Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước sen trong cõi Tịnh Độ

11/09/201111:26(Xem: 6000)
Bước sen trong cõi Tịnh Độ
hoa_sen (8)
BƯỚC SEN TRONG CÕI TỊNH ĐỘ
Tsao Fashih

Pháp Sư I Tsao là một nữ tu sï Đài Loan trẻ. Một trong những người chuyên tu theo Pháp môn Tịnh Độ truyền thống tại chùa Phổ Quang Sơn (Fo Kuang Shan), Đài Loan.

Lòng Tin Vào Tịnh Độ

Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói có cõi Tịnh Độ (Pure Land) nơi đức Phật A Di Đà (Amitabha) đang an trú, vì vậy chúng ta tin tưởng điều này. Đức Phật A Di Đà nói với chúng ta là cõi nước của Ngài vô cùng tươi đẹp. Nếu bạn muốn tu pháp môn Tịnh Độ, đầu tiên bạn cần hiểu rõ về pháp môn này, như vậy bạn mới có thể thực tập được. Sự thành tựu của bạn sẽ tùy thuộc vào mức độ hiểu biết sâu sắc của bạn về pháp môn này. Bạn cần phải hiểu là tại sao đức Phật A Di Đà muốn giảng nói Kinh A Di Đà, như vậy bạn mới có niềm tin để thực tập. Bạn phải biết tại sao bạn muốn đến cõi Tịnh Độ. Bạn cảm giác thế nào về việc đến đó? Bạn có tự tin và phát đại nguyện không?

Bạn cần thực tập ngay nơi tâm mình. Sau khi bạn đã tin tưởng vào cõi Tịnh Độ ở bên ngoài thì bạn sẽ tin tưởng có cõi Tịnh Độ ở bên trong tâm của mình. Cuối cùng rồi thì bạn sẽ thấy cả thế giới là cõi Cực Lạc.

Bạn biết là có Mỹ châu, dầu bạn chưa bao giờ đến đó; nhưng bạn biết một ngày nào đó mình sẽ đi đến đó. Cũng thế đối với Cõi Tịnh Độ.

Nếu bạn quyết đến cõi Tịnh Độ, thì ngay bây giờ, bạn phải tin rằng có cõi Tịnh Độ. Như vậy, bạn sẽ trở nên tự tin, để có thể tu tập được. Một người đạt đến sự giải thoát, giác ngộ, thì vị ấy có thể đến hay đi vào cõi Tịnh Độ theo ý muốn. Tôi chưa giác ngộ, nhưng trong những giấc mơ, tôi đã thường đến đó.

Trách nhiệm là ở chúng ta. Bởi chúng ta đã làm những việc bất thiện cho nên chúng ta mới sanh ra ở thế giới đau khổ này; chúng ta có mặt ở đây để tu sửa những hành động bất thiện trong quá khứ của mình. Để một ngày kia, chúng ta lại có thể trở về cõi Tịnh Độ.

Có ba điều cần phải được vun trồng trong Pháp môn Tịnh Độ. Thứ nhất, phải có tín tâm, để tin rằng có cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà. Thứ hai, bạn phải lập nguyện ước đi đến đó, và thứ ba là bạn thực hành.

Thí dụ, đầu tiên bạn tin rằng có chùa Phổ Quang Sơn (Fo Kuang Shan) ở niềm nam Đài Loan. Kế đó bạn phải lập nguyện ước đi đến đó. Bạn có thể đến đó bằng máy bay, xe buýt hoặc xe riêng và bạn cần có tiền để mua vé và mọi thứ khác.

Cây Bằng Vàng Và Hồ Pha Lê

Bạn có muốn biết cõi Tịnh Độ ra sao không? Tôi hiểu bạn quan tâm muốn biết làm cách nào để thực tập pháp môn này hơn, nhưng nếu bạn muốn biết các cách thực hành, trước hết bạn cần phải biết cõi ấy ra sao đã. Nếu không, bạn có thể sẽ bỏ cuộc nửa chừng.

Cõi ấy đầy những cây bằng vàng và các hồ đẹp như pha lê. Nơi đấy bạn không cần lo lắng về nạn kẹt xe hay rớt máy bay. Có nhiều hoa sen; những hoa sen nhỏ cũng to lớn như đảo Đài Loan. Nơi đấy rất tiện nghi và bạn có thể ngồi trên hoa sen nếu muốn. Bạn có thể đi đây đó theo ý muốn, hoàn toàn tự do, không cần thẻ thông hành. Nếu bạn thích mặc y phục đẹp, thì tự nhiên bạn được mặc đẹp. Nếu bạn muốn ăn ngon, lập tức chúng sẽ hiện ra ngay trước mặt. Mỗi khi bạn nghĩ về điều gì, bạn sẽ được như ước muốn.

Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệm và tâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc. Khi đi, tôi như đang bước trên các cánh hoa sen, vì vậy tôi luôn luôn hạnh phúc. Khi chết, tôi sẽ đến cõi Tịnh Độ; tuy nhiên, tôi biết rõ rằng ngay hiện tại tôi cũng đang sống ở cõi Tịnh Độ.

Hãy Để Tự Nhiên

Tôi đang cố gắng sống một cách an lạc. Mỗi khi ai đó muốn tranh cãi về điều gì, tôi tự nhủ: "Hãy bỏ đi, hãy để tự nhiên". Từ từ, tôi cố gắng dẹp bỏ mọi vấn đề để mỗi ngày đều sống an lạc. Trong đời sống hằng ngày tôi ráng chỉ nói những điều tốt lành về mọi người.

Ngày kia, tôi mơ thấy mình đến cõi Tịnh Độ. Nơi đó có bảy báu, và một người đã đưa tôi đi xem chúng. Tôi chọn lấy một và thốt lên : "Thật là đẹp!" Khi tôi quay lại, tôi thấy đức Phật A Di Đà. Tôi cũng thấy cây báu của đức Phật.

Một lần khác tôi mơ thấy những cây kim cương và tôi tự hỏi tại sao kim cương lại mọc trên cây. Tôi thấy một cô bé trong cõi của đức Phật A Di Đà, và hỏi cô bé ấy nếu tôi có thể đem về một cây. Tôi chọn lấy một cây cao khoảng chừng 0,3 mét. Ở cuối thân cây là một hoa sen và hoa sen này tôi xin dành tặng cho bạn.

Ba năm trước đây, tôi đã viếng một bảo tàng viện, nơi đó có nhiều châu báu quý giá. Người hướng dẫn hỏi tôi có muốn đến gần hơn để xem không. Tôi nói với anh ta là không cần thiết lắm, vì những châu báu hiếm quý đều ở cõi Tịnh Độ. Tôi muốn nói kho báu nằm ở trong tâm tôi, vì thế tôi không cần đến những viên kim cương giả tạo.

Tất cả những gì được diễn tả trong Kinh A-Di-Đà đều là sự thật. Đó không phải là điều mà bạn bắt buộc phải tin, đấy là sự thật, cõi Tịnh Độ là có thật. Có một con tàu đi đến cõi Tịnh Độ, và tôi cũng đã mơ thấy nó. Tất cả những giấc mơ này làm tăng trưởng thêm niềm tin của tôi vào cõi Tịnh Độ. Thế bạn có muốn đến cõi Tịnh Độ không?

Trong mười năm, tôi đã dùng đất sét, nặn tượng của các vị Bồ Tát Đại Thế Chí, Quan Âm, Phổ Hiền và Văn Thù Sư Lợi. Sau những tượng này, tôi đã nặn tượng đức Phật A Di Đà. Tôi nặn tượng Phật A Di Đà để lễ lạy và chiêm ngưỡng Ngài, để tạo công đức đi vào cõi Tịnh Độ. Trong một giấc mơ, tôi thấy tượng A Di Đà từ từ biến thành gạo và điều này làm tôi nhận thấy rằng gạo giúp cho cơ thể chúng ta mạnh khoẻ.

Thực Tập

Tôi cảm thấy đức Phật A Di Đà đã phù hộ giúp đỡ tôi trong công phu tu tập của mình. Sau khi nặn tượng đức Phật A Di Đà xong, tôi làm một tượng Quan Âm nữa và hai tượng Ma Ha Tát, những vị đang bảo vệ cõi Tịnh Độ. Khi tôi nặn xong ba tượng này, tôi bắt đầu nghiên cứu kinh điển. Tôi đọc về pháp môn Niệm Phật, làm thế nào để tập trung tư tưởng và làm sao để tưởng nghĩ đến cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà.

