TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 2
B. VẤN ÐÁP KHẢI BẠCH
-Tăng họp chưa?
-Tăng đã họp
-Hòa hiệp không?
-Hòa hiệp.
-Người chưa thọgiới Cụtúc đã ra chưa?
-Người chưa thọgiới Cụtúc đã ra rồi.
(Nếu có thì bảo họra rồi trảlời nhưvậy. Nếu không thì trảlời):
-Trong đây không có người chưa thọgiới Cụtúc.
-Các Tỳ-kheo không đến có thuyết dục và thanh tịnh không?
-Tỳ-kheo... thuyết dục và thanh tịnh.
(Nếu có người thuyết dục thì trảlời nhưvậy, bằng không thì trảlời):
-Trong chúng đây không có người thuyết dục và thanh tịnh.
-Có ai sai Tỳ-kheo-ni đến thỉnh giáo giới không?
-Không có Tỳ-kheo-ni đến thỉnh giáo giới.1
-Tăng nay hòa hiệp đểlàm gì?
-Thuyết giới Yết-ma.
-Ðại đức Tăng xin lắng nghe: Hôm nay là Bạch (hay Hắc) nguyệt ngày thứ15 (hoặc 14) chúng Tăng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hòa hợp thuyết giới. Ðây là lời tác bạch.
Kiền-độthuyết giới2nói:
Ðại Ca-tân-nậu ởtại trú xứTiên nhơn, bên núi Hắc thạch (trong vườn nai), yên lặng suy nghĩ, với ý nghĩnhưsau: “Nay ta nên đến thuyết giới hay không. Ta thường là người thanh tịnh bậc nhất”.
Lúc bấy giờ, đức ThếTôn biết ý niệm của Ðại Ca-tân-nậu, nên trong khoảnh khắc nhưngười tráng sĩco duỗi cánh tay, thoạt nhiên biến mất khỏi núi Kỳ-xà-quật, ThếTôn hiện đến trước mặt Ca-tân-nậâu, trải tọa cụngồi. Khi ấy, Ca-tân-nậu lễsát chân đức ThếTôn, rồi ngồi qua một bên. Ðức ThếTôn biết mà vẫn hỏi:
“Vừa rồi ởnơi đây, thầy có nghĩnhưvậy phải không?”
Ca-tân-nậu đáp:
“Bạch ThếTôn! Ðúng nhưvậy”.
Phật dạy:
“Pháp thuyết giới, nên phải cung kính, tôn trọng, thừa sự. Nếu thầy không cung kính Bố-tát, tôn trọng thừa sựthì ai là người cung kính tôn trọng thừa sự.Thầy nên đến thuyết giới, không được không đến. Nên đi bộđến, không nên dùng Thần túc đến. Tôi cũng sẽđến”.3
Tùy theo mỗi trú xứ, người nhiều hay ít, cùng tập hợp lại một chỗđểthuyết giới. Không hòa hợp thuyết giới, phạm Ðột-kiết-la.
Tỳ-kheo tuổi nhỏ, đến ngày Bố-tát, phải đến trước nơi nhà thuyết giới, lau quét, trải tọa cụ, múc đầy nuớc nơi bình tịnh thủy, bình rửa chân, đốt đèn và đem thẻhành xá-la. (Xá-la Hoa dịch là trù. Luật Ngũphần nói: Thẻ, không được lớn hơn ngón tay, không được nhỏhơn chiếc đũa). Nếu họkhông biết thì Thượng tọa phải dạy họ. Không dạy, hay không nghe theo lời dạy, đều phạm tội Ðột-kiết-la. Thuyết giới rồi nên dọn dẹp.
Nếu trú xứnào chỉcó một Tỳ-kheo, đến ngày Bố-tát nên đến nhà thuyết giới, lau quét... nhưtrước.
Nếu có khách Tỳ-kheo đến, bốn vịhay trên bốn vị, trước nên tác bạch rồi sau thuyết giới. Nếu có ba vị, hai vị, mỗi một vị, hướng vào nhau đểnói:
“Nay ngày thứ15 (hay 14) Tăng thuyết giới, tôi... thanh tịnh”.
Nói nhưvậy ba lần. Nếu có một vị, nên tâm niệm miệng nói cũng nhưvậy, ba lần. (Chiếu theo các bộkhác thì nếu ba vịnên nói: NhịÐại đức ức niệm... Nếu 2 vịnên nói: Ðại đức ức niệm).
Không nên phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hiệp, và pháp biệt chúng Yết-ma thuyết giới. (Giải thích trong pháp Yết-ma).
Nên nói pháp hòa hiệp Yết-ma thuyết giới.
Nếu Tỳ-kheo có bệnh và bận việc của Tam bảo cho phép dữdục thanh tịnh4. Nên nói bằng lời, hay biểu hiện nơi thân tướng đểdữdục thanh tịnh. Nếu không biểu hiện nơi thân tướng, hay không nói thành lời, không thành dữdục thanh tịnh. Trường hợp người nhận dục thanh tịnh rồi, liền qua đời cho đến bịdiệt tẫn v.v... Không thành dữdục thanh tịnh; nhưng nếu ngủ, vào định, hoặc quên không tác bạch, vẫn thành dữdục thanh tịnh. Nếu người nhận dục cốý không nói, phạm Ðột-kiết-la. Nếu không thểthực hành nhưvậy, thì nên dìu Tỳ-kheo bệnh đến trong Tăng. Nếu lo sợhoặc có thểbịchết, tất cảTăng nên đến chỗTỳ-kheo bệnh, xoay quanh cùng tác Yết-ma. Nếu Tỳ-kheo bệnh nhiều, có thểtập hợp lại một chỗcàng hay. Trường hợp không thểlàm nhưvậy, thì các Tỳ-kheo nên ra ngoài giới tác Yết-ma. Không có phương tiện nào được phép biệt chúng tác pháp Yết-ma.
Không nên xưng sựdữdục thanh tịnh. Cho phép nhưpháp Tăng sựdữdục thanh tịnh. (Xưng sựlà nói: Tôi dữdục việc này, không dữdục việc kia).
Cho phép nhận nhiều người dữdục, thanh tịnh.Người nhận dục có việc, cho phép chuyển dữdục, thanh tịnh, nếu xong việc nên tựđến.
Khi thuyết giới, có tám nạn khởi đến, và có các duyên khác, cho phép thuyết giới lược.
Tám nạn là: Vua, giặc, nước, lửa, bệnh, ác trùng, nhơn, phi nhơn.
Các duyên khác là: Hoặc đại chúng họp, chỗngồi chật - chúng nhiều vịbịbệnh - hoặc chỗche không đầy đủgặp trời mưa, hoặc việc đấu tranh, hoặc ban đêm nói pháp đã khuya, nên Yết-ma thuyết giới khi mặt trời chưa xuất hiện.
Có 5 cách thuyết giới:
1) Nói bài tựa, còn bao nhiêu cáo tri bằng câu:
Tăng thường nghe.
2) Nói bài tựa và bốn pháp khí (Ba-la-di).
3) Nói đến pháp Tăng tàn.
4) Nói đến pháp nhịBất định. Ngoài ra còn bao
nhiêu, cáo tri bằng câu: Tăng thường nghe.
5) Nói từbài tựa cho đến hết.
Trong 8 nạn, nạn nào khởi đến, tùy theo gấp hay hoãn, gần hay xa mà thuyết rộng, hẹp tùy theo đó. Nếu không có nạn duyên thì không được nói lược.
Nếu Tỳ-kheo tâm loạn, cuồng si, hoặc nhớthuyết giới, hay không nhớthuyết giới; hoặc đến hoặc không đến, nên tác Yết-ma cuồng si cho vịấy. Bệnh lành nên giải.
Người phạm giới, không được thuyết giới, không được nghe giới, không được đến Tỳ-kheo phạm giới sám hối.Người phạm giới không được nhận người khác sám hối, nhưpháp đã sám hối rồi, sau mới thuyết giới.
Trường hợp khi đang thuyết giới, Tỳ-kheo hoặc biết có tội hoặc trong tâm nghi ngờ, nếu hướng đến chúng nói thì sợồn ào, nên nói với Tỳ-kheo ngoài gần, hoặc tâm niệm rằng: Phải sám hối tội ấy nhưpháp khi Bố-tát xong. Nghĩnhưvậy mới được phép nghe giới.
Nếu tất cảTăng đều phạm, hoặc sanh nghi, nên đến Tỳ-kheo khách thanh tịnh sám hối, quyết nghi, sau đó mới thuyết giới. Nếu không có Tỳ-kheo khách đến, nên sai hai, ba người đến trú xứTăng thanh tịnh gần nhất đểquyết nghi sám hối, rồi trởvềtrú xứ. Tỳ-kheo trong trú xứhướng đến hai, ba vịấy sám hối, sau đó mới thuyết giới. Nếu gần đó không có Tăng thanh tịnh, nên tác bạch phổđồng sám hối, sau đó mới thuyết giới. Nếu không biết tội danh, tội tướng, đợi có Tỳ-kheo khách trì luật đến cầu hỏi cho rõ rồi nhưpháp sám hối.
Hỏi: - Phổđồng sám hối, pháp thức thếnào?
Ðáp: - Một người tác bạch, rồi mỗi người tựcải hoán thân tâm. Sau đó gặp Tỳ-kheo thanh tịnh, vẫn cần phải phát lồsám hối đểtrừtội.
