Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 47: Thiện ác

02/05/201113:07(Xem: 6714)
Phẩm 47: Thiện ác

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MƯỜIPHÁP
47.PHẨMTHIỆN ÁC

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Chúngsanh nào phụng hành mười pháp, sẽ sinh lên trời. Lại hànhmười pháp sẽ sinh vào nẻo dữ. Lại hành mười pháp, nhậpNiết-bàn giới.

“Tuhành mười pháp gì mà sinh vào nẻo dữ? Ở đây, có ngườisát sanh, trộm cướp, dâm dật, nói dối, ỷ ngữ, ác khẩu,hai lưỡi, gây đấu loạn đây kia, tật đố, sân hận, [781a]khơi dậy tà kiến. Đó là mười pháp. Chúng sanh nào hànhmười pháp này sẽ vào trong nẻo dữ.

“Tuhành mười pháp gì được sinh lên trời? Ở đây, có người không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dật, không nóidối, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không hai lưỡi gây đấuloạn đây kia, không tật đố, không sân hận, không khơi dậytà kến. Nếu ai hành mười pháp này sẽ được sinh lên trời.

“Tuhành mười pháp gì đến được Niết-bàn? Đó là mười niệm.Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ kheo, niệm Thiên, niệmgiới, niệm thí, niệm chỉ tức, niệm an-ban, niệm thân, niệmsự chết. Đó là tu hành mười pháp thì đạt được Niết-bàn.

“Tỳkheo, nên biết, hãy niệm xả ly mười pháp sinh lên trời vàsinh vào nẻo dữ. hãy niệm tưởng mười pháp khiến đạtđến Niết-bàn.

“Tỳkheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Dogốc rễ mười ác mà ngoại vật còn suy hao, huống nữa nộipháp. Những gì là mười? Đó là, người sát sanh, trộm cướp,dâm dật, nói dối, ỷ ngữ, ác khẩu, hai lưỡi, gây đấuloạn đây kia, tật đố, sân hận, khơi dậy tà kiến. Do quảbáo của sát sanh, thọ mạng của chúng sanh rất vắn. Do sựlấy của không được cho, chúng sanh sanh vào chỗ nghèo hèn.Do quả báo dâm dật, cửa nhà chúng sanh không được trinhtrắng. Do nói dối, miệng của chúng sanh có mui hôi thối,không được sạch thơm. Do ỷ ngữ, đất đai không đượcbằng phẳng. Do quả báo hai lưỡi, đất mọc gai chông. Doquả báo ác khẩu, có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Do tật đố,thóc lúa không dồi dào. Do quả báo sân hại, có nhiều vậtuế ác. Do quả báo tà kiến, tự nhiên sanh tám địa ngục.Nhân bởi mười ác báo này khiến các ngoại vật cũng suyhao, huống nữa vật nội thân.

“Đólà, Tỳ kheo, hãy niệm tránh xa mười pháp ác, tu hành mườipháp thiện.

“Tỳkheo, hãy học điểu này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc đi đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân, rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy vua Ba-tư-nặc bạchThế Tôn rằng:

“NhưLai có nói lời này chăng, ‘Bố thí cho Ta thì được phướcnhiều; cho người khác thì được phước ít. Hãy bố thícho đệ tử, chớ bố thí cho người khác.’? Giả sử cóai nói điều này, người ấy không hủy báng pháp của NhưLai chăng?”

Phậtnói với Vua:

“Takhông nói điều này, [781b] ‘Chỉ nên bố thí cho một mìnhTa, đừng bố thí cho người khác.’ “Đại vương, nên biết,Ta thường nói nói điều này, ‘Thức ăn dư trong bát củaTỳ kheo, đổ vào trong nước cho nhuyễn trùng ăn còn đượcphước, huống nữa bố thí cho người mà không được phướcsao? Tuy nhiên, Đại vương, Ta có nói điều này, ‘Bố thícho người trì giới được phước nhiều hơn cho người phạmgiới.’”

Ba-tư-nặcở trước Phật bạch rằng:

“Kínhvâng, Thế Tôn. Bố thí cho người trì giới phước nhiềugấp bội hơn cho người phạm giới.”

Vualại bạch Phật:

“Ni-kiềnTử đến nói với con rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm là người biếthuyễn thật, có thể xoay chuyển người đời.’ Điều nàyđúng chăng? Sai chăng?”

Phậtnói:

“Đúngvậy, Đại vương, như điều vừa nói. Ta có pháp huyễn cóthể xoay chyển người đời.”

Vuabạch Phật:

“Cáigì gọi là pháp huyễn có thể xoay chuyển?”

Phậtnói:

“Ngườisát sanh, tội ấy khó lường. Người không sát sanh, thọ phướcvô lượng. Người lấy của không cho, mắc tội vô lượng.Người không trộm cướp được phước vô lượng. Ngườidâm dật thọ tội vô lượng. Người không dâm dật thọ phướcvô lượng. Người tà kiến thọ tội vô lượng, Người chánhkiến thọ phước vô lượng. Pháp huyễn thuật của Ta chínhxác được hiểu là như vậy.”

Khiấy vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

“Thếgian này bao gồm loài người, Ma hoặc Ma thiên, cùng các loàihữu hình nếu hiểu sâu sắc pháp huyễn thật này sẽ đượcđại hạnh. Từ nay về sau, con không cho phép ngoại đạo dịhọc vào trong quốc giới của con. Cho phép chúng bốn bộ thườngxuyên ở trong cung của con, và thường được cúng dườngtùy theo nhu cầu.”

