Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 38: Sức lực

02/05/201113:07(Xem: 6389)
Phẩm 38: Sức lực

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

SÁUPHÁP
38.PHẨM LỰC

KINHSỐ 1[67]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bầygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cósáu loại sức mạnh phàm thường.[68] Những gì là sáu? Trẻcon dùng tiếng khóc làm sức mạnh, muốn nói điều gì cốttrước phải khóc. Người nữ dùng sân hận làm sức mạnh,nổi sân hận rồi sau đó mới nói. Sa-môn, bà-la-môn dùngnhẫn nhục làm sức mạnh, thường nghĩ tự hạ mình và hạmình đối với người sau đó mới trình bày. Quốc vươngdùng kiêu ngạo[69] làm sức mạnh, dùng thế lực cường hàođể nói chuyện. Song A-la-hán dùng sự tinh chuyên làm sứcmạnh để nói chuyện. Chư Phật Thế Tôn thành tựu đạitừ bi, dùng đại bi làm sức mạnh để làm lợi khắp chúngsanh.[70]

“Nàycác Tỳ-kheo, đó gọi là có sáu sức mạnh đời thường này.Cho nên, các Tỳ-kheo hãy học điều này như vậy.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi hãy tư duy về tưởng vô thường, [717c] phát triểntưởng vô thường, đọan hết ái dục giới, ái sắc giới,ái vô sắc giới, cũng đọan vô minh, kiêu mạn. Giống nhưlấy lửa đốt cây cỏ, cháy sạch hết không còn lưu dấuvết nào. Ở đây cũng như vậy, tu tưởng vô thường, dứtsạch dục ái, sắc ái và vô sắc ái, vô minh, kiêu mạn, viễnkhông còn tàn dư. Vì sao vậy? Khi Tỳ-kheo tu tưởng vô thườngthì không có tâm dục. Do không có tâm dục nên có thể phânbiệt pháp, tư duy nghĩa của nó, không có sầu ưu khổ não.Do tư duy nghĩa pháp thì tu hành không còn ngu si, sai lầm. Nếuthấy có ai tranh cãi, vị ấy liền tự nghĩ: ‘Các hiền sĩnày không tu tưởng vô thường, không phát triển tưởng vôthường cho nên đưa đến tranh cãi này. Vị ấy do tranh cãi,không quán nghĩa của nó. Do không quán nghĩa của nó nên tâmmê lầm. Vị ấy đã chấp vào sai lầm này nên khi chết rơivào trong ba đường dữ là ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục.Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu tưởng vô thường và phát trểintưởng vô thường, liền không còn tưởng sân hận, ngu si,cũng có thể quán pháp và quán nghĩa của nó. Nếu sau khi chếtsẽ sanh về ba đường lành trời, người, và dẫn đến Niết-bàn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3[71]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại bên bờ sông Ưu-ca-chi.[72] Bấy giờ, ThếTôn đến dưới một gốc cây, tự trải toạ cụ mà ngồi,chánh thân, chánh ý, buộc niệm trước mặt.

Lúcấy, có một bà-la-mônđi đến chỗ kia. Thấy dấu chân củaThế Tôn rất kỳ diệu, bà-la-môn này nghĩ thầm: ‘Đây làdấu chân của người nào, là trời, rồng, quỷ thần, càn-thát-bà,[73]a-tu-la, người hay phi nhân hay là Phạm thiên tổ tiên củata?’ Lúc ấy, bà-la-môn liền theo dấu chân mà đi tới, từxa trông thấy Thế Tôn ngồi dưới một gốc cây chánh thân,chánh ý, buộc niệm trước mặt. Thấy vậy, ông bèn hỏi:

“Ônglà vị trời chăng?”

ThếTôn bảo:

“Tachẳng phải là trời.”

“Làcàn-thát-bà chăng?”

ThếTôn đáp:

“Tacũng chẳng phải là càn-thát-bà.”

“Làrồng chăng?”

Đáp:

“Tachẳng phải là rồng.”

“Làdạ-xoa chăng?”

Phậtbảo bà-la-môn:

“Tachẳng phải là dạ-xoa.”

“LàTổ phụ chăng?”

“Tachẳng phải là Tổ [718a] phụ.”

Lúcấy, bà-la-môn hỏi Thế Tôn:

“VậyNgài là ai?”

ThếTôn nói:

“Ngườicó ái thì có thủ[74], có thủ thì có tham ái, nhân duyên hộihợp sau đó từng cái sanh ra nhau như vậy, như vậy, năm khổthủ uẩn không bao giờ chấm dứt. Vì đã biết ái rồi, thìbiết năm dục, cũng biết sáu trần ngoài và sáu xứ trong,tức biết gốc ngọn thủ uẩn này.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Thếgian có ngũ dục;

Ýlà vua[75] thứ sáu.

Biếtsáu pháp trong ngoài.

Nênniệm diệt gốc khổ.

“Chonên phải tìm phương tiện diệt trừ sáu sự trong ngoài. Bà-la-môn,hãy học điều như vậy.”

Bà-la-mônnghe Phật dạy như vậy, tư duy nghiền ngẫm, ôm ấp trong tâmkhông rời, liền từ trên chỗ ngồi dứt sạch trần cấu,được mắt pháp trong sạch.

Bấygiờ bà-la-môn nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Xưa, trong lúc Ta còn là Bồ tát, chưa thành Phật đạo, có nghĩnhư vầy: ‘Thế gian này rất là cần khổ, có sanh, có già,có bệnh, có chết, mà không đạt được cùng tận nguồngốc của năm thủ uẩn này.’ Lúc ấy, Ta lại tự nghĩ: ‘Vìnhân duyên gì mà có sanh, già, bệnh, chết, lại vì nhân duyêngì đưa đến tai hoạn này?’ Trong khi đang tư duy, Ta lạisanh khởi ý nghĩ như vầy: ‘Có sanh thì có già, bệnh, chết.’

“Tronglúc đang tư duy, bấy giờ Ta lại tự nghĩ: ‘Vì nhân duyêngì có sanh?’ Ở đây, do hữu mà có sinh. Lại tự nghĩ nhưvầy: ‘Hữu do đâu mà có?’ Trong khi đang tư duy, lại tựnghĩ như vầy: ‘Hữu này do thủ* mà có hữu.’ Lại tựnghĩ: ‘Thủ này do đâu mà có?’ Bấy giờ, Ta dùng tríquán sát: ‘Do ái mà có thủ.’ Lại tư duy nữa: ‘Ái nàydo đâu mà sinh?’ Lại quán sát nữa: ‘Do thọ mà có ái.’Lại tư duy nữa: ‘Thọ này do đâu mà sinh?” Trong khi đangquán sát: ‘Do xúc mà có thọ này,’ lại tự nghĩ tiếp:‘Xúc này do đâu mà có?’ Lúc Ta khởi suy niệm này: ‘Duyênsáu xứ mà có sự xúc này,’ thời Ta lại tư duy: ‘Sáu xứnày do đâu mà có?’ Lúc quán sát: ‘Do danh sắc mà có sáuxứ,’ thì Ta lại tự nghĩ: ‘Danh sắc do đâu mà có?’ Khiquán sát: ‘Do thức mà có danh sắc,’ thì Ta lại tự nghĩ:‘Thức do [718b] đâu mà có?” Khi quán sát: ‘Do hành sinhthức,’ thì Ta lại tự nghĩ: ‘Hành do đâu mà sinh?’ Khiquán sát, lại thấy: ‘Hành do vô minh mà sinh.’

“Vôminh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danhsắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọduyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanhduyên chết, chết duyên buồn rầu khổ não không thể nóihết. Đó gọi là sự tập khởi của khổ thủ uẩn như vậy.

“Bấygiờ, Ta lại tự nghĩ: ‘Do nhân duyên gì già, bệnh, chếtdiệt?’ Khi Ta quan sát, thấy rằng: ‘Sanh diệt thì già,bệnh, chết diệt.’ Ta lại tự nghĩ như vầy: ‘Do đâu màkhông sinh?’ Quán sát gốc của sinh thì thấy: ‘Hữu diệtthì sanh diệt.’ Ta lại nghĩ: ‘ Do đâu không có hữu?’Lại tự nghĩ như vầy: ‘Không thủ thì không hữu.’ Ta lạinghĩ: ‘Do đâu mà thủ diệt?’ Khi Ta quan sát, thấy rằng:‘Ái diệt thì thủ diệt.’ Lại tự nghĩ như vầy: ‘Dogì mà diệt ái?’ Ta lại quan sát thấy: ‘Thọ diệt thìái diệt.’ Lại tư duy: ‘Do gì mà thọ diệt?’ Khiquan sát thấy: ‘Xúc diệt thì thọ diệt.’ Lại tưduy: ‘Do gì mà xúc diệt?’ Lúc quan sát thấy: ‘Sáu xứdiệt thì xúc diệt.’ Lại quán sát: ‘Sáu xứ này do gìmà diệt?’ Lúc đang quan sát, Ta thấy: ‘Danh sắc diệt thìsáu xứ diệt.’ Lại quán sát: ‘Do gì danh sắc diệt? Thứcdiệt thì danh sắc diệt.’ Lại quán: ‘Thức này do gì màdiệt?’ Hành diệt thì thức diệt.’ Lại quán: ‘Hành nàydo gì mà diệt?’ Si diệt thì hành diệt. Hành diệt thì thứcdiệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáuxứ diệt, sáu xứ diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọdiệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủdiệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thìgià, bệnh, diệt; già bệnh diệt thì tử diệt. Đó gọi lànăm thủ uẩn diệt.

“Bấygiờ, Ta lại tự nghĩ như vầy: ‘Thức này là đầu mốitối sơ đưa con người đến sanh, già, bịnh, chết này, nhưnglại không thể biết nguồn gốc của sinh, già, bệnh, chếtnày. Giống như có người ở trong rừng đi theo con đườngnhỏ, đi tới trước một chút thì gặp một con đường lớncũ, là nơi ngày xưa mọi người đi trên đó. Lúc này, ngườiấy liền đi theo con đường đó, đi tới trước một chútnữa lại thấy thành quách xưa, vườn cảnh ao tắm thảy đềurất tốt tươi. Nhưng trong thành kia không có người ở. Ngườinày thấy [718c] rồi, quay trở về bổn quốc, đến trướctâu vua:

“Hômqua dạo chơi núi rừng, tôi gặp thành quách tốt, cây cốisum suê tươi tốt, nhưng trong thành ấy không có người dân.Đại vương hãy cho nhân dân đến cư trú ở thành kia.”

“Nghengười ấy nói xong, bấy giờ quốc vương liền cho nhân dânở. Nhờ vậy thành quách này trở lại như xưa, nhân dân đôngđúc, vui vẻ vô cùng.

“CácTỳ-kheo, nên biết, khi xưa lúc Ta chưa thành Bồ-tát, họcđạo ở trong núi, thấy nơi chốn du hành của chư Phật xaxưa, liền theo con đường này, liền biết được nguồn gốcsinh khởi của sanh, già, bệnh, chết. Có sinh thì có diệt,thảy đều phân biệt, biết sinh khổ, sinh tập, sinh diệt,và sinh đạo, thảy đều biết rõi ràng. Hữu, thủ, ái, thọ,xúc, sáu xứ, danh sắc, thức, hành, vô minh cũng lại như vậy.Vô minh khởi thì hành khởi, những gì được hành tạo lạido thức. Nay Ta đã biết rõ thức, nên nay vì chúng bốn bộmà nói về gốc này; tất cả đều phải biết chỗ phát sanhnguồn gốc này: biết khổ, biết tập, biết diệt, biết đạo,hãy suy niệm cho rõ ràng. Đã biết sáu xứ thì biết sanh,già, bệnh, chết; sáu xứ diệt thì sanh, già, bệnh, chếtdiệt. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện diệttrừ sáu xứ.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn đang thuyết Pháp cho vô số, trăm ngàn vạnchúng. Khi ấy, A-na-luật ở trên chỗ ngồi kia. A-na-luật ởgiữa đại chúng mà ngủ gục. Khi Phật thấy A-na-luật ngồingủ, liền nói kệ này:

NghePháp ưa ngủ nghĩ;

Ýkhông có thác loạn.

Nhữngpháp Hiền thánh nói

Làđiều kẻ trí ưa.

Giốngnhư hồ nước sâu,

Lắngtrong không bợn dơ.

Ngườinghe Pháp như vậy,

Hưởngvui, tâm thanh tịnh.[76]

Cũngnhư tảng đá lớn,

Giólay không thể động.

Nhưvậy, được khen chê,

Tâmkhông có dao động.[77]

Lúcấy, Thế Tôn bảo A-na-luật:

“Ôngsợ pháp vua và sợ giặc cướp mà hành đạo sao?”

A-na-luậtđáp:

“Thưakhông, Thế Tôn!”

Phậthỏi A-na-luật [719a]:

“Vìsao ông xuất gia học đạo?”

A-na-luậtbạch Phật:

“Vìghê tởm già, bệnh, chết, buồn rầu, khổ não này. Vì bịkhổ bức bách, muốn dứt bỏ, cho nên xuất gia học đạo.”

ThếTôn bảo:

“Nayông là thiện gia nam tử với lòng tin kiên cố xuất giahọc đạo. Hôm nay chính Thế Tôn đang thuyết pháp, vì saoở trong đây ngủ gục?”

Lúcấy, tôn giả A-na-luật liền rời chỗ ngồi đứng dậy, vénáo bày vai phải, quỳ gối, chấp tay bạch Phật:

“Từnay về sau, thân thể tan nát, con quyết cũng không ngồi trướcThế Tôn mà ngủ gục.”

Lúcấy, tôn giả A-na-luật suốt đêm đến sáng không ngủ, nhưngkhông thể trừ được mê ngủ, nhãn căn dần dần tổn thương.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo A-na-luật:

“Sựnổ lực tinh tấn của ngươi tương ưng với trạo cử. Nếulại biếng nhác, thì nó tương ưng với kết. Hành trìcủa ngươi hiện nay là nên ở giữa.”

A-na-luậtbạch Phật:

“Ởtrước Như Lai con đã thề, nay không thể làm ngược lạibổn nguyện.”

Sauđó, Thế Tôn bảo Kỳ-vực:

“Hãychữa trị mắt cho A-na-luật.”

Kỳ-vựcđáp:

“NếuA-na-luật chịu ngủ nghỉ chút ít thì con mới chữa mắt được.”

ThếTôn bảo A-na-luật:

“Ngươinên ngủ. Vì sao vậy? Tất cả pháp do ăn mà tồn tại, khôngăn thì không tồn tại. Mắt lấy ngủ nghỉ làm thức ăn.Tai lấy âm thanh làm thức ăn. Mũi lấy mùi thơm làm thứcăn. Lưỡi lấy vị làm thức ăn. Thân lấy sự trơn láng làmthức ăn. Ý lấy pháp làm thức ăn. Nay Ta cũng nói, Niết-bàncũng có thức ăn.”

