Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 4

14/01/201111:42(Xem: 8515)
Trang 4

Hỏi:

Phậttửtại gia tu thiền cần trường trai không?

Đáp:
Cócầntrường trai hay không cần trường trai là tương đối,cho nên không nói cần hay không cần, vì việc này là nhânquả. Như ăn một cục thịt thì phải trả một cục thịt,giết một mạng thì phải trả một mạng. Nếu mình sẵn sàngđể cho người ta ăn thì cứ ăn người ta. Nếu mình sợ ngườita ăn mình thì mình đừng ăn người ta. Kinh Lăng Nghiêm nói:Kiếp này làm người ăn thịt dê, kiếp sau mình đầu thaidê, dê đầu thai người thì nó ăn lại. Tức là thay phiênăn lẫn nhau, cũng như mình ăn thân của mình vậy.

Hỏi:
Mấymươinăm thực hành thiền, Hoà thượng có tâm đắc điềugì của mình và có suy nghĩ gì sự truyền bá trong giai đoạnphát triển của xã hội, có thuận nghịch gì không?

Đáp:
Vìsựhoằng pháp cũng làm sự chướng ngại việc tu của tôi.Tại sao? Vì bắt đầu ra hoằng Tổ Sư thiền, người ta hỏitôi thì tôi phải biết. Nếu tôi không biết thì sao ngườita tin tôi được! Bất cứ người ta hỏi cái gì thì tôi phảibiết. Bây giờ, tình hình xã hội kinh tế… tôi phải biết,chính cái đó làm chướng ngại việc tu. Đã dùng cái khôngbiết để tu, mà lại dùng cái biết mãi, vậy làm sao khôngbị chướng ngại?

Nhưngtôi hy vọng các vị kiến tánh trước tôi, như trong Thiềntông có: Ngài Thần Tán kiến tánh, mà thầy của ngài chưakiến tánh. Nên thầy của ngài xin làm đệ tử ngài.

Hỏi:
KínhxinHòa Thượng dạy cho phương pháp tham thiền, để ứng dụngtrong đời sống hằng ngày khỏi bị chướng ngại với nhau?

Đáp:
Khoảng4,5 năm trước, tôi ở Mỹ được mời đi Canada dạy TổSư Thiền, ở Mỹ có 10 Phật tử đi theo; trong đó có 2 mẹcon, người mẹ tên là Nguyệt Anh, có đứa con mới 3 tuổitây, cũng được mẹ nó dạy nó tham thiền 4 tháng, tham câu“khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Khi đến tới thànhphố Toronto, có quán khoa học, trong đó có máy vi tính đo hoạtđộng bộ não, cái máy chia ra làm ba mươi mấy cấp. Khi đểtay trên máy thì đèn báo sáng ở trên, mọi người đi trongđoàn đều có tham thiền, mỗi người đều đo thì đèn báoở trên sáng từ từ xuống rồi tự tắt.

Tôithường thuyết pháp, người già 70, 80 tuổi đều tham thiềnđược, con nít 7, 8 tuổi cũng tham thiền được. Nhưng đứabé mới 3 tuổi tôi không tin nó tham thiền được. Sẵn cómáy thử, tôi ẩm nó để trên đầu gối tôi, tôi cầm taynó để trên cái máy. Ban đầu đèn báo cũng sáng, tôi bảonó tham thiền đi, nó liền tham thiền, đèn báo cũng từ trênxuống, rồi tự tắt đèn.

Cáimáy đo thì không có gạt ai. Bên cạnh các người Canada đangđứng nhìn, mà họ đã đo qua máy. Họ nói: Ai đo, đèn báođều tắt và luôn đứa bé cũng vậy, còn chúng tôi tại saokhông được?

Tôinói với họ: Hãy bớt suy nghĩ thì đèn báo mới xuống vàtắt được.

Họnói: Tôi không suy nghĩ, nhưng đèn báo không xuống được.

Miệnghọ nói không suy nghĩ, nhưng bộ óc đâu chịu nghe lời. Vìhọ chưa có tập thì làm sao khống chế bộ óc được. Nhữngngười này đều có tập tham thiền rồi, nên khống chế bộóc rất dễ. Nhưng đứa bé này đặc biệt, chắc là kiếptrước nó có tham thiền. Nó sẵn có cái không biết nên đènbáo xuống mau hơn những người lớn. Người lớn đã tậptham thiền mười mấy năm, lại đèn xuống chậm hơn nó. Vìngười lớn đã biết nhiều, muốn dẹp cái biết, phải trảiqua thời gian lâu.

Saukhi về Mỹ, nó dạy tham thiền cho mấy đứa 7, 8 tuổi.

Hỏinó: Sao không dạy cho mấy đứa bằng mầy?

Nónói: Mấy đứa đó không biết.

Vìvậy, dùng cái không hiểu không biết để tu thì dễ hơn dùngcái biết để tu. Tham thiền dùng cái không hiểu không biếtchấm dứt tất cả biết như gió thổi tan mây đen, nếu thổitrống được lỗ nhỏ thì ánh sáng mặt trời ngay chỗ đóxuyên qua, dùng liền chứ không phải đợi tới kiến tánhmới dùng được. Lúc đó bộ não không biết, nhưng công việccủa bộ não đều được hoàn thành. Có nhiều Phật tử cũngđạt đến mức độ này, nhưng chỉ được chút ít. Nếungưng tham thiền như mây đen che lại thì không dùng đượcnữa. Nếu gió thổi tan mây đen được lỗ lớn hơn thì cáidùng nhiều hơn.

Hỏi:
TổSưthiền và Như Lai thiền khác nhau như thế nào ?

Đáp:
NhưLaithiền là dùng cái biết để tu, có giai cấp: Thập Tín,Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Trụ, ĐẳngGiác và Diệu Giác, tổng cộng gồm có 52 cấp.

CònTổ Sư thiền không có cấp bậc, nhưng có tam quan: Sơ Quan,Trùng Quan và Mạt Hậu Lao Quan. Kỳ thật, có người khỏicần phải qua Sơ Quan, Trùng Quan, có khi thẳng đến Mạt HậuLao Quan.

Chonên giáo môn tụng kinh là tu. Quán Tông Tự của Ngài ĐếNhàn, mỗi thời tụng kinh phải 2 giờ, mỗi ngày 3 thời. Nếutụng không đủ 2 giờ thì Ngài quở cho là làm biếng. Vìtụng kinh đến đâu là quán tưởng đến đó, gọi là tùyvăn quán tưởng, tức là đang tụng kinh là đang tu thiền quán,chứ không phải tụng cho Phật nghe.

Khaithị Thiền thất ngày 16-4 =>22-4-1999 tại chùa Hưng Phước.

Hỏi:
NgàiBácSơn trong Tham Thiền Cảnh Ngữ dạy: Người tham thiềnnếu chưa triệt ngộ, trước hết phải lo giải quyết bổnphận của mình phải kiến tánh, chứ không được dạy ngườikhác, ý như vậy là thế nào?

Đáp:
Muốndạyngười khác phải biết phương tiện, nếu khôngbiết phương tiện mà dạy người thì có thể làm hại người,nên chư Tổ phải nói như vậy.

Hỏi:
Concóđọc tiểu truyện của Ngài Đại Am Tĩnh Sư là một thiềnsư kiến tánh, sau này sao Ngài lại tu Tịnh Độ? Khi Ngàisắp lâm chung thì được vãng sanh cực lạc. Như vậy con khônghiểu rõ, kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
Kiếntánhrồi đi hoằng Tịnh Độ thì có thể được, chứ kiếntánh rồi đâu có thể tu Tịnh Độ! Ông ấy không có biết.Người tu Tịnh Độ không tin pháp môn Tổ Sư thiền, khôngtin tự tâm, nên họ phải đi đường xa, khi được vãng sanhrồi thì Phật A Di Đà mới dạy pháp môn tham thiền là từnghi đến ngộ. Đó là được ghi từ kinh Đại A Di Đà.

Ngườitu Tịnh Độ không biết, cho thiền không phải Tịnh Độ.Nhưng 3 cách tu của Tịnh Độ đều là thiền (Thật tướngniệm Phật gần bằng như Tổ Sư thiền, quán tưởng niệmPhật có 16 pháp thiền quán ở trong kinh Quán Vô Lượng Thọ,còn trì danh niệm Phật mục đích là đến nhất tâm bấtloạn cũng là thiền). Tất cả các pháp môn của Phật dạyđều lấy thiền làm căn bản, không có thiền thì không thểtu được. Không những Phật giáo là vậy, mà tà ma ngoạiđạo đều cũng có thiền.

Nhưngtà ma ngoại đạo thì không có phá ngã chấp, nên không đượcgiải thoát. Chánh pháp thì phá ngã chấp, cũng như ngườitu Tịnh Độ phát đại nguyện, rồi thực hành đại nguyệncủa mình phát, tức là phá ngã chấp. Còn ông này thì ngãchấp chưa phá được, vậy làm sao giải thoát hay nói vãngsanh cũng chưa chắc được. Việc như thế, làm cho ngườita hiểu lầm tức là hại người. Nếu làm cho ngườita hiểu lầm và bị hại thì phải đọa địa ngục.

