Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03-Bồ-tát Phổ Nhãn

25/10/201015:31(Xem: 7477)
03-Bồ-tát Phổ Nhãn

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Phổ Nhãn
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Phổ Nhãn Bồ-tát tại đạichúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp trường quì xoathủ, nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn, nguyện vị thử hội chư Bồ-tát chúngcập vị mạt thế nhất thiết chúng sanh diễn thuyết Bồ-tát tu hành tiệm thứ, vânhà tư duy, vân hà trụ trì, chúng sanh vị ngộ tác hà phương tiện phổ linh khaingộ. Thế Tôn, nhược bỉ chúng sanh vô chánh phương tiện, cập chánh tư duy, vănPhật Như Lai thuyết thử tam-muội tâm sanh mê muộn, tức ư Viên giác bất năng ngộnhập. Nguyện hưng từ bi vị ngã đẳng bối cập mạt thế chúng sanh giả thuyếtphương tiện.

Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnh,chung nhi phục thủy.

DỊCH:

Lúc đó Bồ-tát Phổ Nhãn ở trong đạichúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu bên phải bavòng, quì gối chấp tay bạch Phật rằng:

- Thế Tôn đại bi, xin vì chúngBồ-tát trong hội này và tất cả chúng sanh đời sau diễn nói thứ lớp tu củaBồ-tát, làm sao tư duy, làm sao trụ trì? Chúng sanh chưa ngộ tạo phương tiện gìkhiến cho họ được khai ngộ? Bạch Thế Tôn, nếu chúng sanh kia không có chánhphương tiện và chánh tư duy, nghe Như Lai nói tam-muội này tâm sanh mê muội,đối với tánh Viên giác không thể ngộ nhập. Xin Ngài từ bi, vì bọn chúng con vàchúng sanh đời sau tạm nói phương tiện.

Thưa lời đây rồi năm vóc gieoxuống đất, thưa thỉnh như vậy lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Phổ là khắp, Nhãn là con mắt tức là con mắt thấy khắp.Như ngài Huyền Sa Sư Bị thường nói "Tam thiên đại thiên thế giới là mộtcon mắt của Sa-môn". Ðọc qua chương trước chúng ta thấy đức Phật trả lờidường như đủ rồi. Nhưng các Bồ-tát thấy chưa đủ, chưa thể tu được, nên ở chươngnày, Bồ-tát Phổ Nhãn đứng ra thưa hỏi thật kỹ. Ðây là ba câu hỏi:

1- Chúng sanh phải thứ lớp tu như thế nào? Suy nghĩthế nào cho hợp đạo?

2- Phải gìn giữ cách nào cho đúng với chánh pháp?

3- Chúng sanh chưa ngộ làm cách nào cho họ dần dầnđược khai ngộ?

Ðoạn trên Phật nói tổng quát chắc họ không thực hànhđược, nên Ngài yêu cầu Phật chỉ cho phương tiện để chúng sanh sau này tư duychân chánh, và nghe đến tam-muội này tâm không sanh mê muội để thể nhập vàotánh Viên giác. Từ đây về sau Phật mới nói qua phương tiện.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Phổ Nhãn Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử nhữ đẳng nãi năng vị chưBồ-tát cập mạt thế chúng sanh vấn ư Như Lai tu hành tiệm thứ, tư duy trụ trì,nãi chí giả thuyết chủng chủng phương tiện. Nhữ kim đế thính đương vị nhữthuyết.

Thời Phổ Nhãn Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ cập chư đại chúng mặcnhiên nhi thính.

DỊCH:

Khi ấy Phật bảo Bồ-tát Phổ Nhãn rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông hay vì các Bồ-tátvà chúng sanh đời sau cầu thỉnh Như Lai thứ lớp tu hành dạy cách tư duy cách antrụ gìn giữ cho đến tạm lập các thứ phương tiện. Nay ông hãy lắng nghe, ta sẽvì các ông mà nói.

Bấy giờ Bồ-tát Phổ Nhãn vui vẻ vâng lời dạy, cùng đại chúng lặnglẽ lắng nghe.

GIẢNG:

Phật khen Bồ-tát Phổ Nhãn vì đại chúng và chúng sanh đời sau cầuxin Phật tạm lập phương tiện tu hành để nhập tánh Viên giác.

ÂM:

- Thiện nam tử, bỉ tân học Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh dục cầuNhư Lai tịnh Viên giác tâm, ưng đương chánh niệm viễn ly chư huyễn, tiên y NhưLai xa-ma-tha hạnh, kiên trì cấm giới, an xử đồ chúng, yến tọa tĩnh thất, hằngtác thị niệm: Ngã kim thử thân tứ đại hòa hợp, sở vị phát, mao, trảo, xỉ, bì,nhục, cân, cốt, tủy, não cấu sắc giai qui ư địa. Thóa, thế, nùng, huyết, tândịch, tiên mạt, đàm, lệ, tinh khí, đại, tiểu tiện lợi giai qui ư thủy. Noãn khíqui hỏa. Ðộng chuyển qui phong. Tứ đại các ly, kim giả vọng thân đương tại hàxứ? Tức tri thử thân tất cánh vô thể, hòa hợp vi tướng, thật đồng huyễn hóa. Tứduyên giả hợp, vọng hữu lục căn, lục căn tứ đại trung ngoại hợp thành, vọng hữuduyên khí, ư trung tích tụ tợ hữu duyên tướng giả danh vi tâm. Thiện nam tử,thử hư vọng tâm, nhược vô lục trần, tắc bất năng hữu. Tứ đại phân giải, vô trầnkhả đắc. Ư trung duyên trần các qui tán diệt, tất cánh vô hữu duyên tâm khảkiến.

DỊCH:

- Này thiện nam, những vị Bồ-tát mới học và chúng sanh đời sau,muốn cầu tâm Viên giác thanh tịnh Như Lai, phải chánh niệm xa lìa các pháphuyễn, trước y theo hạnh xa-ma-tha Như Lai, kiên trì giới cấm, sắp xếp đồchúng, ngồi yên trong thất vắng, thường khởi nghĩ: "Thân này của ta do tứđại hòa hợp, những là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não.sắc chất dơ bẩn đều thuộc về đất. Nước dãi, nước mắt, máu mủ, nước tiểu, nướcbọt, đàm dãi... thuộc về nước. Hơi nóng thuộc về lửa. Chuyển động thuộc về gió.Bốn đại mỗi cái rời xa, hỏi thân không thật này về chỗ nào? Liền biết thân nàyrốt ráo không có tự thể (cố định), do hòa hợp mà có tướng, thật đồng với huyễnhóa.

