niệm là chúng ta biếtđược phương pháp tu, xin hãy cố gắng...

Một làbuông xả cho nhiều, rất nhiều, buông xả cho hết những cái phiền não, những cáitập khí của thế gian.

Vào trongNiệm Phật Đường chúng ta phải cố gắng giữ thanh tịnh, nhiếp tâm niệm Phật, hỗtrợ cho nhau. Thật sự chính những nơi có năm người, bảy người... kết hợplại này mới vững vàng cho chúng ta niệm Phật, chứ không phải là nhữngnơi quá đông đảo. Ngài Ấn Quang nói, những nơi quá đông đảo thườngthường... ví dụ như, lâu lâu kết hợp lại một ngày để gieo duyên thì được,chứ còn "Kiết Thất", theo như ngài Tịnh Không nói, kiếtthất không thể nào kiết quá mười người, vì quá mười người thì có sựlộn xộn: ăn uống, nói chuyện, rầu rĩ... mỗi người mỗi khác đã khórồi... Vì thế, chính những cơ sở nho nhỏ thanh tịnh này là những nơi,theo như ngài Ấn Quang nói, là những đạo tràng thành tựu trong thời mạtpháp. Chúng ta nương theo Ngài làm đúng như vậy, và nhờ lực của đạichúng, đông thì quá phiền não, ít thì lực quá yếu cứu không nổi, chỉ vừa cỡchừng năm, mười, mười lăm, hai chục người... cỡ đó thì hay nhất và chúngta cũng cố gắng làm như vậy.

Nên biếtrằng cái nghiệp chướng của chúng ta nhiều quá! Oan gia trái chủ nhiềuquá! Xin hãy cố gắng tu hành thêm. Ngày hôm nay chúng ta có thông báorằng, tháng 11 chúng ta cố gắng tu hai ngày, một ngày chủ nhật đầu tháng, mộtngày chủ nhật giữa tháng để chúng ta tập luyện phương pháp tu và cố gắnghằng ngày ta gặp nhau để cùng cộng tu, trau dồi cái công phu để tiến dần,tiến dần... rồi sau cùng chúng ta sẽ tiến đến thực hiện phương pháp gọi là"TuCông Cứ", có nghĩa là tập cho cái tâm chúng ta trói liền vớicâu A-Di-Đà Phật.

Công cứ lànhư thế nào? Ví dụ như chúng ta ráng cố gắng đạt được một ngày hai chục ngàncâu A-Di-Đà Phật, ba chục ngàn câu A-Di-Đà Phật. Cố gắng thực hiện như vậy, tùysức của mình mà cố gắng. Những lúc làm công cứ này thì không kểnhững thời gian làm công khóa ở đây. Ví dụ, như đang tu đâychúng ta không được tính. Mỗi buổi sáng chúng ta có niệm Phật haitiếng đồng hồ, không được tính. Những lúc nghe Pháp mà cũng niệmPhật, không được tính. Chỉ được tính, ví dụ như trong khoảng thờigian tu từ chín giờ sáng đến mười hai giờ, hoặc từ hai giờ chiều đến năm giờchiều thì lúc đó chúng ta có thể tính vào công cứ được. Chúng ta cóthể đi kinh hành, có thể đi dạo vườn... dạo vườn cũng như đi kinh hành, miễn làlúc đó chúng ta đang nhiếp tâm niệm Phật, thì cũng có thể ápdụng để tính vào công cứ được. Còn những lúc, ví dụ như thời khóacộng tu từ sáu giờ tối đến tám giờ rưỡi tối, hoặc là từ năm giờ sángđến bảy giờ sáng, không phải là công cứ.

Nhắc lại,lúc nghe Pháp không phải là công cứ, lúc coi ti vi, thái rau, bửa củi...không phải là công cứ.

Chúng taphải tiến lần lần thực hiện điều đó. Muốn tiến lần lần đến đó, thìbây giờ phải rào đón trước, mở tâm trước, làm sao cho tâm củamình hòa với tâm Phật, làm sao cho câu A-Di-Đà Phật nhập lầnnhập lần vào tâm. Chúng ta đang đi từng bước, từng bước để saucùng tất cả mọi người khi nằm xuống, trong tâm của chúng ta chỉ còncó câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc...

Hộ niệmchính là như vậy.

NamMô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 21)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong bài đại hồihướng của Tịnh Tông Học Hội, cuối năm này chúng ta sẽ thực hiện, trong đócó một câu như thế này: “Đệtử chúng đẳng - Bất thức Phật thân -Tướng hảo quang minh - Nguyện Phật thị hiện- Linh ngã đắc kiến”.

Có nghĩa là đệ tử chúng conkhông biết Phật thân như thế nào? Tướng hảo quang minh ra làm sao? Nên nguyệnPhật hiện ra cho con được thấy. “Linh ngã đắc kiến”,câu này cónhiều người sơ ý đã thực hiện sai! Họ đã vô ý ngày ngày cứ cầunguyện A-Di-Đà Phật hiện thân cho thấy. Một điều gọi là, “Y kinh giảng nghĩatam thế Phật oan!”, chính là chỗ này! Nếu xem kỹmột chút, xích lên trên một chút xíu nữa, ta sẽ thấy có một câu văn khác nữa màta không hay, câu văn đó là:

“Đệ tử chúng đẳng hiện thị- Sanh tử phàm phu - Tội chướng thâm trọng - Luân hồi lục đạo - Khổ bất khảngôn - Kim ngộ tri thức - Đắc văn Di-Đà danh hiệu - Bổn nguyện công đức - Nhấttâm xưng niệm - Cầu nguyện vãng sanh- Nguyện Phật từ bi bất xả ai lân nhiếpthọ”.

Có nghĩa là, đệ tử chúngcon là phàm phu tục tử, tội chướng sâu nặng luân hồi lục đạo khổ không nói hết,hôm nay gặp được tri thức, biết được nghe được danh hiệu A-Di-ĐàPhật, nên một lòng xưng niệm CầuNguyện Vãng Sanh. Nguyện Phật từ bi thương xót mà nhiếpthọ.

Kết hợp hai câu lại,tức lời nguyện này là ta nguyện: Khi con lâm chung, nguyện A-Di-Đà Phậtphóng quang tiếp dẫn con về Tây Phương. Muốn cho con về Tây Phương không bị lạcthì con nguyện Phật hiện thân cùng với Quán-Âm - Thế-Chí để tiếp dẫncon về Tây Phương.

Rõ ràng lời nguyện này lànguyện khi lâm chung thấy A-Di-Đà Phật tiếp dẫn về Tây Phương. Cũng như trongnhững ngày chúng ta tu tinh tấn, có lời nguyện là: “Nguyện khi con lâmchung, không còn chướng ngại, tâm hồn tỉnh táo, biết trước ngày giờ, thấyA-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí, chư Đại Hải Chúng, tướng hảo quangminh hiện thân tiếp dẫn...". Rõ ràng là chúng ta dịch đúngkinh đúng nghĩa của chư Tổ.

Vì nhiều ngườiđọc lời văn này của Tổ mà không để ý. Vừa thấy rằng, đệ tử chúng conchưa biết Phật thân tướng hảo quang minh như thế nào, nên nguyện Phậtthị hiện cho con được thấy... Thì họ lấy câu này mà thực hiệnliền. Vô tình thực sự họ đã đi sai kinh, không đúng theo lời nguyệncủa người niệm Phật chúng ta.

Nguyện là nguyện VãngSanh Tây Phương Cực Lạc. Đây là Chánh Nguyện, nhất định phải giữ cho vững. Vìđể vững con đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, không thể nào bịlạc theo con đường nào khác, cho nên ta phải quyết định là khilâm chung chỉ đi theo A-Di-Đà Phật. Làm sao đi theo được A-Di-Đà Phật? Lànguyện cho Ngài hiện thân tiếp dẫn về Tây Phương Cực lạc. Lời nguyện chính lànhư vậy.

Tất cả lời nguyện của TịnhĐộ Tông đều là như vậy. Nếu đem lời nguyện này đưa tớinhững vị tu các pháp môn khác, có nhiều khi các Ngài giảng khôngđược liễu nghĩa lắm! Ví dụ như, nếu một vị tu pháp tự lực, như Thiềnchẳng hạn, thì nhất định các Ngài ít khi đồng ý với chuyện này. Nếu ta đemra hỏi, thì nhiều khi các Ngài nói lệch ra khỏi con đường tiếp dẫnvề Tây Phương Cực Lạc. Tại vì sao vậy? Vì các Ngài quyết lòng tựlực xóa tất cả nghiệp hoặc, diệt đoạn tất cả nghiệp hoặc để chứng“Chơn”, các Ngài không chấp nhận sự gia trì của Phật, các Ngài chỉquyết tự tu tự chứng. Chính vì vậy khi lâm chung các Ngài không chấp nhậnmột người nào đến tiếp dẫn mình hết, mà tự mình tìm lấy con đường chứng đắc.Thực sự phải nói rằng, đây là một pháp môn tu rất cao. Nhưng đối vớichúng ta thì chúng ta không làm nổi! Chính vì vậy, nếu sơ ý dựa vào những phápmôn khác mà mổ xẻ điều này, thì dễ bị sai lệch, và nhiều khi làm chotâm hồn chúng ta bị chao đảo.

Pháp môn niệm Phật làpháp nhị lực. Lực của chúng ta là lực: Phàm phu tục tử - Tội chướng thâmtrọng - Luân hồi lục đạo - Khổ bất khả ngôn!... Vì tathấy rằng, lăn lộn trong lục đạo luân hồi quá khổ, mà tự thân chúng ta lạilà tội chướng thâm trọng, nên không cách nào vượt qua tội chướng đóđược. Chính vì thế chúng ta mới thành tâm "Nguyện Phật thị hiện cho conđược thấy","Nguyện Ngàithương xót đừng bỏ chúng ta, tiếp dẫn chúng ta về Tây Phương Cực Lạc".Đó là tha lực của Phậtcứu chúng ta về Tây Phương.

Người niệm Phật được thoátvòng sinh tử, được đi về Tây Phương là nhờ đại nguyện của đứcA-Di-Đà. Mình nương theo đại nguyện của Ngài, cầu Ngài đến tiếp dẫn, hoàn toànkhác với cách tu của các vị tự lực tu chứng. Các vị đó có một ýniệm rất rõ rệt là: “Phùng Phật sát Phật, Phùng ma sát ma”.

Có nghĩa là khi thấyPhật hiện ra họ cũng "Sát" luôn, không chấp nhận. Thấy Ma hiện racũng sát luôn. Cho nên, pháp tu đó là pháp tự lực, tự lăn xả vàorừng nghiệp quyết đoạn cho hết "Nghiệp Hoặc", gọi là "SátTặc", để chứng chân thường.

Vì hai phápmôn khác nhau, đường tu khác nhau, nên khi tu hành ta cần phảibiết "Trạch Pháp". Đối với người niệm Phật, điềuquan trọng nhất là chúng ta phải có tâm CHÂN THÀNH, CHÍ THÀNH, CHÍ KÍNHđể cảm ứng được với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật. Nhờ sựcảm ứng này mà ta được Ngài tiếp độ về Tây Phương.

Có một sốngười thường đưa ra vấn đề: “Thiền Tịnh song tu","Mật Tịnh song tu". Ngài Tịnh Khôngcũng cứng rắn khuyên rằng, đi đường nào phải đi một đường, đừng nên đi haiđường, tại vì đi hai đường sau cùng cũng dễ bị trở ngại! Tại vì sao như vậy?Tại vì Thiền thuộc về tự lực, Tịnh thuộc về nhị lực. Nếu chúng ta đichuyên về Tịnh-độ thì cần chuyên lòng niệm Phật cầu Phật gia trì tiếp độ vãngsanh. Nếu chúng ta đi về tự lực, tức là tự mình lăn xả vào vòng vây của địchđể "Sát Tặc", tức là sát nghiệp, đoạn cho hết nghiệphoặc để tự mình chứng đắc, không cần nhờ vào Phật lực gia trì.Như vậy hai điều này có chỗ hơi loạng choạng, là đến lúc lâm chung,ta không biết chọn lựa cách nào để đi? Một là đi về Tịnh-độ thì cầuA-Di-Đà Phật, hai là đi về tự lực là tự mình chứng đắc... Lúc đó tựnhiên dễ xảy ra sự phân đo, làm cho những người song tu Thiền-Tịnh bịkhó khăn!

Ngài Tịnh Không nói, hễ...

TuThiền thì một đường Thiền mà đi. Tu Mật thì một đường Mật mà đi. Tu Tịnh mộtđường Tịnh mà đi.

Cái nào một cái thì saucùng chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề trước những giây phútlâm chung.

Ở đây chúng ta đang nói vềhộ niệm, tức là nói đến những giây phút lâm chung... Diệu Âm xinkể ra một câu chuyện có thật đã xảy ra như thế này, và tự mìnhthấy rằng, cứ một lần nghe một câu chuyện như vậy, thì tự nhiên cómột chút ngộ...

Có một lần đi đếnmột tự viện kia, tự viện đó đang tu "THIỀN TỊNH SONG TU", tức làThiền và Tịnh đều tu song song với nhau. Đến khi vị Sư Phụ bị bệnh,đưa Sư Phụ vào bệnh viện và Ngài bị mê man bất tỉnh. Từ đó mớixảy ra một chuyện như thế này: Những vị thích về Tịnh-độ thìmuốn hộ niệm cho Sư Phụ, những người tu Thiền thì không chấp nhận sựhộ niệm đó, mới đưa đến một cuộc bàn cãi... Một vị nói, “Bây giờSư Phụ đã bịnh nặng lắm rồi, nên đem về tự viện để lo hộ niệm cho Ngàivãng sanh”. Thì liền có một vị khác nói: “Thầy muốn niệm Phật cho Sư Phụchết để Thầy giành cái chùa phải không? Thầy muốn lấy cái chùa phảikhông?!”.

Đây là mộtsự việc có thật đã xảy ra. Đứng trong tình cảnh đó thì chúng ta sẽlàm như thế nào đây? Rõ ràng không cách nào có thể hộ niệm được! Vô tìnhmột vị Sư Phụ ở trong bệnh viện... đã bị bỏ rơi trong một tình trạng hết sứckhó khăn! Khi nghe được câu chuyện này, làm cho Diệu Âm giật mình tỉnh ngộ.Thôi đúng rồi! Ngài Tịnh Không nói rõ ràng đúng: “Đường nào phải đi một đường”.

Nếu biết mình là ngườiphàm phu tục tử, tội chướng thâm trọng, thì hãy cố gắng kết hợp nhữngngười biết niệm Phật, chuyên tu, tha thiết một đường vãng sanh, để khi mình nằmxuống thì bên cạnh mình có những người biết niệm Phật, quyết lòng vãng sanh,quyết cầu vãng sanh ở sát bên mình để khuyên răn mình, để dỗ dành mình, để nângđỡ mình thì mình mới có khả năng niệm được câu A-Di-Đà Phật mà ra đi.

Chính vì vậy, xin thưachư vị: HỘ NIỆM TỐI QUAN TRỌNG!

Dù chúng ta tuhành tốt tới đâu đi nữa, nếu không có sự hộ niệm, không có người giúpđỡ đường vãng sanh ở trước những giờ phút ra đi, chắc chắn chúng ta bị khổnạn! Vì vậy mà chúng ta phải quyết lòng củng cố phương pháp hộ niệm để cứunhau, để mỗi người đều được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc.

Nam mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU.

(TọaĐàm 22)

Nam Mô A-Di-ĐàPhật,

Vào khoảngkhuya tối hôm qua Diệu Âm có nhận được một cuộc điện thoại từ bênCanada, vị gọi đó là một Ni Sư đã xuất gia, thọ giới, theo như Ngài nói,là hai mươi lăm năm. Cũng theo như Vị Ni Sư nói là tình cờ Ni Sư đã ngheđược cái đĩa "Khuyên Người Niệm Phật"mớithấy việc vãng sanh quá quan trọng và nhất là cái việc hộ niệm khôngthể nào chậm trễ được! Cho nên Ni Sư điện thoại qua và ngỏ ý kêu DiệuÂm qua bên Canada càng sớm càng tốt, để giúp cho Ni Sư về phương cách hộ niệm.

Vì công việccũng hơi bận bịu nên chưa dám nhận lời, thì Ni sư mớinói rằng, bây giờ để Ni Sư đi về Việt Nam trước, rồi từ Việt Nam sẽbay qua tại Niệm Phật Đường này để tu chung với chúng ta. DiệuÂm đồng ý và nói, thôi bây giờ Ni Sư cứ qua đây đi rồi mọi chuyện thì từtừ mà tính.

Một vị Pháp Sưkhi vừa biết được đường vãng sanh, liền thấy rõ cái phương pháphộ niệm quá quan trọng. Ni Sư đã bảy mươi lăm tuổi rồi, khôngbiết ngày nào ra đi, và nếu ra đi mà những người chung quanhkhông biết phương pháp hộ niệm, thì Ni Sư cảm thấy không an lòng!Chính vì vậy mà Ni Sư muốn sớm được biết hộ niệm.

Một cú điệnthoại cũng làm cho Diệu Âm giật mình và thấy rằng là cái nhu cầu của Ni Sư nóhợp với cái đề tài chúng ta đang nói. Nhất định chuyện hộ niệm cho chínhta và cho người thân của chúng ta không thể nào chậm trễ được. Theo như Ni Sưnói, nếu sơ ý lỡ vô thường nó đến bất ngờ!... Ni Sư nóitiếp, ở đây thì có người tu, có chùa, nhưng mà người ta không biết hộ niệm!...

Chúng ta đangkhai thác vấn đề hộ niệm thì chúng ta được an lòng, khi xả bỏ cái báo thân nàychúng ta sẽ có những người biết hộ niệm bên cạnh để hỗ trợ. Ngàyhôm qua chúng ta đưa ra một câu chuyện, một vị Sư Phụ khi cuối đời gặpnhững người đệ tử bất đồng ý kiến. Người này thì muốn hộ niệm, người kiathì cản không cho hộ niệm. Sau cùng rồi thì Ngài cũng đành phải chấpnhận một hiện tượng khó khăn, dù là cả một đời tu tập!

Chính vìvậy, khi tìm hiểu sâu về hộ niệm, mới thấy nó quan trọng vô cùng. Hômtrước có nói qua vấn đề là khi xả bỏ báo thân chúng ta phải theoA-Di-Đà Phật và nhất định phải theo Ngài và cầu Ngài ứng hiện ra để chúngta theo thì con đường vãng sanh không bị lạc. Hòa Thượng Tịnh Không cónói, dù cho Đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật hiện ra chúng ta cũng khôngđược theo. Ngài nói trên pháp giới này A-Di-Đà Phật là người phát đại thệtiếp độ chúng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vì cái đại thệ của Ngài quá ư rộnglớn, nên không có ai có quyền giả dạng giả danh Ngài để mà gạt chúng sanh.Nếu người nào giả dạng Ngài thì bị Thần Hộ Pháp trị liền.

Còn giả dạngnhững vị khác thì sao? Thật ra cũng đều do Nhân Quảcủa chínhta! Thứ nhất là vì tâm chúng ta quá vọng động, thường cứ chấptrước vào những hình thức, cho nên vừa thấy đỏ đỏ, tím tím, vàng vàng nào đóthì vội vàng chấp vào cho là Phật này Phật nọ, chứ thật ra thì chính mắt chúngta chưa bao giờ thấy được. Thứ hai là trong nhiều đời nhiều kiếp chúng tagạt chúng sanh để sát hại họ, thì cái nhân này chúng ta phải chịu lấy cáiquả tương ứng. Cái nhân gạt người thì cái quả là người cũng gạt lạita để họ trả cái mối thù sát hại sinh mạng. Chính vì vậy, khi ta bịgạt vào những tình trạng đó cũng là nhân quả của chính mình. Nhân Quả củachính mình thì mình phải lo lấy, chứ còn các vị Hộ-Pháp không có thể nàoxen vào cái chuyện Nhân Quả chúng ta được.

Đây cũng làmột lời pháp rất sắc bén để chúng ta nhận định rõ rệtlà khi ra đi ta chỉ được theo A-Di-Đà Phật. Hôm qua nói về lờinguyện cầu Phật hiện thân cho thấy, đây là thấy trong lúc lâmchung. Xin nhắc lại là chớ nên hiếu kỳ, đừng nên ngày đêm nguyệncầu thấy được Phật. Vì tất cả những người hiếu kỳ đó thường thường đều điđến chỗ trở ngại trong giờ cuối cùng, làm cho họ có thể rất là khó khăn!

Hôm nay chúngta đi tiếp một cái đoạn văn nữa rất là nhỏ nhưng mà cũng rất là quan trọng, đólà lời nguyện, gọi là nguyện Phật thị hiện "Tướng Hảo QuangMinh", chư Bồ Tát thị hiện với "Tướng HảoQuangMinh"nữa lạ lắm. Quý vị nghe những lời nguyện vãng sanh của chư Tổkhi hồi hướng, trong đó có từng điểm từng điểm quan trọnglắm chứ không phải là các Ngài nguyện tùy thích đâu. Tức lànguyện Phật thị hiện cho con được thấy và nguyện thấy "TướngHảo Quang Minh", đây là một điều rất là quan trọng.

Thường thường,như chúng ta đã biết về phương pháp hộ niệm thì mỗi một pháp môn có mỗicách hộ niệm khác nhau. Cho nên nếu chúng ta tu học theo pháp mônTịnh-độ để trở về Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta nhất định phải nghiên cứu vềDi Đà Tịnh-Độ, nghiên cứu về đại nguyện của Đức A-Di-Đà, nghiêncứu những lời khai thị của những vị Tổ Sư trong Tịnh- Độ Tông. Cónhư vậy chúng ta hộ niệm mới chính xác được.

Nhiều người sơý, khi nghe nói tới hộ niệm thì vội vã chạy tìm tất cả những sách vởngười ta nói về hộ niệm đem ra nghiên cứu, sau cùng rồi thì ứng dụng sai!Vô cùng sai!

Như hôm quachúng ta đưa ra một câu chuyện, là các vị tu tự lực họ không bao giờ chấpnhận theo một vị Phật nào hết. Tại vì họ tự lực tu chứng mà. Họ khôngchấp nhận theo vị Phật nào thì A-Di-Đà Phật xuất hiện ra họ cũng khôngchấp nhận luôn. Cho nên mới có câu: "Phùng Phật Sát Phật, Phùng MaSát Ma"là như vậy. Họ không theo đâu. Nếu chúng ta đemnhững chuyện hộ niệm của Tịnh-Độ Tông mà hỏi một vị màhọ không tu theo Tịnh-độ thì nhất định các Ngài sẽ nói theo cáchkhác, làm cho tâm hồn chúng ta có thể sẽ bị chơi vơi, chao đảo!

Ví dụnhư các vị tu theo pháp Tiểu-Thừa, thì theo như ngàiHòa Thượng Trí Tịnh giải thích, các Ngài đó chỉ nghiên cứu những kinh điểncủa Đức Bổn Sư nói trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, nói trong cõi Ta-bà màthôi. Các Ngài đó không biết đến những vị Phật trên mười phương Phápgiới. Còn chúng ta tu theo Tịnh-độ Tông là tu theo Đại-Thừa Giáo, Phậtnói rộng trên mười phương pháp giới. Chính vì vậy mà có nhiều người nói rằng làkhông có Phật A-Di-Đà, nghe vậy thì ta nên hiểu rằng các vịđó thực ra họ tu theo các giáo phái thuộc về Nhị-Thừa, họ chỉy cứ những kinh điển ở trong cõi Ta-bànày thôi. Nếu mà họ không xem qua kinh Đại-Thừa, thì họkhông biết chuyện hộ niệm này đâu.

Rõ rệt!... Cũnglà trong Phật Giáo nhưng có tới tám mươi bốn ngàn Pháp môn tu tập. Chúngta tu theo pháp niệm Phật đi về Tây Phương thì nhất định chúng ta chỉ nêny cứ vào pháp hộ niệm của chư Tổ Sư trong Tịnh-độ thì chúng ta hộniệm mới chính xác và mới cứu người vãng sanh được.

Trởlại vấn đề hết sức quan trọng hôm nay. Tại sao các Ngài thường nguyệnlà "Tướng Hảo Quang Minh"? Ngay trong lời nguyện của ta cũngvậy, "Nguyện khi con lâm chung không còn chướng ngại, biết trước ngàygiờ, thấy A-Di-Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Chư Đại Hải Chúng, Tướng HảoQuang Minhhiện thân tiếp dẫn...". Vì thật sự là có nhiều pháp mônthuộc về tự lực họ không bao giờ chấp nhận một tha lực nàohết. Trong pháp tu của họ, tất cả mọi cảnh giới đều chỉlà sự thử thách của tâm họ mà thôi! Cũng giống như một người chiếnsĩ ra giữa trận tiền thì lúc nào cũng phải xem chừng kẻ địch, chứ ítkhi thấy những người hiền lương như người ở quê nhà. Chính vì vậy mà… cónhiều cái pháp hộ niệm người ta diễn tả một vị Bồ-Tát có hình tướng dễ sợ lắm.Thật sự có tài liệu nói như vậy. Họ diễn tả A-Di-Đà Phật có thântướng đen, có cặp mắt to, có sừng luôn!... Người ta nói vậy đó. Ngườita nói là ánh sáng của Phật chói chang, nhìn vào muốn nổ conmắt, còn ánh sáng của Ma Vương lại mềm mại, uyển chuyển. Nghe vậy, cónhiều người hỏi, như vậy thì chúng ta biết tin ai? Người thìnói ánh sáng của Phật dịu dàng, còn có người thì nói quangminh của Phật chói chang, như vậy mình biết tin theo ai?

Thật ra, đó làdo phép tu của họ mà nó biến ra như vậy. Phật gọi "NHẤT THIẾT DUYTÂM TẠO". Với Tịnh-Độ Tông chúng ta luôn luôn khiêm nhường, thànhkính. Nhìn hình tướng A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí trên bàn thờ, quý vịthấy khuôn mặt của các Ngài luôn luôn hiền từ và lúc nào nhìncác Ngài thì mình cảm thấy an lành liền. Nhưng khi vàonhững tự viện khác, nhất là đi vào các giới Mật-Tông, quý vị sẽthấy những hình tượng khác liền! Họ diễn tả những khuôn mặt của Phật khônghiền, và hình tượng của những vị Kim-Cang Tát-Đõa dữ lắm. Thật ra đó lànhững biểu tượng nói rằng: Cái ma chướng, cái nghiệp chướng, cái vọng tâmcủa mình nó "Dữ" như vậy đó!...

Để đối trịvới những chướng nạn này, phương cách của họ là quyết lòng lăn xả vào vòng nghiệpchướng để:

Phá nó. Tiêunó. Phải chiến thắng nó thì mình được chứng đắc. Nếu không chiến thắngthì mình phải chịu thất bại!

Còn phươngpháp của Tịnh-Độ Tông thì không phải nhào vào trong nghiệp chướng để phánghiệp chướng, diệt nghiệp chướng để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc,mà phương pháp của Tịnh-Độ Tông chúng ta là:

Lycái nghiệp ra.Ly cái khổ ra. Xa lìa cái nghiệp chướng đi. Tất cảnhững cảnh ác… mình xa lìa đi.

Mình trở về cáicảnh giới an nhiên thanh tịnh, gọi là "Tâm Tịnh Quốc Độ Tịnh".Vì chúng ta xa lìa trận tiền ra, nên chúng ta mới trở về được cái hậuphương an lành. Hậu phương chúng ta luôn luôn có các vị Bồ-Tát, có chưThiên-Long Hộ-Pháp, có quang minh của Phật che chở, cho nên người niệmPhật thường ở trong cảnh giới hiền từ. Kinh của Tịnh-độ nói, khi về trênTây Phương thì chúng ta gặp Chư Thượng Thiện Nhân.

Còn các Ngài tutự lực quyết phá nghiệp để về Niết-Bàn, cũng là Chư Thượng Thiện Nhân đó,nhưng trước khi về đó, các Ngài thường thường gặp quỷ Tiêu-Diệntrước. Quỷ Tiêu-Diện đó thật ra là Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, nhưng mà cái tâmcơ của con người quá ư khắt khe, nên Ngài mới thị hiện ra hình tướngnhư vậy!

Biết như vậyrồi thì chúng ta đừng nên nghiên cứu rộng, nhiều khi không hiểu lỡ lạc vàocon đường khác thì bị trở ngại! Có nghĩa là chúng ta một lòng cầu A-Di-ĐàPhật phóng quang tiếp độ. Ngài đại từ đại bi thì quang minh của Ngài cũng đạitừ đại bi. Tâm của chúng ta hiền lành, chất phát, thật thà, chí thành, chíkính thì ứng vào cái tâm đó, A-Di-Đà Phật cũng ứng hiện ra những quangminh hiền lành tươi mát để cứu độ chúng ta. Hòa Thượng Tịnh Không nói, ánh sángcủa Phật lúc nào cũng nhu nhuyễn, hiền hòa, còn ánh sáng của Ma Vương thì giốngnhư có gai, làm nổ con mắt. Nói vậy là Ngài ứng vào Tịnh-Độ Tông để khaithị cho chúng ta.

Như vậykhi ra đi chúng ta cứ nhìn A-Di-Đà Phật. Ngài sẽ hiền hòa giống như tấmhình đó ứng hiện ra mà cứu chúng ta về Tây Phương. Đó gọi là "Tướng HảoQuang Minh".

Nhớ lấy nhữngđiểm này, chớ nên nghiên cứu mà có thể gặp những chuyện trở ngại. Tạivì rất nhiều, xin thưa thật là có rất nhiều phương pháp hộ niệm khác lạlắm! Chúng ta không nên sơ ý áp dụng vào mà nhiều khi bị trở ngại, khôngđược vãng sanh.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 23)

Nam mô A-Di-Đà Phật.

Ngày hôm qua chúng ta cónhắc đến vấn đề hộ niệm có nhiều phương pháp, chứ không phải một.

Một pháp môn tu,một tôn giáo, một xứ sở… đều có cách hộ niệm riêng của họ, khác nhauchứ không phải giống nhau. Sở dĩ khác nhau như vậy là vì cái chủ đíchcủa họ khác nhau. Ví dụ như bên Thiên Chúa Giáo là người ta giúp đi về một cảnhTrời, bên các Tôn Giáo khác người ta giúp về cảnh Người, còn ở đây thì chúng tagiúp cho một người khi xả bỏ báo thân đi về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc vớiA-Di-Đà Phật.

Ngay trong Phật giáo chúngta, vì pháp môn tu khác nhau, cho nên cách hộ niệm cũng khác nhau.Chính vì thế, nếu chúng ta một lòng một dạ muốn vãng sanh về Tây Phương CựcLạc, thì phải nắm cho rõ cái phương pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông để đưa ngườihữu duyên đi thẳng về Tây Phương Cực Lạc với A-Di-Đà Phật. Trong kinh nói,ta vãng sanh về được Tây Phương Cực Lạc thì trong một đời, có nghĩa là chúng takhông còn một đời nào khác nữa, sẽ thành tựu đạo quả.

Vì pháp môn khácnhau kèm theo những cách hộ niệm tương ứng khác nhau, nênkhi nghiên cứu về hộ niệm xin chư vị cần cẩn thận, đừng nên sơý. Cách đây cỡ chừng mấy năm, chính Diệu Âm đã đọc được hai tài liệunói về pháp hộ niệm rất là khác lạ! Ví dụ như người ta nói, khi một người sắpchết thì tới đè chỗ động mạch cổ, hễ thấy máu chạy lên thì mởra, máu chạy xuống thì chận lại, đừng cho máu chạy xuống(?). Họ nói, máuchạy lên đầu thì thần thức sẽ theo máu chạy lên đầu. Sau đó thì phải cạomột điểm lở tại đỉnh đầu cho máu chảy ra, để thần thức theo đó mà thoát rangoài?!...

Rõ ràng là trong Tịnh-ĐộTông không có nói chuyện này, và trong kinh Phật cũng không có nói đếnchuyện này, nhưng lại có người đã viết ra sách hướng dẫn làm nhưvậy. Lúc xem sách đó thì kiến thức hộ niệm của tôi cũng chưa cóvững lắm, nhưng thấy rằng đây là điều không được tự nhiên, nênDiệu Âm không dám làm theo, và đã gói cuốn sách đó cất đi, không có dámphổ biến ra.

Như hôm trước mình có thôngbáo, có những người hộ niệm nhưng lại dùng cái phương thức gì riêng của họ,mình không biết! Với người chết mới có 2 tiếng đồng hồ, họ dùng cáingón tay ấn vào những huyệt đạo của xác người chết,và người ta kể lại rằng họ ấn đến nỗi thịt lúnvô... Phương pháp này cũng không thấy nói trong Tịnh-ĐộTông, trong kinh sách của Tổ Sư để lại cũng không thấy nhắc nhởtới chuyện này.

Chính vì vậy, ngày hômqua mình đã nhắc nhở nhau là chớ nên hiếu kỳ, đừng cứ nghe đâu làmđó, đừng thấy sách nào có chữ "Hộ Niệm" cũng đem ranghiên cứu, rồi áp dụng mà nhiều khi bị sai! Từ chỗ sai đócó thể dẫn đến những điểm nguy hiểm mà không hay!...

Trong thế gian cũng cónhững phương pháp hộ niệm hơi lạ lắm! Ví dụ như khi có người chết người tađem một nải chuối, để trên bụng của xác chết, rồi đem một con dao đè lên.Ví dụ, có một lần ban hộ niệm kia được mời tới hộ niệm, chị trưởngban hộ niệm có điện thoại cho tôi, lúc đó tôi đang ở Việt Nam. Chị nóirằng, anh Diệu Âm ơi! Chỗ đó người ta mời chúng tôi đến hộ niệm, nhưngngười ta để một nải chuối lên bụng rồi đè lên một con dao thật to.Như vậy bây giờ làm sao đây? Các vị hộ niệm không dám nêu ýkiến... Diệu Âm mới trả lời trong điện thoại rằng: "Thôi! Bây giờnói với các vị đó, thay vì để con dao thì còn yếu lắm, hãy lượm mộtquả lựu đạn để lên!... Tại vì quả lựu đạn nó mạnh hơn!”...

Chúng ta phải hiểurằng, hộ niệm vãng sanh về Tây Phương nó có nguyên tắc, nócó quy luật đàng hoàng, chứ không phải cứ nghe tới hộ niệm rồi cái gìcũng nghiên cứu, cái gì cũng áp dụng được... Thật sự nhiều khi bịsai!

Có nhiều ngườikhi nghiên cứu bên Mật-Tông, nhất là bên Mật-Tông, phương pháp hộniệm của họ hơi giống như một pháp chiêu hồn, rất là thần bí! Chỉ có cácvị Pháp Sư ở đó biết mà thôi, chúng ta không biết được! Nếu không biết màchúng ta đem những cảnh giới của họ giảng giải và hướng dẫn cho thần thứcngười đó đi, thì coi chừng thần thức bị lạc đường! Vì nên nhớ, đã là “MẬT”thì không dễ gì mà chúng ta hiểu đâu! Không hiểu mà áp dụng bừa bãi thì rất làtrở ngại!

Xin thưa thật, cónhiều nơi đi hộ niệm, nhất là các vị ưa nghiên cứu, tự nghiên cứu lấyrồi đem ra áp dụng. Khi gặp Diệu Âm, thì tôi cũng nói thẳng thắnrằng, những điều này tôi không biết, nên tôi không dám khuyếnkhích áp dụng. Tại vì, khi áp dụng một phương pháp, chúng ta cần phải nắm chovững, phải biết cho rõ, có “” có “SỰ” đànghoàng mới được. Còn mà cứ mở một cuốn sách ra, chưa rõ là ngườita tu như thế nào, cứ thấy đến là áp dụng, có thể sẽ dẫndắt cái thần thức của người đó đi vào chỗ hết sức là nguy hiểm!