Nếu Tỳ-kheo khách nghe thấy trong trú xứcó Tỳ-kheo cựu trú (ởlâu) nên tìm mời đến đểtác pháp Yết-ma. Nếu không tìm, hay tìm không được, mà tác pháp liền, hoặc không mời tác pháp, đều không thành Yết-ma, thì mắc tội. Nếu tìm không được, bèn kêu tác pháp liền, cũng không thành Yết-ma, nhưng không mắc tội. Tỳ-kheo cựu trú đối vớikhách cũng vậy. (Tìm tòi khắp nơi gọi là tìm. Cao giọng xướng kêu gọi là hoán).
Không nên đối trước Tỳ-kheo-ni cho đến người chưa thọÐại giới tác Yết-ma và ngăn thuyết giới, trừtrời, rồng, quỷ, thần.
Phần thứba của (luật Tứphần) nói:
Nếu Tăng bịphá, hòa hiệp trởlại được, cho phép tác bạch Yết-ma hòa hiệp Bố-tát. Văn bạch:
- Ðại đức Tăng, xin lắng nghe: Do nhân duyên kia khiến cho Tăng đấu tranh, phỉbáng, mạnhục, cùng nhau tranh hơn thua, khiến Tăng bịphá, khiến cho Tăng bịbiệt trụ, khiến cho Tăng bịtrần cấu. Do vậy, khiến cho Tăng bịcửtội. Nay đã giải quyết xong, đã diệt hết trần cấu của Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng hòa hợp Bố-tát. Ðây là lời tác bạch.
Nếu có Tỳ-kheo phạm Tăng tàn, hoặc nên ban cho Ba-lợi-bà-sa (Hoa dịch là pháp Biệt trụ, tùy theo việc che giấu bao nhiêu ngày, thì hành Biệt trụbấy nhiêu ngày), hoặc Bổn nhật trị(có giải thích nơi phần pháp trịtội), hoặc Ma-na-đỏa (có giải thích nơi thiên thứhai), hoặc xuất tội, đều tùy theo đó ban cho, sau mới thuyết giới.
Nếu có Tỳ-kheo nào phạm Ba-dật-đềhoặc trong sốTỳ-kheo có người nói phạm Ba-dật-đề, có người nói phạm Ðề-xá-ni. Vịnào thấy phạm Ba-dật-đềthì nên hướng dẫn Tỳ-kheo phạm đó đến chỗmắt thấy, tai không nghe, bảo họnhưpháp sám hối, rồi đến nơi vịcho là phạm Ðề-xá-ni, nói rằng: Tỳ-kheo đó đã nhưpháp sám hối.Nên tác pháp nhưvậy rồi thuyết giới.
Nếu có Tỳ-kheo nào phạm Thâu-lan-giá, trong sốTỳ-kheo, có người nói phạm Thâu-lan-giá, có người nói phạm Ba-la-di, đều là bậc đa văn trí thức. Trường hợp nhưvậy nên nghĩrằng: Nếu thuyết giới hôm nay, có thểTăng bịphá hoại, cho phép ngăn thuyết giới. Khi chưa thuyết giới, ngăn, khi đã thuyết giới rồi, ngăn, đều không thành ngăn, mà phải đúng giờthuyết giới, ngăn mới thành ngăn.
Nếu người ngăn thuyết giới, ba nghiệp không thanh tịnh, vô trí, không phân minh, không biết cách hỏi, không thểtrảlời, tất cảTỳ-kheo kia nên bảo họ: “Trưởng lão không nên phát khởi sựđấu tranh ởnơi đây”. Nên cứthuyết giới, chớnghe theo lời nói của vịấy. Nếu vịấy ba nghiệp thanh tịnh v.v... nên hỏi rằng: “Do việc gì mà ngăn, do phá giới, phá kiến, phá oai nghi; thấy việc gì, nghe việc gì, nghi việc gì?” Nếu không thểtrảlời đầy đủ, tùy theo vấn đềcửtội không căn cứđó mà trịtội. Sau đó Tăng thuyết giới. (Dùng vô căn của thiên đầu ‘Ba-la-di’ mà vu khống đểcửtội, thì dùng tội Tăng tàn đểtrịphạt. Dùng vô căn của Tăng tàn mà cửtội, thì dùng tội Ba-dật-đềđểtrịphạt. Dùng vô căn của các thiên khác mà cửtội, thì dùng tội Ðột-kiết-la, bảo họsám hối).
Nếu có Tỳ-kheo bệnh ngăn Tỳ-kheo bệnh thuyết giới, hoặc người không bệnh ngăn lẫn nhau, nên khuyên rằng: “Phật dạy thếnày, phải đợi khi bệnh lành, nên nói nhưpháp.” Người kia cũng sẽnói nhưpháp. Tác pháp nhưvậy rồi, mới thuyết giới.
Hoặc có Tỳ-kheo nơi trú xứkhác đấu tranh không hòa hợp, muốn đến đây thuyết giới. Chúng ởđây thường ngày 14 hay 15 thuyết giới, nếu nghe họđến, hãy mau mau họp chúng thuyết giới. Nếu nghe họđã đến trong giới nên ra ngoài giới thuyết giới. Nếu nghe họđã vào trong chùa, nên mời họtắm rửa v.v... kín đáo báo cho nhau ra ngoài giới thuyết giới. Nếu khách Tỳ-kheo yêu cầu thuyết giới, nên trảlời: “Chúng tôi đã thuyết giới rồi.” Nếu cựu Tỳ-kheo đang thuyết giới, thì khách không được quyền ngăn. Có thểdùng phương tiện nhưvậy, được thì càng hay. Nếu không được nên tác bạch hoãn thuyết giới. Văn bạch nhưsau:
- Ðại đức Tăng, xin lắng nghe, nay không thuyết giới, đến Hắc nguyệt sẽthuyết giới. Ðây là lời tác bạch.
Nếu khách ởlại không đi, nên tác bạch hoãn thuyết giới lần thứhai. Nếu họvẫn không đi, nên nhưpháp cưỡng đặt vấn đềvới khách.
Luật Tăng kyø nói, thuyết giới có 3 cách:
-Ngày thứ14 (tháng thiếu).
-Ngày thứ15 (tháng có trăng và tháng đủ).
-Trung gian Bố-tát (hòa hiệp).
Trung gian Bố-tát là khi Bố-tát Tăng không hòa hiệp. Một Tỳ-kheo ởgiữa Tăng xướng rằng:
“Nếu khi nào Tăng hòa hiệp thì sẽtác pháp Bố-tát”.
Nếu không có một Tỳ-kheo xướng nhưvậy thì tất cảTăng mắc tội Việt tỳ-ni (hoặc nói là Việt pháp tội, tức nên sám Ðột-kiết-la). Nếu có một Tỳ-kheo xướng thì tất cảTỳ-kheo không mắc tội.
Nếu ngày thứ15 không hòa hiệp thì nên ngày mồng một Bố-tát. Ngày mồng một không hòa hiệp thì ngày mồng hai, cho đến ngày thứ12 Bố-tát. Nếu ngày thứ14 là ngày chánh Bố-tát thì ngày thứ13 không nên tác pháp trung gian Bố-tát, nên đểđến ngày thứ14 Bố-tát, cũng là trung gian Bố-tát và là chánh Bố-tát. Nếu tháng đủ, cho đến ngày thứ13 hòa hiệp thì được tác trung gian Bố-tát. Nếu không hòa hiệp thì không được ngày thứ14 Bố-tát, mà nên đểđến ngày thứ15 Bố-tát luôn. Tại sao vậy? Không được hai ngày Bố-tát liền nhau, phải nên Bố-tát cách một ngày, mới gọi là trung gian Bố-tát. Bố-tát ngày thứ14 là thường lệ, thì không nên định lại ngày thứ15. Bố-tát ngày thứ15 là thường lệ, thì không nên lui lại ngày thứ14. Nếu có nhân duyên thì được.
-Nên nói rõ địa điểm Bố-tát.
-Ðược Bố-tát ban ngày.
Giặc là vua trong rừng, là hạng người hay làm việc không lợi ích. Nếu khi Bố-tát giặc vào, liền nên tụng kệkinh khác. Nếu giặc biết pháp của Tỳ-kheo và nói rằng: “Sa-môn, ta đã biết, nên thuyết những gì trước đã thuyết”. Lúc bấy giờ, Tỳ-kheo nên tụng mau, khiến cho chương cú không rõ ràng, làm cho họkhông biết đâu là đầu, là đuôi. Nếu có vua đến cũng nên nhưvậy.
Tỳ-kheo thọCụtúc rồi, nên tụng hai bộTỳ-ni. Nếu không thểthì tụng một bộ, cho đến nên tụng một Diên kinh (nghĩa là 4 việc của thiên đầu). Bố-tát nên nói đủ5 Diên kinh (nghĩa là 5 thiên, 250 giới). Nếu có duyên sựkhông thểtụng hết, thì nên tụng bốn Ba-la-di và kệ. Ngoài ra nói: “Tăng thường nghe”. Nếu không tụng mà tác pháp Bố-tát, thì mắc tội Việt tỳ-ni.
Nếu cảchúng không thuộc, nên sai một Thượng tọa ra ngoài giới, tâm niệm miệng nói tác Bố-tát.Còn ba người ởlại trong giới tác Tam ngữBố-tát, tức là phạt Thượng tọa.
Không cho phép tụng chung Bố-tát. Nếu khi tụng, người đó quên thì những người kia được nhắc.
Không có phép tụng ngược lại, khi tụng có quên sót, được phép tụng bổtúc, theo thuận chiều.
Nếu Bố-tát, tụng gần hết, có Tỳ-kheo khách đến, kịp thời ngồi xuống, tức gọi là được Bố-tát, không nên tụng lại. Nếu Tỳ-kheo khách nói: “Tôi chưa từng nghe rộng nói Ba-la-đề-mộc-xoa, xin vì tôi rộng nói”. Ðợi Tăng giải tán rồi, sau mới tụng.