Phậtnói:

“Đạivương, chớ nói như vậy. Vì sao? Bố thí cho các loài súcsanh còn được phước; thậm chí bố thí cho người phạmgiới còn được phước. Bố thí cho người trì giới, phướcđức khó ước lượng. Bố thí Tiên nhân ngoại đạo đượcmột ức phước. Bố thí cho Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hoàn, A-na-hàm,A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật, phước ấy khó lường. Chonên, Đại vương, hãy khơi dậy tâm cúng dường đệtử Thanh văn của chư Phật trong tương lai, và quá khứ. Đạivương, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ Vua ba-tư-nặc nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4[70]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ số đông các Tỳ kheo sau bữa ăn đều tụ tập tạigiảng đường Phổ hội, cùng [781c] bàn luận các đề tàinày: luận về y áo, phục sức, ăn uống; luận về lân quốc,giặc cướp, chiến tranh; luận về uống rượu, dâm dật,năm thứ nhạc; luận về vũ, hý kịch, kỷ nhạc. Những luậnbàn không thiết yếu như vậy không kể xiết.

Khiấy, Thế Tôn bằng thiên nhĩ nghe các Tỳ kheo đang thảo luậnnhư vậy, liền đi đến giảng đường Phổ hội, hỏi cácTỳ kheo:

“Cácngươi tụ tập tại đây muốn bàn luận điều gì?”

CácTỳ kheo bạch Thế Tôn:

“Chúngcon cùng bàn luận những vấn đề không thiết yếu như vậy.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Thôi,thôi, Tỳ kheo! Chớ có bàn luận như vậy. Vì sao? Những bànluận ấy phi nghĩa,[71] cũng không dẫn đến pháp thiện. Khôngdo bàn luận này mà được tu hành, không đạt đến chỗ Niết-bàndiệt tận, không được đạo bình đẳng của sa-môn. Đólà những luận bàn thế tục, không phải là luận bàn chânchánh hướng đến. Các ngươi đã bỏ tục học đạo, khôngnên tư duy các đề tài dẫn đến bại hoại như vậy. Nếumuốn luận bàn, các ngươi hãy luận bàn mười sự công đức.

“Nhữnggì là mười? Tỳ kheo tinh cần, thiểu dục, tri túc, có tâmdũng mãnh, đa văn mà có thể nói pháp cho người, không sợhãi, giới luật đầy đủ, tam muội thành tựu, trí tuệ thànhtựu, giải thoát thành tựu, giải thoát tri kiến thành tựu.[72]Nếu muốn luận bàn, các người hãy luận mười đề tàinày. Vì sao? Chúng thấm nhuần tất cả, mang lại nhiều lợiích, khiến có thể tu phạm hạnh, đạt đến chỗ vô vi diệttận, là thiết yếu của Niết-bàn.

“Cácngươi, các thiện gia nam tử, đã xuất gia học đạo, hãytư duy mười sự này. Luận như vậy là luận chánh pháp, bỏxa nẻo dữ. Tỳ kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ số đông các Tỳ kheo đều tụ tập tại giảng đườngPhổ hội, cùng bàn luận như vầy:

“Naygạo thóc trong thành Xá-vệ khan hiếm, giá cả tăng vọt, xinăn khó được. Vả, Thế Tôn có nói, nương nhờ ăn uốngmà thân người được tồn tại. Bốn đại y tựa nơi phápđược niệm tưởng bởi tâm. Pháp y tựa trên gốc rễ dẫnđến nẻo lành. Hôm này chúng ta nên phân chia người theo thứtự đi khất thực, khiến cho người khất thực được thấycó sắc da tươi đẹp, xúc cảm êm dịu, được y phục, cơmnước, giường chõng và ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, hákhông phải tốt đẹp [782a] sao?”

Khiấy, bằng thiên nhĩ thanh tịnh không chút tì vết, Thế Tôntừ xa nghe các Tỳ kheo cùng nhau bàn luận như vậy, tức thìđến giảng đường Phổ hội, ngồi xuống giữa đại chúng.Phật bảo các Tỳ kheo:

“Cácngươi tụ tập tại đây, đang bàn luận vấn đề gì?”

CácTỳ kheo đáp:

“Chúngcon bàn luận rằng, nay trong thành Xá-vệ, xin ăn khó được.Chúng con muốn phân chia từng người theo thứ tự đi khấtthực, để cho tùy lúc được thấy có sắc da tươi đẹp,được y phục, cơm nước, giường chõng và ngọa cụ, thuốcmen trị bệnh. Điều mà chúng con bàn luận là như vậy.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Tỳkheo khất thực bốn sự cúng dường là y áo, cơm nước, giườngchõng và ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, lại còn cần dùngđến sắc, thanh, hương, vị, xúc chạm trơn láng nữa hay sao?Ta hằng răn dạy rằng, khất thực có hai sự là đáng thâncận và không đáng thân cận. Giả sử được áo chăn, cơmnước, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, mà pháp ác tăng trưởng,pháp thiện không tăng trưởng, điều đó không nên thân cận.Nếu xin được y áo, cơm nước, giường chõng và ngọa cụ,thuốc men trị bệnh, mà pháp thiện tăng ích, pháp ác khôngtăng ích, điều đó nên thân cận.