Chính vì vậy khi chúng tahộ niệm cần hiểu rõ phương pháp. Khi nghe và hiểu được những vấn đềnày, quý vị có thể càng ngày càng vững tâm hơn. Phải nắm cho vững là cái pháp tuchính trong Tịnh-Độ Tông chúng ta là CẦU VÃNG SANH, cầuA-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ.

Chúng ta cónhững phương pháp tu, ví dụ như: “Quán Tượng Niệm Phật","Trì Danh Niệm Phật", còn pháp "Quán Tưởng","Thật Tướng" thì quá cao... chúng ta không códám đem ra phổ biến tại đây.

"Quán Tượng" nghĩalà gì? Là chúng ta nhìn hình Phật, làm cho những nét của hình đóănsâu vào tâm của chúng ta. Ví dụ như trong khung cảnh Niệm Phật Đườngcủa chúng ta, chung quanh đều có treo hình Phật, nhờ vậy chúng ta đihướng nào cũng thấy hình Phật, thì đây là chúng ta áp dụng phương pháp QuánTượng. Quán Tượng Niệm Phật là dùng hình tượng đó tượng trưng choA-Di-Đà Phật và chúng ta ghi sâu hình tượng đó vào lòng, để khi lâmchung thì một đồng tu hay ban hộ niệm đem hình Phật ra để trước mặt chúngta rồi họ giới thiệu:

“Bác ơi! Chị ơi!… đây làA-Di-Đà Phật, Ngài sẽ phóng quang đến tiếp dẫn chị, tiếp dẫn bác… đi về TâyPhương” .

Và người bệnh đó cứnhìn hình Phật cho thật rõ ràng. Thì khi “Tâm”của người đó mà thành,và “Sự” mà thèm muốn vãng sanhtha thiếtthì A-Di-Đà Phật sẽ cảm ứng lờinguyện của người bệnh đó, chớ không phải cảm ứng lời nguyện của người hộniệm.

Người hộ niệm chẳng qua là:

- Nhắc nhở cho người đó phát tâm NiệmPhật.

- Nhắc nhở cho người đó thathiết nguyện vãng sanh.

- Nhắc nhở cho người đónhìn cho rõ hình Phật đó.

A-Di-Đà Phậtsẽ nương theo cái tâm đó mà hóa hiện ra, tức là "Hóa-Thân"của Ngài, gọi là "Hóa Phật vô số ức"là như vậy. Ngài sẽ ứng hiện ra và chính người bệnh đó thấy được, cónhiều người có thể báo được, có nhiều người không báo được vì mệt quá.

Để cho người đó theoA-Di-Đà Phật mà đi vãng sanh thì Hòa Thượng Tịnh Không đã nói rõ ràngrằng, khi chư vị đã thấy A-Di-Đà Phật ứng hiện ra rõ rệt, thì chư vị cứvững lòng theo Ngài mà đi vãng sanh, không sao hết, hoàn toàn khôngcó chuyện gì trắc trở xảy ra hết. Còn như có một vị nàokhác hóa hiện ra không đúng như hình Phật trước mặt, thì xin chư vịcứ làm lơ đi, một lòng nhiếp tâm niệm Phật, khi mà mình nhiếp tâm niệmPhật một tiếng, hai tiếng, ba tiếng... thì tất cả những hình tượng đó sẽ chaođảo liền, tại vì đó không phải là A-Di-Đà Phật, và không đúng làA-Di-Đà Phật thì nhất định phải chao đảo, tại vì khi cái tâm mình chânthành nó cảm ứng, và trong lời niệm của mình phát ra hào quang, vàA-Di-Đà Phật, chư Thiên-Long Hộ-Pháp gia trì vào đó, nên không có mộtngười nào dám có thể vững lòng và tiếp tục lường gạt người bệnh được.

Đây là những điểm mấu chốtrất quan trọng để khi mình lâm chung, hoặc khi mình khai thị trước ngườibệnh cho vững vàng. Mình cũng vững vàng, người bệnh cũng vững vàng, thì họsẽ dễ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nhớ rằng, thường thường trướcnhững giờ phút lâm chung, vì có quá nhiều phương pháp hộ niệm khácnhau để hộ niệm cho người bệnh, nên luôn luôn chúng ta phải nhắcnhở người nhà chú ý. Ví dụ như ngày hôm nay có một người ở bên Mỹ, nói là ngườimẹ của họ đã sắp chết rồi mà người nhà thì chưa muốn mời ban hộ niệmđến. Họ đang lo hết chuyện này, đến chuyện nọ. Lo coi ngày, locoi giờ, lo liên lạc với nhà quàn, lo đủ thứ hết… Sự lo lắng chỗ nàychỗ nọ, thì đây cũng là phương pháp hộ niệm đó, nhưng mà hộ niệm để đưathần thức vào con đường khổ ải, chớ không phải là hộ niệm để thần thứcđược vãng sanh!

Vậy thì, khi khaithị phải dặn dò người nhà nên nhớ là cần phải mời người hộ niệm, người hộniệm phải đến bên cạnh người bệnh càng sớm càng tốt, đừng để quá trễ. Vìđến lúc đã quá trễ rồi thì ban hộ niệm không thể hướng dẫn cho người bệnhđi vãng sanh được!

Những lời này hoàntoàn chỉ là những điềuhết sức cụ thể, mong cho chúng tacó thêm chút ít khả năng, có được tư thế để cứu độ đồngtu với nhau, cứu độ cho chính chúng ta được vãng sanh về Tây Phương CựcLạc, đừng để bị sơ suất mà nhiều khi trở ngại.

Nam mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 24)

Nam Mô A Di Dà Phật

Ngài Ấn-Quang Đại Sư cónói: "Bỏ đường tắt Tây Phương chín cõi pháp giới chúng sanh khó tròncõi giác. Rời cửa mầu Tịnh-độ mười phương chư Phật không vẹn toàn độkhắp quần mê".

Ngài Pháp Đảnh Đại Sư cónói: "Thời mạt pháp nàykinh sám không còn đủ lực nữa. Chỉ còn có câu A-Di-Đà Phật".

Chính đức Thích-Ca Mâu-NiPhật nói: "Thời mạtpháp vạn ức người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc. Người nào nương vàopháp niệm Phật thì thoát được luân hồi".

Chư Phật, chư Tổ đều dạyniệm Phật. Trong thời mạt pháp với cái hàng phàm phu tục tử như chúng ta, tộichướng sâu nặng, thì chọn pháp môn niệm Phật là chúng ta đã đi đúng. Trongtám vạn bốn ngàn pháp môn, nếu không niệm Phật thì nhất định với hạng tội chướngsâu nặng như chúng ta không thể nào tránh miễn con đường lục đạo luân hồi, màtrong đó tam ác đạo cũng có thể dự phần!

Tu đúng pháp môn, nhưng màchúng ta cũng phải biết phương pháp hỗ trợ tích cực cho nhau khi xả bỏ báothân, tức là phương pháp hộ niệm. Biết phương pháp hộ niệm mới có khả năng vãngsanh, còn không thì thực sự là khó! Biết cái pháp môn rồi nhưng còn phải ứngdụng cho đúng nữa. Như hôm qua chúng ta đã đưa ra những cái trạng huống hộ niệmsai lệch. Sai lệch đây không phải là nói chung mà là sai lệch conđường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Tại vì rõ ràng là:

Mỗi pháp môn có một cáicách hướng dẫn.

Mỗi một chủng tộc có mộtcách hướng dẫn.

Một cái tôn giáo có mộtcách hướng dẫn

để đi vào cảnh giới mà họ mong muốnchứ không phải là hướng dẫn đi về Tây Phương Cực Lạc.

Chính vì vậy mà ta quyếtlòng niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì ta phải áp dụng chothật chính xác, đúng phương pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông. Chư vị cũng từngđược biết qua là trong Tịnh-Độ Tông chúng ta đã đưa ra phương pháp hộ niệm, màhiện tại bây giờ rất nhiều người đang áp dụng và cái thành quả đã đưa đếnkhông thể nào ngờ được. Hiện tượng vãng sanh hiện nay trên khắp thế giới, nhấtlà ở Việt Nam, đến nỗi bất khả tư nghì, nhiều khi chúng ta không thể làm kếtoán được. Đây là một thực sự.

Như vậy thì chúng ta càngngày càng phải vững tin vào pháp hộ niệm của chư Tổ để lại cho chúng ta làchính xác, thù thắng và chúng ta cứ một mực như vậy mà đi, thì nhất định trongmột đời này đi cho tới Tây Phương. Nếu mà phần tự lực chúng ta càng giỏi nữacàng tốt. Trong tháng tới niệm Phật đường ở đây thêm một ngày tinh tấnniệm Phật nữa mong chư vị đồng tu cố gắng tham gia để quyết lòng đi cho tới TâyPhương trong một đời này chứ đừng nên sơ ý, đó là phần tự lực của chúng ta. Còncái phần giúp đỡ của ban hộ niệm, thì như hôm qua chúng ta đã nêu ra một số cáisơ suất trong khi hộ niệm, áp dụng sai. Thì hôm nay chúng ta cũng tiếp tục mổxẻ nữa để tránh những sơ suất, nhất là những người không chịu áp dụngnhững lời dạy của chư Tổ trong Tịnh-Độ Tông, mà lại đem cái kiến thức của mìnhđã học hỏi được từ trong những sách báo, trong những kiến giải nào đó rồiứng dụng vào phương pháp hộ niệm, có thể đưa đến tình trạng nguy hiểm.

Ví dụ như hôm qua chúng tađưa tới một cái chuyện là một người mới có tắt hơi hai tiếng đồng hồ, mà một vịtới hộ niệm đã dùng cái phương thức ấn vào những huyệt đạo trong cái xácchết, mà như người đó nói, ấn đến nỗi lún thịt vào, và họ nói rằng nhờ ấn vậymà người đó được vãng sanh! Thì xin chư vị là nếu gặp trường hợp như vậynhất định chúng ta phải mở kinh mở sách ra, mở lời Tổ ra, nếu không cóthì nhất định không được áp dụng. Có những cái mà người thế gianthường hay sử dụng là khi người bệnh sắp mất, họ chuẩn bị nào là nếp, gạo, đậu,vàng, bạc gì đó đổ đầy vào trong miệng người chết! Chuyện này trong kinhPhật không có nói và chư Tổ cũng không có dạy, xin chư vị nhất định đừng nêntham gia vào.

Có một lần tại ViệtNam, một người đã kể lại câu chuyện một vị đó đã hộ niệm cho một người nhưthế này, không biết là người đó đã đọc trong kinh nào của Phật mà dám áp dụngnhư vậy? Tức là khi mà người đó chưa tắt hơi, thì vị đó làm rất nhiềucái phép để cho người đó ra đi. Vì gia đình không biết cho nên tất cả đều phảituân chỉ chứ không dám cãi. Thì khi người bệnh đó chết xong, cỡ một tiếngđồng hồ sau thì người đó mới kêu: "Chưvị mang đến đây một thau nước ấm và cho tôi xin một que củi dài cỡ đâuchừng 7-8 tấc để tôi làm phép tiếp dẫn linh hồn đi về Tây Phương Cực Lạc".Người nhà không biết cho nên hễ nói sao thì làm vậy, mới đem thau nước và cáicây tới, thì vị đó đọc chú gì đó không biết, rồi lấy cáicây gõ gõ gõ từ dưới chân gõ lên tới đầu. Khi gõ lên tới đầu, tứclà lúc gõ đó thì người đó đã chết cũng hơn một tiếng đồnghồ, gần hai tiếng rồi mới làm vậy. Khi vừa gõ lên tới đầu, thì cáithân xác đó mới phun ra một cái vòi máu đỏ tươi tưới vào người thầy đó.Người đó liệng cái cây chạy ra ngoài giống như là điên khùng!... Đây là chuyệncó thật đã xảy ra ở tại Việt Nam.

Quý vị thấy đó! Nhất địnhchúng ta phải đi đúng kinh. Chúng ta phải y giáo phụng hànhlời Tổ,quyết không thể nào làm một điều gì sơ suất mà sai được.Trong pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông hướng dẫn về Tây Phương nó khác cáipháp mà của thế gian áp dụng. Tôi ví dụ, thế gian người ta nói khi mà chết phảixoay cái giường quay đầu ra quay đầu vô gì đó để cho ngườichết đó đi không trở lại hay sao đó? Có rất nhiều người ứng dụngnhư vậy. Thì đây không phải là điều mà trong chư Tổ để lại, chúng ta khôngnên làm tới. Có những người nói rằng là nếu chết mà con cái khôngchịu khóc, con cái không chịu than thở làm cho người chết buồn, cho rằng là khita chết con cái không thương! Thì sự khóc lóc, kể lể bên cạnh ngườichết là một đại họa cho người ra đi. Như vậy thì khi biết được những điều nàyta phải nghe lời Tổ. Con cái trong nhà mà thương cha thương mẹ thì khi cha mẹra đi quyết lòng hộ niệm, niệm Phật và khuyên người bệnh quyết lòng niệmPhật cầu nguyện vãng sanh thì sẽ được cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-ĐàPhật để Ngài phóng quang tiếp dẫn về Tây Phương. Nếu mà con cái khôngchịu vâng lời, cứ lấy cái kiến thức thế gian ra áp dụng, khóc lóc... Thìxin thưa thực, người không biết tu, người không biết niệm Phật đến lúc chết đãchịu quá nhiều ách nạn, mà con cái khóc lóc làm cho tâm hồn họ thêm hãikinh! Hồn bay phách lạc! Nhất định họ sẽ đi vào cảnh giới vô cùng đau khổ!

Chính vì thế gian khôngbiết như vậy, cho nên mình cứ xét lại thử coi, hàng triệu người trên thếgian này ra đi, chắc chắn mình tìm không ra một người khi mà ra đi với cái thântướng mềm mại, tươi hồng. Mình tìm không ra một người có hiện tượng là ra đi màan lạc, gọi là thiện chung, không bao giờ có! Có nghĩa là sao? Có nghĩa làmột vạn người đã ra đi trong quá khứ, một triệu người đã ra đi trong quá khứ,tìm chưa ra một người có thể trở lại cảnh giới người. Xin thưa với chư vị đâylà sự thực! Chúng ta phải cẩn thận. Chính vì vậy hôm nay ta biết đượccái phương pháp hộ niệm, xin chư vị đối với những điều cấm kỵ mà chư Tổ đãđưa ra chúng ta phải cần nắm cho vững.

Thứ nhất: Khuyên người cònsống hãy lo niệm Phật đi. Một vài chục năm trên thế gian này không bao nhiêucả! Số mệnh chắc chắn đã có an bày rồi. Số mệnh gì? Thân nghiệp báo này chắcchắn sẽ có một ngày phải ra đi, không thể nào trốn chạy được. Nhưng nếu lơlà, không chịu tu hành, thì cái ngày ra đi đó sẽ xác định là bắtđầu một sự đại họa trong tương lai rất dài, dài vô cùng! Cho nên khuyên ngườinhà ráng lo tu hành. Tu hành trong thời mạt pháp này nhất định niệm câu A-Di-ĐàPhật mới giúp ta thoát khỏi vòng sanh tử. Tập buông những cái gì của thế giannày xuống đi.

Thứ hai: Cố gắng con cái nênnghiên cứu hộ niệm đi. Hộ niệm là như thế nào? Là nhất định phải xoay quanh bađiểm TÍN-NGUYỆN-HẠNH.Tin tưởng cho vững vàng, phát Nguyện vãng sanh Tây Phương tha thiết và trì giữcâu nguyện A-Di-Đà Phật. Nhất định phải trì giữ, trì giữ ngày trì giữ đêm. Nếumà trì giữ những cái khác nhất định bị lạc liền, và những điều cấm kỵtrong những lúc lâm chung phải nhớ. Đối với người ra đi:

Không được quyến luyến thế gian.

Không được ham thích thế gian.

Không sợ chết.

Phải có tâm hồn thoảimái coi như việc chết sống đối với ta không có ý nghĩa nàocả. Ta liệng cái thân này để ta về với Phật, thì cái ngày đó là ngàyta giải thoát. Con cái trong gia đình phải nhớ những điều cấm kỵ:không được khóc, không được đụng chạmvào thân thể ít ra là tám tiếng đồng hồ. Nếu mà tám tiếng đồng hồ chưaviên mãn, thì con cái phải năn nỉ, lạy lục ban hộ niệm, xin họ hộ niệmthêm tám giờ nữa, để may ra người đó được vãng sanh về Tây Phương CựcLạc.

Nếu mà chúng ta cứ làm nhưvậy. Tất cả những cái kiến giải của thế gian bắt đầu từ đây xin chư vị phải gạthết ra, nếu không gạt ra, thì coi chừng khi hộ niệm cho người bệnhchúng ta áp dụng những cái kiến thức sai đó sẽ làm cho người bệnh,thay vì vãng sanh về Tây Phương, họ phải bị đọa lạc.

Mỗi ngày chúng ta cốgắng đi sâu một chút về những gì cụ thể của phương pháp hộ niệm.Mong tất cả chúng ta ai ai cũng nắm vững vàng và chúng ta nhất định trongmột báo thân này vãng sanh về Tây Phương một đời thành tựu đạo quả.

Nam mô A Di Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 25)

Nam mô A-Di-Đà Phật,

Hộ niệm vãng sanh,một sự thành tựu bất ngờ mà nhiều người có mơ, mơ cũng không tin!Pháp niệm Phật nó quá dễ và sự thành tựu nó quá dễ, dễ đến nỗi mà mộtngười bình thường có nằm mộng, mộng cũng không gặp! Ấy thế mà người ta niệmPhật hộ niệm vãng sanh là thật sự, một cái thành quả đưa một người trongmột đời thành VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. Thật là thù thắng! Bất khả tưnghì!

Có nhiều người,vì nghiệp chướng sao đó không biết(?), họ không tin vào câuA-Di-Đà Phật! Người ta thắc mắc tại sao lại cứ niệm"A-Di-Đà Phật... A-Di-Đà Phật..." mà được vãng sanh dễ dàngnhư vậy?

Hôm trước đi qua bên ÂuChâu có những người đưa ra ý kiến như thế này: Tôi thấy có người tusuốt cả cuộc đời, nhưng sau cùng khi ra đi họ không được vãng sanh,thì làm gì mà anh nói, cứ tới hộ niệm cho một người mà được vãng sanh? Tôi mớinói rằng, tại vì anh tu suốt cuộc đời mà anh không được vãng sanh cho nêntôi không tu theo anh. Tại vì anh tu bảy-tám chục năm, năm-sáu chục năm màsau cùng anh thất bại, anh vẫn trôi lăn trong lục đạo luân hồi, thì bây giờ tôitheo anh, tôi tu năm năm, mười năm... làm sao tôi được vãng sanh? Làm sao tôiđược thoát qua sinh tử luân hồi?

Cho nên câu hỏi này nó giúpcho tôi ngộ ra con đường tu hành. Tôi phải tu theo người nàomà người đó nói rằng, nếu anh tu giỏi anh sẽ được chứng đắc cao, anh tutrung trung anh sẽ được chứng đắc trung bình, anh tu tệ thì hạ phẩm hạ sanh anhcũng được phần, thì tôi sẽ theo người đó, vì được như vậy tôi mới cókhả năng trong một đời này hy vọng thành tựu. Chớ bây giờ anh thố lộ ra rằng,anh tu suốt cuộc đời mà không được gì cả, thì tôi theo anh để được gì?

Pháp môn niệm Phậtlà pháp môn dễ hành mà dễ đắc. Sở dĩ dễ đắc là do sự gia trì củaA-Di-Đà Phật. Có rất nhiều người không chịu tiếp nhận sự gia trì này, nênhọ đành phải tu khổ cực cả một cuộc đời, nhưng mà sau cùng rồi con đường sinhtử vẫn còn nguyên vẹn, không thoát ra được! Vì không tin vào câuA-Di-Đà Phật có thể đưa một người vượt qua ách nạn của thân mệnh này,vượt qua những phiền não chập chùng, những oán nạn... mà họ không vềtới Tây Phương Cực Lạc.

Nhiều người có biếtqua phương pháp hộ niệm, nhưng họ lại ứng dụng đủ cách, họ vay mượn đủcách hết, để sau cùng rồi họ cũng lại, thêm một lần nữa chứng nhận cho cáiđiều: Không tin rằng hộ niệm vãng sanh! Tại sao vậy? Tại vì, như hômqua mình có nói, họ ứng dụng không đúng pháp!

Tôi xin đưa ra đây một vàiví dụ để sau này nếu chúng ta gặp thì phải cẩn thận. Có người nói rằng,niệm Phật cần phải kèm theo sự vận khí, vận hành khí huyết... Tức là làmcho "Mạch Nhâm", "Mạch Đốc" xoay chuyển để... làm chocái gọi là đường sinh tử nó luân chuyển trong con người theo các"Luân Xa".

Ngài Ấn-Quang nói, niệmPhật là lo bề chân thành cầu Phật gia trì. Câu A-Di-Đà Phật làmột năng lực đưa chúng sanh phàm phu vượt qua sinh tử, vượt qua tất cảnhững thứ phàm phu tục tử đưa về tới cảnh thánh Tây Phương. Chớ tại sao đãniệm Phật mà lại còn dùng những cái lực gì đó của chúng sanhđể vận hành khí huyết, để rồi tiếp tục trôi lăn trong sinh tử luânhồi!

Ngài nói, niệm Phật mà đểvận khí, vận hành huyệt đạo, mở luân sa... coi như để tạo Nhân Điểnhay Nhân Điện gì đó, để tiếp nhận cái điển lực của vũ trụ... Ngài xácđịnh đó là tà đạo!...

Vì vậy, có nhiều ngườikhông tin câu A-Di-Đà Phật đưa người vãng sanh, họ mới vậndụng cái đó để sau cùng rồi đành phải chịu thất bại! Thật là đắng cay!

Ở bên Tây có một người đưara một phương pháp như thế này, tôi xin tạm thời không nói ra phương phápđó. Phương pháp đó tôi biết chắc chắn rằng không phải là từ trong kinh Phật,tại vì danh xưng của phương pháp đó không có trong tiếng Việt, cũng khôngcó trong tiếng Hoa, mà âm của nó lại giống tiếng Đức hay tiếng Anh gìđó(?). Không có trong kinh Phật.

Vị đó nói, niệmPhật phải nhờ đến cái phép này hỗ trợ thì mới được vãng sanh. Nếu không có cáiphép này hỗ trợ thì không được vãng sanh! Đã có nhiều người chạy theo cáiphép đó. Tôi mới nói, cái pháp này không có trong kinh Phật, nên tôi khôngtheo. Nếu có một cái pháp cao hơn pháp niệm A-Di-Đà Phật, thìchắc chắn đức Thế-Tôn cũng đã nói trong kinh rồi, cũng đã dạy cho chúng sanhrằng vào 500 năm lần thứ năm, tức là 2500 năm (sau khi Phật nhậpdiệt), sẽ cần có một cái pháp đó hỗ trợ vào pháp niệm Phật, thì chúngsanh mới được phước phần vãng sanh. Phật không có nói như vậy! Mà Phật đãnói, một câu A-Di-Đà Phật cứu độ chúng sanh trong chín pháp giới, khôngphân biệt lớn nhỏ, không phân biệt cao thấp, gọi là "Phàm Thánh TềThâu". Nhất định. Và cái pháp niệm A-Di-Đà Phật sẽ kéo dài đếnvô lượng vô biên kiếp, chứ không phải chỉ bắt đầu từ lúc có A-Di-ĐàPhật đến bây giờ, mới có mười kiếp là hết. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu NiPhật giới thiệu với chúng ta đến nay chưa tới 3.000 năm. Đâu có thể nàomà thay đổi lẹ như vậy?

Nếu thật sự, pháp niệmPhật mà còn phải nhờ vả đến một cái pháp nào khác hỗ trợ vào, thì chắcrằng A-Di-Đà Phật đã rời bỏ cõi Tây Phương rồi!

Tại vì cái lời thề của Ngàilà người nào niệm danh hiệu của Ngài, trước khi rời bỏ báo thân niệm được mườiniệm, nguyện vãng sanh với lòng kiên định như vậy, thì người đó sẽ đượcvãng sanh về Tây Phương, nhất định một đời thành A-Duy-Việt-Trí Bồ-Tát, chờngày thành Phật, gọi là Bất-Thoái-Chuyển để thành Phật. Ngài đã nói ra câu nóiđó mà bây giờ phải nhờ tới một cái pháp nào khác, mà cái pháp đó lại từ bênTây, từ bên Mỹ... đưa vào, thì rõ ràng Ngài phải rời bỏ Tây Phươngrồi, Ngài xuống làm phàm phu rồi! Đâu có cái chuyện như vậy? Ấy thếmà nhiều người vừa mới nghe thấy hay hay thì chạy theo liền!...

Cho nên tôi khuyên các vịđó, nhất định trong thời Mạt Pháp này, xin chư vị phải "YPHÁP", "Y KINH", không được "Y THEO NGƯỜI".Nếu chư vị y theo người, thì cái cơ hội vãng sanh Tây Phương Cực Lạctrong một đời này, ngay trong đời này chứ không đâu hết, nhất định sẽ luốngqua! Tại vì sao? Tại vì niềm tin quá yếu! Vì không tin tưởng vào kinh Phật. Vìniềm tin quá yếu nên mới vay chỗ này mượn chỗ nọ. Người ta đã mượn nhữngphương pháp lạ lùng quá rõ rệt như vậy mà cũng chạy theo! Trong khi kinhPhật đã nói minh bạch, Ngài Đại Thế Chí nói (Ngài Đại Thế Chí là vị đứngbên phải của đức Phật A-Di-Đà), Ngài Đại Thế Chí nói tức là đức Phật nói, lànhất định phải, "Thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật không được vay mượncái gì khác, thì tâm tự khai mở", tức là tự chứng đắc. Ngài nói rõrệt rằng, phải "Đóng hết sáu căn lại"... Thế mà, chư vị đời nàyvừa gặp được câu A-Di-Đà Phật, mới khởi tin chút chút mà đã bắt đầu:

Thấy cái này lạ lạ, chạytheo. Mở cái ý ra rồi!

Thấy sách kia hayhay, (mua về) nghiên cứu. Mở con mắt ra rồi!

Nghe chuyện gì hay hay,(hiếu kỳ) chạy theo. Mở cái tai ra rồi!

Không chịu đóng lại. Khôngchịu đóng lại thì nhất định không thanh tịnh! Không thanh tịnh thì bây giờcó niệm Phật cho suốt đời đi nữa cũng không được vãng sanh về Tây Phương CựcLạc.

Cho nên xin thưa rằng,phương pháp hộ niệm thật sự là một pháp tu từ "A" cho đến"Z" luôn, từ đầu cho đến cuối luôn.

Trong khoảng mười năm nayDiệu Âm này đi khắp nơi hô hào về phương pháp hộ niệm. Người ta ứng dụng: Vãngsanh, vãng sanh, vãng sanh... Người nào tin tưởng vững vàng: Vãng sanh.Tôi qua bên Âu Châu tôi có dịp may, gặp người đó trên đường đi từĐức qua Paris. Gặp người bệnh tôi ghé vào hộ niệm. Hộ niệm nhưngthấy ông ta còn tỉnh. Thôi được rồi, anh cứ tiếp tục niệm Phật như vậy tôiđi tiếp. Tôi đi rồi trở về, trở về trước khi mà ông ta tắt thở. Tôi đứng tôikhai thị rõ rệt trước mặt... Ông ta ra đi thoại tướng bất khả tư nghì! Rõ ràng"Mười niệm tất sanh".

Chúng ta ở đây nghiên cứu,thảo luận, bàn tán về vấn đề hộ niệm. Bàn rất kỹ, bàn chi tiết, chi tiết hơncác nơi đó rất nhiều, thì không lý nào mà chúng ta không được vãng sanh.Nếu tại chỗ này mà không được vãng sanh, xin thưa thực là:

Tại vì chúng ta không chịuy giáo phụng hành.

Tại vì chúng ta không chịugiữ vững niềm tin.

Tại vì hằng ngày chúng tanghe những pháp hộ niệm này mà tỏ ra khinh thường, thấy quá đơn giản, quádễ dàng!

Quá dễ dàng thìtại sao người ta lại bỏ ra cả bao nhiêu ngàn đô-la đểkêu tôi từ đây qua tới bên Âu Châu để chỉ nói một vài lời? Tôicũng chỉ nói như vầy, chứ có khác gì đâu? Nhưng mà, phải chăng, vì ngườita bỏ tiền ra nhiều như vậy nên mới quý. Quý nên mới lắng nghe. Lắngnghe nên người ta áp dụng đâu thành tựu đó.

Xin thưa thực, ở đây chúngta có cái duyên, cái phước để hiểu cặn kẽ từng cái lý một về vãngsanh Tây Phương. Xin thưa chư vị, tất cả mọi người ở đây, nếu ai màgiữ vững niềm tin sắt son, nhất quyết không thay đổi. Ai mà giữ vững tâm nguyệnnhất định một đời này sẽ được vãng sanh, không tha thiết gì cái trần gian nàynữa. Hãy buông đi. Casino? Buông ra đi. Thịt cá gì đó? Buông ra đi. Cạnhtranh ganh tỵ gì đó? Buông ra đi. Hãy trở về đây:

Giữ giới mà niệm Phật.

Thành tâm mà niệm Phật.

Thiệt thà mà niệm Phật.

Đủ rồi, không cầnnghiên cứu gì nữa cả.

Chắc chắn người nào cũngđược vãng sanh. Từng người, từng người... Nếu tới đây mà còn thèm nhữngthứ của thế gian này, mê cái kiến thức của thế gian này… Nhất định nó sẽlàm cho cái đầu của chúng ta quay cuồng cuồng! Những thứ ham muốn của thếgian nhất định nó làm cho cái tâm của chúng ta loạn hết! Nhất định tâm chúng tasẽ không định! Không định vào câu A-Di-Đà Phật thì không được vãng sanh!

Định vào câuA-Di-Đà Phật đi. Định vào Tây Phương Cực Lạc đi. Chỉ có vậy mà thôi, khôngcòn nghiên cứu gì nữa cả, nhất định chư vị được, theo như Đại Thế Chí nói: “Tâmsẽ khai mở", tâm sẽ đắc đạo, tức là tâm ta sẽ thành Phật. Thành Phậttức là đồng nghĩa với ta về Tây Phương. Nhất định như vậy.

Mong cho chư vị, ai về TâyPhương trước chứng minh cho lời nói này.

Nam mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀMỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 26)

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Trong thời mạt phápnày tìm cho ra một người tu hành để một đời này giải thoát khó dữlắm! Thứ nhất là vì con người trong thời này không chịu tu.Người chạy theo đường lục đạo sanh tử thì nhiều, còn tu hành thì khôngchịu tu! Lại có người muốn tu mà lại không tu theo con đường liễu giáothành đạo, mà thường đồng hóa chữ "Tu Hành" với một chút phướcbáu gì đó cho vui vui, cho tốt tốt... giống như những hội đoàn xãhội!

Trong khi đó thì phápmôn niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương là cái pháp môn chính yếu của đứcThế-Tôn dạy cho chúng sanh thực hiện, để trong thời mạt pháp này được vãng sanhmà rất nhiều người không tin. Chính vì vậy mà hôm qua mình có đưa vấn đềlà hãy cố gắng Nhiếp Tâm Niệm Phật, quyết lòng trong một báothân này mình về Tây Phương, đừng có nên mở cái lục căn mình ra để tiếpnhận những trào lưu bên ngoài mà coi chừng chúng ta bị loạn tâm, bị chao đảo...

Ví dụ, như nghiên cứu nhiềuquá là mở cái ý ra. Một khi mà cái ý mở ra thì chúng ta bị vướng vào gọilà “Tri Chướng”. “Sở Tri Chướng” là những kiến thức của thếgian nó ngăn cản con đường vãng sanh thành đạo. Và hơn nữa, khi mình tuniệm Phật để vãng sanh, tức là do thiện căn phước đức của mình lớnlắm mới gặp được và tin tưởng câu Phật hiệu. Hòa Thượng TịnhKhông nói, đi ra ngoài mình nói chuyện niệm Phật vãng sanh với người ta,một trăm người, nhiều khi tìm không ra một người, một ngàn người chưa chắc gìtìm ra được hai người tin tưởng! Lạ lắm! Quý vị đi cho thiệt nhiều rồi mớithấy. Như vậy thì người chống đối, bài bác, người ta tìm cách bẻcong bẻ quẹo chuyện vãng sanh là sự thường, nhiều lắm!...

Trong kinh Đại-Tập, Phật cóđưa ra danh từ gọi là “NGŨ NGŨ. Hôm qua mình có nhắc tớingũ ngũ, thì hôm nay nói ngũ ngũ luôn. "Ngũ Ngũ Kiên Cố".Ngũ là năm. Ngũ-Ngũ là năm lần 500 năm. Phật chia ra cứ 500 năm thành mộtkỳ. Trong kinh Đại-Tập Phật chia làm năm kỳ, thì kỳ cuối cùng tức làcái kỳ 500 năm lần thứ năm, tức là 2500 năm, ứng với chính cái thời kỳchúng ta đây. Nhất định chính là thời kỳ chúng ta. Thời kỳ này Phật gọi là"Thời Kỳ ĐẤU TRANH KIÊN CỐ".Ngài không nói tới thời kỳ thứsáu, không có 500 năm thứ sáu, tại vì 500 năm lần thứ năm là thuộc về mạt pháp,mạt pháp này nó sẽ kéo luôn tới 9000 năm nữa. Đây là trong thờigian đấu tranh kiên cố. Cho nên khi mình tu hành cần phải cẩnthận!...

Thời kỳ thứ nhất là"Giải Thoát" 500 năm, rồi thời kỳ "Thiền Định"500 năm. Hai thời kỳ này thuộc về "Chánh Pháp" (1000năm). Rồi đến thời kỳ "Đa Văn", thời kỳ "Tháp Tự", thuộcvề "Tượng Pháp" (1000 năm).Thời kỳ Tượng Pháp, triếthọc mở ra nhiều lắm. Rồi Tháp Tự, tức là chùa chiền cũng mọc lênnhư nấm. Đó là phước. Nghĩa là, cũng còn chút phước của thế gian, thuộc vềTượng Pháp. Qua đến 500 lần thứ năm, tức là từ 2000 năm trở đi thuộc về mạtpháp, sự "Kiên Cố" này nó không nằm ở những vấn đề khácmà nằm ngay ở chỗ "Đấu Tranh". Đấu tranh dữ lắm! Chonên khi chúng ta biết tu rồi, thì phải biết sợ cái chuyện này. Khi mởcửa ra nghiên cứu, thường thì ta đọc toàn là những chuyện đấu tranh không thôi!

Có một lần tôi qua bênMỹ, rồi qua bên Canada, thì tình cờ tôi đọc một bộ sách dày như thế này... dàyvầy nè. Tôi lật qua sẹc sẹc, chứ không phải là đọc. Người ta đưa ranhững lời chống đối Phật giáo. Họ chống không thể tưởng tượng được! Nghĩalà bất cứ một người nào xuất hiện ra trên thế gian này mà dưới hình dạng là mộtvị Sư, là một vị Tăng-Ni, là một Phật tử, một Cư Sĩ tu học Phật, cũng đềubị chống hết. Họ chống đến nỗi mà thành một bộ sách, hình như làhai-ba tập, dày như thế này! Khi nhìn vô... Xin thưa thực... mìnhkhông dám đọc! Tại vì mình đọc những lời đó, nếu lỡ mà nó thâmnhập vô tâm của mình, thì mình bị biến thành người có tâm phỉbáng Phật pháp. Dễ sợ lắm!