- Bốn duyên (tứ đại) giả hợp tạm có sáu căn. Sáu căn bốn đạitrong ngoài hợp thành tạm có duyên khí tích tụ ở trong, in tuồng như có tướngnăng duyên, giả gọi là tâm.

- Này thiện nam! Tâm hư vọng này nếu không có (duyên) sáu trần ắtkhông có. Bốn đại phân tán (thân hoại, căn mất) sáu trần cũng không còn. (Ý)căn ở trong duyên theo sáu trần mỗi thứ phân tán. Rốt cuộc không còn cái tâmduyên có thể thấy.

GIẢNG:

Ðức Phật dạy chúng ta muốn tu theo thứ lớp thì trước tiên phải ytheo pháp Chỉ. Kế là gìn giữ giới cấm của Phật cho tinh nghiêm, đồng thời phảisắp xếp đồ chúng và ngồi yên trong thất vắng để tư duy hay chánh quán. Chúng tamuốn theo thứ lớp mà quán thì trước hết phải quán ngay nơi thân này do đất nướcgió lửa hòa hợp: Tóc, lông, răng, móng, da, thịt, gân, xương. tất cả chất cứngđó thuộc về đất. Nước miếng, mồ hôi, máu, mủ, nước tiểu, đàm dãi. thuộc vềnước. Hơi ấm trong người thuộc về lửa. Sự động chuyển, hơi thở ra vào là gió.Bốn đại này, chúng ta tách riêng mỗi thứ, tìm lại coi cái gì là thân mình? Tìmkhông ra. Cả bốn cái đó hợp lại thì tạm nói là thân mình, còn nếu phân ly rathì tìm lại cái thân huyễn này không có chỗ nơi, liền biết thân này rõ ràngkhông có thật thể, do tứ đại hòa hợp mà có tướng, có đó rồi mất nên nói là huyễnhóa. Bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp chúng ta đã lầm cho nó là thật, cho nên mấtthân này tạo thân khác. Quán xét thật kỹ để biết nó hư giả, mầm sanh diệt lầnlần sẽ hết, muốn thoát luân hồi phải có trí tuệ để phá mê lầm vô minh.

Xét về thân rồi, đức Phật dạy chúng ta xét về tâm. Khi đất, nước,gió, lửa duyên hợp thì tạm có thân, khi đã có thân rồi thì có sáu căn: mắt,tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn có là do tứ đại bên trong và tứ đại bên ngoàihợp lại mà có, hơi tích tụ ở trong, hơi đó vận chuyển nên có ý nghĩ phân biệtsáu trần tạm gọi là tâm. Thí dụ chúng ta thấy một hình ảnh nào đó, khi ngồi yênsực nhớ lại hình ảnh đó. Tâm duyên theo hình bóng đó gọi là duyên khí. Tại saogọi là duyên khí? Như mùi hôi hay thơm của một cái khăn là do xông ướp một cáikhác mà có mùi. Cũng vậy do căn trần tiếp xúc rồi bóng dáng đó xông ướp thànhhơi, cái hơi đó là bóng dáng ở trong tâm mình. Nó xông ướp cái nào thì chứanhóm thành chủng tử cái đó. Những chủng tử chứa nhóm nhiều in tuồng như cáitướng để nó duyên rồi cái tướng nó duyên giả danh tên là tâm. Tất cả những cáinghĩ này nghĩ kia là đều nghĩ theo bóng dáng do huân tập của sáu trần với sáucăn mà có.

Khi chúng ta độc thoại, hoặc đang ngồi, hoặc đang đi, chợt nhớviệc này việc nọ, rồi phát thành ngôn ngữ, đó là do cuộn hơi từ rún đưa lên,nếu mạnh thì phát ra lời nói diễn bày cho người khác nghe, yếu thì đủ mìnhnghe. Thành ra những ý niệm suy nghĩ chỉ là do hơi cuộn phát ra thôi. Một hômngồi chơi, tôi chợt thấu đáo được ý nghĩa của hai chữ tập khí. Thường khi chúngta nghe giải nghĩa hai chữ tập khí là thói quen, nhưng bây giờ tôi mới phátminh nghĩa của nó là chỗ nhóm họp hơi. Những ý niệm suy nghĩ của chúng ta đềudo một ít hơi từ rún đưa lên cuộn lại rồi phát ra lời. Nghĩ về người thì nói vềngười, nghĩ về vật thì nói về vật, ở trong thì chúng ta cho đó là tư tưởng, phátra ngoài cho là ngôn ngữ. Thật ra tất cả tư tưởng đều là ngôn ngữ. Quí vị xétxem có phải vậy không? Ðiều này chúng ta phải ngồi lại nhìn kỹ mới thấy được.Khi chúng ta ngồi lặng yên, chợt có ý niệm dấy lên, thì một luồng hơi từ rúnđưa lên rồi phát ra lời, yếu thì đủ mình nghe gọi là tư tưởng, mạnh thì nói chomọi người cùng nghe gọi là ngôn ngữ. Vì vậy nên đức Phật mới nói khí tích tụ ởtrong, giống như tướng năng duyên và hình bóng mà mình thấy ở ngoài rơi vào tâmthức, hai cái đó duyên với nhau giả gọi là tâm. Chúng ta đã chấp cái giả làmthân làm tâm rồi, làm sao biết được cái thật là tánh Viên giác. Cho nên suốtkiếp đi trong luân hồi.

Nếu thân tứ đại phân tán tức là thân tứ đại chết, sáu căn hoạivà hình ảnh (sáu trần) bên ngoài không có, thì lúc đó chúng ta cũng không tìmra cái tâm hay duyên. Như vậy cái tâm hay duyên là cái hư giả do sáu căn và sáutrần hợp lại mà có. Rõ ràng thân tâm (vọng tâm) đều không thật.

Phật bảo chúng ta phải chánh tư duy, quán sát kỹ điều này cho thấyrõ lẽ thật, đó là chỗ tu hành.