“Tỳkheo các ngươi, ở trong pháp này muốn luận bàn điều gì?Những điều các ngươi luận bàn không phái là luận bàn hợpchánh pháp. Hãy xả bỏ pháp ấy, chớ tư duy thêm nữa. Vìkhông do đó mà đạt đến chỗ tĩnh chỉ, đến Niết-bàndiệt tận. Nếu muốn luận bàn, các ngươi hãy luận bàn mườipháp. Những gì là mười?[73] Tỳ kheo tinh cần, thiểu dục,tri túc, có tâm dũng mãnh, nghe nhiều lại có thể nói phápcho người, không sợ hãi không do dự, giới luật đầy đủ,tam-muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thànhtựu, giải thoát kiến huệ thàn tựu. Nếu các ngươi muốnbàn luận, hãy bàn luận mười đề tài này.Vì sao vậy? Chúngthấm nhuần tất cả, mang lại nhiều lợi ích, khiến có thểtu phạm hạnh, đạt đến chỗ vô vi diệt tận, Niết-bàngiới. Các đề tài này là đích nghĩa của sa-môn, các ngươihãy nhớ nghĩ tư duy, chớ để tâm rời xa. Như vậy, Tỳ kheo,hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ số đông các Tỳ kheo đều tụ tập tại giảng đườngPhổ hội, cùng bàn luận như vầy:

“Naytrong thành Xá-vệ khất thực khó được, không phải là nơichốn an ổn cho Tỳ kheo. Chúng ta hãy cử một người theo thứtự đi khất thực. Tỳ kheo khất thực này có thể [783b] kiếmđược các thứ y áo, cơm nước, gường chõng và thuốc mentrị bệnh, không thiếu thốn thứ gì.”

Khiấy trong chúng có một Tỳ kheo thưa với các vị khác rằng:

“Chúngta không có khả năng khất thực ở đây. Ai nấy hãy đi đếnnước Ma-kiệt-đà, mà xin ăn ở đó.Vả, ở đó thóc gạodồi dào, giá rẻ, đồ ẩm thực dư dả.”

Lạicó Tỳ kheo khác nói:

“Chúngta không nên khất thực ở nước đó. Vì sao vậy? A-xà-thếđang cai trị ở đó. Ông hành động phi pháp, lại giết cha,cùng kết bạn với Đề-bà-đạt-đâu. Do nhân duyên ấy, chúngta không nên khất thực ở đó.”

Lạicó Tỳ kheo khác nói:

“Hiệnnay, ở quốc thổ Câu-lưu-sa,[74] nhân dân đông đúc trù phú,nhiều của cải, bảo vật. ta nên đến đó khất thực.”

Lạicó Tỳ kheo khác nói:

“Khôngnên đến khất thực ở đó. Vì sao? Vua Ác Sanh[75] đang caitrị ở đó, cực kỳ hung bạo, không có chút nhân từ. Nhândân ở đó hung dữ, hay đấu tranh kiện tụng. Do nhân duyênnày, không nên đến đó khất thực.”

Lạicó Tỳ kheo nói:

Chúngta nên đến thành Câu-thâm Bà-la-nại,[76] nơi đó vua Ưu-điềnđang cai trị. Vua nhiệt thành tin Phật pháp, tâm ý không layđộng. Chúng ta nên đến đó khất thực, sẽ không trái vớiđiều mong ước.”

Bấygiờ, bằng thiên nhĩ thanh tịnh, Thế Tôn nghe các Ty kheo đangbàn luận như vậy, tức thì nghiêm chỉnh y phục, đi đếnchỗ các Tỳ kheo, ngồi xuống giữa đại chúng, hỏi các Tỳkheo:

“Cácngươi tụ tập tại đây đang bàn luận điều gì?”

CácTỳ kheo đáp:

“Chúngcon tụ tập tại đây, cùng nhau bàn luận rằng, ‘Nay trongthành Xá-vệ thóc cao gạo quý, khất thực khó được. Chúngta ai nấy hãy đến nước Ma-kiệt-đà, mà xin ăn ở đó.Vả,ở đó thóc gạo dồi dào, khất thực sẽ dễ được.’ Trongchúng có Tỳ kheo nói, ‘Chúng ta không nên khất thực ở nướcđó. Vì sao vậy? A-xà-thế đang cai trị ở đó. Ông hành độngphi pháp, lại giết cha, cùng kết bạn với Đề-bà-đạt-đâu.Do nhân duyên ấy, chúng ta không nên khất thực ở đó.’Lại có Tỳ kheo khác nói, ‘Hiện nay, ở quốc thổ Câu-lưu-sa,nhân dân đông đúc trù phú, nhiều của cải, bảo vật. tanên đến đó khất thực.’ Lại có Tỳ kheo khác nói, ‘Chúngta không nên đến khất thực ở đó. Vì sao? Vua Ác Sanh đangcai trị ở đó, cực kỳ hung bạo, không có chút nhân từ,hay đấu tranh kiện tụng. Do nhân duyên này, [782c] không nênđến đó khất thực.’ Lại có Tỳ kheo nói, ‘Chúng ta nênđến thành Câu-thâm Bà-la-nại, nơi đó vua Ưu-điền đangcai trị. Vua nhiệt thành tin Phật pháp, tâm ý không lay động.Chúng ta nên đến đó khất thực, sẽ không trái với điềumong ước.’ Chúng con ở đây đang bàn luận những điềunhư vậy.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Cácông chớ có khen chê việc vua cai trị, quốc gia, bờ cõi; cũngchớ bàn luận sự hơn kém của các vua chúa.”

RồiThế Tôn nói bài kệ này:

Phàmngười tạo thiện, ác,

Hànhvi đều có nhân;

Sẽthọ báo như vậy,

Khôngbao giờ hủy mất.

Phàmngười tạo thiện, ác,

Hànhvi đều có nhân.

Làmthiện, nhận báo thiện.

Làmác, nhận báo ác.