Chính vì vậy màđể thoát khỏi cái ách nạn gọi là "Đấu Tranh Kiên Cố" thìxin là, mình phải giữ cái tâm mình thanh tịnh. Cố gắng: Rời bỏ những cái kiến thức. Rời bỏ những cáithị phi. Rời bỏ những cái buồn phiền. Rời bỏ những cái, theo như Phật nói, làtam nghiệp thân khẩu ý.

Cáinày nó quan trọng lắm! Nếuví dụ như mình tu như thế này, gặp một người tới, người ta nói mình làloại người dị đoan mê tín, nếu mình mở lời cãi lại thì nhấtđịnh cái tâm của mình sẽ vướng vô cái bãi lầy này... cái bãi"Đấu Tranh". Nếu người ta viết một bài báo chửi mình, mà mìnhviết trả lời họ, thì nó lôi cuốn mình vô trong vòng gọi là "Đấu TranhKiên Cố" liền! Cái cạm bẫy này dễ sợ lắm! Chính vì vậy mà Hòa ThượngTịnh-Không... Quý vị nghe cứ nghe những lời của Hòa Thượng nói, không biếtngười ta có hiểu không(?), chứ còn tôi thì hiểu rõ lắm. Không biếtsao chứ tôi hiểu rõ lắm. Ngài nói:Người ta chửi mình...Nhất định mình không được chửi lại. Người ta nói xấu mình… Nhất định mình khôngnói xấu lại. Người ta có quyền phỉ báng mình... Nhất định mình không phỉ bánglại.

Tại vì nếu người tahạch hỏi mình những điều để cho mình cãi, mà mình cãi lại, thì mìnhbị lôi vào con đường đấu tranh. Mà lôi vào con đường đấu tranh chính làcái bẫy, cái cạm bẫy vô cùng nguy hiểm của suốt thời mạt pháp! Mà khi chui vàođó rồi thì nhất định không thể nào có thể vãng sanh, không thể nào vượt qua tamgiới. Cho nên, hồi trước mình không biết tu thì mình thường hay chốngngười này chống người nọ, nói xấu người này nói xấu người nọ, thì nay mình biếttu rồi, phải biết sợ cái cạm bẫy của thời mạt pháp! Nhất định không đượcchống. Bây giờ người ta chống mình, chống tới đâu đi nữa, cứ để nhữnglời chống đó bay vào trong không gian, nó mất hút đi... thì nhất định mìnhsẽ vượt thoát cái cạm bẫy này. Nếu không, quý vị tưởng tượng, hễ mình chống mộtcái thì cái chân mình lún vào trong cái bẫy. Mình cứ tưởng tượng cónhững cái bẫy, giống như cái bẫy chuột hay cái bẫy heo gì đó, nó quặp hai cáichân mình. Nếu tay mình mà giơ lên, thì hai cái tay mình đút vàohai cái bẫy khác nữa. Tưởng tượng như tay mình, chân mình, tứ chicủa mình đã bị những cái bẫy giữ rồi, nó kéo sệt... sệt...sệt... sệt... Kéo sệt vào hầm lửa! Làm sao mà mình có thể thoát ra được? Khôngcách nào có thể thoát ra được!

Vậy thì, khi mà chúngta biết được con đường vãng sanh về Tây phương, thì Phật nói những câu hết sứcđơn giản, không có gì khó khăn. Đừng đem những cáichuyện của thời “Đa Văn", tức là triết học, là những đạolý cao siêu, những cái gì bóng bảy của thời “Đa Văn” áp dụng vàođây. Không được! Tại vì chỉ áp dụng được trong thời gọi là tượng pháp vàtiền thời tượng pháp. Bây giờ đã đến thời mạt pháp rồi, ta không có quyền làmnhư vậy. Tại vì căn cơ chúng ta yếu lắm. Thời kỳ “Tháp Tự” cũng đãqua rồi. Tại sao vậy? Tại vì cái phước báu của con người thời mạt pháp quá yếurồi, không còn nữa. Chính vì vậy mà ngài Ấn-Quang Đại Sư đưa ra một cái mẫu đạotràng trong thời mạt pháp này. Không biết là Ngài có nói như vậy không? Mà thựcra hình như là trong tâm của Diệu Âm cứ nghĩ như vậy. Là tại vì thời này làthời "Đấu Tranh Kiên Cố". Muốn tránh được cái "ĐấuTranh Kiên Cố" thì không có cách nào khác hơn là hãy âm thầm lặng lẽmở một cái đạo tràng rất nhỏ, 10 người, 20 người, âm thầm lặng lẽ:Không mở bảng hiệu. Không trương cờ xí.Không có quảng cáo, cũng không có làm cái gì cả.

Để chi? Để âm thầmlen lén trốn tất cả cái đoàn người đó, cái đoàn người mà coi như là ức ức ngườiđi vào con đường khổ nạn! Chỉ có con đường biết lén lén trốn ra, thoát ra,để niệm Phật đi về Tây Phương. Chính vì vậy, chúng ta lập cái đạotràng này y hệt mẫu đạo tràng của ngài Ấn-Quang, bảng hiệu không có, âm thầmlặng lẽ, bốn bên hàng rào khóa lại, âm thầm mà tu... Nhất định những thứ:Nào lễ lộc, nào là cờ xí... tất cả những thứ đó đóng hết, để quanh nămsuốt tháng cùng nhau niệm Phật. Thì cái mẫu mực này là mẫu mực của ngàiẤn-Quang đưa ra để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu mà chúng takhông theo Ngài, xin thưa thực, Ấn-Quang Đại Sư là ai? Là ngài Đại-Thế-Chí,Ngài đã thấy trước hết trơn rồi. Ngài nói bây giờ... Phật giáo đến cái thời mạtpháp này cũng không còn khả năng để cứu chúng sanh nữa. Ngài nói vậy đó...

Ngài Hạ-Liên-Cư cũngđưa ra một cái mẫu mực để tu tập, không có lập ra cáichùa, không có lập ra cái Tôn-Giáo, mà lập cái “Hội-Đoàn”, gọi là"Tịnh-Tông Học-Hội". Cái hội đoàn niệm Phật, âm thầm niệmPhật. Cứ ngày ngày niệm câu "A-Di-Đà Phật, A-Di-ĐàPhật", không thêm không bớt gì hết, để quyết lòng đi về TâyPhương. Cho nên gọi là "Tịnh-Tông Học-Hội" chứ không phải làTịnh-Tông Giáo-Phái. Không phải như vậy.

Thực sự mình khôngbiết sao? Nhưng các Ngài đưa ra những mẫu mực, mà khi đisâu vào thời mạt pháp này mới thấy là những cái quyết định của cácNgài quá tuyệt vời! Vậy mà hình như chúng sanh không tìm ra, nhưng ngàiTịnh-Không đã tìm ra được. Ngài nói bây giờ nếu mà lập lên một cái đạotràng to, trang nghiêm, rùm beng như vậy, nhưng mà vô trong đó rồi mới thấy.Thấy gì? Đấu tranh kiên cố! Dễ sợ lắm! Tình thực mà nói dễ sợ lắm! Không cáchnào có thể tịnh được! Bây giờ làm sao? Hãy rút về âm thầm làmthành một cái hội nho nhỏ. Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói, một cái nhà nhỏ, cỡchừng 5, 10, 20 người là đủ, rồi âm thầm lặng lẽ niệm Phật đi về Tây Phương,thì đây là những đạo tràng thành tựu trong thời mạt pháp này.

Cho nên khi mình hiểuđược như vậy, mà cố gắng lập ra cái chỗ này chắc có lẽ cũng nhờ chư Phật giatrì, chư Long-Thiên gia trì nên chúng ta mới lập được, để âm thầm lặng lẽmột đường mà đi. Như vậy, thì rõ rệt đây cũng là cái phước phần của chúng tatrên con đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Mong tất cả chư vịhiểu được cái lý đạo âm thầm này, chúng ta hãy gắn bó với nhau, lặnglẽ... Đừng nên thấy chỗ kia sao thịnh vượng quá, mình cũng muốn thịnhvượng như vậy. Không! Đạo tràng này nhất định không phải là "ĐạoTràng Thịnh Vượng", mà gọi là "Đạo Tràng Thành Tựu".Nên nhớ! Thịnh vượng là của thế gian pháp, thành tựu là của Phật pháp.

Chúng ta đi con đường lặnglẽ mà thành tựu, chứ không phải rườm rà để thịnh vượng. Càng thịnh vượng thìchúng ta đối đầu không nổi! Mong cho tất cả chúng ta ai aicũng vững tâm một lòng niệm Phật, rồi hỗ trợ cho nhau một cách tích cựctrong những giờ phút cuối cùng. Đây là hành động cuối cùng và nhất định là cầnthiết để giải quyết tất cả những ách nạn còn sót lại trong con đường tu hành đểchúng tavững tâm về Tây Phương gặp A-Di-Đà Phật.

A-Di-Đà Phật!

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 27)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Chương trình nói về hộ niệmcủa chúng ta vẫn đang tiếp diễn và thứ bảy này thì chúng ta sẽ có một cuộc đihộ niệm. Gia đình người đó thì thực sự chưa liên lạc với chúng tanhưng vì chị Diệu Hương giới thiệu nên tôi sẽ cố gắng ngày mai liênlạc để xác định. Ngày mai sẽ cho biết cụ thể. Nguyện mong người đó miễnsao "Hiền Lành" là được. Chỉ cầu là người đó hiền lành, không cầnbiết pháp nhiều. Những người nghe nhiều pháp thường thường khó sửa lắm!Chỉ cần là hiền lành chất phát. Những người mà có tâm hiền lành như vậythì khi mình nói người ta dễ tin lắm, mà tin xong thì người ta chí thành chíthiết làm y theo những lời mình hướng dẫn, tức tha thiết được vãng sanh, thànhtâm niệm Phật.

Ngài Ấn-Quang nói: “Chíthành chí thiết là cái đạo nhiệm mầu,thường thường những người hiền chíthành lắm. Vì tâm chí thành như vậy nên chỉ cần 1 ngày, 2 ngày, 1tuần, 2 tuần mà người ta niệm Phật vãng sanh bất khả tư nghì! Còn nhữngngười lỡ cỡ lỡ cỡ như chúng ta, có hiểu hiểu chút chút, thường thiếu cái tâmchí thành, nên bị vướng vào cái nạn gọi là "Chấp Trước"! Mộtkhi chấp trước thì thường có ý kiến này ý kiến nọ, bất đồng cáinày bất đồng cái nọ... Đó là những cái làm cho người chấp trước đó thườngbị mất phần vãng sanh, ngay cả những người biết niệm Phật, biết tu hành nhưchúng ta cũng không ngoại lệ.

Khi chúng ta nghe lờipháp của ngài Tịnh-Không, hãy nhớ cố gắng nghe cho kỹ và áp dụng cho đúngthì hay lắm. Có nhiều khi chúng ta nghe pháp, mà tham đến nhữngchuyện cao siêu quá thường thường cũng dễ bị hỏng chân. Ví dụ như đối với nhữngngười thường nói chuyện trong đạo tràng, hay là ưa nói thị phi thì Ngàinghiêm cấm. Ngài nói: “Đừng có nói! Tại vì nói như vậy thì mất phước, nóinhư vậy thì không trang nghiêm”. Nếu người đó là một người"Hiền", nghe Ngài nói vậy liền lo sám hối và tự nhiên không nói nữa.Những người đó dễ được thành tựu.

Ngược lại có những ngườinghe Ngài nói vậy thì nghĩ rằng: “Tại sao Ổng tu mà lại khó chịu vậy?”

Khi có một cái chấp trướcnhư vậy thì chứng tỏ người này không phải là người hiền! Là người chấptrước nên thường thường có cái tâm tự cao nổi lên. Chỉ vì cáitật chấp trước, cái tật thị phi, thêm một lần nữa, người đó lại thịphi với ông "Thầy" đó luôn! Có nhiều người gặp lại một lần Ngài nói: “Khôngđược phá giới. Không được nói thị phi. Nếu nói thị phi thì coi chừng Thiên-LongHộ-Pháp mời ra”. Ngài nói như vậy. Cho nên thường thườngtrong đạo tràng chúng ta phải cẩn thận chú ý. Ta quyết lòng cầu các Ngàigia trì nên chúng ta cố gắng giữ gìn giới luật để tu.

Nếu một ngườinào hiền!... Hiền sơ sơ một chút, nghe lời nói này thì giựt mình tỉnhngộ liền, không dám nói nữa, và lo nhiếp tâm lại niệmPhật. Nếu những người không hiền, lúc đó lại sinh ra kình cãivới Thầy nữa, kình cãi với Ngài thì đúng là người chấp trước! Một khi chấptrước nổi lên như vậy bị vướng vào cái nạn mà như hôm qua chúng ta nói, đólà “Đấu tranh kiên cố”, đây là cái lưới rất nặng của cái thời mạtpháp!

Cho nên Hòa ThượngTịnh-Không giảng cao thì có cao, nhưng áp dụng thì chính xác. Mình biết ápdụng chính xác thì mình thành công. Nếu một người trong đạo tràng tới mécvới Ngài: “Bạch Hòa Thượng, cái bà này sao nói kỳ như vậy! Bàkia nói kỳ như vậy!"… Thì Ngài lại giảng cho người méc đó...Ngài nói: “Bà, Anh mà muốn vô đạo tràng thì phải tập làm quen với nhữngđiều chướng tai gai mắt... Phải tập làm quen với điều chướng tai gai mắt thìanh mới tu được. Còn nếu thấy người ta làm sai mà anh khó chịu thì anh tukhông được!"…

Mình thấy hai lời nói củaNgài nói ra giống như mâu thuẫn với nhau! Nhưng thực ra là gì? Ngàinói, "Để cho Long-Thiên Hộ-Pháp người ta làm, để cho đạo tràng người talàm sao làm, còn mình thì phá cái Chấp đi". Phá được cái chấp thìchúng ta phá được cái cạm bẫy, cái gọi là lưới đấu tranh trong cái thờimạt pháp. Mà phá được cái lưới đấu tranh trong thời mạt pháp thì cái chân củachúng ta không bị cái bẫy kẹp lại, cái tay của chúng ta thì không bị cái bẫy nókẹp lại, và đầu óc chúng ta mới thanh thản niệm câu A-Di-Đà Phật đểvề Tây Phương.

Khi về Việt Nam có dịpđi hỏi những người hộ niệm. Người ta nói mắc cười lắm! Hễ ngườinào hiền lành vui vẻ không chấp, không bách, không kình, không cãi với aihết... là những người vãng sanh rất dễ, mặc dù người ta hỏi tới: "A-Di-ĐàPhật là gì?" - "Tôi không biết! Hồi giờ tôi không có đitu". Vậy đó! Mà những người đó thật sự khi hộ niệm cho họ,những người này có thể bảo đảm được rằng 60-70% vãngsanh rồi đó.

Mình tới tiếp chuyện, họnói: "À! Từ hồi giờ làm bậy quá! Thôi! Tôi thành tâm xinsám hối. Bây giờ anh giúp cho tôi nghe. Tôi nghe theo lời anh”...Thìbảo đảm người đó tới 90% được vãng sanh, lạ lắm! Mặc dù từ trước tớigiờ họ không tu...

Chứ còn những người mà nóilà... "Tạisao cái hình Phật này màu xanh? Tôi thì thích hình Phật màu trắng... Hồigiờ tôi thích hình kia, tại sao lại đưa cái hình này?"… Tứclà có cái ý kiến trong đó! Những người có tu!... Nhưng lại khó vãng sanh!Tại sao như vậy? Là tại vì thường thường cái bệnh chấp trước hiển hiện quá nặngtrong cái tâm của chúng sanh trong thời mạt pháp này!

Hôm qua mình đãnói, thời này là thời "Đấu tranh kiên cố", Phật chỉ nóilà 500 năm lần thứ 5, tức là từ 2.000 năm trở đi thôi; Ngài không nói thêm đếnlần thứ 6, vì lần thứ 6 thứ 7 là nó cứ vậy mà đi, nó đi cho đếnlúc mạt tận luôn không có cách nào cưỡng chế được! Cho nên khi màngài Tịnh-Không: Gặp một người nói chuyện, phá giới... Ngài cũng la.Gặp một người ghét người nói chuyện, phá giới... Ngài cũng la luôn!Đểchi? Để tất cả những cái gì của thế gian này đối với mình là vô sự,thì mình dễ dàng an tâm mà niệm Phật được. Gặp một chỗ quá lộn xộn nhấtđịnh: Không được chửi bới. Không được phê phán họ. Không tu được thìlặng lẽ rút về tìm chỗ nào an tịnh để mình tu. Đó là điều hay nhất.

Thường thường ở tronginternet tôi hay gặp những câu hỏi lạ lùng lắm. Có nhiều người niệm"A-Di-Đà Phật" nghe người kia niệm "A-Mi-ĐàPhật" thì chống liền. Họ nói, đời mạt pháp cho nên mới có nhưvậy! Tôi nói, anh niệm A-Di-Đà Phật mà chống người niệm A-Mi-Đà Phật, anhmất phần vãng sanh chứ không phải người niệm A-Mi-Đà Phật mất phần vãng sanh.Rồi ngược lại, người niệm A-Mi-Đà Phật mà chống người niệm A-Di-ĐàPhật, thì người niệm A-Mi-Đà Phật cũng mất phần vãng sanh luôn. Tại vì sao? Tạivì thời đấu tranh kiên cố, ta không chịu giải tỏa những vấn đề đấutranh, mà còn đưa thêm vấn đề đấu tranh ra để tranh luận nữa thì ta bịvướng vào đó. Mà vướng vào đó rồi, thì tay chúng ta bị cái còng, chân chúng tabị cái bẫy... nó sẽ lôi chúng ta sệt sệt sệt sệt vào hầm lửa! Dễsợ lắm!...

Chính vì vậy, tu hành cốgắng đừng nên bị vướng vào cái đó. Chắc chắn không phải một ngày một giờ mà bỏđược. Nhưng mà khi vạch ra được gọi là cái cạm bẫy dễ dàng nhất và rõ rệt nhấtcủa thời này làm cho chúng sanh bị kẹt trong lục đạo luân hồi, mà nóithẳng ra là kẹt luôn trong tam ác đạo nữa - Đó chính là cái sự đấu tranh.Phải bỏ! Tại vì khi đấu tranh rồi thì tâm bất tịnh, mà tâm bất tịnh thì thườngthường sinh ra sân giận. Sân giận chính là những chủng tử địa ngục. Khichủng tử địa ngục hiển thị trong tâm thì khi niệm Phật như vậy là niệm trongtiếng "Giận"! Nhất định... Ngài Quán-Đảnh Đại Sư nói: “Không thể vãng sanh được!”Mà hậu quả rất là nặng nề! Tất cả đều do bị cái nạn này: Lànạn Chấp Trước! Là nạn Giận Hờn!Là nạn Thị Phi!...Những cáinày nó phá mất công đức của câu A-Di-Đà Phật, nó ảnh hưởng luôn cái uy tíncủa pháp môn niệm Phật nữa, nó phá cái hình tướng của “Người Niệm Phật”.

Chính vì vậy, những vị ĐạiSư khi thành đạo, đắc đạo rồi, các Ngài nói những câu hết sức là đơn giản,người nào cũng nói giống giống vậy hết, không có người nào nói khác hết.

Lục Tổ Huệ Năngnói: "Nhược chơn tu đạo nhơn, bất kiến thế gian quá". Người biếttu hành chân chánh đừng nhìn, đừng thấy, đừng nói những lỗi của ngườikhác. Ngài Ấn-Quang thì nói: "Lúc nhàn đàm đừng nói lỗi người, hãylo nhắc lỗi của ta". Tất cả các vị, Ngài nào cũng nói nhưvậy. Ngài Thích Thiền-Tâm thì nói là: "Người mà tu hành chânchính thì lo trau dồi đạo hạnh của mình, lo giữ cái tâm trong tiếng niệm Phậtđể mà định cái tâm lại, có giờ đâu đi nói chuyện của người ta, mà khi nóichuyện của người ta thì làm sao mà mình định cái tâm được”.

Các Ngài đều nói giốnggiống như nhau. Những điều này tưởng là thấp, nhưng thực sự lại rất làcao. Vì thực sự chỉ cần vướng vào đó thì chúng ta mất đi cái dạng"Người Hiền". Dạngngười hiền là dạng người dễ vãng sanh nhất,mà chúng ta được cái này là chúng ta đượccái dạng "Người Hiền".

Hồi trước tới giờ chúng tacó biết Phật Pháp không? Không cần biết! Chỉ cần trước những giờ phút lâm chungmà "Tâm Hiền"của anh vẫn còn... Gặp thiện tri thức, thiện trithức là ai? Là chính chúng ta nè. Là những người hộ niệm nè. Mình tớinói: “Bây giờ bác ơi! Sanh tử là cái chuyện thường. Bác già rồi, bệnh hoạnrồi, bệnh viện chịu thua rồi... thì chắc chắn một ngày cũng phải đi,nhưng xin Bác nghe lời con, quyết lòng nếu có những lỗi lầm nào xin ăn nănsám hối". Người đó chắp tay lại: " Nam Mô A-Di-Đà Phật!Cho con xin sám hối. Con lỗi lầm nhiều quá!"...

Nhiều khi họ không biết lỗilầm gì? Rồi họ quyết lòng niệm Phật. Xin thưa thực:"Chí thành cảmthông! Chí thành cảm thông!".

Bây giờ đây thì mình nóiDóc, nói Hiền, nói Lành.. Nói nào là Lý này, Luận nọ... Những người ưa lý luậnnhất định không phải là những người hiền! Tại vì những người lý luận hầu hết lànhững người cống cao ngã mạn! Còn những người hồi giờ hiền lành,không lý, không luận gì cả, trước những giờ phút lâm chung họ mệt mỏi nhưvậy mà vẫn chắp tay lại thành tâm niệm Phật, thực sự cái tâm chíthành của họ nó cao hơn mình tới cả ngàn lần chứ không phải thường đâu.Tại vì họ đã tới chỗ bờ vực thẳm rồi! Họ không còn con đường nào đi nữarồi! Họ đã bị đày vào cái chỗ tận cùng rồi!... Lúc đó nó có sức bậtlên rất mạnh.

Cho nên chỉ cần như vậy màcó nhiều người niệm Phật từ sáng cho đến chiều mà khi ra đi với thoạitướng bất khả tư nghì! Có nhiều người niệm Phật hai ba ngày thôi mà vãng sanhbất khả tư nghì! Có những người không cần tu nhiều đâu à, chỉ cần là: Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con được vãngsanh. Con quyết lòng vãng sanh. Bây giờ tất cả những nghiệp của con, con xinthành tâm sám hối hết, con bây giờ lỡ rồi... Cứ thành tâm nhưvậy, một câu A-Di-Đà Phật mà chí thành thì "Phá tan tám mươi ức kiếpnghiệp chướng sanh tử trọng tội". Người nào phá được? Là người sắpchết đó phá được. Là tại vì, nếu họ không niệm Phật thì họ thấy cái"Địa Ngục" trước mắt rồi! Họ không niệm Phật họ thấyđược "Tam Đồ" trước mắt rồi! Cho nên họ quyết lòng:“Kiệtthành tự khả chuyển phàm tâm”. Họ có cái tâm "Kiệt Thành Sám Hối" trongcái lúc sắp sửa ra đi đó.

Còn bây giờ mình thìsao? Mình thì khỏe quá. Mình thì được người ta khen. Mình thì đượcngười ta tán tụng. Mình thì được tối tối đi tu như thế này. Tưởng là ngon!...Rangoài thấy người kia... Ôi! bà đó thế này! Bà kia thế nọ! Tức làcái tâm cống cao ngã mạn lại khởi lên. Mình niệm thế này thực ra không cóphải là thành tâm!

Niệm Phật Đường chúng tachủ công là đi hộ niệm. Nếu gặp dịp hộ niệm, thì quyết lòng đi hộ niệm chongười ta, để chúng ta có khả năng giúp người vãng sanh. Chỉ có trường hợp miễntrừ: Một là khi chúng ta bị bệnh thì không nên đi hộ niệm; Hai là chúng ta bịngười bệnh đó đố kỵ. Người bệnh đó ghét. Mình là kẻ thù của người đó.Trong đời mỗi lần ta gặp người đó thì họ nổi cơn sân giận lên... Thì chúngta không nên đến hộ niệm.

Ngoài ra thì chúng ta cốgắng tham gia từng buổi hộ niệm, để sau này tự chúng ta có đủ khả năng bất cứtrong trường hợp nào cũng có thể giúp người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 28)

Nam mô A Di Đà Phật.

PHÁP HỘ NIỆM LÀ MỘT CÁCH TU. Tu từ “A” cho đến “Z”luôn. Từ “A” là chúng ta bắt đầu từ những cái gì căn bản nhất, tới “Z” là đitới bờ giải thoát luôn. Từ “A” là từ những cái gì nhỏ nhặt nhất, gần gũi nhất,mà thường thường là những pháp tu khác người ta không để ý đến, và tới “Z” làtại vì pháp niệm Phật mà cộng với hộ niệm thì chư Tổ nói là: Một trămngười tu một trăm người được vãng sanh. Một vạn người tu một vạn người đượcvãng sanh. Muôn người tu muôn người đắc.

Hầu hết chư Tổ đều nói câunày. Cho nên chúng ta đang đi trên con đường từ sơ đẳng nhất và tệ nhấtcủa một người tội chướng sâu nặng, trí huệ chưa khai, căn cơ thấpkém, ấy thế mà một đời này được vãng sanh. Thật không phải là chuyện tầmthường! Ngày hôm nay thì tôi vừa mới liên lạc được với ông Cụ ở tạiInala. Gia đình người ta muốn mình tới hộ niệm mà người ta không liênlạc gì hết. Có lẽ là chị Diệu Hương nói không kỹ hay sao đó, người talại chờ mình phone cho họ. Một ngày nay bận muốn chết luôn, mà phone hai-balần, sau cùng mới gặp, mà gặp cũng nói sơ sơ thôi chứ không nói nhiềuđược. Chính ông Cụ bệnh đó bắt điện thoại, ông nghe mình tới thìmừng, ông vui vẻ lắm. Đây là một điều mà làm cho tôi mừng vô cùng. Dù choông Cụ trước đó không biết tu, nhưng chỉ cần nghe mình tới niệm Phậtvà ông muốn vãng sanh là mình mừng rồi, là biết rằng niềm tin và sự thathiết muốn vãng sanh của ông ta đã có rồi. Nếu thật sự mà chúng ta khơi đượccái tín tâm vững vàng và cái lòng tha thiết vãng sanh của ông Cụ, từ cái này nódẫn ông ta đi tới chỗ quyết tâm niệm Phật, thì quý vị sẽ thấy một hiệntượng lạ lắm. Cho nên khởi sự chuyện vãng sanh, cái điểm quan trọngnhất là niềm tin của người muốn được vãng sanh.

Ta đau bệnh, ta bị trằntrọc khổ sở, đi ra nhà thương, đi vô nhà thương... là tại vì trong đời nàytrước khi biết tu, ta chưa biết con đường tạo điều tốt lành để đi về conđường tốt lành. Trong nhiều đời ta sơ ý đã tạo những cái Nhân xấu, nên bâygiờ cái Nhânđó gặp cái Duyênhiện về cho ta chịu cái Quả.Người không biết tu sẽ đau khổ khi gặp như vậy, còn khi ta đã biết tu rồi thìxin chư vị hãy an nhiên tự tại đi.

Càng bệnh ta càng hiểu đạo.

Càng đau ta càng rõ đườngđi.

Càng bị bầm dập bởi nhữngcái chướng nạn ta càng quyết tâm hơn nữa.

Để một đời này nhất địnhvãng sanh Tây Phương Cực Lạc, đừng có để nó rơi lại đời sau. Tại vì, rơilại đời sau, nhất định đời sau chúng ta bị nạn! Đại nạnchứ không phảilà tiểu nạn.Kinh khủng lắm không phải đơn giản đâu! "TriêuTồn Tịch Vong, Sát-Na Dị Thế".Dị thế là đời khác, chính làđời sau của chính mình khó trở lại làm người lắm!

Khi chúng ta bướcvào đạo tràng này, mau mau xin chư vị xác lập lại, là tới đạotràng này tu để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chớ đừng nên có một cáiquan niệm rằng tới đạo tràng này tu để kiếm chút phước, kiếm chút vuivui... Tại vì, nhất định đạo tràng này đã vạch ra con đường đi rõ rệt là phảiđi thẳng về Tây-Phương trong một đời này.

Chính vì thế, chúng ta phảibiết hỗ trợ tích cực với nhau. Ngày nay tôi có liên lạc được một vị Sư Cô. SưCô ở Việt Nam điện thoại qua. Cô nói là nhờ cái duyên khởi đầu choCô biết được pháp niệm Phật, có liên quan tới Diệu Âm. Rồi sau đó tìmnghe được lời pháp của ngài Tịnh-Không. Cô quyết lòng về nhà đóng cửađể tu vãng sanh. Không chịu ở Chùa. Trong vòng ba năm, nhất định làphải ở nhà để tu cho được cái pháp niệm Phật. Sư Cô gặp cũng khá nhiều trởngại, bị các vị khác tới la rầy, là tại sao đã xuất gia mà lại vềnhà? Cho nên, Cô mới tìm hỏi. Thì... mình rất là bận trong thời gian này,nhưng cũng ráng nói chuyện với Cô cả tiếng đồng hồ. Sau cùng thìcũng giải tỏa cho Cô ít nhiều, và cuối cùng rồi thì Cô cũng quyết định là: “Tôi nhất định sẽ lập một cái"Nhóm Niệm Phật" tại nhà của tôi, tức là nhóm niệm Phật có năm người,mười người để cho các vị kia không la, là tại sao tôi tu chỉ có một mình”.

Phải có năm người, mườingười, hai chục người cũng được càng tốt đừng thêm nữa, chính những người nàysẽ hỗ trợ cho mình, khi mình có sự cố gì trong cuộc đời. Cô nghe đượcnhư vậy và hạ quyết tâm nhất định sẽ làm, nhất định làm liền. Để chi?Để cho một đời này nhất định vãng sanh.

Ngày mai là lần đầutiên tới hộ niệm cho người đó. Tức là người đó đã được đi từ “A” cho đến“Z” luôn đó. Chớ còn như chị Chín đây là loại "lỡ cỡ". Tạivì A nó nằm ở đây rồi, còn M, N thì nó nằm ở kia. Còn ông Cụnày là từ A cho tới Z. Thì xin tất cả chư vị, khi gặp cái cơduyên này chúng ta nên cố gắng gác tất cả những chuyện khác lại. Nếu khôngcó gì cần thiết, thì chúng ta nên đi, và đi như vậy để nghe DiệuÂm nói chuyện với người ta, rồi chư vị nghe thử là Diệu Âmnói như vậy có sai chỗ nào hay không? Có khuyết điểm chỗ nào haykhông? Sau đó quý vị rút được kinh nghiệm thì sau này quý vị sẽ hộniệm hay vô cùng. Thật ra, mỗi lần đi về Việt Nam, Diệu Âm thườngthường không đi nói chuyện hộ niệm thì cũng phải đi hộ niệm. Người ta cứbắt Diệu Âm phải khai thị này khai thị nọ. Nhưng có nhiều lúc Diệu Âmnăn nỉ những người đó đứng ra nói chuyện với người bệnh, hướng dẫn ngườibệnh, để mình âm thầm học cách nói chuyện của người ta. Mình phải tập học.Tôi học từ nhiều người như vậy nên tôi đã rút những cái kinh nghiệmmà người ta đã thành công. Tôi rút lại những cái điểm nhọn của họ. Cũng giốngnhư A-Di-Đà Phật trước khi thành lập cõi Tây PhươngCực Lạc, Ngài quán xét đến vô lượng cõi Phật, rút hết tất cảnhững cái đẹp nhất, cái thù thắng nhất để Ngài lập ra quốc độ TâyPhương Cực Lạc, để cho mình sẽ về trên đó hưởng vậy.

Bây giờ mình muốncho cuộc hộ niệm thành công, thì những lần đầu tiên Diệu Âm cũngphải xung phong ra nói chuyện, nhưng sau đó quý vị phải tự làm lấy. Tức làkhi đi hộ niệm cho một người, chúng ta phải chia tổ ra chớkhông thể nào dồn lại. Dồn lại là tại vì lâu lâu chúng ta mới dồn.Cứ chia tổ ra. Tức là sao? Ví dụ như Diệu Âm cũng có một tổ, bác Tiêncũng có một tổ, bác Trí cũng có một tổ, bác Chín cũng có một tổ... Để chi? Mộttổ chúng ta chỉ có bốn hay năm người thôi. Bốn người, năm người thì có mộtngười tổ trưởng, phải lo chuyện hướng dẫn. Phải hướng dẫn. Chắc chắn những lầnđầu tiên chúng ta ngỡ ngàng lắm! Chúng ta nói có thể không được suông sẽ. Nhưng qua ba-bốn lần thì tự nhiênchúng ta sẽ được. Hôm nay chúng ta nói... À! Bị sót rồi!... Ôngnày có chuyện này mà tại sao mình không nói? Tự nhiên những cái đólà kinh nghiệm cho những lần sau. Chính vì vậy, thường thườngsau khi đi hộ niệm được khoảng chừng hai-ba lần thì tự nhiênsẽ hộ niệm suông sẻ và sau đó cái thành quả nó cũng tăng lên, có nhiều lúcvui lắm.

Ở bên Âu Châu, có một vịkia phát tâm đi hộ niệm, Anh ta nói là sẽ đi hộ niệm khắp Âu Châu: Pháp,Bỉ, Hòa-Lan, Thụy-Sĩ, Đan-Mạch, Tiệp-Khắc… Nói chung, bất cứ chỗnào cần thì Anh đến liền. Những chỗ không gặp được ban hộ niệm mà mờiAnh, Anh sẵn sàng tới liền. Vì sao Anh phát tâm lớn như vậy? Nóichung là tại vì Anh ta đã chứng nhận được những hiện tượng bất khả tư nghì!Hiện tại thì Anh ta đang về Việt Nam, đúng ra là Anh ta đã qua rồi, nhưng màAnh ta phải lưu lại Việt Nam, tại vì Anh ta về Việt Nam gặp được một mối hộniệm. Anh ta nói là sẽ ở lại hộ niệm cho đến khi nào người đó vãngsanh rồi anh mới qua. Lòng tin của anh rất là lớn! Lòng chân thành của anhrất là mạnh! Quý vị chắc còn nhớ Tú? Tú từ bên Mỹ qua đây mang theo mộtquyển tập dày 200 trang, ghi chép lại những lời Diệu Âm nói về hộ niệm, ghinhững điểm quan trọng. Nó đem quyển tập đó ra khoe với Anh đó. RồiAnh đó cũng đem cuốn tập ra khoe lại với Tú, làm cho cậu ta ngỡ ngàngluôn! Tại vì tập của cậu thì dày có bao nhiêu đây à, còn của Anh ấy thì dày gấpba lần. Tất cả những lời gì nói về hộ niệm của Diệu Âm, Anh ghi hết.Anh ghi đến nỗi... lúc mình nói lịu lịu cũng ghi vô luôn! Anh ghi vậyđó!... Ghi trọn bộ như vậy, để ngày đêm học lên học xuống, họclên học xuống... học miết những câu đó. Chính vì vậy mà bây giờ Anhhộ niệm thành công. Qua hai-ba lần thành công rồi, Anh tin tưởng vữngvàng và tự nhiên Anh khai thị một cách rất là hay.