A-na-luậtbạch Phật:

“Niết-bànlấy gì làm thức ăn?

Phậtbảo A-na-luật:

“Niết-bànlấy sự không phóng dật làm thức ăn. Nương vào không phóngdật đến được vô vi.”

A-na-luậtbạch Phật:

“Tuynói mắt lấy ngủ nghỉ làm thức ăn, nhưng con không kham ngủnghỉ.”

Bấygiờ, A-na-luật đang vá y phục cũ thì mắt từ từ bị hưhoại, nhưng được thiên nhãn không có tỳ vết. Lúc ấy,A-na-luật dùng pháp thường để vá y phục, nhưng không thểxỏ chỉ qua lỗ kim. A-na-luật liền tự nghĩ: “Các vị đắcđạo A-la-hán trên thế gian hãy xỏ kim cho tôi.”

Lúcấy, Thế Tôn, bằng thiên nhãn thanh tịnh, nghe âm thanh này:“Các vị đắc đạo A-la-hán trên thế gian hãy xỏ kim chotôi.” Thế Tôn liền đến chỗ A-na-luật, bảo rằng:

“Ôngđưa kim [719b] lại đây Ta xỏ cho.”

A-na-luậtbạch Phật:

“Vừarồi con có kêu gọi những ai ở thế gian muốn cầu phướckia, thì hãy xỏ kim cho con.”

ThếTôn đáp:

“Ngườicầu phước thế gian không có ai hơn Ta. Như Lai đối vớisáu pháp không bao giờ nhàm chán. Những gì là sáu? Một làbố thí, hai là giáo giới, ba là nhẫn nhục, bốn là thuyếtpháp thuyết nghĩa, năm là giúp đỡ chúng sanh, sáu là cầuĐạo Vô thượng Chánh chơn. Này A-na-luật, đó gọi là NhưLai đối với sáu pháp này không bao giờ nhàm chán.”

A-na-luậtbạch:

“ThânNhư Lai là Pháp thân chân thật, còn muốn cầu Pháp gì nữa?Như Lai đã vượt qua biển sanh tử, lại thoát ái trước,mà nay vẫn đứng đầu trong những người cầu phước!”

ThếTôn bảo:

“Đúngvậy, A-na-luật! Như lời ông nói: ‘Như Lai cũng biết sáupháp này mà không bao giờ nhàm chán. Nếu chúng sanh nào biếtnhững việc làm nơi thân, miệng, ý là nguồn gốc của tộiác, sẽ không bao giờ rơi vào ba đường dữ. Do chúng sanhkia không biết nguồn gốc tội ác nên đoạ vào trong ba đườngdữ.”

RồiThế Tôn nói kệ này:

Lựcmà thế gian có,

Tồntại trong trời người;

Lựcphước là hơn hết.

Dophước được thành Phật.

“Chonên, A-na-luật, hãy tìm cầu phương tiện được sáu phápnày.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6[78]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Lúcấy, một số các Tỳ-kheo vào thành Xá-vệ khất thực, nghethấy bên ngoài cửa cung vua Ba-tư-nặc có đám đông ngườidân giơ tay kêu gào, tỏ vẻ oán trách: ‘Trong nước có giặccướp tên Ương-quật-ma[79] hết sức hung bạo, giết hạingười vô số, không từ bi đối với hết thảy chúng sanh.Nhân dân trong nước không ai là không kinh tởm lo sợ. Mỗingày, nó giết một người, lấy một ngón tay xâu thành chuổi,cho nên gọi là nó là “Chuổi Ngón Tay.”[80] Cúi xin Đạivương hãy đi đánh bắt.’

CácTỳ-kheo sau hi khất thực xong, trở về tinh xá Kỳ-hoàn, thâucất y bát, lấy toạ cụ vắt lên vai, đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Bấy giờ các Tỳ-kheobạch Thế Tôn:

[719c]“Chúng con một số đông vào thành Xá-vệ khất thực nghethấy bên ngoài cung vua có nhiều người dân kêu than oán trách:‘Nay trong nước có giặt cướp tên Ương-quật-ma là ngườihung bạo, không có tâm từ, giết hại hết thảy chúng sanh.Người chết, đất nước trống không, đều do kẻ ấy. Nólại lấy ngón tay người xâu làm tràng hoa.”

ThếTôn nghe các Tỳ-kheo kia nói xong, liền rời chỗ ngồi đứngdậy, im lặng ra đi.

ThếTôn ngay sau đó đi đến chỗ tên giặc kia. Những người kiếmcủi, nhặt cỏ, người đi cày, người chăn bò, dê, thấyThế Tôn đi vào con đường ấy, đều bạch với Phật:

“Sa-môn,chớ có đi theo con đường này. Vì sao vậy? Cạnh đườngnày có giặc cướp tên Ương-quật-ma đang ở đó. Ngườidân muốn đi vào đường này thì phải tập họp mười người,hoặc hai mươi người, hoặc ba mươi, bốn mươi, năm mươingười, mà vẫn không qua được, bị Ương-quật-ma bắt giếthết. Nhưng Sa-môn Cù-đàm đi một mình không có bạn sẽ bịƯơng-quật-ma quấy nhiễu, chuyện này phải cảnh giác.”

ThếTôn tuy nghe những lời này, nhưng vẫn đi tới, không dừnglại.

Tronglúc đó, mẹ Ương-quật-ma đem thức ăn đến chỗ Ương-quật-ma.Lúc này, Ương-quật-ma tự nghĩ: ‘Chuổi ngón tay của ta đãđủ số chưa?’ Nó bèn đếm, số ngón tay vẫn chưa đủ.Lại đếm trở lại, chỉ thiếu một ngón tay người. Ương-quật-manhìn quanh quất hai bên, tìm một người lạ để bắt giết,nhưng nhìn khắp bốn phía đều không thấy người. Nó liềntự nghĩ: ‘Thầy ta có dạy, nếu giết hại mẹ thì tấtsẽ sanh thiên. Nay mẹ ta đã tự đến đây, ta hãy bắt giết,được đủ số ngón tay là được sanh lên trời.’

RồiƯơng-quật-ma dùng tay trái nắm đầu mẹ, tay phải rút kiếmnói với mẹ: ‘Mẹ ơi, hãy đứng lại một lát.’

Lúcấy, Thế Tôn liền nghĩ: ‘Ương-quật-ma này đang tạo ngũnghịch.’ Ngài lập tức phóng ánh sáng từ giữa chặng màychiếu khắp núi rừng ấy. Lúc ấy, Ương-quật-ma Thấy ánhsáng này, liền nói với mẹ: ‘Đây là ánh sáng gì mà chiếukhắp núi rừng này? Chẳng phải nhà vua tập hợp binh chúngđem công phạt ta ư?’

Lúcấy, người mẹ bảo:

“Conơi, nên biết, đây chẳng phải ánh sáng của mặt trời, mặttrăng hay lửa, cũng chẳng phải ánh sáng của Đế Thích, PhạmThiên vương.”

Bấygiờ, người mẹ liền nói kệ này:

Chẳngphải ánh sáng lửa.

Trời,trăng, hay Thích, Phạm.

[720a]Chim thú không kinh sợ,

Vẫnca hót như thường.

Ánhsáng rất thanh tịnh,

Khiếnngười vui vô lượng.

Ắtlà đấng Tối thắng,

Thậplực, đến chốn này.

Trongcõi trời và người,

Thiênnhãn nhìn thế giới;

Vìmuốn độ cho con

ThếTôn đến nơi này.

Bấygiờ, Ương-quật-ma nghe đến tiếng Phật, vui mừng hớn hở,không tự dừng được, liền nói:

“Thầycon cũng giáo giới, bảo con: ‘Nếu con có thể giết mẹ,hay Sa-môn Cù-đàm, thì có thể sanh lên trời Phạm thiên.’”

Lúcấy, Ương-quật-ma bảo mẹ:

“NayMẹ đứng đây! Trước hết con bắt giết Sa-môn Cù-đàm giết,sau đó hãy ăn.”

Ương-quật-maliền bỏ mẹ ra mà chạy đuổi theo Thế Tôn. Từ xa trông thấy Thế Tôn đi đến, giống như khối vàng, chiếu khắpmọi nơi. Nó cười mà nói rằng: ‘Nay Sa-môn này nhấtđịnh ở trong tay ta, tất sẽ giết không nghi ngại. Nhân dânmuốn đi vào đường này, họ đều tập họp đông người,mà đi đường này. Vậy mà Sa-môn này đơn độc không bạnbè. Nay ta sẽ bắt giết ông ta.”

RồiƯơng-quật-ma liền rút kiếm ra, đi ngược về phía Thế Tôn.Trong lúc đó, Thế Tôn liền quay ngược đường lại, từtừ mà đi. Nhưng Ương-quật-ma chạy rượt theo cũng khôngthể nào kịp. Khi ấy, Ương-quật-ma bạch Thế Tôn:

“Sa-môn,dừng lại! dừng lại!”

ThếTôn bảo:

“Tađã tự dừng rồi. Tự ngươi không dừng!”

Ương-quật-mavừa chạy, vừa từ xa nói kệ này:

Đi,mà lại nói dừng.

Lạibảo ta không dừng.

Nóinghĩa này cho tôi:

Ôngdừng, tôi không dừng?

Lúcấy, Thế Tôn liền dùng kệ đáp:

ThếTôn nói đã dừng,

Vìkhông hại hết thảy.

Nayngươi có tâm giết,

Khônglìa xa nguồn ác.

Tadừng nơi tâm từ;

Thươnggiúp cả mọi người.

Ngươigieo nhân địa ngục,

Khônglìa xa nguồn ác.

Ương-quật-manghe bài kệ này, liền tự nghĩ: “Ta đã làm việc ác thậtsao? Còn thầy bảo ta: ‘Đó là đại tế đàn, được quảbáo lớn, [720b] nếu có thể bắt giết một ngàn người, lấyngón tay xâu thành chuổi, thì được quả như sở nguyện mình.Người như vậy, sau khi chết vào chỗ lành, sanh lên trời.Nếu bắt giết mẹ ruột và Sa-môn Cù-đàm thì sẽ sanh lênPhạm thiên.” Lúc ấy, Phật liền dùng oai thần, khiến thầnthức của nó chợt sáng: “Các sách vở của bà-la-môn cũngcó nói rằng Như Lai ra đời rất là khó gặp, thật lâu, ứckiếp mới xuất hiện một lần. Khi vị ấy ra đời, độngười chưa độ, giải thoát người chưa giải thoát. Vịấy nói Pháp diệt trừ sáu kiến chấp. Sao gọi là sáu? Ngườinói có ngã kiến, liền nói pháp diệt trừ ngã kiến; ngườinói không có ngã kiền thì cũng vì họ nói pháp diệt trừkhông có ngã kiến; người nói vừa có ngã kiến, vừa khôngcó ngã kiến thì, cũng vì họ nói pháp diệt trừ vừa cóngã vừa không có ngã. Lại tự quán sát, nói pháp đã đượcquán sát, tự nói pháp vô ngã, cũng chẳng phải pháp Ta nói,cũng chẳng phải pháp Ta chẳng nói. Nếu Như Lai xuất thếsẽ nói pháp diệt trừ sáu kiến chấp này. Lại nữa, khita chạy đi thì có thể đuổi kịp voi, ngựa, xe cộ và nhândân, nhưng Sa-môn này đi không nhanh vội, song hôm nay ta khôngthể theo kịp người này. Đây chắc phải là Như Lai.”

Lúcấy, Ương-quật-ma liền nói kệ này:

Tôngiả đã vì tôi

Mànói kệ vi diệu.

Ngườiác nay biết chân,

Đềunhờ oai thần Ngài.

Lậptức bỏ kiếm bén,

Némvào trong hang sâu.

Naylễ chân Sa-môn

Liềncầu làm Sa-môn.

RồiƯơng-quật-ma liền đến trước bạch Phật:

“Cúixin Thế Tôn cho phép con làm Sa-môn.”

ThếTôn bảo:

“Hãyđến đây, Tỳ-kheo!” Lập tức Ương-quật-ma liền thànhSa-môn, mặc ba pháp y.

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nayông đã cạo đầu;

Trừkết sử cũng vậy.

Diệtkết, đắc quả lớn;

Khôngcòn sầu, khổ não.

Ương-quật-masau khi nghe nhửng lời này, dứt sạch bụi trần, được mắtpháp trong sạch.

Bấygiờ, Thế Tôn dẫn Tỳ-kheo Ương-quật-ma trở về tinh xáKỳ-hoàn, thành Xá-vệ. Trong lúc đó, vua Ba-tư-nặc tập hợpbốn bộ binh, định đánh dẹp Ương-quật-ma. Khi ấy, vua liềntự nghĩ: ‘Nay ta hãy đến chỗ Thế Tôn, đem nhân duyên nàythưa đầy đủ lên Thế Tôn. Nếu Thế Tôn [720c] có dạy điềugì thì sẽ phụng hành.’

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc liền tập họp binh bốn bộ, đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Thế Tônhỏi vua:

“Đạivương, hôm nay sắp đi đâu, mà thân thể đầy bụi bậm đếnnhư vậy?”

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

“Naytrong nước con có giặc cướp tên Ương-quật-ma hết sứchung bạo, không có lòng từ đối với hết thảy chúng sanh.Đất nước hoang vắng, nhân dân lưu tán, đều do tên tặcnày. Nay nó bắt người giết đi, lấy ngón tay xâu thành chuổi.Đó là quỷ dữ, chẳng phải là người. Nay con muốn bắtngười này mà giết đi.”

ThếTôn bảo:

“NếuĐại vương thấy Ương-quật-ma với lòng tin kiên cố đãxuất gia học đạo, thì sẽ làm sao?”

Vuabạch Phật rằng:

“Cònbiết làm gì hơn, là cung kính, cúng dường, tuỳ thời lễbái! Nhưng, bạch Thế Tôn, nó lại là người ác, không cómột mảy may thiện, thường giết hại, thì có thể có tâmxuất gia học đạo này chăng? Hoàn toàn không thể có việcấy!”

Lúcấy, Ương-quật-ma đang ngồi kiết già cách Thế Tôn khôngxa, chánh thân, chánh ý, buộc niệm trước mặt. Bấy giờ,Thế Tôn đưa tay phải chỉ và nói với vua:

“Đólà tên cướp Ương-quật-ma.”

Vuanghe những lời này, trong lòng kinh sợ, lông tóc đều dựngđứng.

