Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảy Pháp

02/05/201113:07(Xem: 9473)
Bảy Pháp

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BẢYPHÁP

39.PHẨM ĐẲNG PHÁP

KINH SỐ1[1]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheothành tựu bảy pháp, ở trong hiện tại thọ lạc vô cùng,muốn dứt sạch các lậu, cũng có thể được. Những gì làbảy pháp? Ở đây, Tỳ-kheo biết pháp, biết nghĩa, biết thời,lại có thể tự biết, lại có thể biết đủ, lại biếtvà đại chúng, quán sát người.[2] Đó gọi là bảy pháp.

“Saogọi là Tỳ-kheo biết pháp? ỳ-kheo biết pháp là chỉ Khếkinh, Kỳ-dạ, Kệ, Nhân duyên, Thí dụ, Bổn mạt, Quảng diễn,Phương đẳng, Vị tằng hữu, Quảng phổ, Thọ quyết, Sanhkinh. Tỳ-kheo không biết Pháp, không biết mười hai bộ kinh,đó chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo này có thể hiểurõ pháp nên gọi là biết pháp. Như vậy, Tỳ-kheo hiểurõ pháp.

“Saogọi là Tỳ-kheo biết nghĩa? Ở đây, Tỳ-kheo biết ý thúcủa Như Lai, hiểu rõ nghĩa sâu, không có điều gì nghingờ. Tỳ-kheo không hiểu nghĩa, đó chẳng phải là Tỳ-kheo.Vì Tỳ-kheo này có thể biết nghĩa sâu nên gọi là hiểu nghĩa.Như vậy, Tỳ-kheo có thể phân biệt nghĩa.

“Saogọi là Tỳ-kheo biết thời nghi? Ở đây, Tỳ-kheo biết thờitiết khi nên tu quán thì tu quán, khi nên tu chỉ thì tu chỉ,nên im lặng biết im lặng, nên đi biết đi, nên tụng biếttụng, nên trao người trước liền trao cho người trước,nên nói biết nói. Tỳ-kheo không biết những việc ấy, khôngbiết thời thích hợp tu chỉ, tu quán, tiến, dừng, đó chẳngphải là Tỳ-kheo. Tỳ-kheo biết thời tiết ấy thì khôngđể mất thời cơ thích hợp, đó gọi là biết tuỳ thờithích hợp. Tỳ-kheo như vậy là biết thời nghi.

“Saogọi là Tỳ-kheo có thể sửa mình? Ở đây, Tỳ-kheo có thểtự biết mình, nay ta có sự thấy, nghe, nghĩ, biết này, cótrí huệ như vậy,[3] đi, bước, tiến, dừng thường theo chánhpháp. Tỳ-kheo không thể tự biết thích ứng theo trí huệmà ra, vào, đi, đến, đó chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheonày có thể tự tu, tiến, dừng đều thích hợp, đây gọilà tự biết tu dưỡng. Đó gọi là Tỳ-kheo tự biết mình.

“Saogọi là Tỳ-kheo biết vừa đủ? Ở đây, Tỳ-kheo có thểtự điều hòa việc ngủ nghỉ, tỉnh thức, ngồi, nằm, kinhhành, cách tiến dừng, đều có thể biết dừng đúng lúc.Tỳ-kheo không thể biết những việc ấy thì chẳng phải làTỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo này hiểu rõ những việc này nên gọilà biết đủ. Tỳ-kheo như vậy gọi là Tỳ-kheo biết vừađủ.

“Saogọi là Tỳ-kheo biết vào đại chúng? Ở đây, Tỳ-kheo phânbiệt đại chúng: Đây là dòng sát-lợi, đây là chúng bà-la-môn,đây là chúng trưởng giả, đây là [729a] chúng sa-môn. Ta nêndùng pháp này mới thích hợp với chúng ấy, nên nói hay nênim lặng, tất cả đều biết. Tỳ-kheo không biết vào chúng,đó chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo ấy biết vào đạichúng nên gọi là biết vào chúng. Đó gọi là Tỳ-kheo biếtvào đại chúng.

“Saogọi là Tỳ-kheo biết căn nguyên mọi người? Tỳ-kheonên biết có hai hạng người. Những gì là hai? Hoặc có mộtngười muốn đến già-lam để thân cận Tỳ-kheo; người thứhai không thích đến đó gặp gỡ Tỳ-kheo. Người muốn đếntrong Tăng viên kia, thân cận Tỳ-kheo, là người tối thượng.Này Tỳ-kheo, lại có hai hạng người. Những gì là hai? Mộtngười, tuy đến chỗ Tỳ-kheo song không tùy thích hợp màhỏi; người thứ hai cũng không đến trong chùa gặp Tỳ-kheo.Người đến chùa kia là hơn hết. Này Tỳ-kheo, lại có haihạng người. Những gì là hai? Một người, đến chỗ Tỳ-kheotỳ thích hợp mà hỏi; người thứ hai, đến chỗ Tỳ-kheonhưng không hỏi điều thích hợp. Ngưòi đến chùa kia làđệ nhất tối tôn, vượt lên trên người kia. Này Tỳ-kheo,lại có hai hạng người. Những gì là hai? Một người đếnchỗ Tỳ-kheo hết lòng nghe pháp; người thứ hai đến chỗTỳ-kheo, nhưng không hết lòng nghe pháp. Người (hết lòngnghe pháp) kia là ngưòi hơn hết. Này Tỳ-kheo, lại có hai hạngngười. Những gì là hai? Có một người, có thể quán sátpháp, thọ trì, đọc tụng; người thứ hai, họ không thểthọ trì, đọc tụng. Người có thể thọ trì kia, là đệnhất tối thượng. Này Tỳ-kheo, lại có hai hạng người.Những gì là hai? Có một người nghe pháp liền hiểu nghĩa;người thứ hai, nghe pháp mà không hiểu nghĩa. Người (nghepháp mà hiểu nghĩa) này là tối thượng. Này Tỳ-kheo, lạicó hai hạng người. Những gì là hai? Có một người, nghepháp (và hiểu nghĩa) liền thành tựu pháp tùy pháp; ngườithứ hai, nghe pháp (và hiểu nghãi) nhưng không thành tựu pháptùy pháp. Người nghe pháp (hiểu nghĩa) kia, thành tựu pháptùy pháp. Người này là tối tôn đệ nhất. Này Tỳ-kheo,lại có hai người. Những gì là hai? Một người, nghe phápcó thể kham nhẫn tu hành, phân biệt hộ trì chánh pháp; ngườithứ hai không thể kham nhẫn tu hành pháp kia. Người có thểkham nhẫn tu hành pháp kia, là tối tôn đệ nhất. Giống nhưbò có lạc, do lạc có tô, do tô có đề hồ là tối tôn đệnhất không gì bằng. Ở đây cũng vậy, nếu người nào cóthể tu hành thì người này là tối đệ nhất, không ai sánhkịp. Đó gọi là Tỳ-kheo quán sát căn người. Nếu có ngườinào không rõ điều này thì chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheokia nghe pháp, phân biệt nghĩa nó, đó là tối thượng. Tỳ-kheonhư vậy là biết quán sát căn ngưòi.

“Nếucó Tỳ-kheo nào thành tựu bảy pháp này, ngay trong hiện phápan lạc vô vi, ý muốn đoạn trừ lậu cũng không khó khăn.Cho nên, Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu bảypháp này.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2[4]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn cây Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“CâyTrú độ[5] trên trời Tam thập tam có gốc dọc ngang năm mươido tuần, cao một trăm do tuần, bóng râm che đông, tây, nam,bắc năm mươi do tuần. Trời Tam thập tam vui chơi vớinhau ở đó bốn tháng. Tỳ-kheo, nên biết, đến một lúc hoalá cây Trú độ ấy úa vàng, rơi rụng trên mặt đất. Chưthiên bấy giờ thấy điềm ứng này, tất cả đều hoan hỷ,tình vui phát sanh: ‘Cây này không bao lâu sẽ sinh ra hoa đầytrở lại.’