Không cho phép hướng đến người chưa thọÐại giới nói năm thieân tội. Ðược phép dạy rằng: “Ông không được làm phi phạm hạnh, không được ăn trộm, không được sát sanh, không được nói láo”. Nói nhưvậy thì được.
Không được Bố-tát sớm. Nếu Tỳ-kheo ởmột mình nên đợi Tỳ-kheo khách đến cùng Bố-tát. Nếu không có khách đến, mà có tội, nên nghĩnhưvầy: Nếu được gặp Tỳ-kheo thanh tịnh sẽnhưpháp sám hối tội này. Nghĩnhưvậy rồi, tâm niệm và miệng nói: “Nay ngày thứ15, Tăng tác pháp Bố-tát, tôi Tỳ-kheo... thanh tịnh thọBố-tát.” Nói nhưvậy ba lần.
Nếu Bố-tát rồi có Tỳ-kheo khách đến, nên tùy hỷ, nói: “Trưởng lão đã Bố-tát, tôi Tỳ-kheo... xin tùy hyû”. Nếu không tùy hỷ, nên ra ngoài giới tác Bố-tát.
Một trú xứkhông được Bố-tát hai lần trong một ngày. Nếu Tỳ-kheo cần đi xa, đến ngày Bố-tát, Tỳ-kheo ởtrong trụxứBố-tát rồi, không nên làm thinh đi, nên dặn Sa-di hay người giữvườn, hoặc kẻchăn bò rằng: “Có Tỳ-kheo nào đến nói cho họbiết, trong đây đã Bố-tát rồi”. Nếu không có người thì nên viết giấy dán nơi trụcây hay nơi cửa hoặc rải hoa làm dấu. Người đến sau nên hỏi, nên tìm dấu... không được vội tác Bố-tát.
Khi gởi dục, nên gởi cho người đem dục vào trong Tăng trình bày được. Khi nhận dục nên tựtưduy rằng: Có thểtruyền dục được chăng?
Không được nhận dục cảchúng, được nhận tối đa ba người.
Không cho phép nhiều người gởi dục mà ít người tập họp, không cho phép sốngười dữdục và sốngười tập họp bằng nhau. Nên dữdục ít, tập họp nhiều.
Tỳ-kheo-ni gởi dục, Tỳ-kheo nên nhận. Nếu là bậc Thượng tọa nên nói: “Tôi là bậc Thượng tọa của Tăng, nên không nhận.” Nếu là người giáo thọNi, là người tụng giới, nên tựnói: “Tôi không nhận.” Nếu là người giữphòng, người bệnh, nên nói: “Tôi không đến trong Tăng nên gởi người khác.” Nếu nói: Tôi là khất thực, tôi là A-lan-nhã, tôi là Tỳ-kheo mặc y phấn tảo, tôi là bậc Ðại đức không nhận dục, thì phạm tội Việt tỳ-ni.
Bố-tát không chịu đến, mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu vì y bát v.v... các việc, không đến, không dữdục, phạm vượt Tỳ-ni tội.
Tập họp đúng thời nên gởi dục thanh tịnh. Tập họp phi thời nên gởi dục Yết-ma. Tập họp đúng thời cũng được gởi hai loại dục.
Nếu Tỳ-kheo cùng vớikhách buôn đồng đi, đến ngày Bố-tát có nạn khủng bố, khách buôn đi không đợi được vừa đi vớihọvừa Bố-tát. Trước hết nên trù lượng, không gian ngang bằng bao nhiêu là tụng xong luật. Hoặc núi, hoặc đá, làm biểu thức, duỗi cánh tay ra vừa đụng nhau, Yết-ma làm ranh giới đểBố-tát, sau đó tác Bố-tát. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhiều không đủchỗngồi, tất cảduỗi tay ra vừa đụng nhau, được phép đứng tác pháp Bố-tát. Nếu có chỗngồi thì ngồi tác pháp Bố-tát. Nếu Tỳ-kheo già, bệnh không thểvào ngồi được, đến góc giường giáp nhau, được phép nằm tác Bố-tát.
Mười một việc không gọi là dữdục:
1) Nói: Tôi gởi Trưởng lão dục, tôi đến nhận... dục, gởi dục chung.
(Hỏi: - Tứphần cho phép chuyển gởi dục, cũng
cho nhận dục nhiều người. Tăng Kỳkhông cho. Vậy theo bổn nào?
Ðáp: - Không cho là sợsai sót. Nếu có thểkhéo ghi nhớthì theo Tứphần cũng được).
2) Ngày mai Bố-tát, ngày nay dữdục (dữdục
cách đêm).
3) Ra ngoài giới dữdục.
4) Gởi dục Tỳ-kheo-ni.
5) Gởi dục cho người chưa thọgiới Cụtúc.
6) Nhận dục rồi ra ngoài giới.
7) Gởi dục rồi ra ngoài giới.
8) Nhận dục rồi hoàn giới.
9) Gởi dục rồi hoàn giới.
10) Tỳ-kheo bệnh gởi dục rồi, nghe trong Tăng
thuyết giới Tỳ-ni, tựmình đến nghe, ngồi lâu
mỏi mệt, dùng pháp gởi dục trước, lặng
thinh bỏra, không gọi là dữdục. Cần gởi lại.
11) Ngày Bố-tát, Tăng nhóm họp không đến gởi
dục thanh tịnh. Nếu mưa to gió lớn, hoặc lửa,
hoặc giặc, các Tỳ-kheo đều sợgiải tán hết,
không gọi là trì dục đến trong Tăng được.
Trường hợp nếu còn lại một người thì gọi đó
là đến trong Tăng.
Bố-tát có bảy việc nên ngăn:
-Người bất cộng trú.
-Người biệt trú.
-Người chưa thọCụtúc giới.
-Chưa thuyết dục.
-Chưa hành trù.
-Vì nghĩa hòa hiệp.
- Hòa hiệp chưa xong.
Luật Ngũphầnnói:
Bảo Sa-di ra, nên đến chỗkhông thấy không nghe, và dùng đèn soi khắp dưới giường.
Cho phép đến nơi Tỳ-kheo có tội mà sám hối. Không cho phép đến người đồng phạm mà sám hối. Nếu Tỳ-kheo bệnh thì cho phép đến người đồng phạm sám hối.
Nếu kẻsĩcầm gậy thủhộkhông chịu đi thì chỉnói tựa của giơùi thôi. Còn bao nhiêu, nói: “Ngoài ra Tăng thường nghe”. Cần tác pháp nhưvậy đểBố-tát. Nếu có vua đến, cũng vậy. Nếu có nhân duyên không thểthuyết giới theo 5 cách trên thì nên nói: “Nay là ngày thứ15, thời gian Bố-tát, mỗi người cần cùng nhau chánh thân khẩu ý, chớbuông lung”. Nhưvậy, cũng được gọi là Bố-tát. Không được không Bố-tát.
Khi thuyết giới nửa chừng bịquên, người
bên cạnh nên nhắc, còn quên nữa, lại nhắc. Ba lần quên thì nên sai người khác tụng tiếp, không được tụng lại.
Nếu đấu tranh hoặc thuyết pháp, thuyết luật, luận nghị, hay được nhiều người đến bốthí, không thểthuyết giới, đều cho phép đến sáng ngày
hôm sau.
-Nên thỉnh vịthuyết giới trước.
-Nên tác pháp Yết-ma trước, sau đó mới thuyếtgiới
-Không nên đồng tụng giới.
-Không nên thuyết giới bằng giọng ca vịnh, nên nói giới bằng giọng đứng đắn trịnh trọng.
Luật Thập tụng nói:
Cho phép hai thời gian Bố-tát:
1) Ngày thứ14 (nếu tháng thiếu).
2) Ngày thứ15 (nếu tháng đủhay có trăng), hay:
- Trước bữa ăn.
-Sau bữa ăn. Hoặc ban ngày, ban đêm.
Tỳ-ni mẫu nói:
Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni được cùng nhau nghe thuyết giới, không được vì nhau nói giới.
(Hỏi: Tứphần nói, không nên đối trước Tỳ-kheo-ni và người chưa thọÐại giới tác Yết-ma và ngaên thuyết giới. Nay lại nói: Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni được cùng nhau nghe thuyết giới. Ðâu có trường hợp nào trước khi thuyết giới lại không có Yết-ma các việc?
Ðáp: Tác Yết-ma và ngăn thuyết giới đều là việc cửtội trịphạt, cho nên không nên cho phép Tỳ-kheo-ni biết. Nếu đã làm Yết-ma xong, đến câu hỏi: Ai thỉnh giáo giới, Ni mới được vào trong chúng lễthỉnh. Từđây chỉcó một việc Bố-tát, chỉngồi nghe nên không có lỗi).
Những người trước đó có sựcơhiềm với nhau, không nên cho gởi dục thanh tịnh, không nên cùng nhau sám hối.
Không nên vì một nhân duyên nhỏmà đứng giữa đường thuyết giới, nên đứng trên chỗcao, quán sát xem gần đó có trú xứnào hay không? Nếu có, nên vào trong trú xứđó mà Bố-tát thuyết giới.