ThếTôn bảo vua:

“Chớsinh lòng sợ hãi, hãy bước đến trước, thì tự vua sẽtỏ ý mình.”

Vuanghe lời Phật dạy, liền đến trước Ương-quật-ma, nóivới Ương-quật-ma:

“Ônghọ gì?”

Ương-quật-mađáp:

“Tôihọ Già-già,[81] mẹ tên Mãn Túc[82].”

Lúcấy, vua đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Bấy giờ,vua hỏi:

“Khéovui trong chánh pháp này, chớ có lười biếng, tu phạm hạnhthanh tịnh để dứt gốc khổ. Tôi sẽ trọn đời cúng dườngy phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, tọa cụ, thuốcmen trị bệnh.”

Ương-quật-maim lặng không đáp. Vua liền rời chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ sát chân. Quay trở lại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân,ngồi qua một bên.

Lúcấy, vua lại bạch với Phật:

“Ngườichưa hàng khiến hàng, người chưa phục khiến phục. Thậtlà kỳ lạ, hiếm có! Cho đến có thể hàng phục người cựcác. Cầu mong Thế Tôn thọ mạng vô cùng, để nuôi dưỡngnhân dân. Nhờ ơn Thế Tôn mà thoát được nạn này. Việcnước bề bộn, con xin trở về thành.”

ThếTôn bảo:

“Vuanên biết đúng lúc!”

Bấygiờ, quốc vương liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ[721a] sát chân Phật, rồi lui đi.

Lúcbấy giờ, Ương-quật-ma hành a-lan-nhã, đắp y năm mảnh. Đếngiờ, vị ấy ôm bát, đi đến từng nhà khất thực, mộtvòng rồi trở lại từ đầu; đắp y rách vá, thô xấu, tồitàn, lại ngồi ở giữa trời trống, không che thân thể. Ương-quật-maở nơi vắng vẻ, tự tu hạnh này, vì mục đích mà thiệngia nam tử xuất gia học đạo, tu vô thượng phạm hạnh, biếtnhư thật rằng, Sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việccần làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa. Bấygiờ, Ương-quật-ma liền thành A-la-hán, sáu thông trong suốtkhông còn bụi dơ.

Saukhi đã thành A-la-hán, đến giờ đắp y, mang bát, vào thànhXá-vệ khất thực. Lúc ấy, có một thiếu phụ đang sanh khó.Thấy vậy, vị ấy liền tự nghĩ: ‘Đau khổ thay, chúng sanhchịu bức não[83] vô hạn.’ Sau khi thọ thực xong, Ương-quật-macất y bát, lấy toạ cụ đặt lên vai, đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Bấy giờ Ương-quật-mabạch Thế Tôn:

“Vừarồi, con đắp y, mang bát vào thành Xá-vệ khất thực, gặpmột người nữ thân thể mang thai nặng nề.[84] Lúc ấy, conliền tự nghĩ: ‘Chúng sanh chịu khổ đến như vậy sao?’”

ThếTôn đáp:

“Ônghãy đến chỗ người phụ nữ ấy, nói như vầy: ‘Từkhi tôi sanh trong nhà Hiền Thánh đến nay, chưa từng sát sanh.Bằng lời chí thành này cầu cho người mẹ và thai nhikhông gì tai biến[85]!”

Ương-quật-mađáp:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

Ngaytrong ngày ấy, Ương-quật-ma liền đắp y, mang bát, vào thànhXá-vệ, đến chỗ người mẹ kia, nói với cô: “‘Từkhi tôi sanh trong nhà Hiền Thánh đến nay, chưa từng sát sanh.Bằng lời chí thành này cầu cho người mẹ và thai nhikhông gì tai biến.”

Lúcấy, người mẹ mang thai liền sanh được.

Mộthôm, Ương-quật-ma vào thành khất thực, các nam, nữ lớnnhỏ, mọi người đều nói với nhau:

“Đógọi là Ương-quật-ma, đã giết hại chúng sinh không thểkể, nay lại đi trong thành khất thực.”

Rồithì, nhân dân trong thành, mọi người lấy gạch đá đảthương, hoặc dùng dùng dao chém, khiến đầu mặt Ương-quật-mabị thương, y phục bị rách hết, máu chảy nhớp thân thể.Sau khi ra khỏi thành Xá-vệ, Ương-quật-ma đi đến chỗ ThếTôn. Bấy giờ, từ xa Thế Tôn thấy Ương-quật-ma bị thươngtích đầy đầu mặt, máu chảy ướt y, đang đi đến. Thấyvậy, Thế Tôn liên nói:

“Ngươihãy nhẫn nhịn! Vì sao vậy? Tội này, đáng ra phải chịubáo mãi trong một kiêp lâu dài.”

Lúcấy, Ương-quật-ma liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân, ngồi qua một bên. Bấy giờ Ương-quật-ma ở trướcNhư Lai nói kệ này:

Kiêncố nghe pháp cú;

Kiêncố hành Phật Pháp;

Kiêncố gần bạn lành;

Liềnđến nơi diệt tận.

Convốn là đại tặc,

Tênlà Ương-quật-ma,

Bịcuốn trôi theo dòng,

NhờThế Tôn cứu vớt.

Nayquán, tự trả nghiệp,

Cũngnên quán gốc pháp.

Nayđã đắc ba minh,

Thànhtựu hạnh nghiệp Phật.

Convốn tên Vô Hại,[86]

Nhưnggiết hại vô kể,

Naytên Chân Đế Thật,[87]

Khôngcòn hại gì nữa.

Giảsử thân, miệng, ý,

Đềukhông tâm thức hại;

Đólà không sát hại;

Huốnggì khởi tư tưởng.

Thợcung hay nắn sừng (?);[88]

Nhàthuỷ hay dẫn nước;

Ngườithợ chạm, đẻo gỗ;

Bậctrí tự điều thân.[89]

Hoặcdùng roi gậy phục;

Hoặcdùng lời lẽ khuất,

Trọnkhông dùng đao gậy.

Naycon tự hàng phục.

Trước,người gây tội ác,

Saudừng không tái phạm,

Chiếusáng khắp thế gian;

Nhưmây tan, trăng hiện.

Trước,người gây tội ác,

Saudừng không tái phạm,

Chiếusáng khắp thế gian;

Mâytan, mặt trời hiện.

Tỳ-kheogià, trẻ khoẻ,

Tuhành, hành Phật pháp,

Chiếusáng khắp thế gian;

Nhưtrăng kia, mây tan.[90]

Tỳ-kheogià, trẻ khoẻ,

Tuhành theo Phật Pháp,

Chiếusáng khắp thế gian;

Mặttrời kia, mây tan.

Naycon chịu chút khổ.

Ănuống tự biết đủ.

Thóathết tất cả khổ.

Duyêncũ nay đã hết.

Khôngtheo dấu tử thần,

Cũngkhông còn tái sanh;

Naychỉ đợi thời tiết,

Hoanhỷ, không rối loạn.

Bấygiờ, Như Lai hứa khả những gì Ương-quật-ma nói. Ương-quật-ma[721c] thấy Như Lai đã im lặng hứa khả, liền từ chỗ ngồiđứng dậy, đảnh lễ sát chân liền lui đi.

Lúcấy, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Ương-quật-mavốn tạo công đức gì mà ngày nay thông minh, trí huệ, mặtmày xinh đẹp hiếm có trên đời? Lại tạo hành vi bất thiệngì mà trên thân hiện này sát hại chúng sanh vô số kể? Lạitạo công đức gì mà nay gặp Như Lai, đắc quả A-la-hán?”

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

Vàothời quá khứ lâu xa trong Hiền kiếp này,[91] có Phật hiệuCa-diếp Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuất hiện ởđời. Sau khi Như Lai Ca-diếp nhập diệt, có vua tên Đại Quảthống lĩnh trong nước, cai trị Diêm-phù-đề. Vua ấy có támvạn bốn ngàn cung nhân thể nữ, nhưng không có con cái. Bấygiờ, vua Đại Quả liền hướng về thần cây, thần núi,mặt trời, mặt trăng, tinh tú không nơi nào là không cầuxin con cái. Sau đó đệ nhất phu nhơn của vua mang thai,trải qua tám, chín tháng, sanh được một con trai, tướng mạoxinh đẹp hiếm có trên đời. Lúc ấy, vị vua kia liền tựnghĩ: ‘Ta trước kia không có con cái, suốt một thời giannhư vậy nay mới sanh hài nhi, cần phải đặt tên, đểcho nó ở trong ngũ dục mà thụ hưởng.”

Vuabèn triệu tập quần thần, những người có thể xem tướng,bảo rằng:

“Nayta đã sanh hài nhi này, các khanh hãy đặt tên cho.”

Nhừngngười này nghe vua dạy rồi, liền tâu vua:

“NayThái tử này rất kì diệu, xinh dẹp không ai bằng, mặt nhưmàu hoa đào, ắt sẽ có thế lực lớn, nay nên đặt tên làĐại Lực.”

Saukhi thầy tướng đặt tên cho thái tử rồi, từ chỗ ngồiđứng dậy ra về. Bấy giờ, quốc vương yêu thương tháitử này, chưa từng rời mắt.

Khithái tử vừa lên tám tuổi, dẫn theo các người hầu cậnđến chỗ phụ vương, hầu hạ thăm hỏi. Vua cha tự nghĩ:‘Thái tử này, tự thật là kỳ lạ!’ Vua liền bảothái tử:

“Thếnào, nay ta cưới vợ cho con?”

Tháitử tâu vua:

“Naycon còn nhỏ tuổi, cần gì cưới vợ?”

Lúcấy, vua cha tạm đình chỉ không cưới vợ cho. Đến khi tháitử hai mươi tuổi, vua lại nói:

“Tamuốn cưới vợ cho con.”

Tháitử tâu vua:

“Conkhông cần cưới vợ.”

Lúcấy, vua bảo quần thần, nhân dân:

“Tatrước kia không có con cái, qua [722a] thời gian rất lâu mớisinh được một đứa con. Nay nó không chịu lấy vợ, thanhtịnh không một tì vết.”

Bấygiờ, vua đổi tên cho thái tử là Thanh Tịnh.

Khithái tử Thanh Tịnh đã gần ba mươi tuổi, vua lại bảo quầnthần:

“Hiệnnay tuổi ta đã suy yếu, không con nào khác; hiện chỉ có tháitử Thanh Tịnh. Nay vương vị cao phải truyền cho thái tử.Nhưng thái tử không thích sống trong năm dục, làm sao xửlí việc nước?”

Quầnthần đáp:

“Phảitìm cách làm cho thái tử ưa thích năm dục.”

Lúcấy, vua liền cho đánh chuông, kích trống, thông báo với nhândân trong nước:

“Aicó thể làm cho thái tử Thanh Tịnh ưa thích năm dục, ta sẽthưởng cho ngàn vàng và các vật báu.”

Bấygiờ, có người nữ tên Dâm Chủng, hiểu rõ sáu mươi bốnbiến. Người nữ kia nghe vua có sắc lệnh: ‘Ai có thể làmcho thái tử Thanh Tịnh ưa thích năm dục thì ta sẽ thưởngcho ngàn vàng và các vật báu.’ Cô liền đến chỗ vua chavà tâu:

“Hãycho tôi ngàn vàng và các vật báu, tôi có thể khiến cho tháitử của vua quen với năm dục.”

Vuacha bảo:

“Nếulàm được việc ấy, ta sẽ ban cho gấp đôi; không phụ lờihứa.”

Dâmnữ tâu vua:

“Tháitử ngủ ở đâu vậy?”

Vuabảo:

“Ởtoà nhà phía Đông, không có nữ nhơn. Chỉ có một ngườinam làm thị vệ ở đó.”

Ngườinữ tâu:

“Cúixin Đại vương ra lệnh trong cung cho tôi tuỳ ý ra vào, khôngđược ngăn cản.”

Ngayđêm đó, vào canh hai, dâm nữ ở cạnh cửa phòng thái tửgiả bộ cất tiếng khóc. Thái tử nghe tiếng khóc ngườinữ, liền hỏi người hầu:

“Đâylà người nào đến đây mà khóc?”

Ngườihầu đáp:

“Đólà người nữ, đang khóc ở cạnh cửa.”

Tháitử nói:

“Khanhmau đến chỗ đó, hỏi vì sao khóc?”

Ngườihầu kia liền đến chỗ đó hỏi vì sao khóc. Dâm nữ đáp:

“Bịchồng bỏ, cho nên khóc!”

Ngườihầu trở vào tâu Tthái tử:

“Ngườinữ này bị chồng bỏ, lại sợ trộm cướp, cho nên khóc!”

Tháitử bảo:

“Dẫnngười nữ này để trong chuồng voi.”

Đếnđó, cô lại vẫn khóc. Thai tử bảo dẫn vào chuồng ngựa,cô lại khóc.

Tháitử lại bảo quan hầu:

“Dẫnđến đây!”

Côliền được dẫn vào nhà. Ở đây cô lại vẫn khóc.

Tháitử đích thân tự hỏi:

“Vìsao lại khóc?”

Dâmnữ đáp:

“Thưathái tử, người nữ một mình yếu đuối, rất là sợ hãi,cho nên khóc.”

Tháitử bảo:

“Lêntrên giường ta thì không còn sợ nữa.”

[722b]Lúc ấy, người nữ im lặng không đáp, cũng không còn khóc.Rồi thì, người nữ liền cởi y phục, tới trước nắm taythái tử đặt lên ngực mình. Cảm giác kinh sợ chỉ trongchốc lát, nhưng rồi dần dần khởi dục tưởng. Khi dụctâm đã khởi thì thân thể đến với nhau.

Sángsớm hôm sau, thái tử Thanh Tịnh đến chỗ vua cha. Lúc ấy,vua cha từ xa trông thấy nhan sắc thái tử khác với ngày thường,liền nói:

“Nhữngđiều mà con muốn, đã kết quả rồi sao?”

Tháitử đáp:

“Đúngnhư Đại vương nói.”

Lúcnày, vua cha vui mừng hớn hở, không xiết kể, bèn nói:

“Conmuốn cầu mong gì, ta sẽ ban cho?”

Tháitử nói:

“Nhữnggì cha đã muốn ban, đừng có hối tiếc lại, thì con sẽxin theo ước nguyện của mình!”

Thờivua bảo:

“Nhưnhững gì con đã nói, cha quyết không hối tiếc. Con muốncầu ước nguyện gì?”

Tháitử tâu vua:

“Ngàynay, Phụ vương thống lãnh toàn cõi Diêm-phù-đề, tự do vớimọi thứ. Vậy xin hãy đem hết tất cả những cô gái chưachồng trong cõi Diêm-phù-đề, trước về nhà ta, sau đó cholấy chồng.”

