Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

E. Chỉ Tông Thuyết Hai Đều Thông Để Rành Về Dụng Ngữ Nghĩa Thức Trí, Giản Biệt Ngu Ngoại, Giúp Tiến Mình Người, Chánh Pháp Giải Thoát

24/10/201016:07(Xem: 6023)
E. Chỉ Tông Thuyết Hai Đều Thông Để Rành Về Dụng Ngữ Nghĩa Thức Trí, Giản Biệt Ngu Ngoại, Giúp Tiến Mình Người, Chánh Pháp Giải Thoát

KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu

E- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG ĐỂRÀNH VỀ DỤNG NGỮ NGHĨA THỨC TRÍ, GIẢN BIỆT NGU NGOẠI, GIÚP TIẾN MÌNH NGƯỜI,CHÁNH PHÁP GIẢI THOÁT.

1- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG XA LÌA VỌNG TƯỞNG CHẤP TRƯỚC.

- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì con và các Bồ-tátnói tướng tông thông. Nếu khéo phân biệt tướng tông thông, con và các Bồ-tátthông đạt tướng ấy, thông đạt tướng ấy rồi, chóng thành Vô thượng Chánh đẳngChánh giác, chẳng theo giác tưởng và chúng ma ngoại đạo. Phật bảo Đại Huệ: Lắngnghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vângthọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát có hai thứtướng thông, nghĩa là tông thông và thuyết thông.

Đến tột tự tánh là tông, viên dung chẳng hai là thông. Tùy cơ hiển bày chẳngkẹt quyền giáo gọi là thuyết thông. Bồ-tát được hai pháp này tự thành và làmthành cho người, không rơi vào cảnh giới ma ngoại giác tưởng, đây là phải học.

Đại Huệ! Tông thông là, duyên tướng tự đắc thắng tiến, xa lìa ngôn thuyếtvăn tự vọng tưởng, đến vô lậu giới tự giác địa tự tướng, xa lìa tất cả hư vọnggiác tưởng, hàng phục tất cả ngoại đạo chúng ma, duyên tự giác thú, hào quangphát sáng, ấy gọi là tướng tông thông.

Duyên tướng tự đắc thắng tiến là, tự là tự tánh, tự được tánh kia tối tôntối thượng, tức là đã chứng căn bản trí. Duyên căn bản trí này xa lìa ngônthuyết vọng tưởng, cứu kính vô lậu giác địa, nên nói “Phật tánh là nhân,Niết-bàn là quả”. Tự giác tông thông này là chỗ sở hành thánh lạc, trí tuệ minhđạt hàng phục tất cả, tất cả không thể hàng phục được.

Thế nào là tướng thuyết thông? Nghĩa là nói chín bộ giáo pháp, lìa tướngkhác, chẳng khác, có, không v.v... do phương tiện khéo léo tùy thuận chúngsanh, như đáng nói pháp khiến được độ thoát, ấy gọi là tướng thuyết thông. ĐạiHuệ! Ông và các Bồ-tát khác nên phải tu học.

Chín bộ là: 1) Tu-đa-la dịch là Khế kinh. 2) Kỳ-dạ dịch Ứng tụng. 3) Già-đàdịch Kệ. 4) Y-đế-mục-đa dịch Bổn sự. 5) Xà-đa-già dịch Bổn sanh. 6)A-phù-đạt-ma dịch Vị tằng hữu. 7) Ưu-đà-na dịch Tự thuyết. 8) Tỳ-phật lược dịchPhương quảng. 9) Hòa-già-la dịch Thọ ký. Chẳng nói mười hai bộ đó, nghĩa là cáckinh Đại thừa nói thẳng đại pháp chẳng nhờ nhân duyên, chỉ bàn lý viên mãn dứtcác luận nghị, riêng hiển chân thường chẳng đợi thí dụ, cho nên không có ba bộ.Song cũng có đủ ba bộ. Chín bộ kinh này đều là phương tiện tùy cơ, hiển bày chỗvào chẳng lìa tự tánh, chân tục viên dung, độ thoát các kiến, chẳng phải cópháp thật, nên nói là thông.

Khi ấy, Thế tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tông thông và thuyết thông

Duyên tự cùng giáo pháp

Khéo thấy khéo phân biệt

Chẳng theo các giác tưởng.

Chẳng có tánh chân thật

Như kẻ ngu vọng tưởng

Thế nào khởi vọng tưởng

Phi tánh cho giải thoát?

Quán sát các hữu vi

Sanh diệt thảy tiếp nối

Tăng trưởng hai chấp này

Điên đảo không hiểu biết.

Một ấy là chân đế

Không tội là Niết-bàn

Quán sát vọng tưởng đời

Như mộng huyễn cây chuối.

Tuy có tham sân si

Mà thật không có người

Từ ái sanh các ấm

Có đều như huyễn mộng.

Bài kệ thứ nhất nói chánh pháp tông thuyết đều duyên tự tánh tự giác, có nóira dạy bảo cốt đạt yếu chỉ này, phải khéo phân biệt chớ theo giác tưởng (vọngtưởng). Hai bài kệ hai và ba nói kẻ ngu vọng tưởng chẳng phải tánh chân thật,không thể giải thoát. Chỉ quán sanh diệt tăng trưởng hai chấp, do điên đảo màthành. Hai bài kệ tư và năm nói tự giác chân đế này chỉ một không hai. Cần ởtrên thể tự giác không thêm tội cấu liền là Niết-bàn. Song vọng cấu ở thế giantất cả các pháp sắc tâm ví như huyễn mộng, tuy có độc tham sân si v.v... cũngchính nơi đó không người. Các ấm hiện tại đều từ ái sanh, thảy không thể được.Nếu hay biết chỗ này liền đó chóng lìa, thấy tánh bản thật.

- CHỈ TỘT TƯỚNG SANH CỦA VỌNG TƯỞNG ĐỂ HIỂN ĐỆ NHẤT NGHĨA.

+NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI, CHỈ TƯỚNG SANH CỦA VỌNG TƯỞNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tướng vọng tưởngchẳng thật. Vọng tưởng chẳng thật vì sao mà sanh? Những gì là pháp tên vọngtưởng chẳng thật? Ở trong những pháp nào mà vọng tưởng chẳng thật? Phật bảo ĐạiHuệ : Lành thay, lành thay! Ông khéo hỏi Như Lai nghĩa như thế, được nhiều lợiích, được nhiều an lạc, thương xót tất cả người trời ở thế gian. Lắng nghe,lắng nghe! khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông mà nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn,lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Do các thứ nghĩa, các thứ vọngtưởng chẳng thật chấp trước, vọng tưởng sanh. Đại Huệ! Chấp trước năng nhiếp(tâm), sở nhiếp (cảnh), chẳng biết tự tâm hiện lượng và rơi vào kiến chấp “cókhông” tăng trưởng vọng tưởng tập khí theo kiến chấp ngoại đạo, chấp trước cácthứ nghĩa bên ngoài, tâm (tâm vương), tâm số (tâm sở), vọng tưởng chấp trướclàm ngã ngã sở mà sanh.

Đây là tột tướng vọng tưởng sanh, để phát minh đệ nhất nghĩa chẳng sanh vọngtưởng. Đại Huệ hỏi tướng vọng tưởng chẳng thật từ đâu mà sanh. Thế Tôn bảo:Nhân các thứ nghĩa vọng tưởng chẳng thật sanh. Các thứ là, tất cả pháp sắc tâmv.v... và thánh phàm tất cả danh tướng chân vọng. Các pháp tướng này không cótự tánh, lìa có và không, lìa tứ cú, y đó mà sanh vọng tưởng. Cho nên nói “vọngtưởng chẳûng thật”. Ở đây chỉ nói vọng tưởng chẳng thật y đây mà sanh khởi,đoạn sau mới nói “vì sao vọng tưởng chẳng thật” để đáp “pháp gì chẳng thật,trong pháp gì chẳng thật”. Năng nhiếp sở nhiếp tức là thể tánh của vọng tưởng.Nghĩa là vọng tưởng này do không biết các thứ nghĩa đều tự tâm hiện, rơi vàokiến chấp có không, tăng trưởng tập khí ngoại đạo, huân phát nơi tâm vương, tâmsở tất cả vọng tưởng, khởi chấp trước năng sở. Nguyên chỗ đáp của Thế Tôn cốtchỉ không biết tự tâm hiện lượng là căn do vọng tưởng. Nếu các thứ nghĩa bịnương tuy hiện khởi kiến chấp năng sở có không chẳng thật, song các thứ nghĩanày thảy đều không có tự tánh, vốn tự lìa kiến (tâm), lìa tướng (cảnh), liền đótức là đệ nhất nghĩa. Cho nên biết đồng các thứ nghĩa này, mà một bên thì cácthứ nghĩa vọng tưởng y đó khởi; một bên là đệ nhất nghĩa vọng tưởng chẳng sanh.Ý này đợi đoạn văn nạn ở sau sẽ rõ.

Tóm lại, giác tự tâm hiện tức vọng tưởng chẳng sanh, chẳng giác tự tâm hiệnthì vọng tưởng y đó mà khởi. Chẳng phải do các thứ nghĩa, lìa tánh lìa kiến màkhiến vọng tưởng có không sai biệt, không thể chẳng xét kỹ. Tâm là tám thức tâmvương. Số là 51 thứ tâm sở. Biến hành có 5, biệt cảnh có 5, thiện 11, căn bảnphiền não có 6, tùy phiền não 20, bất định có 4, tám thức tâm vương mỗi thứ đềuđầy đủ.

+ NẠN VỌNG TƯỞNG MỘT BÊN SANH MỘT BÊN CHẲNG SANH.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu các thứ nghĩa, các thứ chấp trước vọng tưởngchẳng thật mà vọng tưởng sanh, chấp trước nhiếp (tâm), sở nhiếp (cảnh), chẳngbiết tự tâm hiện lượng và rơi vào kiến chấp có không, tăng trưởng vọng tưởngtập khí theo kiến chấp ngoại đạo, chấp trước các thứ nghĩa bên ngoài, vọngtưởng tâm (tâm vương), tâm số (tâm sở), chấp trước ngã ngã sở sanh. Thế Tôn!Nếu như thế thì các thứ nghĩa tướng bên ngoài rơi vào tướng có không, lìa tánhvà phi tánh, lìa kiến (tâm), tướng (cảnh). Thế Tôn! Đệ nhất nghĩa cũng như thế,lìa tướng lượng, căn, phần, thí, nhân. Thế Tôn! Vì sao một chỗ thì nghĩa vọngtưởng chẳng thật các thứ tánh chấp trước vọng tưởng sanh? Chỗ thì chẳng phảichấp trước tướng đệ nhất nghĩa vọng tưởng sanh? Đâu không phải Thế Tôn nói vềtà nhân luận sao? Nên nói một sanh, một chẳng sanh.

Đây là lặp lại lời đáp của Thế Tôn mà riêng nêu ra các thứ nghĩa bên ngoàivà có không kiến tướng đều ngay đó tánh lìa, kiến tướng không thể được, mà ThếTôn bảo rằng vọng tưởng y đó mà khởi. Đệ nhất nghĩa căn lượng tông nhân thí dụcũng ngay đó tánh lìa, kiến tướng không thể được, mà Thế Tôn bảo là vọng tưởngchẳng sanh. Đồng một tánh lìa, tướng lìa, kiến lìa, mà một bên bảo các thứnghĩa vọng chấp có không; một bên bảo đệ nhất nghĩa vọng tưởng chẳng sanh. Đâukhông phải Thế Tôn cũng rơi vào tà luận. Nghĩa là một bên chấp có sanh, mộtbêân chấp không sanh. Không biết chỗ chấp của ngoại đạo cùng với chỗ nói củathánh giáo, tuy tất cả tánh tướng thảy không thể được, các kiến chấp chóng lìa;song do giác tự tâm hiện lượng thì tất cả đều dứt, cùng chẳng giác tự tâm hiệnlượng, mà cho là tất cả đều không thể được, thật là sai hào ly cách xa ngàndặm. Nay những thiền gia ở trong thiên hạ nói là tâm tông mà bảo tất cả khôngthể được, tự tại vô ngại, đều không ngoài tâm lượng vọng tưởng, theo giác tưởnglưu chuyển mà vẫn hiu hiu tự đắc cho là phát minh tự tâm. Tất cả tánh lìa, thếđế và đệ nhất nghĩa đế không hai không khác. Song không biết rằng hiện chấp cótánh rồi sau nói không, cùng chẳng chấp có tánh bình đẳng tịch diệt. Đây làgiác tự tâm cùng chẳng giác tự tâm, riêng khác giữa chân và ngụy, học giả khôngthể không xét kỹ.

+ CHỈ GIÁC TỰ TÂM LƯỢNG VỌNG TƯỞNG CHẲNG SANH.

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải vọng tưởng một sanh, một chẳng sanh. Vì cớ sao?Nghĩa là vì vọng tưởng có không đều chẳng sanh, mà bên ngoài hiện tánh (có),phi tánh (không). Giác tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh. Đại Huệ! Tanói những kẻ ngu vì tự tâm các thứ tướng vọng tưởng, sự nghiệp hiện tiền cácthứ tánh tướng vọng tưởng chấp trước sanh. Làm sao kẻ ngu được lìa chấp trướcngã ngã sở; lìa lỗi nhân duyên năng tác sở tác, giác tâm lượng vọng tưởng củamình, thân tâm chuyển biến, cứu kính hiểu rõ tất cả địa, cảnh giới Như Lai tựgiác, lìa năm pháp, tự tánh, sự kiến vọng tưởng? Do nhân duyên này, nên ta nóivọng tưởng từ chấp trước các thứ nghĩa chẳng thật sanh. Biết nghĩa như thậtđược giải thoát các thứ vọng tưởng nơi tự tâm.

Chẳng phải vọng tưởng một sanh, một chẳng sanh, cho là vọng tưởng có khôngđều chẳng sanh. Đây là chỉ thẳng người giác tự tâm hiện lượng thì tất cả vọngtưởng có không đều chẳng sanh. Nay hiện ở trong cái có mà bảo tất cả tánh lìa,tất cả không thể được, đây là vọng tưởng chấp trước. Giác tự tâm hiện lượngtrọn không có cái tưởng này. Nên nói: “chẳng chấp có tánh, bình đẳng tịchdiệt”. Người ngu đối các thứ tướng sự nghiệp hiện tiền chấp là có, cũng chấp làkhông, đều do vọng tưởng lưu chuyển. Không giác tự tâm hiện lượng thì động niệmdứt niệm đều trở về mê muội. Cho nên nói “muốn được xa lìa các thứ lỗi về ngãngã sở, phải giác tâm lượng vọng tưởng nơi mình. Giác tất cả vọng tưởng thảy dotâm hiện”. Cái bị hiện chẳng thật thì cái tưởng nơi tâm được lìa, liền chuyểnthân tâm bất giác kia theo trí tự giác, chiếu sáng các địa đến Như Lai địa, tấtcả năm pháp, ba tự tánh đều là hý luận. Vọng tưởng do y chấp trước các thứnghĩa chẳng thật. Đệ nhất nghĩa do biết tự tánh như thật. Tự thể giải thoát làvọng tưởng chẳng sanh, đây là quyết định vậy.

+ TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Các nhân cùng với duyên

Từ đây sanh thế gian

Vọng tưởng chấp tứ cú

Chẳng biết rành ngã sở.

Thế gian chẳng có sanh

Cũng lại chẳng không sanh

Chẳng từ có không sanh

Cũng chẳng phi có không.

