Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập

03/10/201321:11(Xem: 12791)
Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập


Sakya_Muni_3a
Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập


Hòa thượng Thích Khế Chơn

Bài đúc kết tọa đàm của Hòa thượng Thích Khế Chơn
chủ tọa buổi thảo luận tại trú xứ An cư tập trung Ni viện Diệu Đức. (PL 2557) 2013


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa Chư tôn đức Ni Ban Điều Hành trú xứ An cư tập trung tạ Ni Viện Diệu Đức
Kính thưa Đại chúng

Qua đề tài: “Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập” mà chiều hôm nay sau hai tiếng đồng hồ với 11 ý kiến phát biểu, chia sẻ và cùng nhau thảo luận, chúng tôi hết sức hoan hỷ và trân trọng tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của Đại chúng. Qua đó chúng tôi xin rút gọn lại và có mấy ý kiến đóng góp them để cùng nhau chia sẻ với Đại chúng như sau:

1. Tu Thiền và Tịnh độ Niệm Phật có cần đến giới luật hay không?


Mỗi pháp môn đều thù thắng vi diệu, đều đi đến mục đích giải thoát, vì chúng sinh căn tánh sai khác, nên phải tùy cơ mà hướng dẫn. Pháp môn hướng thượng chẳng phải Thiền chẳng phải Tịnh, nhưng cũng là Thiền cũng là Tịnh.
Người tu hành tu pháp môn Tịnh độ phải tin chắc rằng “tâm này làm Phật”. Một niệm không tương ưng với Phật thì không thể gọi là niệm Phật tam muội. Niệm niệm cùng Phật không gián đoạn thì cần gì nhọc hỏi “Ai niệm Phật?”. Cho nên, chỗ cùng tột của pháp môn Tịnh độ là không có Phật ở ngoài niệm, không có niệm ở ngoài Phật. Chính lúc hạ thủ công phu thân tâm liền thể nhập. Chỉ cần niệm niệm tương tục, trở thành vô niệm thì Đức Phật A Di Đà hiện tiền, tức thời cũng thấy được vô lượng chư Phật trong mười phương; chỉ cần sanh về một cõi nước Tây phương Cực Lạc, cũng tức là sanh về các cõi Phật thanh tịnh trong mười phương. Chỉ cần tin sâu pháp môn Tịnh độ này, nương nơi lòng tin mà lập nguyện, dựa vào nguyện mà khởi hạnh thì mỗi niệm, mỗi niệm hiện ra vô lượng Đức Phật ngồi khắp các cõi nước, nhiều như vi trần trong mười phương, chuyển đại pháp luân, chiếu suốt hư không, mà chẳng ngoài bản tánh.
Cho nên khi có người đến hỏi Thiền, Tuệ Trung Thượng Sỹ liền bảo: “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc san hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.” (Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.) Trong “Thập mục ngưu đồ”, người chăn trâu phải trải qua mười giai đoạn chăn dắt, mới có thể “thỏng tay vào chợ”. Tức thân và tâm điều thuần thục thì thiền định mới bắt đầu có hiệu quả. Vì vậy người tu thiền hay bât kỳ pháp môn nào cũng cần đến giai đoạn trì giới để thân và tâm tự tại, lúc đó mới chuyển sang công đoạn thể nhập vào tự tánh và Phật tánh.
Thiền cốt để cho thân tâm thanh tịnh, khi thân và tâm thanh tịnh rồi thì vạn hạnh viên mãn, cứ tưởng rằng không cần hành trì giới luật, nhưng chưa thấy một thiền sư không bao giờ rời xa giới luật, mặc dù yếu chỉ của Thiền tông là “bất lập văn tự và giáo ngoại biệt truyền”.
Người tu Tịnh độ niệm Phật nhất tâm bất loạn thì thân và tâm vắng lặng, mọi sự dứt bặt, đừng nghĩ rằng bỏ qua giai đoạn hành trì giới luật, thật ra nhờ vào sự thọ giới và giới biểu đã giúp người tu tập tẩy trừ nghiệp chướng và được giới Pháp bảo vệ từ trước, đến nay nhờ vào công phu tu tập niệm Phật mới thành tựu các công hạnh tu trì về sau.
Thiền và Tịnh đều cần đến giới luật, vì không có giới luật người tu hành không có điểm xuất phát tốt, giữa và cuối ắt không lợi lạc. Bất kỳ pháp môn nào cũng phải thông qua con đường Tam Vô Lậu học – Giới Định Tuệ, nếu bỏ qua những giai đoạn này, người học đạo sẽ rơi vào tà kiến.
Thấy rõ việc hành trì giới luật có lợi như thế nào cho sự tu tập thiền định và tu Tịnh độ, chúng ta sẽ cảm nhận tất cả tự tại, bình thường, an ổn khi áp dụng Giới luật để thúc liễm thân tâm, dần dần đạt trọn Tam vô lậu học; vì khi đã an trụ trong thiền, thân tâm an tịnh rồi thì trí tuệ bát-nhã sẽ dễ bừng sáng, giúp ta chỉ một bước mà có thể từ bỏ bờ mê sang bến giác.