Lúcấy, vua bảo:

“Tasẽ làm theo lời con.”

Vualiền ra lệnh cho nhân dân trong nước:

“Aicó con gái chưa gã chồng, trước đưa đến cho thái tử ThanhTịnh, rồi sau đó mới gã chồng.”

Bấygiờ, trong thành kia có một người nữ tên Tu-man, đến lượtphải đến chỗ vua. Lúc ấy, con gái trưởng giả Tu-man, đểthân thể trần truồng, đi chân không giữa đám đông người,cũng không hề hổ thẹn. Mọi người thấy vậy, nói vớinhau:

“Đâylà con gái trưởng giả, tiếng đồn khắp nơi, vì sao lạitrần truồng đi giữa chốn đông người như con lừa khôngkhác?”

Ngườinữ nói với mọi người:

“Tôichẳng phải là con lừa. Những người các ngươi mới là conlừa. Các người có thấy người nữ nào gặp người nữmà lại mắc cỡ? Mọi người trong thành đều là người nữ,chỉ có thái tử Thanh tịnh là người nam thôi. Nếu tôi đếncửa thái tử Thanh Tịnh thì tôi mới mặc quần áo.”

Lúcnày, nhân dân trong thành cùng bàn nhau:

“Nhữngđiều cô này nói thật đúng ý chúng ta. Chúng ta đúng lànữ, chẳng phải nam. Chỉ có thái tử Thanh Tịnh là nam. Hômnay chúng ta phải thực hiện pháp người nam.”

Rồinhân dân trong thành săm sửa vũ khí, mặc giáp, mang gậy, đếnchỗ vua cha, tâu với vua cha:

“Chúngtôi có hai lời nguyện, xin vua chấp nhận.”

Vuahỏi:

“Hailời nguyện gì?”

Nhândân tâu vua:

“Vuamuốn sống thì hãy giết thái tử Thanh Tịnh. Muốn thái tửsống thì chúng tôi sẽ giết vua. Chúng tôi không chịu phụngsự [722c] thái tử Thanh Tịnh, vì nhục cho phép thường củanước.”

Lúcấy, vua cha liền nói kệ này:

Vìnhà, mất một người.

Vìthôn, mất một nhà.

Vìnước, mất một thôn.

Vìthân, mất thế gian.

Vuanói bài kệ này rồi, bảo nhân dân:

“Naychính đã đúng lúc! Tuỳ ý các khanh.”

Bấygiờ, mọi người liền bắt trói hai tay thái tử Thanh Tịnh,dẫn ra bên ngoài thành, họ nói với nhau rằng:

“Chúngta tất cả đều cùng dùng gạch đá đập chết. Cần gì mộtngười giết!”

Khithái tử Thanh Tịnh sắp chết, tự nói lên lời thề nguyền:“Những người dân này bắt ta giết uổng. Nhưng vua cha đãtự cho ta nguyện này. Nay ta chịu chết cũng không dám từ.Mong đời tương lai, ta sẽ báo óan này, và lại mong gặp A-la-hánchân nhơn để sớm được giải thoát.”

Nhândân bắt giết thái tử rồi, tự giải tán.

“Nàycác Tỳ-kheo, các ngươi chớ nghĩ vua Đại Quả lúc ấy hángười nào khác, mà nay chính là thầy của Ương-quật-ma.Dâm nữ lúc ấy nay chính là vợ của ông thầy ấy. Nhân dânlúc ấy nay là tám vạn người bị giết chết. Thái tử ThanhTịnh lúc ấy nay chính là Tỳ-kheo Ương-quật-ma. Khi sắp chết,đãphát thệ nguyện này, nên nay báo oán hòan trả không thóatđược. Vì nhân duyên này, nên giết hại vô số. Sau đó,nguyện gặp Phật, nên nay được giải thóat, thành A-la-hán.Đó là ý nghĩa của việc này, hãy nhớ mà phụng hành.”

Lúcấy, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Trongcác đệ tử ta, người có trí huệ, thông minh bậc nhất chínhlà Tỳ-kheo Ương-quật-ma.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.[92]

KINHSỐ 7[93]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệtcùng chúng đại Tỳ kheo năm trăm vị.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi có thấy núi Linh thứu[94] này không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Dạ,có thấy.”

“Cácngươi nên biết, quá khứ lâu xa, núi này còn có tên khác.Các ngươi có thấy núi Quảng phổ[95] không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Dạ,có thấy.”

“Cácngươi nên biết, quá khứ lâu xa, núi này còn có tên khác,không giống với ngày nay. Các ngươi có thấy núi Bạch thiện[96]không?’

CácTỳ-kheo đáp:

“Dạ,có thấy.”

“Quákhứ lâu xa, núi này còn có tên khác, không giống với ngàynay. Các ngươi có thấy núi Phụ trọng[97] không?’

CácTỳ-kheo đáp:

“Dạ,có thấy.”

“Cácngươi có thấy núi Tiên nhân quật[98] không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Dạ,có thấy.”

“Quákhứ lâu xa, núi này cũng có tên như vậy. Vì sao vậy? NúiTiên nhân là nơi thường có các vị Bồ tát thần túc, đắcđạo A-la-hán và các vị tiên nhân cư trú. Các vị Bích-chi-phậtcũng du hành trong núi ấy. Nay Ta nói danh hiệu của các vịBích-chi-phật, các vị hãy lắng nghe và ghi nhớ kỹ. Có Bích-chi-phậttên A-lợi-tra, Bà-lợi-tra, có Bích-chi-phật tên Thẩm ĐếTrọng, có Bích-chi-phật hiệu Thiện Quán, có Bích-chi-phậthiệu Cứu Cánh, có Bích-chi-phật hiệu Thông Minh, có Bích-chi-phậthiệu Vô Cấu, có Bích-chi-phật hiệu Đế-xa, Niệm Quán, VôDiệt, Vô Hình, Thắng, Tối Thắng, Cực Đại, Cực Lôi Điển,Quang Minh.[99] Này các Tỳ-kheo! Khi Như Lai không xuất thế,bấy giờ trong núi này có năm trăm vị Bích-chi-phật này ởtrong núi Tiên nhơn này. Khi Như Lai ở trên trời Đâu-suấtmuốn lai sinh, Thiên tử Tịnh cư tự đến đây thông báo vàra lệnh cho tất cả thế gian: ‘Hãy làm thanh tịnh cõi Phậtđể hai năm sau Như Lai sẽ xuất hiện ở đời.’

“Cácvị Bích-chi-phật sau khi nghe vị thiên nhơn nói rồi, đềubay lên hư không mà nói kệ này:

KhiPhật chưa xuất thế,

HiềnThánh trú nơi đây.

Bích-chi-phậttự ngộ,

Thườngsống trong núi này.

Núinày tên Tiên nhơn

Nơiở Bích-chi-phật

Tiênnhơn và La-hán

Khônglúc nào vắng mặt.

“Lúcấy, các vị Bích-chi-phật liền ở trên không trung thiêu thânnhập Bát-niết-bàn. Vì sao vậy? Vì đời không hai hiệu Phật,nên phải diệt độ vậy. Trong đòan khách buôn không cầnhai người lãnh đạo. Trong một nước không có hai vua. Mộtcõi Phật không hai tôn hiệu. Vì sao vậy? Vì trong quá khứlâu xa, thành La-duyệt có vua tên Hỷ Ích thường nghĩ đếnthống khổ địa ngục, cũng nghĩ đến nỗi khổ ngạ quỷ,súc sanh. Bấy giờ, vua ấy liền tự nghĩ: ‘Ta thường nhớnghĩ đến thống khổ nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh;nay ta không nên đi vào ba đường dữ này. Nên xả bỏ hếtngôi vua, vợ con, tôi tớ, với lòng tin kiên cố xuất gia họcđạo.’

“Bấygiờ, đại vương Hỷ Ích chán ghét nổi khổ này liền xảbỏ ngôi vua, cạo bỏ râu tóc, đắp ba pháp y, xuất gia họcđạo, ở tại nơi vắng vẻ tự khắc chế mình, quán nămthủ uẩn, quán rõ vô thường: đây là sắc, đây là sự tậpkhởi của sắc, đây là sự diệt tận của sắc; thọ, tưởng,hành, thức cũng lại như vậy, thảy đều vô thường. Khiđang quán năm thủ uẩn này, tháy rằng các pháp có thể tậpkhởi là pháp diệt tận. Sau khi quán sát pháp này, liền thànhBích-chi-phật.

“Lúcấy, Bích-chi-phật Hỷ Ích đã thành đạo quả, liền nóikệ này:

Tanghĩ khổ địa ngục,

Súcsanh, trong năm đường;

Bỏnó mà học đạo;

Mộtmình không sầu ưu.

“Lúcấy, Bích-chi-phật này ở trong núi Tiên nhơn kia. Tỳ-kheo,nên biết, do phương tiện này mà biết trong núi này thườngcó Bồ-tát thần túc, những bậc Chân nhơn đắc đạo, ngườihọc đạo tiên đang cư trú trong đó. Cho nên gọi là núi Tiênnhơn, không có tên nào khác. Khi Như Lai không xuất hiện ởđời, chư thiên thường đến núi này đảnh lễ. Vì sao vậy?Trong núi này toàn là các bậc Chân nhân, không có lẫn lộn.Nếu khi Phật Di-lặc giáng thần xuống thế gian, tên [723b]các núi đều đổi khác, chỉ có núi Tiên nhân vẫn khôngtên khác. Trong Hiền kiếp này, tên núi này cũng không khác.Tỳ-kheo, các ngươi nên thân cận núi này, cung kính, thừasự sẽ tăng ích các công đức.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ cácTỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỳ phụnghành.

KINHSỐ 8[100]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi chuyên niệm mà tự tu tập. Thế nào là chuyên niệm?Ở đây, Tỳ-kheo, khi đi biết đi, cử động, tới dừng, co,duỗi, cúi, ngước, mặc pháp y, ngủ nghỉ, thức dậy, hoặcnói, hoặc im lặng, thảy đều biết thời. Nếu Tỳ-kheo tâmý chuyên chánh, với Tỳ kheo ấy dục lậu chưa sinh liền khôngsinh, đã sinh liền diệt, hữu lậu chưa sinh khiến không sanh,đã sanh liền diệt, vô minh lậu chưa sanh khiến không sanh,đã sanh liền diệt. Nếu chuyên niệm phân biệt sáu xứ, trọnkhông rơi vào đường dữ.

“Saogọi sáu xứ là đường dữ? Mắt nhìn sắc này, hoặc đẹphoặc xấu. Thấy đẹp thì thích, thấy xấu thì không thích.Tai nghe tiếng hoặc hay, hoặc dở. Nghe tiếng hay thì thích,nghe tiếng không hay thì không thích. Mũi, lưỡi, thân, ý cũnglại như vậy. Giống như có sáu loại thú có tánh nết khácnhau, hành động cũng khác. Nếu có người bắt chó, cáo, vượn,cá chiên,[101] rắn, chim, tất cả đều cột lại, nhốt chungvào một nơi rồi thả đi. Bấy giờ, trong sáu loại vật,mỗi con sẽ thể hiện mỗi tính cách.

“Bấygiờ, trong ý con chó muốn chạy vào thôn; trong ý con cáo muốnchạy đến gò mả; trong ý con cá chiên muốn vào trong nước;trong ý con vượn muốn vào rừng núi; trong ý rắn độc muốnvào trong hang; trong ý chim muốn bay lên hư không. Sáu loài,mỗi loài có tánh cách khác nhau.

“Nếucó người lại bắt sáu loại vật này nhốt vào một chỗ,không cho chúng tự do đi theo bốn hướng. Lúc này, sáu convật ấy tuy đi lại nhưng không rời khỏi chỗ cũ trong đó.Sáu tình cũng lại như vậy, mỗi loại đều có chủ đíchriêng, phận sự bất đồng, lối nhìn cũng khác biệt, hoặctốt hoặc xấu.

“Bấygiờ, Tỳ-kheo buộc sáu tình này mà đặt một chỗ. Cho nên,[724a] các Tỳ-kheo, hãy nhớ nghĩ chuyên tinh, ý không tán loạn.Lúc ấy, tệ ma Ba-tuần hòan tòan không có cơ hội, các côngđức lành thảy đều được thành tựu.

“Nhưvậy, các Tỳ-kheo, nên niệm đầy đủ nhãn căn, sẽ đượchai quả: ở trong hiện pháp đắc quả A-na-hàm, hoặc đắcquả A-la-hán.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ cácTỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỳ phụnghành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phậtở trong vườn Lộc dã, nước Ba-la-nại, cùng với chúng đại Tỳ kheo năm trăm vị. Bấy giờ, ThếTôn nói với các Tỳ-kheo:

“Hãytư duy về tưởng vô thường, phát triển tưởng vô thường.Đã tư duy tưởng vô thường, phát triển tưởng vô thường,liền đoạn trừ được dục ái, sắc ái, vô sắc ái, đọansạch kiêu mạn, vô minh. Vì sao vậy? Ngày xưa, trong đời quákhứ lâu xa, có Bích-chi-phật hiệu Thiện Mục,[102] tướngmạo đoan chánh, mặt như màu hoa đào, nhìn xem xét kỹ thì,miệng phát ra hương hoa sen, thân toả ra hương chiên đàn.

“Bấygiờ, Thiện Mục Bích-chi-phật, đến giờ đắp y mang bátvào thành Ba-la-nại khất thực, dần dần đến nhà đại trưởnggiả, đứng im lặng ở ngoài cửa. Lúc ấy, con gái của trưởnggiả từ xa thấy có đạo sĩ đứng ở ngoài cửa, vô cùngđoan chánh, tướng mạo đặc thù hiếm có trên đời, miệngphát ra hương hoa sen, thân toả ra hương chiên đàn, liền khởidục tâm, đến chỗ Tỳ-kheo kia nói rằng: ‘Ông xinh đẹp,mặt như màu hoa đào, hiếm có trên đời. Nay tôi tuy là xửnữ, nhưng lại cũng xinh đẹp. Chúng ta hãy hòa hợp. Trongnhà tôi rất nhiều châu báu, vô số của cải; còn làm Sa-mônthật là không phải dễ.’

“Lúcấy, Bích-chi-phật hỏi: ‘Này cô em, cô mê chỗ nào?’ Congái trưởng giả đáp: ‘Tôi thật sự mê sắc của cặp mắt.Lại nữa trong miệng tỏa mùi hương hoa sen ưu-bát, thân lạitiết ra mùi hương chiên đàn.’