“Chonên, Tỳ kheo, chớ móng tâm luận bàn quốc sự. Vì không dosự luận bàn này mà có thể đạt đến Niết-bàn diệt tận;cũng không phải là pháp chánh hành của sa-môn. Nếu bàn luậnnhững sự việc ấy, đó không phải là chánh nghiệp. Cácngươi nên học mười đề tài bàn luận. Những gì là mười?Tỳ kheo tinh cần, thiểu dục, tri túc, có tâm dũng mãnh, đavăn mà có thể nói pháp cho người, không sợ hãi, giới luậtđầy đủ, tam muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giảithoát thành tựu, giải thoát tri kiến thành tựu. Nếu muốnluận bàn, các người hãy luận mười đề tài này. Vì sao?Chúng thấm nhuần tất cả, mang lại nhiều lợi ích, khiếncó thể tu phạm hạnh, đạt đến chỗ vô vi diệt tận, làthiết yếu của Niết-bàn.

“Cácngươi, các thiện gia nam tử, đã xuất gia học đạo, xa rờithế tục, hãy tinh cần tư duy, chớ để tâm rời xa. Tỳ kheo,hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ số đông các Tỳ kheo đều tụ tập tại giảng đườngPhổ hội, cùng bàn luận như vầy:

“Nayvua Ba-tư-nặc hành phi pháp, phạm luật giáo của Thánh. Tỳkheo ni Sám[77] đắc A-la-hán đạo, bị vua giữ trong cung suốt12 năm, để cùng giao thông. Vua lại không phụng sự PhậtPháp, Tăng Tỳ kheo. Chúng ta nên rời xa, không nên ở lạiđất nước này. Vì sao? Khi vua hành phi pháp, đại thân củavua cũng hành phi pháp. Đại thần đã hành phi pháp, thì quanlại phò tá tả hữu cũng hành phi pháp. Quan lại hành phi pháp,thứ dân cũng hành phi pháp. Vậy chúng ta đi dến nước kháckhất thực, chớ ở lại nước này. Vả lại, chúng ta cóthể quan sát phong tục của nước đó. Do thấy phong tục ởđó mà có thể thấy được chỗ khác nhau.”

Bấygiờ, bằng thiên nhĩ thanh tịnh, Thế Tôn nghe các Tỳ kheođang bàn luận vấn đề này, liền đi đến chỗ các Tỳ kheo,ngồi xuống giữa đại chúng. Rồi Thế Tôn hỏi các Tỳ kheo:

“Cácông tụ tập tại đây đang bàn luận vấn đề gì?”

CácTỳ kheo bạch Thế Tôn:

“Chúngcon ở đây bàn luận rằng, vua Ba-tư-nặc hành phi pháp, phạmluật giáo của Thánh, giam giữ Tỳ kheo ni Sám trong cung suốt12 năm, cốt để giao tiếp sắc. Vả lại, bậc đắc đạovượt ngoài ba cõi, mà vua lại không phụng sự Phật Pháp,Tăng Tỳ kheo; không có lòng chí tín đối với A-la-hán. Đãkhông tâm này thì cũng không có tâm kia đối với ngôi Tamtôn. Chúng ta nên rời xa, không nên ở lại đất nước này.Vì sao? Khi vua hành phi pháp, đại thần của vua cũng hành phipháp; thần tá, nhân dân cũng hành ác. Vả lại, chúng ta cóthể quan sát phong hóa của nước khác.”

ThếTôn bảo các Tỳ kheo:

“Cácngươi chớ luận bàn đề tài quốc giới. Hãy tự mình khắckỷ tư duy, nội tỉnh, so sánh, phân biệt. Bàn luận nhữngđiều như vậy thì không hợp chánh lý. Nó cũng không khiếnmọi người có thể tu phạm hạnh, đạt đến chỗ Niết-bànvô vi diệt tận. Hãy tự mình tu tập pháp hành xí nhiên,[78]tự quy y tối tôn. Nếu Tỳ kheo có thể tự tu tập phát khởipháp lạc cho mình, hạng ngừơi đó được sinh từ chính thânthể Ta.

“Tỳkheo, làm thế nào để tự thắp sáng, phát khởi pháp lạc,không hư dối, tự quy tối tôn? Ở đây, Tỳ kheo nội tựquán thân, ý an chỉ trên thân,[79] tự thâu nhiếp tâm, trừkhử loạn tưởng, không có sầu ưu. Lại nữa, nội ngoạiquán thân, thân niệm. Nội quán thọ, ngoại quán thọ, nộingoại quán thọ; nội quán tâm, ngoại quán tâm, nội ngoạiquán tâm; nội quán pháp, ngoại quán pháp, nội ngoại quánpháp. Tỳ kheo như vậy có thể tự mình thắp sáng, tu hànhphát khởi pháp lạc, tự quy tối tôn. Tỳ kheo nào trong hiệntại hay tương lai mà có thể tự thắp sáng, không thoái thấtgốc rễ của hành, Tỳ kheo ấy được sinh từ chính Ta.

“Chonên, Tỳ kheo, nếu muốn [783b] luận bàn, hãy luận bàn mườisự. Những gì là mười? Tỳ kheo tinh cần, thiểu dục, tritúc, có tâm dũng mãnh, đa văn mà có thể nói pháp cho người,không sợ hãi, giới luật đầy đủ, tam muội thành tựu,trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát trikiến thành tựu. Nếu muốn luận bàn, các người hãy luậnmười đề tài này. Vì sao? Chúng thấm nhuần tất cả, manglại nhiều lợi ích, khiến có thể tu phạm hạnh, đạt đếnchỗ vô vi diệt tận, Niết-bàn giới. Những luận bàn ấylà đích nghĩa của sa-môn. Các ngươi hãy tinh cần tư duy,chớ để tâm rời xa. Tỳ kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ trong thành Xá-vệ có một ông trưởng giả cúng cho La-hầu-la[80]một căn nhà để tọa thiền.[81] La-hầu-la nghỉ trong cănnhà ấy được vài ngày, rồi đi du hóa trong nhân gian. Khiấy, ông trưởng giả chợt có ý nghĩ đến thăm La-hầu-la.Nhưng khi thấy trong căn nhà của La-hầu-la vắng vẻ, khôngcó người ở, ông bèn nói với một Tỳ kheo khác:

“Tôngiả La-hầu-la nay đang ở đâu?”