2. Tụng kinh và Niệm Phật thôi thì có thành tựu tuệ giác cho chúng ta hay không?


Câu trả lời ở đây là có. Tuệ giác ở đây chính là trí huệ giác ngộ hay Phật trí.
Nếu cứ luận biện tụng kinh đến “vô tụng”, niệm Phật đến “vô niệm” thì thế nào cũng đến lúc cho rằng thành tựu tuệ giác. Một hành giả tu tập thì không hoàn toàn như thế. Phải qua một thời gian tu tập dần dần, từ tụng tập các kinh điển cho đến niệm Phật đều đặn, mặc dầu chưa có dụng tâm; cho đến khi thấm nhuần được chút ít cho thân và tâm, mới được phép tầm cầu giới Pháp. Từ nền móng cơ bản vững chãi này, người tu tập ở bất kỳ pháp môn nào, cho dù đó là Thiền định hay niệm Phật đều phải trải qua những công đoạn như thế, mới mong có được thành quả tương ưng. Sau khi đã thành tựu các công đức trì tụng và niệm Phật, người tu học mới bắt đầu dụng công chuyên tu pháp môn mà mình lựa chọn một cách tinh tấn. Đến lúc đó, tụng kinh chuyên chú, hiểu và lý giải được yếu nghĩa của kinh, thì thân khẩu ý liền thanh tịnh, công đức thù thắng phát sinh, hay còn gọi là “Pháp sư công đức” ở trong Kinh Pháp Hoa, thì tuệ giác sẽ phát sinh.
Tu hành theo pháp môn Tịnh Độ Niệm Phật cũng thế, sau khi đã hoàn thành các công hạnh tu tập và thọ trì giới Pháp, người tu tập trở nên phấn chấn và được bảo vệ bởi thành trì giới luật. Lúc này người tu tập dụng công tu tập, niệm Phật chuyên nhất, tâm không loạn động, niệm này nối niệm khác, gọi là niệm Phật Tam Muội. “Tam muội” có nghĩa là định (Samadhi). Hay còn gọi là Niệm Phật Thiền. Đến đây, tuệ giác của hành giả sẽ khai mở và chứng nhập vào vô sanh, tức vãng sanh Tịnh Độ. Đó chính là tuệ giác.
Nhìn lại tiến trình tu tập của hành giả ở trên, chúng ta thấy một chuỗi nhân quả hiện tiền, có nhân mới có quả, có công phu tu tập từ sơ khởi, đoạn giữa và cuối đều tốt đẹp. Không thần bí cũng không đốt cháy giai đoạn. Gắn liền với giáo lý Tam vô lậu học – Giới định tuệ. Vì thế cho nên việc tu học của bất kì pháp môn hay trường phái nào cũng không thể xa rời giới luật mà đức Phật đã dày công chế ra.


