Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy

29/10/201000:48(Xem: 3665)
Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy

A_Di_Da_Phat_7
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

TRONG KINH TẠNG NGUYÊN THỦY
Thích Nguyên Hùng

Thời Đức Phật tại thế, các Phật tử thường hướng về nơi Ngài và chúng Tăng đang cư ngụ đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như Lai, đầy đủ thập hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân và cầu nguyện. Khi thực tập như thế, họ cảm thấy được an ủi nhiều lắm. Tăng đoàn dưới sự lãnh đạo của Đức Thế Tôn là một cộng đồng thanh tịnh và hòa hợp, là biểu tượng của hòa bình, tình thương, sự an lạc, và là nền tảng đạo đức vững chãi, cho nên nó đã trở thành điểm tựa của niềm tin và hy vọng cho con người sống giữa cảnh đời náo nhiệt, bon chen, đầy dẫy những tệ nạn. Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, trong cuộc sống hàng ngày họ thường niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng để nhắc nhở, răn đe mình đừng làm các việc ác, siêng làm các việc lành, đồng thời cũng là cách để duy trì đời sống tâm linh, khiến cho tâm luôn hướng thượng, cân bằng, không bị loạn động.

Trong các kinh A Hàm, và nhiều kinh khác, đều cho thấy niệm Phật là biểu thị cho sự quy kính, lễ bái, tán thán, nhớ nghĩ Đức Thích Tôn. Do nhớ nghĩ công đức của Phật nên các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh, vì vậy mà có thể được sanh Thiên, hoặc cao hơn chứng và trú Niết bàn.

Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất, cả tạng Pàli và tạng Hán, gồm có ba cách: một là nhớ nghĩ Pháp thân Phật, hai là quán tưởng tướng hảo và công đức của Phật, ba là xưng niệm danh hiệu Phật. Trong đó, theo lý mà niệm Phật thì gọi là pháp thân niệm Phật (còn gọi là thật tướng niệm Phật); trong tâm luôn nhớ nghĩ đến hình tướng và công đức của Phật gọi là quán tưởng niệm Phật; miệng luôn xưng danh hiệu Phật gọi là trì danh niệm Phật, xưng danh niệm Phật.

Đoạn kinh sau đây, được trích trong Tăng Nhất A Hàm, sẽ cho chúng ta thấy pháp môn niệm Phật đã được Đức Thế Tôn chỉ dạy lúc Ngài còn tại thế, là một trong các pháp Tam niệm, Lục niệm, Thập niệm ( 1). Bấy giờ, Đức Phật đang ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ, nói với các thầy Tỳ kheo:
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật”(Đại chính 2, tr. 532).

Rồi Đức Phật giải thích thế nào là niệm Phật:

Nếu có Tỳ kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai” (sđd, tr.554).

Đoạn kinh trên nêu rõ hai phương pháp niệm Phật cơ bản là: trì danh niệm Phật và quán tưởng niệm Phật. Trong phương pháp thứ hai, tức nhớ nghĩ đến hình tướng và công đức của Như Lai, Đức Phật giải thích:

Thể của Như Lai được thành tựu từ kim cương, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, dõng mãnh giữa đại chúng. Gương mặt của Như Lai đoan chánh vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không thể phá hoại, trong sạch không tỳ vết cũng như lưu ly. Tam muội của Như Lai chưa từng sút giảm, đã tĩnh chỉ, vĩnh viễn tịch tĩnh, không có niệm khác. Các thứ tình kiêu mạn, ngang bướng đã vắng im. Ý tham dục, tưởng sân hận, tâm ngu hoặc, mạn kết do dự, tất đều tận trừ. Huệ thân của Như Lai, trí không bờ đáy, không bị chướng ngại. Thân Như Lai, được thành tựu từ giải thoát, các cõi đã hết, không còn sinh phần để nói ‘Ta sẽ đọa nơi sinh tử’. Thân Như Lai được vượt qua thành trì của tri kiến, biết căn cơ người khác đáng được độ hay không đáng được độ, chết đây sinh kia, xoay vần qua lại trong ngằn mé sinh tử, có người giải thoát, người không giải thoát, Như Lai thảy đều biết tất cả”(sđd, tr.554).