“Khiấy Bích-chi-phật liền duỗi tay trái, dùng tay phải móc mắtđặt vào lòng bàn tay mà bảo: ‘Cái mà cô gọi con mắt đángyêu đây! Cô em, bây giờ cô còn mê chỗ nào nữa? Giống nhưung nhọt, chẳng có gì đáng ham cả, mà trong mắt này cũngrỉ bất tịnh. Cô em nên biết, con mắt như bọt nước nổi,cũng không bền chắc, huyễn ngụy không thật, mê hoặc ngườiđời. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều [724b] không bềnchắc, giả dối không thật. Miệng là nơi khạc nhổ đờmdãi, ra những vật bất tịnh, chứa toàn xương trắng. Thânlà đồ chứa sự khổ, là pháp hoại diệt, là nơi thườngchứa chất hôi thối, là nơi các loại vi trùng quấy rối.Cũng như chiếc bình vẽ, bên trong đựng bất tịnh. Này Côem, nay cô mê chỗ nào? Cho nên, này cô em, hãy chuyên tâm tưduy, pháp này huyễn ngụy không thật. Nếu Cô em tư duy vềnhãn sắc vô thường, những ý tưởng nào đắm đuối dụcliền tự tiêu diệt. Tai, mũi, miệng, thân, ý thảy đều vôthường. Sau khi tư duy điều này, những gì là dục ý tựsẽ tiêu trừ. Tư duy về sáu xứ sẽ không có tưởng dục.’

“Lúcấy, con gái trưởng giả liền hoảng sợ, đến trước lạyngay sát chân vị Bích-chi-phật, bạch Bích-chi-phật: ‘Từnay trở đi con xin sửa lỗi tu thiện, không còn khởi tưởngdục nữa. Cúi xin ngài nhận sự hối lỗi.’ Nói ba lần nhưvậy.

“Bích-chi-phậtbảo: ‘Thôi, thôi, Cô em! Đó chẳng phải lỗi của cô, màlà tội từ đời trước của ta, nên mang hình này khiến ngườithấy đều khởi ý dục tình. Hãy quán sát kỹ mắt. Mắtnày chẳng phải ta, ta chẳng phải của mắt, cũng chẳng phảita tạo, cũng chẳng phải nó làm, từ trong không có mà sanh,đã có rồi tự hư hoại; cũng chẳng phải đời trước, đờinày, đời sau; mà đều do nhân duyên hội hợp. Nhân duyênhội hợp là duyên cái này có cái này, đây khởi thì kia khởi, đây không thì kia không, đây diệt thì kia diệt. Mắt, tai,mũi, miệng, thân, ý cũng lại như vậy, thảy đều trốngkhông. Cho nên, Cô em chớ đắm nhãn sắc. Do không đắm sắcmà đến nơi an ổn, không còn dục của tình. Này Cô em, hãyhọc điều này như vậy.’

“Bấygiờ, Bích-chi-phật vì người nữ kia nói bốn pháp phi thường,rồi bay lên hư không, hiện mười tám phép biến hoá, sau đótrở về chỗ cũ.

“Lúcấy, người nữ kia quán sát mắt, tai, mũi, miệng, thân, ýđều không có sở hữu, liền ở nơi vắng vẻ, tư duy phápnày. Người nữ kia lại tư duy về sáu tình không chủ, đạtđược bốn vô lượng tâm, thân hoại mạng chung sanh lên cõiPhạm thiên.

“CácTỳ-kheo, nên biết, nếu tư duy về tưởng vô thường, pháttriển tưởng vô thường, sẽ dứt sạch dục ái, sắc ái,vô sắc ái; kiêu mạn, vô minh, thảy đều trừ sạch.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10[103]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.[104]

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc bảo người đánh xe:

“Ngươichuẩn bị xe [724c] lông chim*. Ta muốn đi ra ngoài xem xét.”

Ngườikia vâng lời vua dạy, chuẩn bị xe lông chim, rồi đến trướctâu vua:

“Đãchuẩn bị xong xe vũ bảo. Vua nên biết đúng thời.”

VuaBa-tư-nặc dẫn theo người này[105] ra khỏi thành Xá-vệ, đếnkhu vườn kia,[106] thấy cây cối không một tiếng động, cũngkhông bóng người, tịch nhiên trống vắng. Thấy vậy, vualiền nhớ lại Như Lai đã từng thuyết về gốc các pháp.Lúc ấy, người đánh xe đứng phía sau cầm quạt, quạt hầuvua. Vua nói:

“Câycối, hoa quả vườn này không một tiếng động, cũng khôngmột bóng người dân, tịch nhiên trống vắng. Nay ta muốnthỉnh Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác du hoá ở đây, nhưngkhông biết hiện nay Như Lai đang ở đâu. Ta muốn đến hầuthăm.”

Ngườihầu nói:

“Dònghọ Thích có thôn tên Lộc đường;[107] Như Lai đang giáo hoáở đó.”

vuaBa-tư-nặc bảo:

“Lộcđường ấy cách đây gần hay xa?”

Ngườihầu tâu:

“Chỗở Như Lai cách đây không xa, nếu tính dặm đường, chỉkhoảng ba do tuần.”

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc bảo:

“Hãychuẩn bị xe lông chim. Ta muốn đi gặp Như Lai.”

Vânglệnh vua, người ấy liền chuẩn bị xe, rồi đến trướctâu vua:

“Đãchuẩn bị xe xong. Xin vua biết đúng thời.”

Vualiền lên xe đi đến thôn ấy.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo đang kinh hành nơi đất trống. Khi ấy, vuaxuống xe, đến chỗ các Tỳ-kheo; đảnh lễ sát chân, rồiđứng qua một bên, vua bạch Tỳ-kheo:

“NhưLai hiện đang ở đâu? Con muốn gặp Ngài.”

CácTỳ-kheo đáp:

“ThếTôn đang ở trong giảng đường này. Vua có thể vào gặp Ngài,chớ có ngại.”

Vualiền nhẹ nhàng bước vào, không gây ra một tiếng động.Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc quay lại nhìn người hầu. Người ấyliền tự nghĩ: “Nay hãy để vua vào gặp Thế Tôn một mình.Ta nên đứng đây.”

Bấygiờ, vua đi một mình đến chỗ Thế Tôn. Thế Tôn bằng thiênnhãn thấy vua đang đứng ngoài cửa, liền từ chỗ ngồi đứngdậy mở cửa cho vua. Thấy Thế Tôn, vua liền đảnh lễ sátchân, tự xưng tên họ” “Con là Vua Ba-tư-nặc.” Ba lầntự xưng danh hiệu.

ThếTôn nói:

“Ônglà Vua. Còn Ta là dòng họ Thích xuất gia học đạo.”

Vuabạch Phật:

“Cúimong Thế Tôn kéo dài tuổi thọ đến vô cùng, để trời ngườiđược an lạc.”

ThếTôn bảo:

“Chúcđại vương cũng sống lâu vô cùng, theo pháp [725a] cai trị,chớ đừng phi pháp. Những ai cai trị đúng pháp đều sanhlên trời, xứ lành; sau khi chết danh tiếng còn mãi, ngườiđời truyền rằng: ‘Xưa có vua đúng pháp cai trị dân, chưatừng tà vạy.’ Nếu có người dân nào sống trong cảnh giớicủa vua này, khen ngợi công đức của vua, nhớ nghĩ khôngquên. Thân vua ở trên trời, tăng sáu việc công đức. Nhữnggì là sáu? Một được thọ tuổi trời, hai được sắc đẹptrời, ba được thú vui trời, bốn được thần túc trời,năm được oai đức trời, sáu được ánh sáng trời. Vì vậy,Đại vương, hãy theo pháp cai trị dân, chớ đừng phi pháp.Ngày nay, tự thân Ta có công đức này nên xứng đáng nhậnngười cung kính lễ bái.”

Vuabạch Phật:

“Côngđức của Như Lai xứng đáng nhận người lễ bái.”

ThếTôn bảo:

“Vìsao hôm nay Ông nói Như Lai xứng đáng nhận người lễ bái?”

Vuabạch Phật rằng:

“NhưLai có sáu công đức[108] xứng đáng được nhận người lễbái. Những gì là sáu? Chánh pháp Như Lai rất là hoà nhã,được người trí tu hành. Đó gọi là công đức đầu tiêncủa Như Lai đáng thờ, đáng kính.

“Lạinữa, Thánh chúng của Như Lai rất hoà thuận, thành tựu pháptùy pháp, thành tựu giới, thành tựu trí huệ, thành tựugiải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến. Thánh chúng gồmcó bốn đôi, tám bực. Đây là Thánh chúng của Như Lai đángkính, đáng quý, là ruộng phước lớn của thế gian. Đó gọilà công đức thứ hai của Như Lai.

“Lạinữa, Như Lai có chúng bốn bộ đều học tập, thực hànhpháp cần được thực hành, không quấy nhiễu Như Lai thêmnữa. Đó gọi là công đức thứ ba của Như Lai.

“Lạinữa, Thế Tôn, con thấy dòng sát-lợi, bà-la-môn, cư sĩ, sa-môn,tài cao, hơn đời đều tập họp lại bàn luận: ‘Chúng taphải đem luận đề này đến hỏi Như Lai. Nếu Sa-môn Cù-đàmkia không đáp luận đề này thì ông ấy còn yếu kém. Nếucó thể đáp thì chúng ta sẽ khen hay.’ Lúc ấy, bốn dònghọ đến chỗ Thế Tôn mà hỏi luận này, hoặc lại có ngườiim lặng. Bấy giờ, Thế Tôn vì họ mà thuyết pháp. Sau khinghe pháp xong họ không hỏi thêm gì nữa, huống chi lại muốntranh luận và đều thờ Như Lai làm Thầy. Đó gọi là côngđức thứ tư của Như Lai.

“Lạinữa, có sáu mươi hai kiến giải ngoại đạo lừa dối ngườiđời, không hiểu chánh pháp do đó đưa đến ngu si. NhưngNhư Lai có thể trừ các nghiệp tà kiến này, sửa cho họChánh kiến. Đó gọi là công đức thứ năm của Như Lai.

“Lạinữa, chúng sanh tạo ác bởi thân, miệng, ý. Nếu mạng chungmà nhớ nghĩ [725b] công đức Như Lai thì được lìa ba đườngdữ, được sinh lên trời. Cho dù là người cực ác, cũngđược sinh lên trời. Đó gọi là công đức thứ sáu củaNhư Lai. Vì vậy nên chúng sanh nào thấy Như Lai cũng đềusanh tâm cung kính mà cúng dường Ngài.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, lành thay Đại vương, đã có thể ở trước Như Lai rốngtiếng rống sư tử, diễn bày công đức của Như Lai! Cho nên,Đại vương, hãy thường khởi tâm hướng về Như Lai. Đạivương, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ, Thế Tôn vì vua Ba-tư-nặc nói pháp vi diệu khiến sinhhoan hỷ. Đại vương sau khi nghe Phật thuyết pháp rồi,từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân thế tôn rồilui đi. Sau đó không lâu, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi nên cúng dường pháp này, khéo tụng niệm. Vì sao vậy?Vì đây là những điều vua Ba-tư-nặc đã nói. Các ngươicũng nên vì chúng bốn bộ giảng rộng nghĩa ấy.”

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ cácTỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỳ phụnghành.

KINHSỐ 11
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở trong Ca-lan-đà Trúc viên, cùng chúng đạiTỳ-kheo năm trăm vị.

Lúcấy, vua A-xà-thế bảo quần thần:

“Cáckhanh hãy nhanh chuẩn bị xe lông chim. Ta muốn đến gặp ThếTôn.”

Quầnthần vâng lệnh vua, chuẩn bị xe lông chim, rồi đến trướctâu vua:

“Đãchuẩn bị xe xong. Xin vua biết đúng thời.”

Vualên xe lông chim, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân,ngồi qua một bên. Bấy giờ, vua A-xà-thế bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn nhận lời thỉnh của con kiết hạ chín mươingày ở thành La-duyệt.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh của vua. Khi vua thấy Thế Tônđã im lặng nhận lời thỉnh, liền từ chỗ ngồi đứng dậy,đảnh lễ sát chân rồi lui đi.

Bấygiờ, vua A-xà-thế tuỳ thời cúng dường y phục, đồ ănthức uống, giường nằm, ngoạ cụ, thuốc men trị bệnh.

Lúcấy, quỷ thần trong thành Tỳ-xá-ly rất lộng hành, làm chongười dân tử vong vô số kể, trong một ngày mà người chếtcó đến số trăm. Quỷ thần la-sát đầy dẫy trong ấy. Bệnhnhân mặt mũi vàng vọt, sau ba, bốn ngày thì chết. Nhân dânthành Tỳ-xá-ly hoảng sợ, tập hợp lại một chỗ cùng bànbạc:

“Đạithành này rất thịnh vượng, đất tốt được mùa, ngườigiàu vui vô hạn, giống như thiên cung, [725c] chỗ ở Đế Thích.Nhưng nay bị quỷ thần này làm hại, sẽ tử vong hết, hoangvắng như núi rừng. Ai có thần đức để trừ tai hoạ này?”

Rồimọi người dân tự bảo với nhau:

“Chúngta nghe nói Sa-môn Cù-đàm đến chỗ nào thì nơi đó tà ma,ác quỷ không đến gần quấy nhiễu được. Nếu Như Lai đếnđây, các quỷ thần này tự tẩu tán. Nhưng hiện nay ThếTôn đang ở trong thành La-duyệt kia, đang được vua A-xà-thếcúng dường; e rằng Ngài sẽ không đến giáo hoá chốn này.”

Hoặclại có người nói:

“NhưLai có từ bi lớn, thương tưởng chúng sanh, nhìn thấy tấtcả khắp nơi; người chưa khiến cho được độ, như mẹthương yêu con, không bỏ rơi bất cứ một chúng sanhnào. Nếu có người thỉnh, Như Lai đến liền. Vua A-xà-thếchắc không giữ lại được. Ai có thể chịu đi đến nướcvua A-xà-thế mà bạch Thế Tôn rằng ‘Nay trong thành chúngcon đang gặp nguy khốn này. Cúi xin Thế Tôn thương xót chiếucố.’?”

Lúcấy, có đại trưởng giả tên Tối Đại đang họp trong chúngnày. Mọi người nói với trưởng giả:

“Chúngta nghe nói, Sa-môn Cù-đàm đến nơi nào thì nơi đó tà maác quỷ không thể làm hại. Nếu Như Lai đến chốn này, cóthể trừ được tai hoạ này liền. Ngài hãy đến chỗ ThếTôn bạch đầy đủ ý này, để cho thành quách này đượctồn tại lâu dài.”