Tỳkheo đáp:

“La-hầu-lađi du hóa trong nhân gian.”

Trưởnggiả nói:

“Cúimong chư Hiền cắt cử người đến ở trong căn nhà của tôi.Thế Tôn cũng có nói, tạo lập vườn cây ăn trái và làmcầu, đò, dựng nhà xí gần đường đi, rồi đem bố thí,sẽ được phước lâu dài, giới pháp thành tựu; sau khi chếttất được sinh lên trời. Vì lý do đó, tôi đã làm cho La-hầu-lamột căn nhà. Nay La-hầu-la không thích nhà của tôi. Vậy cúimong chư Hiền sai cử người đến ở trong căn nhà của tôi.’

CácTỳ kheo đáp:

“Sẽtheo lời trưởng giả nói.”

Bấygiờ các Tỳ kheo bèn cử một Tỳ kheo đến ở trong căn nhàđó.

Thờigian sau, La-hầu-la nghĩ rằng, “Ta xa Thế Tôn đã lâu, naynên về thăm viếng.”

RồiTôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân, và ngồi xuống một bên. Giây lát, bèn rời chỗ ngồi,trở về căn nhà cũ. Thấy có một Tỳ kheo khác ở trontg đó,bèn hỏi:

“Aiđem nhà của tôi giao cho thầy ở vậy?”

Tỳkheo đáp:

“ChúngTăng sai cử tôi đến ở căn nhà này.”

La-hầu-laquay trở lại chỗ Thế Tôn, đem nhân duyên này [783c] thuậtlại đầy đủ cho Thế Tôn, rồi hỏi:

“ThếTôn, không rõ có phải chúng Tăng sai cử đạo nhân đến ởtrong căn nhà của con hay không?”

Phậtbảo La-hầu-la:

“Ngươihãy đi đến ông trưởng giả mà nói rằng, ‘Những gì tôiđã làm do bởi thân, miệng, ý có điều gì lỗi lầm chăng?Há không phải ba hành vi bởi thân, bốn bởi miệng, ba bởiý, có lỗi lầm gì chăng? Sao Trưởng giả bố thí nhà chotôi, rồi sau lại mang chúng cho Thánh chúng?”

La-hầu-lavâng lời Phật dạy, đi đến ông trưởng giả, nói rằng:

“Hákhông phải ba hành vi bởi thân, bốn bởi miệng, ba bởi ý,có lỗi lầm gì chăng?”

Trưởnggiả đáp:

“Tôikhông thấy La-hầu-la có lỗi lầm gì do bởi thân, miệng,ý cả.”

La-hầu-lanói với trưởng giả:

“Vậysao ông lấy lại phòng xá của tôi mà đem cho Thánh chúng?”

Trưởnggiả đáp:

“Tôithấy nhà trống cho nên đem cho Thánh chúng. Khi ấy tôi nghĩrằng, Tôn giả La-hầu-la chắc không thích ở trong căn nhàcủa tôi, vì vậy tôi mang đi huệ thí.”

La-hầu-lasau khi nghe trương giả nói như vậy, bèn trở về chỗ ThếTôn, thuật lại đầy đủ nhân duyên sự việc lên Thế Tôn.Bấy giờ Thế Tôn bảo A-nan, hãy mau đánh kiền-chùy; cácTỳ kheo trong tinh xá Kỳ-hoàn vân tập hết vào giảng đườngPhổ hội. A-nan vâng lệnh Thế Tôn, triệu tập các Tỳ kheovào giảng đường Phổ hội.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“NayTa sẽ nói về huệ thí thanh tịnh. Các ông hãy khéo suy nghĩkỹ.”

CácTỳ kheo vâng lời Phật lắng nghe.

ThếTôn nói:

“Thếnào gọi là huệ thí thanh tịnh? Ở đây, Tỳ kheo, có ngườiđã đem vật huệ thí, sau đó lấy lại đem cho người khác.Huệ thí ấy được nói là không đồng đều, không phảibình đẳng thí. Hoặc có người lấy của người khác đemhuệ thí Thánh chúng. Lại có người đoạt của Thánh chúngđem thí cho người khác. Đấy đều là bố thí không bìnhđẳng, cũng không phải là huệ thí thanh tịnh.

“NhưChuyển luân Thánh vương được tự tại trong cảnh giới củamình; cũng vậy, Tỳ kheo được tự tại đối với y bát củamình. Nếu ai lấy của người khác, mà không có lời hứakhả của người đó, rồi đem cho người kia; đó không phảilà bình đẳng thí. Nay, Ta bảo các Tỳ kheo, thí chủ muốncho nhưng người nhận không muốn cho, đây không phải là bốthí bình đẳng.