Hỏi:
CụĐểHòa thượng được ngộ đạo do Thiên Long Thiền sư khaithị giơ một ngón tay, sau này đệ tử cũng bắt chước giơmột ngón tay thì mới lập phương tiện mài con dao thật bénđể trong túi áo. Một hôm hầu trà, Hòa thượng hỏi thìgiơ ngón tay lên, Hòa thượng chặt đứt. Như vậy Hòa thượngcó lỗi không?

Đáp:
CụĐểHòa thượng chưa ngộ mà tưởng mình đã ngộ, một hômngồi ở thiền sàng gặp cô Ni Thật Tế từ ngoài bước vôchùa không chịu bỏ nón xuống. Cụ Để mới nói: Xin cô lấynón xuống.

NiCô đi 3 vòng rồi nói 3 lần: Nói được thì ta bỏ nón xuống.

CụĐể nói không được, cảm thấy mắc cỡ, biết Ni Cô rấthay. Ni Cô định đi ra, Cụ Để nói: Trời gần tối, mờiNi Cô ở lại một đêm (để thỉnh giáo).

NiCô nói 3 lần: Nói được thì ta ở lại.

CụĐể vẫn không nói được, Ni Cô bỏ đi. Sau khi Ni Cô đi rồi,Cụ Để cảm thấy hổ thẹn, mình là đại trượng phu màkhông bằng người nữ. Trong Phật pháp Tỳ Kheo Ni có bát kỉnhđối với Tỳ Kheo tức là Tỳ Kheo Ni 100 tuổi hạ cũng phảiđảnh lễ Tỳ Kheo mới thọ giới. Nhưng Tỳ Kheo Ni kiến tánhthì Tỳ Kheo phải đảnh lễ Tỳ Kheo Ni.

CụĐể định bỏ chùa đi tham học, nhưng đêm đó chiêm bao thấyHộ Pháp thần cho biết: “Ông khỏi đi, ngày mai sẽ có thiệntri thức đến”. Đúng ngày mai có Thiên Long thiền sư đến,cụ Để tiếp đãi tử tế, rồi đem chuyện Ni Cô Thật Tếkể cho Thiên Long thiền sư nghe và nhờ thiền sư chỉ dạy. Thiên Long thiền sư không nói, chỉ đưa một ngón tay lên thìcụ Để liền ngộ.

Vềsau có người đến hỏi pháp, cụ Để cũng đưa một ngóntay lên, thị giả thấy và bắt chước, có ai hỏi thì thịgiả cũng đưa ngón tay lên. Người ta lại nói với cụĐể, thị giả của ngài thuyết pháp cũng hay vậy. Cụ Đểhỏi: Thuyết pháp như thế nào?

Ngườiấy nói: Có ai hỏi pháp thì thị giả cũng đưa ngón tay lên.

CụĐể mài con dao thật bén để trong túi áo, có một hôm thịgiả bưng trà đến cụ Để, rồi cụ Để hỏi thị giả:Thế nào là Phật?

Thịgiả liền đưa ngón tay lên, cụ Để lấy dao chặt ngón tay,thị giả hoảng sợ bỏ chạy, cụ Để rượt theo và nói“đứng lại!”, thị giả đứng lại nhìn. Cụ Để hỏi:Thế nào là Phật? Thị giả giơ tay lên không thấy ngón tayrồi liền ngộ.

Hỏi:
Conđãtham Tổ Sư thiền, nhưng có người nhờ con dâng hươnglễ sám, việc này có nên làm không?

Đáp:
Theogiáomôn, tụng kinh là tu. Giáo môn của Thiên Thai tôngở Trung Quốc tên là Quán Tông tự (Ninh Ba), Pháp sư Đế Nhàntrụ trì ở đây, ngài là đời thứ 42 của tông Thiên Thaidạy người ta tu thiền giáo môn, mỗi ngày 3 thời tụng kinh,mỗi thời phải 2 giờ. Tụng kinh là thiền quán, tức là tụngđến đâu quán đến đó gọi là tùy văn quán tưởng.

Nếutụng không đủ 2 giờ thì ngài Đế Nhàn quở là làm biếng.Bây giờ các chùa cũng tụng bao nhiêu đó, thường thườngchỉ có 40 phút là xong. Sự thật tụng kinh là tu, chứ khôngphải tụng kinh để cho Phật nghe. Vì lời của Phật dạycho người ta tu, chứ Phật đâu cần nghe, mà cho Phật nghelà có công đức, như thếø lừa gạt mình và lừa gạt người.

Hỏi:
Thôngthườngcác thầy dạy Phật tử niệm Phật khi chết thì Phậtrước về Tây Phương, tụng kinh thì rất nhiều, niệm Phậtcó ghi 108 biến, nhưng họ niệm có 10 biến, ra ngoài ngồinói chuyện sàm. Con nhân cơ hội họ thích niệm Phật, conhướng dẫn họ niệm Phật đi kinh hành ở chánh điện cóđược không?

Đáp:
HọniệmPhật mà không phải niệm Phật của Tịnh Độ, giáomôn thì không đúng tông chỉ của giáo môn. Niệm Phật thuộctông Tịnh Độ, thực hành tín, hạnh, nguyện mới là tôngchỉ Tịnh Độ. Chỉ có niệm Phật thì cũng không phải TịnhĐộ, vì không thực hành đúng theo tông chỉ Tịnh Độ. Giáomôn ở Trung Quốc có 4 tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận,Duy Thức.

ThiênThai tông là giáo môn, vừa tụng tới đâu thì thiền quántới đó. Tông chỉ Tịnh Độ gồm có: “Tín, hạnh, nguyện”.Tín là có 3 thứ tin, nguyện có 2 thứ nguyện, hạnh tức làniệm Phật cũng có 2 thứ: Nhất tâm niệm Phật và tán tâmniệm Phật. Chỉ hạnh thì không thể vãng sanh được, vãngsanh được hay không là do cái nguyện.

Nếuphát tiểu nguyện thì không được vãng sanh, mà phát đạinguyện lại không thực hành đại nguyện của mình phát cũngthành nguyện suông nguyện giả cũng không được vãng sanh.Nhưng bây giờ chưa thấy người nào tu đúng tông chỉ TịnhĐộ, không đúng thì làm sao được vãng sanh!

Đạinguyện của Phật A Di Đà giống như tổng đài phát thanh,nếu mình có radio nhỏ ở bất cứ chỗ nào, xa cách mấy cũngthâu được; muốn thâu được thì phải tương ưng với tổngđài, nếu mình vặn tầng số sai một chút cũng thâu khôngđược.

Bâygiờ, những người tu Tịnh Độ không những thực hành xêxích một sợi tóc, mà xê xích không biết bao nhiêu dặm thìlàm sao tương ưng với đại nguyện Phật A Di Đà!

Hỏi:
Bâygiờkinh của Phật rất nhiều, nhưng tụng kinh nào để thiềnquán?

Đáp:
KinhcủaTịnh Độ là: Kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô LượngThọ, kinh đại A Di Đà và tiểu A Di Đà. Thường mỗi chiềuở chùa tụng kinh tiểu A Di Đà, kinh đại A Di Đà ngườitu Tịnh Độ cũng ít biết. Kinh Quán Vô Lượng Thọ là chuyêndạy thiền quán của Tịnh Độ mà một số người tu TịnhĐộ cũng không biết lại phủ nhận tu thiền. Tất cả cácpháp môn của Phật dạy đều là thiền, vì không có thiềnthì không có tu, phải có thiền mới gọi là tu. Họ khôngnhìn nhận mình là thiền sao gọi là tu? Vì họ không đi đúngtheo lời Phật, Tổ dạy.

Tổthứ 13 của tông Tịnh Độ là Ấn Quang đại sư dạy tín,nguyện, hạnh rất kỹ. Tôi chỉ xem qua một lần và hoằngdương mười mấy năm chưa có gặp được người tu đúngtông chỉ Tịnh Độ. Lúc tôi chưa đi Mỹ, ở Từ Aân gặpmột người ở Thị Nghè là chủ tiệm vàng Mỹ Nữ, ông nàythông suốt giáo lý, biết rõ tông chỉ Tịnh Độ, tu theo tôngchỉ Tịnh Độ, nhưng chỉ thiếu một chút rất quan trọnglà không thực hành theo đại nguyện của mình phát, thànhnguyện suông nguyện giả.

Theopháp thế gian mình ký kỳ phiếu, mở trương mục ngân hàngnhưng tiền ít không đủ trả cho các chủ nợ thì phải mắcnợ. Như lúc nhỏ mình có giết chết một con muỗi, con kiếnkhông? Có ăn thịt không? Nếu có ăn một cục thịt thì phảitrả một cục thịt, giết một mạng thì phải trả một mạng.Chủ nợ rất nhiều mà tiền thì ít không đủ trả, nên phảiký ngân phiếu 10 năm, 20 năm. Tức là đại nguyện của TịnhĐộ thành Phật rồi mới trả. Cho nên mới được đới nghiệpvãng sanh.