ÂM:

- Thiện nam tử, bỉ chi chúng sanh huyễn thân diệt cố, huyễn tâmdiệc diệt. Huyễn tâm diệt cố, huyễn trần diệc diệt. Huyễn trần diệt cố, huyễndiệt diệc diệt. Huyễn diệt diệt cố phi huyễn bất diệt. Thí như ma kính, cấu tậnminh hiện. Thiện nam tử, đương tri thân tâm giai vi huyễn cấu, cấu tướng vĩnhdiệt thập phương thanh tịnh.

DỊCH:

- Này thiện nam, huyễn thân của các chúng sanh kia diệt, nên huyễntâm cũng diệt, vì huyễn tâm diệt nên huyễn trần cũng diệt, vì huyễn trần diệtnên cái huyễn diệt cũng diệt, cái huyễn diệt diệt nhưng cái phi huyễn (tánhViên giác) không diệt. Thí như lau gương, bụi nhơ hết thì ánh sáng hiện. Nàythiện nam, nên biết thân tâm đều là huyễn hóa nhơ bẩn, tướng nhơ bẩn đó hằngdiệt thì (tánh Viên giác) thanh tịnh khắp mười phương.

GIẢNG:

Ðoạn này Phật chỉ thật là tường tận. Thân chúng ta do tứ đại giảhợp tạm có, biết nó như huyễn thì vọng tưởng duyên theo cái như huyễn đó cũngkhông thật. Như vậy huyễn thân và huyễn tâm đều diệt. Huyễn tâm diệt nên huyễntrần cũng theo đó mà diệt, trong kinh thường nói "Tâm sanh thì các phápsanh, tâm diệt thì các pháp diệt". Vì huyễn trần diệt nên cái huyễn diệtcũng diệt, cái nghĩ diệt thân tâm trần cảnh, cái nghĩ diệt đó cũng diệt. Nhữngcái huyễn đã diệt hết rồi lúc đó mới là phi huyễn, lúc đó tâm bình đẳng như nhưgọi là bất sanh bất diệt. Cho nên nói phi huyễn chẳng diệt. Như vậy quí vị thấyrõ ý nghĩa tu hành của chúng ta, y cứ theo lời Phật dạy không chạy theo các huyễnlà lìa huyễn, các huyễn đã lìa thì tâm lìa huyễn cũng phải bỏ luôn mới là thanhtịnh.

Ðức Phật đưa ra ví dụ lau gương cho chúng ta dễ hiểu. Mặt gương dụcho Tánh giác, khăn lau dụ cho niệm diệt huyễn, bụi dụ cho vô minh chấp thântâm thật. Khi mặt gương bị bụi đóng chúng ta dùng khăn lau lau sạch bụi, nhưngchúng ta lại để cái khăn lau trên mặt gương thì mặt gương không sáng trọn vẹn.Khi lau hết bụi, cái khăn lau cũng phải dẹp luôn, lúc đó không còn bụi khôngcòn khăn lau thì mặt gương mới sáng hoàn toàn. Cũng thế, khi thân huyễn tâm huyễndiệt rồi, ý niệm diệt huyễn cũng diệt luôn thì cái phi huyễn (Tánh giác) mớihiển hiện. Phật ví dụ thêm:

ÂM:

- Thiện nam tử, thí như thanh tịnh ma-ni bửu châu ánh ư ngũ sắctùy phương các hiện, chư ngu si giả kiến bỉ ma-ni thật hữu ngũ sắc. Thiện namtử, Viên giác tịnh tánh, hiện ư thân tâm tùy loại các ứng, bỉ ngu si giả thuyếttịnh Viên giác thật hữu như thị, thân tâm tự tướng diệc phục như thị. Do thửbất năng viễn ư huyễn hóa. Thị cố ngã thuyết thân tâm huyễn cấu, đối ly huyễncấu thuyết danh Bồ-tát. Cấu tận đối trừ tức vô đối cấu cập thuyết danhgiả.

DỊCH:

- Này thiện nam, ví như hạt châu ma-ni trong trẻo, tùy theo mỗi phươngchiếu hiện ra năm màu. Những người ngu thấy hạt châu ma-ni có năm sắc thật. Nàythiện nam, tánh Viên giác thanh tịnh tùy theo thân tâm mỗi chủng loại mà ứnghiện. Kẻ ngu nói tánh Viên giác thanh tịnh thật có như vậy, tự tướng thân tâmcũng lại như thế. Vì thế mà không xa lìa các thứ huyễn hóa, cho nên ta nói thântâm là huyễn cấu (chúng sanh). Ngược lại lìa huyễn cấu gọi là Bồ-tát. Khi huyễncấu hết thì pháp đối trị huyễn cấu cũng trừ, thì không còn pháp đối trị huyễncấu và cái tên gọi huyễn cấu.

GIẢNG:

Ví dụ như có một hạt châu trong trẻo ở ngoài có năm mặt, mỗi mặtchúng ta để một tấm giấy màu khác nhau. Tùy theo người đứng ở phía tấm giấy cómàu gì thì thấy hạt châu màu đó. Như người đứng ở phía tấm giấy màu đỏ thì thấyhạt châu màu đỏ, rồi họ cho rằng hạt châu màu đỏ thật. Những người đứng ở cácphía kia cũng vậy. Nhưng sự thật thì hạt châu không có màu gì hết, nó chỉ làtrong trẻo, tùy ở bên ngoài có màu gì thì nó chiếu ra màu ấy thôi.

Hạt châu ma-ni dụ cho tánh Viên giác. Thân tâm chúng ta dụ như cáibóng xanh, vàng, trắng, đỏ trong hạt châu đó thôi. Ðó là chỗ lâu nay chúng takẹt. Nghe Phật nói thân huyễn, tâm huyễn chúng ta cũng nói theo thân huyễn tâmhuyễn. Nhưng đối với cái gì mà nói nó là huyễn chứ? Phật nói huyễn là có lý do.Vì Ngài thấy tánh Viên giác chân thật, cho nên thân tâm là huyễn. Cũng như nhìntrên hạt châu, những cái bóng hiện xanh, vàng, đỏ. thì bóng đó là huyễn, hạtchâu không phải huyễn. Bây giờ chỉ có người không thấy hạt châu mà chỉ thấybóng thôi, thì sao? Cái bóng đó là huyễn hay không huyễn? Bởi vậy chúng ta nóihuyễn mà không huyễn gì hết, tại vì chỉ thấy bóng mà không thấy hạt châu. Các ngàivì thấy rõ nên nói không nghi ngờ còn chúng ta chỉ nói lý nên nghi ngờ.