3. Pháp môn trì giới có liên quan gì đến các pháp môn Thiền và Tịnh độ?


- Hành trì giới luật liên quan mật thiết với pháp môn Tịnh độ
Hành trì giới luật thật không đơn giản, vừa thận trọng vừa tinh chuyên mới mong thành tựu. Thế nhưng pháp môn Niệm Phật thật là quảng đại, lại vừa giản dị. Cứ nhất tâm niệm Phật thì tự nhiên khế hợp công hạnh phòng phi chỉ ác. Nếu nghĩ như vậy là chúng ta mắc vào lỗi chấp tướng và hay “tác” và “vô tác”.
Trì giới và niệm Phật, vốn dĩ chỉ là một. Tịnh giới làm nhân, Tịnh độ là quả. Nếu cho rằng, niệm Phật là con đường tắt, Luật học là con đường vòng, như vậy đã trái, làm sao thành tựu niệm Phật tam muội được? Còn nhiều phiền não chướng cấu uế thì Tịnh độ làm sao sinh đến được? Cho nên người nhất tâm niệm Phật ắt phải để tâm phòng phi chỉ ác và chuyên tinh hành trì giới luật. Người chuyên tinh về Luật học cũng có thể quyết định thệ nguyện vãng sinh và nhất tâm niệm Phật. Làm như thế, trong hiện tại thì sống an lạc, không nghi ngờ, không sợ sệt, lúc lâm chung chắc chắn được Thượng phẩm thượng sanh. Sự mầu diệu của các pháp môn, thì trong đó Trì giới và niệm Phật quả là vi diệu. Đã là vi diệu thì cớ gì chúng ta nghĩ là khác nhau.
- Hành trì giới luật liên quan mật thiết với pháp môn Thiền định
Luận Tát-bà-đa nói: “Tất cả đệ tử Phật đều nương giới mà an trú, muôn hạnh lành do đó mà sinh trưởng, nếu biết nương giới tu hành, thì các căn thù thắng, biển khổ có thể qua, bờ kia có thể tới.”
Cho nên kinh Tam-muội nói: “Phàm người cầu đạo an thiền, trước phải dứt niệm, người ta sở dĩ chẳng đắc đạo chỉ do tư tưởng niệm nhỏ nhiều nên thành cõi năm trược uế ô chẳng gọi cõi tịnh.”
Nếu trong ngày chúng ta luôn luôn hành trì giới luật, đọc các bài kệ Tỳ-ni nhật dụng thì chúng ta luôn luôn sống tỉnh giác, chánh niệm, làm việc gì ra việc nấy, không lẫn lộn, không sai trái thì có đâu sai phạm lỗi lầm. Và, một kết quả tự nhiên là chúng ta làm tâm vốn mê lầm, vọng tưởng, chấp trước, điên đảo, nhiễm ô, ngã mạn trở thành thanh tịnh. Đây chính là nhờ giới mà sanh định, nhờ định mà phát huệ. Phải chăng, đó là tất cả cái vi diệu của Luật học và Thiền học.
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật còn dạy rất rõ: “Như thành quách được phòng hộ thế nào, tự thân các ngươi cũng phải nên phòng hộ như thế. Một giây lát cũng chơ buông lung. Hễ một giây lát buông lung là một giây lát sa đọa.” Đây chính vừa hành trì giới luật nhưng cũng chính là đang thực tập Thiền, công dụng và công hạnh có sẵn trong nhau.


4. Trong 3 pháp môn trên, pháp môn nào là chủ yếu?


Qua sự đánh giá và thảo luận, hầu hết các ý kiến đều thiên trọng pháp môn hành trì Giới luật. Điều này phản ánh đúng giá trị đích thực của Giới luật Phật giáo và sự cấp thiết của việc hành trì Giới luật trong thời đại ngày nay; vừa lợi ích cho sự thăng hoa tâm linh cá nhân, hoàn thiện nhân cách đạo đức, thân thiện môi trường và giúp cho xã hội ổn định và phát triển bền vững.


