Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhất Tự Đảnh Luân Vương Du Già Quán Hạnh Nghi Quỹ

08/11/201417:10(Xem: 6560)
Nhất Tự Đảnh Luân Vương Du Già Quán Hạnh Nghi Quỹ

Mật Tạng Bộ 2 _ No.955 (Tr.313 _ Tr.315)

 

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG DU GIÀ QUÁN HẠNH NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN_

 

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là  Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch

Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

Người tu Chân Ngôn muốn cầu An Đát Đà Na nên nghĩ như vầy:"Ta làm thế nào mau chóng được thành tựu? Nên tu Tam Ma Địa đấy, tức là tất cả pháp không có sắc giống như hư không, tánh tự thành tựu"

Tác Thắng Giải như vậy, nên như Bổn Giáo dạy Tịnh Trị  Địa v.v..

_ Làm Tam Ma Địa này.

Biến khắp ba ngàn cõi

Trí tràn đầy (Sung Mãn Trí), thành nước

Có hoa sen báu lớn

Nở ra ngay trong nước

Cuống báu như Tu Di

Phương trên, lưới ngọc che

Trên hoa có báu lớn

Dùng tám trụ trang nghiêm

Tưởng thành lầu gác báu

Bốn cửa ngay bốn phương

Lưới ngọc, hoa sen, chuông

Với diệu phất trang nghiêm

Bán Mãn Nguyệt, Châu Anh

Các báu treo xen lẫn

Lầu gác báu lớn ấy

Tràn khắp nơi Hữu Đảnh

Nên tùy sức suy nghĩ

Quán mây biển cúng dường

_ Trước tiên, quán trong lầu

Có lọng trắng đáng ưa

Dùng các báu nghiêm sức

Bảo (báu), Anh (chuỗi Anh Lạc), Bán Mãn Nguyệt (hình nửa vành trăng và hình trăng đầy)

Diệu phất dùng trang nghiêm

Trên lọng có báu lớn

Phát ánh sáng khắp nơi

Đều tuôn mưa các báu

Trí Chân Ngôn, Quán Hạnh

Nơi trong lầu gác kia

Tòa Kim Cang Sư Tử

Hoa sen báu trang nghiêm

Lưới ngọc, sen, lụa, khánh

Phất trắng các trang nghiêm

Hết thảy Dục Thiện Lạc

Ở trong vây quanh trụ

_ Ở trước thân không xa

Nên tưởng Tòa thứ hai

Hết thảy đều như trên

Chỉ không Tòa Sư Tử

Góc cửa nơi bốn bên

Nhóm Hy Hý, Phần Hương

_Tiếp làm Pháp tròn đủ (viên cụ Pháp)

Làm tròn đủ thế nào?

Trước nên quán các Pháp

Vô TánhTự Tánh

Vật, Ta cùng một Thể

Sau đó thêm các Pháp

Sao là thêm các Pháp ?

Sanh, già, bệnh, buồn, chết

Làm rối loạn ruộng tâm (Tâm điền)

Như vậy suy nghĩ xong

Nên sanh Đại Bi Mẫn

Do đây sanh Trí Tâm

Tức là Tâm Quang Minh (Tâm Quang Minh tức là Tâm Bồ Đề)

Dùng Đại Bi ướp thành

Thể ấy như  trăng đầy

Lìa Năng Thủ, Sở Thủ

Tâm Bồ Đề đã sanh

Nên trụ thân, khẩu, ý

Nơi Minh Thể gia trì

Đây gọi là Viên Cụ Pháp (tức như thứ tự Thành Thân trong Du Già)

 

_ Thứ tự Tộc Minh Thắng biết xong (Tộc: năm Bộ, Minh: Chân Ngôn của năm Bộ)

Mọi Chơn Ngôn Uy Đức biết xong

Tự trụ Bộ vương Pháp (là Nhất Tự Đảnh Luân)

Tức làm Đương Tộc Vương

_ Trước, ứng Ấn đã thành (là Đại Ấn)

Tiếp Minh nên suy nghĩ

Do Thể thân khẩu ý

Tưởng Thân là chư Phật

Ở tim tưởng vành trăng

Không dơ giống như Phật.