Cũng vậy, tánh Viên giác tùy theo nghiệp của chúng sanh mà hiện ởcác cõi trời cõi người, rồi chúng ta tưởng tánh Viên giác là trời là người, đólà mê. Thế nên, chúng sanh đi trong lục đạo mà tánh Viên giác không thay đổi,như cái bóng ở ngoài hạt châu, bóng đó không thật mà người mê tưởng là thật.Cái thật là cái trong trẻo của hạt châu. Cũng vậy, vì chúng ta si mê nên chotánh Viên giác là thân tâm của các loài chúng sanh. Thân tâm của các loài chúngsanh là cái bóng của Tánh giác, thế nên nói nghiệp là cái bóng không thật.Nghiệp hết, vô minh hết, nhưng Tánh giác không mất. Phật nói người không thể xalìa thân tâm nhơ huyễn chỉ một bề chấp chặt cho nó là ta thì tạm gọi kẻ đó làchúng sanh, còn người nào biết dẹp cái nhơ huyễn của thân tâm thì tạm gọi làBồ-tát. Người biết dẹp nhơ tức là người biết lau bụi trên mặt gương, gọi đó làngười sáng, biết làm cho gương sáng. Người biết thắp sáng trí tuệ nơi mình làngười giác hay là Bồ-tát. Khi cái nhơ hết thì pháp đối trị nhơ cấu cũng trừ,bấy giờ không còn pháp đối trị nhơ cấu và cái tên gọi nhơ cấu nữa. Bụi hết thìcái đối trị bụi là khăn lau cũng phải dẹp, cuối cùng là không còn bụi không cònkhăn lau, chỉ là mặt gương trong sáng. Khi chúng ta tu buông dần kiến chấp hưvọng về thân tâm thì gọi là tu hạnh Bồ-tát. Khi buông hết những kiến chấp hưvọng về thân tâm rồi, niệm buông cũng phải dẹp luôn, thì Tánh giác chân thậthiển bày.

ÂM:

- Thiện nam tử, thử Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh chứng đắc chưhuyễn, diệt ảnh tượng cố. Nhĩ thời tiện đắc vô phương thanh tịnh vô biên hưkhông.

DỊCH:

- Này thiện nam, Bồ-tát này và chúng sanh đời sau chứng được cáchuyễn, diệt các ảnh tượng. Khi ấy liền được thanh tịnh vô biên khắp hưkhông.

GIẢNG:

Ðức Phật dạy cho chúng ta thấy rõ sau khi buông được tất cả bóngdáng hư giả của thân tâm, thì tánh Viên giác thanh tịnh hiển hiện khắp cả mườiphương, lúc bấy giờ tạm gọi là thành Phật.

ÂM:

- Giác sở hiển phát, giác viên minh cố hiển tâm thanh tịnh, tâmthanh tịnh cố kiến trần thanh tịnh, kiến thanh tịnh cố nhãn căn thanh tịnh,thức thanh tịnh cố văn trần thanh tịnh, văn thanh tịnh cố nhĩ căn thanh tịnh,căn thanh tịnh cố nhĩ thức thanh tịnh, thức thanh tịnh cố giác trần thanh tịnh.Như thị nãi chí tị thiệt thân ý diệc phục như thị.

DỊCH:

- Vì tánh Viên giác sáng suốt đã hiện ra nên tâm thanh tịnh, dotâm thanh tịnh nên kiến trần thanh tịnh, do kiến thanh tịnh nên nhãn căn thanhtịnh, do căn thanh tịnh nên nhãn thức thanh tịnh, do thức thanh tịnh nên văntrần thanh tịnh, do văn thanh tịnh nên nhĩ căn thanh tịnh, do căn thanh tịnhnên nhĩ thức thanh tịnh, do thức thanh tịnh nên giác trần thanh tịnh. Như thếcho đến tị, thiệt, thân, ý cũng lại như vậy.

GIẢNG:

Ðức Phật tuần tự chỉ cho chúng ta thấy, khi Tâm thể thanh tịnh thìsáu căn sáu trần sáu thức đều được thanh tịnh. Chúng ta nghiệm kỹ thì sẽ thấyđược ý nghĩa của đoạn này. Nếu nơi tâm chúng ta không có một vọng niệm nào dấykhởi, chỉ một tâm bình đẳng như như, thì nhìn cảnh nào chúng ta cũng thấy thanhtịnh. Còn nếu tâm chúng ta dẫy đầy tham sân si, khi nhìn cảnh thì chúng ta khởiniệm tham sân si, do khởi niệm tham sân si cho nên cảnh đó trở thành cảnh Ta-bàkhổ phiền não dẫy đầy. Bởi phiền não nên sáu căn cũng nhiễm ô, do sáu căn nhiễmô nên sáu thức cũng trở thành ô nhiễm. Ðể thấy rõ hễ căn thanh tịnh thì trầnthức cũng thanh tịnh.

ÂM:

- Thiện nam tử, căn thanh tịnh cố sắc trần thanh tịnh, sắc trầnthanh tịnh cố thanh trần thanh tịnh, hương, vị, xúc, pháp diệc phục như thị.Thiện nam tử, lục trần thanh tịnh cố địa đại thanh tịnh, địa thanh tịnh cố thủyđại thanh tịnh, hỏa đại phong đại diệc phục như thị. Thiện nam tử, tứ đại thanhtịnh cố thập nhị xứ, thập bát giới, nhị thập ngũ hữu thanh tịnh.

DỊCH:

- Này thiện nam, do căn thanh tịnh nên sắc trần thanh tịnh, vìsắc thanh tịnh nên thanh trần thanh tịnh; hương, vị, xúc, pháp cũng như vậy.Này thiện nam, do lục trần thanh tịnh nên địa đại thanh tịnh, địa đại thanhtịnh thì thủy đại thanh tịnh, hỏa đại phong đại cũng vậy. Này thiện nam, do tứđại thanh tịnh nên mười hai xứ, mười tám giới, hai mươi lăm cõi thanhtịnh.