Nếu cùng đi vớikhách buôn, khách buôn dừng lại lâu thì thuyết giới đầy đủ. Nếu họdừng thời gian ngắn thì thuyết giới lược. Nếu họkhông dừng thì tam ngữthuyết (giới). Nếu mọi người không cho phép dừng thì mỗi người, miệng nói: “Nay là ngày Bố-tát thuyết giới”. Nếu có hàng bạch y đi trong đoàn Tỳ-kheo, không được nói ra lời, nên một lòng nghĩ: “Nay là ngày Bố-tát thuyết giới”. Nếu có nạn giặc, nạn rồng, nạn quỷcũng y nhưvậy mà thực hành.
BIỆN MINH:
Hỏi: Tăng kỳcho phép vừa đi vừa Bố-tát, còn ởđây không giống. Cuối cùng nên theo bên nào?
Ðáp: Tăng kỳcho phép vừa đi vừa nói giới chú trọng vềngôn thuyết. Thập tụngphân ra chỗrộng chỗlược, ý ởchỗtùy cơ. Nay cũng tùy lực tùy cơ, có thểđược vậy.
Hỏi: Pháp tạng Tỳ-ni là quy giới của Tỳ-kheo,
không được nói cho tất cảngười chưa thọCụtúc nghe, còn Phạm võngthì dành riêng cho phép quốc vương. BộPhát ẩn lại vin vào Thập tụng tỳ-nitựa5làm chứng. Cho đến Tăng kỳ, Ngũphầnthảy đều không cho pheùp. Không biết theo bên nào?
Ðáp: Nếu luận vềcon đường quy thức chung thì nêntheo Tăng kỳvà Ngũphần. Ðôi khi có cơduyên ngoại cách thì có thểáp dụng Thập tụngtỳ-ni. Ðến nhưkinh Phạm võnglà của Bồ-tát, chứkhông phải của Tỳ-kheo.
Căn bản ni-đà-nanói:
Không được gởi dục cho người thọhọc nhưng được nhận dục của họ.
Luật nhiếp nói:
Bao-tát-đà: Bao-tát6nghĩa là trưởng dưỡng. Ðà nghĩa là giữgìn. Tức là do tập họp chúng thuyết giới, nên có thểtrưởng dưỡng pháp lành, và giữgìn được tựtâm. Lại nữa, Ðà nghĩa là tịnh trừ. Tức là tăng trưởng thiện pháp, trừsạch bất thiện vậy.
Nếu trong trú xứchỉcó bốn người, đều có thểtập họp, không nên biệt trú, cũng không nhận dục. Nếu ởnơi trú xứkhông có thuyết giới, nên đến trú xứkhác đểtrưởng tịnh. Nếu trú xứkhông có người thuyết giới, tiền an cư, không được quá hai kỳtrưởng tịnh. Phải tìm đến trú xứcó người thuyết giới.
Nếu chúng bịphá mà hòa hợp lại được, có thểtác Kiết tường trưởng tịnh. Ðược phép chấm dứt pháp xảtrí, nên khất đại chúng tác pháp Biệt thời trưởng tịnh.
PHỤLUïC:
Tỳ-kheo 5 tuổi (hạ) nên tụng giới, tụng Yết-ma cho thuộc. Cho phép nương nơi vịcó thểtụng luật hạan cư. Vịtụng luật trong khi an cưmạng chung, cho đến phạm ngũnghịch v.v... nếu chưa đến hậu an cư, thì nên đến trú xứgần nhất kiết hậu an cư. Hoặc thỉnh vịởtrú xứgần nhất có thểtụng luật, qua an cưvới mình (trú xứmình). Nếu đã kiết hậu an cưrồi, các Tỳ-kheo nên đến trú xứgần nhất đểhọc bài tựa, hay tụng 4 việc, 13 việc, 2 Bất định, 30 việc, 90 việc. Hoặc tụng những pháp còn lại. Vịấy tụng những gì có thểtụng được, sau đó trởvềtrụxứmình, dạy một vịtụng, nếu một người không thểtụng hết, tùy theo chỗđã tụng rồi, mỗi người tuần tựtụng tiếp theo, không được tụng trởlại. Nếu được nhưvậy thì tốt, không được thì chỉnói pháp, tụng kinh.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo thuyết giới, phải tụng thuộc lòng trước, đừng đểkhi tụng giữa chúng mà nhầm lẫn.
Tỳ-ni mẫu nói:
Không nên tụng luật bằng giọng ca hát. Nên tụng vớigiọng rõ ràng. Tụng giọng ca vịnh có 5 điều lỗi:
1) Tâm đắm nơi âm thanh ca hát.
2) Bịngười đời cơhiềm.
3) Cùng người đời không khác.
4) Phòng phếcuộc hành đạo.
5) Phòng phếviệc nhập định.
Xuất gia đến 5 lạp, cốt yếu là phải tụng giới cho thuộc lòng. Không tụng giới được, có 4 điều lỗi:
1) Không được nuôi đệtử.
2) Không được lìa y chỉ.
3) Không được làm Hòa thượng.
4) Không được làm A-xà-lê.
Pháp của Tỳ-kheo, cốt yếu là tụng Ba-la-đề-mộc-xoa. Nếu không tụng thì trú xứnào có tụng Tỳ-ni, ba thời phải đến trú xứđó. Tại sao vậy? - Nếu có phạm có nghi, sám hối, giải nghi, đặng trừtội.
Tại sao gọi là Bố-tát? Ðoạn là Bố-tát. Tức là có khảnăng đoạn các tội lỗi, các phiền não, đoạn tất cảpháp bất thiện gọi là Bố-tát. Thanh tịnh gọi là Bố-tát.
Mục hai, vấn đáp khải bạch đã xong.
C. CHÍNH NÓI BÀI TỰA CỦA GIỚI
Thưa các Ðại đức, nay tôi sẽtụng giới Ba-la-đề-mộc-xoa, các Ðại đức cùng tập họp tại một chỗ. Hãy lắng nghe suy nghiệm kỹ. Nếu ai tựbiết có phạm, hãy tựphát lồ. Ai không phạm thì im lặng. Do sựim lặng, tôi biết các Ðại đức thanh tịnh. nhưmột người được kẻkhác hỏi riêng điều gì, thì nhưthật mà trảlời. Cũng vậy, Tỳ-kheo nào ởtrong chúng sau khi đã ba lần hỏi, nhớnghĩmình có tội mà không phát lồ, vịấy mắc tội cốý vọng ngữ. Phật dạy: Cốý vọng ngữlà pháp chướng đạo, Tỳ-kheo nào nhớnghĩmình có tội, muốn cầu thanh tịnh, hãy tựphát lồ, do phát lồmà an lạc.
NGUYÊN DO7:
Ngài Xá-lợi-phất, ởchỗnhàn tịnh nghĩthếnày: Tại sao có các vịÐẳng Chánh Giác tu phaïm hạnh, Phật pháp cửu trụ? Tại sao có các vịÐẳng Chánh Giác cũng tu phạm hạnh Phật pháp không cửu trụ? Rồi đến hỏi đức ThếTôn. Phật nói:
-Ðức Phật Tùy-diếp, đức Phật Câu-na-hàm, không vì các đệtửrộng nói 12 bộkinh, không kiết giới, không nói giới. Lúc đức Phật và các Thanh văn kia còn tại thế, Phật pháp rộng lưu bố. Sau khi Phật và Thanh văn nhập diệt, người trong thếgian, đủcác tên gọi, đủcác họhàng, đủcác gia thếxuất gia, do vậy mau tiêu diệt, Phật pháp không cửu trụ. Tại sao? Vì không dùng kinh pháp nhiếp hóa. Cũng nhưcác loại hoa đem rải trên bàn, bi gió thổi bay tứhướng.
Còn đức Phật Tỳ-bà-thi, đức Phật Thức-khí, đức Phật Câu-lưu-tôn, đức Phật Ca-diếp vì các đệtửrộng nói kinh pháp, cũng kiết giới, cũng thuyết giới. Các đức Phật và chúng Thanh văn kia, khi còn ởđời, Phật pháp được lưu bố. Sau khi các Phật và Thanh văn nhập diệt, các người trong thếgian, đủcác tên gọi, đủcác họhàng, đủcác gia thế, xuất gia, đã không khiến cho Phật pháp mau diệt độ. Tại sao? - Vì dùng kinh pháp khéo nhiếp hóa. Cũng nhưcác loại hoa trải trên mặt bàn, dùng chỉxâu lại, tuy bịgió thổi, nhưng không bịphân tán.
Lúc bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất liền thỉnh ThếTôn kiết giới, nói giới. Phật dạy:
“Thôi đi! Phật tựbiết thời. Nếu có Tỳ-kheo nào phạm vào pháp hữu lậu, nhiên hậu ThếTôn mới kiết giới, đểđoạn trừpháp hữu lậu kia. Tỳ-kheo nếu vì được lợi dưỡng, nếu vì được danh xưng, được nhiều người biết, học nhiều, nhiều tài nghiệp, lúc đó sanh ra pháp hữu lậu. Khi pháp hữu lậu đã sanh, thì Ta sẽvì họkiết giới”.
(Câu: “Ðoạn trừpháp hữu lậu” là cương tôn của giới học. Ðểmắt vào đó thì hầu hết khai, giá, trì, phạm từđó mà sanh).
CHỨNG MINH:
Luật Căn bản nói:
Cây chuối khi kết trái, cây trúc vĩlúc mọc mầm, con loa8mang thai đều tựhại mình. Cũng vậy, lợi dưỡng và danh dựngười ngu ưa thích, chúng có khảnăng phá hoại các pháp lành, nhưlưỡi kiếm chặt đầu người.
Luật Nhiếp nói:
Có 5 động cơkhiến mình tạo tội:
1) Không có tâm biết xấu hổ.
2) Không kính trọng lời dạy.
3) Lòng ôm sựphóng dật.