“Tỳ-kheo,nên biết, đến một lúc hoa của cây này tất cả đều rơirụng xuống đất. Bấy giờ, trời Tam thập tam lại càng hoanhỷ tự bảo với nhau rằng: ‘Cây này không bao lâu sẽ trởthành màu tro.’

“Tỳ-kheo,nên biết, qua một thời gian nữa cây ấy liền thành màu tro.Lúc này, Trời Tam thập tam thấy cây này biến thành màu trorồi, lòng rất vui mừng tự bảo với nhau rằng: ‘Nay, câynày đã biến màu tro, không lâu sẽ nẩy chồi.’[6]

Bấygiờ, Trời Tam thập tam thấy cây Trú độ này đã nẩy chồi,không bao lâu nữa sẽ sanh nụ. Bấy giờ, trời Tam thập tamthấy rồi, chư thiên lại hoan hỷ: ‘Hôm nay cây nàyđã sanh nụ, không bao lâu lại sẽ nở đầy.’

“Tỳ-kheo,nên biết, Trời Tam thập tam thấy rồi, cây này từ từ nởđầy, lòng chư thiên đều hoan hỷ: ‘Cây này đã dần dầnnở đầy, không lâu sẽ đính đầy hoa.’

“Tỳ-kheo,nên biết, đến một lúc cây ấy nở đầy khắp, lòng chưthiên tất cả đều hoan hỷ: ‘Hôm nay, cây này nở [729c]đầy hoa.’ Bấy giờ, hương của nó bay ngược gió trong vòngtrăm do tuần, không đâu không nghe mùi thơm. Bấy giờ, chưthiên cùng nhau vui chơi ở đó bốn tháng, vui không thể nóihết.

“Ởđây cũng vậy, đệ tử Hiền Thánh khi phát ý muốn xuấtgia học đạo, cũng giống như cây này bắt đầu muốn úarụng lá.

“Lạinữa, đệ tử Hiền Thánh xả bỏ vợ con, tài sản, với lòngtin kiên cố cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, giống nhưlá cây kia rụng xuống đất.

“Tỳ-kheo,nên biết, đệ tử Hiền Thánh không tưởng tham dục, trừpháp bất thiện, có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trúsơ thiền,[7] như cây Trú độ thành màu tro.

“Lạinữa, đệ tử Hiền Thánh diệt tầm tứ, nội tĩnh, chuyênchú nhất tâm, không tầm, không tứ, có hỷ lạc do dịnh sanh,chứng và an trú nhị thiền, như cây kia nẩy chồi.

“Lạinữa, đệ tử Hiền thánh, ly hỷ, an trú xả,tự thân giáctri lạc, điều mà chư Hiền Thánh nói, xả, niệm, an trú lạc,chứng và an trú tam thiền, giống như cây kia sanh nụ.

“Lạinữa, đệ tử Hiền Thánh diệt khổ lạc, ưu hỷ trước đóđã trừ, không khổ, không lạc, xả, niệm thanh tịnh, chứngvà an trú tứ thiền, giống như cây kia dần dần mở đầy.

“Lạinữa, đệ tử Hiền Thánh dứt sạch hữu lậu, thành vô lậu,tâm giải thoát, huệ giải thoát, ở trong hiện pháp tự thânchứng ngộ, như thật biết rằng, sanh tử đã dứt, phạmhạnh đã lập, việc cần làm đã xong, không còn tái sinh nữa,điều đó giống như cây kia nở hoa đầy khắp.

“Bấygiờ, hương giới đức của đệ tử Hiền Thánh nghe khắpbốn phương, không ai không ca ngợi. Trong bốn tháng tự hưởngvui thích, tâm an trú tứ thiền, bản hạnh đầy đủ. Cho nên,các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu hương giớiđức.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỔ 3[8]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nayta sẽ nói bảy dụ về nước. Con người cũng như vậy. Hãylắng nghe! Lắng nghe và suy nghĩ kỹ!”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“Saogọi là bảy dụ về nước mà tựa người? Giống như cóngười chìm ở đáy nước; lại có người tạm ngoi khỏinước rồi lại chìm xuống; có người nổi lên khỏi nướcrồi nhìn; lại có người [730a] nổi lên khỏi nước rồitrụ; có người bơi đi trong nước; có người nổi lên khỏinước rồi muốn đến bờ kia; lại có người đã đến bờkia. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là bảy sự thí dụ vềnước xuất hiện ở đời.

“Saogọi là người chìm dưới đáy nước không nổi lên được?Ở đây, hoặc có người mà toàn thể đầy khắp pháp bấtthiện, trải qua nhiều kiếp, không thể chữa trị. Đó gọilà người chìm dưới đáy nước.

“Saogọi là người nào nổi lên khỏi nước rồi chìm lại? Hoặccó người mà tín căn dần mai một, tuy có pháp lành nhưngkhông chắc chắn. Thân, miệng, ý hành thiện, nhưng sau đóthân, miệng, ý lại hành pháp bất thiện, thân hoại mạngchung sanh vào địa ngục. Đó gọi là người ra khỏi nướcrồi chìm lại.

“Saogọi là người nổi lên khỏi nước rồi nhìn ? Ở đây, hoặccó người có tín thiện căn, nhưng hành vi của thân, khẩu,ý lại không làm tăng trưởng pháp này, tự thủ mà đứngyên, thân hoại mạng chung sanh vào A-tu-la. Đó gọi là ngườira khỏi nước mà nhìn.[9]

“Saogọi là người ngoi lên khỏi nước rồi trụ? Ở đây, hoặccó người có lòng tin, tinh tấn dứt ba kết sử,[10] khôngthối chuyển nữa, ắt đạt cứu cánh, thành đạo Vô thượng.Đó gọi là người ngoi lên khỏi nước rồi trụ.[11]

“Saogọi là người muốn lội khỏi nước? Ở đây, hoặc có ngườitín căn tinh tấn, lòng luôn hổ thẹn, vơi mỏng ba kết sửdâm, nộ, si, trở lại đời này một lần nữa rồi đoạntrừ gốc khổ.[12] Đó gọi là người định vượt khỏi nước.

“Saogọi là người muốn đến bờ kia? Ở đây, hoặc có ngườitín căn tinh tấn, dứt sạch năm hạ phần kết sử, thànhA-na-hàm, không lại thế gian này nữa mà nhập Niết-bàn trênđó.[13] Đó gọi là người muốn đến bờ kia.

“Saogọi là người đã đến bờ kia? Ở đây, hoặc có ngườitín căn tinh tấn, mà có lòng hổ thẹn, dứt sạch hữu lậuthành vô lậu, ở trong hiện pháp, tự thân chứng ngộ, nhưthật biết rằng, sanh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việccần làm đã xong, không còn tái sinh nữa, ở trong Niết-bàngiới vô dư mà Bát-niết-bàn. Đó gọi là người đã vượtqua bờ kia.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là có bảy dụ về nước và người, màTa vừa nói cho các ngươi. Điều mà chư Phật Thế Tôn cầnlàm để tiếp độ mọi người, nay Ta đã làm xong. Các ngươihãy ở nơi yên tĩnh, hoặc dưới gốc cây, hãy nghĩ đếnviệc toạ thiền, chớ sinh biếng nhác. Đó là lời dạy củaTa.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật [730b] dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4[14]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thánhvương cai trị nước xa xôi,[15] nếu thành tựu bảy pháp,sẽ không bị kẻ thù, giặc cướp chiếm giữ.

