Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07-Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại

25/10/201015:35(Xem: 6955)
07-Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Oai Ðức Tự Tại Bồ-tát, tạiđại chúng trung tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, trường quìxoa thủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn quảng vị ngã đẳng phân biệt như thị tùythuận Giác tánh linh chư Bồ-tát giác tâm quang minh, thừa Phật viên âm bất nhântu tập nhi đắc thiện lợi. Thế Tôn, thí như đại thành ngoại hữu tứ môn tùyphương lai giả, phi chỉ nhất lộ. Nhất thiết Bồ-tát trang nghiêm Phật quốc, cậpthành Bồ-đề phi nhất phương tiện. Duy nguyện Thế Tôn quảng vị ngã đẳng tuyênthuyết nhất thiết phương tiện tiệm thứ tinh tu hành nhân tổng hữu kỉ chủng,linh thử hội Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh cầu Ðại thừa giả, tốc đắc khai ngộ,du hí Như Lai đại tịch diệt hải.

Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa như thị tam thỉnhchung nhi phục thủy.

DỊCH:

Lúc đó, Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại ởtrong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật đi nhiễu bên phảiba vòng, quì gối chắp tay bạch Phật rằng:

- Ðức Thế Tôn đại bi, đã vì chúngcon phân biệt rộng tùy thuận Tánh giác như thế, khiến cho các Bồ-tát, nương nơiviên âm của Phật mà tâm được sáng suốt, không nhân tu hành mà được lợi ích lớn.Bạch Thế Tôn, ví như thành lớn, ngoài có bốn cửa, người tùy theo mỗi phương màvào, chẳng phải chỉ một đường. Tất cả Bồ-tát trang nghiêm cõi Phật và thànhBồ-đề chẳng phải chỉ có một phương tiện. Cúi xin đức Thế Tôn rộng vì chúng contuyên nói tất cả phương tiện thứ lớp và người tu hành có bao nhiêu hạng để choBồ-tát trong hội này và chúng sanh đời sau, người cầu Ðại thừa mau được khaingộ, dạo chơi trong biển đại tịch diệt Như Lai.

Thưa lời đây rồi, năm vóc gieoxuống đất, thưa hỏi như vậy lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Oai Ðức Tự Tại là biểu trưng nơimình, Ðức là chỉ cho bên trong sung túc, Oai là hiện tướng bên ngoài khiến ngườinể phục. Trong có đầy đủ diệu đức nên hiện ra ngoài có những oai phong khiếnngười khác phải nể phục. Ở chương này Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại tự đã biết pháp tuviên mãn rồi, nhưng vì thương chúng sanh đời sau căn cơ thấp kém không thể nghepháp đốn giáo liền nhập dễ dàng mà cần phải có phương tiện thứ lớp mới tiến tuđược, nên Ngài thị hiện đứng ra thưa hỏi để đức Phật chỉ rõ cho chúng sanh đờisau dễ tiến tu.

Ý� của Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại hỏirằng: Muốn thể nhập tánh Viên giác có bao nhiêu thứ phương tiện và thứ lớp nhưthế nào? Sau đó Ngài đưa ra một ví dụ là có một cái thành lớn ở ngoài có bốncửa, người tùy theo mỗi phương mà vào, chẳng phải chỉ có một cửa một đường.Chẳng hạn như thành phố Sài Gòn, người ở miền Ðông thì phải đi con đường từmiền Ðông vào, người ở miền Tây thì phải đi con đường từ miền Tây vào, người ởmiền Trung thì phải đi con đường từ miền Trung vào; mỗi người tùy theo chỗ củamình ở mà có những con đường vào khác nhau, chớ không phải cố định có một conđường vào thành phố. Cũng như thế, muốn vào biển Viên giác cũng có nhiều phươngtiện để vào, bởi vì tất cả sự tu hành đều là phương tiện. Phương tiện nào đưađến giác ngộ, phương tiện nào đưa đến giải thoát, đó là chủ yếu mà ngài Bồ-tát Oaèức Tự Tại đứng ra thưa hỏi.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Oai Ðức Tự Tại Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chưBồ-tát cập mạt thế chúng sanh vấn ư Như Lai như thị phương tiện. Nhữ kim đếthính, đương vị nhữ thuyết.

Thời Oai Ðức Tự Tại Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ, cập chư đại chúngmặc nhiên nhi thính.

- Thiện nam tử, Vô thượng Diệu giác biến chư thập phương xuấtsanh Như Lai dữ nhất thiết pháp đồng thể bình đẳng, ư chư tu hành thật vô hữunhị phương tiện tùy thuận kỳ số vô lượng, viên nhiếp sở qui tuần tánh sai biệtđương hữu tam chủng.

DỊCH:

Khi ấy, đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông hay vì các Bồ-tátvà những chúng sanh đời sau, thưa hỏi Như Lai về những phương tiện như thế. Ônghãy lắng nghe ta sẽ vì các ông nói.

Khi ấy, Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại vâng lời dạy vui vẻ cùng đại chúngim lặng lắng nghe.

- Này thiện nam, tánh Viên giác vô thượng nhiệm mầu trùm khắp mườiphương sanh ra Như Lai và tất cả pháp đồng thể bình đẳng, đối với sự tu hànhthật không có hai, song phương tiện tùy thuận thì vô lượng, gom hết trở về theotánh sai biệt, có ba thứ.

GIẢNG:

Ðây Phậtchỉ rõ đường tu hành để nhập tánh Viên giác vô thượng nhiệm mầu thì không cóhai, nhưng căn cứ vào phương tiện tùy thuận thì có vô lượng không thể kể hết,đứng trên chỗ sai biệt tạm nói có ba là Chỉ, Quán và Thiền.

ÂM:

- Thiện nam tử! Nhược chư Bồ-tát, ngộ tịnh Viên giác, dĩ tịnhGiác tâm thủ tĩnh vi hạnh, do trừng chư niệm, giác thức phiền động, tĩnh tuệphát sanh, thân tâm khách trần tùng thử vĩnh diệt. Tiện năng nội phát tịch tĩnhkhinh an. Do tịch tĩnh cố thập phương thế giới chư Như Lai tâm ư trung hiểnhiện, như kính trung tượng. Thử phương tiện giả danh Xa-ma-tha.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh,dùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, rồi y đó lắng các vọng niệmvà biết thức phiền động, thì trí tuệ lặng lẽ phát sanh, thân tâm khách trần từđây diệt hết. Nội (tâm) liền phát ra lặng lẽ khinh an. Do vì lặng lẽ nên tâmcủa các đức Như Lai ở mười phương thế giới hiển hiện rõ trong đó, như bóng hiệntrong gương. Phương tiện này gọi là Xa-ma-tha.

GIẢNG:

Xa-ma-tha(�amatha) chữ Phạn, Trung Hoa dịch là Chỉ.Phương tiện đầu là tu Chỉ, phương tiện tu Chỉ trong kinh Viên Giác khác hơnphương tiện tu Chỉ Quán của tông Thiên Thai.

Phật dạy có ba giai đoạn:

1- Giác ngộ mình có tánh tịnh Viêngiác, tức là Tánh giác sẵn tròn đầy bên trong.

2- Phải biết thức tâm hay thứctình này là phiền động.

3- Ðược cái tịch tĩnh khinh an nêntâm các đức Như Lai đều ở trong đó hiện bày.

Ðầu tiên Phật nói rằng các vịBồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, nghĩa là ngộ được Pháp thân rồi thìdùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, tức là lóng lặng hết cácvọng niệm và biết thức dao động. Do tâm lặng lẽ nên trí tuệ sáng suốt thanhtịnh phát sanh. Khi trí tuệ thanh tịnh sáng suốt phát sanh thì những cái xaoxuyến phiền động của thân tâm ngang đây bặt dứt. Bấy giờ nội tâm được tịch tĩnhkhinh an. Do thân tâm tịch tĩnh khinh an nên tâm của tất cả chư Phật hiện rõtrong đó, giống như bóng hiện trong gương vậy. Tức là tâm của người tu thật lặnglẽ cho nên thấy hình ảnh mười phương chư Phật đều hiện. Phương pháp tu này gọilà Chỉ.

Chúng ta thấy điều kiện tiên quyếtđức Phật nêu ra là trước phải ngộ được tánh tịnh Viên giác, điều kiện này khôngkhác điều kiện các vị Thiền sư nêu ra. Ðó là tu thiền trước phải kiến tánh,thường gọi là kiến tánh khởi tu. Cho nên phải nhận ra tánh bất sanh bất diệt,tánh bất sanh bất diệt đó gọi là tánh Viên giác. Nhận ra được rồi mới dùng cácphương tiện dẹp các vọng trần, vọng tưởng. Nhưng lóng các niệm này, chúng tađừng hiểu lầm, nhiều người nghe nói lóng hết các tâm niệm vọng tưởng xuống nênngồi đè cố kềm nó lại, đó là bệnh của thiền, vì không biết cứ tưởng đè xuốngđừng cho dấy lên, nhưng càng đè càng tai hại. Ở đây phải khéo hiểu như cácThiền sư dạy, tức biết vọng không theo. Cho nên trừng tâmlà dừng nólại.

Chúng ta tu thì có khi dùng Chỉ,có khi dùng Quán. Trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ nói Chỉ và Quán đồng thời,Chỉ là định và Quán là tuệ, hai cái không rời nhau. Ngay khi vọng tưởng khởichúng ta biết và buông, đó là có Chỉ và Quán; biết vọng tưởng là Quán, buôngkhông theo và vọng tưởng lặng xuống là Chỉ, ấy là định tuệ đồng tu chớ khôngchia ra hai thứ. Chia ra hai thứ là khi nào luôn luôndùng một cách. Như khingồi thiền, dùng phương tiện buộc tâm, vọng tưởng không dấy lên, tâm lặng lẽ,đó gọi là Chỉ. Còn nếu dùng trí xét tới xét lui thấy thân này do tứ đại hòahợp, rồi sẽ rã tan, gọi là Quán. Ðây chúng ta nói có tính cách chia chẻ, chớthật ra trong Chỉ đã có Quán, trong Quán đã có Chỉ, pháp tu này Lục Tổ gọi làđịnh tuệ bình đẳng. Còn Chỉ Quán của tông Thiên Thai dạy tu về Sổ tức (đếm hơithở), rồi qua Tùy tức (theo hơi thở), rồi Chỉ (dừng tâm ở mũi) để thấy hơi thởra vô, hoặc dùng đề mục để trụ tâm một chỗ ấy là Chỉ. Quán là ứng dụng phápquán chiếu.

Ðoạn kinh này nói cảnh giới củahàng Bồ-tát vượt quá pháp Chỉ Quán thường của chúng ta, cho nên nghe hơi khóhiểu.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhược chư Bồ-tát ngộ tịnh Viên giác, dĩ tịnhGiác tâm tri giác tâm tánh cập dữ căn trần giai nhân huyễn hóa, tức khởi chưhuyễn, dĩ trừ huyễn giả, biến hóa chư huyễn nhi khai huyễn chúng. Do khởi huyễncố, tiện năng nội phát đại bi khinh an. Nhất thiết Bồ-tát tùng thử khởi hạnh,tiệm thứ tăng tiến. Bỉ quán huyễn giả phi đồng huyễn cố phi đồng huyễn quán,giai thị huyễn cố, huyễn tướng vĩnh ly. Thị chư Bồ-tát sở viên diệu hạnh, nhưthổ trưởng miêu. Thử phương tiện giả danh Tam-ma-bát-đề.

DỊCH:

- Này thiện nam tử, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giácthanh tịnh rồi, dùng Giác tâm thanh tịnh nhận biết tâm tánh cùng với căn trầnđều là huyễn hóa, liền khởi trí huyễn để trừ pháp huyễn, biến hiện các hạnhhuyễn mà khai hóa chúng sanh như huyễn. Do khởi pháp quán huyễn nên nội tâmphát đại bi khinh an. Tất cả Bồ-tát từ đây khởi hạnh tu Quán, dần dần tăngtiến. Người quán huyễn không đồng với cảnh huyễn, không đồng với pháp quánhuyễn, vì đều là huyễn nên tướng huyễn hằng lìa. Các vị Bồ-tát này ở nơi hạnhviên diệu như đất làm cho mầm được tăng trưởng, phương tiện ấy gọi làTam-ma-bát-đề (Quán).

GIẢNG:

Tam-ma-bát-đe� (vipa�yay�) là tiếng Phạn,Trung Hoa dịch là Quán. Ðoạn này nói các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viêngiác thanh tịnh rồi, nhận biết được Giác tâm căn trần đều là huyễn hóa. Nghĩa làbiết rõ nơi thân này và bao nhiêu ý thức vọng tưởng đều huyễn hóa, cho tớingoại cảnh chúng sanh cũng đều là tướng huyễn hóa. Khi ấy mới khởi trí huyễn đểtrừ huyễn, tức là niệm nào khởi lên cũng biết nó là huyễn liền buông. Bồ-tát cóhai cách, một là khởi quán để trừ bệnh của chính mình, hai là khi thuần thụcrồi lại dùng phương tiện huyễn hóa để giáo hóa chúng sanh. Phương tiện mìnhgiáo hóa là huyễn thì chúng sanh được giáo hóa cũng là huyễn. Ðó là cái quáncủa Bồ-tát.

Do khởi trí huyễn cho nên phátlòng đại bi khinh an. Tại sao khởi trí huyễn mà lại có tâm đại bi? Khi thấy rõràng thân này là huyễn, cảnh là huyễn, Tâm giác tri khởi quán cũng là huyễn vàkhi chúng ta nhìn thấy người khác cho thân cảnh là thật, thì tự nhiên thấythương, lòng thương nhẹ nhàng trong sạch khác với lòng luyến ái tham dục chonên gọi là đại bi khinh an.

Khi Bồ-tát ngộ được tánh Viên giácthanh tịnh rồi, các ngài mới y nơi tánh Viên giác quán các pháp căn, trần, thứclà huyễn hóa không thật. Bấy giờ Bồ-tát khởi trí như huyễn để diệt vô minhphiền não như huyễn, tu các hạnh như huyễn, giáo hóa chúng sanh như huyễn. Khicác cảnh huyễn đã không, trí quán huyễn cũng hết, tức là tâm cảnh hay năng sởkhông còn, hằng xa lìa các tướng huyễn hóa thì tánh Viên giác chân thật (phihuyễn) của Bồ-tát hiện ra. Chẳng khác nào đất nuôi lớn mầm cây vậy. Như hạtgiống ương dưới đất, nhờ đất mà nẩy mầm, nhờ đất mà mầm tăng trưởng chớ khônglui sụt, phương tiện này gọi là Quán.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhược chư Bồ-tát ngộ tịnh Viên giác, dĩ tịnhGiác tâm bất thủ huyễn hóa cập chư tĩnh tướng. Liễu tri thân tâm giai vi quáingại vô tri giác minh bất y chư ngại vĩnh đắc siêu quá ngại vô ngại cảnh. Thọdụng thế giới cập dữ thân tâm, tướng tại trần vực, như khí trung hoàng thanhxuất vu ngoại, phiền não Niết-bàn bất tương lưu ngại. Tiện năng nội phát tịchdiệt khinh an diệu giác tùy thuận tịch diệt cảnh giới, tự tha thân tâm sở bấtnăng cập, chúng sanh thọ mạng giai vi phù tưởng. Thử phương tiện giả danh vi Thiền-na.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanhtịnh, dùng Giác tâm thanh tịnh không thủ pháp quán huyễn và tướng lặng lẽ. Rõbiết thân tâm đều là vật ngăn ngại, còn cái vô tri giác minh thì không bị cácpháp làm chướng ngại, hằng siêu vượt các pháp chướng ngại và không chướng ngại.Thọ dụng các tướng thế giới và thân tâm ở cõi trần này, cũng như âm thanh từ đồvật thoát ra ngoài, phiền não Niết-bàn chẳng lưu ngại nhau, nội tâm liền đượclặng lẽ khinh an, diệu giác tùy thuận cảnh giới tịch diệt tự tha, thân tâmkhông còn có thể kịp nữa. Chúng sanh, thọ mạng đều là cái tưở�ng phù hư. Phươngtiện tu này gọi là Thiền-na.

GIẢNG:

Thiền-na(Dhy�na)là tiếng Phạn, thường nói là Thiền,cũng dịch là Tĩnh lự. Ðoạn này Phật dạy, Bồ-tát ngộ được tánh Viên giácthanh tịnh rồi, y nơi tánh Viên giác thanh tịnh mà tu, không chấp giữ pháp Chỉvà pháp Quán, thấy rõ thân tâm này là vật ngăn ngại, chỉ có "vô tri giácminh" không bị các pháp làm chướng ngại, vì vô tri giác minhhằng vượttrên các pháp tương đối chướng ngại và không chướng ngại. Vô tri giác minhtrong kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là Vô phân biệt trí tức là cái trí biết khôngphân biệt. Ở đây vô trilà không phân biệt, giác minhlà hằnggiác hằng sáng. Thông thường chúng ta nhìn cành hoa liền phân biệt cành hoa đẹpxấu, biết như vậy là thức chớ không phải trí. Còn nếu nói theo tinh thần vô trigiác minh của kinh này, hay Vô phân biệt trí của kinh Lăng Nghiêm, thì thấycành hoa biết cành hoa chớ không phân biệt cành hoa đẹp hoặc xấu rồi khen chê.không phân biệt gọi là vô tri, biết rõ cành hoa màu gì, loại hoa gì, đó là giácminh. Cái vô tri giác minhlà cái biết sáng suốt không phân biệt, không bịcác pháp thế gian làm chướng ngại, vì nó vượt trên tất cả pháp tương đối củathế gian. Trong kinh, Phật dùng thí dụ "khí trung hoàng", ngày trướccác Hòa thượng giảng đoạn này hay dùng thí dụ ở quê có cây đàn kìm, trong có đểmiếng thiếc hay miếng đồng khua loong boong. Miếng đó ở trong lòng cái bọng,tiếng khua của nó vang ra ngoài. Ở đây cũng vậy, chúng ta biết thân là ngại,tâm là ngại khi đang ở trong cảnh trần chúng ta vẫn vượt ra ngoài không cóchướng ngại. Thế nên Phật nói thân tâm của hành giả vẫn ở tại cõi trần mà khôngbị phiền não trần lao làm ngăn ngại, cũng không bị kẹt trong cảnh giới Niết-bàntịch tịnh. Vô tri giác minhđối với thân tâm của hành giả ở trong cõitrần này giống như âm thanh của vật thoát ra khỏi vật vậy. Thân tâm khôngcòn có thể kịp nữavì thân tâm là phù hư, không có thật, còn Trí vô phânbiệt thì trùm khắp. Ðây là cảnh giới của những vị Bồ-tát đã ngộ tánh Viên giáctu đến chỗ tịch diệt khinh an, có cái công dụng thân tâm ở cõi này mà không bịkẹt bị vướng.

Tóm lại phải nhận ngay nơi mình cóTánh giác, Tánh giác đó đối với thân này, ý niệm vọng tưởng này, cảnh giới hiệngiờ này đều không chướng ngại được nó. Lúc đó thân tâm này cũng như bọt nổikhông có gì quan trọng. Nhận được như vậy và sống mãi chỗ đó, được lặng lẽkhinh an thì đó là cảnh giới Thiền-na.

ÂM:

- Thiện nam tử, thử tam pháp môn giai thị Viên giác thân cận tùythuận. Thập phương Như Lai nhân thử thành Phật. Thập phương Bồ-tát chủng chủngphương tiện nhất thiết đồng dị giai y như thị tam chủng sự nghiệp, nhược đắcviên chứng tức thành Viên giác.

DỊCH:

- Này thiện nam, ba pháp môn này đều là thân cận tùy thuận tánhViên giác. Mười phương Như Lai nhân đây mà thành Phật. Mười phương Bồ-tát tumọi phương tiện đồng hay khác, đều y ba sự nghiệp này, nếu được viên chứng tứcthành Viên giác.

GIẢNG:

Phật kết thúc ba pháp môn Chỉ,Quán và Thiền là phương tiện chung cho tất cả người tu hành. Phật và Bồ-tátcũng y nơi đây mà tu. Căn cứ trên sự chứng ngộ thì Phật khác, Bồ-tát khác,nhưng phương tiện tiến tu thì đồng. Các ngài đều y theo ba pháp tu này mà đượcthành tựu đạo quả.

ÂM:

- Thiện nam tử, giả sử hữu nhân tu ư Thánh đạo, giáo hóa thànhtựu bá thiên vạn ức A-la-hán, Bích-chi Phật quả, bất như hữu nhân văn thử Viêngiác vô ngại pháp môn, nhất sát-na khoảnh tùy thuận tu tập.

DỊCH:

- Này thiện nam, giả sử có người tu theo Thánh đạo, giáo hóatrăm ngàn muôn ức người thành tựu quả A-la-hán, Bích-chi Phật, không bằng ngườichỉ nghe pháp môn Viên giác vô ngại này trong khoảng sát-na mà tùy thuận tutập.

GIẢNG:

Phật cangợi pháp môn Viên giác, giả sử có người giáo hóa một trăm, một ngàn, hay trămngàn vị chứng A-la-hán và Bích-chi Phật, công đức không bằng người nghe phápmôn Viên giác này chỉ trong khoảng chốc lát mà tùy thuận tu tập. Tại sao vậy?Vì nếu dạy người tu chứng quả A-la-hán hay là chứng quả Duyên giác Bích-chi,chỉ phá được sự chướng mà chưa phá được lý chướng. Còn người nghe pháp môn này thâmnhập tu được thì vượt cả sự và lý chướng cho nên quí hơn.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệngôn:

Oai Ðức nhữ đương tri

Vô thượng đại giác tâm

Bản tế vô nhị tướng

Tùy thuận chư phương tiện

Kỳ số tức vô lượng

Như Lai tổng khai thị

Tiện hữu tam chủng loại

Tịch tĩnh Xa-ma-tha

Như kính chiếu chư tượng

Như huyễn Tam-ma-đề

Như miêu tiệm tăng trưởng

Thiền-na duy tịch diệt

Như bỉ khí trung hoàng

Tam chủng diệu pháp môn

Giai thị giác tùy thuận

Thập phương chư Như Lai

Cập chư đại Bồ-tát

Nhân thử đắc thành đạo

Tam sự viên chứng cố

Danh cứu kính Niết-bàn.

DỊCH:

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa trên, nói kệ rằng:

Oai Ðức ông nên biết

Tâm đại giác vô thượng

Bản tế không hai tướng

Tùy thuận các phương tiện

Số có đến vô lượng

Như Lai tổng khai thị

Gồm có ba chủng loại

Xa-ma-tha vắng lặng

Như gương chiếu các bóng

Tam-ma-đề như huyễn

Như mầm dần tăng trưởng

Thiền-na chỉ lặng dứt

Như tiếng trong đồ vật

Ba thứ diệu pháp môn

Ðều là tùy thuận giác

Mười phương chư Như Lai

Và các vị Bồ-tát

Nhân đây được thành đạo

Ba việc đều viên chứng

Gọi cứu kính Niết-bàn.

GIẢNG:

Tóm lại, bapháp môn Chỉ, Quán và Thiền là pháp tu căn bản của chư Phật. Phương tiện đưađến quả vị Phật và Bồ-tát mà các ngài ứng dụng tu, không ngoài ba pháp môn Chỉ,Quán và Thiền. Chúng ta bây giờ lại phân chia nhiều thứ. Niệm Phật, đúng ra làtu Chỉ vì dùng một niệm để dừng nhiều niệm. Nhưng vì không hiểu nên nói niệmPhật là tu Tịnh độ khác hơn tu Thiền. Thật ra các pháp môn Phật dạy tu đều nhằmdừng vọng tưởng là Chỉ, còn thấy thân như huyễn cảnh như huyễn là Quán; ngườitu biết rõ ý niệm là vọng tưởng không theo, biết rõ cảnh như huyễn không dính,tâm thanh tịnh đó là Thiền. Như vậy, Thiền trùm cả Chỉ và Quán. Tuy ba mà một,tu theo Phật chỉ có con đường này, chớ không có con đường nào khác hơn. Ðó làlối đi chung của chư Phật và Bồ-tát. Nếu chúng ta cố chấp, khen pháp môn nàyđúng, chê pháp môn kia sai, khen chê hay dở là lầm chấp. Phật chỉ cho chúng tatu rất đơn giản, dừng hết vọng tưởng là Chỉ, thấy rõ thân tâm cảnh giới như huyễnhóa là Quán, trong buông vọng tưởng ngoài không dính cảnh là Thiền, tức là trởvề Tánh giác.

Ðường lối tu ở đây cũng vậy, tôi khuyên quí vị buông vọng tưởng làChỉ, thấy thân như huyễn, cảnh như huyễn là Quán, như vậy luôn luôn ứng dụngChỉ Quán và Chỉ Quán viên mãn là Thiền. Ðó là phương tiện căn bản mà chư Phậtchư Bồ-tát đã tu. Chúng sanh đời sau ai muốn tu thì cũng ứng dụng theo phươngtiện này mới mong khỏi lầm lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]