Thí dụ ngày mai chúng ta đihộ niệm, những người biết hộ niệm trước thì học hỏi thêm kinh nghiệm, tại vìchắc chắn ở đây chúng ta không có kinh nghiệm bằng những người ở Việt Nam đâu.Chúng ta cần những trường hợp này để rút tỉa kinh nghiệm. À! như vậy ôngTrị nói còn thiếu chỗ nào... Nên cho tôi biết để tôi rút thêm kinh nghiệm.Và chính mình sau cùng rồi khi về đối diện với người Cha của mình, đốidiện với người Mẹ của mình, đối diện với thân nhân của mình… gặptrường hợp như vậy mình nói liền, mình khai liền. Thật sự, khi đối diện với mộtngười bệnh như vậy, tự nhiên mình sẽ có lời khai thị, chứ cũng khó màdự bị trước, hướng dẫn trước được. Lạ lắm!...

Có những lúc mình giảđò chầm dầm cái mặt lên giống như buồn buồn.

Có những lúc mình vui vẻ.

Có những lúc mình nói rấtlà cứng.

Có những lúc mình nói mềm,chớ không phải là có một cái nguyên tắc cứng ngắc.

Có người nói, nóichuyện với người bệnh thì phải nói nhẹ nhàng, phải nói... như là ru rua!... Tôi không đồng ý lắm!... Tôi không dám nói thẳng là tôi không đồng ýchuyện đó, nhưng tôi biết những người đó chưa có nhiều kinh nghiệm vềhộ niệm! Có những người cần nói cứng, chúng ta phải nói cứng, nhờ nói cứng nhưvậy người ta mới thay đổi. Còn những người như chúng ta đều đã biết vãng sanhhết trơn rồi, thì cứng mềm để làm chi?... Vui vẻ một chút cũng được. Lạivới những người có gia đình người ta tha thiết, mà chính người đó lại cứngđầu. Vì gia đình tha thiết, nên ta cũng ráng cố gắng tìm mọi phương tiệnđể giúp.

Hôm trước đi hộ niệmcho Cụ Trương... thì lúc ngồi bàn chuyện với Sư Cô… mình mới biết cómột chuyện bị hớ! Hớ chỗ nào? À! Trong suốt một thời gian, Sư Côkhuyên bà Cụ niệm Phật, nhưng bà Cụ không chịu niệm Phật. Cô năn nỉ…"Má ơi, con lạy má, Má niệm Phật nhé”… Càng lạy lục bà Cụ càngbướng!... Khi nghe Sư Cô nói như vậy, thì Diệu Âm mới nói rằng, tạisao Sư Cô không áp dụng phương thức: "Một cái đánh một cái xoa".Cô thì nói cứng: “Nếu mà bác không niệm Phật thì bác chịu đọa lạc, tôi khôngthèm tới nữa”. Trong khi đó thì dặn người nhà, khi mà tôi nói như vậythì quý vị tới xoa liền nghe. Tức là nói, “Mẹ ơi!... Mẹ lo niệm Phật liềnđi, kẻo không Sư Cô buồn mà bỏ đi thì kẹt lắm!”…

Tại sao mình không áp dụngphương thức như vậy? Đối với những người bướng bỉnh, mình phải giả đò nhưbỏ người ta đi, nhưng thực ra mình đang dùng phương thức nào đó để giúp họtỉnh ngộ. Tôi ví dụ như có một lần, một ông kia trước lúc chết mà cứđòi ăn thịt chó, không chịu niệm Phật. Ban hộ niệm đã niệm hai tuần rồi màông ta không chịu niệm, lại cứ muốn: "Cho tôi tới địachỉ đó là chỗ tôi thường ăn thịt chó, tôi ăn một miếng rồi chết cũngđược!”…

Khi người ta kêu đếnDiệu Âm, trên đường nghe người ta nói như vậy. Tôi nói, thôi chết rồi! Ông nàybị chết rồi! Không cách nào cứu được nữa! Khi tôi biết chuyện đó rồi, tôiđiều tra xong rồi, tôi tới gặp ông Cụ, tôi chầm bầm cái mặt, tỏ ra cứngrắn lắm! Tôi hỏi:

-Sao! Ông Cụ sắp chết rồiphải không?

Người nhà trả lời:

- Dạ, Cha... Cha của consắp chết rồi.

- Sắp chết mà tại sao lạikhông chịu niệm Phật?

- Dạ, Cha của con bướngquá.

-Ông bướng thì bỏ đichứ. Tôi nói lớn như vậy:Ổng bướng thì kêu tôi làm gì?

Rồi tôi tới nóivới ông ta. Tôi nói,

- Bác ơi!... Con nói thiệtnghe Bác. Bác sĩ đã chịu thua rồi, chắc chắn phải không? Con từ bênÚc à, con về đây... Bác gặp con là may mắn lắm. Con chỉ nói hai-batiếng thôi, nếu Bác chấp nhận thì con tiếp tục hộ niệm cho Bác và nhữngngười này sẽ tiếp tục tới giúp đỡ cho Bác. Còn Bác không nghe theo,con nói một tiếng thì tất cả mọi người bỏ đi hết. Con nghe nói rõ ràng làBác đòi ăn thịt chó. Bác thèm thịt chó lắm phải không?

Tôi nói thẳng liền...

-Trong giờ phút này, mà Báckhông có thành tâm sám hối thì chắc chắn coi chừng trong những đêm Bác ngủ, conchó nó tới, nó cắn Bác đó, nó xực Bác, nó xé xác Bác đó...

Nói đến câu này làm ông tagiựt mình, đổ mồ hôi ra luôn! Mấy người con mới nói:

- Chú chú Diệu Âm ơi. Trờiơi! Hồi hôm này nè, hai-ba con chó nó tới, một con táp lấy cổ, một con kéocái ruột, một con thì... mất hồn mất vía.

- Đấy đấy đấy... đúngđấy, lo sám hối liền đi. Sám hối đi tôi sẽ cứu Bác.

Tôi cầm xâu chuỗi đưa choông. Ông vội chắp tay niệm: - A Di Đà Phật, A Di Đà Phật...

Thật ra là trước đó, tôi đãđánh tiếng cho người nhà biết rồi. Tôi nói với mấy người hộniệm rằng tôi tới đó tôi sẽ la chứ tôi không nói hiền đâu. Quývị thấy tôi la như vậy thì quý vị tới xoa đi nghe...

-Cha ơi! Cha niệm Phật đi. Ông này hay lắm đó! Cha không niệmPhật, ổng bỏ đi thì chết!…

Xoa lại như vậy... Cho nên,mình thấy, khi đối trước mỗi một trường hợp chúng ta có một cách giảiquyết.

Mong rằng ngày maichúng ta sẽ cố gắng đi hộ niệm. Lần đầu tiên đối với người bệnh, chẳng qualà giới thiệu thôi, rồi lần lần là tự nhiên sau này mình sẽ thấy dần. Chúng tasẽ có cách để cứu người vãng sanh. Đơn giản lắm, chứ không có gì khó khănlắm đâu!...

A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 29)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Ngày hôm nay chúng ta đi hộniệm. Xin thưa thật, hôm nay mới đúng thật sự là hộ niệm. Trong chươngtrình hộ niệm thì hôm nay gọi là buổi đầu tiên trong một cuộc hộniệm. Chúng ta tới để gặp người thân, bày vẽ cho họ cách thức để giúpcho người bệnh vững vàng, an tâm, niệm Phật. Chúng ta đưa ra những cái bản luật lệ của ban hộ niệm, đọc từng phần vàgiảng nghĩa cho người trong gia đình biết. Bên cạnh đó, chúng tacủng cố niềm tin cho người bệnh. Trong lúc nói chuyện như vậy,mình sẽ chú ý coi khung cảnh trong nhà có sơ suất gì không? Vídụ: Cách thờ phượng như thế nào? Trang trí phòng như thế nào? Và chúng tacũng chú ý lắng nghe cách nói chuyện của người con như thế nào? Ngườibệnh họ nói như thế nào? Những điều này nhằm giúp chúng ta nắm vữngnhững yếu tố liên quan đến Tín-Nguyện-Hạnh của người bệnh.

Cuộc hộ niệm hôm naythật sự có một cái điểm mẫu rất là hay. Trong cuộc hộniệm, mình thấy rõ rệt là người bệnh đó hồi giờ không có tu gìmấy. Người ta không có niệm Phật nhiều. Nhưng lại có một cái điểm rất là hay,đó chính là ông Cụ hiền lành. Ông Cụ đó đã bị bệnh ngồi một chỗ. Nhưng khitiếp xúc thì chúng ta có cảm tưởng rằng ông Cụ muốn vãng sanh Tây Phương CựcLạc. Rồi đến người nhà cũng muốn cho Ba mình, Mẹ mình vãng sanh Tây PhươngCực Lạc. Cho nên khi đi hộ niệm, cứ một trường hợp như vậy mình phát hiệnra một điều hay.

Còn điều dở của ngườinày là công phu ít, không ăn chay nhiều. Vừa bước vô nhà thì nghe mùithịt liền, mùi xào nấu bay lên rõ rệt! Nhưng xin thưarằng, việc này chưa hẳn sẽ làm mất chuyện vãng sanh của người ta đâu.

Cái điểm chính yếu làm chomột người mất vãng sanh, thường thường nó ở trong cái tâm địa của ngườiđó. Tức là như hôm trước mình nói, nếu ông cụ này khoe rằng: "Tôi hồi giờ tu hành giỏilắm. Tôi nghe Pháp nhiều lắm…",thì nhất định có mộtsự chướng ngại hiển hiện ra liền! Nếu người đó mà nói: "Kinh nào tôi cũng biết. Tôinghe nhiều, đi nhiều, biết chỗ này chỗ nọ lắm". Tức là họkhoe cái công phu của họ ra. Thì mình sẽ thấy hình như có điềuchướng ngại nằm ngay trong những lời nói đó! Trong khi đó thì ngày hômnay sau khi nói chuyện gần cả hơn một tiếng đồng hồ, ông Cụ hoàn toànkhông khoe những chuyện đó ra. Hay là hay ở chỗ này nè.

Khi bàn về chuyện sám hối,tôi nói rằng, ông Cụ chắc hồi giờ dù thế nào cũng có làm những điều sai chứ?Ông Cụ nói: “Dạ có”.

Nên chú ý cái chỗ này nè,hay lắm... Ông Cụ nói:

- Dạ có, chắc chắn có!...Tôi biết có.

- Thôi bây giờthành tâm sám hối.

Mình thấy rõ rệt không? Khimà người này xác nhận là mình có làm những điều sai lầm, thì chứng tỏ cái tâmđịa của cái ông cụ này hiền, khi mà hiền như vậy rất dễ cảm ứng với đại nguyệncủa đức A-Di-Đà Phật.

- Ông cụ có ănchay được không?

- Tôi… cáibệnh của tôi bác sĩ cấm ăn rau xanh...

Quý vị cũng nghe rõ ràngchứ? Cấm ăn rau xanh, cấm ăn đậu hủ, cấm ăn đậu nành. Như vậy, những chuyện ănchay đối với ông Cụ rất là khó!... Mình không cần bắt người ta ăn chay, màkhuyên ông ta là ăn “Tam Tịnh Nhục”,tức là ra ngoài Shop muanhững thứ nhẹ nhẹ về ăn, vẫn có thể được vãng sanh như thường. Hòa ThượngTịnh-Không nói, trong năm kinh Tịnh-độ nói về việc vãng sanh, Phật không đưa racái điều kiện là ăn mặn thì mất phần vãng sanh. Cho nên quý vị có thể ăn mặnvẫn có thể được vãng sanh như thường. Tuy nhiên, cần khuyến khích người ta ănchay. Khuyến khích không có ăn thịt của chúng sanh để cho tâm từ bi mở rộng ra,và mình đừng kết thêm oán thù với chúng sanh nữa, để ngày ra đi cái ách nạn vềoan gia trái chủ mình nhẹ đi.

Có nhiều người cứ nói rằngăn chay mới vãng sanh, không ăn chay không vãng sanh. Nói như vậy vô tình lấyvấn đề ăn chay, ăn mặn mà đoạn mất cái cơ hội niệm Phật của người đó. HòaThượng Tịnh-Không đưa ra những chỉ thị cho mình thấy. Học pháp của Ngài phảibiết áp dụng, áp dụng cho đúng. Nếu chú ý một chút, một lời của Ngài thôi mìnhcó thể áp dụng suốt cả cuộc đời, nhiều khi áp dụng không hết, chứ đâu cần gìphải nghe nhiều, đâu cần gì phải nghe cho tràn lan mà không áp dụng được điềugì hết.

Có một lần, ở trong một cáibữa tiệc ngài Tịnh-Không nói như vầy. Quý vị nghe coi.

"Nếu mà quý vị không có ăn chayđược! Bắt buộc mà phải giết con vật để mà ăn, thì tôi xin quý vị hãy làm mộtnhát cho nó chết trước đi, rồi sau đó mới làm gì làm. Đừng nên mà lóc vảynó, mà mổ ruột nó, mà cắt cổ nó trong khi nó còn đang dãy đành đạch, nó còn mởcon mắt ra, nó còn đang trào nước mắt…!".

Ngài nói một câu như vậy.Đơn giản! Ngài không có bắt người ta ăn chay. Nhưng khi Ngài nói một câu nhưvậy thì tự nhiên cái tâm của mình rúng động lên! Mình thấy rằng không nỡ lòngnào mà giết hại sinh vật! Ngài còn nói nữa, những người đi muốn gieo duyên PhậtPháp, thấy một người ăn mặn đừng vội khuyên người ta ăn chay, mà cứ khuyênngười ta niệm Phật: “Bác hãylo niệm Phật, hãy niệm Phật đi”… Mình khuyên sao cho người đó niệmPhật được, thì tự nhiên một thời gian sau người ta ăn chay, còn bắt người taphải ăn chay trước rồi mới niệm Phật sau, nhiều khi người ta ăn chay không đượcmà lại bỏ niệm Phật… Quý vị thấy không? Cái cách hướng dẫn của Ngài hay vôcùng.

Cho nên, khi đi hộ niệm chomột người, mình đâu có cần người đó phải hiểu đạo cho nhiều? Mình rất cần ngườiđó CHÂN THÀNH, HIỀN LÀNH, CHÍ THÀNH, CHÍ KÍNH. Khi gặp mình họ phát một cái tâmnguyện tha thiết được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Mình dùng tâm lý, nhữngcái đòn thiện xảo phương tiện, khuyên ông Cụ phát tâm tin tưởng, rồi ông Cụ hạthủ niệm câu A-Di-Đà Phật. Rõ ràng là trong ngày nay, hơn một tiếng đồng hồ tôicứ quần qua quần lại với ông Cụ ba điểm TÍN-HẠNH-NGUYỆN, TÍN-HẠNH-NGUYỆN… Nhiều lúcmình giả đò cười giỡn… Làm gì làm. Những cái đó thật ra chỉ là cái cái đòn phépmình sử dụng thôi. Quý vị sau này có thể tung ra những đòn phép hay hơn. Tuyệtđối không dùng tới những cái lý đạo cao siêu, những cái gì bóng bẩy để nóichuyện với những người bệnh. Điều này không tốt, hết sức cẩn thận! Cứ làm saocho người ta tin, làm sao cho người ta phát nguyện, tại vì họ đã ngồi một chỗrồi, đã khổ quá rồi! Ta cứ quần qua quần lại ba cái điểm TÍN-HẠNH-NGUYỆN,TÍN-HẠNH-NGUYỆNbằng mọi cách để người đó phát được tâmtin tưởng.

Xin thưa thật, tại vì trongcuộc đời của Diệu Âm đã từng chứng kiến những người hồi giờ chưa biết niệm Phậtlà gì cả, chưa biết tu hành là gì cả, nhưng chỉ niệm Phật từ sáng cho tớichiều, rồi ra đi rồi để lại những thoại tướng vô cùng tốt đẹp. Khi chứng kiếnnhững cảnh đó rồi, mình mới thấy rõ rệt, lạ lắm! Vi diệu bất khả tư nghì!

Tại sao như vậy? Một hạtgiống là Nhân, gieo xuống dưới đất nó sẽ mọc lên cái cây. Chơn Tâm của chúng talà Phật chứ không phải là gì cả. Chính Chơn Tâm của chúng ta là Phật, là hạtgiống Phật. Có hạt giống Phật đó, ta chỉ cần đem cái Duyên thiệt là tốt tới chongười đó, để người ta gieo cái Hạt Giống Phật đó xuống thì nó sẽ nứt ra QuảPhật. Gieo tại cõi Ta-Bà này, thì đất ở cõi Ta-Bà này xấu quá! Ô nhiễm quá! Gọilà "Ngũ Trược Ác Thế"!Hạt giống phát triển không được! Gieo tại Tây Phương Cực Lạc, gieo cho được,rất tốt! Rõ rệt chúng ta thấy, cóNhân gặp Duyên sinh raQuả. Nếu cái nhân này là Nhân Phật thì khimình Gieo xuống sẽ nở ra Quả Phật.

Người đó đã có sẵn cái nhânPhật rồi, bây giờ ta khơi lên, làm sao cho cái nhân Phật nó hiển hiện ra:

- Niệm câu A-Di-Đà-Phậtchính là Nhân,

- Vãng sanh về Tây Phươngchính là Duyên,

- Rồi thành Phật là Quả.

Pháp môn niệm Phật này rõrệt là: - Nhân cũng là Phật; - Duyên cũng là Phật; - Quả cũng là Phậtluôn.

Cho nên pháp môn niệm Phậtgọi là pháp tu “Nhân Quả Đồng Thời” luôn. “Niệm Phật là Nhân, ThànhPhật là Quả”. Ai thành Phật? Bất cứ mọi người. Người nào cũng có thể thànhPhật.

Những người không biết cáiđạo lý này, thường gieo cái Duyên gì?

-Gieo cái duyên… Bố-thí.Bố-thí ra cho nhiều để cầu cho đời sau mình hưởng phước.

- Cũng là cái “Tâm Phật” đómà cứ lấy cái “Bố-thí” làm chính. Chủ trương gieo cái Nhân Bố-thí đểcầu hưởng cái Quả của Bố-thí đó nhiều lắm chỉ là hưởng phước.

- Cũng là pháp Phật, nhưngmà mình đã biến một vị Phật thành người thích đi hưởng phước! Tức là đem cáiChơn Tâm này mà lo cho con đường hưởng phước!

- Cũng là một vị Phật đó,nhưng khi họ bệnh xuống mình chỉ gieo cho họ cái duyên nào là: thuốc thang,than thở… gì đó, để cầu mong hết bệnh.

- Cũng là vị Phật đó, mìnhtới gieo cái "Duyên HếtBệnh", họ sẽ chú tâm cầu xin cho hết bệnh. Người mà cứchú tâm vào cái bệnh, sau cùng họ hưởng gì? Có thể họ hưởng… cơ thể nàythêm một chút thuốc, cơ thể này thêm một chút an ủi, cơ thể này thêm một chútmorphine… chỉ chú tâm cầu hưởng cái gì đó tạm thời, vô thường!

- Cũng là cái tâm đó nếumình tới mình nói,“Trời ơi,Bác chết rồi, thì để lại gia tài cho ai?...Vô tình, cũng làmột vị Phật đó mà được gieo cái “Duyên Tham Luyến” để họ trở thành loài“Ngạ Quỷ”. Chạy theo sự tham luyến đó, mà họ không được vãng sanh!

Còn với pháp môn niệm Phật,kèm theo có sự hộ niệm, người bệnh được khuyên gì? Nhất định một câu A-Di-ĐàPhật mà niệm. Quyết định liệng tất cả những gì của thế gian này xuống,không cần nữa nhé.

Tôi thường nói với bệnhnhân: Ngày nào chết mình được phần giải thoát, chuyện đó không lo. Đã cóđịnh số rồi, bảy tám chục năm mình sống trên nhân gian nó đã định rồi. Ngày nàocòn sống mình còn niệm Phật. Ngày nào ra đi mình cười hè hè để về Tây Phương.Gieo cho họ một cái “Duyên Tin Tưởng Vững Vàng”. Tất cả đều do tâmtạo hết, không phải ở ngoài.

Chính vì vậy, mình ngồiđây, ngày nào cũng nói về niệm Phật, ngày nào mình cũng nói về vãng sanh, và cóngày mình đi hộ niệm, thì mình thêm rõ những lý đạo, biết đường đi vữngvàng, mình sẽ lần lượt đi về Tây Phương. Chắc chắn như vậy. Tại vì sao? Tại vì Nhânmình có, Duyênmình có, Quảmình nhất định sẽ hợp, mình sẽvề Tây Phương. Nếu mình lơ là, coi cái chuyện vãng sanh là tầm thường, mình coicái chuyện hộ niệm là tầm thường, rồi cứ nghĩ này nghĩ nọ… Cái tâm mình laochao, lao chao… để sau cùng mình hưởng cái lao chao đó mà lọt lại trong lục đạoluân hồi, chứ không thể nào về Tây Phương được.

Cho nên, gặp những trườnghợp hộ niệm như thế này thật sự rất là quý báu, chúng ta cố gắng tham gia. Cứtham gia như vậy không cần giảng giải nhiều, khoảng chừng năm, mười lần tất cảnhững cái đạo lý gì cần cho mình đi về Tây Phương, những gì chướng ngại tựnhiên sẽ được giải hết trong tâm của mình và mình thấy rõ ràng con đường vãngsanh Tây Phương Cực Lạc vững như bàn thạch. Nhất định chúng ta sẽ đi về tới TâyPhương để một đời này thành tựu đạo quả.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 30)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hộ niệm càng nên biết sớmcàng tốt. Biết được hộ niệm một ngày lợi lạc cho chính ta, cho chúng sanh một ngày. Thực hiện cái pháp hộ niệm sớmmột tuần hy vọng ta có thể cứu được thêm nhiều người được vãng sanh. Trễ đi mộttuần, trễ đi một ngày, nhiều khi để lại cho ta sự ân hận vô biên không có cáchnào chuộc được!

Có nhiều người cứ nghĩrằng ta có cái năng lực nào mà đi hộ niệm cho người vãng sanh? Muốn hộniệm cho người vãng sanh thì ta phải tu cho đủ cái năng lực, có đủnăng lực mới giúp cho một người vãng sanh về nơi Tây Phương Cực Lạc, chứ khôngcó năng lực thì làm sao mà mơ cái chuyện đó? Cho nên họ không tham gia vào banhộ niệm. Nhiều lần khuyên họ lập nhóm hộ niệm, họ không chịu lập. Họ muốn tucho chứng đắc trước đã. Thật là một điều sơ suất vô cùng! Trong khi đó họquên điều này, khi mà họ thấy chứng đắc thì coi chừng lúc đó, theo như chư Tổnói, đã bị “Tẩu Hỏa Nhập Ma”mà không hay! Họ chờ cho đến chứngđắc, thường thường tu hành mà định ngày chứng đắc, biết ngày chứng đắc, thấy tachứng đắc... Xin thưa thật, chư Tổ không bao giờ dám nghĩ tới chuyện này. NgàiẤn-Quang Đại Sư từ trước tới sau vẫn luôn luôn nghĩ rằng mình còn là phàm phutục tử tội chướng sâu nặng. Ấy thế mà thế gian vẫn còn nhiều người nghĩ rằngchờ cho đến khi ta có năng lực rồi mới đi hộ niệm cho một người khác.

Vì nghĩ rằng ta có nănglực, cho nên đối trước một người mới vừa tắt hơi ra đi một tiếng đồng hồ, lạidùng một cái que đập đập đập, từ dưới đập lên! Dùng cái nội lực gì đó khôngbiết để đuổi tà đuổi ma, hay để làm sao đó?... mà sau cùng bị vướng nạn!Vì cứ tưởng rằng là ta có năng lực,cho nên người đó ra đi mới có 2 tiếng đồng hồ, lại dùng cái nội lực gì củamình ấn vào các huyệt, ấn mà tới lún vào trong thịt người ta! Trongkhi đó, chư Tổ căn dặn không được đụng đến thân thể người chết ít ra là 8giờ đồng hồ. Mà tới 8 giờ đồng hồ rồi, nếu có đụng cũng phải thành khẩn,nhẹ nhàng, không thể nào mạnh dạn được.

Vì cứ tưởng rằng là ta cónăng lực cho nên mới dám nói một câu, “Talà trong sạch, ta được phép sờ, còn chư vị không được sờ vào!”để tạo ra những điều sai lầm!

Vì cứ tưởng là ta có nănglực, cho nên không chịu theo đúng kinh, theo đúng lời Tổ dạy. Không chịu thànhtâm niệm Phật cầu Phật gia trì, mà dùng cái nội lực áp 2 bàn tay vào 2 lòng bànchân của người chết để đẩy thần thức lên, thay cho A-Di-Đà Phậttiếp độ chúng sanh!

Trong kinh Phật nói: “Chưachứng mà nói chứng, chưa đắc mà nóiđắc”,đây là cái tội đại vọng ngữ! Chư Tổ khuyên rằng càng tuhành càng phải có tâm khiêm nhường. Có nhiều người tu không được nghe quanhững lời Pháp này, cứ nghĩ rằng mình có chứng đắc, vì có chứng đắc chonên mới phát cái tâm ra: Tôi cho mượn cái thân tôi để chư vị làm đạo.Vừa mới phát cái tâm như vậy, thì ma nhập vào để chịu đạinạn!

Cũng có nhiều người cứ nghĩrằng, ta phải làm đạo Bồ-tát chứ, cho nên khi mà chết đi cái thân nàytôi không cần nữa. Tim gan phèo phổi của tôi cứ việc mổ đi, lượmđi. Trong khi đó quên rằng mình là một phàm phu tục tử, lúc đó thầnthức của ta còn vướng nạn trong cái thân này. Chưa làm được Bồ-tát mà làmcái hạnh Bồ-tát… Khi người ta đem lên bàn mổ để mổ, vừa mới đụng tớithì đau thất kinh hồn vía, làm cho bị đọa lạc. Chính vì vậy mà có nhiềungười đã quyết định một cách sai lầm!

Trong khi đó với pháphộ niệm, chư Tổ có bao giờ nói rằng, khi nào một người có năng lựcmới hộ niệm cho người ta vãng sanh đâu? Các Ngài có khuyên chúng ta tuhành. Nếu chúng ta tu hành có thêm công đức thì sẽ hỗ trợ vào công cuộccứu người, chứ các Ngài có đặt ra là anh phải có một cái năng lực như vậy anh mớiđi hộ niệm cho người ta. Nếu anh không có cái năng lực như vậy, thì anhkhông cách nào giúp người vãng sanh. Chư Tổ chưa đặt ra cái chuyện đó, mà chúngsanh cứ ưa đặt ra chuyện đó, mà đặt ra đủ vấn đề hết trơn, làm chocái công cuộc hộ niệm bị trễ nãi!...

Có người tôi khuyên 2 năm, 3 năm, 4 năm rằng hãy lo màtổ chức hộ niệm đi. Họ nói: "Tôikhông có đủ năng lực". Đến sau cùng rồi khi người thân ra đi,lại email tới tôi, lại gửi thơ tới tôi, lại điện thoại tới tôi: “Anh Diệu Âm ơi!Chú Diệu Âm ơi!... Giúp đỡ”.Tôi hỏi:“Chị không có nănglực, tôi lại có năng lực sao? Anh không có năng lực, tôi thì có năng lực sao?…Chính cái bản thân của tôi, lo cho cáithân của tôi chưa xong, làm gì mà tôi có đủ năng lực cứu được người thân củachị, cứu được người thân của anh trong lúc mê man bất tỉnh trong bệnhviện!".

Chính vì vậy mà có nhiềungười rất là sơ suất, trong khi chư Tổ đã nói rõ rệt, "Chí ThànhChí Kínhlà cái đạo nhiệm mầu để giúp cho ta vượt qua sanhtử luân hồi, để cảm ứng với A-Di-Đà Phật mà được vãng sanh về Tây Phương CựcLạc. Trong kinh Phật nói, “Mộtcâu thành tâm niệm Phật phá tan 80 ức kiếp nghiệp chướng sanh tử trọng tội”,một câu thành tâm kiệt thành sám hối tự khả chuyển tâm này thành tâm Phật.Phật đâu có nói: "Mộtcâu chứng đắc niệm Phật mới vượt qua sanh tử luân hồi, hay một người chứngđắc niệm một câu A-Di-Đà Phật để phá tan 80 ức kiếp nghiệp chướng sanh tử trọngtội?”.Vậy mà có nhiều người sơ suất, cứ chờ cho khi chứng đắc. Xinhỏi: “Chừngnào chị chứng đắc vậy? Chừng nào anh thành đạo vậy?”.

Khi tự nghĩmình đã thành đạo, thì chư Tổ nói, đây là "Tội đại vọng ngữ"!Tội này nó lớn hơn tội sát đạo dâm tới trăm ngàn vạn ức lần. Đâylà lời nói của ngài Ấn-Quang.

Cho nên cái pháp niệm Phậthộ niệm cứu người vãng sanh, xin thưa thực, không cần đến sự chứng đắc. Mà cần:- Lòng chí thành, chí kính, tha thiết của người bệnh. - Lòng chíthành, chí thiết, khẩn cầu, cầu nguyện của người thân.

Tâm tâm tương ứng. Chínhcái lòng chí thành chí kính này sẽ giúp cho người bệnh nương theo sự cảm ứngcủa A-Di-Đà Phật mà họ vãng sanh về Tây Phương. Chính vì vậy khi đối trướcvới một người bệnh, tất cả những người hộ niệm luôn luôn phải chắp tay thànhtâm, chí thành, chí thiết cầu nguyện. Phải luôn luôn thành tâm, chí thành, chíthiết cầu điều giải ách nạn về oán thân trái chủ. Đối với những vị trongpháp giới có cái duyên lành cũng như cái duyên ác với người bệnh, ta phảithành tâm, kính cẩn cầu nguyện họ, tha thiết khuyên răn họ, tha thiết, cúi đầukhẩn nguyện họ, cầu cho họ thông cảm cái nỗi lòng này mà giúp cho ngườibệnh được siêu sanh, để người bệnh đó có được cái năng lực, rồichính người bệnh đó sẽ trở về cứu độ họ.

Như vậy là chúng ta cúi đầuxuống bái lạy họ, thành khẩn mà xin họ, năn nỉ họ hãy nương theo cái cơhội nầy mà cùng với chúng ta niệm Phật. Nói với họ rằng A-Di-ĐàPhật đã phát cái lời đại thệ là, tất cả trong pháp giới chúng sanhbất cứ một người nào, có nghĩa là có họ, có người bệnh, có chúng ta nữa, bất cứmột người nào trong cửu pháp giới, khi nghe danh hiệu của Ngài mà phát cáitâm nguyện vãng sanh về Tây Phương, rồi tin tưởng vào cái đại nguyện củaNgài mà thành tâm niệm danh hiệu Ngài thì được Ngài tiếp độ vãng sanh. Ngài nói, dẫu cho mười niệm, nghĩalà trước những giờ phút xả bỏ báo thân, niệm được mười niệm vẫn được vãng sanh.

Hoàntoàn Phật không có nói rằng, “Chỉ có những người chứng đắc, những người màniệm Phật đến nhất tâm bất loạn, hoặc những người mà có cái năng lực niệmdanh hiệu ta, thì dẫu cho 10 niệm ta sẽ đưa về Tây Phương”. Phậtkhông có nói như vậy.

Nếu mà chúng ta chứngđắc, chúng ta sẽ được sinh lên thượng phẩm. Nếu mà chúng ta thành tâm, chíthành, quyết lòng mà đi. Đemcái lòng chí thành đó khuyên răn người bệnh. Đem cái lòng chân thànhnày khuyên răn chư vị oan gia trái chủ. Đem cái lòng chân thành này khuyênnhững người đồngtu cùngnhau chí thành tha thiết để cầu nguyện.Nhất định sẽ cảm ứng đạo giao.VàA-Di-Đà Phật thề rằng là, dẫu cho"Tam Ác Đạo Trung", lànhững chúng sanh trong ba đường ác: Tệ lậu hơn mình! Tội lỗi nhiềuhơn mình! Sai lầm nhiều hơn mình! Nghiệp chướng nặng nề hơn mình! Mà phát cáitâm nguyện theo đúng như lời nguyện của Ngài, niệm danh hiệu Ngài vẫnđược vãng sanh về Tây Phương, nếu không được vãng sanh Ngài thề không thànhPhật.

Chính vì vậy, hộ niệm chonhau để vãng sanh: Nhấtđịnh phải tổ chức càng sớm càng tốt.Nhất định phải tham gia bằng cái lòngchí thành chí kính.

Đừng có nên tham gia bằngcái mẫu mực của những người gọi là tự cho ta có năng lực. Đừng bao giờtham gia trong ban hộ niệm với con mắt nhìn ngó thử coi người nào có đủnăng lực. Cái lòngnày là lòng không chân thành! Cái lòng này là lòng cống cao ngã mạn!Cái lòng này là cái lòng khinh bỉ thiên hạ!Nhất định người đódù có niệm Phật, người đó dù có đi hộ niệm cho một trăm ngàn người đinữa, chưa chắc gì tìm ra một người vãng sanh. Ấy thế mà những người thật thà,chất phát, chỉ cần cái chân thành chí thành chí kính như vậy, niệm Phật, khuyênrăn nhau, họ đưa những người vãng sanh về Tây Phương một cách rõ ràng minhbạch.

Chính vì vậy mà trước saugì cũng xin chư vị là chân thành, lấy cái lòng chân thành này mà hộ niệmcho nhau, giúp đỡ nhau. Đừng nên nghĩ rằng là mình có một cái năng lực nào đó.Đây là một điều sơ ý, chưa hiểu thấu!

Nam MôA-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 31)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Chương trình mà chúng tanói về đề tài “HỘ NIỆM LÀMỘTPHÁP TU”, nó có từ đầucho đến cuối, có thỉ có chung, chứ không phải là cứ đợi sắp chết, đến lúc mêman bất tỉnh rồi kêu ban hộ niệm tới, đến nay thì cũng sắp sửa chấm dứt rồi,còn khoảng hơn 2 tuần nữa, sau ngày Phật nhất đầu tháng 11 là chúng ta chuẩn bịchấm dứt.

Trong giai đoạnnày nếu chư vị có những gì thắc mắc liên quan tới hộ niệm, xincho chúng tôi biết, bằng cách viết giấy để vào trong cái hộp ýkiến. Chúng ta dành trọn một tuần cuối cùng để giải quyếtnhững thắc mắc. Có nhiều khi chính ta cũng không rõ hoặc là nhiều khi chưavững lắm, hoặc nhiều khi chúng ta biết rồi nhưng vì những vấn đề này rấtcần cho những người chưa biết hoặc là cho đại chúng, thì cũng nên hỏi ra. DiệuÂm sẽ cố gắng hết sức để trả lời, chứ cũng chưa chắc gì là viên mãn,nhưng ít ra cũng hy vọng là giải quyết được một phần.