“Nhữnggì là bảy? Thành quách ấy rất cao, được sửa sang tề chỉnh.Đó gọi là vị vua kia thành tựu pháp thứ nhất. Lại nữa,cổng thành kia chắc chắn. Đó gọi là thành kia thành tựupháp thứ hai. Lại nữa, ngoài thành kia có hào rất sâu rộng.Đó gọi là thành kia thành tựu pháp thứ ba. Lại nữa, trongthành kia nhiều thóc gạo, kho lẫm chứa đầy ắp. Đó gọilà thành kia thành tựu pháp thứ tư. Lại nữa, thành kia nhiềucủi, cỏ. Đó gọi là thành kia thành tựu pháp thứ năm. Lạinữa, thành kia nhiều cụ khí, gậy gộc, đầy đủ các chiếncụ. Đó gọi là thành kia thành tựu pháp thứ sáu. Lại nữa,chủ thành kia rất thông minh, tài cao, dự biết tình người,đáng dùng roi thì dùng roi, đáng sửa trị thì sửa trị. Đógọi là thành kia thành tựu pháp thứ bảy, cảnh ngoài khôngthể đến xâm chiếm. Đó gọi là, này các Tỳ-kheo, chủ nướcthành kia thành tựu bảy pháp, nên người ngoài không thểtiếp cận quấy nhiễu.

“Ởđây, Tỳ-kheo cũng lại như vậy, nếu thành tựu bảy phápthì tệ ma Ba-tuần không thể tùy tiện được. Những gì làbảy? Ở đây, Tỳ-kheo thành tựu giới luật, đầy đủ oainghi, phạm luật nhỏ còn sợ huống gì là lớn. Đó gọi làTỳ-kheo thành tựu pháp thứ nhất này, tệ ác ma không thểtùy tiện được. Giống như thành kia cao rộng, rất nghiêmnhặt, không thể phá hoại.

“Lạinữa, này Tỳ-kheo, khi mắt thấy sắc không khởi tưởng đắm,cũng không khởi niệm, nhãn căn đầy đủ, thủ hộ nhãn cănkhông để khuyết thủng, rò rỉ;[16] tai nghe tiếng, mũi ngửimùi, lưỡi niếm vị, thân xúc chạm, ý đối với pháp cũnglại như vậy, cũng không khởi tưởng, đầy đủ ý căn, màkhông loạn tưởng, thủ hộ đầy đủ ý căn. Đó gọi làTỳ-kheo thành tựu pháp thứ hai này, tệ ma Ba-tuần không thểtùy tiện; như thành quách kia cửa ngõ chắc chắn.

“Lạinữa, Tỳ-kheo nghe nhiều không quên, thường nhớ nghĩ tư duychánh pháp đạo giáo, những pháp đã nghe qua trước kia thảyđều thông suốt. Đó gọi là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứba này, tệ ma Ba-tuần không thể tùy tiện; như bên ngoài thànhquách kia có hào rất sâu và rộng.

“Lạinữa, Tỳ-kheo có nhiều phương tiện,[17] những [730c] phápmà khoảng đầu thiện xảo, giữa thiện xảo, cuối cũng thiệnxảo, thanh tịnh đầy đủ, hiển hiện phạm hạnh. Đó gọilà Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ tư này; như thành quách kia,nhiều lúa gạo, giặc ngoài không dám đến xâm lăng.

“Lạinữa, Tỳ-kheo tư duy về bốn pháp tăng thượng tâm[18], cũngkhông rỉ thóat.[19] Đó gọi là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứnăm này, tệ ma Ba-tuần không thể tùy tiện; như thành quáchkia, nhiều củi, cỏ, người bên ngoài không thể đến quấynhiễu.

“Lạinữa, Tỳ-kheo đắc bốn thần túc, thực hiện không khó. Đógọi là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ sáu này, tệ ma Ba-tuầnkhông thể tùy tiện; như trong thành kia đầy đủ vũkhí.

“Lạinữa, Tỳ-kheo có thể phân biệt đầy đủ ấm, nhập, giới,cũng lại phân biệt pháp do mười hai nhân duyên phát sanh.Đó gọi là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ bảy này, tệ ma Ba-tuầnkhông thể tùy tiện; như chủ thành quách kia thông minh, tàicao, đáng bắt thì bắt, đáng thả thì thả.

“Nayđây, Tỳ-kheo cũng lại như vậy, biết phân biệt đầy đủcác bệnh uẩn, giới, xứ. [20] Tỳ-kheo thành tựu bảy phápnày, tệ ma Ba-tuần không thể tùy tiện. Cho nên, các Tỳ-kheo,hãy tìm cầu phương tiện phân biệt uẩn, giới, xứ và mườihai nhân duyên, đừng để mất thứ lớp, liền vượt cảnhMa, không có ở trong ấy nữa.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói về bảy trú xứ của thức.[21] Các ngươi hãy lắngnghe và suy nghĩ kỹ.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Vìsao được gọi là bảy trú xứ của thức? Chúng sanh vớinhiều loại thân, và nhiều loại tưởng khác nhau, như ngườivà trời.[22] Lại nữa, chúng sanh hoặc nhiều lọai thân nhưngchỉ có một tưởng, đó là trời Phạm-ca-di mới xuấthiện ở thế gian.[23] Lại nữa, chúng sanh một thân nhưngnhiều tưởng, đó là trời Quang âm. Lại nữa, chúng sanh mộtthân, một tưởng, đó là trời Biến tịnh. Lại nữa, chúngsanh vô lượng không, là trời Không xứ. Lại nữa, chúng sanhvô lượng thức, là trời Thức xứ. Lại nữa, chúng sanh vôhữu xứ, là trời Vô sở hữu xứ. Này Tỳ-kheo, đó gọilà bảy nơi thức trú. Nay [731a] Ta đã nói bảy thức xứ.

“Nhữngđiều mà chư Phật Thế Tôn cần làm để tiếp độ mọingười, nay Ta đã làm xong. Các ngươi hãy đến dưới bóngcây vắng vẻ, hãy khéo tu hạnh này, chớ có lười biếng.Đó là những lời dạy của Ta.”

CácTỳ-kheo, sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6[24]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Vàolúc bấy giờ, Tôn giả Quân-đầu[25] thân mang bịnh nặng,nằm liệt giường, không thể tự ngồi dậy. Khi ấy, Quân-đầunghĩ: “Hôm nay ta không được Thế Tôn Như Lai rủ lòng thươngxót. Ta đang gặp bệnh nặng, không còn sống bao lâu nữa.Thuốc thang không tiếp. Lại nghe Thế Tôn nói: ‘Còn mộtngười chưa độ, Ta quyết không bỏ.’ Song nay chỉ một mìnhta bị bỏ rơi. Còn khổ nào hơn!”

Bấygiờ, Thế Tôn dùng thiên nhĩ nghe được lời oán trách củaTỳ-kheo Quân-đầu. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi hãy tụ họp đi đến chỗ Tỳ-kheo Quân-đầu, hỏithăm bệnh Tỳ-kheo ấy.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

RồiThế Tôn dẫn các Tỳ-kheo đi lần đến phòng Tỳ-kheo Quân-đầu.Quân-đầu từ xa nhìn thấy Như Lai đến, liền tự gieo mìnhxuống đất. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Quân-đầu:

“Nayngươi mang bệnh rất là nặng, không cần xuống giường. Tatự có chỗ ngồi.”

ThếTôn bảo Quân-đầu:

“Bệnhcủa ngươi tăng hay giảm, hay không tăng giảm? Ngươi có thểnghe Ta dạy được không?”

Tỳ-kheoQuân-đầu bạch Phật:

“Bệnhhôm nay của đệ tử rất nặng, chỉ có tăng, không có giảm.Thuốc uống không thấm vào đâu.”

ThếTôn hỏi:

“Ngườichăm sóc bệnh là ai vậy?”

Quân-đầubạch:

“Cácvị phạm hạnh đến, gặp thì chăm sóc.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Quân-đầu:

“Nayngươi có thể nói cho Ta nghe bảy giác chi không?”

Quân-đầunêu tên bảy giác chi ba lần:

“Naycon có thể ở trước Như Lai nói pháp bảy giác chi.”

