Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Bắc Truyền và Quan Niệm người chưa thọ Đại Giới có nên đọc tụng Tỳ Kheo Giới Kinh không?

07/09/201003:33(Xem: 4114)
Phật Giáo Bắc Truyền và Quan Niệm người chưa thọ Đại Giới có nên đọc tụng Tỳ Kheo Giới Kinh không?
PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN
VÀ QUAN NIỆM NGƯỜI CHƯA THỌ ĐẠI GIỚI

CÓ NÊN ĐỌC TỤNG TỲ KHEO GIỚI KINH KHÔNG?

Thích Tâm Mãn

PhậtGiáo trong thời hiện đại bình đẳng, tự do ngôn luận, và thông tin được cập nhật nhanh chóng, cho nên việc thu thập tư liệu và những thông tin, dữ liệu về rất nhiều lĩnh vực như xã hội, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, triết học, tôn giáo.v.v… không còn là vấn đề nữa. Tất cả đều rất rõ ràng và không gì là bí mật với chúng ta và người khác. Tăng sĩ thời hiện đại khi chúng ta nghiên cứu tìm hiểu vấn đề hay là một phát hiện màchúng ta cho là mới về các lĩnh vực Kinh, Luật, Luận trong Phật Giáo chúng ta cần phải cẩn ngôn thận trọng vì Cổ Tôn Đức dạy: “Y Kinh giảng nghĩa Tam Thế Phật oan, ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.”.

Giới Luật của Phật Giáo với tính chất thánh thiện thanh tịnh giải thoát của mình, cho đến ngay cả Đức Thế Tôn khi vào Vô Dư Niết Bàn điều mà người dặn dò cho đệ tử vẫn là “Lấy Giới Làm Thầy”vì vậy Giới Luật mà Phật chế ra đều có công năng, ý nghĩa nhất định trong vấn đề tu hành đạt đến giải thoát và giác ngộ, cho nên Giới Luật của Phật Giáo Nam Truyền hay Bắc Truyền đều có chung nguồn gốc từ Đức Phật chế ra. Trong [Tứ Phần Giới Bổn Sớ]của Ngài Đạo Tuyên Luật Sư chép: “cho nên Luận rằng: Nói về Tam Tạng, Luật Tạng là tối thắng, là mật vậy, duy chỉ có một mình Đức Phật được chế cho chư Tăng, những người ngoài chúng Tăng thì không cho đọc tụng và không cần phải học.” luận cứ này của Ngài Đạo Tuyên theo Ngài Nguyên Chiếu thời Bắc Tống trong [Hành Tông Ký]cho rằng xuất từ bộ luận [Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa]trong bộ luận này có đoạn nói rằng: “ Hỏi rằng: Khế Kinh A Tỳ Đàm khôngtừ lúc Phật ban sơ. Chỉ độc có Luật Tụng là từ thời Phật. Đáp rằng: Lấyđó làm tối thắng, là mật, vì do Phật độc chế ”

Giới Luật là thọ mệnh của Phật Pháp, là mạng mạch của Tăng già cho nên Giới Luật của Phật Giáo thuộc Hiển Giáo chứ không thuộc Mật truyền vì vậy Giới Luật có tính phổ thông hơn là bí mật. Nói Giới Luật là phổ thông nhưng không mang tính chất đại trà vì cósự qui định thứ lớp rõ ràng, Luật nào được công khai luận bàn và Giới nào chỉ nên giảng bày với những đương sự có liên quan, nếu những ai không có liên quan đến những Giới luật mà mình không thọ trì nhất là Tỳ Kheo Giới. Chư lịch đại Bắc Truyền Luật Tông Tổ Sư hầu như không khuyến khích những người chưa thọ giới Tỳ Kheo đọc tụng Đại Giới mà đôi khi cònngăn cấm vì điều đó có nguyên nhân.