Thật quá rõ ràng và tường tận về phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật, chúng ta không còn lời nào để giải thích hơn thế nữa - ngoại trừ chư vị Tổ sư tu tập theo pháp môn này đã xây dựng nên Tịnh độ tông và làm cho những lời dạy trên của Đức Phật càng thêm phong phú và đẹp đẽ hơn. Đó là cách nhìn nhận Đức Như Lai. Hình tướng và công đức của Như Lai phải được nhận thức, chiêm ngưỡng và quán tưởng như thế, để rồi mình cũng đạt được như vậy, bằng nỗ lực tu tập của tự thân.

Tương đương với bản kinh trên, trong tạng Pàli, kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Một pháp, cũng ghi lại pháp môn niệm Phật này, như sau:

Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn” (Tăng Chi Bộ I.16, HT.Minh Châu dịch).

Một bản kinh khác, kinh Trì Trai(số 202, Trung A Hàm, tương đương kinh Visàkhà-sutta, Tăng Chi Bộ),cũng đề cập đến pháp môn niệm Phật, là một trong năm pháp tu tập hỗ trợ với Thánh trai tám chi (Bát quan trai giới). Kinh này cho thấy nhờ niệm Phật mà tâm được tĩnh và tất cả mọi tâm lý bất thiện đều được tiêu diệt, được nói cho cư sĩ Tỳ Xá Khư, khi Phật đang trú tại nước Xá Vệ, trong Đông viên, Lộc Tử Mẫu giảng đường.

Này cư sĩ! Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Như Lai rằng, Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Người ấy sau khi niệm tưởng Như Lai như vậy, ác tham nếu có liền bị tiêu diệt. Những pháp tạp uế, ác bất thiện, nếu có cũng bị diệt. Này cư sĩ, đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Như Lai cho nên tâm tĩnh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị tiêu diệt”.

Như vậy, cả hai truyền thống, Nam truyền và Bắc truyền, trong tạng kinh Nguyên thủy của mình đều ghi nhận pháp môn niệm Phật rất rõ ràng. Điều này chứng tỏ pháp môn này rất phổ biến thời Đức Phật còn tại thế, được đích thân Đức Thế Tôn chỉ dẫn, và xem nó như là một trong những con đường đi đến giác ngộ giải thoát, chứng nhập Niết bàn.

Tóm lại, pháp môn niệm Phật hình thành rất sớm, và được lưu giữ trong Kinh tạng của cả hai truyền thống. Tuy nhiên, đối tượng niệm Phật mà kinh Nguyên thủy nói đến chỉ có Đức Thế Tôn. Nên hồi đó nói đến niệm Phật, là niệm Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Sau này, khi Phật giáo phát triển, nhận thức rằng trong ba đời mười phương có vô số chư Phật. Cho nên, pháp môn niệm Phật cũng có vô số danh hiệu Phật để niệm, nhưng phổ biến nhất thường thấy niệm Phật A Súc, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc, Đại Nhật Như Lai, Phật A Di Đà… Trong đó, Phật A Di Đà được lấy làm đại biểu cho đối tượng niệm Phật, vì vậy, mỗi khi nói đến pháp môn niệm Phật, người ta đều nghĩ đến niệm Phật A Di Đà.

(1) Tam niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Lục niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.
Thập niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Hưu tức, niệm An ban, niệm Thân vô thường, niệm Chết.