Chân Ngôn Giả nên biết

Có các thứ quang minh

Đều từ hình trăng sanh

Tràn đến vô lượng cõi

Lại vào tâm người tu

Bền chắc làm năm ngọn (ngũ phong)

Biến làm hình Kim cang

Tưởng trong lòng bàn tay

Phóng ra các ánh sáng

Ánh sáng đều tràn khắp

Đến tận cõi vô biên (vô biên giới)

Làm Phật sự du hí

Quay lại thân Du Kỳ (Yogī: người tu hạnh Du Già)

Như vậy đều vào xong

Thành Phổ Hiền đại sắc (hình sắc đặc biệt của Phổ Hiền)

Nên quán Đại Bồ Tát

Các tướng đều thành tựu

Hết thảy đều trang nghiêm

Vòng hoa sen quán đảnh

Tự thành Ma Ha Tát

Từ tâm Du Kỳ (Yogī: người tu Du Già) sanh

Trì Chân Ngôn, cung, tên

Y trụ ở vành trăng

Hoặc cầm vòng hoa (Man) trụ

Hoặc bốn phương an cư

Tùy sức quán trước thân

Các chúng sanh đại lạc

Tối thượng khiến thành tựu

Hết thảy Ấn nghiêm thủ

Huệ Thí cho tất cả

Các hữu tình như nguyện

Đều vui vẻ nhảy múa

Kim Cang Man tuôn ra

Bên trái ở cạnh eo

Bên phải làm thế múa

An lập lợi chúng sanh

Như Tự Minh tùy hình

Các chúng sanh đã thấy

Thảy đều thành điều phục

Làm gia trì như vậy

Lợi ích cho chúng sanh

Với các lợi ích khác

Nhóm La Tả cúng dường

Xong rồi bày cúng dường

Thân mình, nơi tôn trọng

Chữ Chơn Ngôn tương ứng

Tùy sức mà niệm tụng

Như Thanh (Śabda: âm thanh) sắc (Rūpa: hình chất) tương ưng

Lấy chữ làm vòng hoa

Kẻ Trí nên suy nghĩ

Y Du Già tương ứng

Nơi thanh ('Sabda:âm thanh), nay Ta nói

Hết thảy tối thắng thành

Bộ Như Lai (Tathāgata-kulāya), Liên Hoa (Padma-kulāya)

Thương khư (Śaṅkha: vỏ ốc, loa) thanh niệm tụng

Ta khen tiếng như sấm

Xưng chữ Hồng (Hūṃ) rõ ràng

Ta nói Kim Cang Bộ (Vajra-kulāya)

Cũng thông cho Ma Hê Thủ La (Maheśvara: Đại Tự Tại), Người niệm tụng thành tựu Nam Ma Ni Yết Ma.

Niệm tụng Bộ này, như tiếng chuông linh, như tiếng không hầu, tiếng địch (sáo), như tiếng Anh Lạc chạm khua, tiếng như chim Khổng Tước hót.... như tương ứng tất cả nghĩa trong Pháp của tất cả Bộ, thành âm thanh như vậy mà làm niệm tụng, cùng với Chơn Ngôn tương ứng. Chơn Ngôn tùy theo tiếng, nên suy nghĩ nghĩa nầy, không lâu sẽ thành tựu. Điều này thông tất cả Bộ, đây là Thanh Niệm Tụng Nghi Quỹ

 

Ta nói Sắc Niệm Tụng. Nay Ta nói hết thảy Sắc nói là Ấn, cùng với Tướng này ứng chuyển (ấy là vận làm) khéo suy nghĩ  Minh ấy, nên an nơi ức ngực (hung ức), ấn Diễm Minh quán sát, trong thân tuôn ra Kim cang Cam lồ mà rưới vảy (quán sái) khiến cho Bổn Thiên vui vẻ, được ẩn thân hình của mình. Đại Cần Dũng, Ta nói Sắc Niệm Tụng do Chơn Ngôn này, biết dùng Ấn khiến thành tựu, không lâu đổi thân khác.