GIẢNG:

Khi tâm chúng ta thanh tịnh rồi thì căn trần thức thanh tịnh, nêntứ đại của thân này cũng trở thành thanh tịnh. Cho đến mười hai xứ, mười támgiới, hai mươi lăm cõi đều thanh tịnh. Khi chúng ta tu, tâm thanh tịnh rồi thìở chợ cũng được, ở rừng cũng được, ở đâu chúng ta cũng thấy thanh tịnh hết. Tâmthanh tịnh là chủ yếu để các pháp được thanh tịnh, nếu người tâm không thanhtịnh thì ở đâu cũng thấy bất an. Kinh Duy-ma-cật có câu: "Tùy kỳ tâm tịnhtức Phật độ tịnh." Tùy theo tâm mình thanh tịnh thì cõi Phật được thanhtịnh. Vậy chủ yếu của sự tu hành là phải lo tịnh tâm. Tôi hay ví dụ như có mộtcái hồ chứa nước trong, chúng ta làm những vòi nước, khi mở ra hứng toàn nướctrong. Ngược lại nếu hồ chứa nước đục, mở vòi nào cũng ra nước đục. Như vậy cốtlà bên trong chứa nước đục hay trong, còn những vòi mở ra thì ở trong có cái gìnó ra cái nấy. Cho nên tâm thanh tịnh thì sáu căn theo đó thanh tịnh là vậy.Tâm còn ô uế muốn sáu căn thanh tịnh sao được.

ÂM:

- Bỉ thanh tịnh cố Thập lực, Tứ vô sở úy, Tứ vô ngại trí, PhậtThập bát bất cộng pháp, Tam thập thất trợ đạo phẩm thanh tịnh, như thị nãi chíbát vạn tứ thiên đà-la-ni môn nhất thiết thanh tịnh.

DỊCH:

- Vì các pháp (thế gian) kia thanh tịnh cho nên (các pháp xuất thếgian như) Thập lự�c, Tứ vô sở úy, Tứ vô ngại trí, Thập bát bất cộng pháp củaPhật, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo đều thanh tịnh, như vậy cho đến tám muôn bốnngàn đà-la-ni môn đều thanh tịnh.

GIẢNG:

Trước Phật đã nói thế gian, bây giờ nói pháp xuất thế gian, nếu phápthế gian thanh tịnh thì pháp xuất thế gian cũng thanh tịnh. Tâm không thanhtịnh thì pháp thế gian không thanh tịnh, pháp thế gian không thanh tịnh thì nóipháp của Phật cũng không thanh tịnh. Tôi nói để Phật tử và Tăng Ni rõ, giả sửnhư lòng tôi ô nhiễm nếu tôi hiểu Phật pháp và tôi đem Phật pháp ra giảng dạycho quí vị thì Phật pháp cũng trở thành ô nhiễm. Ví dụ như tôi tham tài, nóipháp một hồi tôi cũng đề cập tiền tài trong đó. Bởi vì lòng tôi có chứa thamlam thì nói một hồi nó cũng lộ ra. Nếu tâm chúng ta thanh tịnh dù nói pháp thếgian hay nói Phật pháp cũng đều thanh tịnh.

ÂM:

-Thiện nam tử, nhất thiết thật tướng thanh tịnhcố nhất thân thanh tịnh, nhất thân thanh tịnh cố đa thân thanh tịnh, đa thânthanh tịnh cố như thị nãi chí thập phương chúng sanh Viên giác thanh tịnh.Thiện nam tử, nhất thế giới thanh tịnh cố đa thế giới thanh tịnh, đa thế giớithanh tịnh cố như thị nãi chí tận ư hư không viên khỏa tam thế, nhất thiết bìnhđẳng thanh tịnh bất động. Thiện nam tử, hư không như thị bình đẳng bất động,đương tri giác tánh bình đẳng bất động, tứ đại bất động cố, đương tri giác tánhbình đẳng bất động, như thị nãi chí bát vạn tứ thiên đà-la-ni môn bình đẳng bấtđộng, đương tri giác tánh bình đẳng bất động.

DỊCH:

- Này thiện nam, tất cả thật tướng tánh thanh tịnh cho nên mộtthân thanh tịnh, do một thân thanh tịnh cho nên nhiều thân thanh tịnh, do nhiềuthân thanh tịnh như thế cho đến mười phương chúng sanh Viên giác thanh tịnh.Này thiện nam, vì một thế giới thanh tịnh cho nên nhiều thế giới thanh tịnh, vìnhiều thế giới thanh tịnh, như thế cho đến cùng tận hư không trùm khắp ba đờitất cả đều thanh tịnh bình đẳng bất động. Này thiện nam, hư không bình đẳng bấtđộng, như thế, nên biết Tánh giác bình đẳng bất động, vì bốn đại bình đẳng bấtđộng, nên biết tánh Viên giác bình đẳng bất động, như thế cho đến tám muôn bốnngàn pháp môn đà-la-ni đều bình đẳng bất động nên biết tánh Viên giác bình đẳngbất động.

GIẢNG:

Ðức Phật chỉ cho chúng ta thấy từ một người thanh tịnh lần đếnnhiều người được thanh tịnh, từ nhiều người thanh tịnh cho nên mười phương thếgiới chúng sanh đều thanh tịnh v.v... Thanh tịnh từ phạm vi nhỏ dần dần lan raphạm vi lớn. Chủ yếu của đạo Phật là tu từ Tự tâm của cá nhân. Tự tâm cá nhânthanh tịnh rồi sẽ lan dần ra người ngoài. Nhiều người hiểu lầm trước lo cho tấtcả mọi người được tốt, đi giáo dục người này người kia dạy họ phải tốt, nhưngmình chưa thật tốt mà muốn cho mọi người chung quanh tốt không thể được. Muốncho mọi người tốt, trước hết chúng ta phải tốt, rồi gia đình chúng ta tốt, tớilàng xã chúng ta tốt, đến cả nước chúng ta cũng tốt thì thế giới mới tốt. Nhưvậy, chủ yếu muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp là trước hết phải xây dựng cánhân. Trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ dạy người tu phải phản quan tự kỷ, phảinhìn lại mình. Nếu tâm mình chưa thanh tịnh mà cứ thấy người này sai người kiadở, lo xây dựng, chỉ chuốc thêm phiền não chớ không ích gì. Tâm mình chưa thanhtịnh nên nói họ không nghe. Muốn cho người tốt mà người cứ chứng nào tật nấythì mình giận mình phiền não. Ngoại trừ khi chúng ta có bổn phận nhắc nhở ngườikhác thì phải luôn kiểm lại tâm mình coi còn những điều dở nào? Và khi nhắc nênnói như thế này: Tôi có bổn phận phải nhắc nhở huynh đệ tiến tu chớ tôi cònnhững điều dở như vậy v.v...