“Hoặcgặp trường hợp Tỳ kheo mạng chung, nên đem một phòng xáấy đến giữa chúng, tác yết-ma, truyền cáo xướng lên rằng,‘Tỳ kheo kia mạng chung, nay đem phòng xá này ra giữa Tăngphân xử. Muốn giao lại cho ai ở, tùy theo lời dạy của Thánhchúng. Này chư Hiền, nay [784a] trao cho Tỳ kheo mổ giáp trúở đó, mong các vị hãy chấp thuận. Ai không chấp thuậnhãy nói.’ Cần phải nói ba lần như vậy. Nếu trong chúngTăng có một vị không chấp thuận mà đem cho, đó không phảilà bình đẳng thí. Vật đó trở thành tạp uế. Nay hãy trảphòng xá lại cho La-hầu-la, hãy thanh tịnh thọ trì.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9
Nghenhư vậy:

Mộtthời Phật trú tại Ca-lan-đà, Trúc viên, thành La-duyệt, cùngchúng 500 đại Tỳ kheo.

Bấygiờ Tôn giả Đại Quân-đầu[82] ở một chỗ tịch tĩnh,khởi lên ý nghĩ này: “Làm thế nào để biết tri kiến vềkhoảng trước, khoảng sau, khoảng giữa?”

Khiđến giờ, Đại Quân-đầu khóac y cầm bát đi đến ThếTôn, cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên.Tôn giả Quân-đầu bạch Thế Tôn rằng:

“Naycác tri kiến liên hệ khoảng trước, khoảng sau này, làm saođể diệt tri kiến này? Lại khiến các tri kiến khác khôngsanh?”

ThếTôn nói:

“Ởđây, này Quân-đầu, nơi mà tri kiến ấy xuất hiện, và nơimà tri kiến ấy diệt mất, thảy đều vô thường, khổ, không.Quân-đầu, biết điều đó rồi, hãy phát khởi tâm ý này.Phàm pháp tri kiến có 62 loại. Hãy an trú trên đất mườithiện để trừ khử tri kiến ấy. Những gì là mười? Ởđây, này Quân-đầu, người khác ưa sát sanh, còn ta sẽ khôngsát sanh; người khác ưa trộm cướp, ta không trộm cướp;người khác phạm phạm hạnh, ta hành phạm hạnh; người khácnói dối, ta không hành nói dối; người khác nói hai lưỡigây đấu loạn đây kia, ỷ ngữ, ác khẩu, tật đó, sân hận,tà kiến, ta hành chánh kiến. Quân-đầu, nên biết, như từcon đường hiểm ác mà gặp được đường chánh, như từtà kiến mà được đến chánh kiến, quay lưng với tà màđi theo chánh. Cũng như người tự mình đang bị đắm mà muốnvớt người, không bao giờ có lý đó. Tự mình chưa diệtđộ, mà muốn khiến người khác diệt độ, điều này khôngthể có. Như người không bị đắm mới có thể vớt ngườikhác, lý này khả hữu. Ở đây cũng vậy, tự mình bát-niết-bàn,lại khiến người khác chứng diệt độ, lý này khả hữu.Cho nên, này Quân-đù, hãy niệm tưởng xa lánh mà diệt độkhông sát, xa lánh trộm cướp mà diệt độ không trộm cướp,xa lánh dâm dật mà diệt độ không dâm dật, xa lánh vọngngữ mà diệt độ không vọng ngữ, xa lánh ỷ ngữ mà diệtđộ không ỷ ngữ, xa lánh ác ngôn mà diệt độ không ácngôn, xa lánh gây đấu loạn đây kia mà diệt độ không đấuloạn đây kia, xa lánh tật đố mà diệt độ không tật đố,xa lánh sân nhuế mà diệt độ không sân nhuế, [784b] xa lánhtà kiến mà được diệt độ chánh kiến.

“Quân-đầu,nên biết,phàm phu sanh tâm niệm này: ‘Có ngã chăng? Khôngcó ngã chăng? Vừa ngã vừa vô ngã chăng? Thế gian thườngchăng? Thế gian vô thường chăng? Thế giới hữu biên chăng?Thế giới vô biên chăng? Mạng tức thân chăng? Mạng khácthân khác chăng? Như Lai có chết chăng? Như Lai không chếtchăng? Có chết chăng? Không có chết chăng? Ai tạo ra thếgian này? Rồi sanh các tà kiến, rằng Phạm thiên tạo ra thếgian này chăng? hay là Địa chủ tạo dựng thế gian này? Hoặcnói Phạm thiên tạo ra chúng sanh này, Địa chủ tạo ra thếgiới này. Chúng sanh trước kia không có, nay có. Có rồi, sẽdiệt. Phàm phu do không học, không có tri kiến, nên sanh racác niệm tưởng này.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Tựnhiên có Phạm thiên;

Phạmchí nói như vậy.

Kiếnnày không chân chánh,

Nhưsở kiến của họ.

Chúata sanh hoa sen;

Phạmthiên hiện trong đó.

Địachủ sanh Phạm thiên.

Tựsanh, không hợp lý.

Địachủ, dòng sát-lợi,

Chamẹ của phạm chí.

Làmsao con sát-lợi,

Sanhtrở lại phạm chí?

Đitìm chỗ sở sanh,

Theolời chư thiên nói.

Đólà lời khen ngợi,

Trởlại tự trói buộc.

Phạmthiên sanh loài người,

Địachủ tạo thế gian.

Hoặcnói, cái khác tạo.

Điềunày ai xét cho?

Mêhoặc bởi tham sân,

Basự cũng hợp tập;

Tâmkhông được tự tại,

Tựxưng ta hơn đời.

ChẳngThần tạo thế gian,

Cũngchẳng Phạm thiên sanh.

Giảsử Phạm thiên tạo,

Đókhông hư dối chăng?

Tìmdấu tích lại nhiều

Xétkỹ, biết hư ngôn.

Hànhvi mỗi mỗi khác;

Hànhấy xét không thật.