Người gửi bài: Tâm Minh

08-12-2007 11:23:51

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2011(Xem: 9009)
Lâu nay, nhiều người được đọc một bài viết nhan đề: “Lời tự thú của một Sư Cô”[1] được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin điện tử và báo giấy tiếng Việt toàn cầu. Đây là lời “tự thú” của một nữ tu sĩ Phật giáo, 50 tuổi đời và có hơn 30 năm tuổi đạo. Tuy lai lịch thực hư của tác giả chưa được xác định rõ ràng, nhưng người viết đã nói lên hai vấn đề được đề cập khá rộng rãi và thường xuyên trong sinh hoạt đạo Phật từ xa xưa đến bây giờ: Trí tuệ và Pháp môn... Đạo là con đường mà đạo Phật là con đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
01/05/2011(Xem: 6992)
Tây phương Cực lạc là cảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnh là vô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
30/04/2011(Xem: 8352)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
23/03/2011(Xem: 4890)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
18/03/2011(Xem: 9679)
Khi một hành giả tu Tịnh độ chuyển hoá tận gốc rễ tham ái, hận thù và si mê, gieo trồng vạn thiện công đức: phụng sự xã hội và con người trên tinh thần vô ngã vị tha thì việc sanh về Tây phương không cònquan trọng nữa. Lúc ấy, hành giả đang sống trong cõi Ta Bà với chất lượng cuộc sống của Tịnh độ. Nói cách khác, với chất liệu và chất lượng cuộc sống như vừa nêu, hành giả có mặt ở đâu thì nơi đó được xem là Tịnhđộ trần thế. Sau khi phân tích kinh, tác giả đã khẳng định không có yếu tố tha lực trong kinh A-di-đà, dầu chỉ là nghĩa ám chỉ
18/01/2011(Xem: 3198)
Sáng nay trên những con đường còn băng giá Tôi chợt thấy mùa xuân trên vạn cánh sen hồng tía… Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trứơc mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại. Cả cảnh vật như chìm trong mầu sáng tinh khôi của mùa đông băng giá. Trong giây phút đó mọi vât dường như ngừng lại, như từ vô thủy chưa bao giờ thay đổi. Dù thực hay mộng ảo, giửa cỏi này hay cỏi kia có gì khác không? Giòng tâm tư tôi không ngừng tại đó, vẩn cuồn cuộn, vẩn trôi chẩy như từ kiếp nào, giửa bờ thực hư đó, theo thói quen của cuộc sống hiện tại tôi đưa tay nhấn nút, bổng lời đối đáp giữa Jhon Blofeld và thiền sư Hư Vân vang lên
17/01/2011(Xem: 3140)
Chúng ta thấu hiều Tịnh Độ này như thế nào hiện nay? Có phải thật sự có một nơi chốn đặc biệt khác hơn thế giới này mà chúng ta đi đến sau khi chết, một cõi Tịnh Độ của hòa bình và an lạc? Có phải những người thông thường, phần lớn tin rằng sự tín thành trì danh Niệm Phật sẽ bảo đảm cho sự thâm nhập vào một loại Tịnh Độ nào đấy sau khi chết – bất cứ nơi nào có thể là? Có lẻ những người Phật tử thông minh, theo sự hướng dẫn của Thân Loan Thánh Nhân thấu hiểu rằng Tịnh Độ hoàn toàn không phải là một nơi chốn thật sự, mà căn bản là một biểu tượng cho một thể trạng khác biệt của tâm thức, nhưng một khái niệm như thế có gây sự chú ý và có thể được chấp nhận bởi những hành giả thông thường của Tịnh Độ Chân Tông hay không?
31/12/2010(Xem: 2726)
1/ Tịnh Độ tông là Đại thừa. Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản)thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa….và các luận Đại thừa Khởi Tín, Luận Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí giả….và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung Đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh Độ.
04/12/2010(Xem: 2773)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
11/11/2010(Xem: 4722)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới. Đây là một vấn đề trọng đại, là “một đại sự nhân duyên” mà Phật nói trong kinh Pháp Hoa; đức Thế tôn trong rất nhiều kinh luận Đại thừa không kể là trên lý luận hoặc phương pháp không có chỗ nào không lấy đó làm mục tiêu tối hậu. Nhưng Phật pháp truyền đến ngày nay, y cứ theo cách ghi chép của người Trung quốc đã trải qua ba ngàn năm, và theo cách tính của các nước khác thì cũng trên hai ngàn năm trăm năm. Pháp truyền qua thời gian dài như thế sẽ không tránh khỏi sanh ra tệ đoan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]