Chúng ta nói đềtài “Hộ niệm là một pháp tu”, thực ra là để trả lời cho những ngườibên ngoài, vì rất nhiều người không hiểu rằng hộ niệm là một phương phápgiúp cho một người không biết niệm Phật bây giờ biết niệm Phật, một người khôngbiết đường đi về Tây Phương bây giờ biết đường đi về Tây Phương, những ngườilòng tin hoang mang không biết chỗ nào nương dựa bây giờ biết chỗ nươngdựa... Khi biết được vững vàng ba điểm “Tín-Nguyện-Hạnh”rồi,thì họ sẽ thấy được rõ rệt chúng ta đang tu có đường, chúng ta đi về có đích vàsự thực hiện cụ thể, không còn mênh mông nữa. Chính vì vậy khi chương trình hộniệm được mỗi người nắm vững thì tự nhiên sẽ an tâm vô cùng.

-Không còn phân vân nữa.

- Khôngcòn so đo nữa.

-Không còn mập mờ như là thời gian trước đó chưa biết về hộ niệm.

Có nhiều người cứ nghe đếnhộ niệm thì đồng hóa nó với CẦU SIÊU.Cho nên khi một ngườiđiện thoại tới nhờ vả, họ nói:

- Chết chưa?

-Chưa chết!

-Chưa chết thì kêu ta làm chi?!...

Có người đồnghóa hộ niệm giống như là một sự thăm hỏi, nhằm an ủi gia đình ngườibệnh. Vì gia đình đó có một người sắp chết, sắp mất, ta là bạnhữu, đồng tu với nhau, nên cần đến chia buồn, an ủi, làm cho họ đỡ khổ sở!Gọi là chia sẻ nỗi buồn sinh ly tử biệt!...

Họ nghĩ như vậynên mới nói rằng: Làmgì mà có chuyện hộ niệm vãng sanh?!... Ta tu bốn-năm chục năm chưa chắcgì được vãng sanh!... Có những người tu suốt cả đời chưa chắc gì được vãngsanh!... Làm gì có cái chuyện tới thăm hỏi vài câu là được vãngsanh?!...

Những người này hoàntoàn không biết gì về hộ niệm cả! Họ chỉ nghe mang máng, rồi tưởng ban hộ niệmgiống như một cái hội đoàn đi phân ưu, chia buồn! Thành ra người ta lơ làphương pháp hộ niệm! Chứ thực ra, mình thấy rõ rệt, ví dụ như hổm nay chúng tađi hộ niệm, đâu có phải là đến để chia buồn, đâu có phải đến để an ủi? Mà tatới để hướng dẫn gia đình người bệnh hiểu từng bước, từng bước… Từ một giađình không biết gì hết, mình tới hướng dẫn họ biết đường đi. Từ mộtgia đình đang buồn phiền, lo âu sợ sệt vì cảnh sinh ly tử biệt, ta tới khuyêngiải họ coi chuyện tử sanh chỉ là chuyện thường! Ta giúphọ biết cách làm sao sau khi buông cái báo thân này họ biết conđường đi về Tây Phương Cực Lạc.

Quý vị hãy thử đemnhững các phim hộ niệm ra coi lại. Những thước phim hộ niệm đó chỉ là nhữngngười thấy tiếc cái công lao niệm Phật mà quay lại, có nhữngngười đã chịu khó quay lại, chứ không phải vãng sanh chỉ có bấynhiêu đó đâu à. Ví dụ như ở đây, khi chúng ta hộ niệm cho một người vãngsanh, tìm đâu ra cái phim đây? Ai quay đây? Tôi có máy quay phim nè,nhưng tôi có quay đâu? Thời giờ đâu mà quay? Thời giờ đâu mà ra cái phim?Cho nên những cái phim đó chẳng qua là sự cóp nhặt, lượm lặt lại, để gieoduyên cho những người không tin hãy ráng mà tin đi. Còn không chịu tin thì thôichịu thua! Chứ không phải hộ niệm chỉ là như những cái phim đó đâu!...

Khi chứng kiến trựctiếp cái cảnh người ta vãng sanh rồi chúng ta mới thấy ngỡ ngàng! Rõ rànglà ngỡ ngàng! Khi được chứng kiến một người vãng sanh, tự nhiên bao nhiêunhững cái mê muội trong đầu mình nó bay ra hết, những cái gì nghi ngờ trong đầunó tiêu tan hết, để chúng ta trở về một thực tế là kinh Phật đã nói rõràng từng điểm một về chuyện niệm Phật vãng sanh gần 3.000 năm nay rồi mà tạivì phước đức chúng ta quá yếu, nên không thấy! Tại vì thiệncăn chúng ta quá tệ, nên không tin!

Trở lại vấn đề: Làm gìmà có chuyện hộ niệm vãng sanh? Ta tu năm-sáu chục năm ta chưa được vãngsanh, làm gì có một người đó mới niệm từ sáng đến chiều mà được vãng sanh?

Hòa Thượng Tịnh Không nói:

“Mười niệm tấtsanh, dồn lại chỉ có một niệm cuối cùng mà thôi. Người nào trước giờ phútra đi mà phát một cái tâm vĩ đại, thành tâm chí thành chí kính niệm một câu A-Di-ĐàPhậtthôi cũng có thể vãng sanh. Đâu cần gì tới mười niệm!”.

Nhưng mà khổ một điều,là cái phước đức của mình không đủ để cho sau cùng khi xả bỏ báo thân mình niệmđược một câu Phật hiệu! Cái thiện căn mình chưa đủ, nên không cách nào mình tinđược vào câu A-Di-Đà Phật!

Hôm trước ở bên Tây có mộtngười hỏi một câu rất là hay. Người ta nói: Có người nói rằngnhững người ngỗ nghịch bất hiếu với cha mẹ, thì bây giờ niệm Phật có long hầubể họng cũng không được vãng sanh! Thì tại sao trong kinh Phật lại nói: Dẫu chomột người tội ngũ nghịch thập ác, cuối cùng gặp thiện tri thức chỉ bày họ niệmmười niệm cũng được vãng sanh? Hai lời này trái nghịch nhau nhiều quá?...

Thực ra, câu trảlời nó nằm ở trong Thiện Căn. Chính là nằm trong thiện căn.Một người tu suốt đời, tu rất nhiều, nhưng không tin vào câu A-Di-ĐàPhật, suy cho cùng ra là tại vì trong nhiều đời nhiều kiếp trước người ta chưatạo ra được cái thiện căn. Vì không có thiện căn nên họ không tin câu A-Di-ĐàPhật. Vì không tin vào câu A-Di-Đà Phật, dù họ tu cho suốt cuộc đời nhưngvì lòng tin không có, nên nhất định cuối cùng họ không niệm câu A-Di-ĐàPhật. Họ không niệm câu A-Di-Đà Phật thành ra họ không được vãng sanhvề Tây Phương Cực Lạc. Thế mới thấy rằng: Một câu A-Di-Đà Phậtcuối cùng nó có giá trị vô cùng vĩ đại. Không tưởng tượng được!

Một câu niệm A-Di-ĐàPhật trong cuối cuộc đời của họ, là thực sự do thiện căn trong nhiềuđời nhiều kiếp của người đó đã có. Có thiện căn, nhưng trong đời này vì mêmuội họ làm những chuyện sai lầm, họ làm những chuyện tầm bậy!Nhưng chuyện làm tầm bậy này, cái nghiệp nhân của đời này chưathành quả báo, nhưng mà nhờ cái thiện căn trong nhiều đời nhiều kiếp khiếngặp cái duyên là những vị thiện tri thức đến khai giải, chỉ điểm, làmcho những thiện căn đó hiển hiện dậy... Nhờ chính cái thiệncăn này mà họ vội tin liền câu A-Di-Đà Phật, họ tu gấp gấp, họ tu thẳng liềnlập tức, không còn thay đổi gì nữa. Họ kiệt thành sám hối tất cả nhữngchuyện sai lầm, rồi họ niệm câu A-Di-Đà Phật. Chính đây là cái giá trị của câuA-Di-Đà Phật.

Vìthế, chuyện làm sai trong đời này nó chưa thành quả báo, thì cáiquả báo của những cái nhân của đời trước, hay gọi là cáihậu báo củanhững cái nhân đời trước nó hiển hiện về. Họ lượm cái nhân đó, họ lượm cáithiện lành đó họ đi về Tây Phương. Khi đi về Tây Phương rồi thì năng lực của tựtâm hiển hiện ra, tròn đầy, nhờ cái năng lực đó mà bắt đầu họmới "Vì chúng sanh chịu khổ" mà trả nghiệp. Họ trả bằngcách đi cứu độ chúng sanh. Cho nên khi mà chúng ta biết được phương pháphộ niệm, chúng ta thấy an lòng vô cùng.

Cũng có một người đã hỏicâu như thế này:

“Tại sao là cái tội ngũnghịch thập ác và cái tội không tin, thì Hòa Thượng Tịnh Không nói cái tộikhông tin nặng hơn? Tội giết cha hại mẹ mà không nặng, mà cái tội khôngtin Phật Pháp lại nặng hơn?”

Tôi trả lời: Tộinào cũng nặng hết! Nhưng mà cái tội không tin thì đến lúc lâm chung họkhông niệm được câu A-Di-Đà Phật. Còn những người ngũ nghịch thập ác tộicũng nặng, chắc chắn tội này nếu không biết đường đi thìsẽ xuống địa ngục A-Tỳ mà trả cái nghiệp này. Trả trong vô lượng kiếp!Nhưng mà nhờ cái thiện căn, cái lòng tin của họ mà họ niệm được câu A-Di-ĐàPhật trong cái giờ phút ra đi. Cái giá trị là nằm ở tại chỗ này, chứ không phảilà cái tội nào nhẹ, cái tội nào nặng.

Bị tội ngũ nghịch thậpác thì xuống địa ngục, mà còn tới địa ngục A-Tỳ nữa để trả nghiệp. Trongkhi lời thệ của đức A-Di-Đà Phật thì dẫu cho chúng sanh trong tam ác đạo, làngay trong địa ngục A-Tỳ, mà nghe danh hiệu của Ngài, mà thành tâm niệm danhhiệu của Ngài, mười niệm vẫn được vãng sanh. Bây giờ rõ ràng họ chưaxuống, họ chỉ tạo tội thôi chứ họ chưa xuống. Nhưng nhờ cái lòng tinhọ niệm được câu Phật hiệu, họ trở về Tây Phương. Cái giá trị ở tại chỗnày.

Hiểu được rõ như vậy thìNgài nói rằng là cái tội mà ngũ nghịch nó còn nhẹ hơn cái tội không tin, là tạivì Ngài nói ứng với chỗ lâm chung đây.

Cho nên khi chúng tahiểu được những chuyện này, thực sự ta phải xác định ta là hàng phàm phutục tử tội chướng sâu nặng. Tội chướng sâu nặng này mà không biết đườngtu, không tin vào lời Phật dạy, không áp dụngnhững pháp ứng hợp với đời mạt pháp này để tu. Mà còn cứ đilang thang, cứ lấy cái tình thức của chúng ta mà đi, lấy cái kiếngiải chúng ta mà áp dụng... thì nhất định một đời này chúng ta không cách nàocó thể giải thoát sanh tử luân hồi. Nay chúng ta biết được điều nàyrồi, niềm tin của chúng ta phải vững lên. Tại vì, xin thưa với tất cả chư vị,rồi đây mình sẽ thấy, khi một người trong cái đời mạt pháp này niệm mộtcâu A-Di-Đà Phật đi về Tây Phương, mình đem chuyện này mà nói với thiênhạ, nhất định nói với một vạn người, chúng ta chưa tìm ra được hai-bangười tin. Ngược lại, một vạn người có thể có hơn chín ngàn người chốngđối! Nếu niềm tin của chúng ta chao đảo, nhất định ta sẽ bị thối tâm liền.

"TÍN NĂNG SIÊU XUẤT CHÚNG MA LỘ".Cái niềm tin vững vàng chúng ta sẽ siêu xuất. "Siêu xuất" làvượt qua... "Chúng" là nhiều. "Ma" là tà vạy!"Ma Lộ" là con đường tà vạy. Nếu niềm tin không củng cố nhấtđịnh chúng ta bị trở ngại.

Chư vị, vững lòng tin nhấtđịnh ta sẽ vãng sanh như những người đã vãng sanh mà ta đã từng biếtqua vậy. Chắc chắn xin chư vị yên lòng.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 32)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Ngày hôm qua chúng ta ngheđược một cái tin, có một ông Bác vừa mới qua đời. Ông Bác đó có làmviệc trong một tự viện, nhưng khi ra đi thì thật là âm thầm!Mìnhthấy vấn đề vô thường nó đến bất kỳ lúc nào! Chúng ta phải cố gắng tu, vàtu phải biết rõ đường đi nước bước, phải biết chuẩn bị cho mình những gì trướckhi mình ra đi, để cho khi xả bỏ báo thân mình có đường về rõ rệt,mình có cái điểm đến minh bạch và mình cần làm gì? Chứ khôngphải mình cứ tu như vậy là được giải thoát đâu.

Trở lại vấn đề hộniệm, thực ra chính là chúng ta chuẩn bị tất cả cho chính mình từ bây giờ chođến ngày mình ra đi, mình phải làm những gì cho đầy đủ, rõ ràng, minh bạch đểmình được về Tây Phương.

Hộ niệm, không phải là hộniệm trước những giờ phút lâm chung. Không phải! Trước những giờ phút lâmchung, ta phải đến niệm Phật, ta nhắc nhở người bệnh, đó là cái giai đoạn chótcủa phương pháp hộ niệm, chứ không phải hộ niệm là để cho đến giờ phút lâmchung rồi mới bắt đầu. Hoàn toàn không phải như vậy.

Trong những ngày quachúng ta đã nói rõ rồi, phương pháp hộ niệm nó có từ "A" đến "Z" luôn, là từngay bây giờ luôn. Ví dụ như hôm thứ bảy vừa rồi, chúng ta đi nói chuyệnvới ông Cụ đó là chúng ta chuẩn bị từ đầu cho ông Cụ. Chuẩn bị từ đầucho ông Cụ tức là chuẩn bị cho chính chúng ta luôn.

Bây giờ mình tiếnsâu một chút xíu nữa, thường thường khi hộ niệm có cáiphần "Khai-Thị,Dẫn-Giải". Điểm chính yếu của khai-thị, dẫn-giảichính là nhắc nhở người bệnh buông cho hết tất cả những gì thế trần xuống,gọi là "Buông xả".Phải buông cho hết đừng có để bị vướng:

Cáitâm mình mà còn thấy khó chịu cái gì, thì còn vướng cái đó.

Cáitâm mình mà còn ghét việc gì, thì vướng việc đó.

Cáitâm mình mà còn ghét một người nào, thì vướng người đó.

Bấtcứ cái gì cũng vậy, hễ ghét cái gì thì vướng cái đó! Lạ lắm!Thường thườngcó nhiều người nói, là để tới lúc đó rồi tôi sẽ bỏ. Khôngphải dễ vậy đâu!

NgàiLý Bỉnh Nam nói rằng, trong cuộc đời chúng ta làm cái gì, thì trướcnhững giây phút chúng ta ra đi, tất cả những cái đó nó hiện lại hết,mà nó hiện càng mạnh nữa. Ví dụ, như mình thấy khó chịu một điều gì thìlúc đó ta có muốn quên, quên cũng không được. Mà thật ra lúc đó dù chúngta có muốn quên đi, thì oan gia trái chủ cũng tạo cơ hội chochúng ta nhớ cái chuyện đó. Lạ lắm! Mà chỉ người đó bịnạn, chứ người bên cạnh hay người hộ niệm không biết. Chính vìvậy, hộ niệm là giúp cho nhau buông xả. Phải tập buông xả.

Mấyngày hôm trước chúng ta nói chuyện về "Người Hiền". Thựcsự là tập thành người hiền. Người hiền là người buông xả.Người ta buông xả vì người ta hiền. Ví dụ, có một sự việc nhưvậy, người hiền thì người ta vui vẻ, không cần để ý đến, cònngười cố chấp thì người ta để trong lòng. Mà để những điều khó chịu tronglòng, thì nó sẽ thành cái chủng tử "Khó Chịu". Rồi cái chủng tử đó càngngày nó càng phát triển, nó càng lớn lên, đến khi nằm xuống thì cáichủng tử đó, cái nhân đó, nó hiện ra trong đầu của họ. Chủng tử nàycó lúc có thể giải được, còn hầu hết thì chịu thua, giải không được!

Chínhvì vậy mà phải tập buông xả. Tập tối đa. Ví dụ như mình lỡ gặp điều gì rắcrối, thì theo như Chư Tổ dạy, hãy ráng cố gắng phát tâm niệm Phật liền. Nhớ tớicâu A-Di-Đà Phật, nhìn tới câu A-Di-Đà Phật, tự nhiên câu A-Di-Đà Phật nó lấnlần, lấn lần... nó liệng những cái chấp ra. Tập được nhưvậy, thì đến lúc mình nằm xuống, bắt đầu bịnh là mình lo niệmPhật liền, chứ không lo cái gì khác hết.

Tôixin kể ra đây một câu chuyện có thực, để rút thêm một chút kinh nghiệm chocả người hộ niệm và cả cho người vãng sanh luôn. Ở tại Việt Namcó anh đó trong ban hộ niệm, hôm trước anh có điện thoại qua hỏi tôi.Cứ mỗi lần có chuyện khó khăn gì về hộ niệm thì anhliền điện thoại qua hỏi. Nhưng thực ra xét về khả năng, thìDiệu Âm này thầm nghĩ rằng, anh đó có khả năng hộ niệmngon hơn mình, nhưng tại vì đầu tiên mình chỉ dẫn cho anh hộniệm, nên bây giờ anh mến lắm... Thì anh ta báo cáo rằngtừ đầu năm tới bây giờ, anh hộ niệm được 31 người, 31 ca, thành công được 21ca, còn lại 10 ca là coi như bị thất bại. Anh nói ngon lắm: “Bây giờ tôi biết rồi anh Diệu Âm ơi,tôi biết người nào vãng sanh, người nào không rồi, chứ không phải thấy mềm mềmlà tôi nói vãng sanh đâu”.

Anhta nói với tôi có vẻ vững vàng lắm, và anh kể lại một câu chuyện,làm cho tôi cũng trực nhớ lại... Câu chuyện đó như thế này, vuilắm!...

Cómột Ông đó, nói niệm Phật thì chịu niệm Phật. Bảo phát nguyện vãng sanhthì chịu phát nguyện vãng sanh. Nhưng mà Ông đó nghĩ như thế này nè. Ôngnói:

“Nhưmình ở đây muốn qua nước Mỹ thì mình phải có cái hộ chiếu. Mình ở đâymuốn đi qua Singapore thì mình phải có cái hộ chiếu. Mà hộ chiếu thì phải cócông an, có nhà nước đóng dấu đàng hoàng. Thế thì, bây giờnếu mình ở tại nước Việt Nam này mà muốn đi về Tây Phương thì mìnhcũng phải có “Hộ Chiếu” mới đi được... Vậy bây giờ phải làm sao chotôi có cái “Hộ Chiếu” đi về Tây Phương đi”.

Banhộ niệm đã giảng giải cho ông ta rằng không phải vậy đâu.A-Di-Đà Phật dạy là mình nguyện vãng sanh cho đàng hoàng, rồi thành tâmniệm Phật thì tự nhiên được đi. Nhưng ông không chịu tin! Nói gì nóiông cũng không chịu tin. Ông nói: “Khôngbao giờ có cái chuyện đó!” . Tại vì ông ta là nhà quê mà. Ông nói:

“Điđâu cũng phải có hộ chiếu... thì bây giờ cách gì đi nữa cũng phải đemra công an ký giấy cho tôi, để tôi đi...”.

Sau khihộ niệm cho ông đã ba-bốn tuần rồi mà sao vẫn còn vướng! Lúc nàoông cũng đòi cho được cái hộ chiếu để đi về Tây Phương. Đối với ông hìnhnhư chỉ còn vướng một chút này nữa thôi. Người ta hỏi ông:

-Có đem con theo không?

-Không! Tôi không đem con theo.

-Có đem vợ theo không?

- Không!Không đem vợ theo.

-Cái gia tài này có đem theo không?

- Không!Không đem theo cái gì hết.

Ấythế mà nhất định phải đem cái hộ chiếu theo!...

Ôngđòi giấy hộ chiếu đó phải có công an ký vào và A-Di-Đà Phật cũng phảiký vào nữa… Trời ơi! Người ta khuyên gì khuyên, nhưng ông ta cũngkhông nghe!...

...........

Chấpnhư vậy đó!... Anh đó mới điện thoại qua hỏi, "Anh Diệu Âm ơi, làm sao giải quyết giùmtôi” .

Thìlúc đó tôi nói:

“Thôiđược rồi, bây giờ anh về nói với ông đó, viết lời nguyện vãng sanhra: Tôi tên là gì đó, pháp danh là gì đó, ở tại thôn này, bao nhiêu tuổi, hômnay Tôi phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, nhờ A-Di-Đà Phật ấnký".

Viếtđàng hoàng như vậy, rồi anh bắt ông đó quỳ trước bànPhật, kêu cả gia đình cùng quỳ sau ông, rồi ban hộ niệm cũng quỳ theoluôn. Bảo ông ta tự khấn nguyện, cầu xin Phật ấn chứng chocon. Rồi mình bảo ông ta để tờ phát nguyện trên bàn thờ.Giảng nghĩa cho ông biết rằng, A-Di-Đà Phật có cách ấn chứng khác, Ngàikhông ký tên, mà mình để trên bàn thờ rồi khấn nguyện, Ngài sẽ phóng quang ấnchứng vô đó. Như vậy tức là ông đã được ấn chứng. Nhờ như vậy thôi!...

Rồi ôngcòn hỏi:

-Có chắc không?

- Chắcchứ. Sao mà không chắc được.

Ổngviết đàng hoàng, viết tên... tuổi... họ hàng... ở tại xã nào, thônnào... như vậy đó để lên, rồi mới nguyện. Ông ta nguyện như vầy:

-Nam Mô Di Đà Phật, hôm nay con xin để "Giấy Hộ Chiếu vãng sanh" nơiđây, con nguyện cầu Phật ấn chứng cho con...

Rồiđể trên đó đàng hoàng há, bắt ông đó để lên bàn thờ bảy ngày để cầu xin...(Mình phải làm cho có vẻ quan trọng và kiểu cách một chút...). Có nhưvậy mà sau đó ông ta mới yên lòng. Bây giờ ông phải giữ cho cẩnthận tờ giấy này nghen, đây tờ hộ chiếu có Phật ấn chứng rồi đó. Nhờcái tờ giấy đó... mà ông an lòng không hỏi nữa. Và sau đó, nghenói ông cũng được vãng sanh, vãng sanh cũng ngon lành lắm...

Câuchuyện này kể ra giống như một chuyện tiếu lâm, nhưng có thật nhưvậy. Cả cái ban hộ niệm đó không biết cách nào mà giải quyết, khuyên gì khuyênông vẫn nói nhất định là đi đâu cũng phải có tờ giấy, phải chứng nhận đànghoàng, ấn chứng đàng hoàng mới được. Đây cũng là một câu chuyện vừa vui mà vừa cóthực...

Chuyệnnày thật ra chỉ vì thói quen. Cái thói quen trong cái tâm, nónhập sâu vào tâm hồi nào không hay, đến nỗi khi đi về Tây Phương cũng nghĩrằng phải có như vậy mới đúng... Tất cả chính là cái chấp củangười đó!

Nếu mộtngười tu hành muốn về Tây Phương, mà giả sử như chúng ta còn mắc kẹtcái chỗ nào, ví dụ như ghét một người nào đó, xin thưa thực, Diệu Âm thường đinói chuyện về hộ niệm, có nói: Ví dụ như, quý vị mà ghét cái màu đen:"Đời tôi ghét nhất làmàu đen"... cũng không được nữa, đừng nói chi là ghétngười! Tại vì khi mình ghét màu đen, thì nhiều khi lúc lâmchung, người ta mở đèn sáng trưng à, người ta còn sơn cái nhà trắng hết à, màoan gia trái chủ tới họ phù phép hay sao đó không biết làm chođen thui à! Nhìn thấy màu đen, mình ghét vô cùng ghét! Mình bị vướng liền.Chính vì cái vướng này mà làm cho tâm hồn của họ điên đảo, khôngcách nào niệm Phật được. Cũng giống như ông Cụ đó muốn về Tây Phương,vợ không đem theo, nhà cũng không đem theo, con cái cũng không đem theo,tiền bạc không đem theo, mà quyết định là phải đem miếng giấy theo. Tại vìmiếng giấy đó là giấy có ấn chứng đàng hoàng có ký đàng hoàng!

Thấykhông? Nếu mình cứ nói: “Bácbuông xả đi, bác buông xả đi”. Nói hoài không bao giờ ông cụđó buông xả. Nhưng làm một cái trò giống như trò xiệc vậy, trò gạt vậy thìông ta lại chịu nghe. Đây gọi là “Thiệnxảo phương tiện”.

Chonên đây cũng là một cái kinh nghiệm rất hay để khi đi hộniệm, muốn khuyên người ta buông xả, nhiều lúc mình cũng bày cái phươngtiện nào đó thì người ta mới buông xả. Và nói như vậy thì bây giờchúng ta hãy biết tập buông xả trước, buông xả cho trụi lủi. Hòa Thượngnói, phải buông xả trụi lủi trụi lui thì quý vị mới dễ dàng an nhiên tự tạivãng sanh. Nếu mà buông xả nhiều thật nhiều, còn lại chút chút nào đó thì nhữngvị hộ niệm mới khuyên mình bỏ được, chứ nếu mình buông xả ít quá, tứclà chấp nhiều quá, sau cùng nó vướng… nó vướng tới… tới… tới kỳ cùng luôn!

Mìnhnhớ là trong cái lá thư của ngài Ấn Quang, có một người niệm Phật 25 năm trường,ngày nào cũng công khóa đàng hoàng, nhưng mà sau cùng rồi.... thì Ngài nói,"Không vãng sanh ". Nhìn hiện tượng xảy ra, Ngài nói, "KhôngVãng Sanh!"... Hỏi Ngài, ông này được vãng sanh về Tây Phương chứ?Ngài nói, không! Nhưvậy, niệm Phật lâu năm rồi, chắc có lẽ cũng được về tam thiện đạochứ? Ngài nói, "Không!" luôn! Dễ sợ như vậy! Đây làdo tình chấp mà bị kéo lại. Bên cạnh đó, mình phải hiểu rằng oangia trái chủ sẽ lợi dụng cơ hội đó mà phá mất cơ hội vãng sanh của mình.

Đâylà kinh nghiệm! Chúng ta hãy cố gắng quyết lòng. Tất cả chúng taai ai cũng sẵn sàng chuẩn bị đi về Tây Phương. Đi về Tây Phương sướng quá,chấp ở đây làm gì mà chúng ta bị nạn. Thật sự oan uổng!

Chonên tu hành là biết buông xả. Chúng ta phải thực hiện những bước này cho đượcthì sau cùng sẽ rất dễ dàng vãng vanh về Tây Phương để thành đạo.

NamMô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 33)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong suốt ba ngày quachương trình nói về hộ niệm bị gián đoạn, lý do là người nói về hộ niệm bịbệnh nằm thở phèo phèo trên giường. Lúc bệnh như vậy, Diệu Âmnày cũng ráng cố gắng niệm Phật, tại vì biết đâu trong đợt này mình đi chăng?…Quyết lòng niệm Phật như vậy, nhưng có nhiều lúc quên không niệm, rồitrực nhớ thì niệm lại, niệm lại rồi quên nữa… Lạ lùng! Là tại vì mệt quá chịukhông được! Rồi chóng mặt!...

Chính vì thế mà thấyrõ rệt, mình là người đi nói chuyện hộ niệm khắp nơi, khuyên niệm Phậtkhắp nơi nhưng đến lúc bệnh xuống thì chính mình niệm Phật không nổi! Ấy thếmới biết rằng có người hộ niệm, có ban hộ niệm, có những người biết hộniệm ở bên cạnh mình vô cùng quan trọng, không thể nào thiếu được.

Diệu Âm này có thóiquen là dùng cái pháp gọi là “TÙY TỨC NIỆM PHẬT”. Có nghĩa là không dùngxâu chuỗi, dùng xâu chuỗi gọi là“SỔ CHÂU TRÌ DANH”, còn “Tùy Tức” là nươngtheo hơi thở mà niệm Phật. Mình vẫn tưởng rằng là mình ngon, còn thở thì cònniệm Phật, cứ thở vào: “A-Di-Đà Phật”, thở ra: "A-Di-Đà Phật"… Cái lýlà mình còn thở thì chắc chắn mình còn niệm Phật. Nhưng khi bệnh xuống rồimới thấy một điều: Thở thì còn phèo phèo đó mà niệm Phật thì quên! Mà nó quênmột thời gian rất lâu rồi mới nhớ niệm lại, niệm khoảng chừng nămmười phút thì lại quên nữa! Tại vì bên cạnh "Những Cái Mệt"đó, lại có "Những Cái Tức Bụng", "Những Cái ĐauLưng"... chịu không nổi!

Đây là mới bệnh sơ sơthôi đó, chứ chưa phải là mình lâm chung đâu! Khi mà lâm chung thì chư Tổthường hay nói, nó đau giống như con rùa bị người ta lột cái mai ra!Mình tưởng tượng giống như mấy người cầm cái kìm mà nhổ cái móng tay mìnhra vậy... Đau như vậy làm sao mà niệm Phật được!?

Cho nên khi mình nóivề hộ niệm, mình lại càng thấm. Thì bây giờ chúng ta biết là trước những giờphút tắt hơi ra đi mười câu A-Di-Đà Phật thực sự không phải dễ niệm đâu,đừng nên ỷ y. Ngay cả có ban hộ niệm cũng không nên ỷ y nữa, mà chúngta phải tập, tập cho thành một thói quen. Như Diệu Âm này hồi giờ thường haytập thói quen là cứ nằm xuống thì niệm Phật, nằm xuống là niệmPhật. Thường hay làm xong một việc gì rồi, khi đi thì cứđi một bước niệm một câu A-Di-Đà Phật. Lúc ngồi xuống thìmột hơi thở là một câu Phật hiệu. Thường thường là như vậy. Luôn luôn lànhư vậy. Nhưng đến lúc bệnh xuống, thì niệm Phật không nổi!

Thấy đó, xin chưvị phải cố gắng tập cho chính mình một phương pháp niệm Phật cho thuầnthục. Có người thì dùng cái xâu chuỗi, như Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói,dùng sợi xâu chuỗi giống như cây gậy. Cái tay mình cứ động mộtcái mình niệm một câu A-Di-Đà Phật, động một cái, một câu A-Di-Đà Phật. Ráng mà"Động" riết...

Có những thờigian Diệu Âm dùng chuỗi để niệm Phật. Người ta gặp cứ xin xâu chuỗi.Cứ thấy thì xin, xin thì tôi biếu. Biếu hết rồi không biết làm sao đànhphải lấy cái lõi của cuộn băng keo mà niệm. Khi biết được cái phươngpháp dùng hơi thở thì dùng hơi thở để niệm Phật... Có những người ápdụng phương thức của Ngài Ấn-Quang. Ngài dạy "Niệm Phật Đếm Số",cứ A-Di-Đà Phật đếm 1, A-Di-Đà Phật đếm 2, A-Di-Đà Phật đếm 3... Đếm thầm trongmiệng thôi, đếm cho đến 10 rồi bắt đầu đếm lại 1. Đếm liên tục như vậy. Mìnhvừa niệm Phật vừa đếm số, nếu không đếm số thì mình sẽ quên cáisố. Do đó nhờ đếm số mà nó kéo cái tâm mình nhiếp vô câu Phậthiệu. Có người đếm tới 10 thường bị quên, cứ quên đi quên lại hoài,thì nên đếm từ 1 đến 5, từ 6 đến 10... Phải trì vào câuA-Di-Đà Phật. Có người dùng pháp “PHẢN VĂNđể niệm Phật. “PhảnVăn” là nghe chính câu A-Di-Đà Phật của mình niệm, nhất làkhi mình niệm bằng địa chung như thế này thì dùng phươngpháp phản văn hay lắm. Tức là nghe, cứ lắng nghe cái tiếng mõ cốc cốc...và nghe tiếng niệm Phật của mình, ráng mà nghe thì tự nhiên mình sẽ nhiếptâm.

Và để cho an toàn, xinchư vị cố gắng tranh thủ thời gian mà niệm Phật, đừng nên tranh thủ thờigian nói chuyện. Tại vì nếu tranh thủ thời gian để nói chuyện, thìkhi mình nằm xuống tất cả những chuyện đời nó sẽ làm cho cái tâmmình dính chặt cứng vào đó, hết chuyện này qua chuyện nọ. Nhữngngười lo âu, sầu bi về chuyện gì, khi nằm xuống rồi thì tâmsẽ dính cứng ngắc vào những chuyện sầu bi đó, gỡ ra không được.

Vì vậy phải ráng cốgắng niệm Phật, nếu không thì dù mình đang ở bên một cái ban hộ niệmgiỏi... Mình cứ thấy: À! Người kia ít tu, nhưng gặp đượcban hộ niệm giỏi, có anh Diệu Âm hộ niệm nữa thì được vãng sanh liền!...Không phải vậy đâu!

Có nhiều người thấy tôibệnh, đến thăm nói: “Anh không thể nào vãng sanh sớm được, anhphải ở lại để còn cứu người khác chứ!”.

Tôi nằm đó nghe vậymà mắc cười!... Giả sử lúc đó tôi đang vãng sanh mà nghe ngườita nói câu đó, tôi mới nghĩ: "Ờ! chắc có lẽ mình cần phảisống lại"... Thế thì tôi mất vãng sanh rồi!...

Mà giả sử như lúcđó cái số của tôi đã đi thì tôi mất vãng sanh rồi! Tại vì người đó nói: “Anhkhông thể đi sớm được, anh phải sốngđể cứu người chứ”. Còn tôi thìnghĩ: “À! Mình cókhả năng cứu người...Thôi cầu xin sống lại”… Chỉcần một chút như vậy thôi, có thể mất vãng sanh!

Vấn đề vãngsanh và hộ niệm cho nhau đều có cái duyên. Hễ người có duyên đitrước thì cứ để người ta đi trước. Cho nên khi quý vị thấy tôi bệnh... nếucó tới thăm thì nên nói: “Thấy có mệt lắm không? Mệt lắm cũng rángniệm Phật nghen. Nếu có gì thì kêu tớ, tớ tới hộ niệm". Thì tôimừng lắm. Chớ đừng nên nói: "Anh còn phải cứu nhiều người,nên anh không được đi. Tớ phải đi trước".

Giành nhau mà đi ấy mà! Tốtchứ không xấu, nhưng nói vậy nhiều khi tôi cũng có thể nổi tâm tham chuyệnđi cứu người mà mất vãng sanh! Chính vì thế mà chúng ta nên cố gắngnhắc nhở nhau chuyện niệm Phật vãng sanh. Tôi bệnh nằm ở đây, sátvách với Chánh Điện, tôi nghe quý vị tụng kinh trong đó, ở đây tôi cũng nhép miệngtụng theo. Ở đó nguyện vãng sanh, ở đây tôi cũng không dám không nguyện vãngsanh theo đâu. Tại vì không nguyện lỡ một cơn gió thổi qua tôi chết mấtrồi sao?!... Mà thực sự, tôi bắt đầu bệnh lúc mười hai giờ đêm,từ đó tôi bắt đầu tiêu chảy tới sáng luôn. Có nhiều lúc tôi lòmò ra nhà cầu mà mò đi không nổi!... Đi không nổi! Giả sử như lúc đómà trợt chân té xuống một cái, tưởng tượng cái đầu nó va vô tường, ví dụnhư vậy, rồi nằm mê đó... đi luôn. Làm sao đây?...