Trưởnggiả im lặng nhận lời mọi người, liền từ chỗ ngồi đứngdậy, đi về nhà. Về đến nơi, ông sắp xếp hành trang điđường, dẫn theo những người hầu, đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân, và ngồi qua một bên. Lúc ấy, trưởnggiả bạch Thế Tôn:

“Nhândân trong thành Tỳ-xá-ly gặp tai hoạn này, nhân dân tử vongrất nhiều. Trong thành ấy, mỗi ngày có hàng trăm chiếc xenối tiếp nhau chở xác chết có đến số trăm. Cúi xin ThếTôn giũ lòng thương tình cứu vớt, khiến cho những ngườicòn lại mau chọn chỗ an ổn để được vô sự. Chúng conlại nghe Thế Tôn đến chỗ nào, nơi đó Thiên long quỷ thầnđến gần quấy nhiễu. Cúi xin Ngài chiếu cố đến trong thànhkia độ, cho dân chúng kia sống an ổn vô sự.”

ThếTôn bảo:

“NayTa đã nhận lời thỉnh của vua A-xà-thế thành La-duyệt rồi.Chư Phật Thế Tôn không có hai lời. Nếu vua A-xà-thế chấpnhận, Như Lai sẽ đến.”

Trưởnggiả Tối Đại bạch Phật:

“Việcnày rất khó. Vua A-xà-thế chắc không bao giờ để cho NhưLai đi đến nước kia. [276a] Vì sao vậy? Vì vua A-xà-thế đốivới đất nước chúng con không có mảy may thiện cảm, lúcnào cũng tìm cách muốn hại nhân dân nước con. Nếu vua A-xà-thếthấy con, liền bắt giết con ngay huống chi là cho trình bàyviệc này. Nếu nghe nói nhân dân nước con bị quỷ thần làmhại thì ông ta sẽ vui mừng vô cùng.”

ThếTôn bảo:

“Chớcó lo sợ. Ông hãy đi đến chỗ vua, mà tâu việc này rằng:‘Như Lai đã báo trước về bản thân Vua rồi, điều đóhòan tòan không hư dối, không hai lời. Phụ vương ngài khônglỗi mà bị bắt giết. Đáng ra ngài sinh vào trong địa ngụcA-tỳ trải qua một kiếp. Nhưng nay ngài đã lìa tội này rồi,đã sửa đổi tội lỗi kia; đã thành tựu tín căn trong phápNhư Lai. Nhờ gốc đức này mà diệt được tội đó, vĩnhviễn không còn sót. Đối thân này sau khi chết, sẽ sanh vàođịa ngục Phách cầu.[109] Ở đó, mạng chung sẽ sanh lênTứ thiên vương; ở đó mạng chung sẽ sanh lên Diễm thiên;ở trên Diễm thiên mạng chung sẽ sanh trời Đâu-suất, trờiHoá tự tại, trời Tha hoá tự tại, rồi trở lại kế đếntrời Tứ thiên vương. Đại vương nên biết, trong hai mươikiếp không đoạ đường dữ, thường sanh trong loài người.Thân cuối cùng với lòng tin kiên cố cạo bỏ râu tóc, mặcba pháp y, xuất gia học đạo thành Bích-chi-phật Trừ Ác.’

“Vuaấy nghe những lời này xong, sẽ vui mừng hớn hở không tựdừng được, rồi cũng sẽ bảo ông những lời này, ‘Nayông có ước nguyện gì, ta cũng sẽ không từ chối.’”

Trưởnggiả bạch Thế Tôn:

“Naycon sẽ nương vào oai thần Thế Tôn, đến chỗ vua kia.”

Rồitừ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân, đến chỗvua kia.

Bấygiờ, vua A-xà-thế cùng quần thần ở trên điện cao, đangcó việc bàn luận. Lúc ấy, đại trưởng giả đến trướcvua. Từ xa, vua nhìn thấy ông đến, bảo các quần thần:

“Nếungười kia đến chỗ này, các khanh muốn bắt làm gì?”

Cóngười nói:

“Chúngta sẽ bắt chặt năm khúc.”

Lạicó người nói:

“Chúngta sẽ bêu đầu.”

VuaA-xà-thế nói:

“Cáckhanh hãy bắt giết ngay đi. Không cần gặp ta.”

Trưởnggiả khi nghe những lời này, rất lo sợ, lớn tiếng nói:

“Tôilà sứ giả của Phật.”

Vuanghe đến tiếng Phật, liền bước xuống ghế, gối hữu quỳsát đất, hướng về chỗ Như Lai, hỏi trưởng giả:

“NhưLai dạy điều gì?”

Trưởnggiả đáp:

“NhưLai đã thọ ký Thánh vương rồi, điều đó không có hư [726b]dối, những gì đã nói ra hòan tòan không hai lời. Vua bắtvua cha giết, duyên gốc tội này sẽ vào trong địa ngục A-tỳtrải qua một kiếp; nhưng sau đó vua đã kịp thời sửa lỗiđối với Như Lai. Nay sẽ sanh vào địa ngục Phách cầu; ởđó mạng chung sẽ sanh lên Tứ thiên vương, rồi lần lượt sanh đến Tha hoá tự tại thiên, rồi kế đếntrở lại sinh về trong Tứ thiên vương. Trong hai mươi kiếp,không đoạ vào ba đường dữ, lưu chuyển trong trời người.Thân cuối cùng với lòng tin kiên cố, xuất gia học đạotên là Bích-chi-phật Trừ Ác.”

Vuanghe xong, vui mừng hớn hở không xiết kể, liền bảo vớitrưởng giả:

“Giờông có ước nguyện gì, ta sẽ ban cho.”

Trưởnggiả tâu:

“Sởnguyện của thần, xin vua chớ từ chối.”

vuaA-xà-thế nói:

“Ôngcứ nói ước nguyện gì, ta sẽ không từ chối.”

Trưởnggiả tâu:

“Nhândân thành Tỳ-xá-ly gặp tai nạn, bị quỷ thần làm hại,không thể kể hết. Nay, la-sát quỷ thần rất là bạo ngược.Cúi xin đại vương bằng lòng để Thế Tôn đến đất nướcấy, khiến cho quỷ thần ấy đều tẩu tán. Vì sao vậy? Chúngtôi từng nghe, nơi nào Như Lai đến thì trời, rồng, quỷthần, không được tùy tiện. Xin đại vương bằng lòng đểThế Tôn đến nước ấy.”

Vuanghe những lời này xong, liền thở dài, bảo với trưởnggiả rằng:

“Nguyệnnày quá lớn, chẳng phải người thường đáp ứng được.Nếu ông xin ta thành quách, xóm làng, của báu, vợ con thìta sẽ tùy không tiếc. Ta không ngờ ông lại xin thỉnh ThếTôn. Nhưng ta trước đã lỡ hứa sẽ chấp nhận lời nguyệnđó. Nay tuỳ ý ông.”

Khiấy, trưởng giả hết sức vui mừng, liền từ chỗ ngồiđứng dậy, từ giả lui đi. Đến chỗ Thế Tôn, bạch eằng:

“VuaA-xà-thế đã đồng ý để Thế Tôn đến nước kia.”

ThếTôn bảo:

“Ônghãy về trước. Như Lai tự sẽ biết thời!”

Trưởnggiả đảnh lễ sát chân, nhiễu Phật ba vòng, rồi lui đi.

Bấygiờ, vào buổi sáng sớm, Thế Tôn dẫn các Tỳ-kheo trướcsau vây quanh rời khỏi Ca-lan-đà Trúc viên đến thành Tỳ-xá-ly.Lúc ấy, vua A-xà-thế ở trên lầu cao, với một người hầucầm lọng che. Từ xa, trông thấy Thế Tôn bấy giờ hướngvề nước kia, liền tự than thở với người hầu:

“Chúngta đã bị trưởng giả này lừa dối. Giờ ta sống mà làmgì, khi Như Lai đã đi khỏi nước này?”

Bấygiờ, vua A-xà-thế mang năm trăm cây lọng theo tiễn Thế Tôn,vì sợ bụi bám thân Thế Tôn. Lại có năm trăm cây lọngbáu ở thành La-duyệt theo sau Thế Tôn. Thích Đề-hoàn Nhânbiết những ý nghĩ trong tâm Thế Tôn, lại dùng năm trăm câylọng báu che trên không trung, vì sợ bụi bám vào thân NhưLai. Các thần sông cũng mang năm trăm cây lọng báu che trênhư không. Lúc này nhân dân thành Tỳ-xá-ly nghe Thế Tôn đangvào thành, cũng mang năm trăm cây lọng báu đến trước đónThế Tôn. Bấy giờ, có hai ngàn năm trăm cây lọng báu treotrên hư không.

KhiThế Tôn thấy những cây lọng này, liền mỉm cười. Đâylà pháp thường của chư Phật Thế Tôn, lúc Như Lai mỉm cười,trong miệng liền phát ra ánh sáng năm màu là xanh, vàng, trắng,đen, đỏ.[110] Thị giả A-nan thấy ánh sáng này, liền suynghĩ: ‘Đây là nhân duyên gì? Nếu Thế Tôn cười, ắt cónhân duyên, không phải việc suông.’

A-nanbèn quỳ xuống, chấp tay bạch Thế Tôn:

“NhưLai hòan tòan không cười vô cớ; mà cười ắt có duyên do.”

ThếTôn bảo:

“Nayngươi có thấy hai ngàn năm trăm cây lọng báu này cúng dườngNhư Lai không?”

A-nanbạch:

“Thưavâng, có thấy.”

ThếTôn bảo:

“NếuNhư Lai không xuất gia học đạo thì sẽ làm Chuyển luân Thánhvương, cai trị nhân dân trong hai ngàn năm trăm đời. Vì NhưLai xuất gia học đạo, nên không nhận những cây lọng báunày.

“A-nan,nên biết, trong quá khứ lâu xa, có vị vua tên Thiện Hoá Trị[111]ở nước Mật-hi-la cai trị đúng pháp, giáo hóa tiếp nạpcó phương pháp; thống trị cả Diêm-phù-lý-địa[112] này,không ai là không quy thuận.

Bấygiờ, vua này có tám vạn bốn ngàn phu nhân thể nữ, đềuthuộc dòng sát-lợi. Đệ nhất phu nhân tên Nhật Quang, khôngcó con cái nối dõi. Lúc bấy giờ, vua này tự nghĩ: ‘Hiệnta thống trị Diêm-phù-lý-địa này, mà nay không có con cái.’Vua liền hướng về các thần núi, thần cây, thần minh, trờiđất, cầu có con cái. Trải qua trong vòng chưa được vàingày, phu nhân mang thai. Lúc ấy, phu nhân Nhật Quang tâu vua:

“Đạivương, nên biết, nay thiếp biết đã có thai, nên cần tựgiữ gìn.’

“Lạitrải qua tám, chín tháng, sinh được một nam nhi, tướng mạoxinh đẹp, mặt như màu hoa đào. Phu nhân thấy vậy rất vuimừng, bồng đến vua xem. [727a] Vua thấy vui mừng hớn hởkhông tự dừng được. Tám vạn bốn ngàn phu nhân thấy sinhthái tử, mọi người cũng đều vui mừng.

“Lúcấy, vua triệu các quần thần, quốc sư, đạo sĩ, để xemtướng, lại đặt tên để đời truyền gọi. Ngươi tướngđến trước, tâu vua: ‘Nay sinh Thái tử rất xinh đẹp, kháchẵn người đời, ai thấy mà không yêu mến. Nay đặt tênlà Ái Niệm.’ Sau khi đặt tên thái tử xong, họ đều trởvề nơi ở.

“Lúcấy, quốc vương yêu mến thái tử chưa từng rời mắt. Vuaxây cho thái tử giảng đường theo ba mùa, lại cho các thểnữ ở đầy trong đó để vui đùa cùng thái tử.

“Bấygiờ, thái tử tự nghĩ: ‘Các thể nữ trong đây, có ai tồntại mà không lìa thế gian, cũng không biến đổi chăng? Nhìnxem trong bọn họ tất cả đều vô thường, không có ai làthường còn ở thế gian; tất cả đều huyễn ngụy, khôngcó chân thật. Nhưng lại làm cho mọi người đắm đuối,đam mê, không biết xa lìa. Nay ta cần gì những thứ ấy. Hãybỏ mà học đạo.’

“Ngaytrong ngày đó, thái tử Ái Niệm liền cạo bỏ râu tóc, đắpba pháp y, xuất gia học đạo. Và cũng trong đêm đó, tháitử đã dứt sạch các kết sử trói buộc, tư duy thấy cácpháp tập khởi thảy đều bị tiêu diệt, thành Bích-chi-phật.Sau đó liền nói kệ này:

Dụclà pháp vô thường

Biếnđổi, không định chắt.

Biếtchúng là hoạ lớn

Điriêng, không theo chúng.

“Saukhi nói kệ này xong, liền bay lên hư không, nhiễu quanh thànhMật-hi-la kia ba vòng. Lúc ấy, quốc vương ở trên điện cao,đang vui đùa cùng các cung nữ, thấy Bích-chi-phật bay quanhthành ba vòng, hết sức vui mừng không thể tự kiềm chếđược, tự nghĩ: ‘Thái tử con ta đang bay trên hư không giốngnhư chim vậy.” Nhà vua còn không biết thái tử đã thànhBích-chi-phật nên bảo rằng: ‘Nay con hãy hạ xuống trênđiện này cùng ta vui đùa với nhau.’

Bấygiờ, này A-nan, Bích-chi-phật kia, vì muốn độ cha mẹ, nênhạ xuống trên điện. Lúc ấy, vua nói: ‘Hôm nay sao Tháitử mặc y phục thể nữ này, lại cạo râu tóc, khác hẳnngười thường?’ Bích-chi-phật nói: ‘Nhừng gì con đangmặc là cao quý khác thường, chẳng phải là đồ mà ngườithường quen dùng.’ Vua lại hỏi: ;’Vì sao con không vào trongcung?’ Bích-chi-phật nói: ‘Từ đây về sau con không đuổitheo dục vọng nữa, cũng không ham muốn [727b] sống trong nămdục này.’ Vua nói: ‘Nếu không thích trong năm dục này thì,hãy ở trong vườn sau của ta.’

“Bấygiờ, vua thân hành đến trong vườn, tạo dựng phòng xá. Khiấy, vì muốn độ cha mẹ nên Bích-chi-phật vào ở trong khuvườn đó, nhận sự cúng dường của vua. Một thời gian sau,vào Bát-niết-bàn trong Niết-bàn giới vô dư. Vua đưa xá-lợiđi hỏa thiêu, rồi xây tháp thờ. Vua cho xây tháp lớn tạimột mơi kia. Một hôm rãnh rỗi, vua đến trong vườn ngắmcảnh, thấy ngôi tháp đã bị hư nát, liền suy nghĩ: ‘Đólà tháp thờ con ta. Nay nó đã bị hư nát, sụp đổ.’ Khi ấy, quốc vương vì lòng thương yêu chưa dứt, liền đemcây lọng của mình che lên trên tháp kia.’