Trong [Đại luật]dạy: “Phàm là người chưa thọ Đại Giới, không được trộm nghe Tỳ Kheo tụng giới, nếu không thì là “Tặc Trụ”, thành là chướng duyên của Giới Tỳ Kheo, chung thân không được xuất gia thọ Giới Tỳ Kheo.” chính nguyên nhân này mà lịch đại Bắc Truyền luật Tông Tổ Sư vì thương sót đàn hậu tấn, không nở để họ phải mang tội “Tặc Trụ” thành chướng duyên trong việc xuất gia học Phật , không được thọ Giới Tỳ Kheo để dự vào hàng TăngGià, mất đi duyên lành làm Chúng Trung Tôn thọ sự cung kính của Chư Thiên và Loài Người và mục đích cứu cánh cuối cùng là Giải thoát thành Phật.

Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm trong [Người Thế Tục có được xem Tăng Luật không]chép: “Luật Tỳ Kheo vì Tỳ Kheo mà chế, người không thọ giới thì không việc gì phải nghiên cứu và cũng không cần phải nghiên cứu. Nhân vì là phàm phu thì vẫn là phàm phu, xem Luật Tỳ Kheo rồi, khó mà không lấy những điều đã dạy trong luật ra mà làm thước đo để đong lường sự sinh hoạt thường ngày của hiện tiền Tăng đoàn, từ đó khó khỏi sanh tâm coi thường Tỳ Kheo, nếu quả thật như vậy, thì tội danh “Tặc Trụ” cũng dễ thành vậy.”.

Ví dụ khi một em nhỏ thắc mắc về việc của người lớn, thường thì cha mẹ của bé trả lời: việc của người lớn con hỏi làm gì. Nhưng khi bé đã lớn và cần hiểu biết những việc cần biết để sống cho tốt và thành người, thì không lý do gì mà bố mẹ lại không giải thích. Giới luật của Phật giáo cũng như vậy phải có thứ lớp và cấp bậc để khi người học Phật từng bước đi vào Pháp Giới. Trong [Sa Di Luật Nghi Yếu Lược]Tổ Vân Thê dạy: “Cho nên thầy Sa Di phủi tóc trước thọ mười giới, sau mới lên đàn thọ Cụ (thọ giới Cụ Túc). Kẻ ngây mờ vậy chẳng biết, đứa dạikhinh mà chẳng học, bèn toan vượt bực, mống ý cao xa cũng khá thương vậy.”.

Đức Phật thương chúng sanh như mẹ hiền thương con dại, cho nên khi chế Giới Đức Phật đã tùy theo căn cơ của chúng sanh mà chế. Đệ tử tại gia có Tam Qui Ngũ Giới, Bát Quan Trai Giới, BồTát Tại Gia Giới. Nếu như là đệ tử xuất gia thì Tăng cũng như Ni đều phải thọ Sa Di Giới, sau phải học giới và hành trì giới phẩm của chính mình, Trong [Sa Di Luật Nghi Yếu Lược]Tổ Vân Thê dạy: “vì giữ mười giới nên có vài lời lược giải, khiến cho kẻ mới học biết chổ nơi mà đến…sau đó là từng bậc bước lên Giới Tỳ Kheo, xa hơn nữa là căn bản của Bồ Tát Giới”. Khi túc duyên và công hạnh đầy đủ thì mới đượcthọ Giới Tỳ Kheo và Bồ Tát Giới đối với Tăng, còn đối với Chư Ni vì căncơ khác với Tăng cho nên Đức Phật chế thêm Giới Thức Xoa Ma Na Ni, GiớiBát Kỉnh Pháp và Giới Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới. Thiết nghĩ một hành giả khi phát nguyện xuất gia thọ trì Giới Pháp nếu chiếu theo Giới Pháp mà mình đã phát tâm thọ trì và chuyên tâm tinh tấn trong việc giữ Giới thì không có thời gian cũng như vọng niệm để tìm hiểu việc khác huống hồlà nghe trộm Giới, vì chính hành động này đã nói lên việc trì Giới không thanh tịnh, trì giới không thanh tịnh thì việc tu hành giải thoát đã không thành, cho nên không ai dại lại chịu thêm tội “Tặc Trụ” cho nênngoài những bậc thượng căn túc trí, cơ duyên hơn người trước học luật sau xuất gia thành “Tòng Lâm Thạch Trụ” ra hầu hết những kẻ không hiểu hay cố tình không hiểu mà cố trộm nghe xem những điều không phải mình cần biết thì tội “Tặc Trụ” không khó để được định danh.