Cho nên, chúng ta phải cẩnthận từng chút, từng chút. Thực sự không phải là đơn giản! Tôinhìn lại chính tôi, tôi nhìn chỉ tay của tôi, tôi biết về cuối đời của tôikhông phải là ngon lành lắm đâu! Cũng bị hoạn nạn này, cũng bị hoạn nạn khác...Tôi đang chuẩn bị cho tình trạng đó. Bất cứ trong trường hợp nào tôi cũngphải niệm Phật. Nếu có người bên cạnh nhắc nhở, tôi cảm ơn vô cùng. Khôngcó người bên cạnh nhắc nhở tôi cũng phải cố gắng niệm cho được câu A-Di-Đà Phậtđể ra đi.

Xin thưa với chưvị, cái nghiệp chúng ta nó lớn vô cùng lớn, không phải nhỏ!…Tôi đi hộ niệmcho người ta vãng sanh, nhưng sau cùng chưa chắc gì trong giờ phút cuốicùng của tôi lại được ngon lành như những người tôi đã hộ niệm. Tại vì mỗingười có một cái nghiệp khác nhau. Khi chúng ta mang cái thân trở lạicõi Ta-bà này trong thời mạt pháp, chúng ta mới thấy cái nghiệp này dù nóvô hình vô tướng, nhưng mà nó nặng như núi Tu-di! Chúng ta phải tự lo lấy đừngnên sơ ý.

Chúng ta đang ngày đêm nóichuyện hộ niệm và chúng ta sợ rằng là khi cuối đời mình vẫn bị những áchnạn làm cho mình khó khăn. Để giải quyết vần đề này, không có cáchnào khác hơn là phải cố gắng tu cho nhiều hơn nữa. Ngày mai chúng ta tu mộtngày tinh tấn, phải ráng mà tinh tấn tu hành, rồi ngày ngày chúng ta cứ ráng tuhành.

Một câu A-Di-Đà Phật mà cốgắng niệm thì mình mới có thể thoát qua ách nạn. Nếu mình thay câuA-Di-Đà Phật bằng cái gì khác thì coi chừng bị thất bại! Ví dụ nhưngày nay tôi nói chuyện với một Sư Cô đang bị bệnh nặng ở bên Đức, Sư Cô nói lànửa đêm Sư Cô còn phải tụng kinh này tụng kinh nọ, rồi Sư Cô còn nghe pháp này,nghe pháp nọ. Tôi nói:

-Nghepháp là để cho Sư Cô đi thuyết kinh giảng đạo, Sư Cô có đi thuyết kinh không?

-Không! Tôi không có đi thuyết kinh.

- Không có đi thuyếtkinh! Nếu bây giờ mà Cô ngộ ra đạo pháp thì biết rằng một câu A-Di-Đà Phậtmới cứu được ách nạn của Cô. Còn nếu mà Cô còn nghĩ phápnày pháp nọ thì công đức niệm Phật sẽ bị chia ra, nhất địnhkhi tới cái giờ phút lâm chung những cái mà Cô dành nhiều thời giờ nósẽ hiển hiện ra.Một câu kinh hiển hiện ra không phải là mộtcâu A-Di-Đà Phật! Một lời pháp hiển hiện ra không phải là một câu A-Di-ĐàPhật!... Như vậy mười câu hiển hiện đó không phải là mười câu A-Di-ĐàPhật, thì có thể Cô bị trở ngại!

Chính vì thế mà nhất địnhphải huân tu câu A-Di-Đà Phật, đừng có ỷ y vào ban hộ niệm nữa. Chính taphải niệm cho thuần thục đi để rồi nhờ cái duyên đó mà gặp một người:À!Anh Minh Trí ơi! Niệm Phật... À! Anh Diệu Âm ơi! Niệm Phật”…tựnhiên chúng ta sẽ nhớ liền. Tại vì sao? Tại vì trong lúc chúng ta niệm Phật đóthì ta quên đi bao nhiêu sự đau đớn đang dồn vào trong đầu, taquên đi bao nhiêu sự mệt mỏi. Quên liền, quên liền lập tức. Chỉcó người hộ niệm bên cạnh nhắc nhở mình niệm Phật, rồi họ niệmcho mình nghe, chính lỗ tai mình nghe câu A-Di-Đà Phật, mà mình nhớ đến đểmình niệm theo. Rồi chính nhờ người hộ niệm đó họ hồi hướng công đứccho mình, rồi người ta chỉ mình câu Nguyện vãng sanh. Mình cũng phải tậpnguyện vãng sanh với người ta. Chứ còn không, nhiều khi lời nguyện: "Nammô A-Di-Đà Phật cho con về Tây Phương", mà mình mới nói, "NamMô A-Di...", thì một cơn đau dội lên, làm mình quên mất... quênluôn đường về Tây Phương! Quên liền trong tâm của mình chứ khôngphải đơn giản đâu chư vị!

Khi biết được chỗ này rồi,ta mới cần hiểu thêm nữa, là phải chuẩn bị trước.

- Tập buông xả cho nhiều.

- Tập buông xả cho rất làrốt ráo.

- Tập buông xả cho trụilủi.

Nhớ là cái “TÂM BUÔNG XẢ”chứ không phải là "SỰ BUÔNG XẢ". Thoải mái trong tâm: khôngbuồn, không phiền, không lo, không sợ, không hãi hùng gì nữa cả. Cứ một lòngmột dạ niệm Phật rồi nương theo đạo tràng tu hành. Một người trongđạo tràng chúng ta khi mà bệnh xuống, nhất định chúng ta tới thăm liền.Thăm không phải là để nói giỡn. Không phải là để nói: "Không thể nào điđược kỳ này đâu nghen anh, không thể nào đi được trước tôi đâu”…

Không được nói như vậy, mànên nói:"Ráng mà niệm Phật nghen chị, ráng niệm Phật nghen anh, đingày nào cũng có tôi tới hộ niệm cho chị, đi ngày nào cũng có tôi tới hộniệm cho anh” .

Những lời nói này làm chongười bệnh đó an tâm. Người ta biết rằng khi mà mình ngáp ngápxuống thì tất cả những vị đồng tu đều tới hỗ trợ.

Càng an tâm chừng nào tacàng sung sướng, càng thoải mái để cùng nhau về Tây Phương. Cứu độ nhau... Xinthưa thực nó nằm ngay tại đây chứ không đâu cả.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 34)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Ngày hôm nay Niệm PhậtĐường chúng ta kiết Phật Nhất, là một ngày tinh tấn niệm Phật. Niệm PhậtĐường thành tâm cảm niệm công đức chư vị đến đây tu tập, trang nghiêm đạotràng. Nghiệp chướng của chúng ta quá nặng, nên những ngày kiết Phật Nhất nàyrất là bổ ích cho con đường vãng sanh của chúng ta. Bắt đầu từ tháng này mỗitháng chúng ta có hai ngày, đầu tháng và giữa tháng. Hai ngày thực ra là đểthêm công phu, tạo thêm công đức chứ thành thực cũng chưa phải đủ.

Trong mấy ngày qua Diệu Âmbị bệnh, lúc bệnh xuống cố gắng niệm Phật mà niệm không được! Trong nhữngngày bình thường cũng đã cố gắng tạo cho mình một phương thức riêng đểcông phu, nhưng vừa mới ngã bệnh xuống thì làm công phu không nổi! Lúc đó mớithấy rõ rệt rằng phải tu tập hơn nữa là điều cần thiết, nếu sơ ý chắc chắnbị trở ngại!

Vào ngày hôm qua, chúng tacó đưa ra những hình thức công phu. Có nghĩa là mỗi người đồng tu nếu thực sựquyết lòng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc trong một đời này, thì phải tự mìnhchọn lấy một phương pháp để công phu. Nếu mà chúng ta công phu chung chungkhông chọn lấy một phương pháp cụ thể, thì nhất định chúng ta không đạt đượccái nhu cầu an toàn để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Hôm qua, có đưa ra một vàicái hình thức tu tập, trong đó phương pháp gọi là "Sổ Châu TrìDanh" rất là phổ thông. Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư thường khuyên chúng sanhtrong thời mạt pháp này nên áp dụng phương thức này, giống như cây gậy đểchúng ta chống. "Sổ Châu Trì Danh" là sao? Là mỗi người nên tìm mộtsợi xâu chuỗi, 108 hột cũng được hoặc nhỏ nhỏ cũng được, luôn luôn cầm xâuchuỗi trên tay, để cứ động một "Hạt Châu", tức là hạt chuỗithì niệm một câu A-Di-Đà Phật. Nếu tay chúng ta không động "HạtChâu" thì cái miệng chúng ta không niệm được câu A-Di-Đà Phật, và tâmchúng ta quên mất câu A-Di-Đà Phật! Một khi quên câu A-Di-Đà Phật thì chúng tasẽ nhớ chuyện Ta-Bà,chuyện lục đạo, chuyện cạnh tranh ganh tỵ, làmcho sự sanh tử luân hồi nó càng nặng hơn nữa.

Có nhiều người cứ nghĩrằng mình chưa chết đâu! Ngày hôm qua trên chuyến xe chở anh Hai tới đạotràng, anh nói một câu làm cho Diệu Âm ngộ ra. Anh nói, bây giờ vàocác chùa, ra phía sau bàn thờ vong, mình thấy quá nhiều người hai mươi, bamươi, bốn mươi tuổi chết. Nhiều quá! Rõ ràng là: "Huỳnh Tuyền lộ thượng vô lão thiểu", (Sự chết không cóphân biệt già hay trẻ). Đừng có nghĩ là chúng ta hôm nay đã 70 tuổi rồivẫn có thể sống tới 80 tuổi. Nếu người 60 tuổi đừng nghĩ tới 70 tuổi. Xinthưa không phải!… Một sớm một chiều có thể bị nạn liền! Nếu không sớm tạo côngphu, để khi nằm xuống trong tâm của mình không ứng hiện được câuA-Di-Đà Phật, thì xin thưa, nhất định chúng ta phải gặp đại nạn! Vì sao nhưvậy? Vì chính Diệu Âm này là người đi khắp nơi "Khuyên Người NiệmPhật", là người nói chuyện hộ niệm khắp nơi, nhưng chỉ vừa ngã bệnh xuốngcó ba đêm thôi, ba đêm đó niệm Phật không nổi! Ráng niệm mà quên! Niệm cỡ chừngnăm phút thì sau đó quên đi cỡ chừng hai chục phút. Khi trực nhớ thì niệmlại, nhưng lại quên nữa. Tại sao quên vậy? Nghiệp khổ nó hành hạ!...

Khi mình đang niệmnhư vậy, cái lưng bỗng nhức lên một cái thì mình nhớ cái nhức liền, mìnhlo bóp cái lưng... tự nhiên mình quên mất câu A-Di-Đà Phật. Quên hẳn đi haiba chục phút, rồi trực nhớ niệm lại, niệm khoảng chừng hai ba phút lại quênnữa. Lúc đó mới thấy rõ rệt là công phu này quá yếu không đủ bảo đảm vãngsanh!...

Ở đây chúng ta chủ trươnghộ niệm. Lúc mình nằm xuống rồi mới thấy người hộ niệm vô cùng quantrọng. Lúc đó mình bị đau quá thì người hộ niệm xoa cho mình,người ta niệm cho mình, người ta nhắc mình trong từng giây một chứ không phảilà nhắc từng phút nữa. Tại vì dù có đau nhưng tai của mình vẫn nghe đượcngười ta niệm Phật, vẫn thoải mái hơn khi người ta bóp lưng cho mình...

-Bác niệm Phật đi Bác...A-Di-Đà Phật... A-Di-Đà Phật...

Người ta nhắc như vậy nhưngmà chưa chắc gì chúng ta niệm được, huống chi là không nhắc nhở! Vì sao? Vìchúng ta đang chuẩn bị chết, đang hấp hối! Trong kinh Phật nói, đâylà lúc “TỨ ĐẠI PHÂN LY!”,cái đau này kinh khủng lắm! Nó không đơngiản như nhức đầu, đau bụng, mỏi lưng một chút như lúc bình thường đâu! Mànó đau như con rùa bị gỡ cái mai ra vậy!... Hôm qua tôi có ví dụ cụ thể,giống như một người lấy cái kìm kẹp cái móng tay của mình rồi rút ra vậy!...Hãy cứ tưởng tượng đi, mình niệm được câu A-Di-Đà Phật hay không? Haylúc đó mình khóc, hay là mình than, hay là mình thét lên!... Khôngbao giờ niệm được! Nếu mình không tập ngay bây giờ. Nếu mình không hạ thủcông phu ngay bây giờ, nhất định mình bị đại nạn!...

Một năm, hai năm trên trầnthế này, xin thưa với chư vị, đối với những người quyết lòng đi về Tây Phương,thì khoảng thời gian này không nghĩa lý gì cả! Phải tận dụng từng buổi, phải tậndụng từng ngày, từng phút mà niệm Phật. Nếu không, cứ tham đắm vào một năm, hainăm, một tháng, hai tháng ở trần đời này, sau đó vạn kiếp chúng ta bị nạn! Ghêlắm chư vị ơi! Sợ vô cùng!...

Ngày hôm qua có một vị ởbên Âu Châu điện thoại tới Diệu Âm. Cô đang bị nạn. Diệu Âm khuyên Cô niệmPhật. Cô nói:

“Tôi còn có công phu khuya, tôi còn phải đọc kinh này, tôi phải nghe phápnọ”...

Diệu Âm mới nói:

“Nếu những Chú, những Kinh đó mà giải được cái ách nghiệp nàythì Cô cứ tiếp tục tụng. Còn không, thì xin mau mau quay trở về với câu"A-Di-Đà Phật". Nhất định niệm 24/24. Còn thức còn niệm Phật. Nếutrong hai mươi bốn giờ ngủ đi một giờ, thì hai mươi ba giờ kia phảiniệm Phật. Phải niệm Phật gấp! Niệm Phật liền. Niệm Phật cho nhập tâm...thì may ra mới cứu được cái nạn này của Cô. Còn không, thì chịu thua! Lúc nàybất cứ một hình thức nào khác xen vào trong tâm cũng chịu thua!”.

Cô đó thích nghe pháp. DiệuÂm nói, Hòa Thượng Tịnh Không bảo rằng:

"Khi mà ngộ ra con đường thành Phật thì "PHÁP THƯỢNG ƯNGXẢ". Nghĩa là, pháp cũng phải bỏ luôn để đi vãng sanh. Tại vì"Pháp" là để giúp cho mình hiểu câu A-Di-Đà Phật, niệm câu A-Di-ĐàPhật, biết được câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh, thì phải biết liệng cái phápxuống để niệm câu A-Di-Đà Phật mà thành Phật. Trong kinh gọi là, quasông liệng bè. Người nào qua sông? Người niệm Phật là người qua sông. Vìniệm Phật thì NHÂN cũng đây mà QUẢ cũng tại đây luôn. Như vậy mình đãgặp QUẢ PHẬT rồi, còn đèo gánh pháp trên vai làm chi? Còn đèo gánh kinhtrên vai làm chi? Không liệng xuống để vững vàng đi theo con đườngvãng sanh thành tựu đạo quả?”.

Diệu Âm nói rất làvững. Có lẽ Cô cũng ngộ ra...

Xin thưa rằng, trongnhững phương pháp tu tập, xin chư vị phải mau mắn tìm cho mình một phươngpháp. Ví dụ như có người thích niệm rất nhanh: A-Di-Đà Phật, A-Di-ĐàPhật... niệm nhanh gọi là "KIM CANG TRÌ DANH". Hãy mau mau ứngdụng cái phương pháp đó hàng ngày liền. Để chi? Để tạo công phu. Có những ngườiniệm chậm mới nhập tâm, thì phải ứng dụng liền. Đừng nên niệm chungchung! Đừng niệm mà không có một phương pháp nào nhất định! Vì khôngcó phương pháp nhất định, thì không có chỗ dựa vững chắc! Không có chỗ dựa vữngchắc, thì tạo công phu không được!

Xin nhắc lại lần nữa, đừngbao giờ ỷ lại vào ban hộ niệm, dù là chúng ta đang lập ban hộ niệm. Vì nên nhớcho, ban hộ niệm là hỗ trợ mà thôi. chứ còn...

TÍNvẫn ở tại mình.

NGUYỆN vẫn ở tại mình

NIỆM PHẬT vẫn ở tại mình.

CÔNG PHU vẫn ở tại mình.

Pháp môn nhị lựcthì tự lực là chính mình, là điểm chủ chốt. Có tự lực rồi thì tha lực mớicó thể cảm ứng được. Mình có tha thiết vãng sanh Tây Phương rồi thì A-Di-ĐàPhật mới cảm ứng cứu mình về Tây Phương Cực Lạc. Mình có trói tâm vàotrong câu A-Di-Đà Phật để khi gặp bất cứ một hiện tượng nào xảy ra mìnhniệm được câu A-Di-Đà Phật, thì lúc đó cái tâm Phật nó sẽ ứng hiện ngay trongtâm chúng ta. Chư Tổ nói, tất cả đều do tâm tạo hết. Nếu lúcđó chúng ta đau quá không chịu nổi!... Chúng ta than này! Chúng tathở nọ!... Nhất định chủng tử Phật sẽ không ứng hiện trong tâm.Chủng tử Phật không ứng hiện trong tâm, thì A-Di-Đà Phật cũng không cách nàophóng quang cứu độ chúng ta được. Nên nhớ điều này.

Cho nên, nếu quý vị nghĩrằng cuộc đời này thực sự sau khi xả bỏ báo thân chúng ta bị đại nạn trongnhững cảnh tam đồ ác đạo, thì mau mau ngay từ bây giờ phải hạ thủ công phu liềnlập tức. Nếu quý vị nghĩ rằng, phương pháp Sổ Châu, (là xâu chuỗi), thấy xâuchuỗi hay quá, thì nhất định phải tạo cho mình một xâu chuỗi. Xâu chuỗinày trong một tháng sau phải bóng lên, chứng tỏ mình có côngphu. Nếu mà liệng xâu chuỗi đi, nhất định quý vị sẽ cầm cái rá lên, cầm cáimuỗng lên, cầm quyển sách lên, cầm cái tivi lên... Nhất định lục đạo luânhồi sẽ chiếm trọn cái tâm. Khi nằm xuống rồi... ví dụ như cách đâymấy ngày, vừa mới nằm xuống Diệu Âm niệm Phật không được! Chứng tỏ rằng côngphu của mình quá yếu! Mình nói thì giỏi mà làm không được, thì sau cùngmình vẫn bị nạn! Tất cả chúng ta có lẽ đang nằm trong cái nghiệp đó.

Xin thưa với chư vị, ở đâykiết thất niệm Phật chẳng qua là mẫu mực để khuyên nhắc chúng ta niệm Phật.Chúng ta về nhà mau mau phải hạ thủ liền. Nếu không thì nên nhớ "Huỳnh tuyền lộ thượng vô lão thiểu"!Nhất định không chờ một ngày nào hết, vì thời điểm nó đến mộtcái thì không trở tay kịp! Mong chư vị nhớ cho, đây là một đạo tràngđưa người vãng sanh, nhất định chúng ta đã tới đây rồi phải quyết tâm mà đi chotới Tây Phương, đừng đi nửa chừng mà tự mình chịu nạn!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 35)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong thời gian này,Niệm Phật đường đang nói về cái phương pháp hộ niệm để cho chúng ta ai ai cũngnắm cho thật vững cơ hội vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Trong pháp niệmPhật có rất nhiều hình tướng niệm Phật chứ không phải có một.

Thật Tướng Niệm Phật.

Quán Tưởng Niệm Phật.

Quán Tượng Niệm Phật.

Trì Danh Niệm Phật.

Nhiều lắm! Mà chínhra, chúng ta đang nói về trì danh hiệu A-Di-Đà Phật để niệm, tại vìcái phương pháp này nó hợp với tất cả chúng ta.

“THẬT TƯỚNG NIỆM PHẬT”.Sự thực là chính cáitâm của ta là Phật. Tất cả chư vị đồng tu ở đây ai cũng là một vị Phật hết,không ai là phàm phu cả. Chỉ tại vì chúng ta không có nhận ra cái chỗnày, không chịu đi làm Phật, mà cứ đành làm phàm phu! Những người trẻ, thìnghĩ rằng mình còn sống lâu cho nên mừng. Cái mừng này là vì mê muộimà mừng, chứ thực ra không trước thì sau cũng chết, chết rồi tiếp tụcđầu thai làm phàm phu! Không chịu trở về với cái TỰ TÁNH - THẬT TƯỚNGcủa chúng ta. Những người già, bệnh lên bệnh xuống, sợ chết! Cứ nghĩrằng hy vọng mình có thể sống thêm vài năm nữa, là tại vì những người giànày cũng không chịu trở về với cái THẬTTƯỚNG LÀ PHẬTcủa mình để hưởng an vui Cực Lạc, mà cứtrông chờ tiếp tục làm PHÀM PHU!Phàm phu trong đời này kéo thêm vài nămnữa chịu khổ, rồi mê muội không chịu đi về Tây Phương để hàng vạn kiếp sau tiếptục làm phàm phu đọa lạc.

Chính vì vậy, khichúng ta ngồi được ở đây, nói lên những lời này mong cho chư vịgiật mình tỉnh ngộ ra “Chính ta là một vị Phật, không phải là một phàm phu”.Chúng ta có chịu liệng đi cái lớp phàm phu xuống hay không?

Ví dụ như khi chúng tabệnh, chúng ta có sợ chết hay không? Nếu mà chúng ta sợ chết, tức là tiếptục sau khi chết, vì tham cái thân mạng này, mà nó kéo luôn vào trongnhững đường sanh tử để chịu nạn. Nếu ta thấy rằng ta có cái đạihọa chính là cái bản thân này. Cái bản thân này nó trì cái huệ mạng chúng talại, nó không cho chúng ta thoát nạn, thì trước cái chết người ta thì sợ,còn ta trước cái chết ta phải biết con đường đi về Tây Phương. Ta trở về với CHÂNTÂM TỰ TÁNHcủa chính mình là một vị Phật thần thông diệu dụng, phước báu,trí huệ viên mãn mà mình không hay!

Khi ta chắp tay niệmPhật, quý vị nên nhớ là niệm Phật để ta trở về với Phật! Trên cõi Tây Phươngcó A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí, các Ngài đã trở về được với Thực Tướng củaquý Ngài. Quý Ngài đang chờ chúng ta lên trên đó, cũng trở về với Thực Tướngcủa ta giống như quý Ngài, để mà chúng ta đi khắp mười phương pháp giới cứu độchúng sanh. "THẬT TƯỚNG NIỆM PHẬT" chính là vậy!

Tuy nhiên, vì nghiệpchướng chúng ta đã lỡ làm ra quá nhiều, nên khi nói về lý đạo cao siêuchúng ta làm không tới... Xin chư vị bây giờ quyết lòng một lòng một dạnghe lời A-Di-Đà Phật đi, thành tâm niệm Phật để ta về với Phật, ta thành Phật.Ta sẽ giống như Ngài.

"QUÁN TƯỞNG NIỆMPHẬT" trongcái thời này, cũng không nên làm!... Tại vì “QUÁN TƯỞNG” là lấy cái tâmcủa ta mà nghĩ, mà tưởng. Chỗ này cũng không hợp với hạng ngườinghiệp chướng sâu nặng như chúng ta! Quý vị mà tưởng tượng nhiều quá, thìsợ rằng là cái "Vọng Tâm" nó hiển hiện ra mà tưởng! Rất nhiều ngườiáp dụng cái phương pháp này, trong một thời gian rất ngắn tự nhiên thấy Phậthiện ra, thấy những điềm lành ứng hiện liên tục. Họ mừng khấp khểnh! Thìxin thưa, khi mừng khấp khểnh chính là "Động", là "VọngTâm"! Cho nên chư Tổ thường khuyên chúng ta không nên áp dụng.

Bây giờ chỉ còn lại nhữngcái mà chúng ta có thể áp dụng được, là"QUÁN TƯỢNG".Thực ra trong cái Niệm Phật đường này, chúng ta áp dụng triệt để phươngpháp “QUÁN TƯỢNG”. Trên bàn thờ chúng ta có ba tôn tượng trang nghiêm,chung quanh chúng ta có những hình tượng để khi đi kinh hànhquay hướng nào chúng ta cũng nhìn thấy được Phật. Đó là hình tượng của Phật,tượng trưng cho Phật. Chư Tổ nói chúng ta có thể ứng dụng phương phápnày. Trước những giờ phút lâm chung chúng ta cũng có một hình tượng Phậtđể trước mặt, để có thể NHÌN TƯỢNG, QUÁN TƯỢNG, nhìn cáihình tượng đó mà niệm Phật, in sâu vào trong tâm. Khi về nhà, ở nhà thiếtlập bàn thờ cũng nên có hình tượng Phật. Thường xuyên:

- Nên nhìn Phật mà niệm Phậthayhơn lànhìn cái tivi mà niệm Phật, hay hơn là nhìn cái hoa mà niệm Phật, hay hơn lànhìn cái cảnh trí nào đó mà niệm Phật.

Những cái đó không có thíchhợp, nó không hợp đâu!

Cố gắng, nếu chúng takhông cố gắng, thì xin thưa thực, một sớm một chiều là xong!... Khi mà cáithời điểm nó đến, không bao giờ báo trước được. Xin chư vị đừng bao giờnghĩ rằng mình còn khỏe mạnh, đừng bao giờ nghĩ rằng mình còn lâu mà... Khôngđâu! Hòa Thượng Tịnh-Không nói: "Bạn không cóký giao kèovới Diêm-Vương".Mà Diêm-Vương thực ra cũng không cần ký giao kèo vớichúng ta làm gì. Cái số mạng chúng ta đến, "Ba Đầu SáuTay" tới dắt chúng ta đi... Thôi chịu thua! Một vị Phật này đáng lẽquyết tâm niệm Phật đi về Tây Phương thành Phật, lại không chịu niệm Phật,lại trốn tránh niệm Phật... Nhưng mà:

- Có trốn được “Ba Đầu SáuTay” đâu?

- Có trốnvới Diêm-Vương đâu?

- Có trốn được với địa-ngụcđâu?

Đến một cái không kịp trởtay! Đành rằng phải chịu đọa lạc hàng vạn kiếp như vậy rồi sau đó mới tính!Tính cái gì? Tính tiếp tục chịu nạn vô lượng vô biên kiếp nữa!... Chonên, thương cái thân của mình, thì hãy lo mà niệm Phật, hãy quyếtlòng mà niệm Phật. Phải tìm ngay một phương pháp nào cụ thể nhất, rõ ràng nhất,đừng có nên chơi vơi...

Hồi sáng này, chúngta nói, nếu quyết lòng đi về Tây Phương đừng có tu theo cái mẫu chung chung.Nhất định tu chung chung không thành kết quả. Có nghĩa là:

- Mẹ niệm đi Mẹ!...

- Ta biết rồi mà

Nói"Biết rồi"tức là niệm chơi chơi ở trong đó.

Có một lần, tôi gặp đượcnhững người biết bà Cụ Triệu vinh Phương trong lúc bà Cụ còn sống. Bà Cụniệm Phật. Bà cứ cầm xâu chuỗi trên tay niệm Phật. Người ta nói cóngày bà niệm được bốn mươi mấy ngàn câu Phật hiệu. Bà cứ niệm liêntục... liên tục... liên tục... liên tục. Ai tới nói gì bà cũng cứ việcngồi trên tràng kỷ:

- A-Di-Đà Phật, A-Di-ĐàPhật...

-Thưa Cụ con đivề.

Bà vẫn cứ tiếp tục niệmPhật. Bà trả lời bằng cách: "A-Di-Đà Phật"... lớn tiếngmột chút, rồi sau đó bà cứ: A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật...

Trong đời Diệu Âm này cógặp những người ở Việt Nam, người ta làm như vậy. Mình kính trọng vô cùng. Mìnhnể vì vô cùng. Mình nể là tại vì bà cụ này đã Giác Ngộ! Vì đã Giác Ngộ, nên vừabuông chén cơm xuống là cầm xâu chuỗi nhỏ nhỏ trên tay: “A-Di-Đà Phật,A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”... Mình vào chào Cụ. Cụ đang tiếp tục “A-Di-ĐàPhật”, thì Cụ niệm lớn một tiếng “A-Di-Đà Phật”, rồi tiếptục “A-Di-Đà Phật”... Rõ ràng đây là những người Giác Ngộ!

Không biết tại sao lại cónhững người Giác Ngộ làm cho mình phải kính trọng. Trong khi đó: Cónhững người thực sự đã già! Có những người thực sự đã bệnh! Có những người đãchứng kiến không biết bao nhiêu cảnh vô thường trước mắt!... Mà không chịusợ! Mà không chịu ngộ! Mà còn tham luyến cái thân thịt này... để chịu cảnh phàmphu làm chi? Thường thường, cái số mệnh của mình chưa tới, cầu mong đi sớmtrước một buổi cũng không được, thì dại gì mình sợ, mình cầu? Nếu số mệnh đãđến, cầu cho nó dài hơn hai tiếng đồng hồ nữa cũng không được, thì dại gì màmình sợ? Mình sợ là nên sợ sau khi liệng cái thân này thực sự mình đi đâu?Xin thưa là, cái Chơn Tâm hoặc Thực Tướngcủa mình là Vô Sanh VôTử, là không có chết. Không có chết thì tại sao phải sợ chết? CáiChơnTâm Tự Tánhcủa mình là Phật thì đi về trên cõi Tây Phương hưởng cảnhCực Lạc. Tại sao không đi? Ở đây có trăm ngàn chuyện khổ mà tại sao lại thamluyến? Tham luyến để chi? Để rồi tiếp tục đời đời kiếp kiếp chịu khổ!

Chính vì vậy mà mình thấynhiều người, khuyên người ta niệm Phật mà người ta không chịu niệm Phật. Mìnhthương hại!... Thương vô cùng!... Thương mà cứu không được!... Chứ có phảithương mà cứu được đâu!

Cho nên, xin chư vị khi đãbước vào Niệm Phật Đường này, chúng tôi xin nói thẳng: Một lời nóilà nói thẳng về Tây Phương. Một câu khuyên là khuyên thẳng về Tây Phương. Mộtlời niệm là niệm thẳng về Tây Phương Cực Lạc. Chứ không bao giờ có mộtđiểm nào ngừng lại hết trơn! Tôi chỉ thẳng tới chỗ đó thôi. Nếu chư vịthấy rằng, mình có khả năng về đó để hưởng cuộc đời an vui Cực Lạc, thìnhất định đừng bao giờ hẹn: “Để tối nay tôi mới phát Bồ-đề tâm đivềTây Phương”. Mà ngay bây giờ phải phát liền. Xin thưa thực, nhiều khi ởtrong nhà bước ra ngoài cửa, mình bước lại vô trong nhà không được!… Đó là thựcsự!

Chính vìvậy, những lời nói chân thành này mong cho chư vị phát tâm ra niệm Phật!Phải làm liền. Cái nghiệp chướng chúng ta nó nặng quá! Dù nó nặng gì nặng,nhưng vẫn nhớ rằng cái Chơn Tâm Tự Tánh của chúng ta là Phật. Là Phậtthì bất cứ lúc nào mà ta ngộ ra thì ta về với Phật liền lập tức, chắc chắn nhưvậy! Không có cách nào khác. Tại vì A-Di-Đà Phật nói, chúng sanh hễ niệm Ngàimười tiếng tha thiết, được vãng sanh về Tây Phương, thì nhất định ngườinày là Bất thối chuyểncho đến ngày thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam BồĐề, là thành VÔ THƯỢNG - CHÁNH ĐẲNG -CHÁNG GIÁC! Chỉ có một chút nàythôi, ta hưởng an vui Cực Lạc sung sướng đời đời kiếp kiếp mà không chịu làm,lại tham chi cái cõi này?

Năm này là 2010,nào là: Động đất, núi lửa, sóng thần... lung tung xảy ra! Rồi năm sau nữa quývị sẽ thấy. Rồi năm sau nữa quý vị sẽ thấy cái hiện tượng này nó xẩy ra!...Biết chừng đâu chính ta là người vướng nạn trong đó. Lúc đó quý vị mớithấy cõi này là vui hay là buồn?...

Trong khi kinh Vô-Lượng-Thọ, Phậtnói: "Giả sử đại hỏa mãn tam thiên, thừa Phật oai đức tất năng siêu".Giả sử cái quả địa cầu này nó cháy tung hết đi, cả tam thiên đại thiên cháy hếtđi, tất cả đều bị bao trùm trong biển lửa đi... người phát tâm niệm Phật cũngthoát được ách nạn đó đi về Tây Phương. Rõ ràng Phật nói những lời ChíThành - Chí Thiết mà con người không chịu nghe!

Tham chi cái thân nàymà chịu khổ? Trong khi cái khả năng của chúng ta... thực sự đã bước vàoNiệm Phật Đường gọi là Niệm Phật Đường A-Di-Đà, ngày ngày niệm A-Di-Đà, ta thấycon đường đi về Tây Phương dễ dàng, gọn gàng, thẳng bưng... mà thực sự talàm được... Tại sao không chịu làm?

Mong cho chư vị cốquyết lòng một đời này phải trì niệm câu A-Di-Đà Phật ngay trong giờ phútnày, từ nay cho đến ngày vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Đừng nên sơ ý nữa. Sơ ýđành phải ngậm đắng nuốt cay, ân hận ngàn đời, ngàn kiếp!...

A-Di-Đà Phật đangở trước mặt chư vị mà chư vị nỡ nào đi theo con đường đọa lạc!

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 36)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Những người thượng cănthượng cơ thì người ta niệm Phật bằng cái lý đạo cao siêu. Họ dùng "Thực Tướng Niệm Phật",tức là chân tâm tự tánh của họ đã hiển lộ. Riêng chúng ta thì toàn là phàm phutục tử không thể nào trì theo ""đạo đó được, nên chúng ta phải trì theo cái "SỰ" niệm Phật.

Tất cả những hànhtrình công phu từ trước tới giờ của chúng ta đều trì theo "SỰ" niệm Phật,tức là lấy công phu của mình, lấy lòng thành của mình niệm Phật,niệm cho đến khi danh hiệu A-Di-Đà nhập vào tâm của mình, tâm củamình chứa toàn là "A-Di-Đà Phật", thì đến một lúc cái tâm chúng tacũng hiện ra tâm Phật, lúc đó ta có cả "", có cả "SỰ", LÝ-SỰlúc đó là một,không còn hai nữa.

Nói về SỰ tức là nói vềcông phu, cần phải cần cù, tinh tấn và chân thành thì mới đạt được. LÝ đã khôngcó rồi, mà không cần cù, không tinh tấn, không quyết lòng, không thành tâm thìSỰ niệm Phật cũng không đạt được. Rốt cuộc thì sau cùng vẫn trôi lăn trongnhững gì tầm thường của thế gian và chúng ta không cách nào cảm ứng đượcvới A-Di-Đà Phật.

Chính vì vậy, Diệu Âmxin nhắc nhở qua, là phương thức niệm Phật thì mỗi người phải tự tìmcho mình một phương cách. Chúng ta đã giới thiệu qua cách "SổChâu", tức là dùng sợi xâu chuỗi. Cũng có thể không cần xâuchuỗi, mà dùng những phương thức khác để niệm, tùy ý. Nhưng cáixâu chuỗi cụ thể lắm, có thể sử dụng rất tốt. Cứ cầm xâu chuỗi lăn lăntrên tay, một lần lăn một hột niệm một câu, niệm sao mà một thờigian rất ngắn, xâu chuỗi của ta bóng lưỡng lên, tức là có công phu.