Nhưngmình phát đại nguyện rồi, đại nguyện là độ hết tấtcả chúng sanh, mình và tất cả chúng sanh đều được vãngsanh. Nếu mình được vãng sanh rồi tu thành Phật, trở lạiđộ chúng sanh tức là trả nợ cho các chủ nợ của mình,chủ nợ của mình thì được ưu tiên. Vậy mình phát đạinguyện thì phải coi tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Nhưngnhững người phát đại nguyện mà không coi chúng sanh bìnhđẳng, có người còn ăn thịt chúng sanh hay bị muỗi cắncũng đập nó chết hoặc giết chết mối mọt vì nó làm hưnhà mình. Nợ còn chưa trả làm sao vãng sanh được?

Ôngấy nghe tôi giảng, rồi cúng dường tiền và hứa giúp đỡtôi trong việc hoằng pháp. Ông đi dự thiền thất tham thiềnkhông tu Tịnh Độ nữa. Người ta cho tu Tịnh Độ là dễhơn tham Tổ Sư thiền, nhưng sự thật tu Tịnh Độ khó hơntham Tổ Sư thiền gấp trăm ngàn lần. Người tu Tịnh Độthường dẫn chứng Tịnh Độ của Đại Thế Chí ở trongkinh Lăng Nghiêm. Tịnh Độ của Đại Thế Chí có 8 chữ “thâunhiếp lục căn tịnh niệm tương tục”. Nếu không nhiếpđược lục căn thì làm sao có niệm trong sạch kéo dài? Khôngcó làm được.

Vừarồi nói có ông tu thiền kiến tánh lại tu Tịnh Độ, ngườiấy rất ngu không biết gì hết! Tịnh Độ còn không biếtthì Thiền làm sao biết được? Tu Tịnh Độ phải theo lờidạy của Tổ Tịnh Độ. Lời dạy của Tổ Tịnh Độ khôngbắt chước theo, mà cứ theo không biết gì! Từ Tổ Huệ Viễnlàm sơ Tổ Tịnh Độ đến bây giờ chỉ có 13 Tổ, Ấn Quangđại sư là Tổ thứ 13 của Tịnh Độ giải thích Tịnh Độrất kỹ càng.

Hỏi:
TuTịnhĐộ khó như thế nào? Tu Thiền khó như thế nào?

Đáp:
“Thâunhiếplục căn tịnh niệm tương tục” của Đại Thế Chí.Nhiếp nhãn căn thì không thấy tốt xấu, nhiếp nhĩ căn thìkhông biết khen chê, khen không mừng chê cũng không giận, nhiếptỷ căn là không phân biệt thơm thúi, các căn kia cũng giốngnhư vậy. Nhưng tôi chưa thấy những người tu Tịnh Độ nhiếpđược một căn, có một số người chỉ biết chê Thiền.

NhưTứ Liệu Giản cho là của ngài Vĩnh Minh, sự thật không phảilà do người ta đặt ra có mâu thuẩn mà không biết, nói cóThiền mà không có Tịnh Độ thì mười người chín ngườisai. Có Tịnh Độ mà không có Thiền thì một trăm người,một trăm người thành tựu tức là 100%, như vậy là tốtrồi. Tại sao tiếp theo nói là “có Tịnh Độ và có thiềncòn tốt hơn, như cọp có sừng”? Đó là mâu thuẩn bậybạ. Tại sao? Vì có Tịnh mà không có Thiền được 100%. Tạisao đem Thiền vô để bớt 90 chỉ còn có 10? Vậy lại nóihơn như cọp thêm sừng! Thêm cái gì? Vì 10 người hết 9 ngườisai thì 100 người phải mất hết 90 người. Đáng lẽ là 100%mà thêm Thiền vô làm hết 90 còn có 10, nói là tốt hơn cóphải mâu thuẫn không?

Nhữngngười cho mình là tu Tịnh Độ đem Tứ Liệu Giản đi khoe,nói là của ngài Vĩnh Minh! Ngài Vĩnh Minh là người kiến tánhcủa tông Pháp Nhãn. Tông Pháp Nhãn ở Trung Quốc tuyệt truyền,nhưng ở Đại Hàn vẫn còn. Nhưng tác phẩm của ngài VĩnhMinh không có cái đó. Ngài Vĩnh Minh kiến tánh làm sao đặtra 4 bài kệ mâu thuẩn như vậy?

Kỳthật, Tịnh Độ không phải là không tốt! Nhưng phải tu đúng.Vì tôi chuyên hoằng Thiền, tôi muốn viết ra đường lốithực hành của Tịnh Độ, vì mắc hoằng Thiền nên khôngcó thì giờ viết ra cuốn đó. Nếu tôi viết ra cuốn đóthì cũng có người hiểu lầm tôi như có người nói NgàiVĩnh Minh bỏ Thiền rồi tu Tịnh Độ thành Tổ Tịnh Độ.

ỞTổ Tịnh Độ có 6, 7 Tổ Thiền tông kiến tánh rồi kiêmhoằng Tịnh Độ. Nhưng có người nói bỏ Thiền tu Tịnh Độđược vãng sanh. Nếu tôi viết đường lối thực hành tuTịnh Độ, người ta nói tôi bỏ Thiền tu Tịnh Độ, thìtôi làm sao tiếp tục hoằng Tổ Sư thiền được? Chính nhưvậy nên tôi không viết ra. Mặc dầu tu Tịnh Độ khó, nhưngcó đường lối để cho mình tập dần dần.

Hỏi:
Conđãtham Tổ Sư thiền, nhưng người ta nhờ con làm nghi lễtụng kinh lễ sám, vậy con phải là sao?

Đáp:
Nếuôngmuốn tu thiền thì chỉ hỏi và nhìn là đủ rồi, mấycái kia khỏi hỏi nữa, cứ hỏi câu “khi chưa có trời đấtta là cái gì?” không biết, nhìn chỗ không biết, hai cáiđi song song là được rồi, được cái không biết thì cáikia dẹp hết.

Hỏi:
Hoàthượngdạy: Lấy không biết mà tu, ghi nhớ biết, tìm hiểubiết, những cái ấy phải quên hết. Như vậy Hoà thượngcái gì cũng biết, cái biết đó là tâm biết hay là bộ nãobiết?

Đáp:
Cáibiếtcủa tôi không phải là học, vì học làm sao học hếtđược? Cũng như Tục tạng kinh, tôi mỗi ngày xem 10 giờ,xem một năm được 7 tập, Tục tạng kinh có 150 tập, tínhra xem hết phải mất 20 năm, chưa kể Đại tạng 100 tập.Suốt đời tôi xem không hết, dẫu cho xem hết thì làm saonhớ nổi? Nhưng bây giờ bất cứ người ta đề ra câu hỏigì thì tôi đều giải đáp được, tôi đâu biết ngườita muốn hỏi gì! Cái này không phải là học.

Hỏi:
Tôngchỉpháp môn Tổ Sư thiền là như thế nào?

Đáp:
Tôngchỉcủa Tổ Sư thiền thì không có tông chỉ, nếu có tôngchỉ thì không phải Tổ Sư thiền. Vì Tổ Sư thiền là muốnngộ bản tâm, bản tâm là như hư không vô sở hữu, tứclà tất cả không có sở hữu, luôn cả hư không cũng khôngcó sở hữu.

Mặcdầu, không có nhưng thực tế dung nạp và ứng dụng. Mặttrời, mặt trăng, đất đai, nhà cửa, bất cứ thứ gì đềudo không sở hữu này dung nạp và ứng dụng. Thực tế khôngcó thứ gì, không có tức là trống rỗng, trống rỗng khôngcó chỗ để trụ gọi là vô trụ.

Trốngrỗng nên không có thứ gì nên gọi là Tánh không, trống rỗngkhông có gì trói buộc nên gọi là giải thoát, đâu phảibị trói rồi mở trói rồi gọi là giải thoát! Kỳ thậtbản tâm vốn là giải thoát. Trống rỗng nên khắp không giankhông có khứ lai gọi là Như lai, khắp thời gian không cósanh diệt nên gọi là Niết bàn, Niết bàn là tiếng Ấn Độnghĩa là không sanh không diệt.

Tấtcả danh từ muôn ngàn sai biệt, nhưng ý không khác, cũng làhư không vô sở hữu. Những người không biết thì chấp nhữngdanh từ lời nói. Vì trống rỗng chẳng có thứ gì, nhưnghiện hoạt bát vạn năng.

Vídụ cái tay là hoạt bát vạn năng, lấy cái gì cũng được,lấy khăn, lấy dĩa, lấy bình,… Nếu tay trụ cái khăn nàythì hoạt bát vạn năng của tay bị mất, lấy dĩa, lấy bình,lấy tách,… đều không được.

Thamthiền khởi lên nghi tình (không biết) là cây chổi automatic,vì không biết nên không biết cái nào thì tự nhiên quét sạchtất cả mọi thứ, khôi phục lại bản tánh hoạt bát vạnnăng của chân tâm, nên xử dụng việc gì cũng được.

Nhưngcái khăn, cái bình, cái tách,… là pháp có, không trụ nơicó mà lại trụ nơi không, tức là trong tay không có cái gì,nhưng cũng bị mắc kẹt nên không lấy cái gì được, vìthế cái không này phải quét, mới khôi phục hoạt bát vạnnăng bản tâm.