ThếTôn bảo:

“Nếucó thể nói cho Như Lai nghe thì cứ nói.”

Quân-đầubạch Phật:

“Bảygiác chi. Những gì là bảy? Như Lai đã nói, đó là niệm giácchi, pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an* giácchi, định giác chi, xả* giác chi. Bạch Thế Tôn, nói là cóbảy giác chi này, chính là như vậy.”

Saukhi Tôn giả Quân-đầu nói những lời này xong, mọi bệnhtật đều được trừ khỏi, không còn khổ não.[26] Bấy giờ,Quân-đầu bạch Thế Tôn:

“Hiệunghiệm nhất trong các thứ thuốc, đó chính là pháp bảygiác chi này. Muốn nói là thuốc hay nhất không qua bảy giácchi này. Con nhờ tư duy về bảy giác chi mà bệnh gì cũng khỏicả.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi thọ trì pháp bảy giác chi này, khéo nhớ phúng tụng,chớ có hồ nghi đối với Phật, Pháp, Tăng. Mọi bệnh họancủa chúng sanh kia được trừ khỏi. Vì sao vậy? Vì bảy giácchi này rất khó lường hết, nhưng nhờ đó tất cả các phápđều được thấu rõ, hết thảy các pháp đều được soisáng. Cũng như thuốc hay chữa trị hết thảy các bệnh. Giốngnhư cam lồ ăn không biết chán. Nếu không được bảy giácchi này, các loài chúng sanh sẽ trôi lăn sanh tử. Các Tỳ-kheo,hãy tìm cầu phương tiện tu bảy giác chi.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo, sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7[27]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“KhiChuyển luân Thánh vương xuất hiện ở thế gian, liền cóbảy báu xuất hiện thế gian. Bảy báu đó là bánh xe báu,voi báu, ngựa báu, minh châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu,điển binh báu. Đó là nói khi Chuyển luân Thánh vương xuấthiện ở đời thì bảy báu cũng xuất hiện, truyền khắpở thế gian.

“KhiNhư Lai xuất hiện ở thế gian thì có bảy báu giác chi xuấthiện thế gian. Những gì là bảy? Niệm giác chi, pháp giácchi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an* giác chi, địnhgiác chi, xả* giác chi xuất hiện ở thế gian. Khi Như Lai xuấthiện ở thế gian thì, báu bảy giác chi này cũng xuất hiệnở thế gian. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiệntu bảy giác chi này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo, sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“KhiChuyển luân Thánh vương xuất hiện ở thế gian, liền chọnlựa đất tốt mà xây thành quách, từ đông, tây mười haido tuần; nam, bắc bảy do tuần. Đất đai màu mỡ, đượcmùa, hạnh phúc không thể nói hết. [731b] Bấy giờ, bên ngoàithành được bao bọc bảy lớp xen kẽ bởi bảy báu. Bảyloại báu ấy là vàng, bạc, thuỷ tinh, lưu ly, hổ phách, mãnão, xà cừ. Đó gọi là bảy báu. Thành lại được bao quanhbởi bảy lớp hào rất sâu tạo thành bởi báu, khó mà vượtqua; trong hào toàn cát vàng. Lại có bảy lớp cây mọc chengiữa; các loại cây ấy có bảy loại màu là vàng, bạc, thuỷtinh, lưu ly, xa cừ, mã não, hổ phách. Thành trong được baobọc bởi bảy lớp cửa kiên cố, cũng được làm bằng bảybáu. Khung cửa bằng bạc thì cánh cửa vàng, khung cửa bằngvàng thì cánh cửa bạc, khung cửa thuỷ tinh thì cánh cửalưu ly, khung cửa bằng lưu ly thì cánh cửa thuỷ tinh, khungcửa bằng mã não thì cánh cửa hổ phách, rất là khóai lạc,thật không thể nói hết. Bốn mặt trong thành ấy có bốnao tắm, mỗi một ao tắm dọc ngang một do tuần, có nướcvàng, bạc, thuỷ tinh tự nhiên tạo thành. Ao nước bạc đônglại trở thành báu bạc, ao nước vàng đông lại trở thànhbáu vàng, Chuyển luân Thánh vương lấy đó mà sử dụng.

“Bấygiờ, trong thành kia có bảy loại âm thanh. Đó là tiếng tùvà, tiếng trống, tiếng trống con, tiếng chuông, tiếng trốngeo, tiếng múa, tiếng ca. Đó gọi là bảy loại âm thanh. Bấygiờ, nhân dân thường vui chơi theo đó. Chúng sanh nơi đókhông bị nóng lạnh, cũng không bị đói khát, cũng không bịnhtật. Chuyển luân Thánh vương sống ở đời, thành tựu bảybáu này và bốn thần túc, không có giảm khuyết, không baogiờ mất. Nững gì là bảy báu mà Chuyển luân Thánh vươngthành tựu? Đó là bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu,người nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu. Lại có ngàn ngườicon rất dũng mãnh, có thể hàng phục giặc ngoài. Cõi Diêm-phù-lý-địanày, không dùng dao gậy để giáo hóa dân trong nước.”

Khiấy có một Tỳ-kheo hỏi Thế Tôn:

“Chuyểnluân Thánh vương thành tựu bánh xe báu như thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Bấygiờ, Chuyển luân Thánh vương, vào sáng sớm ngày rằm, tắmrửa, gội đầu lên trên đại điện, có ngọc nữ vây quanh.Khi, bánh xe báu đủ ngàn căm từ phương đông bay đến trướcđiện, ánh sáng rực rỡ huy hòang, chẳng phải do người tạo,cách mặt đất bảy nhẫn, từ từ đến trước vua, rồi dừnglại. Thấy vậy, Chuyển luân Thánh vương liền nói: ‘Ta nghengười xưa nói, vua Chuyển luân vào ngày rằm, tắm rửa, gộiđầu, [732a] lên ngồi trên điện. Lúc ấy, bánh xe báu tựnhiên từ phương Đông đến trước vua dừng lại. Nay ta phảithử bánh xe báu này.’ Rồi vua Chuyển luân dùng tay phảinắm bánh xe báu mà nói rằng, ‘Giờ ngươi quay lăn cho đúngpháp, chớ đừng phi pháp.’ Bánh xe báu tự nhiên lăn quayvà dừng trên không trung. Chuyển luân Thánh vương liền dẫnbinh bốn bộ, cũng ở trên hư không. Khi ấy, bánh xe báu quayhướng về Đông, Chuyển luân Thánh vương cũng theo bánh xebáu mà đi. Khi bánh xe báu dừng, Chuyển luân Thánh vương vàbốn bộ binh cũng dừng trên hư không. Bấy giờ, vua Túc tán[28]và nhân dân từ xa trông thấy vua đến, tất cả đều đứngdậy nghinh đón, lại dùng bát vàng đựng bạc mụn, bát bạcđựng vàng mụn, dâng lên cho Chuyển luân Thánh vương mà tâuvới vua rằng, ‘Hoan nghênh Thánh vương! Nay nhân dân thànhphương này rất đông đúc, an vui vô hạn. Cúi xin đại vươnghãy ở lại đây cai trị.’ Chuyển luân Thánh vương bảodân nước ấy, ‘Các ngươi hãy dùng pháp cai trị giáo hóa,chớ có dùng phi pháp, cũng chớ có sát sanh, trộm cắp, tàdâm, cẩn thận chớ có dùng phi pháp cai trị giáo hóa.’ Sauđó, bánh xe báu lại di chuyển đến phương Nam, phương Tây,phương Bắc, vỗ về giáo hoá hết thảy nhân dân rồi trởvề nơi vua đang trị vì, đi cách mặt đất bảy nhẫn vàdừng lại. Này Tỳ-kheo, Chuyển luân Thánh vương thành tựubánh xe báu như vậy.”