Xin thưa thật, Diệu Âmnày có ấp ủ một cái chương trình gọi là: "CÔNG CỨ NIỆM PHẬT CHÍN PHẨM VÃNG SANH"hơn mười năm nay rồi mà chưa có phát hành. Khi nói công phu tu tập về SỰ,thì công cứ là một cái điểm mạnh để giúp cho ta như có nấc thang để leo.

Công Cứ" là gì?Là định số, là thời khóa công phu hằng ngày. Công cứ có thể tính theo thờigian, trong một ngày niệm Phật 16 tiếng đồng hồ, thì 16 giờ công phu gọi làcông cứ về thời gian. Có vị Tổ khuyên chúng ta một ngày nên niệm 50 ngàncâu A-Di-Đà Phật, đó là cái mức để cho an tâm là câu A-Di-Đà Phật sẽnhập vào tâm. Thế nhưng chúng ta còn phải làm việc nhiều quá, còn bề bộn đủthứ... Phước báu không có, thì chúng ta cứ thử áp dụng một phương thức niệmPhật nào đó. Sau khi thấy một phương thức niệm Phật nào thíchhợp với ta, rồi bắt đầu mới lập công cứ. Ví dụ như một ngày ta niệm10 ngàn câu, cố gắng nhất định không sụt xuống. Niệm vài tháng như vậy, tựnhiên công phu này thành thục và mình thấy hình như 10 ngàn câu quá dễ!Đó là lúc tự nhiên công phu của mình đã vượt qua cái mức đórồi. Chúng ta mới leo lên một nấc nữa: 15 ngàn câu. Cứ tăng dần, tăng dần, tăngdần lên như vậy, tăng dần cho đến chỗ, mà như ngài Ấn-Quang nói, mộtngày chư vị hãy niệm 50 ngàn câu Phật hiệu, để cho câu Phật hiệu nhập vàotâm. Ngài Hoàng Niệm Tổ lập công cứ trên cái mức đó: 100 ngàn câu trở lên, vàcó ngày Ngài đã niệm đến 160 ngàn câu A-Di-Đà Phật để Ngài vãng sanh. Ngàilà Kim-Cang Thượng-Sư của Mật-Tông mà Ngài còn niệm như vậy! Công phu của Ngài,đức độ của Ngài như vậy, mà Ngài cũng phát tâm niệm Phật như vậy, thìchúng ta tưởng rằng... một tháng có được một ngày hai ngày tới đây tinh tấn,rồi mỗi ngày chúng ta tới đây 2 tiếng rưỡi đồng hồ... đâu có thấm thía gì sovới công cứ của các Ngài!

Chính vì vậy, trướckhi phổ biến công cứ chín phẩm, Diệu Âm muốn nói là chư vị hãyvề nhà cố gắng dán cái tâm mình, kẹp cái tâm mình, cột cái tâm mình trong câuA-Di-Đà Phật. Mỗi người có một phương cách, có người niệm nhanh, có người niệmchậm, có người dùng phương thức hơi thở, có người dùng phương thứcxâu chuỗi, có người dùng máy bấm số... Phải thành tâm niệm trước, đừng nênchạy theo số lượng nhiều quá nhiều khi cũng không tốt! Tại vì trướckhi đưa công cứ ra, mà chúng ta đã chạy theo số lượng, thì nhiều khiniệm 50 ngàn câu, nhưng chất lượng chưa tới 5 ngàn câu, thì cũng uổng đicông cứ!

Hãy niệm thuần thụccái phương pháp của mình, rồi từ từ chúng ta sẽ giảng giải về công cứsau. Phải biết cái công cứ "Chín Phẩm Vãng Sanh " này nó không tùythuộc vào số lượng, nó hay ở chỗ này. Công cứ này của Tịnh-Độ-Tông bênTrung Hoa chư vị đã định ra, mà định cho cư sĩ chứ không phải định racho các vị xuất gia. Điều đó thật là hay!

Chúng ta có Hạ-PhẩmHạ-Sanh, Hạ-Phẩm Trung-Sanh, Hạ-Phẩm Thượng-Sanh, rồi ba bậc Trung-Phẩm, ba bậcThượng-Phẩm, đều có hết. Nhưng mà chúng ta phải thành tâm chí thành trước. Vídụ như một người niệm Phật chậm mới nhiếp tâm, thì xin chư vị cứ lấy cái chậmđó để mà làm công cứ, thì cái chậm đó khi đạt đến chỗ Hạ-PhẩmHạ-Sanh, thì chắc chắn công cứ chúng ta hoàn thành phải vững vàng hơnnhững người niệm nhanh mà đạt đến Hạ-Phẩm Hạ-Sanh. Tại vì chúng ta niệm chậm,chúng ta không cầu số lượng. Còn khi cầu số lượng, tức là niệm quá nhanhnhưng niệm không chân thành. Về công cứ thì chúng ta đã qua cáimức gọi là Hạ-Phẩm Hạ-Sanh, nhưng về thực chất công phu thì chưa bảo đảmtới đó! Chính vì vậy mà Diệu Âm ấp ủ hơn mười năm nay chưa dám phổ biến, để âmthầm coi thử là cái duyên của chúng ta tới đâu?

Công cứ hay lắm chư vịơi! Cũng giống như khi mình leo lên nấc thang, nó có từng nấc, từngnấc, từng nấc... Mình có thể thấy được công phu của mình tới nấcnào? Đã đủ chưa?

Hồi sáng này DiệuÂm có nói, nếu tu muốn quyết lòng vãng sanh về Tây Phương CựcLạc mà tu theo kiểu chung chung, tức là cứ tới niệm một bữa cho có mặt rồivề... sợ rằng chúng ta không vượt qua khỏi ách nạn của thời mạt pháp này!Chúng ta không vượt qua được cái nghiệp báo nặng nề đã tạo ra từtrong vô lượng kiếp đổ dồn tới bây giờ! Quý vị nên nhớ, khi trong đờinày mà chúng ta trở lại làm được thân người, đừng có nghĩ rằnglà đời trước chúng ta ở trong cảnh giới thấp đâu à! Có nhiều câu kinh của Phậtnói rằng, có thể chúng ta ở trong một cảnh Trời rơi xuống đây. Tức làchúng ta cứ từng đời, từng đời, từng đời, xuống lần, xuống lần, xuống lần,khi xuống tới cảnh giới người tức là tới bờ mé của tam ác đạo.Nếu tới lúc này mà không chịu tu, không chịu công phu, không chịu cần cùđể vượt qua cái ách nạn bờ mé của tam ác đạo này, thì coi chừng bị rơixuống một cái, thì như trong kinh Phật nói: “NHƠN THÂN NAN ĐẮC!”. Chính vì vậymà chư Phật chư Bồ Tát thường ứng hiện trong cảnh giới ngườiđể cứu độ chúng sanh, tại vì cảnh giới người đang ở bên bờmé của tam ác đạo rồi, tại vì có khổ mà cũng có sướng, khổ nhiều hơn, nênngười ta ngộ nhiều, người ta sợ nhiều, người ta thành tâm hơn. Chứ nếu giảsử như chúng ta còn đang ở một cảnh Trời sướng quá không biết tu, các Ngài thịhiện ở đó dạy chúng ta không được.

Hiểu được điềunày, xin chư vị ráng hãy cố gắng lên, quyết lòng niệm Phật.Nếu trong cơ hội này mà không được A-Di-Đà Phật tiếp dẫn về TâyPhương Cực Lạc, thì cái hậu quả của sự thất bại này sẽ làm cho chúng tađau khổ, đau khổ không tưởng tượng được!Ngài Ấn-Quang nói, coi chừng đời saucái thân người tìm lại không được. Dễ sợ như vậy!

Mà một khi thân ngườitìm lại không được rồi... ví dụ chúng ta rơi vào hàng súc sanh chẳng hạn, chưPhật xuống hàng súc sanh giảng đạo nhưng chúng nó không nghe, tại vì nó ngu quárồi! Không nghe. Giả sử như chúng ta rơi vào hàng ngạ quỷ, chư Bồ Tát chư Phậtứng hiện ở đó giảng đạo, chúng ta không nghe được! Tại vì sao? Quákhổ rồi! Khổ đến nỗi tìm miếng ăn không có! Quý vị cứ tưởng tượng đi,những người mà khổ quá, ví dụ những người ăn mày ở ngoài đường, chohọ một miếng bánh mì thiu, họ lượm liền, mà dạy một câu A-Di-ĐàPhật, dạy một bài pháp nào đó… nhất định người ta không nghe! Thìnếu chúng ta lỡ lọt xuống cảnh giới ngạ quỷ rồi, thôi chịu thua! Vìquá khổ! Nếu lỡ lạc xuống địa ngục rồi, thì càng khổ hơn nữa! Chịu thua!…Cái tâm đố kỵ, tâm sân giận, tâm căm thù... vì chúng ta đang bịhành hạ, hành hạ đến nỗi tới "Vô Gián" nữa thì thôi chịu thua!Chư Phật cũng đành rơi nước mắt!...

Chính vì vậy, mà cảnhgiới người là cảnh giới dễ độ nhất. Tại vì có khổ mà cũng có sướng. Cũng có ngunhưng mà cũng có khôn. Những người nào dại không chịu niệm Phật thì đànhphải đi vào con đường đau khổ, chứ còn cũng có những người ngộ ra, ngườita khôn khéo, người ta giác ngộ được. Thành phần nàycó, cho nên Chư Phật, chư Bồ Tát ứng hiện xuống trong cõi nhân gian này đểcứu độ chúng sanh nhiều lắm. Ta được cái cơ hội này, xin thưa với chư vị, hãymừng lên.

Khi mình về tới TâyPhương Cực Lạc quý vị sẽ quán chiếu thấy được ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộctrong vô lượng kiếp của mình đang đọa lạc từ cảnh giới này tới cảnh giới kháctrong lục đạo nhiều lắm, mà thường thường trong tam ác đạo nhiều nhất. Lúcđó mới thấy!...

Về Tây Phương thần thôngđạo lực chúng ta đã có rồi, có thiên bá ức hóa thân rồi, có thiên nhĩthông, thiên nhãn thông, thần túc thông, tha tâm thông... có hết rồi, chúng tabiết rõ ràng đây là người Mẹ chúng ta, mà người Mẹ đó đang nằm trong một cảnhkhổ, đang vừa mới vượt qua cảnh khổ trở lại cảnh giới người. Nhìn biết được,quý vị mới tìm mọi cách đến cứu người Mẹ, lúc đó quý vị mới đànhkhóc ròng! Tại sao? Tại vì từ trong cảnh giới tam ác đạohọ vừa mới vượt qua, chúng ta nói hoài, nói hoài mà người Mẹ trongđời kiếp trước của chúng ta không chịu nghe, người anh trong đời kiếp trước củachúng ta không chịu nghe, người Cha của chúng ta không chịu nghe! Đau xót lắm,quý vị biết không?

Chính vì vậy, khi cócái thân người này rồi, những lời của Phật dạy chúng ta nên nươm nướp mà nghelời đi. Trong một đời này nhất định phải về Tây Phương đi. Nếu không xin thưathật, đừng bao giờ có cái tâm trạng: À! Con tu đi, con về Tây Phươngrồi thì cứu Mẹ nhé!... Được!... Con ráng con cứu Mẹ, nhưng mà lúc đóMẹ không nghe con đâu à! Con nói đến rơi nước mắt để cứu Mẹ màMẹ không nghe con đâu à! Tại vì sao? Mẹ đã xuống cảnh tam ác đạo rồi! Chịuthua! Nếu ví dụ như, nhờ cái công đức của người con vãng sanh về TâyPhương mà Mẹ vượt qua được tam ác đạo trở về cảnh giới người, nhưngcái tập khí của tam ác đạo nó vẫn còn trong tâm của Mẹ, vì thế con cứu Mẹ khôngđược đâu à! Đau khổ dữ lắm chư vị ơi!

Chính vì vậy, hãy ránghiểu được cái chỗ này. Khi nghe được những lời này hãy quyết tâm đi về TâyPhương, quyết tâm niệm Phật. Không có một pháp mầu nào hay ho mầunhiệm bằng câu A-Di-Đà Phật. Không có một cái cơ hội nào thù thắng bằngcái cơ hội niệm câu A-Di-Đà Phật đi về Tây Phương. Trong thời mạt phápnày, nhất định không còn cái cơ hội nào khác hết.

Quý vị biết rằng ức ứcngười tu hành... mấy chục người này ăn nhằm gì so với ức ức người tu hành. Hàngtỷ người trên thế gian này, rõ ràng 7... 8 tỷ người rồi: Bao nhiêu người niệmđược câu A-Di-Đà Phật! Bao nhiêu người tin được câu A-Di-Đà Phật!

Ấy thế mà chúng tanhờ thiện căn, nhờ phước lành trong quá khứ, chúng ta gặp nhau trongcái "Hội", gọi là Hội-Niệm-Phật để về Tây Phương, đừng nên lơ là cáicơ hội này...

- Một sớm một chiều là tiêutùng huệ mạng.

- Một buổi chiều, một buổisáng là tiêu tùng huệ mạng.

Gọi là: "Triêu tồntịch vong!". Sáng thì còn, chiều thì mất, cái chuyện mất này nó đến nhanhquá!

Cho nên nếu mà quý vị ngộra, giác ngộ kịp thời, thì đừng có chần chờ nữa. Hãy hạ quyết tâm niệmPhật lên, nếu không hạ quyết tâm niệm Phật. Nhất định!... Nếu còn chần chờ?...Nhất định!... Nếu còn dụ dự?... Nhất định!... Nhất định cái gì?... Nhấtđịnh là oan gia trái chủ đang xúi chúng ta! Thật sự! Tại vì oan gia trái chủđang chờ từng ngày từng giờ cái thời gian mà chúng ta xả bỏ báo thân để họ trảcái mối thù... Mối thù sinh mạng mà mình sát hại họ...

Trong khi những bạn lữ,những thiện tri thức khuyên ta đừng có chờ một giây một phút nào hết, mau maukịp thời niệm câu A-Di-Đà Phật. Tại vì thành tâm niệm câu A-Di-Đà Phật thìA-Di-Đà Phật phóng quang gia trì, chư Long-Thiên Hộ-Pháp gia trì, chư đạiBồ-Tát gia trì. Và ta thành tâm đem tất cả những công đức này hồi hướngcho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho những người ta sát hại họ, oan gia tráichủ, để họ cảm thông, nhờ thế mà ta thoát vòng sanh tử. Nếu chúng talơ là!... Chư vị ơi! Không còn cơ hội nào để nghĩ tới chuyện giải thoátnữa rồi! Đau khổ vô cùng!...

Cách đây hai ngày tôinói chuyện với một Cô ở bên Âu Châu, Cô bị cái nạn là có một người yêu, ngườiyêu muốn cưới Cô nhưng Cô ta không chịu. Người đó sau đó khôngbiết vì bệnh gì mà chết. Chết rồi, mà lúc nào cũng theo sát bên mìnhCô ta, để làm tình với Cô ta, mà bây giờ anh ta còn muốn Cô tự tử đểmà cùng nhau chung sống trong cảnh giới nào đó.

Cho nên quý vị ơi! Đừng baogiờ nghĩ chết là hết nghe! Nhất định không hết là không hết đâu! Chưvị phải lo giải quyết trước, đừng có chần chờ, vì chần chờ thì mộtsớm một chiều là tiêu rồi! Oan gia trái chủ thường hay dạy cho mình như vậy!

Bây giờ làm sao? Hãy tớiNiệm Phật Đường thành tâm niệm Phật, ngày ngày hồi hướng cho oan gia trái chủđi, hồi hướng cho tất cả những người mà chúng ta đã vay nợ của họ đi. Để chi?CẢM THÔNG! ChânThành - Cảm Thông, rồi nhờ Phật gia trì. Tại vì nếuchúng ta không thành tâm thì Phật gia trì không được. Chư đại Bồ-Tát đang phóngquang khắp bầu trời để cứu độ chúng ta, nhưng ta không chịu theo các Ngài,chúng ta không thành tâm không cảm ứng được. Chư Phật không cứu người vô duyên.Chúng ta không chịu về Tây Phương, thì chúng ta làm người vô duyên vớiPhật! Thôi chịu thua!...

Mong cho chư vị hiểuđược những điều này, mau mau thành tâm niệm Phật, nhất định đừng chờ.Những gì của thế gian chỉ làm cho chúng ta đau khổ! Mau mau buông đi, trong tâmphải buông ra. Nhất định phải bám lấy câu A-Di-Đà Phật, phải tha thiết đi vềTây Phương, lòng tin vững vàng, ba điểm này sẽ tương ứng với A-Di-Đà Phật,Ngài sẽ phóng quang đến gia trì chúng ta, chúng ta mới qua được áchnạn để về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng.

A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀMỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 37)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Niệm Phật để vãng sanh.Niệm Phật mà chúng ta nắm vững phương pháp hộ niệm thì đường vãng sanhvững vàng và làm cho chúng ta an tâm. Sau cùng một đời này không còn bị vướngnạn trong cõi lục đạo này nữa. Chính vì thế, như ngày hôm qua có nhắc nhởđến, là chúng ta cố gắng tập thành một thói quen. Lập công cứ để niệm Phậtcho đường vãng sanh đã vững rồi lại vững hơn nữa.

Nếu chúng ta ỷ lạirằng đời này biết niệm Phật, rồi có người hộ niệm nữa, thì chúng ta lơlà chuyện công phu. Khi một cái tâm lơ là xuất hiện ra, thì chư Tổnói, ta đang ở trong đà thối chuyển, mà một khi thối chuyển như vậy thìchướng ngại sẽ nảy nở ra!

Chính vì thế, vấn đềtu hành xin tất cả đừng nên chao đảo, cố gắng tu nhiều hơn nữa. Ta tăngcường khóa tu, nhưng chẳng qua là cái mẫu thôi, chớ mình thấy nhưchính chư Tổ mà các Ngài còn phát nguyện một ngày niệm năm sáu chục ngàncâu Phật hiệu, các vị Thượng Sư mà còn niệm trên một trăm ngàn câu A-Di-ĐàPhật trong một ngày. Mình thấy rằng, các Ngài quyết lòng vãng sanh, sựquyết lòng này lớn hơn chúng ta rất nhiều. Trong khi chúng ta thì nghiệp chướngsâu nặng, tội chướng thì quá nhiều mà căn cơ thì hạ liệt, oán thân trái chủ thìchập chùng, thế mà làm sao lại dám lơ là cho được!...

Để giải quyết tình trạngnày thì vấn đề tu hành xin lấy cái lòng CHÂN THÀNH, CHÍ KÍNH mà tu. Đây là điềucăn bản, rồi ngày ngày chúng ta tới tu, tập buông xả. Hòa Thượng nói dạng ngườinào mà biết NHÌN THẤU được cái VŨ TRỤ NHÂN SINH này, nhìn thấu đượcrằng khi chúng ta rời bỏ cái báo thân thì tất cả những gì ở trong thế giannày không còn gì hết! Biết thế thì ráng cố gắng mà buông xả. Nếukhông buông xả thì nó ngược với con đường ta đi. Đó gọi là CHẤP.

Chấp vào thế gian chúng ta bị kẹt vào thế gian.

Chấp vào tình thức ta kẹt vào tình thức.

Chấp vào thị phi chúng ta bị kẹt vào thị phi.

Ráng cố gắng tạo cái tâmcàng thoải mái càng tốt. Buông xả chính là tạo cho tâm nó thoải mái đừng có đểcái gì vướng bận trong tâm, nó sẽ trở nên một cái nhân chủng rất lớn, rồikhi nằm xuống thì bao nhiêu cái chuyện này nó hiển hiện ra, nó đánhlạc hướng làm chúng ta mất phần vãng sanh.

Có nhiều người vì khônghiểu phương pháp hộ niệm, nên đánh giá rất là sai lầm! Ví dụ như có ngườinói là, hộ niệm là hậu sự! Nên khi thấy một người sắp chết thì ngườita tới an ủi một vài lời, dặn dò với con cái khi chết kêu đồng tu đạo hữutới thăm viếng rồi đưa ra nhà mồ! Tất cả những việc này gọi là hậusự. Hộ Niệm không phải là Hậu Sự.

Có nhiều người sơ ý cứtưởng rằng hộ niệm là cầu siêu. Cầu siêu chỉ được làm sau khi người đó đã chết.Khi chết rồi thì ráng cố gắng cầu siêu. Nhưng thực ra Hộ Niệm khácvới Cầu Siêu. Hộ niệm là hướng dẫn cho người khi buông cáibáo thân họ thực hiện cho thật đầy đủ ba điểm: TÍN-NGUYỆN-HẠNH. Đâylà điều căn bản.

- TÍN là tinđại nguyện của đức A-Di-Đà Phật cứu ta về Tây Phương.

- NGUYỆN lànương theo đại nguyện đức A-Di-Đà Phật, tha thiết nguyện vãng sanh về TâyPhương Cực Lạc.

- HẠNH lànương theo cái đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật mà niệm danh hiệu của Ngài.

Nếu người nào hiểu rõđược phương pháp hộ niệm như vậy, thường thường họ liên lạc chặt chẽ vớiban hộ niệm để sau cùng nhờ ban hộ niệm đó tới phụ cho họ. Họ đã Tin thì giúp cho họ tin tưởng nhiều hơn. Họ đã Phát Nguyện tha thiết thìgiúp cho họtha thiết, vui vẻ Nguyện nhiều hơn, và nếu họ niệm Phật không được, banhộ niệm mới niệm phụ cho họ. Có như vậy thì những trở ngại trong lúc rờibỏ báo thân họ mới dễ vượt qua được.

Mới vừa đây, trướckhi vào buổi cộng tu này, Diệu Âm đã nghe được một cáitin, cũng khá đau lòng! Có một vị ở gần đây và cũng có quen với Diệu Âmnữa đang bị ung thư. Nghe nói vậy thì chúng tôi sẽ cố gắng liên lạcđể coi có cơ hội hộ niệm được hay không? Không biết bây giờ tinh thầncủa Cô đã giải tỏa được hay chưa? Thật sự thì Tín-Nguyện-Hạnh hìnhnhư chưa có và Cô chưa tin vào phương pháp hộ niệm. Thành ra mình có lậpban hộ niệm, mình có tuyên truyền cái phương pháp hộ niệm rất lâu rồi, màđến giờ phút này vị đó cũng không có liên lạc với mình. Cũng có thể vịđó chưa biết mình có ban hộ niệm. Cũng có thể là Cô đãnghe qua phương pháp hộ niệm nhưng chưa tin, vì chưa tin nênchưa muốn liên lạc. Cũng có thể nghĩ rằng, Pháp niệm Phậtlà pháp nhị lực. Nhị lực thì quá yếu! Tự lực vượt qua sanh tử luân hồi mới hay.Thường thường cái pháp tu của họ như vậy.

Không biết là sao đi nữa,nhưng thật sự mình thấy rõ rệt, nếu trong trường hợp nàymà vị đó biết được phương pháp hộ niệm, với Lòng Tin vững vàng, rồibiết Nguyện vãng sanh tha thiết, rồi thành tâm niệm Phật,biết lo chuẩn bị ba cái tư lươngTín-Nguyện-Hạnh đầy đủ thì không thể nào mà vị này không tìm đếnnhững ban hộ niệm để báo, để thỉnh cầu những ban hộ niệm tới.

Để chi?...- Cô ơi! Bây giờ chắcchắn là... Pháp thì không cần nói với Cô nữa, niềm tin Cô vững, rồi có con ởtại đây, con sẽ yểm trợ sát bên Cô làm cho niềm tin vững vàng. Cô bây giờ nhứcđầu lắm! Cô chóng mặt lắm! Cô đau lắm!... Thôi buông hết luôn đi, quyết lòngNguyện vãng sanh tha thiết nghe Cô. Tại vì thân này là thân vô thường!..

Rõ ràng... Rồi sao nữa?- Cô niệm Phật không được thì tụi con niệm Phật cho Cô. Cô cứ lắngnghe tiếng niệm Phật mà niệm theo nhé.

Có phải rõ ràng Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ để vãng sanh hay không? Rất nhiều người đánh giá hết sứclà sai lầm, bừa bãi! Họ cứ tưởng hộ niệm là những cái gì như tới thămviếng. Hoàn toàn không? Ban hộ niệm đến trước bệnh nhân giúp cho bệnh nhânbao nhiêu cơn đau biến mất. Tại sao như vậy? Tại vì niềm tin lúc mìnhkhỏe thế này nó khác với niềm tin lúc mình nằm xuống. Lúc mình ngápngáp nó đau không tưởng tượng được, nó nhức đầu không tưởng tượngđược! Trong những cơn đau nhức đến từng giây từng phút như vậy, mìnhsẽ phân vân không biết rằng sau cơn đau này mình có đượcvãng sanh hay không? Niềm tin bị giảm xuống liền!...

Từ lúc khỏe mình tin100, lúc mình bệnh niềm tin nó xuống chỉ còn có 1 thôi, chứkhông phải giỡn đâu à! Thực sự. Chính vì vậy có nhiều người sau một thời giantu đến giờ cuối cùng người ta bỏ niệm Phật luôn. Tại sao người ta bỏ niệm Phật?Là tại vì, người ta nói:

- Tại sao, nóirằng niệm Phật một câu thì tiêu trừ tám mươi ức kiếp nghiệp chướng sanh tửtrọng tội, mà tôi niệm Phật mấy chục năm nay sao bây giờ vẫn bị đau? Saobây giờ vẫn bị ung thư? Sao vẫn... vẫn cứ bị đủ thứ vậy?...

Niềm tin đã xuốngrồi! Thực ra trong suốt thời gian niệm Phật vì không chân thành, vìniệm Phật là niệm Phật thử, niệm Phật không đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Cho nêntrong mấy chục năm người ta tu niệm mà không được gì hết! Họ đãthua một người được các ban hộ niệm tới nhắc nhở, cổ động, động viên...làm cho tinh thần của họ tự nhiên vươn lên ào ào như gió. Rồi từsố 1 họ vượt lên tới 100, 1000. Họ niệmtrong khoảng giai đoạn đó mà tinh thần lại siêu vượt như vậy. "Kiệtthành tự khả...". Kiệt thành thì tự nhiên có thể chuyển tất cả những cơn bệnh của họ để họ về TâyPhương. Trong khi mình niệm hai, ba chục năm mình tưởng là ngon, mình tưởng làgiỏi, mình tưởng là hay hơn thiên hạ! Nhưng có biết đâu, bên cạnh đó tìnhchấp tràn giang đại hải ở trong tâm của mình! Cống cao ngã mạn tràn giangđại hải đang bao lấy cái thân của mình, và xin thưa thật, sự ỷ lại đó nóđã phá rất nhiều công đức của mình rồi! Oangia trái chủ cũng nương theo đó cho mình một chút gì an khang, cho mìnhmột chút gì gọi là "Chứng Đắc", đểcho mình vỗ ngực xưng tên. Từ đó mình bị mất rất nhiều màmình không hay!...

Chính vì vậy, xin thưavới chư vị, nếu mình thấy đời này thật ra quá vô thường,nó không có cái gì để cho mình tranh chấp, không có cái gì đểcho mình phiền muộn, không có cái gì để cho mình lo lắng nữa!

Mà lo lắng chính là làm saokhi mãn cái báo thân này nhất định phải về Tây Phương, nếu không về TâyPhương thì chúng ta đang đi xuống!... Mình thấy rõ rệt! Chúng ta từ trên cõicao xuống lần, xuống lần, xuống lần, xuống lần... xuống đến cõi này phải khôngạ? Rõ rệt! Cái cõi người là cõi bên cạnh tam ác đạo, chính vì thế mà hômqua mình đã nói, chư Phật, chư Bồ-Tát ứng hiện dưới cõi người này nè đểcứu, tại vì cõi này nếu mà không cứu thì chúng sanh rớt xuống dưới...dưới tam ác đạo à! Chớ còn ở trên cao họ còn xuống đây được, họ xuống lầnxuống lần được. Bây giờ họ đã tuột xuống tới chỗ này rồi mà khôngcứu, thì sẽ tuột xuống dưới đó luôn!...

Cho nên, các Ngài đổ dồnvào đây mà cứu chúng ta. Ta biết như vậy thì nương theo đại nguyện của Ngài mànhất định niệm Phật, mà kết thành nhóm hộ niệm cho nhau, giữ vững niềmtin.

Bây giờ niềm tin 100 chừng đó niềm tin chúng ta trở nên 1000.

Bây giờ sự tha thiết vãng sanh chúng ta 100, lúc đó sự tha thiết vãng sanhchúng ta 1000.

Bây giờ ta niệmPhật chân thành là 100, lúc đólà 1000.

Một câu niệm Phật thôimà niềm tin vững vàng đến "1000" như vậy thì ta siêu vượt tất cảnghiệp chướng để về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng.

Cho nên, những người đượchộ niệm sẽ vãng sanh dễ dàng chính là cái điểm này.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 38)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Cái chương trình nói về HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU nó cũng sắp sửa hết. Tuần tới thì chúng ta ưu tiên chophần trả lời những cái câu hỏi về hộ niệm.

Khi chúng ta biếtrằng hộ niệm là một pháp tu thì ta đang tu cái pháp vãng sanh về TâyPhương Cực Lạc. Khi chúng ta biết được phương pháp hỗ trợ cho nhau đểvững vàng đi về Tây Phương, thì trong tâm chúng ta càng ngày càng vững vàng,niềm tin càng ngày càng sâu sắc và cái ý nguyện vãng sanh nhất định đừng nênlay chuyển. Cứ Tín-Nguyện-Hạnh, Tín-Nguyện-Hạnh chúng ta đi như vậy, thìchắc chắn sẽ thành công. A-Di-Đà Phật luôn luôn chuẩn bị tiếp dẫn chúng ta. Chonên một ngày niệm Phật là một ngày chúng ta bước tới gần con thuyềnBát-Nhã của A-Di-Đà Phật, bỏ lại sau lưng cái bóng tối đen thùi, là nhữngcái gì khổ ải từ trong vô lượng kiếp tới bây giờ! Bỏ lại hết... Đừng nên thoáichuyển.

Mình cứ tưởng tượng thờigian phía sau nó đã qua rồi không bao giờ trở lại, tức là đã mất rồi. Nếu màchúng ta lui lại một bước tức là thối chuyển. Thối là lui lại, thì chúngta sẽ lui lại trong bóng tối đó. Mình cứ tưởng tượng A-Di-Đà Phật đã dẫndắt mình đứng lên bờ mé của con thuyền Bát-Nhã và phía sau lưng chúng ta lànhững bóng tối, tội lỗi, cùng nghiệp chướng, cùng sai lầm, nó đã mờ mịt rồi,đen thui rồi. Chúng ta chỉ bước tới một bước thì đi gọn vào trong conthuyền Bát-Nhã của A-Di-Đà Phật, và Ngài sẽ đưa ta qua bờ Giác. Nếu chúng tathối chuyển, là bước lui lại, chỉ cần một bước thôi thì chúng ta sẽ sụp xuốngtrong biển khổ mênh mông của sanh tử luân hồi, không bao giờ có thể bước lạilên con thuyền Bát-Nhã được nữa.

Chính vì vậy, đã làpháp tu, thì nhất định là con đường đi của chúng ta phải vững vàng. Có những gìsơ suất thì sửa lại, sửa lại, sửa lại, đó gọi là tu.

Khi nói về pháp tu, thì xinthưa rằng có rất nhiều cách tu hành, chứ không phải có một. Tađang chọn lựa pháp niệm Phật là một trong những phương pháp tu hành của Phậtgiáo để được thành tựu. Nói như vậy cũng không thể nói rằng những cái pháptu khác là dở, là yếu. Nhiều khi sơ ý mà mình thốt lên những lời này,thì vô tình chúng ta đi vào con đường chấp trước, phân biệt và nhiều khi phỉbáng Phật giáo nữa mà không hay!

Mỗi pháp môn cóứng hợp với một hạng căn cơ, ứng hợp với một trình độ, chứ không phảilà pháp môn nào cũng có thể ứng hợp với tất cả mọi căn cơ.

Sở dĩ ta chọn lựa pháp mônniệm Phật là vì nó ứng hợp với căn cơ của chúng ta. Nó cũngcó điều hay nữa, là như trong kinh Phật nói, đây là pháp môn ứng hợpđược với tất cả mọi căn cơ. Chính vì vậy, một người nghiệp chướng sâunặng mà chọn pháp môn niệm Phật: Là vững vàng nhất. Là an toànnhất. Là không có gì trở ngại.

Những người thượng cănthượng cơ mà chọn pháp môn niệm Phật, thì họ lại càng vững vàng hơn ta nữa.Chính vì thế, đầu tiên chúng ta phải nhớ một câu, là không bao giờ được phânbiệt, chê bai hay hủy báng một pháp môn nào của Phật cả. Ngaytrong pháp niệm Phật, xin thưa thật rằng, cũng có nhiều phươngcách tu hành, chứ không phải là có một, như hôm trước chúng ta có nêu ra:

Có pháp Trì Danh NiệmPhật

Có pháp Quán TượngNiệm Phật.

Có pháp QuánTưởng Niệm Phật.

Có pháp Thật TướngNiệm Phật.

Nhiều lắm chứ không phải làmột. Ta đang chọn đây là pháp Trì Danh Niệm Phật, gọi là trì danhhiệu, đây là một trong 16 pháp tu trong kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ. Tất cảnhững pháp khác chư Tổ khuyên chúng ta là không thể trì được, tại vì căn cơ đểhợp với những pháp quán đó quá cao, không cách nào chúng ta trì được. Chonên trong 16 pháp quán, chúng ta chọn lựa pháp niệm danh hiệu A-Di-ĐàPhật. Pháp niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật lại là pháp cuối cùng trongQuán-Vô-Lượng-Thọ, là pháp mà để độ tất cả chúng sanh. Thượng Trung Hạ,Phàm Thánh Tề thâu, Tam căn phổ bị.Tất cả đều nằm trong phápniệm Phật này. Chính vì vậy, khi mình gặp một người tu một phápkhác, chúng ta đừng nên vội vã nói rằng, tôi theo pháp niệm Phật làtốt, còn ông theo pháp khác là sai. Không phải!

Nên nhớ là có những ngườicăn cơ cao, họ có thể trì được những pháp khác, còn ta căn cơ yếu cứlấy pháp nào mà vững nhất của đức Thế-Tôn trao truyền lại chúng ta đi làan toàn.

Ngay trong pháp TrìDanh Niệm Phật cũng có rất nhiều phương pháp trì danh mà người niệm Phậtcũng đừng nên cố chấp, là cứ ta trì cách nầy thì chê cách nọ. Trongpháp trì danh, tức là pháp trì danh hiệu Phật, thì có người niệm nhanh, cóngười niệm chậm, có người niệm liên tục, có người niệm theo thời khóa, có ngườicầm xâu chuỗi niệm Phật, có người dùng hơi thở niệm Phật, có người lắngnghe câu A-Di-Đà Phật của mình niệm, có người nương theo một cái âm điệunào đó để niệm Phật. Tất cả đều có công dụng hết. Có nhiều người cứ thấy mình niệmphương pháp này hay, được nhiếp tâm... lại bắt đầu chê phương pháp của ngườikhác. Vì Chê-Khen, Chê-Khen,nói chung chấp trước quá nặng,thành ra thường thường tạo ra những tấn tuồng tranh chấp: Ta thìđúng, Người thì sai!... Ngay cả vấn đề danh hiệu,cái danh hiệu A-Di-Đà Phật cũng tự nhiên đưa lên thành một vấn đề tranhcãi. Đây là một tệ nạn rất lớn của người phàm phu tục tử!...