4) Bẩm tánh ngu độn.
5) Quên mất chánh niệm.
GIẢI THÍCH:
Pháp chướng đạo là chướng ngại cho Sơthiền, Nhịthiền, Tam thiền, Tứthiền, Không, Vô tướng, Vô nguyện. Trởngại quảTu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán. Nếu sám hối thì được an lạc, đắc Sơthiền cho đến A-la-hán.
Luật Nhiếp nói:
Trước có phạm, nay nín thinh không nói, lại chiêu lấy tội lỗi. Nếu nhưtrong một lúc nào đó, có người khác hỏi, nhưthật mà đáp. Ởđây cũng nhưvậy. Nếu có tội mà không hềnhớthì không mắc tội vọng ngữ. Nhưng nếu nhớmà nín thinh tức là vọng ngữ, vì chúng hiện trên thân tướng, biểu hiện nơi ngữnghiệp. Pháp chướng ngại, một là đối vớiđời này chướng ngại các pháp lành, hai là đối vớiđời sau trởngại sanh vào đường lành.
Dục cầu thanh tịnh: Thanh tịnh tức là Niết-bàn. Vì cầu mong quảNiết-bàn, nên không sợngười khác gạn hỏi, trách cứ, trịphạt, mà nói tội của mình. Phát lồtức an lạc, có 5 cách thực hiện nơi tướng:
1) Do siêng năng cần mẫn trịcác biếng nhác.
2) Do không có tội, trịcác tội lỗi.
3) Do kính trọng, trịtâm kiêu mạn thức xoa.
4) Do không hối hận, trịcác ác tác.
5) Do tịch định, trịtâm tán loạn.
Luật Ngũphần nói:
Ba-la-đề-mộc-xoa dùng giới này phòng hộcác căn, tăng trưởng pháp lành. Ðối với các pháp lành, nó là cửa ngõ ban đầu vậy.
Mục 3, nói vềbài tựa của giới xong.
D. NÓI ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã thuyết xong tựa Giới kinh. Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng.Tôi ghi nhận nhưvậy.
GIẢI THÍCH:
Luật Nhiếp nói:
Hỏi 3 lần là vì, nếu hỏi ít hơn thì người ám độn không hiểu kịp. Nếu hỏi nhiều hơn sợmất thì giờ, khiến cho chúng mỏi mệt.
Xong phần hỏi đểkết thúc của mục bốn.
Phần chính văn chia làm ba.
Mục ban đầu đã nói xong vềtựa của giới.
Mục thứhai, liệt kê vềgiới tướng: Chia làm 8:
I. Bốn pháp khí (Ba-la-di).
II. Mười ba pháp Tăng tàn.
III. Hai pháp Bất định.
IV. Ba mươi pháp Xảđọa.
V. Chín mươi pháp Ba-dật-đề.
VI. Bốn pháp Hối quá.
VII. Một trăm pháp Chúng học.
VIII. Bảy pháp Diệt tránh.
Tám khoa này gọp chung lại thành 5 thiên:
1) Khoa thứnhất tức là thiên ban đầu.
2) Khoa thứhai tức là thiên thứhai.
3) Khoa thứba, trong đó gồm có thiên đầu, thiên thứhai và thiên thứba, gọi là Bất định. Khoa thứtư, khoa thứnăm đều thuộc vềthiên thứba.
4) Khoa thứsáu thuộc vềthiên thứtư.
5) Khoa thứbảy, khoa thứtám thuộc vềthiên thứnăm.
Nói thất tụ, là y vào thiên thứnhất và thiên thứhai phương tiện và đẳng lưu, lập riêng tụThâu-lan-giá. Nhân ba thiên sau, các phương tiện đẳng lưu nhẹ, lập riêng ra tụác thuyết.
I. BỐN PHÁP KHÍ:Chia làm ba:
A. NÊU CHUNG:
Thưa các Ðại đức, đây là bốn pháp Ba-la-di, rút từGiới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.
GIẢI THÍCH:
Luật Tăng kỳ9nói:
Ba-la-di tức là pháp của người trí bịthối một (chìm), đọa lạc, không dựphần vào đạo quảđược. Nhưvậy: Vịtri trí, Ðẳng trí, Tha tâm trí, Khổ, tập, tận, đạo trí, Tận trí, Vô sanh trí, đối với các trí đó bịthối một, đọa lạc, không được dựphần vào đạo quả.
Ðối với phạm hạnh thối một, đọa lạc, không dựvàophần đạo quảđược. Phạm tội này không thểphát lồsám hối tội lỗi đó được, cho nên nói là
Ba-la-di.
(Một: Pháp trí, tức biết ngũuẩn v.v... đều có tựtánh riêng.
Hai: Vịtri trí, cũng gọi là Loại trí, biết Năm uẩn v.v... tướng sai biệt tức là khổ, vô thường, không, vô ngã v.v...
Ba: Ðẳng trí; cũng gọi là Thếtục trí, biết các loài hưõu tình tu hành sai biệt và biết các pháp danh tướng giống, khác.
Bốn: Tha tâm trí, biết tâm Bổ-đặc-già-la10, tâm sởpháp (tâm pháp), không hềnghi trệ.
Năm: Khổtrí, năm ấm vô thường, khổ, không, vô ngã, quán được trí Vô lậu.
Sáu: Tập trí, cũng gọi là tập (họp), biết nhân của các pháp, nhân nhóm họp và sanh ra duyên, quán trí Vô lậu.
Bảy: Tận trí, cũng gọi là Diệt trí, chấm dứt sựsanh diệt, đạo quảvi diệu xuất hiện, quán được trí Vô lậu.
Tám: Ðạo trí, tức đạo chánh hạnh, quán được Vô lậu trí.
Chín: Tận trí, ta thấy khổrồi, đoạn tập rồi, chúng diệt rồi, tu đạo rồi. Khi nghĩnhưvậy, chứng Vô lậu trí huệ, đắc tuệgiác.
Mười: Vô sanh trí, ta thấy khổrồi, không trởlại nữa, cho đến tu đạo rồi, không còn tu nữa. Khi nghĩnhưvậy, chứng Vô lậu trí huệ, đắc tuệgiác. Ðó là 10 trí đức của Thanh văn. Niết-bàn tức là Ðoạn đức của Thanh văn. Phạm hạnh tức là thanh tịnh giới phẩm, là nhân của Trí đức và Ðoạn đức đểđi đến Quảđức, nay đều bịthối thất, đọa lạc, không có cái nhân xuất thếđểđưa đến quảphần).
Luật Ngũphần11nói:
Ba-la-di là pháp đọa, là pháp ác, là pháp đoạn đầu, là không phải pháp của Sa-môn. Nhưcây kim bịsứt đít không còn dùng được. Nhưngười mạng tận không thểsống được. Nhưđá bịvỡhai không thểhiệp lại được. Nhưchặt ngọn của cây đa-la, không thểsống được.
(Ða-la xưa gọi bối đa. Trung Hoa phiên là Ngạn (cây Ngạn), hình dáng thẳng mà cao, lá có thểviết kinh. Cây này nếu bịchặt cái tim ngọn, liền khô chết).
Luật nhiếp12nói:
Ba-la-thị-ca (Ba-la-di) nghĩa là cực ác. Lại còn có nghĩa là tha thắng. Khi vừa phạm giới liền bịngười tịnh hạnh khinh khi, vì họhơn. Lại bịphiền não xô ngã, vì nó đã thắng. Xuất gia cận viên là đểtrừphiền não, nay phá giới cấm, ngược lại bịnó hàng phục. Nó cũng hay làm hại thiện phẩm, khiến cho bịtiêu diệt. Và cũng hay sanh ra tội, rơi vào đường ác nên gọi là Ba-la-thị-ca.
(Cận viên, viên là Niết-bàn. Thọgiới Tỳ-kheo, có khảnăng gần Niết-bàn, cho nên gọi là cận viên. Cũnggọi là cụviên. Vì cụgiới này là chánh nhân duyên của Niết-bàn.)
B. KÊ RIÊNG:
Có 4: 1) Giới dâm; 2) Giới trộm; 3) Giới sát; 4) Giới vọng.
Luật Nhiếp nói:
Trước giới dâm sau giới sát, đây là y theo duyên phạm trước sau mà trình bày. Lại cũng y theo việc trước, nên dẫn đến việc sau, lấy đó làm thứtự. Do không tịnh hạnh nên làm việc trộm cắp. Ðã làm việc ăn trộm rồi bèn giết oan gia. Giết rồi bịhỏi, lại nói dối. Hơn nữa, đối trước sức mạnh xí thạnh của phiền não mà chếcấm.
-Bốn cái tha thắng này tướng của nó thếnào? Không nhàm chán, không xa lìa, không nhẫn chịu, không chứng đắc. Song không nhàm chán, không xa lìa vì chúng hết sức là cường thạnh, nên đặt vào thứnhất. Thứhai, đối vớidâm dục, đối vớicủa cải vì không biết từkhước cho nên sát sanh và vì không chứng đắc cho nên vọng ngữ.
THỨNHẤT: GIỚI DAÂM
Ðại thừa đồng chế. Ðại thừa tuy cho phép sám hối, nhưng cần phải thấy hảo tướng. Hoặc nhờđược gặp Phật, Bồ-tát v.v... vì họnói thâm pháp, khiến họbừng phát đại tâm. Nhưtrong kinh Tịnh nghiệp chướng, kinh Duy-ma-cậtnói: Song, ắt phải đầy đủtâm đại tàm quý, sanh đại yểm ly, tuyệt nhiên không hềphú tàng. Dốc hết lòng tha thiết sám hối tội lỗi, mới có thểthừa đương được.