Trong [Tỳ Kheo Giới Bổn]khi làm phép Yết Ma hỏi rằng: “người chưa thọ Giới ra chưa? Đáp: đã ra…” việc đại Tăng thuyết giới Bố tát khi yết ma yêu cầu những người chưa thọ giới Cụ Túc kể cả Sa Di cũng như cư sĩ ra khỏi giới trường để đại Tăng tụng Tỳ Kheo Giới nói lên tính chất “Biệt Giải Thoát” của Giới Luật. chúng ta thường cho rằng tính chất của “Biệt Giải Thoát” thường chỉ qui cho từng Giới riêng biệt nếu từng giới riêng biệt cụ túc tính “Biệt Giải Thoát” thì cả một bộ đại luật thì tính chất này phải rộng lớnhơn và bao hàm hơn, có sự ảnh hưởng sâu sắc hơn và nếu như ngược lại thì sự phương hại đến giới thể cũng phải nặng hơn. Nên việc ngăn ngừa người chưa thọ giới Cụ Túc không được trộm nghe giới có khác gì khi ta chỉ biết lái xe đạp mà bỗng dưng lên lái xe ô tô chở khách, sự nguy hiểmkhông những đến với ta mà còn vạ lây cho bao nhiêu người khác.

Cũng có ý kiến cho rằng mục đích Phật chế ra Giới Luật nhằm ngăn điều ác, phát triển thiện hạnh, dẫn dắt chúngsanh đến bờ giải thoát. Thế nên bất cứ ai muốn tìm hiểu bất cứ loại giới luật nào với mục đích hướng thượng, cầu giải thoát, thì không nhữngkhông ngăn cấm, mà còn phải khuyến khích và cổ vũ nữa là khác. Điều nàyhoàn toàn đúng và tất cả những ai là con Phật đều không phủ nhận vấn đềnày, ngay cả Đức Phật khi chế giới cũng rất rõ ràng trong vấn đề này người nào nên thọ giới nào và nên giữ giới như thế nào rất cụ thể và rõ ràng trong từng loại giới. Như trong một gia đình có mấy đứa con lớn, nhỏ, ngu, trí, tính cách đều không như nhau, khi muốn cho chúng thành người thì phải cho chúng đi học mà khi đi thì phải bắt đầu từ mẫu giáo cho đến hết trung học là trình độ căn bản được qui định nếu như chúng không muốn học hết cấp hai mà cứ vào đại học liệu có thể được không? Hoặc là học sinh cấp hai lại không đọc những tài liệu học tập của cấp hai mà cứ xem những chương trình của đại học rồi không hiểu hoặc hiểu sai rồi lại vặn hỏi lại chúng ta thì phải làm sao? nên dạy chúng tiếp tục đọc rồi tự hiểu, hay là khuyên chúng nên quay lại với chương trình của mình đương học để trao dồi đừng lãng phí thời gian một cách vô bổ, đôi khi lại làm ảnh hưởng đến thần kinh trở thành người không bình thường mà dân gian thường có câu “Tẩu hỏa nhập ma”. Cho nên tài liệu củađại học ai cũng có thể coi được không ai cấm, chỉ việc xem tài liệu nàycó lợi ích hay không? mới là vấn đề, Giới luật của Tỳ Kheo cũng như vậy.