Chonên, Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng “ưng vô sở trụ nhi sanhkỳ tâm” liền ngộ triệt để. Vô sở trụ mới dùng được,có sở trụ là mắc kẹt nên không dùng được. Phật pháplà ứng dụng hằng ngày, chứ không phải nghiên cứu nhữngdanh từ để đoán mò bậy bạ.

Hỏi:
Conthamcâu thoại đầu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?”,ta là cái gì là thân tứ đại này hay thắc mắc cái tâm talà cái gì?

Đáp:
Khôngphảimuốn tìm ta là cái gì, là muốn hỏi “chưa có trờiđất ta là cái?” thì không biết. Nếu bỏ “chưa có trờiđất” mà hỏi “ta là gì?” cũng như nói ta là Duy Lực,ta là đàn ông, ta là gì đó thì đã biết rồi. Còn khi chưacó trời đất thì không biết, không thể tìm hiểu, muốnbiết mà không thể biết, không thể tìm hiểu, làm cho khôngbiết mãi, không biết chân thật, rồi nhìn chỗ không biếttức là giữ cái không biết đó được lâu dài, không biếtnày gọi là nghi tình.

Nghitình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu, rồi kiến tánhthành Phật. Chứ không phải tìm hiểu ta là gì? Là mục đíchchấm dứt sự tìm hiểu. Dùng không biết của bộ não đểchấm dứt cái biết của bộ não; chấm dứt tìm hiểu, suynghĩ, ghi nhớ biết của bộ não, 3 thứ biết của bộ nãođược chấm dứt, rồi đến thoại đầu thì sắp kiến tánh.Khi kiến tánh gọi là mở mắt chiêm bao được thức tỉnhthì giải thoát tất cả khổ.

Ngườihỏi như vậy là sai lầm vì muốn tìm hiểu. Đây là muốnchấm dứt sự tìm hiểu, mà trái lại muốn tìm hiểu thêm,như thế là sai lầm lớn.

Hỏi:
Giáomônvà giáo lý Phật pháp khác nhau hay giống nhau?

Đáp:
Giáomônlà quét sạch tất cả lý, tức là không phải hợp lývà bất hợp lý. Vì tâm như hư không vô sở hữu vốn khôngcó lý. Kiến lập lý thì phải có nhị, tự tánh là bất nhị,hợp lý và không hợp lý là nhị, đúng lý và không đúnglý cũng là nhị, nên nói lý tức là nhị. Thiền môn khôngnói lý, giáo môn nói lý là chướng (sở tri chướng).

Giáomôn nói lý là phương tiện, chứ không phải có chơn lý. Phậtgiáo khác hơn các tôn giáo khác là không kiến lập chân lý,vì kiến lập chân lý là nhị tức tương đối. Tại có chânlý thì có giả lý. Phật giáo không kiến lập chân lý, khôngphải là không có chân lý!

Nếukiến lập chân lý thì có hai chân lý. Tại sao? Vì chân tâmlà chân lý rồi. Kiến lập chân lý nên Thiền tông gọi làtrên đầu mọc thêm đầu, vậy phải mời bác sĩ cắt bỏmới được.

Hỏi:
Chúngconlà hành giả sơ cơ nên có nhiều lỗi lầm, kính xin SưPhụ thương xót chỉ dạy cho chúng con về bổn phận củahành giả để được tốt đạo đẹp đời?

Đáp:
Hànhgiảtham thiền làm đúng vai trò của mình thì cứ hỏi vànhìn. Hỏi là kích thích niệm không biết, nhìn là giữ niệmkhông biết được kéo dài.

QuyểnVũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 nói: “Đã vì đói khát thì cứ ănuống, đừng nghĩ cái khác; vì che thân chống lạnh thì cứmặc áo, chớ nghĩ cái khác; làm chức nghiệp gì thì phảigiữ đúng chức nghiệp đó, chẳng nghĩ cái khác. Cho nên,cha phải giữ đúng vai trò cha, mẹ phải giữ đúng vai tròmẹ, con phải giữ đúng vai trò con, chồng phải giữ đúngvai trò chồng, vợ phải giữ đúng vai trò vợ, Tu sĩ phảigiữ đúng vai trò Tu sĩ, Sa Di phải giữ đúng vai trò Sa Di,Tỳ Kheo phải giữ đúng vai trò Tỳ Kheo, mỗi mỗi đều phảigiữ đúng vai trò của mình”.

Hômtrước, tôi có hỏi một Tu sĩ Tỳ Kheo: Thầy có giữ đúngvai trò Tỳ Kheo không?

TỳKheo đáp: Có.
Tôihỏigiới luật Tỳ Kheo thì thầy ấy không biết, nếu khôngbiết làm sao giữ?

TỳKheo nói: Tôi tham thiền nên không để ý cái đó.

Tôinói: Như vậy làm sao giữ đúng vai trò? Còn bé thì giữ đúngvai trò con, lớn lên có vợ thì giữ đúng vai trò chồng vàcon. Tu sĩ đã xuất gia thì không có nhà thì không có giữvai trò cha con, nhưng phải giữ đúng vai trò Tu sĩ. Nếu TỳKheo tham thiền phải giữ đúng vai trò hành giả tham thiềnvà vai trò Tỳ Kheo, chỉ giữ đúng vai trò hành giả tham thiền,mà vai trò Tỳ Kheo không giữ thì không được.

NếuTỳ Kheo tham thiền mà chỉ giữ đúng vai trò Tỳ Kheo, giốngnhư thanh niên có vợ chỉ giữ đúng vai trò con mà không giữvai trò chồng, đến khi sanh con không giữ đúng vai trò cha,như vậy không thể được. Cho nên, bổn phận đến đâu thìphải giữ đúng vai trò đến đó.

Hỏi:
ThiềnThấtKhai Thị Lục nói: “Các vị tham đi sẽ được lạcđường tự tại”. Vậy câu đó như thế nào?

Đáp:
Câuđólà tiếng Hán, chữ “lạc đường” không phảiđi sai đường, đó là đi đúng theo quỹ đạo, tức là côngphu được thành phiến gọi là lạc đường thì mới đượctự tại.

Hỏi:
ConlàPhật tử thọ tam quy ngũ giới, Thầy nói “ăn một cụcthịt phải trả một cục thịt”. Trong cuộc sống thườngngày có những con vật nhỏ như: Con cá, con kiến,… mình cầnphải giết. Như vậy có phải trả nợ đó không?

Đáp:
Phảitrảnợ, theo nhân quả “giết một mạng phải trả mộtmạng” mới đúng. Khi cọp gặp mình thì muốn ăn thịt mình,theo người thế gian thì phải giết chết nó; nếu mìnhgiữ giới không sát sanh thì để cho cọp ăn, chứ không giếtchết nó, việc này là hạnh Bồ Tát.

Hỏi:
TínTâmMinh có câu: “ Tuyệt ngôn tuyệt lự, vô xứ bất thông”.Có phải Tổ dạy: “Đừng nói đừng lo thì đừng độngnão sẽ có kết quả”. Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
Thamthiềnlà dùng không biết của bộ não để chấm dứt tìmhiểu biết, suy nghĩ và ghi nhớ của bộ não. Ba thứ biếtnày chấm dứt thì bộ não ngưng hoạt động tự nhiên tuyệtngôn tuyệt lự, công năng của tự tâm sẽ hiện ra dùng.

-“Cáibản thể đã chẳng thể thấy mà chẳng hợp logic kia mà phảinhờ tâm lực cá nhân của chúng ta đã sẵn có để chứngminh. Khi chúng ta y theo pháp thiền trực tiếp Tổ Sư thiềndo Phật Thích Ca truyền dạy mà thực hành đến trình độN, tức là đến giai đoạn tự động hóa, được một khoảnthời gian, khiến 3 thứ biết (tìm hiểu biết, tư duy biết,ghi nhớ biết) được tạm ngưng, nghĩa là bộ não ngưng hoạtđộng thì phát huy được cái công năng sẵn có, chẳng dùngbộ não mà hoàn thành công tác bộ não. Khi ngưng hoạt độngbộ não càng lâu thì độ thiền càng sâu, cái công năng tựphát thì lại càng lớn”.

Nhưvậy, “tuyệt ngôn tuyệt lự vô xứ bất thông” là vậy.Vì nó không bị không gian và thời gian làm chướng ngại.

Hỏi:
LụcTổdạy:
“Dụcnghĩquá tha nhân,
Tựtu hữu phương tiện.
Vậtlinh bỉ hữu nghi,
Tứcthị tự tánh hiện”.
KínhxinSư Phụ giải thích chữ “phương tiện” và đoạn kệ?

Đáp:
“Phươngtiện”này là người kiến tánh mới dùng được.
Bàikệtrên dịch là:
Muốn giáo hóa mọi người,
Tự cần có phương tiện.
Khiến người kia hết nghi,
Tức là Tự tánh hiện.

Nhưbây giờ tôi giải đáp, không phải muốn cho các vị hiểubiết giáo lý cao siêu là muốn giải tỏa cái nghi của cácvị để các vị đầy đủ tin tự tâm.