Tỳ-kheolại bạch Thế Tôn:

“Chuyểnluân Thánh vương thành tựu voi báu như thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Tỳ-kheo,nên biết, vào ngày rằm, Chuyển luân Thánh vương tắm rửa,gội đầu, rồi lên trên đại điện. Bấy giờ, voi báu từphương Nam đến, có sáu ngà, lông trắng buốt, có bảy chỗbằng phẳng, được trang sức bằng vàng, bạc, châu báu, cóthể bay trên hư không. Thấy vậy, Chuyển luân Thánh vươngliền tự nghĩ: ‘Voi báu này rất kỳ diệu, hiếm có trênđời, thể tánh nhu hoà, không hung bạo. Nay ta phải thửvoi báu này.’ Rồi thì, sáng sớm, khi mặt trời sắp mọc,Chuyển luân Thánh vương liền cưỡi voi báu này dạo khắpbốn biển, giáo hoá nhân dân. Chuyển luân Thánh vương thànhtựu voi báu như vậy.”

Tỳ-kheolại bạch Thế Tôn:

“Chuyểnluân Thánh vương thành tựu ngựa báu như thế nào?”

ThếTôn nói:

“KhiChuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, ngựa báu baytừ phía Tây đến, lông màu xanh đậm, lông đuôi có ánh đỏ,đi không lắc lư, [732b] có thể bay trên hư không, không cógì trở ngại. Thấy vậy, lòng rất vui mừng: ‘Ngựa báunày thật là kỳ lạ. Nay phải sai khiến nó. Thể tánh khônvà lành, không có bạo chứng. Ta phải thí nghiệm ngựa báunày.’ Rồi Chuyển luân Thánh vương liền cởi ngựa báu nàyđi khắp bốn châu thiên hạ, dạy dỗ nhân dân rồi trở vềnơi chỗ ấy trị vì. Này các Tỳ-kheo, Chuyển luân Thánh vươngthành tựu ngựa báu như vậy.”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Lạithành tựu ngọc báu như thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Ởđây, Tỳ-kheo, khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời,lúc đó ngọc báu từ phương Đông bay đến, có tám góc, bốnmặt có ánh sáng, dài một thước sáu tấc. Chuyển luân Thánhvương thấy vậy, liền tự nghĩ: ‘Ngọc báu này rất kỳlạ, ta phải thử nó.’ Rồi vào lúc nửa đêm, Chuyển luânThánh vương tập hợp bốn bộ binh, đem ma-ni báu này gắnvào đầu ngọn cờ cao. Lúc đó, ánh sáng chiếu mười haido tuần trong đất nước ấy. Bấy giờ, nhân dân trong thànhthấy ánh sáng này, mọi người bảo nhau rằng: “Giờ mặttrời đã mọc, hãy lo liệu việc nhà.’ Chuyển luân Thánhvương ngồi trên điện, nhìn khắp nhân dân rồi trở vàotrong cung. Sau đó, Chuyển luân Thánh vương đem ma ni này cấtvào trong cung; cả trong ngoài đều sáng khắp, không đâu làkhông sáng. Này Tỳ-kheo, Chuyển luân Thánh vương thành tựungọc báu này như vậy.

Bấygiờ, Tỳ-kheo bạch Phật:

“Chuyểnluân Thánh vương thành tựu người nữ báu như thế nào?”

ThếTôn nói:

“Tỳ-kheo,nên biết, khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời,tự nhiên hiện ngọc nữ xuất báu này, dung mạo xinh đẹp,mặt như màu hoa đào, không cao, không thấp, không trắng, khôngđen, tánh tình nhu hòa, không hung bạo, hơi miệng có mùi hươnghoa sen, thân phát mùi hương chiên đàn, thường theo hầuhạ Thánh vương, không quên thời khắc, thường tỏ ra hòanhã vui cười nhìn vua. Này Tỳ-kheo, Chuyển luân Thánhvương thành tựu ngọc nữ như vậy.”

Tỳ-kheolại bạch Phật rằng:

“Chuyểnluân Thánh vương thành tựu cư sĩ báu như thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Ởđây, này Tỳ-kheo, khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiệnở đời liền có cư sĩ báu xuất hiện ở thế gian, khôngcao, không thấp, thân thể màu hồng, tài cao, trí tột, khôngviệc gì không suốt, lại đạt thiên nhãn thông. Bấy giờ,cư sĩ đi đến chỗ vua tâu với vua rằng, ‘Cúi [732c] mongThánh vương sống lâu vô cùng! Nếu vua muốn cần vàng, bạc,châu báu gì, thần sẽ cung cấp hết thảy.’ Cư sĩ dùng thiênnhãn quán sát nơi có kho báu và nơi không có kho báu, đềuthấy tất cả. Vua có cần báu gì, tùy thời cung cấp. Khiấy, Chuyển luân Thánh vương muốn thử cư sĩ báu kia, liềndẫn cư sĩ này qua sông, chưa đến bờ bên kia, liền nói vớicư sĩ rằng, ‘Nay ta cần vàng, bạc, châu báu. Hãy làm saocó ngay bây giờ.’ Cư sĩ đáp, ‘Đến trên bờ trước, thầnsẽ cung cấp.’ Chuyển luân Thánh vương nói, ‘Nay ta cầnbáu ở đây, chứ không cần khi đến trên bờ.’ Khi ấy,cư sĩ liền quỳ xuống, chấp tay hướng xuống nước, tứcthì bảy báu trong nước liền vọt lên. Bấy giờ, Chuyểnluân Thánh vương bảo trưởng giả, ‘Thôi, Thôi, Cư sĩ! Khôngcần báu nữa.’ Này các Tỳ-kheo, Chuyển luân Thánh vươngthành tựu cư sĩ báu như vậy.”

Tỳ-kheolại bạch Phật:

“Chuyểnluân Thánh vương thành tựu điển binh báu như thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Ở đây, Tỳ-kheo, khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ởđời liền có điển binh báu tự nhiên hiện đến, thông minh,cái thế, biết trước tình người, thân thể hồng hào, điđến chỗ Chuyển luân Thánh vương, tâu Thánh vương: ‘Cúimong Thánh vương cứ tự nhiên hưởng lạc thú. Nếu Thánhvương muốn cần binh chúng, tiến thoái đúng lúc, thần sẽcung cấp ngay.’ Rồi điển binh báu theo ý vua, tập họp binhchúng ở cạnh vua. Bấy giờ, Chuyển luân Thánh vương muốnthử điển binh báu, liền tự nghĩ: ‘Hãy tập họp binh chúngcủa ta ngay bây giờ!’ Lập tức binh chúng liền ở ngoài cửa vua. Nếu ý muốn Chuyển luân Thánh vương khiến binh chúngđứng yên, liền đứng yên; muốn tiến thì, liền tiến. NàyTỳ-kheo, Chuyển luân Thánh vương thành tựu điển binh báunhư vậy.

“Tỳ-kheonên biết, Chuyển luân Thánh vương thành tựu bảy báu nàynhư vậy.”

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia bạch Thế Tôn:

“Thếnào là Chuyển luân Thánh vương thành tựu bốn thần túc,được nhiều thiện lợi?”

Phậtbảo Tỳ-kheo:

“Ởđây, Chuyển luân Thánh vương tướng mạo đoan chánh, hiếmcó trên đời, hơn hẳn người thường. Giống như thiên tửkia, không ai sánh kịp. Đó gọi là Chuyển luân Thánh vươngthành tựu thần túc thứ nhất này.

“Lạinữa, Chuyển luân Thánh vương thông minh, cái thế, không gìkhông điêu luyện; là bậc hùng mãnh trong người. Bấy giờ,không ai hơn trí huệ phong phú cùa Chuyển luân Thánh vươngnày. Đó gọi là (Chuyền luân Thánh vương) thành tựu thầntúc thứ hai.