Hoằng Nhất Luật Sư trong [Trưng Biện Học Luật Nghi Bát Tắc]có đoạn chép: “Nếu như muốn tìm cầu ở trong luật có chế…về văn nói rõ về việc người chưa đắc giới cần phải học giới Tỳ Kheo, là việc không thểcó.” Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm trong [Người Thế Tục có được xem Tăng Luật không]chép: “quy định không được trộm nghe Tỳ Kheo tụng giới là do Phật chế.Thứ nhất là để duy hộ sự tôn nghiêm của Tỳ Kheo, quan trọng hơn hết là bảo hộ tín tâm của người chưa thọ giới và tránh việc sau khi biết nội dung của Giới Tỳ Kheo, không đủ khả năng thể nhập và quán sát thánh ý của Phật Đà khi chế giới, khởi lên vọng ý khinh thị.” Trên đây là những lời tâm huyết của các bậc đại luật sư của Phật Giáo thời cận hiện đại, chúng ta đàn hậu học tự mình nên thận trọng.

Ngàynay khi nghiên cứu về Luật học nhất là Giới Luật của Nam Truyền Phật Giáo, vấn đề Nam Truyền Phật Giáo cho cư sĩ được xem Luật Tỳ Kheo chúng ta liền đặt câu hỏi cho vấn đề này, làm sao lại có việc khác biệt như thế, nếu như vậy theo quan niệm của Phật Giáo Bắc truyền về Giới Luật họcó bị mắc tội “Tặc Trụ” hay không?. Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm trong[Người Thế Tục có được xem Tăng Luật không]nói: “Sở dĩ Phật Giáo Nam Truyền ở Thái Lan không những không cấm cư sĩ xem luật Tỳ Kheo mà còn cổ động họ xem luật, vì những người Cư sĩ của Thái Lan đasố đã từng đi xuất gia và họ có thể tùy thời đi xuất gia trở lại.” Khi đi xuất gia thọ giới tức đã học Luật thì khi về tại gia xem luật để chuẩn bị cho việc tái xuất gia vấn đề này trong luật không cấm. Trong lịch sử Phật Giáo Bắc Truyền không ít vị cao Tăng Phật Giáo khi chưa xuất gia đã từng đọc qua Đại Luật. Trong [Tư Trì Ký]Linh Chi Luật Sư nói: “ Chư vị cao Tăng từ xưa đến nay, phần đa khi còn là người tại gia có đọc Đại Luật, nếu như có mắc tội chướng giới thì cũng không phải lo lắng lắm, vì học để biết tu vậy.” .

Là Tăng sĩ tu trì theo truyền thống Phật Giáo Bắc Truyền “Thích Tử Truy Y”mặc áo đắp y, ăn chay, thì không phải những phép tắc của Phật Giáo Nam Truyền đều có thể vận dụng, vì Phật Giáo Nam truyền có những truyền thống và luật định để phù hợp với phong tục tập quán của người địa phương, Phật Giáo Bắc Truyền chúng ta cũng như vậy, Phật dạy “Khế Lý Khế Cơ”.Cho nên chúng ta cần phải tuân thủ theo luật định của Đức Phật cũng nhưthanh quy và Phép tắc của chư vị Tổ Sư Bắc Truyền đã đặt ra. Bởi lẽ tấtcả những luật định cũng như phép tắc này đều được hình thành từ trí huệvô lậu của Phật và tuệ giác thanh tịnh của các bậc Tổ Sư, cho nên trãi qua hơn 2000 năm vẫn còn nguyên giá trị và trường tồn với Tăng Già Bắc Truyền. Vậy nên khi có những ý kiến và tư tưởng mới trong vấn đề luật học, tất cả đều chỉ là ý kiến của cá nhân chứ không đại diện cho Tăng đoàn Phật Giáo Bắc Truyền vì nếu như là ý kiến của Tăng Đoàn thì phải thông qua “Pháp Yết Ma” và khi nào những vấn đề đưa ra mà Tăng Yết Ma “Thành” thì khi đó chúng ta nên làm theo, còn nếu như không thì nên xét lại. Vì trong [Qui Sơn Cảnh Sách]Tổ Đại Viên dạy: “Phép tắc Tỳ Ni chưa từng trao dồi, làm sao tỏ biết, liễu nghĩa thượng thừa của Kinh, đáng tiếc cho một đời trôi qua sau hối không kịp.”.

XEM THÊM BÀI LIÊN QUAN:

GIỚI LUẬT CÔNG TRUYỀN HAY BÍ TRUYỀN - Thích Phước Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]