Tôigiải thích có 5 thứ nghi: Nghi lý, nghi sự, nghi Pháp, nghi thầy,nghi mình.

Nhưnghi mình có nghiệp chướng nặng cũng không được, nghi thầycũng không được, vì còn nghi thì thầy dạy không tin. Chonên, biết phương tiện có người hỏi thì giải tỏa cáinghi cho họ để được tăng cường lòng tin tự tâm. Mụcđích tham thiền là tự tánh hiện, nếu không tin tự tâm làmsao tự tánh hiện được?

Hỏi:
Khoahọchiện đã phát minh vô sinh và thực hiện ở con bò concừu, rồi cũng thực hiện bằng cách cấy mô. Như vạây conngười này do khoa học tạo ra, có phải là chúng sanh bìnhthường không?

Đáp:
Khoahọckhông chế tạo cơ nhân được, phải nhờ cơ nhân sẵncó, cũng như mình ghép cây này với cây kia. Nếu không cócây thì làm sao ghép được? Họ phải dùng tế bào ngườiđó, nếu không có, họ đâu có thể tự tạo ra tế bào được!

Dùngtế bào con dê này thì giống con dê này, chứ không thể giốngcon dê khác, vì mỗi mỗi cơ nhân khác nhau. Trong cuốn Vũ TrụQuan Thế Kỷ 21, ở đoạn nói về đầu thai, nói rõ hơn sinhlý giải phẩu học của đại học Mỹ.

-“Muốnthuyết minh trình trạng luân hồi của nhân loại, nên nhờcâu tụng của Huyền Trang đại sư để chứng minh:

BátThức Quy Củ Tụng có câu “khứ hậu lai tiên tác chủ công”.Hấp lực tỏa ra do cộng nghiệp của mình và cha mẹ khi chamẹ giao hợp, khiến thức thứ 8 đến trước nhất (lai tiên).Khi chết thức này rời nhục thân sau cùng (khứ hậu). Do tínhchấp ngã của thức thứ 7 kết hợp với sinh lý của cơ thể,mà làm chủ nhân nơi thân này. Đồng thời do tinh cha trứngmẹ kết hợp hình thành thai nhi, nhờ bát thức làm cơ nhân(DNA) mà dần dần hình thành hệ thống thần kinh của bộnão, đồng thời cùng khắp các tế bào và lục phủ ngũ tạngcủa toàn thân, do bộ não làm thủ tướng.

Dosự lôi kéo của ngã chấp, khiến lục thức với lục cănhợp tác mà nghe theo lệnh của bộ não. Nhưng mà, lục cănthuộc về sắc pháp (thể vật chất), lục thức thuộc vềtâm pháp (thể tinh thần), căn có thể hoại diệt, thức thìkhông thể hoại diệt. Nếu tu hành đến kiến tánh thì chuyểnđược bát thức thành tứ trí mà ra khỏi luân hồi, chấmdứt sự sanh tử, dứt hẳn sự đầu thai chuyển thế, tựdo tự tại vĩnh viễn, chẳng còn tạo nghiệp và bị nghiệplực trói buộc”.

Thứcthứ 8 là cái kho chứa tất cả chủng tử thiện ác của mìnhkiếp trước làm cơ nhân. Cái đó mỗi mỗi khác, nên cáicơ nhân của mỗi người cũng mỗi khác. Phải dùng cơ nhânbồi dưỡng đều qua tử cung của người đàn bà mới thànhthai nhi được. Bộ não làm thủ tướng, nhưng có 3 bộ phận:Tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ.

Bộphận ghi nhớ mà nhà khoa học đã bắt chước chế tạo thànhmáy vi tính, dần dần họ cải tiến rất nhanh. Còn 2 bộ phận:Tìm hiểu và suy nghĩ, cũng có nhà khoa học nói là năm sausẽ ra đời. Vì nó là vật chất có thể y theo đó mà chếtạo cái máy. Cũng như cái rada là bắt chước con dơi, condơi không có con mắt, nhưng nó bay không đụng.

Hỏi:
Thếnàolà “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”?

Đáp:
Vìtựtánh không thể thay đổi, không lay động nên gọi làbất biến. Nhưng cũng tùy duyên mà hiện ra dùng, tùy duyênnên bản thể lại bất biến, gọi là bất biến tùy duyên.Bất biến là không biến đổi thì không chết mất, nên tồntại vĩnh viễn. Chỗ này Phật giải thích trong kinh Lăng Nghiêmrất kỹ.

-Aicũng cho kẻ thấy là con mắt, nhưng Phật chứng tỏ khôngphải sự thấy là con mắt. Vậy Phật làm sao chứng tỏ? Mỗicuốn kinh đều có vị đại diện đương cơ cả triệu ngườinghe để hỏi Phật. A Nan là đại diện đương cơ.

Phậtdùng tay thí dụ: Ta có cái tay để làm nắm tay, ngươi cócon mắt thì thấy được Như lai, vậy hai việc này có giốngnhau không?

ANan đáp: Giống nhau.

Phậtnói: Không giống. Tại sao? Ta có cánh tay mới làm ra nắm tayđược. Nếu không có cánh tay thì nắm tay làm sao có? Ngườikhông có con mắt vẫn còn thấy được.

ANan nói: Người không có con mắt làm sao thấy?

Phậtbảo: Ngươi đi hỏi người không có con mắt, trước mắtcó thấy gì không? Người ấy sẽ trả lời: Trước mắt sẽthấy đen tối.

ANan nói: Thấy trước mắt đen tối, sao gọi là thấy?

Phậtmuốn giải thích “thấy đen tối vẫn là thấy” thì phảithí dụ thêm. Một người không có con mắt ở trong phòng đentối không có ánh sáng gì cả, có phải thấy trước mắtđen tối phải không?

ANan đáp: Phải, thấy đen tối.

Phậtnói: Vậy người có con mắt thấy trước mắt đen tối vàngười không có con mắt thấy trước mắt đen tối, hai thứđen tối này có khác nhau không?

ANan đáp: Không khác.

Phậthỏi tiếp: Vậy người không có con mắt, thình lình đượccon mắt sáng thấy đồ vật sắc tướng trước mắt, phảilà con mắt thấy không?

ANan đáp: Phải, con mắt thấy.

Phậthỏi tiếp: Người có con mắt ở trong phòng đen tối, thìnhlình đốt đèn lên thấy rõ đồ vật sắc tướng trướcmắt, có phải đèn thấy không?

ANan đáp: Không được. Cây đèn là hiển hiện sắc tướngđể chiếu soi như lục căn vậy. Năm thức trước (nhãn, nhĩ,tỷ, thiệt, thân) chỉ tác dụng như cây đèn, chứ không phảikẻ thấy, kẻ thấy là tánh thấy. Thấy là nhãn thức màkhông phải nhãn căn, nhãn căn chỉ là chiếu soi như cây đèn.

Sángvới tối là hai pháp sanh diệt, lúc sáng thì không thấy tối,lúc tối thì không thấy sáng. Nếu thấy tối là không thấythì thấy sáng cũng là không thấy. Vì lúc sáng thì không thấytối cho là không thấy, lúc tối thì không thấy sáng cũngcho là không thấy. Nói thấy thì hai cái đều thấy, thấysáng cũng là thấy, thấy tối cũng là thấy. Tại sao thấytối mà nói là không thấy? Còn thấy sáng cho là thấy! Đólà mâu thuẩn.

Dothí dụ của Phật nên mình biết: Cái thấy không phải conmắt, mà cái thấy là tánh thấy. Con mắt là tác dụng nhưcây đèn để chiếu soi. Căn là vật chất thì chết mất,thức là thể tinh thần không chết mất. Tại sao? Vì nó khônglay động nên không biến đổi.

Tiếptheo vua Ba Tư Nặc hỏi Phật: “Ngoại đạo nói khi thân nàychết thì tất cả đều biến mất” phải không?

Phậtnói: Không phải, cái nào có lay động thì biến đổi chếtmất. Cái nào không lay động không biến đổi không chếtmất, tồn tại vĩnh viễn.

Phậthỏi vua Ba Tư Nặc: Vua biết mình có cái không chết mất không?

Vuađáp: Không biết.

Phậtnói: Để cho ta nói cho vua biết.

Phậtdùng tay để đối đáp với A Nan, Tay Phật nắm buông rồihỏi A Nan: Ngươi có thấy tay ta nắm buông không?

ANan đáp: Thấy tay Phật nắm buông.

Phậtnói: Thấy tay ta nắm buông hay tánh thấy của ngươi nắm buông?

ANan nói: Tay của Phật nắm buông, còn tánh thấy của con đâucó lay động mà nói nắm buông!

Taycủa Phật nắm buông, sau khi chết thiêu thành tro, chôn thànhđất. Tánh thấy không lay động làm sao chết mất được?Vì không lay động thì không biến đổi, không biến đổithì không chết mất. Tại vì con mắt lay động thì chết mất.Tánh thấy không lay động thì không chết mất, tồn tại vĩnhviễn.