Ta nói Du Dà Niệm Tụng như xưa kia đã nói, nên suy nghĩ Minh ấy, an trí tại chỗ  ở của mình, cúng dường xong,  như Giáo thuần tương ứng niệm tụng. Lìa trái tim, cổ họng, đảnh đầu, lưỡi, mũi, vòm họng (tâm, hầu, đảnh, thiệt, tỉ, ngạc) và lìa niệm trong ngoài, chỉ tương ứng Pháp Nhĩ, chẳng nên y nơi tiếng. Đây gọi là Kim Cang Du Dà Niệm Tụng Nghi

Nếu biết Thể chân thật, cần phải biết thành tựu, mà đạt được thường hằng. Dùng Pháp Du Dà này, tương ứng mà trụ, dùng Bồ Đề Thắng Tâm không lâu được thành tựu đều sẽ được như ý. Niệm tụng chữ trong đấy sẽ được được như Ta nói, như vậy gom chứa tư lương, chơn ngôn nên tụng trì. Lấy văn tự làm Sắc, nên phân biệt quán sát, làm sự nghiệp Niệm Tụng. Vanh trăng xếp bày Ý sinh  chữ của Minh cho đầy đủ, an ở ức ngực của Bổn Tôn, không lâu được An Đát Đà Na. Đối với tháng thì dùng tháng hợp, đối với màu sắc của tất cả chữ nên suy nghĩ như trên, Quang Minh Luân trang nghiêm, xếp bày không gián đoạn, như dùng chỉ xỏ qua xâu chuỗi, màu vàng ròng làm ánh sáng, thân Bổn Tôn sáng rỡ, như mỗi mỗi chữ của vành trăng ấy, Chân Ngôn diệu thù thắng. Đã  thành Chân Ngôn tức mỗi mỗi đều vui thích, lực, mạng, tăng ích lớn lao. Ý Quang Minh tương ứng, ta nói là văn tự xếp bày mà niệm tụng.

Nay Ta nói các nghi tắc thành tựu vật sáng sủa. Nay Ta nói người tụng niệm Minh, nếu làm điều ấy dùng Quang Minh (ánh sáng) thành tựu các vật, nên sanh niệm tụng Nghi Tương Ứng, hết thảy Chân Ngôn đều được thành. Một Nghi cùng tương ứng, nên làm Thức thanh tịnh, thanh tịnh làm Tâm Thức, như vậy Bậc Trí sẽ vào thành tựu. Dùng thân, dùng ngữ, dùng ý, y như vật này mà trụ, nên biết bốn Chi Pháp, pháp Du Dà thành tựu, trong đây là nói ý, được Thông (thần thông) với Địa (địa vị)... dùng thân hiện các thân (Quyết nói là: tùy theo ý ưa thích của chúng sanh), dùng ngữ biện hết thảy.  Nhóm khói, lửa… được thành tựu, Ta nói Vật Thành Tựu. Ở trong thân, mọi loại thành tựu có rất nhiều: Bốn Ấn với Luân Đàn khác, người tu Du Dà cần phải rõ biết tất cả, mà làm Đại Mạn Đà La, Mạn Đà La Nghi Quỹ, Thành Biện Trung Ương Tam Muội Hình, nên an tòa mềm mại (phương Tây dùng da con cheo màu đỏ, bên  trong để tòa chiên hoa) mà ngồi, tất cả Du Già Tam Ma Địa tương ứng Đẳng Chí (tức nhập định) ngày đêm.

Người tu Chân Ngôn trụ cùng Huệ Niệm tương ứng, giữa đêm hoặc tướng ánh sáng hiện ra. Hoặc canh ba, hoặc sáng sớm quyết định sẽ thành tựu, hoặc thành tựu Địa với Thần Thông.

 

Đức Như Lai nói: "Nay Ta nói Ý Thành Tựu, hiện thân này mà được, dùng Ấn này gia trì thân, nay Ta làm Đại Ấn. Nên suy nghĩ như vầy "Nơi thành tựu với Mạn Đà La, người niệm tụng tịnh tâm liền thành tựu"

 

Ta nói Tướng Thành Tựu. Miệng, thân hoặc tuôn ra ánh sáng, hơi ấm, khói với lượng tăng thêm, nếu thấy nhảy lên hư không bay đi, thành tựu Tướng,  nên biết là nơi Thân Thành Tựu. Ta rộng nói xong.