[733a]“Lại nữa Tỳ-kheo, Chuyển luân Thánh vương không hề cóbệnh tật; thân thể khoẻ mạnh, mọi thứ đồ ăn thức uốngtự nhiên tiêu hoá, không lo các chứng đại tiểu tiện. Đógọi là Chuyển luân Thánh vương thành tựu thần túc thứba.

“Lạinữa Tỳ-kheo, Chuyển luân Thánh vương thọ mạng rất dài,tuối thọ không thể tính. Tuổi thọ con người lúc ấy khôngai hơn tuổi thọ Chuyển luân Thánh vương. Này Tỳ-kheo, đógọi là Chuyển luân Thánh vương thành tựu thần túc thứtư này.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là Chuyển luân Thánh vương có bốn thầntúc.”

Tỳ-kheokia lại bạch Phật:

“Saukhi Chuyển luân Thánh vương mạng chung, sẽ sanh nơi nào?”

ThếTôn nói:

“Chuyểnluân Thánh vương, sau khi mạng chung, sẽ sanh lên trời Tam thậptam, thọ mạng ngàn tuổi. Vì sao vậy? Vì tự thân Chuyểnluân Thánh vương không sát sanh, lại dạy người khác khiếnkhông sát sanh; tự mình không trộm cướp, lại dạy ngườikhiến không trộm cướp; tự mình không dâm dật, lại dạyngười khiến không dâm dật; tự mình không nói dối, lạidạy người khiến không nói dối; tự mình hành pháp thậpthiện, lại dạy người khiến hành pháp thập thiện.

“CácTỳ-kheo, nên biết, Chuyển luân Thánh vương nhờ công đứcnày, sau khi mạng chung, sanh lên trời Tam thập tam.”

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia liền tự nghĩ:

“Chuyểnluân Thánh vương thật đáng được hâm mộ. Muốn nói đólà con người, lại chẳng phải là người; nhưng kỳ thậtchẳng phải là trời mà lại thi hành việc trời, hưởng thụlạc thú vi diệu, không đoạ ba đường dữ. Nếu hôm nay tadũng mãnh giữ giới, chắc sẽ có phước để đời tươnglai được làm Chuyển luân Thánh vương, không thích hay sao?”

Bấygiờ, Thế Tôn biết được những ý nghĩ trong tâm Tỳ-kheokia, bảo tỳ-kheo kia:

“Ởtrước Như Lai, đừng có ý nghĩ như vậy. Vì sao vậy? Chuyểnluân Thánh vương tuy thành tựu bảy báu, có bốn thần túckhông ai sánh kịp, nhưng vẫn không thóat khỏi ba đường dữlà địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Vì sao vậy? Vì Chuyểnluân Thánh vương không đắc bốn thiền, bốn thần túc, khôngchứng đắc bốn đế. Vì nhân duyên này, sau lại đoạ vàoba đưòng dữ. Thân người rất khó được, gặp phải támnạn, muốn thoát ra rất khó; sinh ở chính giữa nước cũnglại không dễ; muốn có bạn lương thiện cũng lại khôngphải dễ; muốn cùng thiện tri thức gặp nhau cũng lại khôngdễ; muốn theo học đạo trong giáo pháp Như Lai cũng lại khógặp; Như Lai xuất hiện thật không thể gặp; giáo pháp đượcgiảng dạy cũng khó gặp như vậy; hiểu bốn đế và bốnphi thường, thật khó mà được nghe. Chuyển luân Thánh vươngcũng không được cứu cánh bốn pháp này.

“NàyTỳ-kheo, nếu khi Như Lai xuất hiện ở đời, khi ấy có bảybáu này xuất hiện ở thế gian; đó là báu bảy giác chi củaNhư Lai, dẫn đến cứu cánh vô biên, chỗ trời người khenngợi.

“NàyTỳ-kheo, nay khéo tu phạm hạnh, ngay hiện thân này sẽchấm dứt được biên tế khổ, thì cần gì đến bảy báucủa Chuyển luân Thánh vương?

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia nghe những lời dạy của Như Lai như vậy,ở tại nơi vắng vẻ tư duy đạo pháp, vì mục đích mà thiệngia nam tử sở dĩ cạo bỏ râu tóc xuất gia học đạo, tu chánh nghiệp vô thượng, để như thật biết rằng, sinhtử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã xong,không còn tái sinh đời sau. Bấy giờ, Tỳ-kheo kia thành A-la-hán.

Tỳ-kheokia sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9[29]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, tôn giả Đồng Chân Ca-diếp[30] ở trong vườn Trú ám,[31]nước Xá-vệ.

Bấygiờ, vào nửa đêm, Ca-diếp kinh hành. Khi ấy có vị trờiđến chỗ Ca-diếp, ở giữa hư không nói với Ca-diếp:

“Tỳ-kheonên biết, ngôi nhà[32] này ban đêm bốc khói, ban ngày bịlửa cháy[33]. Có người Bà-la-môn nói vơi một người cótrí: ‘Giờ ông hãy cầm đao đục núi[34]. Khi đang đục núitất sẽ thấy một đồ gánh[35] thì hãy nhổ nó lên. Rồiông đục lại núi; khi đang đục núi tất sẽ thấy núi. Giờhãy hãy bỏ núi. Ông lại đục núi; khi đang đục núi tấtthấy con ễnh ương. Bấy giờ ông hãy bỏ[36] con ễnh ương.Ông lại đục núi; khi đang đục núi sẽ thấy đống thịt.Thấy đống thịt, hãy bỏ nó. Bây giờ ông lại đục núi;khi đang đục núi sẽ gặp cái gông. Thấy cái gông, hãy bỏnó. Bây giờ, ông lại đục núi; khi đục núi sẽ thấy haicon đường.[37] Khi thấy hai đường, hãy bỏ nó. Bây giờông lại đục núi; khi đục núi sẽ thấy cành cây. Thấycành cây, hãy bỏ nó. Bây giờ ông lại đục núi; khi đụcnúi sẽ thấy con rồng.[38] Thấy con rồng rồi, chớ nói gìvới nó, hãy lo tự quy mạng,[39] và để yên nó đó.[40]

“NàyTỳ-kheo! Hãy suy nghĩ kỹ nghĩa này. Nếu không hiểu thì lậptức đến thành Xá-vệ, đến chỗ Thế Tôn hỏi điều này.Nếu Như Lai có dạy điều gì thì khéo nhớ nghĩ mà thựchành. Vì sao vậy? Vì hiện tại tôi cũng không thấy có người,sa-môn, bà-la-môn, [733c] Ma hoặc Thiên ma nào có thể hiểunghĩa này, trừ Như Lai và đệ tử Như Lai, hoặc nghe từ tôi[41].”

Ca-diếpbảo vị thiên:

“Việcnày thật hay!”

Bấygiờ, vào lúc sáng sớm, Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn; đảnhlễ sát chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhân duyên này bạchđầy đủ lên Thế Tôn. Ca-diếp hỏi Thế Tôn:

“Naycon muốn hỏi nghĩa Như Lai. Những điều vị trời nói, ýnghĩa nhắm đến cái gì? Vì sao nói nhà này ban đêm bốc khói,ban ngày lửa cháy? Tại sao nói là Bà-la-môn? Tại sao nói làngười trí? Lại nói đục núi, ý nghĩa này nhắm đến cáigì? Nói về con dao, con cũng không hiểu. Tại sao nói là đồgánh? Lại nói về núi, nghĩa này thế nào? Tại sao lại nóicon ễnh ương? Tại sao lại nói đống thịt? Tại sao lạinói cái gông? Tại sao nói hai con đường? Cành cây, nghĩa nóthế nào? Tại sao nói là con rồng?”