Nhưvậy, Phật còn chưa thỏa mãn, cái lay động là thân củaPhật, còn tánh thấy không lay động là thân của A Nan, haithân khác nhau. Phật muốn trong một thân có cái lay độngvà có cái không lay động. Phật mới phóng hào quang bên vaimặt của A Nan, A Nan ngó qua vai mặt. Phật phóng hào quang vaitrái của A Nan, A Nan ngó qua vai trái.

Phậthỏi A Nan: Tại sao cái đầu ngươi ngó qua ngó lại làm chođầu ngươi lay động vậy?

ANan đáp: Đầu của con lay động, còn tánh thấy của con tịnhcòn không có làm sao có động?

Chonên, cái đầu lay động thì sau này sẽ chết mất, thiêu thànhtro, chôn thành đất. Còn tánh thấy không lay động, khôngbiến đổi thì làm sao chết mất được? Không những tánhthấy không chết mất, mà tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm,tánh xúc và tánh biết đều tồn tại vĩnh viễn, không chếtmất.

Hỏi:
Lúcchưatạo thiên lập địa thì mọi người ở đâu?

Đáp:
Chỗnàyđể các vị tham, không được giải thích. Mới có câuthoại đầu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Nếucó thể giải thích thì có thể tìm hiểu, nên không thể làmcâu thoại đầu để tham được. Cho nên, tham câu này là giữcái không biết mãi mãi, rồi đến chỗ thoại đầu mới kiếntánh thành Phật.

Saunày các vị ngộ rồi sẽ tự biết, chưa ngộ mà đoán mòbậy bạ là sai lầm, vì không thể giải được. Mặc dầu,đã kiến tánh thì rõ biết, như Phật Thích Ca muốn nói chomình biết thì không thể được. Nếu có thể nói đượcthì không phải rồi.

-Muốnlàm nhà khoa học thì phải giỏi toán. Như lấy số một chiamãi không cùng tận được. Tại sao không có con số cuốicùng? Vì không có số cực nhỏ, không có số cuối cùng, khôngthể giải thích được. Nên Phật nói là không có sự bắtđầu (vô thỉ), cũng gọi là bất khả đắc. Chỉ có thểnói vậy thôi, làm sao giải thích được? Nếu giải thíchthì có số cuối cùng, có số cực nhỏ. Không có số cựcnhỏ thì không có số cực lớn, nên gọi là vô thỉ vô chung.

Hỏi:
Conhỏicâu thoại đầu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?”Chưa trời đất đã có bổn tâm, nhưng không biết là cáigì? Như vậy có đúng cách dụng công không?

Đáp:
Câuthoạiđầu là kích thích niệm không biết, không biết nàylà không biết của bộ não, để chấm dứt biết của bộnão là tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Khiếnbộ não ngưng hoạt động, chứ không phải hỏi câu thoạiđể tìm hiểu đáp án của câu thoại. Nếu không chịu chấmdứt tìm hiểu, mà lại kéo dài sự tìm hiểu thì sai lầmlớn.

Bấtcứ hỏi câu thoại nào đều kích thích niệm không biết,nên muôn ngàn câu thoại đều kích thích niệm không biết.Khán (nhìn) là nhìn chỗ không biết được kéo dài. Hỏi vànhìn, hai cái đi song song để giữ niệm không biết, khôngbiết này gọi là nghi tình.

Chỉcần giữ niệm không biết, chứ không phải tìm hiểu đápán của câu thoại. Không phải muốn tìm hiểu ta là cái gì?“Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” là chỉ kích thíchniệm không biết. Nếu câu thoại đầu nào tìm hiểu đượcthì không thể dùng để tham. Phải dùng câu nào không thểgiải thích, không thể tìm hiểu, mới làm cho mình khởi lênniệm chân thật không biết.

Hỏi:
Vôthỉlà không có bắt đầu, sao gọi là thoại đầu?

Đáp:
Vôthỉthì không thể tìm hiểu, tức chưa có trời đất. Hữuthỉ (có bắt đầu) thì dễ tìm hiểu. Câu thoại đầu khôngthể tìm hiểu mới làm thoại đầu để tham được.

Hỏi:
Họcđạokiến tánh thì khó, vậy thế nào là kiến tánh?

Đáp:
PhậtThíchCa và chư Tổ đã kiến tánh cũng không thể nói cho mìnhbiết được. Nếu nói cho mình biết được thì mình khỏitu, có nói được thì không phải kiến tánh. Tự tánh khôngphải sở biết, sở kiến. Không có năng kiến để kiến tựtánh mới gọi là kiến tánh. Kiến tánh là tự tánh tự hiện.Nếu có tự tánh mà Phật Thích Ca thấy được thì không phảitự tánh, vì nó là nhị, tự tánh là bất nhị. Nếu có năngkiến, sở kiến cũng là nhị.

Mặcdầu, Phật Thích Ca đã kiến tánh là tự tánh tự hiện, chứkhông phải có người năng kiến để kiến tự tánh. Nếutự tánh mà Phật Thích Ca phát hiện ra thì tự tánh này làsở kiến. Tự tánh không phải là sở kiến. Năng kiến vàsở kiến đều diệt thì mới hiện ra tự tánh.

Hỏi:
Mộtkhikiến tánh rồi thì tướng bệnh đã hết, tướng mạnhhiện ra. Tại sao ngài Hư Vân và vị sửa đường lộ gặpnhau không biết, mà phải dùng thiền ngữ mới biết?

Đáp:
Vậycôđã kiến tánh rồi sao! Nếu cô chưa kiến tánh sao biếtthế nào, thế nào? Người kiến tánh là tự biết mà khôngthể nói cho người khác biết được, vì tự tánh không phảilà sở kiến.

Hỏi:
Conởxa không gần các vị lão tham, có thể con tự chọn câuthoại đầu để tham được không?

Đáp:
Câuthoạiđầu là mình tự chọn, chọn câu nào không thể tìmđáp án được thì mới thích hợp để tham; còn nếu có thểtìm ra đáp án hay giải thích thì không thích hợp để tham.

Hỏi:
Thamthoạiđầu ở nhà, đi ít ngồi nhiều được không?

Đáp:
Thamthiềnở nhà đi đến mỏi chân thì ngồi, ngồi đến têchân rồi đi, không cần nhất định thời gian nào. Nếu làmcông việc thì cứ làm, khỏi ngồi khỏi đi.

Hỏi:
Conđếnđến với đạo Phật hơn một năm, đi tìm học Phậtvà dự thiền thất lần thứ hai, pháp môn thiền con rất thích,con tham câu “muôn pháp về một, một về chỗ nào?” Vậycon nên học giáo lý ở trường nữa không? Nếu học thì phảitrả bài, vậy con phải làm sao?

Đáp:
Làmnghềnào tham thiền cũng được, làm thợ hồ thì cứ làmthợ hồ, làm thợ mộc thì cứ làm thợ mộc, làm thợ bếpthì cứ làm thợ bếp, làm nghề học cũng được vậy, huốnglà học giáo lý. Bất cứ làm nghề gì cũng được, đừnglàm nghề nào mà gây ra quả báo không tốt. Như sát sanh haymua bán sinh mạng,… còn các nghề sinh sống làm bình thường,tức là mình làm cái gì thì phải giữ đúng vai trò cái đó.

Hỏi:
Nghiêncứugiáo lý sách Phật, tụng kinh hằng đêm có tiếp tụclàm nữa không?

Đáp:
Tụngkinhlà tu của giáo môn, tụng tới đâu thì thiền quán tớiđó, gọi là tùy văn quán tưởng. Tổ đình tông Thiên Thailà Quán Tông tự tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngài Đế Nhànlà Pháp sư danh tiếng của tông Thiên Thai. Một ngày có 3 thời,mỗi thời có 2 giờ tụng kinh vừa quán, chứ không phải nhưở đây tụng kinh bao quán tưởng, tức là đang tụng kinh làđang thiền nhiêu đó chỉ có 40 phút là xong. Tụng kinh khôngphải cho Phật nghe. Còn có người nói tụng kinh mới tiêucủa Tín thí! Nhưng sự thật thì không phải vậy, tụng kinhlà tu, có tu mới tiêu của Tín thí được, đó là cách tucủa giáo môn.

Hỏi:
Vaitròcủa bộ não trong bát thức như thế nào?

Đáp:
Bátthức………nghiệp lực trói buộc.(Trang 202 - 203).

Lụccăn thì có mỗi căn nhiệm vụ riêng biệt, 8 thức thì cónhiệm vụ của mỗi thức. Vai trò bộ não là hệ thống thầnkinh tức là lục căn. Người thường hay nhà khoa học chỉbiết bộ não, họ cho 8 thức chỉ một thức là bộ não, rồicùng với lục căn. Đến lúc bát thức chuyển thành tứ tríthì cũng dùng bộ não, nhưng bộ não chỉ là công cụ nô lệcủa tứ trí (chơn tâm) tức là cái dụng của chơn tâm.

Bátthức chưa chuyển thành trí thì hợp tác với hệ thống thầnkinh (lục căn) nghe lệnh của bộ não gọi là vọng tâm, nghịchvới thực tế. Bộ não làm chủ là theo ngã chấp, mới cónhững chuyện ác. Làm thiện làm ác đều do bộ não chỉ huy,bát thức chuyển thành tứ trí chỉ có làm thiện, chứ khôngcó làm ác. Nhưng làm thiện cũng không cho làm thiện.