Muốn xây dựng người thì trước phải nhìn lại mình, mới nghe quanhư là ích kỷ nhưng đó là căn bản. Nếu cứ lo bên ngoài mà không nhìn lại mình đólà điều tai hại rất lớn cho người tu.

Có người nói, một người thanh tịnh thì tất cả mọi người đềuthanh tịnh, vậy chỉ cần một người tu mọi người khác khỏi tu. Phải vậy không?Khi tâm mình được vô phân biệt, tức thanh tịnh, thì mọi người mình thấy đều thanhtịnh. Cũng như Phật nói Phật thấy chúng sanh đều thành Phật, mà không thành làtại chúng ta quên ông Phật của chúng ta nên không thành. Ðó là cái thấy củangười đã được đạo. Nếu chúng ta không khéo nhận thì khi nghe kinh nói một ngườithanh tịnh khắp pháp giới chúng sanh đều thanh tịnh thì chúng ta khỏi cần lo tulàm chi, chờ người khác tu thành Phật rồi mình thanh tịnh theo. Thật là lầmlẫn.

ÂM:

- Thiện nam tử, giác tánh biến mãn thanh tịnh bất động, viên vôtế cố, đương tri lục căn biến mãn pháp giới, căn biến mãn cố đương tri lục trầnbiến mãn pháp giới, trần biến mãn cố đương tri tứ đại biến mãn pháp giới nhưthị nãi chí đà-la-ni môn biến mãn pháp giới.

DỊCH:

- Này thiện nam, tánh Viên giác thanh tịnh bất động viên mãn khắpcả không ngằn mé, nên biết sáu căn cũng đầy khắp pháp giới, vì sáu căn đầy khắppháp giới nên biết sáu trần cũng đầy khắp pháp giới, vì sáu trần đầy khắp phápgiới nên biết bốn đại cũng đầy khắp pháp giới, như vậy cho đến pháp môn đà-la-nicũng đầy khắp pháp giới.

GIẢNG:

Ðức Phật chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng, khi chúng ta nhận được tánhViên giác thênh thang trùm khắp pháp giới ở nơi mình thì căn trần cũng đều trùmkhắp pháp giới. Tại sao? Sở dĩ chúng ta thấy thân chúng ta hạn cuộc bề cao mộtthước năm hay một thước sáu, trọng lượng khoảng bốn mươi lăm hay năm mươi ký làvì tâm chúng ta còn phân biệt vướng mắc ngoại trần. Khi chúng ta nhận được tánhViên giác trùm cả pháp giới nơi mình và chúng ta sống được trọn vẹn với tánhViên giác ấy thì thân tâm phải tương ứng với nhau. Vì tâm còn hạn cuộc nên thấythân cũng hạn cuộc, tâm thênh thang thì thấy thân cũng thênh thang, gốc do tâm.Trước đức Phật đã nói tâm thanh tịnh thì tất cả đều thanh tịnh. Bây giờ Phậtcũng nói tâm trùm khắp pháp giới thì thân cũng trùm khắp pháp giới.

ÂM:

- Thiện nam tử, do bỉ Diệu giác tánh biến mãn cố căn tánh trầntánh vô hoại vô tạp. Căn trần vô hoại cố như thị nãi chí đà-la-ni môn vô hoạivô tạp như bá thiên đăng quang chiếu nhất thất, kỳ quang biến mãn vô hoại vôtạp.

DỊCH:

- Này thiện nam, do tánh Diệu giác kia đầy khắp pháp giới nênThể tánh của căn trần không hoại không tạp. Vì căn trần không hoại, như thế chođến pháp môn đà-la-ni cũng không hoại không tạp. Như trăm ngàn ngọn đèn cùngchiếu sáng trong một căn nhà, tuy ánh sáng mỗi ngọn đèn đầy khắp nhà mà khôngtạp lộn hay hoại diệt lẫn nhau.

GIẢNG:

Chỗ này là chỗ mà đa số người nghi, một người tu thành Phật, tánhViên giác trùm khắp pháp giới, người khác tu thành Phật tánh Viên giác cũngtrùm khắp pháp giới, vậy chỗ đâu mà chứa?

Phật dùng ví dụ, trong một cái nhà tối, chúng ta đốt một ngọnđèn, ánh sáng của ngọn đèn ấy sáng khắp nhà này; bây giờ đốt thêm một ngọn đènnữa thì ánh sáng của ngọn đèn thứ hai không bị giới hạn. Rồi đốt thêm ngọn đènthứ ba nữa thì căn nhà càng sáng thêm, đốt nhiều ngọn đèn chừng nào thì căn nhàcàng sáng chừng nấy, chớ ánh sáng của những ngọn đèn thắp sau không có lẫn lộnhay lấn diệt ngọn đèn thứ nhất. Không thể nói ánh sáng của ngọn đèn thứ nhấtsáng khắp nhà rồi, ánh sáng ngọn đèn thứ hai thắp lên hết chỗ chứa, mà trái lạicàng nhiều ngọn đèn thì gian nhà càng sáng chớ không có ranh giới tạp nhạp vàlấn diệt lẫn nhau.

Cũng thế, một chúng sanh thanh tịnh cả thế giới cũng thanh tịnh,nhưng chưa được thanh tịnh lắm, nếu tất cả chúng sanh đều thanh tịnh thì cả thếgiới này hoàn toàn thanh tịnh. Mỗi ngọn đèn tuy có ánh sáng riêng, nhưng khi đểchung thì không có ranh giới, mà ánh sáng của ngọn đèn nào là của ngọn đèn ấy.Lấy ngọn đèn này ra chỗ khác thì ánh sáng ấy cũng tới chỗ khác và khi một trămngọn đèn để chung trong một cái nhà thì ánh sáng như một nên nói là đồng.

Cũng vậy, tâm Chân như của tất cả chúng sanh đều đồng một thể,vì không có ranh giới nên nói chư Phật đạo đồng, chỗ chứng thì như nhau mà mỗiPhật đều riêng nên nói hằng hà sa số chư Phật.

ÂM:

- Thiện nam tử, giác thành tựu cố, đương tri Bồ-tát bất dữ phápphược, bất cầu pháp thoát, bất yểm sanh tử bất ái Niết-bàn, bất kính trì giớibất tắng hủy cấm, bất trọng cửu tập bất khinh sơ học. Hà dĩ cố? Nhất thiết giáccố. Thí như nhãn quang hiểu liễu tiền cảnh. Kỳ quang viên mãn đắc vô tắng ái.Hà dĩ cố? Quang thể vô nhị, vô tắng ái cố.