5. Tổng kết


Quá trình từ giới vào định đối với người tu sĩ sơ cơ, nhất là trong phạm vi dùng Tỳ-ni làm căn bản cho Thiền học này, cũng giống như một hài nhi trong qúa trình tập đi. Từ giai đoạn run rẩy nắm chặt tay mẹ không dám buông cho đến giai đoạn bước những bước đầu chập chững, rồi đi lại thông dong, cho đến lúc đã làm chủ được đôi chân rồi thì lúc đó đi, đứng, chạy, nhảy thế nào tùy ý. Đi mà không cần biết mình đi, chạy mà không cần biết mình chạy.
Nói tóm lại, hành trì giới luật là nền tảng cơ bản để đi vào các pháp môn, là việc tối yếu của nguyên tắc đạo đức, giúp người học Phật tỉnh giác các hành vi hàng ngày của mình như mặc áo, ăn cơm, lễ Phật, niệm Phật, ngồi thiền cho đến ra vào đi lại, đại tiểu v.v… giờ giờ, khắc khắc, kiểm thúc căn thức không cho một mảy buông lung. “Dùng kệ chú hay giới luật để kềm tâm một chỗ, đêm ngày không gián đoạn thì không việc nào chẳng xong.” Lời tổ đức trên đây quả là một minh chứng hùng hồn cho thấy Tỳ-ni là căn bản của hết thảy các pháp môn.
Tuy nhiên tất cả các pháp môn đều hướng đến mục đích tối thượng giải thoát, cho nên còn nói “Phật đạo đồng” hoặc “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Mỗi một pháp môn đều dung thông và hỗ trợ nhau không hề thiếu sót

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2012(Xem: 7181)
Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
18/07/2012(Xem: 19809)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
27/05/2012(Xem: 12087)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
12/04/2012(Xem: 3218)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệm sư an lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc niệm Phật. Vậy ý nghĩa của việc niệm Phật là gì? Niệm Phật với mục đích gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cặn kẽ hơn để việc niệm Phật thật sự đúng nghĩa và có lợi ích thiết thực trong cuộc sống ngay phút giây hiện tại.
01/04/2012(Xem: 5754)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trường trang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước tiên phải có sự nhận thức chuẩn xác đối với Phật pháp.
22/03/2012(Xem: 5506)
Đương thời giảm kiếp, trình độ đạo đức của nhân loại mỗi ngày một kém, trái lại tội ác mỗi ngày một thêm. Do sức nghiệp của đa số người chiêu cảm, nên khắp thế giới nổi lên những hiện tượng: động đất, bão, lụt, núi lửa, nắng hạn, thời tiết bất thường. So với mấy mươi năm về trước, những chuyện chém giết trộm cướp, dâm loàn, lường gạt giữa ngày nay, đã khiến cho người có lòng với thế đạo nhân tâm phải bàng hoàng lo sợ! Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên. — đây, tôi muốn nói là mọi người phải dứt trừ tâm niệm xấu ác, ví như muốn được dòng nước trong, đừng để cho nguồn vẩn đục.
21/03/2012(Xem: 4623)
Tôn này thuộc về Đại- thừa, chủ trương dạy người chuyên tâm niệm Phật đẻ được cảnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A-DI-Đà. Do đó, tôn này mới có tên là Tịnh độ tôn. Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng. Với pháp môn này, bất luận hạng người nào, trong thời gian nào, hoàn cảnh nào, củng có thể tu hành được cả. Nếu so sánh với con đường đi, thì tôn này là môt đại lộ bằng phẵng ,rộng rãi, mát mẽ, hành giả dễ đi mà mau đến, không sợ gặp nguy hiểm chướng ngại giữa đường.
21/03/2012(Xem: 3546)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
16/03/2012(Xem: 4649)
Hôm qua chúng tôi từ Tuyết Lê Newsaque trở về, hôm nay đã nghỉ hết một ngày, buổi tối chúng ta họp mặt với các đồng tu đàm luận mấy vấn đề tu học Phật pháp. Những vấn đề này phần nhiều đều là thuộc về sơ học, cho dù là lão tu cũng luôn xem thường, cho nên gọi là “tập nhi bất sát”. Đợi đến khi có người hỏi đến chúng ta, thì có không ít người không biết phải trả lời thế nào. Học viện của chúng ta là học viện của Tịnh Tông, xem hình thức là biết nội dung, chúng ta là chuyên tu Tịnh Độ.
16/03/2012(Xem: 3164)
“Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu”. Lần trước giảng đến cái đoạn nhỏ này, bởi vì quan hệ của thời gian, còn có một số ý nghĩa chưa thể nói ra được, hôm nay chúng ta cần phải giảng bổ sung. Chúng ta học Phật nhất định phải lấy Phật làm tấm gương cho chúng ta, đặc biệt là đồng tu Tịnh Độ, tấm gương của chúng ta chính là A Di Đà Phật, nhất định phải rất nỗ lực chăm chỉ học tập với Phật A Di Đà, học phải giống y như Ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]