Hỏi:
Phậttánhsiêu việt logic, có đồng với câu “cứu cánh cùng cực,bất tồn quỷ tắc” của Tín Tâm Minh không?

Đáp:
Cũnggiốngnhư vậy, nếu có logic thì có tương đối, phải cóthí dụ. Còn chơn tâm bất nhị không có tương đối thì khôngthể dùng lời nói để diễn tả, không thể theo logic đểchứng minh. Cho nên, nói “Phật tánh siêu việt logic”. Nếunói đồng là nhị, nói khác cũng là nhị. Tại sao? Ngườita nói “đồng nhất”, nhưng phải có hai cái mới đồngđược, như cái này đồng với cái kia. Còn khác cũng vậy,cái này khác với cái kia, phải có hai cái mới nói khác.

Hỏi:
Cácchùathường có gia phả chánh pháp hoặc Lâm Tế chánh tông,có phải là triệt ngộ không?

Đáp:
Xưa,cótriệt ngộ mới truyền tâm ấn gọi là nối pháp. Thườngthường thầy truyền pháp, đệ tử ngộ rồi được thầyấn chứng, nhưng thầy không biết nối pháp của mình.Sau khi vị ấy ra làm trụ trì, bắt đầu hoằng pháp, đốtcây hương đầu tiên và tuyên bố “thầy truyền pháp chotôi là người….”, rồi gởi thư cho thầy, nói “nhờ ơnpháp nhũ của thầy mà nay con được nối pháp”, có khi thưgởi đến thì thầy đã tịch hay thư đến vị thầy đó mớibiết mình có pháp tử.

Thờiấy có người kiến tánh mới nối pháp, sau này chưa kiếntánh cũng nối pháp. Rồi dần dần tệ hơn, nhưng lại cótham thiền; sau nữa thầy tìm đệ tử nối pháp. Đến saucòn tệ hơn không có tham thiền mà có niệm Phật cũng đượctruyền pháp thiền. Sau nữa không niệm Phật và không tu màđược truyền là đệ tử của Thiền sư đời nào đó…

Bâygiờ càng ngày càng tệ, thầy viết ra pháp huyễn không biếtngười đó có đọc qua pháp quyển không? Nhưng cũng kể từ7 Phật quá khứ đến bây giờ, từ đời từ đời đều đầyđủ hết. Như ban đầu là sữa nguyên chất, rồi pha thêmnước, pha đến lúc nước nhiều hơn sữa, cuối cùng chỉcòn có nước, như hiện nay cũng gọi là pháp nhũ!

Hỏi:
Convừahỏi câu thoại và nhìn một chỗ, một niệm chưa sanh,khi câu thoại vừa hết, con lại hỏi tiếp tục. Trong lúcđó cái nhìn vẫn liên tục. Vậy như thế nào?

Đáp:
Mìnhphảitập lần lần, cái hỏi thì dễ hơn cái nhìn, vì thóiquen của mình thì phải có mục tiêu để nhìn; bây giờ khôngcó mục tiêu để nhìn thì người ta không quen. Nhưng phảitập lần lần cho quen, tức là không thấy gì cũng nhìn hoài,nhìn chỗ trống rỗng không có gì cũng nhìn, mà hỏi và nhìn2 cái đi song song tập lần lần, tập lâu sẽ nhìn được.

Hỏi:
Ngườikiếntánh là tương đối bước vào lãnh vực tuyệt đối.Vậy có đúng không? Tuyệt đối có phải triệt ngộ không?

Đáp:
Côngphuđến chỗ nào thì biết đến chỗ đó, chưa tới mà tìmhiểu là sai lầm. Đừng nói mình chưa chứng gì hết, Sơ Địacòn chưa biết Nhị Địa, Nhị Địa thì không biết Tam Địa.Chưa chứng Nhị Địa mà tìm hiểu Nhị Địa là sai lầm,chứng Nhị Địa rồi tìm hiểu Tam Địa cũng sai lầm, huốnglà chưa chứng gì hết! Muốn tìm hiểu Thập Địa, ĐẳngGiác, Diệu Giác, vậy làm sao được?

Thamthiền là chấm dứt tìm hiểu, công phu đến đó mới biết;còn bây giờ công phu chưa đến chỗ đó làm sao biết? Nhưmình chưa đến Hà Nội mà hỏi thành phố Hà Nội là sao?Dẫu cho người ta nói để mình biết, mình cũng không biếtđược. Khi nào mình đến Hà Nội thì tự biết rõ ràng. Nếunghe sự diễn tả của người ta để biết, nhưng đến nơithì lại thấy khác.

Hỏi:
Tựtánhcùng khắp, sao bộ não không cùng khắp?

Đáp:
Bộnãolà vật chất thì bị không gian và thời gian hạn chếnên không cùng khắp. Còn tự tánh là phi vật chất nên tựnhiên cùng khắp.

Hỏi:
Tạisaokhởi niệm hỏi câu thoại gọi là tham thoại đầu?

Đáp:
Khởiniệmlên thì không phải thoại đầu, vì mục đích muốnđến thoại đầu nên gọi là tham thoại đầu hay là khánthoại đầu. Nhưng sự thật nhờ câu thoại để hỏi mà khởilên niệm không biết, chứ không phải thoại đầu.

Bộnão (ý thức) gồm có mặt biết và mặt không biết. Nếudùng mặt biết để tu gọi là Như Lai thiền, dùng mặt khôngbiết để tu gọi là Tổ Sư thiền, cuối cùng đều đếnthoại đầu.

Bắtđầu hỏi và tham là rời khỏi thoại vỉ, nhưng chưa đếnthoại đầu, đang đi ở giữa đường thì một ngày kia sẽđến thoại đầu, tức là tìm hiểu biết, suy nghĩ biết,ghi nhớ biết đều chấm dứt.

Chỗthoại đầu còn gọi là vô thỉ vô minh, cũng gọi là đầusào 100 thước là nguồn gốc bộ não. Từ đầu sào 100 thướcbước lên một bước nữa là lìa ý thức thì biết và khôngbiết của bộ não được sạch, cái biết Phật tánh hiệnra khắp không gian và khắp thời gian.

Vìbộ não là vật chất nên không cùng khắp không gian thờigian, lìa bộ não được phi vật chất là Phật tánh. Nếucòn dính líu với bộ não thì không cùng khắp được.

Hỏi:
Cấymôtế bào động vật được hình thành, vậy đó có phảilà hữu tình không? Và có bị chi phối nhân quả không?

Đáp:
Hữutìnhlà loài động vật, nếu dùng tế bào con đực cấy vàotrứng của con cái và dùng tinh trùng con đực cấy vào trứngcủa con cái, hai việc này giống nhau.

Hữutình cũng phải chi phối theo luật nhân quả, có tình cảmbuồn vui, yêu ghét, biết đau biết khổ. Vô tình thì khôngbiết đau, biết khổ.

BồTát là bồ đề tát đỏa, nghĩa là giác hữu tình làm chohữu tình được giác ngộ, chứ không phải đối với vôtình, vô tình thì không thể giác ngộ được. Phật thuyếtpháp là đối hữu tình mà thuyết.

Hữutình là chánh báo, vô tình là y báo, tức là để cung cấpcho hữu tình dùng, chánh báo là chủ.

Hỏi:
Phươngpháphành thiền tự tánh như: Thiền là tỉnh thức, thiềnlà an nhiên, thiền là điềm đạm, thiền là không vọng tưởng,thiền là ở sáu căn, thiền là khi tụng kinh, thiền khi niệmPhật, tất cả những đề mục trên, có phải oai nghi tếhạnh của người tu không? Hay là Như lai thiền?

Đáp:
KhôngphảiNhư Lai thiền, mà là tà ma ngoại đạo thiền, khôngphải chánh pháp của Phật dạy. Chánh pháp của Phật dạylà Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừa(Tổ Sư thiền), tức là 4 thừa.

NgàiNguyệt Khê giải thích 4 thừa:

1.Tiểuthừa:
-Giaiđoạnchấp ngã: Tất cả pháp môn của chánh pháp đều phángã chấp. Tiểu thừa là giai đoạn phá chấp ngã.

-Chủquan duy vật luận: Tại sao nói duy vật? Vì lục căn đốivới lục trần đều là duy vật.

-Phạmvi tương đối: Lục căn và lục trần là tương đối.

-TuTứ Thánh Đế: Tứ Thánh Đế còn gọi là Tứ Diệu Đế (khổ,tập, diệt, đạo), hằng ngày mình thấy khổ, khổ đó làdo tâm tạo ra gọi là tập đế. Muốn diệt khổ thì phảitu đạo, rồi mới chứng diệt (Niết bàn). Cho nên nói làkhổ, tập, diệt, đạo.

-Ởtrong nhất niệm vô minh: Cuộc sống hằng ngày của mình đềuở trong nhất niệm vô minh, từ niệm này qua niệm kia ngàyđêm không ngừng. Ban đêm biến hiện ra nhắm mắt chiêm bao,ban ngày biến hiện ra mở mắt chiêm bao.