DỊCH:

- Này thiện nam, vì Bồ-tát thành tựu tánh Viên giác nên không bịpháp ràng buộc, chẳng cầu pháp giải thoát, chẳng chán sanh tử, chẳng ưaNiết-bàn, chẳng kính người trì giới, chẳng ghét người phá giới, chẳng trọngngười tu lâu, chẳng khinh người mới học. Vì cớ sao? Vì tất cả (đều là) tánh Viêngiác. Ví như mắt sáng thấy rõ cảnh ở trước. Tánh sáng đó đầy khắp tất cả khôngyêu không ghét. Vì cớ sao? Vì thể sáng không hai nên không yêu không ghét vậy.

GIẢNG:

Phật dạy chỗ này để cho chúng ta thấy thêm một tầng nữa, khi thànhtựu tánh Viên giác thì không còn bị pháp trói buộc, không cầu pháp giải thoát,không chán sanh tử cũng không ưa Niết-bàn v.v... Nghĩa là không còn kẹt haibên, tâm luôn luôn bất động nên gọi là hằng thanh tịnh. Ví dụ như con mắt củachúng ta nhìn thấy cành hoa trên bàn, vì con mắt sáng cho nên thấy hình dángcủa bình hoa rõ ràng, vàng ra vàng, đỏ ra đỏ... Nhưng tánh thấy của con mắtkhông có khen chê yêu ghét. Sở dĩ có khen chê yêu ghét là do sau khi nhìn rồi dấyniệm phân biệt đẹp xấu, đó là cái gốc trói buộc của trần cảnh. Nếu chúng tanhìn mà không có niệm phân biệt thì không yêu ghét, là sống được với tánh Viêngiác thanh tịnh bình đẳng. Ðó là chủ yếu của sự tu hành. Chúng ta chưa biết tuthì nhìn người nhìn vật với cái nhìn hai bên, hoặc là người đó tốt hoặc làngười đó xấu; tốt thì quí trọng xấu thì khinh khi, do đó niệm phiền não dấy khởi.Ở thế gian người nào phân biệt giỏi, khen chê nhiều thì cho người đó là khônngoan lanh lẹ. Nhưng trong đạo người đó là người sống với vọng thức nhiều, sốngvới vọng thức nhiều thì trầm luân sâu. Như vậy muốn biết mình còn trầm luân haygiải thoát là tự biết chớ không cần hỏi ai.

ÂM:

- Thiện nam tử, thử Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh tu tập thử tâmđắc thành tựu giả, ư thử vô tu, diệc vô thành tựu Viên giác phổ chiếu tịch diệtvô nhị. Ư trung bá thiên vạn ức a-tăng-kỳ bất khả thuyết hằng hà sa chư Phật thếgiới, do như không hoa loạn khởi loạn diệt, bất tức bất ly, vô phược vô thoát,thủy tri chúng sanh bản lai thành Phật, sanh tử Niết-bàn do như tạc mộng. Thiệnnam tử, như tạc mộng cố đương tri sanh tử cập dữ Niết-bàn vô khởi vô diệt, vôlai vô khứ. Kỳ sở chứng giả vô đắc vô thất, vô thủ vô xả. Kỳ năng chứng giả vôtác vô chỉ, vô nhậm vô diệt. Ư thử chứng trung vô năng vô sở, tất cánh vô chứng,diệc vô chứng giả nhất thiết pháp tánh bình đẳng bất hoại.

DỊCH:

- Này thiện nam, Bồ-tát hiện tại và chúng sanh đời sau tu tậptâm (Viên giác) này được thành tựu, thật ra cũng không tu không thành tựu, vìtánh Viên giác lặng lẽ chiếu khắp không hai. Trong đó trăm ngàn muôn ứca-tăng-kỳ thế giới chư Phật nhiều như cát sông Hằng không thể đếm, giống nhưhoa đốm trong hư không loạn khởi loạn diệt, chẳng tức chẳng ly, không trói buộckhông giải thoát. Mới biết chúng sanh xưa nay đã thành Phật, sanh tử Niết-bànin như giấc mộng đêm qua. Này thiện nam, vì như giấc mộng đêm qua nên biết sanhtử và Niết-bàn không sanh không diệt, không đến không đi. Chỗ chứng không đượckhông mất, không thủ không xả. Người năng chứng không tác không chỉ, không nhậmkhông diệt. Trong cái chứng ấy không năng không sở, rốt ráo không pháp chứngcũng không có người chứng, vì tánh tất cả pháp bình đẳng không hoại.

GIẢNG:

Phật dạy các Bồ-tát hiện tại và chúng sanh đời sau tuy thấycó tu tập và được tánh Viên giác thanh tịnh. Nhưng kỳ thật thì không tu cũngkhông thành tựu. Vì sao? Vì còn có thành tựu là còn có "tôi tu" và"cái tôi được", tức là còn năng còn sở, nếu năng sở còn thì chưa đếnchỗ giải thoát hoàn toàn. Vì tánh Viên giác lặng lẽ chiếu khắp không hai, khônghai thì đâu có năng sở, đâu có tôi tu và đâu có quả để tôi chứng. Vì vậy trămngàn muôn ức a-tăng-kỳ thế giới của chư Phật, chúng ta xem như hoa đốm trong hưkhông, loạn khởi loạn diệt không có thật. Thế giới của chư Phật còn không thật,huống nữa là thế giới của phàm phu làm sao mà có thật? Do thấy được như vậy nênkhông mắc kẹt ở tức và ly, không bị các pháp trói buộc, không mắc kẹt trongpháp giải thoát. Chừng đó mới biết chúng sanh từ thuở nào đến giờ đã thành Phậtvà sanh tử cùng Niết-bàn giống như giấc mộng đêm qua. Vì sao? Vì sanh tử vàNiết-bàn là hai tướng đối đãi giả lập, biết sanh tử là hư dối thì Niết-bàn cũnghư dối luôn, nên không sợ sanh tử, cũng không cầu Niết-bàn. Sở dĩ thấy hai cái nàykhông quan trọng vì đã nhận ra Tánh giác của mình, nếu chưa nhận ra thì sanh tửsự đại. Chúng ta phải biết rõ để đừng lầm ý kinh.