“Quân-đầu,nên biết, sở kiến của các loài chúng sanh thì không đồng,mà tâm niệm cũng mỗi khác. Các tri kiến ấy đều vô thường.Ai ôm giữ tri kiến ấy, là pháp biến dịch, vô thường. Nếungười khác sát sanh, ta lìa sát sanh. [784c] Nếu người kháctrộm cắp, ta sẽ xa lìa việc đó, không tập theo hành vi đó,mà chuyên tâm nhất ý không để thác loạn, tư duy trù lượngxem tà kiến khởi lên từ đâu, cho đến mười pháp ác thảyđều lìa bỏ, không tập theo các hành vi ấy. Nếu ngườikhác sân nhuế, chúng ta học nơi nhẫn nhục. Người khác ômlòng tật đó, ta nên xả ly. Người khác kiêu mạn, ta nghĩđến xả ly. Người khác khen mình chê người, ta không khenmình chê người. Người khác không thiểu dục, ta nên họcthiểu dục. Người khác phá giới, ta tu tập giới. Ngườikhác giải đãi, ta hãy tinh tấn. Người khác không hành tam-muội,ta hành tam-muội. Hãy học như vậy. Người khác ngu hoặc,ta hành trí tuệ. Ai có thể quan sát phân biệt pháp này, tàkiến tiêu diệt, những cái còn lại không sanh.”

Quân-đầusau khi lãnh thọ những điều Như Lai dạy, ở nơi chỗ vắngtư duy, suy gẫm, mục đích mà thiện gia nam tử xuất gia họcđạo, khóac ba pháp y, tu phạm hạnh vô thượng, biết nhưthật rằng, sinh tử đã hết, phạm hanh đã lập, điều cầnlàm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.. Bấy giờQuân-đầu thành A-la-hán.

Bấygiò Quân-đầu nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Chúngsanh trong địa ngục thọ báo của tội dài nhất là một kiếp.Cũng có kẻ nửa chừng mà yểu. Súc sanh thọ tội báo dàinhất một kiếp, cũng có yểu mạng nửa chừng. Thọ báo ngạquỷ dài nhất một kiếp, cũng có yểu nửa chừng.

“Tỳkheo, nên biết, người Uất-đan-viết thọ lâu một nghìn năm;không có ai yểu mạng nửa chừng. Sở dĩ như vậy, vì conngười trong quốc thổ đó không có sở hữu. Khi chúng mạngchung ở đây, liền sinh vào cõi lành, sinh lên trời, khôngcó ai đọa lạc.

“Loàingười ở thọ năm trăm năm; cũng có kẻ nửa chừng yểu.Người Cù-đà-ni thọ hai trăm năm mươi năm; cũng có kẻ nửachừng yểu.

“NgườiDiêm-phù-đề thọ lâu nhất một trăm năm; phần lớn có kẻyểu nửa chừng. Giả sử thọ mạng lâu nhất là mười lầnmười; loài người lấy mười lần mười tuổi thọ làm dấuhiệu, do bởi hành vi bất đồng, tính chất được phân biệtthành khác nhau. Mười năm đầu, tuổi ấu thơ chưa biết gì.Mười năm thứ hai, hơi có chút hiêủ biết nhưng chưa quántriệt. Mười năm thứ ba, ý dục hừng hực, tham đắm sắc.Mười năm thứ tư, biết nhiều kỹ thuật, nhưng sở hànhchưa có đầu mối. [785a] Mười năm thứ năm, thấy hiểu nghĩalý, những gì đã học tập đều không quên, Mười năm thứsáu, tham đắm tài sản, tâm ý không quyết. Mười năm thứbảy, lười biếng, ưa ngủ nghỉ, thể chất chậm chạp. Mườinăm thứ tám, không còn tâm trai trẻ, cũng không ham lòe lọet.Mười năm thứ chín, nhiều bệnh, da sần, mặt nhăn. Mườinăm thứ mười, các căn suy hóa, khớp xương liền nhau, hayquên, hay nhầm lẫn.

“Tỳkheo, giả sử con người sống được một trăm năm, phảitrải qua ngần ấy khó khăn.

“Giảsử con người thọ một trăm năm, sẽ trải qua ba trăm mùagồm đông, hạ, và xuân-thu[83], nhưng so với tuổi thọ kiachưa đủ để nói. Nếu người thọ một trăm năm, sẽ ănba vạn sáu nghìn bữa ăn; trung gian hoặc có khi không ăn. Hoặckhi giận mà không ăn; không được cho nên không ăn; bệnhnên không ăn. Tính số người ấy ăn cũng không ăn, và búsửa mẹ, nói tắt có ba vạn sáu nghìn lần ăn. Tỳ kheo, hạnsố của người thọ một trăm năm tính theo sự ăn uống cótình trạng như vậy.