“NàyA-nan, chớ có nghĩ ai khác. Vua Thiện Hoá lúc bấy giờ chínhlà thân Ta. Lúc ấy vì con, nên đã đem một cây lọng che lêntrên tháp. Nhờ nhân duyên phước đức này, mà lưu chuyểntrong cõi trời người, hàng trăm ngàn lần làm Chuyển luânThánh vương, hoặc làm Đế Thích, Phạm thiên. Lúc ấy, Takhông biết vị ấy là Bích-chi-phật. Nếu ta biết đó làBích-chi-phật thì phước đức không thể tính hết được.Nếu Như Lai không thành Đạo Vô thượng Chánh chơn thì sẽđược làm Chuyển luân Thánh vương hai ngàn năm trăm lầnnữa để sửa dạy đời. Do đã thành đạo nên nay có haingàn năm trăm cây lọng tự nhiên ứng hiện.

“NàyA-nan, vì lý do đó mà Như Lai mỉm cười. Thừa sự chư Phậtcó công đức không thể kể hết như vậy. Cho nên, A-nan, ngươihãy tìm cầu phương tiện cúng dường chư Phật Thế Tôn.

“A-nan,hãy học điều này như vậy.”

RồiThế Tôn dẫn các Tỳ-kheo đến thành Tỳ-xá-ly, đứng ởtrong cổng thành nói kệ này:

Nayđã thành Như Lai

Chítôn trên thế gian:

Bằnglời chân thật này,

Tỳ-xá-lybình yên.

Đâylà Pháp chân thật

Dẫnđến Niết-bàn giới;

Bằnglời chân thật này,

Tỳ-xá-lyyên bình.

Đâylà Tăng chân thật,

ChúngHiền Thánh bậc nhất;

Bằnglời chân thật này,

Tỳ-xá-lyyên bình.

Loàihai chân an ổn;

Loàibốn chân cũng vậy;

Kháchđi đường an lành;

Kháchđến cũng như vậy.

[727c]Ngày đêm được an ổn,

Khôngcó ai quấy nhiễu.

Bằnglời chân thật này,

Tỳ-xá-lyyên bình.[113]

KhiNhư Lai nói bài kệ ấy xong, la-sát quỷ thần, mỗi lòai tựtẩu tán, không còn ở yên chỗ đó nữa, không còn trở vàothành Tỳ-xá-ly được nữa. Những người mắc bệnh đềuđược khỏi bệnh.

“Bấygiờ, Thế Tôn đi trú bên bờ ao Di hầu. Nhân dân trong nướcthừa sự, cúng dường y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, ngoạ cụ, thuốc men trị bệnh. Tùy theo khả năng gìaunghèo của họ, mỗi người mang cơm nước cúng dường Phậtcùng Tăng Tỳ-kheo. Họ cũng thọ bát quan trai, không mất thờitiết.

Lúcấy, nội thành Tỳ-xá-ly có sáu Tông sư đang du hóa ở đây.Sáu Tông sư đó là Bất-lan-ca-diếp, A-di-sủy[114], Cù-da-lâu,Ba-hưu-ca-chiên, Tiên-tỉ-lô-trì, Ni-kiền Tử. Sáu Tông sư tập họp một chỗ, bàn luận:

“Sa-mônCù-đàm này trú tại thành Tỳ-xá-ly, được nhơn dân cúngdường. Còn chúng ta không được nhơn dân cúng dường. Chúngta hãy đến tranh luận cùng ông ấy, xem ai đắc thắng, aibị bại.”

Bất-lan-ca-diếpnói:

“Cácsa-môn, bà-la-môn chưa bị người chỉ trích, mà tìm cách đếncật vấn; đó chẳng phải pháp sa-môn, bà-la-môn. Nhưng Sa-mônCù-đàm này chưa bị người chỉ trích, mà tìm cách đếnnạn vấn, chúng ta làm sao có thể tranh luận với ông ta được?”

A-di-sủynói:

“Khôngcó thí, không có (người) nhận, cũng không có người cho,cũng không có đời này, đời sau, không có loài hóa sanh, cũngkhông có báo thiện, ác.”

Cừu-da-lâunói:

“Ởbên bờ này Hằng thủy giết vô số người, chất thịt thànhnúi, ở bên bờ kia Hằng thủy tạo các công đức. Duyên đây,đều chẳng có báo thiện ác.”[115]

Ba-hưu-ca-chiênnói:

“Giảsử ở bên trái Hằng thủy, dù có bố thí, giữ giới, tuỳthời cung cấp không để ai thiếu, cũng lại không phướcbáo này.”

Tiên-tỉ-lô-trìnói:

“Khôngcó lời nói, cũng không có báo lời nói. Chỉ im lặng là khoáilạc.”

Ni-kiềnTử nói:

“Cóngôn ngữ, cũng có báo ngôn ngữ. Sa-môn Cù-đàm là người,ta cũng là người. Cù-đàm có sở tri, ta cũng có sở tri. Sa-mônCù-đàm có thần túc, ta cũng có thần túc. Nếu Sa-môn kiahiện một thần túc, ta sẽ hiện hai thần túc. Sa-môn hiệnhai thần túc, ta sẽ hiện bốn thần túc. Ông ấy hiện bốn,ta sẽ hiện tám. Ông ấy hiện [728a] tám, ta sẽ hiện mườisáu. Ông ấy hiện mười sáu, ta sẽ hiện ba mươi hai. Luônluôn tăng gấp bội, chứ khong bao giờ chịu khuất phục; đủsức để thi đấu. Nếu ông ấy không chịu tranh luận vớichúng ta, tức là lỗi của ông ấy. nhân dân nghe rồi sẽkhông cúng dường ông ta nữa. Chúng ta sẽ được cúng dường.”

Vàolúc đó, có Tỳ-kheo-ni nghe đồn sáu Tông sư ngoại đạo tậphọp lại một chỗ bàn với nhau: ‘Sa-môn Cù-đàm không chịutranh luận với người. Chúng ta đủ để đắc thắng.’ Khiấy, Tỳ-kheo ni Thâu-lô-ni[116] liền bay lên hư không hướngvề sáu Tông sư kia mà nói bài kệ này:

Thầyta không ai bằng,

Tốitôn, không ai hơn;

Tađệ tử vị ấy,

Tênlà Thâu-lô-ni.

Nếungươi có khả năng

Hãytranh luận với ta.

Tasẽ đáp từng việc;

Nhưsư tử bắt nai.

NgoàiTôn sư tôi ra,

Khôngai là Như Lai.

NayTỳ-kheo-ni ta

Đủhàng phục ngoại đạo.

Saukhi Tỳ-kheo-ni nói bài kệ này xong, sáu Tông sư còn khôngthể ngước lên nhìn nhan sắc, huống chi cùng tranh luận.

Lúcấy, nhân dân thành Tỳ-xá-ly từ xa trong thấy Tỳ-kheo-ni ởtrên hư không tranh luận với sáu Tông sư, nhưng sáu Tông sưkhông thể đáp; mọi người đều reo vui mừng rỡ vô cùng:

“Hômnay, sáu Tông sư đã chịu khuất phục cô ấy.”

Nhómsáu Tông sư rất sầu ưu, rời khỏi thành Tỳ-xá-ly mà đi,không vào thành nữa.

Lúcấy, nhiều Tỳ-kheo nghe chuyện Tỳ-kheo-ni Thâu-lô tranh luậnthắng sáu Tông sư. Các vị ấy đến chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, đem nhân duyên này bạch đầy đủ lên ThếTôn.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo-niThâu-lô có thần túc lớn, có oai thần lớn, trí huệ, đavăn, Ta thường lúc nào cũng nghĩ như vầy: Không có ai lạicó thể tranh luận với sáu Tông sư. Chỉ có Như Lai và Tỳ-kheo-ninày.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi có thấy Tỳ-kheo-ni nào có thể hàng phục ngoại đạonhư Tỳ-kheo-ni này không?”

cácTỳ-kheo đáp:

“Thưakhông, Thế Tôn!”

ThếTôn bảo:

“Nàycác Tỳ-kheo! Tỳ-kheo-ni đứng đầu trong các Thanh văn củaTa, có thể hàng phục ngoại đạo, chính là Tỳ-kheo-ni Thâu-lô.”[117]

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỳ phụnghành.

KINHSỐ 12
[728b]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cósáu xúc xứ.[118] Những hì là sáu? Là các xứ như mắt, tai,mũi, lưỡi, thân, ý. Đó là sáu xứ. Phàm phu khi mắt thấysắc liền khởi tâm đắm nhiễm không thể lìa bỏ. Do thấysắc, rồi khởi nhiễm đắm, nên lưu chuyển sanh tử khôngcó lúc nào thoát. Sáu tình cũng lại như vậy, khởi tưởngnhiễm đắm, ý không thể lìa bỏ, do đó lưu chuyển khôngcó lúc nào thoát.

“Nếuđệ tử Hiền Thánh của Thế Tôn, mắt thấy sắc rồi khôngkhởi đắm trước, không có tâm ô nhiễm, tức có thể phânbiệt mắt này là pháp vô thường, khổ, không, pháp chẳngphải thân.[119] Sáu tình cũng lại như vậy, không khởi tâmô nhiễm, phân biệt sáu tình này là vô thường, khổ, không,pháp chẳng phải thân, phải tư duy điều này thời liền đượchai quả: hoặc ở trong hiện pháp đắc A-na-hàm, hoặc A-la-hán.Giống như có người rất đói, muốn xay giã lúa, sàng xảycho sạch sẽ để nấu ăn, trừ cơn đói khát. Đệ tử củaHiền Thánh cũng lại như vậy, đối với sáu tình này tưduy về sự nhiễm ô, bất tịnh liền thành tựu đạo tích,nhập vô dư Niết-bàn giớ. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy tìm cầuphương tiện diệt sáu tình này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỳ phụnghành.[120]

[1]Lục trọng pháp 六重法, thường nói là sáu pháp hòa kỉnh,hay sáu pháp khả hỷ. Xem Trung 52, kinh 196 Châu-na (T1n26, tr.755b21): sáu pháp ủy lạo 六慰勞法. Pāli, M 104 Sāmagāmasutta(R. iii. 250): cha sārāṇīya-dhammā.

[2]Pāli, ibid., chayime dhammā sāraṇīyā piyakaraṇā garukaraṇāsaṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattanti,có sáu pháp khả niệm này, tác thành thân ái, tôn trọng,đưa đến nhiếp thủ, không tranh cãi, hòa hiệp, nhất trí.

[3]Pāli, ibid., mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhitaṃ hoti sabrahmacārīsuāvi ceva raho ca, biểu hiện thân nghiệp từ ái đối với đồngphạm hạnh, trước công chúng cũng như nơi kín đáo.

[4]A-nậu-đạt tuyền 阿耨達泉. Xem Trường 18, kinh Thế ký (T1n1,tr. 116c6). Pāli: Anotatta.

[5]Nguyên Hán: tam đạt 三達, thường nói là tam minh. Pāli: tevijjā.

[6]A-nậu-đạt Long vương 阿耨達龍王. Xem Trường 18, kinh Thếký (T1n1, tr. 117a1).

[7]Kiệt-chi-đái 竭支帶; tức tăng-kiệt-chi 竭支, dịch là phúkiên y; giải y phủ vai. Pāli: saṃkacchika.

[8]Chi tiêt, xem kinh số 8 phẩm 29 trên.

[9]Pāli, ibid. dhunātha maccuno senaṃ, naḷāgāraṃva kuñjaro, cácngươi hãy quét sạch quân Ma, như voi dẹp nhà lá.

[10]Bài kệ, xem Pāli, S 6. 2.4 Aruṇavatī (R. i. 156).

[11]Lục giới chi nhân 六界之法. Cf. Pāli, M. 140 Dhātuvibhaṅga(R.iii. 239): chadhāturo ayaṃ, bhikkhu, puriso chaphassāyatano aṭṭhārasa-manopavicārocaturādhiṭṭhāno, “Này các Tỳ-kheo, con người này là sáugiới này; là sáu xúc xứ, mười sáu ý cận hành, bốn trúxứ.”

[12]Pāli, ibid., chayimā dhātuyo– pathavīdhātu, āpodhātu, tejodhātu,vāyodhātu, ākāsadhātu, viññāṇadhātu.

[13]Lục nhập 六入, sáu xứ. Pāli: cha āyatanāni.

[14]Lục thức thân 六識身, Pāli, cha viññāṇkāyā.

[15]Vượt qua sáu Dục giới thiên, tái sinh Sắc giới.

[16]Nhẫn giới忍界, thế giới Kham nhẫn, tức thế giới Ta (Sa)-bà.Skt. Sahalokadhātu.

[17]Sư tử viên 師子園; đoạn dưới nói: Ngưu sư tử viên 牛師子園.Trong Pāli không có vườn nào tên Sư tử. Nội dung kinh tươngđương M 32 Mahā-Gosiṅgasutta (R. i. 213), tại vườn Gosiṇgasālavanadāya:Ngưu giác sa-la lâm. Có lẽ Hán dịch đọc là Gosiṃha (NgưuSư tử) thay vì Gosiṅga (Ngưu giác, sừng bò). Khu rừng nàyở tại Nādika, trong lãnh thổ của Vajji (Bạt-kỳ). Xem, Hándịch tương đương, Trung 48, kinh 184: Ngưu giác sa-la lâm 牛角娑羅林

[18]Thần túc cao đức 神足高德; Pāli, ibid.: abhiññātehi abhiññātehi,rất nổi tiếng, được mọi người biết đến.

[19]Pāli, ibid., kathaṃrūpena bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyā”ti?Tỳ-kheo như thế nào thì làm sáng chói khu rừng Gosiṅgasālanày? So sánh Trung 48, ibid. “Tỳ-kheo như thế nào thì làm khởiphát rừng Ngưu giác sa-la này?”

[20]Pāli: sātthā sabyañjanā: (pháp ấy) có nghĩa và có văn.

[21]Pāli: kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ abhivadanti,(pháp ấy) hiển hiện phạm hạnh thanh tịnh và tuyệt đốihoàn hảo.

[22]Ly-việt 離越, xem kinh 2 phẩm 4. Pāli: Revata (Khadiravaniyo), đệnhất lâm trú (āraññakānaṃ).

[23]Nội dung câu hỏi Xá-lợi-phất nêu cho các Tỳ-kheo như nhau:Ai làm sáng chói khu rừng này? Văn Hán dịch biến thiên, dễgây hiểu nhầm.

[24]A-na-luật 阿那律; thiên nhãn đệ nhất. Pāli: Anuruddha.