Nếu chúng ta quyếtlòng đi về Tây Phương Cực Lạc, thì tuyệt đối xin nhớ điểm này: Khôngbao giờ đượcquyền đem cái cố chấp của mình mà đổ themdầu vào lửa đấu tranhtrong thời mạt pháp.

Nếu chúng takhông ý thức làm cho cái lò lửa đấu tranh này giảm xuống, mà ta lạiđổ thêm dầu vào nữa, thì Phật pháp càng ngày càng dễ bị tan hoại hơn! Vôtình, ta sẽ có tội với chư Phật, tội với Phật giáo. Vì nên nhớ rằng là thời mạtpháp, tức là bắt đầu từ 2000 năm, (sau khi Phật nhập diệt) trở về sau, đứcThích-Ca Mâu-Ni Phật đã nói trước, đây là thời kỳ gọi là "ĐẤU TRANHKIÊN CỐ". Biết được như vậy rồi thì chúng ta cứ một lòng một dạ niệm Phật.Thấy người ta niệm cách khác chúng ta phải hoan hỷ, đừng nên chống đối.Nếu mình thấy phương pháp tu hành của họ hay, hãy gia nhập với họđể cùng niệm. Nếu mình tới mà thấy phương pháp đó không hợp với mình,thì lặng lẽ rút về để kết nhóm với nhau thành những người đồng chí hướng, đồngpháp tu để tu với nhau. Tu với nhau để hỗ trợ với nhau, chứ không phải tuvới nhau để bài báng những chuyện khác... Chính vì thế, chuyện “Đúng –Sai”, nhất định khi nghe đến những danh từ này, xin chư vị đừng nêntham gia vào. Nếu không chú ý thì sợ rằng sự chấp trước này nó lôi kéochúng ta, thay vì bước vào trong con thuyền Bát-Nhã để về tới TâyPhương Cực Lạc, chúng ta lại bị sự đấu tranh đó lôi ngược lại để sụpxuống... Bước lùi một bước thì rớt ra khỏi bờ mé của con thuyềnBát-Nhã, chúng ta rơi vào trong cái vùng tối tăm và bị ngập chìm trong biển khổmênh mông vô cùng vô tận, không biết ngày nào để đi về Tây Phương Cực Lạc được.

Chính vì vậy màtrong pháp niệm Phật thường thường chư Tổ khuyên chúng ta rất nhiều, Tổnào cũng khuyên như vậy hết, là tập buông xả thế gian ra, là tập tránh xa tấtcả những sự tranh luận.

Xin thưa thật, cónhiều người họ tu những pháp cao quá, cái lý luận của họ sắc bén quá,khi nhìn lại những người đang ngồi niệm Phật thấy sao mà quê mùa quá! Saomà cục mịch quá! Họ thường hay đưa lên những ví dụ... giống như conếch nằm dưới đáy giếng mà nhìn bầu trời! Tại sao pháp Phậtcó tam tạng kinh điển, lại chỉ giữ một câu A-Di-Đà Phật?Nếu sơ ý nghe những lời chỉ trích này mà làm chúng ta giật mình!Chúng ta liền nghĩ: À! Mìnhphải đi con đường nào hay ho chút xíu chứ!... Chỉ cần mộtchút thối chuyển như vậy, thì chân chúng ta đã vừa bước luimột bước, nhấc cái chân lên thì đã bị sụp xuống rồi, không còncách nào để nghĩ tới chuyện thoát ly sanh tử luân hồi được nữa.

Chính vì vậy, trước sau gìcũng xin khuyên tất cả các chư vị đồng tu hãy giữ vững Niềm Tinvào câuA-Di-Đà Phật, hãy quyết lòng Nguyện Vãng Sanh.Hôm nay bị bệnh, càngbệnh thì càng phải tin cho vững, càng khổ thì càng nguyện tha thiết được vãngsanh về Tây Phương Cực Lạc. Trong bất cứ thời điểm nào cũng cố Trì giữ câuA-Di-Đà Phật. Đừng sợ, đừng ngại!

Tất cả những khổ,những bệnh, những cái mà chúng ta đang chịu thiệt thòi này, chính là nhữngbài pháp rất sâu sắc để giúp cho chúng ta xác định rằng nghiệp chướng đãnặng nề như vậy mà không nương theo đại thệ của đức A-Di-Đà Phật, không nươngtheo lời khuyến tấn của chư Tổ, không nghe đúng theokinh điển để tu cho hợp với hình dáng, với tội chướng của chúng ta ởthời mạt pháp này, thì nhất định chúng ta không tìm ra cách nàokhác để có thể thành tựu!

Mong cho tất cả chư vị càngngày càng vững vàng, quyết định trong một đời này chúng ta về được tới TâyPhương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

HỘ NIỆM LÀMỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 39)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

A-Di-Đà Phật! Chương trìnhnói về pháp tu hộ niệm cũng sắp sửa chấm dứt, trong tuần tới sẽ cố gắng dànhhết thời giờ để trả lời những nghi vấn nào còn lại. Nếu chư vị thấycó những điều gì còn thắc mắc nên nêu ra. Vì nêu ra như vậy thì giúp cho nhữngngười khác có thể hiểu thêm và Diệu Âm sẽ cố gắng đem hết tất cả những gì hiểubiết được, cũng như là đã đọc được trong các lời Tổ Sư giảng để nói ra.Mong rằng sau cuộc nói chuyện ày ai ai cũng vững tâm biết được đườngtu hành, vững vàng để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Ngày hôm nay có mộtngười bạn tới và nói rằng, vừa mới đi thăm một ông Cụ đang ở trong viện dưỡnglão. Ông Cụ có lúc tỉnh, có lúc mê. Người bạn hỏi, Diệu Âm cómuốn đi thăm không? Thì Diệu Âm trả lời rằng, chương trình ở đây là hộniệm, mình tới thăm một người bệnh trong lúc cuối đời là để mìnhtìm cách hộ niệm cho người đó vãng sanh. Mà muốn hộ niệm cho người ta thìgia đình phải mời, vì có đồng thuận của gia đình thì mình mới tới mở lờinói chuyện được, mới khuyên răn được. Chớ còn mình tới thăm không thôi,thì ở đây thời giờ tu hành quá bận, mình không có rảnh. Hơn nữa, đếnnhìn thấy người ta ra đi như vậy thì lòng của mình cũng không nỡ!... Nói thìcũng không được, mà nín thì cũng không xong! Vì thế, cái tâm chúngta không an!

Thường thường làkhi người thân bị bệnh sắp chết, thì các vị thường hay tụng kinhDược-Sư để cầu cho hết bệnh, tiêu tai giải nạn. Tụng kinh Dược-Sư rất là tốt,nhưng có điều vì muốn người thân hết bệnh, nên cứ cầu Dược-Sư Lưu-Ly-QuangPhật cứu cho hết bệnh. Nhưng mà đến kỳ thọ mạng đã hết thì người thân cũngphải ra đi. Nhưng chính vì cái tâm nguyện muốn cứu hết bệnh để đượcsống thêm quá mạnh, vô tình lại vướng tới một điều khác,đó là khi xả bỏ báo thân không thể nào vãng sanh về Tây Phương Cực Lạcđược. Còn riêng vãng sanh về quốc độ của Đông Phương Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Phật,thì đại nguyện của Ngài không có nói là niệm danh hiệu của Ngài mườiniệm thì được vãng sanh. Vì vậy, cái pháp tu này có phần trở ngạiđối với những người hạ căn hạ cơ như chúng ta.

Chính vì thế, nếu vịđó mà được hộ niệm dưới phương pháp hộ niệm này, ta có thể kêugọi chư vị đồng tu đến hộ niệm cho ông Cụ liền. Thực ra hộ niệm là khôngphải đợi cho đến lúc mê man bất tỉnh hay lúc tỉnh lúc mê trong viện dưỡnglão rồi mới bắt đầu hộ niệm, mà có thể cần phải hộ niệm năm nămtrước, bốn năm trước và thường thường nên hộ niệm tại nhà, tại tư giamới có kết quả tốt. Còn hộ niệm trong viện dưỡng lão, trong bệnh viện,tình thật mà nói rằng, rất là khó!

- Cái khó thứ nhất là khung cảnh ở đó không có trang nghiêm.

-Cái khó thứ hai là khi hộ niệm thì gây ồn tới những người chungquanh. Người ta không cho phép. Và...

-Cái điểm thứ ba là thường thường ở những nơi có nhiều người chết thìchúng đẳng vong linh ở đó nhiều lắm!...

Mà các vị chúng đẳng vonglinh thì thường thường bị nạn, nên họ đang đau khổ dữ lắm. Họ không có siêusanh, không ai hướng dẫn, không ai khai thị. Cho nên họ vẫn thường vướngcái nạn gọi là "Chấp",và khi đã bị nạn thì ít khi họ muốn cho người khác khỏi nạn, dùrằng là người khác đó, người mà sắp chết đó chưa hẳn đã có liên hệ gìvới mình, đã có ơn hay oán gì với mình. Chính vì thế mà hộ niệm trongnhững nơi đó rất là khó! Sau này khi chúng ta có dịp hộ niệm, nếu bất đắcdĩ phải hộ niệm ở những chỗ đó, thì xin chư vị phải thành tâm khaithị, khuyên những vị chúng sanh chung quanh đó phát tâm niệm Phật cầuvề Tây Phương.

Chúng ta thành tâm hướngdẫn họ. Có nhiều người nghe theo và người ta hộ niệm cùng với mình. Cho nênkhi hộ niệm ở đó, nhất định không bao giờ quên lời khai thị đốivới các vị chúng đẳng vong linh ở chung quanh. Hẳn nhiên là cũng phải khaithị với oan gia trái chủ.

Chúng ta đang ngồi tại đâynói chuyện về hộ niệm với nhau, thực sự là chúng ta có đường đi, có cáchgiải quyết và chúng ta cũng biết được những vấn nạn, những khổ nạn khi lâmchung, thực sự là có nhiều điều may mắn.

Khi một người thân haychính chúng ta bị bệnh, đi bác sĩ khám, bác sĩ nói rằng bệnh của anhkhông cách nào chữa được, bệnh của Cụ không cách nào chữa được, thì mong chư vịhãy tìm cách xuất viện đem về nhà để lo chuyện hộ niệm, hướng dẫnvãng sanh.

Ngay Niệm Phật Đườngnày, có hai căn nhà, chúng ta cũng có thể dùng căn nhà kia để hộ niệm cũngrất là tốt. Giả sử như có những vị mà già ở tại nhà thì con cái khôngbiết hộ niệm, mà rồi ồn ào, ví dụ như nấu nướng thịt cá... không đượctrang nghiêm, không có thanh tịnh, quý vị có thể dùng cái nhà này để hộ niệmvãng sanh, có sao đâu ạ? Ví dụ như đem cái giường qua bên đây mình ngủ, còn bênđó thì mình dùng cái phòng rất là lớn đó để hộ niệm. Ởđây gần Phật, gần với đại chúng, hằng ngày chúng ta hộ niệm với nhau rấttốt, không sao hết.

Khi đi qua Âu Châu,tôi qua bên Tiệp-Khắc thì người ta mời tôi tới nhà của bà Kiều Thị Hòa, phápdanh Diệu Nhã, chính tôi ngủ tại cái giường mà bà Cụ đó nằm vãng sanh. Người tanói là bà Cụ vãng sanh tại cái giường này, bây giờ thì tôi được may mắn ngủngay tại cái giường của bà, tôi gối luôn cái gối của bà nữa chứ. Tôi nằmtại cái giường đó trong 3 - 4 ngày, rồi tôi cộng tu với họ. Tôi cảmthấy sung sướng vô cùng vì tôi biết cái giường này đã có một vịBồ-tát nằm tại đây để vãng sanh. Người ta hỏi, có sao không? Tôi nói,có sao đâu quý vị... Không có sao, để một mình tôi ngủ cũng được.Nhưng sau đó thì Hải-Sơn cũng tới ngủ với tôi chung trên cái giường đó.Tôi rất là thanh tịnh, rất là trang nghiêm.

Có nhiều người nói là nếumà có người vãng sanh như vậy tôi sợ lắm!... Không phải đâu. vãng sanh là ngườita đi về Tây Phương thành Bồ-Tát và cái thân đó là thân Bồ-Tát cho nên mềmmại, tươi hồng, xuất ra mùi hương tới 2-3 lần vậy đó.Tại sao mình sợ?

Mỗi lần tôi về Việt Nam tôingủ ngay cái giường của Cha tôi vãng sanh. Lạ lùng là cái giường đó và cáiphòng đó chỉ một mình tôi ngủ à. Tôi thấy sung sướng vô cùng. Tôinghĩ là Cha của tôi cách đây mấy năm trước đã vãng sanh tại cái giườngnày, tại cái phòng này luôn. Sung sướng vô cùng!

Cho nên, xin nhớ là khi màchúng ta hiểu một chút đạo, thì đối với việc sống chết chúng ta khôngcần lo sợ nhiều quá, chúng ta không cần ái ngại nhiều quá, và thườngthường nếu mà chúng ta không vững đường vãngsanh, nên khi thấy người thân bị bệnh sắp chết, ta cứ ngày ngàycầu nguyện cho người hết bệnh và thường thường đọc kinh Dược-Sư. Thật ra nếu màđọc kinh Dược-Sư cho thành tâm, cho chí kính, cho thanh tịnh thì cũng có thểgiải ách nạn, làm cho người bệnh hết bệnh và cũng an nhiên tự tại ra đi. Nhưngmà mình hỏi thử coi, thật sự là người tụng đó có thành tâm hay không? Nếu thànhtâm tại sao lại giao người cha của mình trong viện dưỡng lão? Không chịu đem vềnhà, không chịu đem về Niệm Phật Đường và mời đồng tu đến cùng tụngkinh cầu Ngài gia hộ để người cha mình hết bệnh?

Xin thưa với chư vị, tất cảcác kinh của Phật đều có công đức để hồi hướng cho người bệnh, nhưng mà cáilòng thành của người tụng là điều hết sức quan trọng. Tụng mà thành tâmthì tự nhiên Ngài gia trì cho hết bệnh. Nhưng có gia trì là Ngài giatrì trong cái khoảng thọ mạng của mình, chứ không thể nào cái thọ mạng của mìnhlà 50 tuổi Ngài gia trì cho thành 80 tuổi. Cái thọ mạng chúng sanh ở đâyđã có sẵn rồi, thì tốt nhất là chúng ta cầu vãng sanh về Tây Phương CựcLạc là hay vô cùng.

Trong pháp hộ niệmđể cầu vãng sanh, xin thưa kinh A-Di-Đà, khi mà chúng ta tụng, thành tâmtụng kinh A-Di-Đà thì chư Phật mười phương đều phóng quang hộ niệm vào người đóchứ không phải là một mình đức Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Phật hộ niệm đâu. Cho nênkinh A-Di-Đà còn mạnh hơn kinh Dược-Sư rất nhiều, tại vì đại thệ của đứcA-Di-Đà Phật đã được mười phương chư Phật đồng thanh hộ niệm.

Mườiphương chư Phật, ba đời mười phương chư Phật hộ niệm trong đó... thìDược-SưLưu-Ly-Quang Phật cũng hộ niệm trong đó luôn. Đức Thích-Ca Mâu-Ni Phậtcũng hộ niệm trong đó luôn.A-Di-Đà Phật cũng hộ niệmtrong đó luôn.

Cho nên mình thấy kinhA-Di-Đà rất là mạnh. Tuy nhiên tụng kinh A-Di-Đà để hồi hướng cho ngườibệnh đó không mạnh bằng niệm một câu A-Di-Đà Phật để hồi hướng cho ngườiđó. Tại vì sao? Tại vì kinh A-Di-Đà là đức Thế-Tôn dạy cho chúng sanh niệm câuA-Di-Đà Phật để vãng sanh về Tây Phương. Cho nên chúng ta niệm một câu "NamMô A-Di-Đà Phật" vô hình chung, chúng ta đã tụng hết cả kinhA-Di-Đà rồi... Mà từng phút, từng phút, từng giây, từng giây chúng ta niệm NamMô A-Di-Đà Phật là giúp cho người bệnh niệm được câu A-Di-Đà Phật, tựnhiên họ quyết lòng đi về Tây Phương. Bao nhiêu cái nghiệp khổ tự tan biếnhết và sau cùng rồi họ niệm được một câu A-Di-Đà Phật cuối cùng để vãng sanh.Mười niệm, một niệm tất sanh.

Cho nên xin thưa là chúngta hôm nay đã biết được cái phương pháp hộ niệm, biết được cái cách giải cứu,chúng ta vững vàng! Ở nhà có người thân bệnh? Không sao cả! yênchí! Ở nhà không được có thể tới đây. Tại vì, ví dụ giống nhưmình mướn cái nhà này để ở, rồi mình chết trong nhà này, có sao đâu ạ. Tấtcả mọi người đều thấy rõ rệt, chứng nhận. Có sao đâu ạ! Còn không được,thì tại nhà của ta cũng lập một cái phòng rộng rãi sáng sủa, treohình Phật trang nghiêm, một hình giống nhau thôi, đừng có nhiều loại quá,rồi ngày ngày con cháu cùng nhau niệm. Một người, hai người... bên cạnh niệmliên tục. Khi nào thấy yếu quá thì cho đạo tràng biết, đạo tràng sẽ đến khaithị, hướng dẫn, nhắc nhở... để cùng nhau hỗ trợ cho người đó vãng sanh. Tất cảchúng ta đều được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc hết.

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

HỘNIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(TọaĐàm 40)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong đời chúngta làm gì thì sau cùng đến giờ phút trước khi xả bỏ báothân, những hành nghiệp đó lần lượt hiện lại trong tâmchúng ta hết. Những ngày giờ trước khi xả bỏ báo thân, nghiệp ác hiệnra, nghiệp lành hiện ra. Có lúc tâm ta giống như một vị Thánh, tại vìcó lúc chúng ta hiền như một vị Phật, cũng hiện ra. Có lúc chúng ta dữ,người ta nói dữ như quỷ, cũng hiện ra luôn. Chư Tổ nói, lúc đó giốngnhư một cuộn phim, nó quay những hành nghiệp. Nghiệp của chúngta đều có thể hiện lại hết. Vì một đời tạo tác rất nhiều, mà nódồn lại chỉ trong những ngày tháng cuối cùng, làm cho cái tâm củangười ra đi thường bị loạn, bị mê, bị rối lên, người ta không còn tỉnh táođược nữa. Cho nên, một người trước những giờ phút lâm chung mà ở nhữngchỗ hẻo lánh, hoặc những nơi không có người biết đạo ở bêncạnh để nhắc nhở, thì thật sự là tội nghiệp cho họ! Nghiệpchướng tiếp tục hiện ra: lúc hiền, lúc dữ, lúc ma, lúc Phật, lúc ác, lúcthánh thiện... nó quần cái tâm đến điên đảo! Sau cùng họ đành phảixuôi tay đi theo nghiệp nào lớn nhất.

Trong thời mạt phápnày nghiệp ác, nghiệp tam đồ của chúng sanh lớn nhất, nênthường thường khi họ ra đi nếu không bị địa ngục thì cũng vướng nạnngạ quỷ, không vướng nạn ngạ quỷ thì cũng vướng phải cái hàng bàngsanh. Thật sự là tội nghiệp cho chúng sanh trong thời này! Nếutrong trường hợp đó mà có người biết hộ niệm đến, thì thường thường họ hóagiải được rất nhiều những ách nạn cho ngườibệnh, vì người biết hộ niệm họ đã biết trước những hiện tượngnày. Thường khi khoảng 2-3 tháng trước khi xả bỏ báo thân, hầu hết nhữngngười lâm chung đã có những hiện tượng này mà hầu như gia đình không hay.

Ngày hômqua đang đứng nói chuyện với chư vị, có nhắc tới một ngườiở Long Khánh. Hôm nay Diệu Âm nhớ lại chuyện này, xin kể cho quývị nghe.

Bà Cụ đó nằm trên giườngbệnh đã hơn một năm rưỡi, không đi được. Con cái thì chỉ biết tuchút chút, kiến thức về hộ niệm rất là yếu. Ở đó cũng có một banhộ niệm, nhưng họ rất yếu, chưa vững. Khoảng thời gian năm2003-2004 sự hộ niệm còn rất yếu. Người ta cứ nghe đến hộ niệmthì tới hộ niệm, nhưng không biết làm sao để khai thị, cũng khôngbiết làm sao hóa gỡ những điều khó khăn. Người con của bà Cụ cũngcó mời ban hộ niệm. Người hộ niệm tới khuyên bà Cụ niệm Phật,nhưng bà Cụ không nghe. Không những thế, cứ mỗi lần tới niệmPhật thì bà Cụ lại la làng la xóm lên. Bà chửi!...

-Mấy người muốn tôichết... nên tới niệm Phật cho tôi chết...

Người con để bàCụ nằm một mình trong một căn nhà rất nhỏ, heo hút. Thường thường đếnkhoảng nửa đêm thì bà hét la vang làng vang xóm!... Bà la thất kinhhồn vía!... Những người con tưởng bà Cụ là người khó chịu,thường trách bà Cụ rằng, nghiệp chướng đã sâu nặng, tuổi đãgià rồi... mà còn khó chịu, không chịu nằm im! Vì rõ ràng, mỗilần tới hộ niệm bà đều la, người hộ niệm về rồi bà cũng la, đểbà ngủ trong nhà một mình cho yên lặng bà cũng la... Con cái khôngbiết, nên cứ nghĩ rằng bà Cụ quá khó chịu!

Có một dịp DiệuÂm ghé ngang tới đó, thì cô con gái tới nói với tôi, "AnhNăm ơi! Làm sao tới cứu mẹ em".

Khi nghe diễntả cảnh ngộ như vậy... Nghe người con gái nói chuyện, tôicũng đã hiểu được chút chút, thấy được phần nào rồi. Sau bữa đó DiệuÂm đi tới thăm bà Cụ. Trước khi thăm bà Cụ, Tôi tới nói chuyện với ngườicon gái trước. Tôi nói chuyện với người con gái hơn 2 tiếng đồng hồ và dặndò người con gái phải làm gì... làm gì... để cho bà Cụ có thể khỏi bị áchnạn đó.

Tôi giảng giải rằng coichừng nữa đêm bà Cụ la như vậy chưa chắc gì là Cụ khó chịu đâu, màcoi chừng bà Cụ bị khủng hoảng, bị sợ hải! Tại vì thường thường nhữngngười trước những năm tháng sắp chết, thì những cái nghiệp, gọilà hành nghiệp, nó hiện về: lúc ác, lúc thiện, lúc đen, lúc trắng, lúc vui, lúcbuồn... đủ thứ hết. Bên cạnh đó thì oan gia trái chủ họthường tùng theo đó mà hù dọa nữa, làm cho bà Cụ hoảngkinh hồn vía, thất đởm kinh hồn!

Nhữngngười không có kiến thức về hộ niệm thường thường bị vướng nạnnày: nạn hãi kinh, hoảng sợ!... Hoảng sợ đến nỗi khi tắt hơi rồi thì tay chân thường co rút lại, và khoảng chừng mộttiếng đồng hồ sau thì tái xanh liền, trông người đó thấy dễ sợ lắm! Khuôn mặtcủa họ trông vào không thể nào an lành được! Dù có vuốt có xoa gì đinữa cũng không có thể tự nhiên được và thân xác sẽ cứng đơ liền!

Còn trong trường hợp đónếu gặp được những người biết hộ niệm tới khai giải, giúpđỡ, gỡ rối những chuyện đó, thì tự nhiên họ an lòng.

Ví dụ như ngàythứ bảy này mình đi hộ niệm cho ông Cụ. Thật ra ông Cụ này đâu cógì đâu mà phải hộ niệm? Ông Cụ còn tỉnh queo mà… còn ngồi nói chuyện được mà...Nhưng thực ra những buổi hộ niệm này mới đúng thực sự là hộ niệm.Phải dẫn giải cho họ, giải quyết cho họ, giải lần giải lần, mỗi bữa giảimột chút. Sau 2-3 bữa thì bắt đầu nói những chuyện này ra, đểcho người ta chuẩn bị. Chuẩn bị cái gì? Ví dụ như nửa đêm mà thấy có những hiệntượng giống như là ác mộng xảy ra, thì nói với người con tới cầm tay ngườiCha, an ủi người Cha và nói:

“Chayên lòng đi, conđang hộ niệm cho Cha đây, con niệm Phật cho Cha đây.

Và nhắc nhở cho người đóbiết là:

"Nếu mà Cha, nếu mà Mẹ quyết lòng thành tâmniệm Phật thì thường có 25 vị Bồ-Tát bảo vệ cho Mẹ, thường có chư Thiên-LongHộ-Pháp bảo vệ cho Mẹ...".

Khi người đó vững lòngtin như vậy, khi đã phát tâm chân thành niệm Phật, thì dù người ta ở một mìnhđi nữa, họ cứ nghĩ rằng bên cạnh họ đang có quang minh của Phật che chở, đangcó chư vị Bồ-Tát phóng quang gia trì, đang có chư Thiên-Long Hộ-Pháp bảovệ, họ thấy rằng không bao giờ bị đơn lẻ một mình, thì tự nhiênhọ yên tâm, vững dạ...

Chính người niệm Phậtcũng vậy, khi ta quyết lòng niệm Phật, ví dụ nếu nghe người ta nói:Trời ơi!... Tại chỗ đó có "Ma" nhiều lắm! Có ách nạn gì đóghê lắm! Hiện tượng gì đó ghê lắm! Đối với một người thực sự biết niệmPhật, họ vẫn vững lòng đi qua chỗ đó tỉnh bơ, không sao hết.Nhưng một người không tin vào câuA-Di-Đà Phật,lòng tinchưa vững, tự nhiên họ cảm thấy lo sợ, tâm hồn chập chờn! Đi ngang cócon chim, con gì đó... vừa mới rục rịch trong bụi thì hồn vía họlên mây!... Giật mình ù té bỏ chạy! Tâm hồn hải kinh!... Chính vì vậy, nếungười biết được sự hộ niệm thì cái phước phần này không dễ gì tìmđược đâu?

Ở trong bệnh viện tâm thần,khi họ thấy người đó hét la hay là trợn mắt, giật mình, nửa đêm la hét làhọ tới chích một mũi thuốc là xong, đơn giản. chích mũi thuốc gì? Mũi thuốc anthần cho ngủ ngon. Cái thân thì ngủ ngon thật đó... Nhưng cái tâm của họ đangchới với trong những cảnh giới hãi hùng mà không ai hay biết!...

Có nhiều người không biếtvề hộ niệm, cứ tưởng hộ niệm là sự thăm lom! Những người thếgian đến thăm người bệnh, thì:

- Càng thăm người bệnh càngsợ!

- Càng thăm người bệnh cànglo!

- Càng thăm người bệnh cànghãi kinh!

Tại vì sao?... Vì người bệnh đóđang sợ mà người ta còn nói những chuyện sợ cho họ nghe nữa! Người bệnh đóđang buồn không biết lúc chết rồi mình sẽ sao đây!... Người thăm lại buồn,lại khóc, lại gợi lên cảnh não nề sanh tử biệt ly nữa! Tất cảnhững hiện tượng bất tường đó đổ dồn cho người bệnh, làm cho người bệnh hứngchịu những cảnh đau khổ vô cùng!

Nhìn xem, những người hộniệm đến thường thường họ làm gì? Ví dụ, như chúng ta đây, là người thân,là người bệnh… nếu đêm đêm hay thấy cái này cái nọ...xin chư vị đừng lo, hãy nhiếp tâm lại niệm Phật, đừng nên sợ hãi gì cả.

Trong cuốn "KhuyênNgười Niệm Phật" Diệu Âm nói với “Ông Già” như vầy, nếu nửađêm Cha gặp cơn ác mộng, Cha gặp ma, gặp quỷ hay cái gì đó... Cha cứ niệm Phậtđi, thành tâm chắp tay lại niệm một câu: “Nam Mô A-Di-Đà Phật”,thì tựnhiên những hiện tượng đó sẽ chao đảo. Nếu nó không chao đảo, Cha niệm mộttiếng nữa đi:A... Di... Đà... Phật”... thì nó cũng phải lui,nếu không lui thì 3 tiếng bắt buộc chúng cũng phải lui, vì Cha đã đượcquang minh của Phật che chở, có chư vị Thiên-Long Hộ-Pháp che chở, có chư vịBồ-Tát bảo vệ. Vì thế, không sao hết, cứ vững lòng đi.

Thế thì,hộniệm là gì? Hộ niệm không phải chỉ tới an ủi người bệnh, mà hộ niệm là dạycho người bệnh biết cách thoát ra những cảnh đó. Rõ ràng chắc chắn như vậy.

Khi chúng ta biếtđược những vấn đề này rồi, mình cảm thấy sungsướng lắm! Khi ta nằm xuống, dù bệnh chưa có gì là nặng, mới bệnh sơsơ thôi, thì người hộ niệm đã tới thăm hỏi, người hộ niệm đã tới chỉ dẫncho chúng ta rồi. Khi nằm mơ màng thấy gì đó... À! Thấy Ông Nội mìnhvề, Cha mình về, hay những người thân đã quá cố... họ cứ về anủi, chỉ vẽ!... Ta biết liền!... Nếu là người không biết đạo, họ thíchhiện tượng này lắm! Thích Cha Mẹ mình về bảo vệ!... Còn người đã niệmPhật, rõ đạo lý, thì hầu như đã biết rồi… Hãy chắp tay lại, niệm:

"Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Xin chư vị hãy phát tâm niệm Phật cầu vềTây Phương. Tôi không biết giữa tôi và chư vị có duyên như thế nào? Nếu làduyên lành, thì xin chư vị hãy hộ pháp cho tôi, để chúng ta cùng nhau về TâyPhương thành đạo. Nếu là duyên ác, tôi xin thành tâm sám hối với tất cả chư vị.Tại những lúc mê muội, tôi đã lỡ lầm rồi. Bây giờ tôi quyết lòngniệm Phật cầu về Tây Phương. Tôi về Tây phương rồi tôi quyết sẽ trở về đâycứu độ chư vị. Xin chư vị hãy phát lòng niệm Phật, đừng nên báo hại tôinữa".

Mình thành tâm nói nhưvậy. Còn gì nữa? Người hộ niệm cũng thành tâm giảng cho chư vịbiết những điều này. Thường thường nếu mình lo trước, thì nhữngchuyện này chỉ cần một lần, hai lần khấn cầu như vậy là có thể giải tỏahết. Hay lắm! Và sau đó người bệnh được an nhiên tự tại.

Cho nên khi đã biếtrõ được phương pháp hộ niệm này, xin thưa rằng, chúng ta đang ở trêncon đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chắc rằng sẽ hoàn toàn khác vớinhững người có tu nhưng mà không biết sự hộ niệm!...

Nên nhớ cho, vìtu trong một đời này cái công phu tu hành yếu quá, công đức ít quá so vớinghiệp nhân và tội ác mà chúng ta đã gây ra cho chúng sanh trong vô lượng kiếp.Công đức yếu nên không bù đắp được cho họ. Còn tệ hơn nữa, chúng tatu hành mà nhiều khi quên hồi hướng cho họ. Chính vì lẽ này, mà saucùng những oán thân trái chủ họ tràn tới bao vây đòi nợ, nghiệpbáo bủa vây chung quanh và bắt đầu nó quần... nó quần riết... rồi nhữngcái nghiệp nào lớn nhất, (thường thường là cái nghiệp tam đồ), nó hiểnhiện ra... Bên cạnh đó oan gia trái chủ thì tạo cho ta duyên vớinhững cái nhân chủng trong tam đồ, họ kéo chúng ta xuống trong những cảnhgiới xấu đó để trả thù.

Biết được những điều này,khi tu hành ta cố gắng tập buông xả cho nhiều để cho tâm của chúng tađừng vướng tới cái nghiệp của tam đồ, và niệm Phật phải thành tâm, cố gắnglập công khóa niệm Phật nhiều hơn nữa để cho nghiệp chúng ta càng tiêuđi, đem công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sanh để cho sau cùng chúngta được các Ngài thông cảm hộ trì.

Có ban hộ niệm thìchắc rằng chúng ta vững tâm hơn để được vãng sanh về Tây Phương CựcLạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Mời Xem nội dung sách:

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2017(Xem: 4099)
Pháp môn Niệm Phật (Buddhanussati) là một pháp môn Thiền quán, quán chiếu nội tại (Phật tâm) và ngoại tại (Phật tướng), đã được Đức Phật trình bày vào những năm 528-479 trước Tây lịch sau khi Ngài thành đạo và thuyết pháp tại Ấn Độ.
25/12/2014(Xem: 7933)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
08/11/2014(Xem: 14511)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
03/10/2013(Xem: 12055)
Qua đề tài: “Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập” mà chiều hôm nay sau hai tiếng đồng hồ với 11 ý kiến phát biểu, chia sẻ và cùng nhau thảo luận, chúng tôi hết sức hoan hỷ và trân trọng tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của Đại chúng. Qua đó chúng tôi xin rút gọn lại và có mấy ý kiến đóng góp them để cùng nhau chia sẻ với Đại chúng như sau:
04/09/2013(Xem: 8191)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật. Do sự mong muốn của một số độc giả nên tôi viết ra những điều căn bản của Pháp Môn Tịnh Độ và của việc Hộ Niệm để giúp người tu biết làm thế nào để được vãng sanh, làm sao biết một người khi chết được vãng sinh hay không; có mấy phương thức tu Tịnh Độ, có bao nhiêu cách niệm Phật, và người tu phải làm những gì để đạt kết quả mỹ mãn?
23/04/2013(Xem: 4014)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh. Biệt cảnh có nghĩa là nó chỉ xuất hiện trong những trường hợp và cảnh vực sai biệt, duyên vào từng đối tượng cụ thể mà sanh khởi. Niệm, tiếng Phạn là smṛti, có nghĩa là nhớ. Theo Duy thức học, niệm là tác dụng của tâm nhằm ghi nhớ rõ ràng, không để quên mất một đối tượng nào đó. Thông thường, chúng ta hay nói là hoài niệm, tức là chỉ cho cái tâm nhớ về cảnh giới quá khứ, nhớ những chuyện đã qua.
22/04/2013(Xem: 10298)
Pháp môn Tịnh Ðộ lý cực cao sâu, sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh Ðộ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sanh, thành 2 thỉ, thành chung.
22/04/2013(Xem: 5818)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
22/04/2013(Xem: 4005)
Có thể nói Tịnh độ là một pháp môn rất phổ biến và thích ứng với mọi tầng lớp từ bình dân cho đến tri thức trong xã hội dù trãi qua bất cứ thời đại nào. Tính ưu việt của pháp môn này chính là dễ thực hành và nếu nhiệt tâm niệm phật, thì chắc chắn ai cũng có thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
22/04/2013(Xem: 3901)
Các vị đồng tu thân mến! Lần này chúng ta tập hợp về nơi đây, tuy thời gian rất ngắn nhưng thật là đúng lúc. Bởi vì gần đây, khi chúng tôi đang giảng kinh ở Los Angeles và San Jose có rất nhiều vị đồng tu đến gặp chúng tôi để luận bàn về việc tu học, tuy họ nỗ lực tu tập nhưng lại không đạt khả quan, không thể gặt hái được những công đức và lợi ích thù thắng như Đức Phật dạy trong kinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567