Khi tôi khám phá ra Kinh A-Di-Đà, tôi bắt đầu tụng đọc mỗi ngày 15 lần. Những giấc mơ của tôi tương ứng với nội dung của bài kinh. Trong cõi Tịnh Độ, có khoảng sáu, hoặc bảy thứ bậc và tôi tiếp tục thực tập cho đến khi tôi đạt đến bậc cao nhất. Tôi niệm hồng danh Phật A Di Đà mỗi khi tôi làm việc và không bận rộn lắm. Sau 5 giờ chiều, khi trở về phòng của mình, tôi lại tụng kinh lần nữa.

Một khi bạn đã thuộc kinh, bạn có thể đọc tụng trong vòng 5 phút. Trên đường từ văn phòng về phòng riêng, tôi đọc được ba lần. Tôi cũng tụng chú A-Di-Đà. Sau 30,000 lần lập đi lập lại, bạn biết rằng đức Phật A Di Đà đã ở trong tâm trí bạn, nhưng điều này không phải làm được trong một ngày. Bài kinh dạy tôi biết phải luôn nghĩ đến sự vĩ đại của Phật A Di Đà.

Đôi lúc tôi hành một pháp tu đặc biệt, trong vòng một tuần lễ tôi chỉ niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Nhiều người họp lại, kinh hành và niệm hồng danh Phật. Khi trở lại chổ ngồi, tôi thấy đức Phật A Di Đà thật to lớn, vĩ đại đến nỗi tôi chỉ thấy kim thân Phật, không thấy kim thủ của Ngài.

Trong các giấc mơ, tôi thấy tượng Phật A Di Đà và Quán Âm và tôi đã đảnh lễ. Các tượng đang toạ lạc dưới những tàng cây, trên một bàn thờ thật đẹp. Đức Phật A Di Đà ngồi trên toà sen, nắm lấy tay tôi, như một người mẹ đang nắm tay con.

Mỗi ngày tôi lễ Phật nhiều lần. Trong phòng riêng, tôi có một bàn thờ nhỏ với nhiều tượng của các vị Bồ Tát mà mỗi ngày tôi lễ lạy trên 100 lần.

Bằng cách niệm hồng danh Phật và tụng kinh tôi sẽ tạo được nhiều công đức. Tất cả những công đức mà tôi có được, tôi xin hồi hướng cho tất cả mọi người và rồi tôi sẽ đi đến cõi Tịnh Độ.

Tôi Là Người Giàu Có Nhất

Khi có thời gian, tôi thực tập và tôi cũng giúp tu viện bằng cách làm các việc văn phòng. Tôi đã là người tu sĩ trên 10 năm rồi; trước đó, tôi làm kế toán viên cho một văn phòng ở Đài Bắc (Taipei). Tôi đã muốn học hỏi về Phật giáo, để trở thành một tu sĩ Phật giáo, nhưng chưa tìm ra nơi nào thích hợp. Tôi mơ đến một ngọn núi và có cảm giác là đức Phật ngụ tại nơi đó. Nơi đó giống như một thế giới hoa sen, nhưng ở Đài Loan có rất nhiều núi, tôi không biết phải tìm ở đâu hay đi đâu.

Trước tiên tôi đến ni viện Yungmin, nơi mà Ngài Hư Vân (Hiu Wan) thường giảng dạy, nhưng tôi đã quá lớn tuổi để mà gia nhập khóa tu học đó. Tôi đã 31 tuổi, mà khoá học ấy chỉ dành cho những người dưới 30 tuổi. Sau đó tôi nghe nói về Phổ Quang Sơn, nơi các ni dưới 35 tuổi đều có thể vào học. Vì vậy tôi lên đường và gia nhập vào khoá học này.

Ngày nọ, tôi tụng kinh Quán Âm, và sau khi xong tôi đi dạo, vừa ngước nhìn lên các đỉnh núi. Tôi mhận thấy các dãy núi này rất quen thuộc. Chúng chính là những ngọn núi tôi đã mơ trước đây. Tôi quay trở lại và đảnh lễ đức Quán Âm, vì tôi hiểu rằng mình đã tìm được nơi đang kiếm tìm.

Trong khoá học, tôi phải học về nghệ thuật Phật giáo. Tôi không thích môn này lắm, vì tôi nghĩ mình không có khiếu mỹ thuật, nhưng bà thầy của tôi lại rất hào hứng. Tôi hỏi bà làm sao vẽ và nặn một cái hoa sen, và từ đó, tôi bắt đầu có nhiều hứng thú trong việc nặn tượng. Sau khi khắc được hoa sen, tôi quyết định nắn tượng Phật.