 

Ta nói Pháp Ngữ Thành Tựu như được thứ tự nói. Nên làm Pháp Tiên Hành xong, như Pháp trước nên làm (ấy là tự kiến lập xong, trở đi cho  đến Đại Ấn) Hoa sen trụ trên Khẩu Tâm Ấn, nên biết ở bên trên khoảng trái tim có Thương Khư (ấy là ngay trên hoa sen) trụ, trong Thương Khư phát ra tiếng liên tục không gián đoạn. Ở trong hoa sen phát sinh cái lưỡi Kim Cương (Kim Cương Thiệt). Dùng màu trắng (Ấy là làm màu đỏ, bên trên có Kim Cương). Trên cái lưỡi, hoặc tưởng Phật, hoặc Bảo, hoặc Liên Hoa, hoặc Yết Ma, Kim Cương hoặc Ấn Khế của Bộ khác

Hoặc một tháng với hai tháng, ba, bốn, năm tháng cho đến tám tháng... quán tưởng, ở Đàn này ngồi kết già phu, thường dùng Bổn Tịch Tịnh (vốn vắng lặng) tương ứng, quán Thương Khư rõ ràng xong, liền y theo Liên Hoa Giới, từ nhụy hoa phát ra tiếng nhiều như bụi nhỏ, tiếng ấy phát ra nơi cổ họng, tiếp đến nơi lưỡi, liền thành Chữ ấy, chữ của lưỡi phóng ra lửa sáng, cháy rực rỡ khắp nơi, dùng tiếng tràn đầy cả hư không. Hành Giả đi cùng Định Tụng hoặc một ngày một đêm.... giữa đêm hoặc sau đêm, từ lưỡi phát ra ánh sáng, ánh sáng ấy có âm thanh lớn. Hoặc từ tim, từ môi, từ răng phát ra ánh sáng xen lẫn nhau

Nếu thấy như vậy nên biết được Tất Địa. Dùng Ngữ này tương ứng, hay xô dẹp các Tông khác, khiến cho người khác phát lòng tin trong sạch, hay làm lợi ích chúng sanh. Như vậy là Du Dà Tương Ứng Niệm Tụng

Có Tỳ Kheo Phạ Ca Giả Tra được Khẩu Thành Tựu, ở khoảng xen kẽ phát ra, bảy ngày mà thành Nghi Tắc của Ngữ Thành Tựu

 

Nay Ta nói Vật Thành Tựu. Như Du Dà lúc trước được thành tựu, nên dùng nhóm vật của Bộ khác, hoặc dùng Ấn với Chơn Ngôn của Bộ Khác, Tam Ba Đa (tức là dùng cái thìa nên tự xúc vật bỏ vào trong lò, với âm thanh khác chưa dứt thì quay lại xúc vật) làm xong Hành Tướng. Bậc Trí ở Mạn Đà La này, liền vào Yết Ma Tam Muội Da, tự làm hết thảy Yết Ma, tự tại trong đó làm sắc tướng, tất cả nơi Bổn Bộ Chủ nên cùng với bàn tay phải lần lượt ấn các vật, ở trong Kim Cang Phược an vật, Phược Ấn để dưới rún hoặc ngang trái tim, hai tay cầm vật hiến, để nơi trái tim của mình, Tự Minh

Bậc Trí dùng Pháp này, quán thân như đống lửa sáng xong, trước tiên dùng thân, khẩu, ý, thiện tư lương đã gom tập. Dùng thân vật này an ở Minh (Vidya) trong bàn tay, chữ Chân Ngôn, lửa rực, tiếng niệm tụng. Người tu Chơn Ngôn nên làm suốt đêm, chẳng nên phá Toà ấy. Dùng Pháp Nghi Tắc này, đầu hôm phát ra tướng ấm, giữa đêm phát ra tướng khói, sáng sớm có lửa cháy, như vậy lần lượt thêm như Quang Diễm Thành Vật được bay trong hư không, tự tại trong ba cõi.