Vấn đềnày cùng vớipháp thọhọc vốn có sựphỏng theo nhau. Nếu không có tâm sợsệt, không có tâm quyếtđoán, tuy là Ðại thừa nhưng cũng đâu vội thông cho sám hối? Nếu luận rằng: “Kiến cơđắc tác”, chỉgọi là tại gia Bồ-tát, chớchẳng gọi là Tỳ-kheo Bồ-tát. Giới bổn đã trình bày đầy đủvấn đềnày, xin xem lại cho rõ.
Hỏi: - Bồ-tát Tỳ-kheo, căn bản nếu đã phá, một khi đã mất thì mất luôn, không được gọi là
Bồ-tát, Tỳ-kheo, Sa-di. Nếu Ðại thừa cho phép sám hối, cốt phải thấy hảo tướng, mới có thểcho thọlại. Còn Tiểu thừa thì quyết định không cho thọlại. Tiểu thừa đã không cho phép thì đâu có gọi đơn Bồ-tát (Bồ-tát không)?
Ðáp: - Ðại thừa cho thọlại, tuy lấy hảo tướng làm kỳvọng, nhưng trong pháp của Tỳ-kheo hoàn toàn không được dùng vào việc của Tăng. Nay giảthiết Bồ-tát Tỳ-kheo phá căn bản sau y theo Ðại thừa sám trừ, được thấy hảo tướng. Nếu trước đó đã tác Yết-ma dữhọc, tức là Bồ-tát dữhọc Tỳ-kheo.Nếu trước đó đã tác Yết-ma diệt tẫn, tức là Bồ-tát Ưu-bà-tắc, chứkhông gọi là đơn Bồ-tát.
Hỏi: - Pháp sám hối có ba: Tác pháp, thủtướng, vô sanh. Trường hợp có vi phạm trọng giới hoặc vì vấn đềthểdiện, hoặc vì không có Tăng thanh tịnh, không y theo tác pháp mà sám, chỉy nơi thủtướng, vô sanh. Nhưvậy hai pháp sám này có thểtiêu tội chăng?
Ðáp: - Phạm tội là ác pháp, còn không nghĩđến vấn đềthểdiện mà lại làm. Sám hối là vấn đềthiện pháp, tại sao lại vì vấn đềthểdiện? Nếu trongtâm có ý vì thểdiện thì hoàn toàn đoïa vào phân biệt vọng thức; tuy muốn thủtướng nhưng dứt khoát không cảm thông, tuy quán vô sanh nhưng dứt khoát khó khếhội.
Trường hợp vì thiếu Tăng thanh tịnh, không có chỗnào đểtác pháp, thì dùng tâm tịnh đầy đủ, chuyên tu hai pháp sám thủtướng và vô sanh. Khi đã không có ý muốn che giấu, thì quyết định cũng có thểdiệt trọng tội. Cổđức nói: Thà thiếu hai món trước, đừng thiếu hai món sau, chính là cái nghĩa đây vậy. Không phải vì vấn đềthểdieän mà thiếu món trước được!
Hỏi: - Pháp thọhọc in tuồng phỏng theo Ðại thừa.Song cuối cùng cũng không thểdùng vào việc của Tăng được. Không biết y theo Ðại thừa hành sám, thấy được hảo tướng rồi, có được tính vào Tăng sốkhông?
Ðáp: - Trong bộPhụhành ký13của Ðại sưKinh Khê nói rằng: Giáo môn của Tiểu thừa còn không khai cho sám hối, tuy nói là hoàn sanh, nhưng không dùng vào việc của Tăng. Còn Sa-di đã phạm, phải sám hối mới thànhtấn cụ(thọCụtúc giới). Vấn đềhứa khảcủa Ðại thừa theo sựcó thểthông hành. Thảng nhưcho phép được vào trong Ðại Tăng, nhưng cũng tựchiêu lấy sựgian dối mà thôi. Huống nữa tính vào túc sốcủa bậc khuôn vaøng thước ngọc làm sao được? Nên tin rằng Ðại thừa Tiểu thừa có sựkhu biệt, cho phép và cấm chếkhác nhau. Tiểu thừa không hềnói phạm trọng mà sám hối, nên trọng tội không mất. Vìvậy, làm sao có thểdùng lời dạy sám hối của Ðại thừa mà cho phép tính vào Tăng sốcủa Tiểu thừa? Y theo Ðại thừa sám hối rồi, tựmình tấn tu đạo hạnh, đâu phải là hổn lạm đểmê hoặc tình người? Luận rằng: Thâm đàm huyền diệu không đâu hơn tông Thiên thai. Việc xiển dương giáo môn hoàn toàn không phá hưsựtướng. Khéo léo khai quyền hiển thật thì sựtức là chơn. Cho nên pháp của Tạng giáo, không thểbỏđược. Thảng nhưmuốn dùng Ðại thừa đểphá Tiểu thừa thì không phải là điều hay đẹp đểmong muốn vậy.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đã thọtrì học xứvà chấp nhận đời sống của Tỳ-kheo, chưa hoàn giới, giới sút kém nhưng không phát lồ, mà hành pháp dâm dục, cho đến cùng với loài súc sanh Tỳ-kheo ấy là kẻBa-la-di, không được sống chung.
NGUYÊN DO14:
Ðức Phật ởtại Tỳ-xá-ly, khi ấy nơi thôn Ca-lan-đà, có con của ông Tu-đề-na, của cải đầy kho, lòng tin bền vững, xuất gia hành đạo. Gặp lúc mất mùa, gạo thóc rất quý, Tỳ-kheo khất thực khó được. Con ông Tu-đề-na dẫn các Tỳ-kheo đến thôn Ca-lan-đà khất thực. Mẹcủa ông nghe con về, đến khuyên ông bỏđạo vềlại nhà, ba lần khuyên, ông đều không chấp nhận. Bà bảo con bà làm thếnào cho vợông có thai đểkhỏi tuyệt giòng họ. Ông bèn nắm tay vợmình dẫn vào trong vườn, ba lần hành bất tịnh. Khi ấy trong vườn có con quỷvừa chết, liền đầu thai vào đó. Sau chín tháng sanh đứa con trai đặt tên là Chủng Tử, sau cũng xuất gia thành đạo. Khi Tu-đề-na hành bất tịnh rồi, thường ôm lòng sầu ưu. Bạn đồng học hỏi biết vấn đề, trình bày đầy đủvới Ðức ThếTôn. ThếTôn tập hợp các Tỳ-kheo, dùng voâ sốphương tiện trách rằng: “Việc ông làm là quấy, không phải oai nghi, không phải Sa-môn, không phải tịnh hạnh, không phải hạnh tùy thuận, điều ấy là đieàu không nên làm. Tu-đề-na, tại sao ông ởtrong pháp thanh tịnh của Ta mà làm... cho đến ái hết thì chứng Niết-bàn. Ông cùng với vợcũlàm việc bất tịnh chăng ?...”
Phật bảo các Tỳ-kheo thà đem nam căn đểvào miệng rắn độc, chứkhông nên đem nó đểtrong nữcăn. Tại sao vậy? Vì làm nhưthếsẽkhông đọa vào đường ác. Còn nếu phạm đến nữnhơn, thân hoại mạng chung, đọa vào ba đường ác. Tại sao vậy? Ta đã dùng vô sốphương tiện nói pháp đoạn dục đoạn tưtưởng đối với dục, trừsức nóng tán dục, dứt niệm vềdục, vượt lên trên sựràng buộc bởi ái. Ta nói dục nhưlửa, vật tạm bợ, nhưxương khô, cũng nhưcục thịt, nhưcảnh trong mộng, nhưdao bén dưới chân, nhưđồgốm mới đựng nước đểdưới ánh nắng mặt trời, nhưđầu rắn độc, nhưkiếm bén đâm. Thật là uếác. Phật quởtrách. Quởtrách rồi cùng các đệtửkiết giới, gồm đủ10 nghĩa:
1) Nhiếp hóa lấy Tăng (sự, lý nhịhòa).
2) Khiến Tăng hoan hỷ.
(Mỗi người đều giữba nghiệp, không xúc não nhau).
3) Khiến Tăng an vui.
(Mỗi người đều giữthân, khẩu, không não loạn nhau).
4) Khiến người chưa tin được tin.
(Nhập ngũđình tâm và Tứniệm xứ).
5) Người đã tin thì thêm lớn lòng tin.
(Do Tứchánh cần được quán noãn pháp).
6) Người khó điều, khiến được điều thuận
(Do giới tịnh nên có thểđược Tứnhưý túc, tiến lên quán đảnh pháp, chiết phục phiền não).
7) Người biết xấu hổđược an lạc.
(Tàm là nghĩa thứnhất của cõi trời, Quí là trong người phàm thành tựu 5 căn, trụvào nhẫn pháp, không bịthối chuyển).
8) Ðoạn hữu lậu hiện tiền.
(Năm lực có khảnăng dẹp năm chướng. Thếđệnhất pháp, phục đạo đầy đủ).
9) Ðoạn hữu lậu đời vịlai.
(Bảy giác chi, Tám chánh đạo, phát khổnhẫn chơn minh, hoàn thành tám kim cang đoạn tất cảhạt giống kiến, tưhoặc).
10) Chánh pháp được lâu bền.
(Bậc A-la-hán làm xong việc, khiến thắng nghĩa Chánh pháp không chấm dứt.)