[25]Hán dịch lược bỏ đoạn giữa về thiên nhãn.

[26]Bổ nạp chi y 補納之衣, đây hiểu là trì y phấn tảo, mộttrong các hạnh đầu-đà. Pāli: paṃsukūliko.

[27]Nguyên Hán: Giải thoát kiến tuệ 解脫見慧, biết rằng giảithoát.

[28]Nguyên Hán dịch: nghi Sư tử viên trung 宜牛師子園中. Câuvăn dịch này bị gãy, dễ khiến hiểu lầm. So nội dung toànKinh mà chỉnh lại.

[29]Dịch sát nguyên Hán, phải nói: “Vườn Ngưu sư tử này cựckỳ khoái lạc, Tỳ-kheo như thế nào nên ở trong đó?” Nhưvậy có thể hoàn toàn sai với ý nghĩa nội dung toàn Kinh.Khu vườn này không phải là đệ nhất trong các khu vườnđể được đánh giá quá cao như vậy.

[30]Trong bản Hán: nhiên bĩ tâm bất năng 然彼心不能, nghi thiếuchữ phi : nhiên phi bĩ tâm…Đối chiếu Pāli: no ca bhikkhu cittassavasena vattati.

[31]Lưu ý văn Hán dịch đảo trang: tâm năng sử Tỳ-kheo, phi Tỳ-kheonăng sử tâm 心能使比丘非比 丘能使心.

[32]Từ đây trở lên, sáu đoạn, tham chiếu Pāli, A VI 2 Dutiya-āhuneyyasutta(R. iii. 280): 1. iddhividhaṃ, thần túc; 2. dibbāya, sotadhātuyāvisuddhāya, thiên nhĩ thanh tịnh; 3. parasattānaṃ parapuggalānaṃcetasā ceto paricca pajānāti, tha tâm thông; 3 pubbenivāsaṃ anussarati,túc mạng thông; 5. dibbena cakkhunā visuddhena, thiên nhãnthanh tịnh; 6. āsavānaṃ khayā, diệt tận hữu lậu. Tỳ-kheothành tựu 6 pháp này, trở thành người xứng đáng đượccung kính, được tôn trọng, là phước điền vô thượng củathế gian ( āhuneyyo hoti …pe… anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa).

[33]Bản Hán, hết quyển 29.

[34]Chi tiết tương tợ, xem Trung 5, kinh 24 (Sư tử hống).

[35]Nội dung có thêm đoạn lặp lại như trên, nhưng Hán dịchlược bỏ.

[36]Hán: bất thinh chi vấn 不馨之問; chưa rõ ý.

[37]Sáu trọng pháp, hay khả hỷ, xem kinh số 1 phẩm 37 trên.

[38]Đệ nhất tối không pháp 第一最空法.

[39]Nguyên Hán: canh lạc.

[40]Nguyên hán: thống.

[41]Nguyên Hán: thọ.

[42]Bảy chữ trong để bản được xóa bỏ trong TNM:六入亦無人造作.

[43]Để bản: thuyết hành 說行. TNM: thi hành.

[44]Văn chuẩn về giáo giới này, xem Trung 21, kinh 86 (tr. 565c19),và tản mạn. Văn chuẩn Pāli, xem M 8 Sallekha (R.i. 46), và tảnmạn.

[45]Xem cht. 13, kinh 2 phẩm 6. Cf. A VI 52 Khattiyasutta (R. iii. 362).Tham chiếu Hán, Trung 37, kinh 149.

[46]Pāli, ibid., kiṃ-abhinivesā, tham chấp cái gì?

[47]Thức niệm 識念. Về thủ hộ căn môn, văn chuẩn, theo Pāli(Cf. D 2 Sāmaññaphala, và tản mạn): cakkhunṃ rūpaṃ disvāna nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī, khi mắt thấy sắc, khôngnắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng (chi tiết).

[48]Thức tưởng 識想, thức nắm bắt tổng tướng. Xem cht. 47trên.

[49]Tưởng niệm 想念, như thức niệm, xem cht. 47 trên.

[50]Thanh tịnh hạnh 清淨行: phạm hạnh; Pāli: brahmacariya.

[51]Nguyên Hán: câu hội (Pāli: dvayayaṃsamāpatti = methunā); địnhnghĩa từ phi phạm hạnh (Pāli: abrahmacariya): hành pháp dâmdục.

[52]Phạm hạnh bị sứt mẻ, rò rỉ.

[53]Pāli: không hành dâm nhưng sờ nắm.

[54]Lậu, chư dâm dật 漏諸婬泆. Pāli: (brahmacariyassa) sabalaṃ,kammāsa, (phạm hạnh) có tỳ vết, có hoan ố. Nhưng Hán dịchđọc là āsavaṃ, kamāsaṃ, có lậu, có khát vọng dâm dục.

[55]Pāli: không xúc chạm thân thể nhưng đùa cợt.

[56]Pāli: không đùa cợt, nhưng nhìn.

[57]Pāli: không nhìn, nhưng nghe tiếng nữ, bị kích thích.

[58]Pāli: không thấy, không nghe tiếng, nhưng nhớ.

[59]Hán: sáu trường hợp quan hệ nam nữ liên hệ dâm dục. Pāli,ibid., bảy trường hợp liên hệ hành dâm (sattannaṃ methunasaṃyogānaṃ).

[60]Tham chiếu Pāli, M 35 Cūḷa-Saccakasutta (R.i. 227). Hán, Tạp 5,kinh 110.

[61]Mã Sư 馬師. Tạp 5: A-thấp-ba-thệ. Pāli: Assaji.

[62]Tát-già Ni-kiền Tử 薩遮尼健子. Pāli: Saccaka Nigaṇṭhaputta.

[63]Nên hiểu: không thể phá luận nghị của.

[64]Đầu-ma 頭摩. Pāli: Dumumkha.

[65]Trùng nhiêu cước 虫饒腳: con sâu có nhiều chân. Dịch giảkhông hiểu con gì nên mô tả như vậy. Pāli: kakkaṭaka.

[66]Bản Hán, hết quyển 30.

[67]Pāli, A.VIII. 27 Bala (R. iv. 223).

[68]A. ibid. tám loại sức mạnh.

[69]A. ibid. quyền ăng tự tại là sức mạnh của vua chúa (issariyabalārājāno).

[70]Hai sưc mạnh sau Pāli thay bằng: vũ khí là sức mạnh củađạo tặc (āvuddhabalā corā), chê bai là sức mạnh của kẻngu (ujjhattibalā bālā), thẩm sát là sức mạnh của kể trí(nijjhattibā oaṇḍitā), tư trạch là sức mạnh của đa văn(paṭisaṅkhānabalā bahussutā).

[71]Pāli, A.IV 36 Doṇa (R. ii.38). Hán, Tạp (Viêt) kinh 1077.

[72]Ưu-ca-chi 憂迦支江水. Pāli: Ukaṭṭhā, một thị trấn ởKosala.

[73]Càn-thát-bà.

[74]Nguyên Hán: thọ.

[75]Để bản: sanh 生. TNM: vương. Cf. Tứ phần 32 (tr. 791c14): đệlục vương vi thượng 第六王為上.

[76]Dhp. 82.

[77]Pháp cú Pāli, Dhp. 81.

[78]Pāli, M 86 Aṅgulimāla (R. ii. 97). Hán, Tạp 38, kinh 1077.

[79]Ương-quật-ma 鴦掘魔. Pāli: Aṅgulimāla.

[80]Hán: chỉ man 指鬘; cũng là dịch nghĩa của từ aṅguli-māla.Định nghĩa của Pāli: so manusse vadhitvā vadhitvā aṅgulīnaṃmālaṃ dhāreti, nó giết nhiều người, rồi lấy ngón tay làmtràng hoa mà đeo.

[81]Già-già 伽伽. Pāli: Gagga, là tên cha. Họ là Bhaggava.

[82]Mãn Túc 滿足. Pāli: Mantāṇī.

[83]Để bản chép: thọ thai 受[04]胎. TNM: thọ não. Sửa lạicho phù hợp với Pāli: kilissanti vata bho sattā.

[84]Nguyên Hán: trọng nhâm 重[06]妊. Tường thuật không phù hợpvới trả lời của Phật. Có lẽ tương đương Pāli: mūḷhagabbhaṃ,sanh khó, nhưng Hán dịch hiểu mūḷha theo nghĩa đen là “nặngnề, chậm chạp.”

[85]Pāli, định cú: tena saccena sotthi te hotu, “bằng sự thậtnày, mong cho cô được an lành.” Đay là một paritta, hộ chú,cầu thần chú cứu hộ, phổ biến trong Pāli.

[86]Vô Hại 無害. Pāli: Ahiṃsaka, tên cha mẹ đặt. Aṅguimālalà tên do người đời đăt.

[87]Chân Đế Thật. Pāli: Sacca. Nhưng Pāli, (…) ajjāhaṃ saccanāmomhi,(…), [Tôi vốn tên Vô Hại, nhưng đã hại người rất nhiềungười], nay chân thật [là Vô Hại, vì không còn hại ai nữa].

[88]Hán: giác 角. Cf. Dhp. 80: usukārā namayanti tejanaṃ, thợ làmtên nắn thẳng mũi tên.

[89]Dhp. 80.

[90]Cf. Dhp. 382.

[91]Truyện tiền thân của Aṅgulimāla, Pāli, Jataka 537: Mahā-Sutasoma.

[92]Bản Hán, hết quyển 31.

[93]Pāli, M.116 Isigili (R.iii.68).

[94]Linh thức sơn 靈鷲山, tức Kỳ-xà-quật 耆闍崛山. Pāli:Gijjhikūṭa.

[95]Quảng phổ sơn 廣普山. Pāli: Vepulla (Vipulla), núi cao nhấttrong năm núi bao quanh thành Vương xá.

[96]Bạch thiện sơn 白善山. Pāli: Paṇḍava.

[97]Phụ trọng sơn 負重山. Pāli: Vebhāra.

[98]Tiên nhân quật 仙人[13]掘
<lbn="0723a16"/>山. (chữ 掘 nên sửa lại là 窟) Pāli: Isigili,một trong năm núi quanh Vương xá, được nói là đẹp nhất.

[99]Danh sách các Bích-chi-phật theo Pāli: Ariṭṭho (A-lị-trá 阿利吒);Upariṭṭho (Bà-lị-trá 婆利吒); Tagarasikhī (Hán đọc làTakkasikhī, Thẩm Đế Trọng 審諦[17]重?); Yasassī; Sudassano(Thiện Quán 善觀); Piyadassī; Gandhāro; Piṇḍolo;Upāsabho; Nīto (Hán đọc là Niṭṭha, Cứu Cánh 究竟? ); Tatho(Hán?), Sutavā (Hán?); Bhāvitatto (Niệm Quán 念觀). Các vịkhác được kể thêm trong phần kệ của Pāli: Hán: Đế-xa帝奢, Pāli: Tissa. Thông Minh 聰明 (Pāli?). Vô Cấu 無垢 (Pāli?).Vô Diệt 無[19]滅 (Pāli?). Vô Hình 無形 (Pāli?). Thắng 勝(Jeta). Tối Thắng 最勝 (Jayanta). Cực Đại 極大(Pāli?). CựcLôi Điển 極雷電. (Pāli?). Quang Minh 光明 (Pāli?).

[100]Pāli, S. 35. 206 Chapāna (R. iv. 198)

[101]Hán: chiên ngư 鱣魚. Pāli: susumāra, cá sấu.

[102]Thiện Mục 善目; Pāli: Sunetta, cf. DhA. ii 71 f.

[103]Tham chiếu, Pāli, M. 89 Dhammacetiya (R. ii. 117). Hán: Trung 59, kinh213.

[104]Đoạn tự thuyết này không phù hợp với báo cáo được nóitrong đoạn sau của Kinh. Xem cht. 41.

[105]Pāli: Dīgho Kārāyano (Trung kinh 213: Trường Tác 長
<lbn="0795b21"/>作), tổng chỉ huy quân đội của Vua. Sớ giảiPháp cú (DhA.iii. 355) cho biết, chính thời điẻm này, ông nàyâm mưu với Thai tử Viḍūḍadabha am mưu cướp ngôi.

[106]Pāli: thị trấn Nagaraka. Sớ giải Pāli nói, đây là một thôncủa người Thích-ca. Trung ibid.: thị trấn tên là Ấp 邑名城.

[107]Lộc đường 鹿堂. Pāli: bấy giờ Thế tôn đang ở giữanhững người họ Thích, tại thị trấn Medalumpa. Trung ibid.:Di-lũ-li 彌婁離.

[108]Trung ibid.: pháp tĩnh法 靖, sự loại suy về pháp. Pāli: dhammanvaya,tổng tướng của pháp, loại cú của pháp, mục đích thứtự của pháp. Đây chỉ sự suy diễn dựa trên những chứngnghiệm thực tế.

[109]Phách cầu 拍毬. TNM: Phách cúc.

[110]Có thể dịch giả theo tập quán kể năm màu của Trung quốc.Các kinh chỉ kể bốn màu, trừ màu đen.

[111]Đoạn dưới, nói là Thiện Hóa.

[112]Diêm-phù-lý-địa 閻浮里地, (Skt. Jambudvipa); các chỗ khácâm Diên-phù-địa. Phiên âm không thống nhất trong bản Hán.

[113]Cf. Pāli, Ratanasutta (kinh Tam Bảo), được xem như hộ chú (paritta),đọc khi cầu an: Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā,saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ; na no samaṃ atthi tathāgatena,idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ; etena saccena suvatthi hotu… “Dùtrong đời này hay đời khác, hay trên thiên giới, không cótài bảo vi diệu nào sánh với Đức Như lai. Ở đây, Phậtlà tài bảo tối thắng vi diệu. Bằng sự thực này, ướcnguyện tất cả đều được an lành…”

[114]耑, đọc là sủy cho phù hợp với nguyên âm Phạn (Pāli: Ajitakesakambala)

[115]Cf. Pāli, D. 2 Sāmaññaphala (R. i. 52), thuyết vô nghiệp (akiriya)của Pūraṇo Kassapo.

[116]Thâu-lô-ni 輸盧尼, nghi dư chữ ni. Tức Tỳ kheo ni Thâu-nađược nói trong kinh 2 phẩm 5 trên. Có thể đồng nhất Pāli:Soṇā.

[117]Xem kinh 2, phẩm 5: Tỳ kheo ni Thâu-na. Lưu ý phiên âm tên ngườikhông thống nhất của bản Hán này.

[118]Nguyên Hán: tế hoạt cánh lạc nhập 細滑更樂入. Pāli: phassāyatana.

[119]Phi thân 非身, tức vô ngã,

[120]Bản Hán, hết quyển 32.
22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]