 

Ta nói Pháp An Thiện Na, Ta đã từng nói ở trên. Nên đoạn tất cả mọi việc, nên y nơi Bổn Minh cho đến tự thân thể, ngữ, tâm cũng như vậy, dùng Chân Ngôn của mình nên ẩn dấu làm Bổn Minh Chủ, nên làm Niệm Tụng, tên gọi của Đại Kim Cang. Dùng Kim Cang Đại Thân, bậc Trí nên bền vững trụ, triệu vào, cột buộc khiến cho vui vẻ. Nên an ở trái tim, như tâm mình mong muốn, Ta quán rõ thân của mình, Ta là hư không. Do đây tương ưng thành tựu, cho đến hết thảy Dục Giới Chủ cũng không thấy được hình, trong giây lát đến Phạm Thiên, dùng hết Pháp kia làm Câu Triệu, nên làm bốn Ấn Mạn Đà La, nên an ý trong lòng bàn tay trái, tự thân an nơi đó, dùng quyền nên nắm thật chặt, nắm quyền làm hư không

An Đát Đà Na (ẩn hình) như vậy, dầu cung trời Đao Lợi cũng không thấy được, dạo chơi nơi cung Tha Hóa Tự Tại, tuỳ ý an vui cho đến tuỳ ý ưa thích

 

Pháp Hoàn Dược Khẩu An Đà Na. Nay Ta lược nói Pháp thành tựu, như vậy quán Tự Minh, Ta là tất cả thể (Tức là dùng hư không, bên trong có chỗ tạo làm một Thể), thân của mình đồng Ấn ấy, trụ Vi Tế Kim Cang Tam Muội nhập vào Tự Minh Tâm, nơi Hoàn Dược thành tựu, quán Hoàn Dược để trong miệng, hay dạo chơi đảnh Tu Di, tất cả Thế Gian không thể thấy.

Dược Sắc (hình chất màu sắc của thuốc) thành sức mạnh lớn (tức là Thể tùy ý biến thân), thọ nhận các dục lạc của cung Trời Đao Lợi tùy ý được khoái lạc với mọi tướng tạp của Thế Gian khác. 

 

Nay Ta nói An Đát Đà Na Hoàn Dược y theo Bổn Giáo thành. Chân Ngôn Trí  nên làm Tự Minh cầu trước mặt Trí Thân. Người thành tựu nên hiến Vô Cấu như hư không, Minh, Thân Vật với Sắc. Dùng chữ của Minh xếp bày, lửa sánh tương ứng  trụ, nên nhập vào thân Bổn Tôn, như ẩn mất trụ ý. Từ miệng Minh tuôn ra ánh sáng Chơn Ngôn uy mãnh, Hoàn Dược khéo được thành, bốc hơi khói sanh ra, Cấm Chỉ xong dùng an miệng, được ẩn hình tự tại, dạo chơi nơi bốn Châu, giây lát các Thế Giới, đến rồi lại quay về chỗ cũ, tới lui được tùy ý, thành tựu mọi sự việc, thường dùng chúng Dược Xoa làm quyến thuộc, cũng hay dạo chơi nơi núi Tu Di, bốn Thiên Vương, Thế Giới của bốn Dạ xoa ở tầng dưới, làm vô lượng lợi ích cho hữu tình

Nơi hoang vắng lạc mất đường chính, giặc cướp, vua chúa, nước, lửa, bức bách... khởi tâm thương xót hết thảy nơi bị trói buộc. Nay Ta được thành tựu xong, đều khiến được giải thoát.

 

Nay Ta đã lược nói, Pháp rộng như trong Đại Nhật Kinh, nên quán vành trăng ở trái tim của mình (tự tâm nguyệt), hình mặt trăng đủ ánh sáng, tức Nhất Tự (một chữ) ở trong mặt trăng này, như màu vàng ròng khó nhìn như mặt trời, ánh sáng chiếu khắp nơi, Du Kỳ (Yogī: người tu Du Già) tưởng ánh sáng, tức chữ ấy làm Luân. Luân ấy làm Chuyển Luân, hình rất là vi diệu có bảy báu vây quanh, trong lỗ chân lông khắp thân tuôn ra vô lượng Phật. Du Kỳ nên suy nghĩ, dùng Kim Cang Giới ấn bốn chỗ, tụng Chơn Ngôn gia trì, sức mạnh mẽ thành tựu, Niệm, Định, Cần làm củi thiêu đốt tất cả tội, dùng lửa màu Chơn Ngôn sẽ lìa nghi và phân biệt, cầu Đại Lạc (niềm vui lớn) bỏ Tiểu Lạc (niềm vui nhỏ),  ân cần cầu Huệ Bồ đề, trụ Chơn Ngôn Nghi Tắc.

 

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG DU GIÀ QUÁN HẠNH NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN (Hết)_

24/11/2009

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567