Muốn nói giới sẽnói nhưsau:
“Nếu Tỳ-kheo nào phạm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục, Tỳ-kheo ấy phạm Ba-la-di không được sống chung.” Sau khi kiết giới nhưvậy rồi, khi ấy có Tỳ-kheo Bạt-xà-tử, sầu ưu, không vui sống nếp sống tịnh hạnh, liền trởvềnhà, cùng với vợcũhành dâm dục. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: “Ông là kẻngu si, phạm Ba-la-di không được sống chung. Nếu Tỳ-kheo nào không vui sống nếp sống tịnh hạnh, cho phép xảgiới vềnhà. Nếu sau đó muốn xuất gia tu phạm hạnh, nên độcho xuất gia thọÐại giới. Lại thêm câu: “Không xảgiới, giới sút kém không tựphát lồ”.
Lại có một Tỳ-kheo khất thực, nương ởtrong rừng, cùng hành bất tịnh hạnh với con vượn cái. Các Tỳ-kheo đi kiểm tra biết được, bạch đầy đủvới đức ThếTôn, nên kiết văn giới nhưtrên.
GIẢI THÍCH:
Tỳ-kheo gồm có:
-Tỳ-kheo Danh tự.
-Tỳ-kheo Tương tợ.
-Tỳ-kheo Tựxưng.
-Tỳ-kheo Thiện lai.
-Tỳ-kheo Khất cầu.
-Tỳ-kheo trước cát tiệt y15.
-Tỳ-kheo Phá kiết sử.
- Tỳ-kheo thọÐại giới do Bạch tứyết-ma nhưpháp thành tựu hợp cách.
ChữTỳ-kheo, nói ởtrong văn giới này là chỉloại Tỳ-kheo sau cùng, cùng với Tỳ-kheo đồng giới. Khi Phật vì các đệtửkiết giới rồi, thà chết chứkhông phạm.
Trong đây cùng với các Tỳ-kheo khác một giới (giới thểkhông hai), đồng giới (giới tướng không khác), đẳng giới (thọtrì riêng một cách đầy đủ). Nhưvậy gọi là đồng giới.
Thếnào gọi là không xảgiới?
Xảgiới vì điên cuồng, xảgiới vì tâm tán loạn, xảgiới vì thống não, xảgiới câm, xảgiới điếc, xảgiới câm điếc, hay đứng trước những người điên cuồng, tâm loạn, thống não, điếc câm mà xảgiới thì gọi là không xảgiới.Người thành phốđối trước người quê dã, người quê dã đối trước người thành phốxảgiới. Không vắng lặng tưởng là vắng lặng xảgiới. Vắng lặng xảgiới tưởng là không vắng lặng xảgiới. Giỡn chơi xảgiới. Ðối truớc loài thiên, long, dạxoa, ngạquỷ, ngủnghỉ, người chết, người vô trí xảgiới. Hoặc tựmình không nói, hoặc nói trước người không hiểu nhưvậy v.v... không gọi là xảgiới.
Thếnào gọi là xảgiới?
Tỳ-kheo nhàm chán pháp Tỳ-kheo, bèn nói: Tôi xảPhật, xảPháp, xảTỳ-kheo Tăng v.v..., nói nhưvậy một cách rõ ràng, gọi là xảgiới.
Giới sút kém, hoặc có giới sút kém mà không xảgiới, hoặc có giới sút kém mà xảgiới. Nếu Tỳ-kheo nhàm chán pháp Tỳ-kheo, trong lòng thường xấu hổ, ý ưa sống taïi gia v.v... chỉnói nhưvầy: Tôi nghĩđến cha mẹ, anh em, chịem, vợcon, xóm làng, nhà cửa, ruộng vườn, hồao, tôi muốn bỏPhật, Pháp, Tăng cho đến học xứ. Tôi muốn nhận giữgia nghiệp, cho đến muốn làm pháp phi Sa-môn, phi Thích tử. Nhưvậy gọi là giới sút kém, không xảgiới.
Nếu tưduy rằng: Tôi muốn xảgiới, rõ ràng thành xảgiới. Nhưvậy gọi là giới sút kém mà xảgiới.
Thếnào gọi là Ba-la-di?
Nhưngười bịchặt đầu không thểsống lại được. Tỳ-kheo phạm pháp này, khoâng trởlại thành Tỳ-kheo, cho nên gọi là Ba-la-di.
Cộng trú là cùng một Yết-ma, cùng một thuyết giới, sống vớinhau mà không cùng nhau làm hai việc ấy gọi là bất cộng trụ.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu hướng đến 5 chúng và hàng bạch y v.v... nói: Tôi bỏPhật, bỏPháp, bỏTăng, bỏhọc (xứ), bỏthuyết (giới), bỏcộng trụ, bỏchung lợi (dưỡng), bỏkinh luận, bỏTỳ-kheo, bỏSa-môn, bỏThích chủng, không phải Tỳ-kheo. Toâi là Sa-di, là ngoại đạo, là người thếtục. Ngũdục vốn coù, tôi thọdụng trọn vẹn. Ðó gọi là hoàn giới.
Thếnào gọi là xảPhật?
BỏChánh giác, bỏTối thắng, bỏnhất thiết trí, bỏnhất thiết kiến, bỏvô dưtrí kiến, bỏcha La-hầu-la, bỏchơn kim thân, bỏviên quang, bỏ32 tướng, bỏ80 vẻđẹp. Nếu bỏtất cảdanh hiệu của Phật, đều gọi là xảPhật, tức là xảgiới. Nếu nói bỏquá khứ, vịlai Phật, không gọi là xảgiới, mắc tội Thâu-lan-giá.
Lại nữa, các ngoại đạo cũng đều gọi có Phật. Nếu thật muốn xảPhật, giảnhưnói: bỏPhật ngoại đạo, không gọi là xảgiới, mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu giỡnchơi nói: XảPhật, phạm tội Việt tỳ-ni. Nếu nhầm lẫn nói, tâm cuồng thì vô tội.
Thếnào gọi là xảPháp?
Pháp, không thuộc vềba đời mà tướng của nó là thường trụ. Nhưnói: Vô vi Niết-bàn, lìa các phiền não, tất cảkhổhoạn, vĩnh viễn không còn. Nếu nói: Xảpháp này, hoặc nói: Xảquá khứvịlai pháp, đều gọi là xảgiới.
Nếu nhưnói xảpháp ngoại đạo, mắc tội Thâu-lan-giá.Nếu giỡn chơi nói, phạm tội Việt tỳ-ni.
Thếnào gọi là xảTăng?
Tăng là chỉcho đệtửThếTôn. Tăng tức là tưsong bát bối16:
-Ðã thành tựu tín
-Ðã thành tựu giới
-Ðã thành tựu văn
-Ðã thành tựu tam muội
-Ðã thành tựu huệ
-Ðã thành tựu giải thoát
-Ðã thành tựu giải thoát tri kiến.
Nên họlà bậc cần cung kính cúng dường, là ruộng phước Vô thượng. Nếu nói: Tôi xảbỏTăng này, gọi là xảgiới. Nếu nói: Xảbỏquá khứ, vịlai Tăng, hoặc nói xảbỏnhiều Tỳ-kheo Tăng, đều không gọi là xảgiới, mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu nói: Xảbỏquá khứvịlai nhiều Tỳ-kheo, hoặc nói xảbỏmột Tỳ-kheo, mắc tội Việt tỳ-ni. Hoặc nói : Xảbỏquá khứ, vịlai, một Tỳ-kheo, mắc tâm hối Việt tỳ-ni (Tức là Ðột-kiết-la tựtrách tâm mình). Tỳ-kheo-ni cũng nhưvậy, Hoặc nói: XảbỏHòa thượng, gọi là xảgiới. Hoặc nói: XảbỏA-xà-lê, không gọi là xảgiới, mắc tội Thâu-lan-giá. Quá khứ, vịlai sai biệt và giảnói, giỡn chơi v.v... đồng nhưtrên.
Thếnào gọi là xảhọc?
Học có 3 loại:
-Tăng thượng giới học, tức là nói Ba-la-đề-mộc-
xoa rộng hay lược.
-Tăng thượng ý học, tức là chín thứlớp chánh
thọ.
-Tăng thượng huệhọc, tức là 4 Chơn đế.
Nếu nói: Xảhọc này, đều gọi là xảgiới.
Giảnhưnói, giỡn chơi v.v... đồng nhưtrước.
Thếnào gọi là xảthuyết? (tức là ba thứthuyết giới: 15 ngày, 14 ngày và trung gian Bố-tát).
Hoặc nói: Tôi xảthuyết này, gọi là xảgiới.
Thếnào gọi là xảcộng trú?
Cộng trú có hai thứ:
- Thanh tịnh cộng trú, chúng đều thanh tịnh,
cùng tác Bố-tát.
- Tương tợcộng trú, không thanh tịnh, hiện
tướng thanh tịnh, cùng ởvới người thanh
tịnh, cùng tác Bố-tát.
Hoặc nói: Tôi xảcộng trú, gọi là xảgiới.
Thếnào gọi là xảcộng lợi (dưỡng)?
Lợi có 2 loại:
- Pháp lợi, tức thọtrì, đọc tụng, vấn đáp.
- Lợi vềy thực, tức đồng nhận phẩm vật cúng
dường.
Hoặc nói: Tôi xảlợi này, gọi là xảgiới. Nếu chỉnói: Tôi xảlợi vềy thực, không gọi là xảgiới, mắc tội Thâu-lan-giá.
Thếnào là xảkinh luận?
Kinh luận có 9 bộ(tức là 12 bộ, trừPhương quảng, Thọkývà Vô vấn tựthuyết).
Nếu nói: Tôi xảkinh luận này, gọi là xảgiới.