ThếTôn bảo:

“Nhàtức là hình thể do sắc bốn đại tạo thành, nhận huyếtmạch cha mẹ dần dần lớn lên, thường được nuôi dưỡngbằng thức ăn không để thiếu thốn, là pháp phân tán. Banđêm có khói là chỉ cho tâm niệm của các loài chúng sanh.Ban ngày lửa cháy là chỉ cho hành động do thân, miệng, ýđã tạo. Bà-la-môn là A-la-hán. Người trí là người học.[42]Đục núi là chỉ tâm tinh tấn. Con dao chính là chỉ trí huệ.Đồ gánh là năm kết sử.[43] Núi là kiêu mạn.[44] Con ếchlà chỉ tâm sân hận. Đống thịt là chỉ tham dục. Cái gôngchỉ năm dục.[45] Hai đường là chỉ nghi ngờ. Cành cây làvô minh.[46] Rồng là chỉ Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác.[47]Những lời vị thiên kia nói, nghĩa nó như vậy. Nay ngươihãy suy nghĩ cho kỹ, không lâu sẽ dứt sạch hữu lậu.”

Saukhi vâng lời Như Lai dạy, Ca-diếp ở nơi vắng vẻ mà tựtu hành, vì mục đích mà thiện gia nam tử cạo bỏ râu tócxuất gia học đạo, tu phạm hạnh, biết như thật rằng, sanhtử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã xong,không còn tái sinh đời sau. Bấy giờ, Ca-diếp thành A-la-hán.

Ca-diếpsau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10[48]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trua tại Ca-lan-đà trong vườn Trúc, thànhLa-duyệt, cùng chúng đại Tỳ kheo năm trăm Tỳ-kheo vị. MãnNguyện Tử[49] cũng dẫn theo [734a] năm trăm Tỳ-kheo an cư ởsanh quán.[50]

Bấygiờ, sau khi kiết hạ chín mươi ngày ở thành La-duyệt, ThếTôn đi du hoá trong nhân gian dần dần đến vườn cây CấpCô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Các Tỳ-kheo phântán trong nhân gian cũng đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân, rồi ngồi qua một bên.

ThếTôn hỏi các Tỳ-kheo:

“Cácngươi hạ an cư ở đâu?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Chúngcon hạ an cư tại quê nhà.”

ThếTôn bảo:

“Trongsố các Tỳ kheo các ngươi an cư tại sanh quán, ai là ngườisống với hạnh a-lan-nhã, lại hay khen ngợi a-lan-nhã, tựhành khất thực, lại khuyến khích người khiến hành khấtthực không mất thời nghi, tự đắp y vá nhiều mảnh,[51]lại khuyến khích người khiến đắp y vá nhiều mảnh, tựtu tri túc, lại cũng ca ngợi hạnh tri túc, tự mình sống ítham muốn, cũng lại ca ngợi hạnh ít ham muốn, tự thích nơinhàn tĩnh, lại khuyến khích người khác ở nơi nhàn tĩnh;tự giữ hạnh ấy, lại khuyến khích người khác khiến giữhạnh ấy, tự thân giới thanh tịnh đầy đủ, lại khuyếnkhích người khác khiến tu giới ấy, tự thân thành tựutam-muội, lại khuyến khích người khác khiến hành tam-muội,tự thân thành tựu trí huệ, lại dạy người khác khiếnhành trí huệ, tự thân thành tự giải thoát, lại khuyếnkhích người khác khiến hành giải thoát, tự thân thành tựugiải thoát tri kiến[52], lại khuyến khích người khác khiếnhành pháp này, tự thân cò thể giáo hoá không biết chán đủ,nói pháp không lười mỏi?”

CcácTỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Tỳ-kheoMãn Nguyện Tử ở trong chúng Tỳ-kheo này kham nhận giáo hoá.Tự thân tu hạnh a-lan-nhã, cũng lại khen ngợi hạnh a-lan-nhã,tự thân mặc y vá, ít ham muốn, biết đủ, tinh tấn, dũngmãnh, khất thực, thích ở nơi vắng vẻ, thành tựu giới,tam-muội, trí huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến*, lạikhuyến khích người khác khiến hành pháp này, tự mình cóthể giáo hoá, nói pháp không biết chán đủ.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói pháp vi diệu cho các Tỳ-kheo nghe.Sau khi nghe pháp xong, các Tỳ-kheo ngồi lại một lát, rồitừ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu Phật ba vòng và ra đi.

Tronglúc ấy, cách Thế Tôn không xa, Xá-lợi-phất ngồi kiết già,chánh thân chánh ý, buộc niệm trước mặt. Khi ấy, Xá-lợi-phất[734a] suy nghĩ như vầy: “Hôm nay Mãn Nguyện Tử được nhiềuthiện lợi. Vì sao vậy? Các Tỳ-kheo phạm hạnh khen ngợiđức kia và Thế Tôn lại xác nhận lời này, cũng không phảnđối. Ngày nào ta sẽ cùng vị ấy được gặp nhau và đàmluận với vị ấy?”

Bấygiờ, tại quê hương mình, Mãn Nguyện Tử giáo hoá đã xong,sau đó đi giáo hoá trong nhân gian, lần hồi đi đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. ThếTôn thứ tự nói pháp cho nghe. Mãn Nguyện Tử sau khi nghe phápxong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân rồira đi, lấy ni-sư-đàn vắt trên vai hữu, đi đến trong vườnTrú ám.

Khiấy, có một Tỳ-kheo từ xa trông thấy Mãn Nguyện Tử lấyni-sư-đàn vắt trên vai hữu, đi đến trong vườn kia. Thấyvậy, ông liền đến chỗ Xá-lợi-phất, bạch rằng:[53]

“ThếTôn thường khen ngợi Mãn Nguyện Tử. Thầy ấy vừa đếnchỗ Như Lai nghe Phật nói pháp, nay đang đi vào trong rừng.Tôn giả nên biết thời thích hợp.”

Saukhi nghe Tỳ-kheo ấy nói, Xá-lợi-phất liền từ chỗ ngồiđứng dậy, lấy ni-sư-đàn vắt lên vai phải và đi đếntrong khu rừng kia.

Bấygiờ, Mãn Nguyện Tử ngồi kiết già dưới một bóng cây.Xá-lợi-phất cũng lại ngồi kiết già tư duy ở dưới mộtbóng cây. Sau đó, Xá-lợi-phất liền từ chỗ ngồi đứngdậy, đến chỗ Mãn Nguyện Tử. Đến nơi, sau khi cùng hỏithăm nhau, rồi ngồi qua một bên. Xá-lợi-phất hỏi Mãn NguyệnTử:

“Thếnào, Mãn Nguyện Tử, có phải do[54] Thế Tôn mà ngài làm đệtử tu phạm hạnh không?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Đúngvậy, đúng vậy.”

Xá-lợi-phấtlại hỏi:

“Lạicó phải nhân bởi[55] Thế Tôn mà được tu giới thanh tịnh[56]không?”

MãnNguyện Tử nói:

“Khôngphải.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Cóphải do tâm thanh tịnh[57] nên nương nơi Như Lai mà tu phạmhạnh không?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Khôngphải.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Cóphải vì kiến thanh tịnh nên nương nơi Như Lai mà tu phạmhạnh không?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Khôngphải”

Xá-lợi-phấtnói:

“Thếnào, có phải vì không do dự[58] mà được tu phạm hạnh không?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Khôngphải.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Cóphải do hành tích thanh tịnh[59] mà được tu phạm hạnh không?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Khôngphải.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Thếnào, có phải vì trí thanh tịnh ở trong đạo[60] mà đượctu phạm hạnh không?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Khôngphải.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Thếnào, có phải vì tri kiến thanh tịnh [734c] mà được tu phạmhạnh không?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Khôngphải.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Nhữngcâu hỏi vừa rồi của tôi, ‘Có phải ở nơi Như Lai màđược tu phạm hạnh không?’ Thầy lại đáp tôi rằng: ‘Đúngvậy.’ Tôi lại hỏi: ‘Có phải do trí tuệ, tâm thanh tịnh,đạo tri kiến thanh tịnh, được tu phạm hạnh không?’ Thầylại nói: ‘Không phải.’ Vậy vì sao thầy ở nơi Như Laimà được tu phạm hạnh?”