Tôi làm kế toán nên phải đếm tiền, nhưng không có vấn đề gì, vì mỗi đồng tiền tôi đếm, tôi niệm hồng danh Phật A Di Đà, A Di Đà Phật! Trong tâm trí tôi, tất cả đều là Phật A Di Đà. Tôi rất hạnhh phúc, tôi là người giàu có nhất. Mọi nơi trong nhà tôi, trong tâm tôi đều là Phật A Di Đà. Cây cối ở bên ngoài, bên trong tôi, mọi thứ đều là Tịnh Độ.

Bạn cần phải có niềm tin và thực hành. Rồi tôi sẽ gặp lại bạn ở cõi Tịnh Độ. Bất cứ ai nếu thực tập theo lời Phật dạy và thiền quán đều có thể đi đến đó. Thiền không rời khỏi việc tụng niệm. Sự thực hành pháp môn Tịnh Độ và pháp môn Thiền không khác, bạn có thể thực tập cả hai cùng một lúc. Thiền không rời Tịnh Độ, và Tịnh Độ không khác Thiền. Vì thế bạn có thể đến cõi Tịnh Độ và chúng ta có thể gặp nhau ở đấy.

Tsao Fashih


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2017(Xem: 4523)
Pháp môn Niệm Phật (Buddhanussati) là một pháp môn Thiền quán, quán chiếu nội tại (Phật tâm) và ngoại tại (Phật tướng), đã được Đức Phật trình bày vào những năm 528-479 trước Tây lịch sau khi Ngài thành đạo và thuyết pháp tại Ấn Độ.
25/12/2014(Xem: 8616)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
08/11/2014(Xem: 17175)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
03/10/2013(Xem: 12791)
Qua đề tài: “Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập” mà chiều hôm nay sau hai tiếng đồng hồ với 11 ý kiến phát biểu, chia sẻ và cùng nhau thảo luận, chúng tôi hết sức hoan hỷ và trân trọng tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của Đại chúng. Qua đó chúng tôi xin rút gọn lại và có mấy ý kiến đóng góp them để cùng nhau chia sẻ với Đại chúng như sau:
04/09/2013(Xem: 8768)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật. Do sự mong muốn của một số độc giả nên tôi viết ra những điều căn bản của Pháp Môn Tịnh Độ và của việc Hộ Niệm để giúp người tu biết làm thế nào để được vãng sanh, làm sao biết một người khi chết được vãng sinh hay không; có mấy phương thức tu Tịnh Độ, có bao nhiêu cách niệm Phật, và người tu phải làm những gì để đạt kết quả mỹ mãn?
23/04/2013(Xem: 4351)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh. Biệt cảnh có nghĩa là nó chỉ xuất hiện trong những trường hợp và cảnh vực sai biệt, duyên vào từng đối tượng cụ thể mà sanh khởi. Niệm, tiếng Phạn là smṛti, có nghĩa là nhớ. Theo Duy thức học, niệm là tác dụng của tâm nhằm ghi nhớ rõ ràng, không để quên mất một đối tượng nào đó. Thông thường, chúng ta hay nói là hoài niệm, tức là chỉ cho cái tâm nhớ về cảnh giới quá khứ, nhớ những chuyện đã qua.
22/04/2013(Xem: 10756)
Pháp môn Tịnh Ðộ lý cực cao sâu, sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh Ðộ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sanh, thành 2 thỉ, thành chung.
22/04/2013(Xem: 7533)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
22/04/2013(Xem: 4333)
Có thể nói Tịnh độ là một pháp môn rất phổ biến và thích ứng với mọi tầng lớp từ bình dân cho đến tri thức trong xã hội dù trãi qua bất cứ thời đại nào. Tính ưu việt của pháp môn này chính là dễ thực hành và nếu nhiệt tâm niệm phật, thì chắc chắn ai cũng có thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
22/04/2013(Xem: 4214)
Các vị đồng tu thân mến! Lần này chúng ta tập hợp về nơi đây, tuy thời gian rất ngắn nhưng thật là đúng lúc. Bởi vì gần đây, khi chúng tôi đang giảng kinh ở Los Angeles và San Jose có rất nhiều vị đồng tu đến gặp chúng tôi để luận bàn về việc tu học, tuy họ nỗ lực tu tập nhưng lại không đạt khả quan, không thể gặt hái được những công đức và lợi ích thù thắng như Đức Phật dạy trong kinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]