-ThừaThanh văn: Là Tiểu thừa nghe âm thanh của Phật thuyết phápđược ngộ đạo.

-Mụcđích đoạn dứt lục căn: Tiểu thừa cho lục căn là nguồngốc, vì lục căn tiếp xúc lục trần, ham thích lục trầnmới sanh ra phiền não. Cho nên Tiểu thừa là muốn dứt lụccăn, vì không có lục căn thì không có phan duyên lục trần,nên mới hết cái khổ phiền não.

2.Trungthừa:

-Giaiđoạn phá pháp chấp: Đến Trung thừa thì phá được ngãchấp, nhưng lại chấp pháp. Tất cả vũ trụ vạn vật, bấtcứ cái gì đều là pháp.

-Chủquan duy tâm luận: Không phải đối với vật hay đối vớilục căn, lục trần. Phá được ngã chấp là không đối vớivật, nhưng lại đối với pháp. Pháp không có hình thể chỉlà khái niệm trong tâm, nên gọi là duy tâm luận.

-Phạmvi tương đối: Thừa này còn ở trong phạm vi tương đối,vì pháp với tâm là tương đối.

-Tumười hai nhân duyên: Trung thừa tu 12 nhân duyên là từ vôminh đến lão tử, bao gồm quá khứ, hiện tại, vị lai.

-Ởtrong nhất niệm vô minh: Thừa này vẫn còn ở trong nhất niệmvô minh, tức là từ niệm này qua niệm kia.

-ThừaDuyên giác: Vì họ tu 12 nhân duyên được giác ngộ, nên gọilà thừa Duyên giác.

-Mụcđích đoạn nhất niệm vô minh: Tiểu thừa đoạn lục căn,vì lục căn bám theo lục trần là duy vật. Chấp pháp là cáiniệm chấp pháp. Ý niệm đó gọi là nhất niệm vô minh, nênđoạn nhất niệm vô minh để không còn chấp gì nữa.

3.Đạithừa:

-Giaiđoạn không chấp: Đến Đại thừa thì phá được ngã chấpvà pháp chấp, nhưng lọt vào không chấp tức là chấp không.

-Tâmvật hợp nhất: Tiểu thừa là duy vật, Trung thừa thì duytâm, Đại thừa là duy tâm và duy vật hợp một.

-Phạmvi tương đối: Tâm với vật hợp một cũng còn tương đối.

-Tusáu ba la mật: Đại thừa là tu sáu ba la mật (bố thí, trìgiới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ).

-Ởtrong vô thỉ vô minh: Ở trên là nhất niệm vô minh, nhấtniệm vô minh được phá rồi, đến nguồn gốc là vô thỉvô minh, Thiền tông gọi là thoại đầu.

-TuBồ Tát thừa: Tu 6 ba la mật, tức là Đại thừa.

-Mụcđích phá vô thỉ vô minh: Nhất niệm vô minh sạch thì đếnvô thỉ vô minh. Tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ đều là nhấtniệm vô minh, nhất niệm này sạch hết thì đến thoại đầulà vô thỉ vô minh.

4.Tốithượng thừa:

-Giaiđoạn thật tướng: Tiểu thừa phá ngã chấp, Trung thừa phápháp chấp, Đại thừa phá không chấp thì đến chỗ thậttướng.

-Phitâm phi vật: Cái kia còn ở trong tương đối có tâm có vật,đến Tối thượng thừa thì chẳng phải tâm cũng chẳng phảivật. Như ngài Long Thọ nói: “Tâm như hư không vô sở hữu”tức là không có gì cả (trống rỗng).

-Phạmvi tuyệt đối: Trống rỗng không có gì, là tương đối đivào tuyệt đối.

-Thamthoại đầu, công án: Tối thượng thừa là tham thoại đầu.Tôi dạy các vị tham thoại đầu, tham công án. Công án phứctạp hơn thoại đầu, nhưng đều giữ cái “không biết”.Như người ta gặp công án, ngộ thì ngộ, không ngộ thì khônghiểu, không hiểu tức là không biết (nghi tình), giữ nghitình thì sau này sẽ được ngộ. Chứ không phải các ngườilàm tày khôn viết sách thiền giải công án, tìm hiểu côngán, ấy là sai lầm, phải bị tội địa ngục. Công án làđể cho người ta ngộ, chứ không phải để cho người tatìm hiểu.

-Chơnnhư Phật tánh: Tối thượng thừa là mục đích hiện Chơnnhư Phật tánh.

-NhấtPhật thừa: Các thừa trên gọi là Thanh Văn, Duyên Giác, BồTát, còn đây gọi là Phật thừa.

-Vạnđức viên mãn vô tu vô chứng: Đến chỗ này thì tất cảđầy đủ, vì nó sẵn có nên gọi là vạn đức viên mãn.Tại nó sẵn có nên không phải tu mới thành, nên nói là vôtu; không phải chứng mới đắc gọi là vô chứng, vì nó thànhsẵn đắc sẵn. Tại nó bị che khuất, nên tham thiền là dẹpbỏ các che khuất thì nó tự hiện.

Nhưluyện quặng vàng, luyện bỏ tạp chất thì vàng ròng hiệnra; vàng ròng được hiện ra thì phải qua luyện mới được.Nhưng không phải luyện rồi mới thành, vàng đã thành sẵnở trong quặng, nhưng bị đất cát tạp chất che khuất.

NhưPhật tánh đã thành sẵn, bị biết và không biết của bộnão che khuất, nên phải nhờ tham thoại đầu hay tham côngán, dẹp bỏ những che khuất để Phật tánh hiện ra, chứkhông phải tu mới thành chứng mới đắc, nên gọi là vôtu vô chứng.

Hỏi:
Trongtácphẩm Nẻo Vào Thiền Học có viết một đoạn kể lạiđối thoại giữa 2 vị là Thiền giả và Hòa thượng.

Thiềngiả hỏi: Đạo là gì?

Hòathượng trả lời: Đạo là tâm bình thường của con người.

Thiềngiả nói: Vậy cần gì phải tu?

Hòathượng trả lời: Nếu có tu thì trái với đạo.

Kínhxin Sư Phụ giảng: Có ý muốn tu là trái với đạo?

Đáp:
Vìvôtu vô chứng, tại không phải tu mà thành.

Hỏi:
Thếnàophiền não tức Bồ đề và sanh tử tức Niết bàn?

Đáp:
Bồđềlà giác ngộ, phiền não là si mê. Nếu không có si mêthì làm sao có giác ngộ? Nên có si mê mới có giác ngộ. Mêvà ngộ là tương đối.

Hỏi:
Condùng“tâm là cái gì?” làm thoại đầu để tham đượckhông?

Đáp:
Tâmlàdanh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì thì aicũng không biết, chỉ là tâm tự biết, Phật Thích Ca cũngkhông biết được. Nếu Phật biết được thì nó thành sởbiết, tức là còn ở trong tương đối, có năng có sở. Chântâm không phải sở biết nên gọi là bất nhị, nhị là tươngđối; không có tương đối nên nó không bị phát hiện được,nó không thành sở biết. Nếu có năng biết và sở biết thìkhông phải chân tâm.

Hỏi:
GiớiBồTát nói: “Người đã thọ giới Bồ Tát, nếu bán rượuthì 500 kiếp không tay”, lúc con đi ăn chung với bạn, bạncó nhờ con đưa rượu cho người ta uống. Vậy con có mangtội không?

Đáp:
Ngũgiớilà giới của thừa Thanh Văn, bán rượu thì không phạm,còn uống rượu thì phạm, vì chỉ không cho thân phạm. Còngiới Bồ Tát là cấm thêm tâm, cho nên tâm động là phạm.Giới Bồ Tát uống rượu là tội nhẹ, bán rượu thì tộinặng.
BồTátlà hy sinh thân mình là cứu độ chúng sanh, bán rượulà hại chúng sanh nên tội nặng, còn uống rượu chỉ hạimột mình nên tội nhẹ.

Hỏi:
GiớiBồTát có xả được không?

Đáp:
Giớicủanhà Phật bất cứ giới nào đều xả được hết. NhưBát quan trai giới chỉ một ngày một đêm là xả.

Hỏi:
Nghisựlà gì?

Đáp:
Sựlàcông việc, bất cứ công việc gì đều là sự. Như giảiđáp của tôi cũng là sự, các vị đi hương, tọa hương trongthiền thất cũng là sự, tức làm là sự. Như muốn cất nhà,phải theo kiến trúc mà xây tường lợp mái, những việc ấyđều là sự.

Nghisự của mỗi người thì mỗi khác. Cũng như nghi việc thamthiền có được giải thoát không? Nghi lý tham thiền có đúnglý không?

Hỏi:
Nếuconxuất gia mà bỏ cha mẹ già, vậy có bất hiếu không?

Đáp:
Nếuxuấtgia chơn tu là đại hiếu, còn tại gia có hiếu nuôicha mẹ đến già chết nhưng không được giải thoát, kiếpsau vẫn còn tiếp tục chịu khổ. Nếu mình xuất gia chântu giải thoát thì sẽ cứu được cha mẹ. Như Phật ThíchCa tu được giải thoát, rồi về độ cha mẹ và tất cảthân thuộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]