Hoặc nói: Xảkinh luận quá khứvịlại, không gọi là xảgiới, mắc tội Thâu-lan-giá. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nói: Tôi bỏPhật, Phật bỏtôi. Tôi lìa Phật, Phật lìa tôi. Tôi xa Phật, Phật xa tôi. Tôi chán Phật, Phật chán tôi. Tôi thôi Phật, Phật thôi tôi. Nhưvậy đều gọi là xảgiới. Cho đến kinh luận cũng nhưvậy. Nhưvậy gọi là hoàn giới (trảgiới lại).
Nếu giận nói, gấp nói, nói một mình nói không rõ, nhân tranh cãi nói, tưởng một mình nói, nói vớingười ngủ, nói vớingười cuồng, nói với trẻnít, nói vớiphi nhơn, nói vớisúc sanh, nói vớingười không hiểu biết, đều không gọi là xảgiới. Giới sút kém tức là người kia nghĩ: Tôi thà xảbỏPhật, Pháp, Tăng cho đến xảbỏcác kinh luận. Lại nghĩrằng: Tôi sẽlàm Sa-di, làm người thếtục, làm ngoại đạo. người kia tâm nghĩmiệng nói, chứchưa quyết định đến người khác nói, đó gọi làgiới sút kém (giới luy). Hoặc nói sựviệc của giới sút kém, mỗi lời nói phạm một tội Thâu-lan-giá.
Lại, khởi tâm nghĩ, miệng nói: Tốt hơn, tôi xảbỏPhật, cho đến tốt hơn tôi làm theo nếp sống người thếtục. Nhưvậy, gọi là nói sựviệc của giới sút kém, mỗi lời nói phạm một tội Thâu-lan-giá.
Luật Ngũphần:
Nếu nói, “Tôi sẽlàm theo nghi pháp của ngoại đạo”, mỗi lời nói phạm một tội Thâu-lan-giá. Hoặc nói: “Tôi sẽlàm theo nghi pháp của bạch y”, phạm Ðột-kiết-la, không gọi là xảgiới. Miệng nói: “Tôi xảgiới”, gọi là xảgiới.
Luật nhiếp nói:
Hạnh là chỉcho Thánh đạo. Tịnh tức chỉcho Niết-bàn. Do Bát chánh đạo mới có thểchứng hội. Làm hạnh bất tịnh là nghịch lại với Chánh lý vậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vấn đềphạm trong đây là:
Nếu nơi đường đại tiện, tiểu tiện và miệng: với tất cảnhơn, phi nhơn, súc sanh, nam, nữ, hai hình, huỳnh môn, hoặc của mình hay của người khác mà vào nhưđầu mảy lông, trong ba thời gian: Sơ, trụ, xuất, tùy theo đó, nếu có lạc tưởng đều phạm Ba-la-di. Chuẩn bịmà không vào, phạm Thâu-lan-giá. Ðối vớicăn bịhưhoại và hành dâm không đúng chỗ, đều phạm Thâu-lan-giá. Dạy người khác, phạm Thâu-lan-giá. Dạy người màhọkhông làm phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni phạm Ðột-kiết-la, tẫn xuất.
Trường hợp không phạm là: Người ngủ, không hềcó giác tri, không thọlạc, hay tất cảnhững trường hợp không có dâm ý và lúc ban đầu chưa chếgiới, si cuồng, tâm loạn, thống não ép ngặt.
Luật Thập Tụng nói:
Có 5 trươøng hợp làm cho người cuồng:
- Thân bằng quyến thuộc bịchết hết nên cuồng.
- Của cải mất hết nên cuồng.
- Sựnghiệp, nhân dân mất hết nên cuồng.
- Tứđại rối loạn biến động nên cuồng.
- Nghiệp báo đời trước nên cuồng.
Tuy có bệnh cuồng nhưvậy, nhưng tựbiết ta là Tỳ-kheo, làm việc dâm dục, cũng mắc Ba-la-di tội.
Có 5 nhân duyên khiến tâm tán loạn:
- BịPhi nhơn đánh nên tâm tán loạn.
- BịPhi nhơn khiến cho tâm tán loạn.
- BịPhi nhơn ăn tinh khí của tâm nên tâm tán
loạn.
- Bịtứđại rối loạn nên tâm tán loạn.
- Bịnghiệp báo đời trước nên tâm tán loạn.
Tuy có tâm tán loạn nhưvậy, nhưng tựbiết mình là Tỳ-kheo, hành dâm dục cũng phạm Ba-la-di.
- Có 5 món bệnh hoại tâm (tức thống não ép ngặt):
- Do gió phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do nóng phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do lạnh phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do ba thứđều phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do khí thời tiết phát khởi, nên có bệnh hoại
tâm.
Tuy có bệnh hoại tâm nhưvậy, nhưng nếu tựbiết là Tỳ-kheo, hành dâm dục cũng mắc Ba-la-di. Nếu không tựbiết thì không phạm.
Luật Thiện kiến nói:
Thấy lửa mà cầm nhưcầm vàng không khác. Thấy phẩn mà cầm, nhưcầm gỗhương (chiên-đàn) không khác. Ðiên cuồng nhưvậy, phạm giới không có tội.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu Tỳ-kheo với tâm nhiễm ô, muốn xem người nữ, mắc tội tâm hối Việt tỳ-ni. Nếu mắt thấy, nghe tiếng, phạm tội Việt tỳ-ni. Xúc chạm nhau, phạm Thâu-lan-gia, cho đến chỉchạm nhau nhưhột mè, phạm Ba-la-di. Nếu thân hình (nam căn) lớn, tuy vào nhưng chỉởmé (nữcăn), mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu thân hình của người nữbịcắt làm hai phần, đến nơi hai phần hành dâm, phạm tội Thâu-lan-giá, hoặc đem buộc cho hiệp lại đểhành dâm phạm Ba-la-di.
Thếnào gọi là thọlạc?
Nhưđói được ăn, nhưkhát được uống.
Thếnào gọi là không thọlạc?
Nhưngười đẹp đẽdùng các loại thây chết cột nơi cổ. Lại nhưtrường hợp mổmụt nhọt, lấy lưới nóng bao quanh mình.
Lại nói: Nếu vì dục tâm, đi theo sau người nữthì mỗi bước phạm một tội Việt tỳ-ni. Vì dục tâm, cùng vớingười nữcách vách nói chuyện, mỗi lời nói phạm một tội Việt tỳ-ni.
PHỤ:
Luật Thiện kiến nói:
Bậc Trưởng lão nghe những hạnh bất tịnh này chớnên kinh quái. Tại sao vậy? Ðức NhưLai thương xót bọn ta, vì kiết giới vậy, cho nên nói những lời không tốt này. Nếu không nói thì làm sao biết được tội Ba-la-di, Thâu-lan-giá, Ðột-kiết-la khác nhau thếnào. Nếu Pháp sưvì người giảng dạy, người nghe chớnên cười cợt giỡn chơi. Nếu ai cười cợt thì đuổi ra. Tại sao vậy? Ðức Phật lân mẫn chúng sanh, từkim khẩu nói ra, chúng ta nên sanh lòng hổthẹn khi nghe, tại sao cười?
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ HAI
1Nếu không có thì nói nhưtrên, nếu có thì trảlời là có và theo nghi thỉnh nhưtrong Yết-ma yếu chỉdo Hòa thượng Thích Trí Thủsoạn thuật, trong đó đã hướng dẫn.
2Tứphần luật 35, Kiền-độthuyết giới, tr. 816b, Ðại 22n1428.
3Tứphần luật 35, tr. 818a28, Ðại 22n1428.
4Dữdục thanh tịnh 與欲清淨û: Dữdục và thuyết tịnh, gởi dục là gởi ý muốn của mình đến Tăng. Ý muốn ởđây là sựnhất trí của mình vềviệc Tăng yết-ma thuyết giới. Thuyết tịnh là nhờngười trình lên Tăng rằng mình thanh tịnh, không có phạm học xứnào. Khi gởi dục, gồm luôn cảthuyết tịnh. (Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên tập).
5Thập tụng tỳ-ni tựa (Thập tụng luật tựa, Tỳ-ni tụng) 3 quyển, Tam tạng Tỳ-ma-la-xoa dịch thời Ðông Tấn. Bản dịch này bịkhuyết, không có trong tạng Ðại Chánh.
6Bao-tát-đà 褒薩陀I: Skt. poṣadha, Pāli. uposatha, cách dịch âm khác: Bố-tát, Bố-sa-tha...
7Tứphần luật 1, tr. 569a19, Ðại 22n1428.
8Con loa 騾...: do lừa đực giao phối với ngựa cái mà sinh ra.
9Ma-ha tăng kỳluật 2, tr. 237b23, Ðại 221425.
10Bổ-đặc-già-la 補特伽羅: Skt. Pudgala, dịch là người, chúng sanh.
11Ngũphần luật 1, tr. 4c21, Ðại 22n1421.
12Căn baûn tát-bà-đa bộluật nhiếp 2, tr. 532c25, Ðại 24n1458.
13Phụhành ký: Chỉquán phụhành truyền hoằng quyết 40 quyển, Ðại 46n1912, ngài Kinh Khê Trạm Nhiên (711-782) soạn thuật thời Ðường.
14Tứphần luật 1, tr. 569c18, Ðại 22n1428.
15Tỳ-kheo mặc y từnhững miếng vải rách.
16Tứsong bát bối四雙八輩..: là thánh giảtứhướng tứquảcủa Tiểu thừa. Hướng quảlà một song, mà một song nhưvậy có tứchủng, vậy một song của tứchủng tức là bát bối (xem tứhướng tứquả).
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường