Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 35: Tà tụ

02/05/201113:07(Xem: 6421)
Phẩm 35: Tà tụ

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

NĂMPHÁP
35.PHẨMTÀ TỤ

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếucó người ở trong tụ tà kiến, người ấy có hình dáng nhưthế nào? Mặt mũi như thế nào?

Lúcấy,các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“NhưLai là Vua các pháp, là chí tôn các pháp. Lành thay, Thế Tôn,hãy vì các Tỳ-kheo mà nói nghĩa này. Chúng con sau khi nghe xongsẽ phụng hành.”

ThếTôn bảo:

“Cácngươi hãy suy nghĩ kỹ. Ta sẽ vì các ngươi phân biệt nghĩanày.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy.

ThếTôn bảo:

“Ngườiở trong tụ tà cần được nhận biết bằng năm sự. Do thấynăm sự mà biết người này sống trong tụ tà. Sao gọi lànăm? Nên cười mà không cười, lúc nên hoan hỷ mà không hoanhỷ, nên khởi lòng từ mà không khởi lòng từ, làm ác màkhông hỗ, nghe lời thiện của người mà không để ý. Nênbiết người này ắt ở trong nhóm tà. Nếu chúng sanh nào ởtrong nhóm tà, người ấy cần được nhận biết bằng nămsự này biết.

“Lạinữa, nếu chúng sanh nào ở trong nhóm chánh, người ấy cótướng mạo như thế nào? Có nhân duyên gì?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Phật:

“NhưLai là Vua các pháp, là chí tôn các pháp. Cúi xin Thế Tôn hãyvì các Tỳ-kheo mà nói nghĩa này. Chúng con sau khi nghe xong sẽphụng hành.”

ThếTôn bảo:

“Cácngươi hãy suy nghĩ cho kỹ. Ta sẽ vì các ngươi phân biệtnghĩa này.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo vâng theo lời Phật dạy.

ThếTôn bảo:

“Ngườiở trong tụ chánh cần được nhận biết bằng năm sự. Dothấy năm sự mà biết người này đang ở trong tụ chánh.Sao gọi là năm? Nên cười thì cười, nên hoan hỷ thì hoanhỷ, nên khởi lòng từ thì khởi lòng từ, đáng hỗ thì hỗ,nghe lời thiện liền chú ý. Nên biết người này đã ở trongtụ chánh. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy nên bỏ tụ tà, ở trongtụ chánh.

[699a01]“Các Tỳ-kheo. hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NhưLai xuất hiện ở đời tất sẽ vì năm việc. Sao gọi lànăm? Một sẽ chuyển Pháp luân, hai sẽ độ cha mẹ, ba ngườikhông tin kiến lập lòng tin, bốn là người chưa phát ý Bồ-tátkhiến phát tâm Bồ-tát, năm sẽ thọ ký cho Phật tương lai.Nếu Như Lai xuất hiện ở đời thì sẽ làm năm việc này.Cho nên, các Tỳ-kheo hãy khởi tâm từ đối với Như Lai.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cónăm sự vật mà huệ thí không được phước kia. Sao gọilà năm? Một lấy đao thí cho người, hai lấy độc thí chongười, ba đem bò hoang thí cho người, bốn dâm nữ thí chongười, năm tạo miếu thờ thần. Này các Tỳ-kheo, đó gọilà có năm sự bố thí này không có phước.

“CácTỳ-kheo nên biết, lại có năm sự vật mà huệ thí đượcphước lớn. Sao gọi là năm? Một tạo lập công viên, haitrồng rừng cây, ba bắc cầu đò, bốn tạo làm thuyền lớn,tạo lập dựng nhà cửa, nơi ở cho quá khứ và tương lai.Này các tỳ kheo, đó gọi là có năm sự vật khiến đượcphước đức kia.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Vườncảnh, cho mát mẻ;

Vàxây dựng cầu đò

Giúpngười vượt qua sông;

Cònxây phòng ốc tốt:

Ngườikia trong đêm ngày

Sẽthường hưởng phước ấy.

Giới,định đã thành tựu,

Ngườinày ắt sanh thiên.

“Chonên, các Tỳ-kheo hãy niệm tu hành năm sự huệ thí này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườinữ có năm sức mạnh xem thường chồng. Những gì là năm?Một sức mạnh của sắc đẹp, hai sức mạnh của dòng họ,ba sức mạnh của ruộng vườn, bốn sức mạnh của con cái,năm sức mạnh của tiết hạnh. Đó là năm sức mạnh củangười nữ.

“Tỳ-kheonên biết, người nữ dựa vào năm sức mạnh này mà xem thườngchồng. Nếu chồng lại có một sức mạnh thì sẽ phủ lấphết người nữ kia. Một sức mạnh ấy là gì? Đó là sứcmạnh của giàu sang. Phàm là người giàu sang thì sức mạnhcủa sắc không sánh bằng; dòng họ, ruộng vườn, con cái,tiết hạnh cũng không bằng. Do một sức lực mà thắng ngầnấy sức mạnh.

“Naytệ ma Ba-tuần cũng có năm sức mạnh. Những gì là năm? Đólà sức mạnh sắc, sức mạnh thanh, sức mạnh hương, sứcmạnh vị, sức mạnh xúc[105]. Phàm người ngu si đắm cácpháp sắc, thanh, hương, vị, xúc nên không thể vượt qua cảnhgiới Ma Ba tuần. Thánh đệ tử thành tựu một sức mạnhthì có thể thắng ngần ấy sức mạnh. Một sức mạnh ấylà gì? Đó là sức mạnh không phóng dật. Nếu Hiền Thánhđệ tử thành tựu không phóng dật, không bị sắc, thanh,hương, vị, xúc câu thúc. Do không bị năm dục trói buộcnên có khả năng phân biệt pháp sanh, già, bệnh, chết, thắngđược năm sức mạnh của Ma, không rơi vào cảnh giới Ma,vượt khỏi các nạn sợ hãi, đến chỗ vô vi.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Giới,đường đến cam lồ,

Phóngdật, dẫn lối chết.

Khôngtham thì không chết

Mấtđường là tự mất.[106]

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Hãyniệm tưởng tu hành không phóng dật.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườinữ có năm tưởng dục. Những gì là năm? Một sanh trong nhàhào quý, hai được gả vào nhà giàu sang, ba chồng của talàm theo lời, bốn là có nhiều con cái, năm là độc quyềntrong nhà do mình. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là người nữcó năm sự đáng tưởng muốn này.

“Cũngvậy, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo của Ta cũng có năm sự đáng tưởngmuốn. Sao gọi là năm? Đó là cấm giới, đa văn, thành tựutam-muội, trí huệ, trí huệ giải thoát. Này các Tỳ-kheo,đó gọi là có [699c01] năm sự này là pháp đáng muốn.

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nguyệnsanh dòng hào tộc;

Cũnggặp nhà giàu sang;

Cóthể sai khiến chồng;

Chẳngphước không khắc được.

Khiếnta nhiều con cái;

Hươnghoa tự trang sức;

Tuycó tưởng niệm này,

Chẳngphước không khắc được.

Tíngiới mà thành tựu;

Tam-muộikhông lay động,

Tríhuệ cũng thành tựu:

Biếngnhác, không đạt được.

Muốnchứng đắc đạo quả.

Khôngdạo vực sanh tử;

Mongmuốn đến Niết-bàn;

Biếngnhác, không đạt được.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện hành nơipháp thiện, trừ bỏ pháp bất thiện, dần dần tiến vềtrước, không có thối ý nữa chừng.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cónăm trường hợp không nên lễ người. Những gì là năm? Ngườiở trong tháp, không nên lễ. Người ở trong đại chúng, khôngnên lễ. Người ở giữa đường, không nên lễ. Người đangốm đau nằm trên giường, không nên lễ. Người đang ăn,không nên lễ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có năm trường hợpnày không lễ người.

“Lạicó năm trường hợp biết đúng thời nên lễ. Những gì lànăm? Đó là không ở trong tháp, không ở trong đại chúng,không ở giữa đường, không đau bịnh, lại chẳng phải đangăn uống, đây nên hướng về lễ. Cho nên, này các Tỳ-kheo,hãy tìm cầu phương tiện đúng thời mà hành.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật cùng năm trăm Tỳ-kheo ở tại Ca-lan-đàtrong vườn Trúc, thành La-duyệt. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Ưu-đầu-bàn[107]:

“Ônghãy vào thành La-duyệt xin cho Ta một ít nước nóng. Vì saovậy? Vì như Ta hôm nay đang trúng gió[108] đau cột sống.”

Ưu-đầu-bànbạch Phật:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Ưu-đầu-bànvâng lời Phật dạy, đến giờ khất thực, đắp y, mang bát,vào thành La-duyệt xin nước nóng. Tôn giả Ưu-đầu-bàn [700a01]nghĩ như vầy: ‘Thế Tôn có nhân duyên gì sai ta xin nướcnóng? Như Lai đã dứt sạch các kết sử, tập hợp các điềulành, vậy mà Như Lai lại nói rằng: Nay Ta bị trúng gió. Hơnnữa, Thế Tôn lại không cho biết danh tánh nên đến nhà ai.’

RồiTôn giả Ưu-đầu-bàn dùng thiên nhãn quán sát các ngườinam ở thành La-duyệt, thấy tất cả đều đáng được độ.Lúc ấy, thấy trong thành La-duyệt có trưởng giả Tỳ-xá-la[109]trước đây không trồng căn lành, không có giới, không cótín, tà kiến đối với Phật, Pháp, Tăng, và biên kiến cùngtương ưng. Ông thấy như vầy: ‘Không có bố thí, không cócho, không có người nhận, lại cũng không có quả báo thiệnác; không có đời này, không đời sau, không có cha, khôngcó mẹ; đời không có Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu, ở đờinày, đời sau, tự thân tác chứng, mà tự du hóa.’ Tuổithọ rất ngắn; sau năm ngày nữa ông sẽ chết. Ông lại đangthờ Ngũ đạo đại thần.

Ưu-đầu-bànnghĩ thầm: ‘Chắc là Như Lai muốn độ trưởng giả này.Vì sao vậy? Vì trưởng giả này sau khi qua đời sẽ sanh vàotrong địa ngục Đề khốc[110].’ Lúc ấy, Ưu-đầu-bàn liềnmỉm cười. Ngũ đạo đại thần từ xa nhìn thấy tôn giảmỉm cười, liền ẩn hình mình, hóa ra hình người, đi đếnchỗ Ưu-đầu-bàn để Ngài sai khiến. Tôn giả Ưu-đầu-bàndẫn sứ giả này đến đứng ngoài cửa nhà trưởng giả,đứng im lặng không nói gì cả.

Lúcấy, trưởng giả từ xa nhìn thấy có đạo nhân đứng ởngoài cửa, lập tức nói kệ này:

Nayngười đứng im lặng,

Cạođầu đắp cà sa

Vìmuốn xin những gì?

Donhân gì đến đây?

Ưu-đầu-bànliền nói kệ này đáp:

NhưLai bậc Vô trước,

Hômnay sanh bệnh phong.

Nếungài có nước nóng,

NhưLai muốn tắm rửa.[111]

Khiấy, trưởng giả im lặng không đáp. Đại thần Ngũ đạobảo với Tỳ-xá-la:

“Trưởnggiả nên đem nước sôi cúng dường, tất sẽ được phướcvô lượng, sẽ được báo cam lộ.”

Trưởnggiả đáp:

“Tatự có đại thần Ngũ đạo, cần gì đến Sa-môn này? Ôngthêm được việc gì?”

Lúcấy, đại thần Ngũ đạo liền nói kệ này:

NhưLai đang ở đời

ThiênĐế cũng xuống hầu.

[700b01]Còn ai vượt lên trên?

Aicó thể ngang hàng?

ThầnNgũ đạo làm gì?

Khônggiúp được gì cả.

Nêncúng dường Thế Tôn,

Đểđược quả báo lớn.

Lúcấy, đại thần Ngũ đậi lại nói lần nữa trưởng giả:

“Ônghãy khéo tự thủ hộ các hành vi của thân, miệng, ý hành.Ông không biết oai lực của đại thần Ngũ đạo sao?”

Đạithần Ngũ đạo liền hóa ra hình quỷ thần lớn, tay phảicầm kiếm, nói với trưởng giả:

“Nayta chính là đại thần Ngũ đạo. Hãy nhanh chóng cho Sa-mônnày nước nóng. Chớ có chần chờ.”

Lúcấy, trưởng giả nghĩ thầm: ‘Thật là kỳ lạ! Đại thầnNgũ đạo còn cúng dường Sa-môn này.’ Lập tức ông đemnước nóng thơm trao cho đạo nhân. Lại lấy mật mía traocho Sa-môn.

Đạithần Ngũ đạo tự tay cầm nước nóng thơm này, cùng Ưu-đầu-bànđến chỗ Thế Tôn rồi dâng nước nóng thơm này lên NhưLai. Bấy giờ, Như Lai dùng nước nóng thơm này tắm gội thânthể, bệnh phong lập tức thuyên giảm không còn tăng trưởngnữa.

Ôngtrưởng giả, sau năm ngày qua đời, sanh lên cõi trời Tứthiên vương. Khi Tôn giả Ưu-đầu-bàn nghe trưởng giả quađời, liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồiqua một bên. Ưu-đầu-bàn bạch Như Lai:

“Trưởnggiả này chết sanh về chốn nào?”

ThếTôn bảo:

“Trưởnggiả này chết sanh lên trời Tứ thiên vương.”

Ưu-đầu-bànbạch Phật:

“Trưởnggiả này, mạng chung ở đó, sẽ sanh về đâu?”

ThếTôn đáp:

“Ởđó mạng chung, sẽ sanh cõi trời Tứ thiên vương, trời Tamthập tam, cho đến trời Tha hóa tự tại. Ở đó mạng chung,lại sanh vào cõi trời Tứ thiên vương. Trưởng giả này thântrong sáu mươi kiếp, không đọa vào đường ác, cuối cùngđược làm người, cạo bỏ râu tóc, đắp ba pháp y, xuấtgia học đạo, thành Bích-chi-phật. Vì sao vậy? Vì nhờ đứccúng dường nước nóng thơm mà phước kia mới như vậy. Chonên, Ưu-đầu-bàn, hãy thường niệm việc tắm chúng Tăng,nghe thuyết đạo giáo.

“Ưu-đầu-bàn,hãy học điều như vậy.”

Tôngiả Ưu-đầu-bàn sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, có Tỳ-kheo không thích tu phạm hạnh, muốn xả giớicấm, trở về làm bạch y. Khi ấy, Tỳ-kheo kia đến chỗ ThếTôn, [700c01] đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Bấy giờ,Tỳ-kheo kia bạch Thế Tôn:

“Naycon không thích tu hành trong phạm hạnh này. Con muốn xả giớicấm, trở lại làm bạch y.”

ThếTôn bảo:

“Nayngươi vì sao ông không thích tu phạm hạnh, muốn xả giớicấm, trở lại làm bạch y?”

Tỳ-kheođáp:

“Naytâm ý con hừng hực, trong thân bừng lửa. Nếu khi con thấyngười nữ xinh đẹp vô song, bấy giờ con nghĩ thầm: ‘Mongsao người nữ này cùng ta giao hội nhau.’ Rồi con lại nghĩ:‘Đây chẳng phải Chánh pháp. Nếu ta theo tâm này thì chẳngphải chánh lý.’ Bấy giờ, con lại nghĩ thầm: ‘Đây làmục đích xấu, chẳng phải là mục đích tốt.[112] Đây làpháp ác chẳng phải là pháp thiện.’ Nay con muốn xả giớicấm, trở lại làm bạch y. Giới cấm của Sa-môn thật sựkhông thể phạm. Ở trong thế tục, con có thể bố thí vậtthực[113].”

ThếTôn bảo:

“Phàmngười nữ có năm điều bất thiện. Những gì là năm? Mộtlà bất thiện bởi ô uế, hai là nói hai lưỡi, ba là ganhghét, bốn là sân nhuế, năm là không biết báo đáp.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Buồnvui vì của cải,

Ngoàithiện trong lòng ác;

Phánẻo thiện của người;

Chimưng bỏ đầm nhơ.

“Chonên, Tỳ-kheo hãy từ bỏ tưởng tịnh, tư duy quán bất tịnh.[114]Sau khi tư duy quán bất tịnh, Tỳ-kheo sẽ đoạn tận dụcái, sắc ái và vô sắc ái; đoạn tận vô minh, kiêu mạn.Nay, Tỳ-kheo, dục của ngươi từ đâu sanh? Từ tóc sanh? Nhưngtóc hiện nhơ không sạch, đều do huyễn hóa, lừa gạt ngườiđời. Móng, răng … thuộc về thân thể đều là không sạch.Cái gì là chân, cái nào là thật? Từ đầu đến chân, thảyđều như vậy. Những vật hữu hình như gan, mật, năm tạng,không một vật đáng ham. Cái gì là chân? Nay, Tỳ-kheo, dụccủa ngươi từ đâu sanh? Nay ngươi khéo tu phạm hạnh, Chánhpháp của Như Lai, tất sẽ hết khổ. Mạng người rất ngắn,không lâu ở đời. Tuy có rất thọ, không qua trăm tuổi.

“Tỳ-kheonên biết, Như Lai xuất thế, rất là khó. Được gặp, nghepháp cũng khó. Thọ nhận thân hình tứ đại cũng lại việckhó được. Các căn đầy đủ cũng lại khó được. Đượcsanh vào chốn trung ương, cũng lại khó gặp. Gặp gỡ thiệntri thức, cũng lại khó được. Nghe pháp cũng khó, phân biệtnghĩa lý cũng lại khó được. Thành tựu pháp tùy pháp, việcnày cũng khó. Nay, Tỳ-kheo, ngươi nếu [701a01] thân cận thiệntri thức, thì có thể phân biệt các pháp, cũng có thể giảngrộng nghĩa này cho người khác. Nếu đã nghe pháp thì có thểphân biệt. Đã phân biệt pháp rồi thì có thể giảng nóinghĩa của nó. Không có tưởng dục, tưởng sân nhuế, tưởngngu si; đã lìa ba độc nên thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết.Nay ta đã nói sơ nghĩa ấy.”

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia nhận lãnh lời dạy từ Phật, từ chỗ ngồiđứng dậy, đảnh lễ sát chân Thế Tôn rồi lui ra.

Tỳ-kheokia ở nơi vắng vẻ, tư duy về pháp này, sở dĩ mà thiệngia nam tử cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, là muốntu phạm hạnh vô thượng, cho đến, như thật biết rằng,Sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đãlàm xong, không còn tái sanh đời sau nữa, biết như thật.Tỳ-kheo kia thành A-la-hán.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại Ca-lan-đà, trong vườn Trúc, thànhLa-duyệt, cùng với đại chúng năm trăm tỳ kheo. Bấy giờ,A-nan và Đa-kỳ-xa,[115] đúng giờ, đắp y, cầm bát, vào thànhkhất thực. Lúc ấy, Đa-kỳ-xa ở trong một ngõ hẻm, thấymột người nữ hết sức xinh đẹp hiếm có kỳ đặc ởđời. Thấy rồi, tâm ý tán lọan, không còn bình thường.[116]

Lúcấy, Đa-kỳ-xa liền dùng kệ này nói cho A-nan:

Bịlửa dục thiêu đốt,

Tâmý thật cháy bừng.

Xinnói nghĩa diệt nó,

Đểđược nhiều lợi ích.

A-nanliền nói kệ này đáp:

Biếtdục, pháp điên đảo;

Tâmý thật cháy bừng.

Hãytrừ niệm hình tướng,

Ýdục liền tự dừng.

Đa-kỳ-xalại nói kệ đáp:

Tâmlà gốc của thân;

Mắtlà nguồn thấy đẹp.

Nằmngủ thấy đỡ nâng,

Thânnhư cỏ rối úa.

Tôngiả A-nan liền tiến đến, dùng tay phải xoa đầu Đa-kỳ-xamà nói kệ này:

NiệmPhật, không tham dục.

Nan-đàvượt dục kia

Thấytrời, hiện địa ngục.[117]

Ngăný, lìa năm đường.

[701b01]Đa-kỳ-xa sau khi nghe Tôn giả A-nan nói, liền tự nói:

“Thôi,thôi, A-nan! Hãy cùng khất thực xong trở về chỗ Thế Tôn.”

Khiấy, người nữ kia từ xa trông thấy Đa-kỳ-xa, cô liền cười.Đa-kỳ-xa khi từ xa thấy người nữ cười, liền phát sanhniệm tưởng này: ‘Cô nay, với hình thể được dựng đứngbởi xương, được quấn chặt bởi da, cũng như cái bình vẽ,bên trong đựng đồ bất tịnh, lừa dối người đời, khiếnsinh loạn tưởng.’

Bấygiờ, Tôn giả Đa-kỳ-xa quán sát người nữ kia từ đầuđến chân, trong thân thể này không cái gì đáng ham, ba mươisáu vật thảy đều bất tịnh. Nay những vật này là từđâu sinh? Rồi Tôn giả Đa-kỳ-xa lại nghĩ: ‘Nay ta quán sátthân khác, không bằng tự quán sát trong thân mình. Dục nàytừ đâu sanh? Từ đất sanh chăng? Từ nước, lửa, gió sanhchăng? Nếu từ đất sanh; đất cứng chắc, không thể bịhư hoại. Nếu từ nước sinh, nước rất mềm, không thểbắt giữ. Nếu từ lửa sanh; lửa[118] cũng không thể bịnắm bắt. Nếu từ gió sanh; gió không có hình, không thểnắm bắt.’ Tôn giả lại nghĩ: ‘Tham dục này chỉ có từtư tưởng sanh.’

RồiTôn giả nói kệ này:

Dục,ta biết gốc ngươi:

Ngươitừ tư tưởng sinh.

Nếuta không tưởng ngươi,

Ngươisẽ không hiện hữu.

KhiTôn giả Đa-kỳ-xa nói bài kệ này, như tư duy về tưởngbất tịnh, ngay tại chỗ, tâm được giải thoát khỏi hữulậu.

Lúcấy, A-nan và Đa-kỳ-xa ra khỏi thành La-duyệt, đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Đa-kỳ-xabạch Thế Tôn:

“Naycon đã được lợi thiện, vì có chỗ giác ngộ.”

ThếTôn hỏi:

“Nayngươi tự giác thế nào?”

Đa-kỳ-xabạch Phật:

“Sắckhông bền vững, cũng không chắc chắn, không thể trông thấy,huyễn ngụy, không thật; thọ[119] không bền vững, cũng khônglõi chắc, cũng như đám bọt trên mặt nước, huyễn ngụy,không thật. Tưởng không bền vững, cũng không lõi chắc,huyễn ngụy, không thật, cũng như quáng nắng. Hành không bềnvững, cũng không lõi chắc, giống như thân cây chuối, khôngcó thật. Thức không bền vững, cũng không lõi chắc, huyễnngụy, không thật.”

Tôngiả lại bạch Phật thêm:

Nămthủ uẩn này không bền vững, cũng không lõi chắc, huyễnngụy không thật.”

Bấygiờ Tôn giả Đa-kỳ-xa liền nói kệ này:

[701c01]Sắcnhư chùm bọt nổi;

Thọnhư bong bóng nước;

Tưởnggiống như quáng nắng;

Hànhnhư thân cây chuối;

Thứclà pháp huyễn hóa:

ĐấngTối Thắng nói vậy.

Tưduy điều này xong,

Quánsát hết các hành,

Thảytrống không, vắng lặng;

Khôngcó gì chân chánh,

Đềulà do thân này:

ĐứcThiện Thệ dạy vây.

Cầnphải diệt ba pháp.

Thấysắc là bất tịnh,

Thânnày là như vậy,

Huyễnngụy không chân thật,

Đólà pháp hư hại.

Nămuẩn không bền chắc,

Đãbiết là không thật,

Trởvề đạo tối thượng.

“Nhưvậy, Thế Tôn, đó là những gì mà con đã tỏ ngộ.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, Đa-kỳ-xa! Ông khéo hay quán sát gốc năm thủ uẩn này.Nay ngươi nên biết, phàm là hành giả thì phải quán sát gốcnăm uẩn này đều không chắc thật. Vì sao vậy? Khi Ta đangquán sát năm thủ uẩn này ở dưới bóng cây Bồ-đề màthành Vô Thượng Đẳng Chánh Giác, cũng như những gì hômnay ngươi quán.”

KhiThế Tôn nói bài pháp này, sáu mươi Tỳ-kheo ngay trên chỗngồi mà được lậu tận, tâm giải thoát.

Tôngiả Đa-kỳ-xa sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tăng-ca-ma,[120] con một trưởng giả, đến chỗ ThếTôn đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Rồi con trưởnggiả bạch Phật:

“Cúixin Thế Tôn cho phép con được hành đạo.”

Bấygiờ, con trưởng giả liền được hành đạo, ở nơi vắngvẻ, nỗ lực tu hành thành tựu quả pháp. Sở dĩ thiện gianam tử cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, là như thậtbiết rằng, Sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cầnlàm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau. Bấy giờ, Tăng-ca-mathành A-la-hán.

KhiTôn giả ở nơi nhàn tịnh, suy nghĩ như vầy: ‘Như Lai xuấthiện ở đời, rất là khó gặp. Đa-tát-a-kiệt thật lâumới xuất hiện, cũng như hoa ưu-đàm thật lâu mới xuấthiện. Ở đây cũng vậy, Như Lai xuất hiện ở đời, thậtlâu mới có. Tất cả hành diệt, cũng khó gặp. Xuất yếucũng khó. Ái tận, vô dục, Niết-bàn, điều này mới là vidiệu[121].

Bấygiờ, mẹ vợ Tăng-ca-ma nghe con rễ mình làm đạo nhân, khôngcòn đắm dục, bỏ phiền lụy gia đình, lại bỏ con gái bànhư vất bỏ đám nước dãi. Lúc ấy, người mẹ này đếnchỗ con gái, nói với cô:

“Cóthật chồng con hành đạo sao?”

[702a01]Con gái bà đáp:

“Concũng không rõ là có hành đạo hay không.”

Ngườimẹ bảo:

“Naycon hãy tự trang điểm, mặc quần áo đẹp, ẩm con trai, congái này, đi đến chỗ Tăng-ca-ma.”

Khi ấy Tôn giả Tăng-ca-ma đang ngồi kiết già dưới bóng mộtgốc cây, vợ và mẹ vợ, hai người đến đứng im trướcmặt.

Tronglúc đó, người mẹ và cô con gái quan sát Tăng-ca-ma từ đầuđến chân, rồi nói với Tăng-ca-ma:

“Vìsao hôm nay anh không nói chuyện với con gái tôi? Đây con cáinày do anh sanh. Việc anh đang làm thật là phi lý, không ai chấpnhận.”

Tôngiả Tăng-ca-ma liền nói kệ này:

Đâykhông gì tốt hơn;

Đâykhông gì đẹp hơn;

Đâykhông gì đúng hơn;

Thiệnniệm không hơn đây.

Khiấy, mẹ vợ bảo Tăng-ca-ma:

“Naycon gái tôi có tội gì? Có điều gì phi pháp? Tại sao nay bỏnó xuất gia học đạo?”

Lúcấy, Tăng-ca-ma nói kệ này:

Ôuế, bất tịnh hạnh;

Sânhận, thích vọng ngữ;

Tâmghanh ghét, bất chánh;

NhưLai đã nói vậy.

Lúcấy, người mẹ nói với Tăng-ca-ma:

“Chẳngphải một mình con gái ta có chuyện này, mà hết thảy ngườinữ đều như vậy. Nhân dân trong thành Xá-vệ, ai thấy congái ta thảy đều trở nên loạn tâm ý, muốn cùng giao hội,như khát muốn uống, nhìn không biết chán, thảy đều khởitưởng đắm đuối. Vì sao nay anh lại bỏ nó học đạo, rồilại còn chê bai? Nếu ngày hôm nay anh không cần con gái tôithì thôi, nhưng những đứa con này do anh đã sinh ra nay trảlại anh. Hãy tự mà lo lấy.”

Lúcấy, Tăng-ca-ma lại nói kệ này:

Tôikhông con trai, gái,

Ruộngvườn và của báu;

Cũngkhông có nô tỳ,

Quyếnthuộc và tùy tùng.

Mộtmình, không bè bạn

Thíchở nơi vắng vẻ,

Thựchành pháp Sa-môn,

CầuPhật đạo chân chánh.

Aicó con trai, gái,

Làsở hành người ngu

Ta,thân thường vô ngã,

Hácó con cái sao?

Lúcấy, người vợ, mẹ vợ, con cái nghe bài kệ ấy xong, mọingười đều nghĩ: ‘Như ta quán sát hôm nay, theo ý này thìchắc chắn không trở về nhà.’ Họ lại quan sát từ đầuđến chân, ta thán thở dài, rồi quỳ xuống trước Tôn giảmà nói: ‘Nếu thân miệng ý chúng tôi có gây điều gì phipháp, xin tha thứ tất cả cho.’ Rồi họ nhiễu quanh ba vòng,và ra khỏi chỗ đó.

Lúcbấy giờ, Tôn giả A-nan, đến giờ, đắp y, cầm bát vàothành Xá-vệ khất thực. Từ xa trông thấy người mẹ vàcô con gái, bèn hỏi:

“Lúcnãy đã gặp Tăng-ca-ma chưa?”

Lãomẫu kia đáp:

“Tuygặp, nhưng cũng như không gặp.”

A-nanhỏi:

“Cócùng nói chuyện không?”

Lãomẫu đáp:

“Tuycùng nói chuyện, nhưng không vừa ý tôi.”

Lúcấy, Tôn giả A-nan liền nói kệ này:

Muốncho lửa sanh nước;

Lạikhiến nước sanh lửa;

Phápkhông, muốn thành có;

Vôdục, muốn cho dục.

Saukhi khất thực xong, Tôn giả A-nan trở về vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà, đến chỗ Tăng-ca-ma, ngồi qua một bên,nói với Tăng-ca-ma:

“Ngàiđã biết pháp như thật rồi phải không?”

Tăng-ca-mađáp:

“Tôiđã hiểu biết pháp chân thật”

A-nanhỏi:

“Hiểubiết pháp chân thật như thế nào?”

Tăng-ca-mađáp:

“Sắclà vô thường, nghĩa vô thường này tức là khổ. Khổ tứclà vô ngã, vô ngã tức là không. Thọ, tưởng, hành, thứcthảy đều vô thường. Nghĩa vô thường này tức khổ. Khổtức vô ngã, vô ngã tức không. Năm thủ uẩn này là nghĩavô thường. Nghĩa vô thường tức là khổ. Ta không phải củacái đó. Cái đó không phải của ta.”

RồiTăng-ca-ma nói kệ này:

Khổkhổ lại sanh nhau,

Vượtkhổ cũng như vậy.

ĐạoHiền thánh tám phẩm,

Dẫnđến nơi diệt khổ.

Khôngtái sinh sanh nơi này;[122]

Qualại các cõi trời,

Dứtsạch nguồn gốc khổ.[123]

Tịchtĩnh, không di động;

Tôithấy đạo tích không,[124]

Nhưđiều Phật đã dạy;

Nayđắc A-la-hán,

Khôngcòn thọ bào thai.

[702c01]Khi ấy Tôn giả A-nan khen ngợi:

“Lànhthay, pháp như thật đã được khéo léo quyết trạch.”

RồiA-nan liền nói kệ này:

Khéogiữ lối phạm hạnh;

Cũnghay khéo tu đạo;

Đoạntrừ các kết sử;

Làchân đệ tử Phật.

A-nannói kệ này xong, từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi, đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên. Lúc ấy,A-nan đem nhân duyên này bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nóivề dục bình đẳng trong các A-la-hán, phải nói chính Tỳ-kheoTăng-ca-ma. Hay hàng phục Ma, quyến thuộc Ma, cũng là Tỳ-kheoTăng-ca-ma. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo Tăng-ca-ma đã bảy lầnhàng phục ma,[125] nay mới thành đạo. Từ nay về sau cho phépđược ra vào đạo bảy lần, quá hạn này thì là phi pháp.”

Lúcấy, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tronghàng đệ tử Thanh văn của ta, Tỳ-kheo đứng đầu trong việchàng phục ma, nay mới thành đạo chính là Tỳ-kheo Tăng-ca-ma.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[126]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]