Các nhân cùng với duyên

Tại sao ngu vọng tưởng

Chẳng có cũng chẳng không

Cũng lại chẳng có không.

Như thế quán thế gian

Tâm chuyển được vô ngã

Tất cả tánh chẳng sanh

Vì bởi từ duyên sanh

Tất cả duyên tạo ra

Tạo ra chẳng tự có

Sự chẳng tự sanh sự

Vì có lỗi hai sự.

Vì không lỗi hai sự

Chẳng có tánh khá được.

Đây nói tất cả thế gian từ nhân duyên sanh. Chẳng biết duyên sanh vọng chấpcó không tứ cú. Song thế gian này thẳng đó thật không có tứ cú có thể được, đềudo kẻ ngu vọng tưởng chẳng đạt lý này. Nếu hay quán kỹ như thế, mới biết tất cảvô ngã. Tự tánh chẳng sanh thảy từ duyên khởi, duyên khởi cũng không thì ngườøitạo cùng việc tạo ra đều không có thật tánh, thẳng đó liền lìa. Câu sự chẳng tựsanh sự, sự tức là quả sự. Nghĩa là quả cần đợi nhân, nhân thành ra quả, khôngcó tánh tự sanh. Tóm lại tâm buổi đầu chẳng giác không thể tự chủ lầm theo nhânduyên dường như có sanh diệt. Kẻ ngu chẳng biết vọng chấp có không, người giácchóng lìa vốn không thật tánh.

Quán các pháp hữu vi

Lìa phan duyên sở duyên

Không tâm lượng của tâm

Ta nói là tâm lượng.

Lượng ấy chỗ tự tánh

Duyên sanh cả hai lìa

Tánh cứu kính diệu tịnh

Ta nói tên tâm lượng.

Ở trước nói thế gian duyên sanh, duyên sanh nên không tánh. Ở đây mới chỉ rangười giác tự tâm lượng, chỉ hay lìa phan duyên và sở duyên liền đó không tâm,bèn hợp với tâm lượng. Nghĩa là tự tánh tâm này vốn không năng duyên sở duyên,cứu kính là viên diệu. Nếu ở ngoài tâm mà vừa có chấp trước bèn rơi vào vọngtưởng, chẳng phải bản hiện lượng.

Lập bày ngã thế đế

Ấy là không sự thật

Lập bày các ấm thân

Không sự cũng như thế.

Có bốn thứ bình đẳng

Tướng và nhân tánh sanh

Thứ ba vô ngã đồng

Thứ tư người, pháp tu.

Trước nói tự tánh tâm lượng tất cả tánh lìa đương thể là diệu tịnh. Đây nóilập bày năm uẩn, hoặc người hoặc pháp cho đến tướng cùng vô tướng, sanh cùng vôsanh, ngã cùng vô ngã, năng tu và sở tu thảy đều bình đẳng không có thật tánh,để hiển chỉ có tự tánh tâm lượng, ngoài tánh này không có cái gì riêng khác.Lập bày thế đế là nhân tướng. Lập bày các ấm là pháp tướng. Bốn thứ bình đẳng:tướng, nhân, ngã, tu. Tướng tức là tướng năm ấm. Năm ấm không thật thì tướngcùng vô tướng bình đẳng. Tướng ắt có nhân, nhân là tập đế trong tứ đế, là sanhnhân của năm ấm. Quả tướng đã dối thì sanh cùng vô sanh bình đẳng. Nhân quảsanh nhau thì đủ có nghĩa ngã, nhân quả chẳng sanh thì ngã cùng vô ngã bìnhđẳng. Rõ ngã chẳng phải ngã gọi đó là tu, rõ không có bị rõ thì tu cùng khôngtu bình đẳng.

Vọng tưởng tập khí chuyển

Có các thứ tâm sanh

Cảnh giới hiện bên ngoài

Ấy tâm lượng thế tục.

Hiện ngoài mà chẳng có

Tâm thấy các thứ kia

Dựng lập làm thân, tài

Ta nói là tâm lượng.