Phật lại nói tiếp sanh tử cùng Niết-bàn không khởi không diệt, khôngđến không đi. Sở chứng (quả vị) cũng không được không mất, không thủ không xả.Người năng chứng cũng không tạo tác và đình chỉ, không mặc tình và cũng khôngtiêu diệt. Trong cái chứng này không năng không sở, rốt ráo không có pháp chứngvà người chứng, vì tánh tất cả pháp bình đẳng không hoại. Ðó mới là chỗ cứukính của người chứng Viên giác.

ÂM:

- Thiện nam tử, bỉ chư Bồ-tát như thị tu hành, như thị tiệm thứ,như thị tư duy, như thị trụ trì, như thị phương tiện, như thị khai ngộ, cầu nhưthị pháp diệc bất mê muộn.

DỊCH:

- Này thiện nam, các vị Bồ-tát kia phải tu hành như thế, thứ lớpnhư thế, suy nghĩ như thế, trụ trì như thế, phương tiện như thế, khai ngộ nhưthế, cầu pháp như thế, mới không có mê muội.

GIẢNG:

Ðây là lời kết thúc của đức Phật, nếu Bồ-tát mới phát tâm, chúngsanh đời sau tu hành như lời Phật dạy trên thì sẽ tới chỗ cứu kính và không cònmê muội.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệngôn:

Phổ Nhãnnhữ đương tri

Nhất thiếtchư chúng sanh

Thân tâmgiai như huyễn

Thân tướngthuộc tứ đại

Tâm tánh qui lục trần

Tứ đại thể các ly

Thùy vi hòa hợp giả

Như thị tiệm tu hành

Nhất thiếttất thanh tịnh

Bất độngbiến pháp giới

Vô tácchỉ nhậm diệt

Diệc vônăng chứng giả

Nhất thiếtPhật thế giới

Do nhưhư không hoa

Tam thếtất bình đẳng

Tất cánhvô lai khứ

Sơ pháttâm Bồ-tát

Cập mạt thế chúng sanh

Dục cầunhập Phật đạo

Ưng như thị tu tập.

DỊCH:

Khi ấy đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên, nói kệ rằng:

Phổ Nhãn ông nên biết

Tất cả các chúng sanh

Thân tâm đều như huyễn

Thân tướng thuộc tứ đại

Tâm tánh thuộc sáu trần

Tứ đại mỗi thứ rời,

Cái gì là hòa hợp?

Thứ lớp tu như thế,

Thảy đều được thanh tịnh.

Khắp pháp giới không động,

Không tác, chỉ, nhậm, diệt,

Cũng không người hay chứng,

Tất cả thế giới Phật,

Vínhư hoa trong không,

Ba đờiđều bình đẳng,

Cứukính không đến đi.

Bồ-tátmới phát tâm

Và chúng sanh đời sau

Muốncầu vào Phật đạo

Nên tu tập như thế.

GIẢNG:

Ðức Phật dạy chúng ta phải thấy thân này như huyễn, vì thân nàydo tứ đại hòa hợp, nên rời tứ đại tìm thân không có. Tâm này chẳng qua là cáiduyên theo bóng dáng sáu trần không thật. Thấy được như vậy thì từ từ tất cảđều thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh mới thấy khắp cả pháp giới đều không động,lúc đó chúng ta mới khỏi các bệnh: bệnh tác là tạo tác, bệnh chỉ là kềm, bệnhnhậm là mặc kệ, bệnh diệt tức là cố lắng vọng tưởng xuống và cũng không thấy cóngười năng chứng. Khi rõ thân như huyễn rồi thì thấy thế giới của chư Phật cũngnhư hoa đốm trong hư không, thấy ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều bìnhđẳng. Chủ yếu của Phật dạy trong chương này là khi thấy rõ thân tâm không thậtthì tâm mới bất động. Ðối với không gian là mười phương thế giới và thời gianlà ba đời đều không thật thì tâm hằng thanh tịnh. Nếu tu được như vậy tức là điđúng đường của Phật dạy.

Chương trước đức Phật dạy tổng quát, thấy thân thật tâm thật đólà vô minh, bây giờ thấy rõ thân tâm không thật là tập sống với tánh Viên giác,khi sống được hoàn toàn thì gọi là thành tựu tánh Viên giác. Chương này Bồ-tátPhổ Nhãn xin đức Phật dạy nên dùng phương tiện gì để tiến tu. Phật dạy ngồi yênmột chỗ hoặc ngồi trong thất hoặc ở trong tùng lâm, quán lại thân này. Cái nàocứng thuộc về đất, cái nào ướt thuộc về nước, cái nào động thuộc về gió, cáinào nóng thuộc về lửa, phân loại rồi quán tưởng từng nhóm, quán như vậy hỏi cáigì là thân. Ðến tâm cũng vậy, do ý căn duyên theo bóng dáng sáu trần, hoặc lànghe tiếng hoặc là thấy sắc. Bóng của tiếng của sắc lưu lại, ý căn duyên theocái bóng lưu lại đó mà suy nghĩ gọi là tâm. Vậy tâm duyên cảnh là cái hư giảkhông thật, thấy thân tâm đều giả dối là chúng ta phá được vô minh. Hết vô minhmới sống trọn vẹn với tánh Viên giác thanh tịnh, do đó căn trần thức đều thanhtịnh, mười phương thế giới đều thanh tịnh. Tu thứ lớp là như vậy, đừng thấycảnh huyễn, mà trước hết phải thấy thân tâm này huyễn vì hết lầm thân tâm thì hếtlầm cảnh giới. Ðức Phật ví dụ rất chính xác, nếu trong bốn phương mà chúng talầm một phương thì ba phương kia đều lầm theo. Cũng vậy, ngay thân tâm này màlầm thì tất cả đều lầm, cho nên muốn phá cái lầm chung đó trước phải phá cáilầm thân tâm.

Hầu hết chúng ta bây giờ không chịu quán thân tâm mà chỉ lo quánngười khác. Cả ngày chỉ thấy anh này sai chị kia dở, do đó mà quên cái sai củamình, mới nhìn thấy như Bồ-tát con nhưng mất mình lúc nào không biết. Cho nênPhật Tổ đều dạy khi tu chưa xong thì phải quán mình cho thật kỹ mới khỏi lầm,khỏi lầm thì phá được vô minh, lần lần tâm được thanh tịnh. Ðó là gốc của sự tuhành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]