MãnNguyện Tử đáp:

“Nghĩa[61]giới thanh tịnh là để khiến tâm thanh tịnh. Nghĩa* tâm thanhtịnh là để khiến kiến thanh tịnh. Nghĩa* kiến thanh tịnhlà để khiến không do dự thanh tịnh. Nghĩa* không do dự thanhtịnh là để khiến hành tích thanh tịnh. Nghĩa* hành tíchthanh tịnh là để khiến đạo thanh tịnh. Nghĩa* đạo thanhtịnh là để khiến tri kiến thanh tịnh. Nghĩa* tri kiến thanhtịnh là để khiến nhập nghĩa Niết-bàn.[62] Đó gọi làở nơi Như Lai mà được tu phạm hạnh.”

Xá-lợi-phấthỏi:

“Nghĩathầy nói hôm nay nhắm về đâu?”

MãnNguyện Tử nói:

“Naytôi sẽ đưa ra thí dụ để giải thích nghĩa này. Ngườitrí nhờ thí dụ mà hiểu nghĩa đó, người trí tự ngộ.Giống như hôm nay vua Ba-tư-nặc đi từ thành Xá-vệ đếnnước Bà-kì, khoảng giữa hai nước bố trí bảy chiếc xe.Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc ra khỏi thành, lên chiếc xe thứ nhất,đến chiếc thứ hai; lên chiếc thứ hai, bỏ chiếc thứ nhấtlại; đi về trước một lát, lại lên chiếc thứ ba và bỏchiếc thứ hai lại; đi về trước một lát, lại lên chiếcthứ tư và bỏ chiếc thứ ba lại; đi về trước một lát,lại lên chiếc thứ năm và bỏ chiếc thứ tư lại, đi vềtrước một lát, lại lên chiếc thứ sáu và bỏ chiếc thứnăm lại; đi về trước một lát, lại lên chiếc thứ bảyvà bỏ chiếc thứ sáu lại để vào nước Bà-kì. Bấy giờ,vua Ba-tư-nặc đã đến trong cung, nếu có người hỏi: ‘Hômnay Đại vương đi cỗ xe nào đến cung này?’ thì vua ấysẽ đáp thế nào?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Nếucó người hỏi thì sẽ đáp như vầy: ‘Tôi ra khỏi thànhnước Xá-vệ, trước lên xe thứ nhất đến xe thứ hai; lạibỏ xe thứ hai, lên xe thứ ba; lại bỏ xe thứ ba, lên xe thứtư; lại bỏ xe thứ tư, lên xe thứ năm; lại bỏ xe thứ năm,lên xe thứ sáu; lại bỏ xe thứ sáu, lên xe thứ bảy đếnnước Bà-kỳ. Vì sao vậy? Vì tất cả nhờ xe trước đếnxe thứ hai, lần lượt làm nhân cho nhau đến được nướckia.’ Nếu có người hỏi thì nên trả lời như vậy.”

MãnNguyện Tử đáp:

“Nghĩa*giới thanh tịnh cũng lại như [735a] vậy. Do tâm thanh tịnhmà được kiến thanh tịnh; do kiến thanh tịnh mà đạt đượctrừ do dự; do nghĩa không do dự mà đạt được hành tíchthanh tịnh; do nghĩa hành tích thanh tịnh mà đạt được đạothanh tịnh; do nghĩa đạo thanh tịnh mà đạt được tri kiếnthanh tịnh; do nghĩa tri kiến thanh tịnh mà đạt được nghĩaNiết-bàn, do đó mà ở nơi Như Lai được tu phạm hạnh. Vìsao vậy? Vì nghĩa giới thanh tịnh là tướng chấp thủ[63],nhưng Như Lai dạy khiến trừ chấp thủ*. Nghĩa tâm thanh tịnhcũng là tướng chấp thủ, nhưng Như Lai dạy trừ chấp thủcho đến nghĩa tri kiến cũng là chấp thủ. Như Lai dạy trừchấp thủ cho đến Niết-bàn, do đó mà ở nơi Như Lai đượctu phạm hạnh. Nếu chỉ vì giới thanh tịnh mà nương nơiNhư Lai tu phạm hạnh, thì ngay kẻ phàm phu cũng sẽ diệt độ.[64]Vì sao vậy? Vì kẻ phàm phu cũng có giới pháp này.[65] ThếTôn đã dạy, theo thứ lớp thành đạo mà đến được Niết-bàngiới, chẳng phải chỉ có giới thanh tịnh mà đến đượcdiệt độ. Giống như có người muốn lên trên lầu bảy tầng,phải theo thứ bậc mà đi lên. Nghĩa giới thanh tịnh cũnglại như vậy; dần dần mới đến tâm. Do tâm mà đạt đếnkiến. Do kiến mà đạt đến không do dự. Do không do dự màđạt đến hành tích thanh tịnh. Do hành tích thanh tịnh màđến được đạo. Do đạo thanh tịnh mà đạt đến tri kiến.Do tri kiến mà đạt đến Niết-bàn.”

Bấygiờ, Xá-lợi-phất liền khen:

“Lànhthay, lành thay, nghĩa này được nói thật kheo léo. Thầy tênlà gì? Các Tỳ-kheo phạm hạnh gọi thầy hiệu gì?”

MãnNguyện Tử nói:

“Tôitên là Mãn Nguyện Tử. Họ mẹ là Di-đa-na-ni.[66]”

Xá-lợi-phấtnói:

“Lànhthay, lành thay, Mãn Nguyện Tử! Trong pháp Hiền thánh thậtkhông ai sánh bằng thầy; trong lòng chứa đựng cam lồ, lạiban phát vô cùng. Nay tôi đã hỏi nghĩa rất sâu, thầy đềuđã giải đáp tất cả. Cho dù các vị phạm hạnh đội thầytrên đầu mà đi khắp thế gian, cũng không thể báo đáp đượcơn này. Những ai đến thân cận, hỏi han, người ấy sẽđược nhiều thiện lợi. Nay tôi cũng được lợi nhiều nhờsự chỉ giáo đó.”

MãnNguyện Tử đáp:

“Lànhthay, lành thay, như những lời thầy nói! Thầy tên là gì?Các Tỳ-kheo gọi thầy là gì?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Tôitên Ưu-ba-đề-xá. Mẹ tên Xá-lợi. Các Tỳ-kheo gọi tôi làXá-lợi-phất.”

[735b]Mãn Nguyện Tử nói:

“Hômnay tôi cùng đã bàn luận với bậc Đại nhân. Vậy mà trướcđó tôi không biết vị Đại tướng[67] của pháp đến nơinày! Nếu tôi biết tôn giả Xá-lợi-phất đến đây thì khôngdám cùng biện luận đối đáp như vậy. Nhưng tôn giả hỏinghĩa rất sâu này, nên tiếp theo đó tôi đã giải đáp.

“Lànhthay, Xá-lợi-phất! Vị Thượng thủ trong các đệ tử củaPhật, thường an trú với pháp vị cam lồ. Dù cho các vịphạm hạnh đội tôn giả Xá-lợi-phất trên đầu mà đi khắpthế gian, từ năm này qua năm khác, cũng không thể báo đápđược ơn ấy chút nào. Ở đây, có chúng sanh nào đến hỏithăm, thân cận tôn giả, người ấy sẽ có được nhiềulợi. Chúng tôi cũng được lợi nhiều.”

Bấygiờ, hai hiền giả đàm luận với nhau trong khu ấy ấy nhưvậy.

Saukhi hai vị nghe điều đã được nói, đều hoan hỷ phụnghành.

Kệtóm tắt

Đẳngpháp và Trú độ,

Dụnước và thành quách,

Thức,Quân-đầu, hai luân,

Bà-mậtvà bảy xe.[68]



22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]