“Tỳ-kheo,nên biết, con người trong Diêm-phù-địa cũng có khi thọ mạngdài đến vô lượng. Trong thời quá khứ lâu xa, có vị vuatên gọi là Liệu Chúng Bệnh, thọ mạng rất dài, nhan sắcxinh đẹp, hượng thọ khoái lạc vô lượng. Thời bấy giờkhông có các tai hoạn về tật bệnh, tuổi già và chết. Khiấy có cặp vợ chồng sinh một người con. Đứa con liềnmạng chung. Cha mẹ nó ẳm cho ngồi, lại mang đồ ăn đếncho. Nhưng đứa con ấy không ăn, không uống, không ngồi. Vìsao? Nó đã chết. Cha mẹ nó bấy giờ mới nghĩ như vầy:‘Sao con ta hôm nay giận hờn gì mà không chịu ăn uống, cũngkhông nói năng gì?’ Sở dĩ như vậy, con người thời đóchưa nghe đến âm hưởng tử vong nên mới như vậy. Rồi chamẹ ấy lại nghĩ, “Đã bảy ngày rồi con ta không ăn, khônguống; và cũng không biết vì sao nó im lặng. Nay ta hãy đemnhân duyên này tâu cho vua Liệu Chứng Bệnh biết.’ Ngườicha mẹ ấy liền đi đến vua, đem nhân duyên ấy tâu lên vuađầy đủ. Khi ấy Đại vương liền nghĩ, ‘Ngày nay đã ngheđến âm hưởng tử vong rồi.’ Và bảo: ‘Các người hãymang đứa nhỏ ấy đến ta.’ Cha mẹ liền ẳm đứa nhỏđến chỗ quốc vương. Vua thấy nó, bèn nói với người chamẹ ấy, ‘Đứa nhỏ này chết rồi.’ Cha mẹ nó hỏi, ‘Chếtnghĩa là sao?’ Vua nói, ‘Đứa nhỏ này không còn đi, đứng,nói năng, ăn uống, nô đùa; mình mẫy cứng đơ, [785b] khôngcòn làm gì được nữa. Ấy gọi là chết.’ Người cha mẹấy hỏi, ‘Sự biến đổi này trải qua bao lâu?’ Vua nói,‘Chẳng bao lâu nữa thân thể đứa nhỏ này tan rữa, sìnhchương, hôi thối không chịu được,’ Cha mẹ nó khi ấychưa tin lời vua. Họ lại ẳm con trở về nhà. Không bau lâu,thân thể nó rữa, hôi thối cực kỳ. Bầy giờ cha mẹ nàymới tin lời vua nói rằng ‘Thân thể đứa nhỏ này khônglâu sẽ sình chương, tan rữa. Bấy giờ cặp vợ chồng nàylại mang đưa nhỏ sình chương ấy đến chỗ quốc vương,tâu vua rằng, ‘Tâu Đại vương, nay chúng tôi mang đứa nhỏnày cống hiến cho Đại vương.’ Khi ấy cha mẹ này cũngkhông than khóc. Sở dĩ như vậy, vì chưa nghe đến tiếng chết.Sau đó, Đại vương lột da nó làm trống, lại sắc lệnhdựng ngôi lầu bảy tầng, mang cái trống lớn này đặt vàođó, rồi sai bảo một người, ‘Nhà ngươi phải biết, hãygiữ gìn cái trống này. Cứ một trăm năm, đánh một tiếng,không được sai thời.’ Người ấy vâng lệnh vua, đúng mộttrăm năm thì đánh một tiếng. Nhân dân nghe tiếng trống ấy,quái lạ chưa từng có. Mọi người hỏi nhau, ‘Âm hưởnggì vậy? Đó là tiếng của ai mà thấu đến đây?’ Vua bảo:‘Đó là tiếng của da người người chết.’ Chúng sanh ngheđiều này, bèn nghĩ, ‘Lạ thay, tiếng trống nghe được này!’

“Tỳkheo, quốc vương bấy giờ há là ai khác chăng? Chớ nghĩ nhưvậy. Vì sao? Quốc vương thời bấy giờ chính là thân Ta vậy.Do đây mà biết, thuở xưa thọ mạng của người Diêm-phù-địacực kỳ dài. Còn nay, thọ mạng của người Diêm-phù-địacực ngắn; số giảm thiểu khó giới hạn. Vì sao vậy? Dosát hại quá nhiều, khiến cho tuổi thọ cực ngắn, sắc dacũng mất đẹp. Do nhân duyên này dẫn đến biến đổi quáilạ.

“Tỳkheo, nên biết, năm mươi năm ở Diêm-phù-địa bằng mộtngày một đêm trên cõi Tứ thiên vương. Tính theo số ngàyđêm ở đó, ba mươi ngày làm một tháng. Mười hai tháng làmmột năm. Thọ mạng trời Tứ thiên vương là năm trăm năm,cũng có kẻ yểu nửa chừng.

“Tínhtheo số năm theo loài người, mười tám ức năm (của trờiTứ thiên vương) là một ngày một đêm trong địa ngục Hoànhoạt.[84] Tính theo số một ngày một đêm ở đó, ba mươingày là một tháng; mười hai tháng là một năm. Tuổi thọcực dài trong địa ngục Hoàn hoạt là một nghìn năm, cũngcó kể yểu nửa chừng. Tính theo số năm theo loài ngườilà ba mươi sáu vạn năm.

“Mộttrăm năm loài người bằng một ngày một đêm trên trời Tamthập tam. Tính theo số năm tháng ở đó, [785c] tuổi thọ trờiTam thập tam là một nghìn năm; cũng có vị nửa chừng yểu.Tính số năm theo loài người là ba mươi sáu ức năm, bằngmột ngày một đêm trong địa ngục A-tỳ.[85] Tính theo sốngày đêm ở đó, ba mươi ngày là một tháng; mười hai thánglà một năm. Theo số ngày đêm ở đây, tuổi thọ là hai vạnnăm. Tính theo tuổi thọ loài người, đây thọ một câu-lợi.[86]

“Nhưvậy, Tỳ kheo, tính theo số tuổi như vậy càng lúc càng tăng,trừ trời Vô tưởng. Trời Vô tưởng thọ tám vạn bốn nghìnkiếp. Trừ trời Tịnh cư không sinh trở lại đời này.

“Chonên, Tỳ kheo, chớ để tâm buông lung, ở ngay nơi hiện thânmà chứng đăc lậu tận. Tỳ kheo, hãy học đỉều này nhưvậy.”

CácTỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[87]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]