Đây nói tâm lượng thế tục do tập khí chuyển ra, vọng sanh phân biệt dườngnhư có ngoại cảnh. Giác được lý này thì trở lại là tự tánh tâm lượng. Hiệnngoài chẳng phải có là, chẳng phải riêng có do tâm vọng thấy, căn thân khígiới, hiện ra đều duy tâm.

Lìa tất cả các kiến

Và lìa tưởng sở tưởng.

Không được cũng không sanh

Ta nói là tâm lượng.

Phi tánh phi phi tánh

Tánh phi tánh thảy lìa

Gọi kia tâm giải thoát

Ta nói là tâm lượng.

Như như cùng không tế

Niết-bàn và pháp giới

Các thứ thân ý sanh

Ta nói là tâm lượng.

Các kiến là hai ngã kiến nhân và pháp. Tưởûng sở tưởng là năng tưởng và sởtưởng. Lìa những cái này thì được gốc tự tâm, mà chẳng phải mới được, cho nênnói “không được”. Tâm lượng hiện tiền thì chẳng chấp có tánh là sanh và nhân cảhai đều đoạn, cho nên nói “không sanh”. Hai pháp có không do tứ cú sanh ra, tứcú đã lìa liền đó giải thoát. Như như, không tế, Niết-bàn, pháp giới đều chỉcho tâm lượng chân tịnh viên mãn, cho đến các thứ thân ý sanh thể dụng đềudiệu, thảy nói về tự tánh đến chỗ cùng tột.

2- CHỈ NGỮ, NGHĨA, THỨC, TRÍ ĐỂ HIỂN DỤNG TÔNG THÔNG.

-CHỈ NGỮ, NGHĨA.

+ NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI, TRƯỚC CHỈ TƯỚNG NGỮ.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật rằng: Thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói đạiBồ-tát phải rành rẽ về ngữ, nghĩa. Thế nào Bồ-tát rành ngữ, nghĩa? Thế nào làngữ? Thế nào là nghĩa? Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩđó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Lành thay, Thế Tôn ! Xin vâng thọgiáo. Phật bảo Đại Huệ: Thế nào là ngữ? Nghĩa là lời nói văn tự vọng tưởng hòahợp, y nơi cổ họng môi lưỡi răng nướu cằm má, nhân đó ta nói vọng tưởng tập khíchấp trước sanh, ấy gọi là ngữ.

Ngữ là ngôn giáo Như Lai nói ra tam thừa và nhất thừa. Nghĩa là đệ nhấtnghĩa thánh lạc hành xứ. Đệ nhất nghĩa thánh lạc hành xứ do ngôn thuyết đượcvào. Vào đệ nhất nghĩa thánh lạc hành xứ thì hay xa lìa tất cả cảnh giới ngônthuyết vọng tưởng giác. Nhân ngữ mà nhập nghĩa, nên nói chiếu liễu, mà chẳngphải y ngữ sanh nghĩa, trở lại rơi vào giác tưởng. Trước biện biệt thể tướnghai thứ ngữ nghĩa, nhiên hậu bảo, do ngữ nhập nghĩa, như ngọn đèn soi cảnh sắc,chẳng phải ngọn đèn tức là cảnh sắc. Tông thông này là hiển bày tông thú, mượnlời nói mà nhập, không nên y lời nói chấp trước vọng tưởng tướng khác. Vọngtưởng tập khí hòa hợp với bảy thứ: cổ họng... thành thể tướng của ngữ. Đây là ythế gian mà nói. Nếu thánh ngôn giáo tức là đệ nhất nghĩa diệu tâm khéo vì hiểnbày. Cho nên ở sau nói “có ngữ chẳng khác với nghĩa”. Nhân ngữ mà biện nghĩa dongữ nhập nghĩa nên nói giáo liễu nghĩa. Phàm vọng tưởng tập khí cùng đệ nhấtnghĩa diệu tâm, thể một mà tên khác. Thảy do mê giác chuyển ra, nên biết tôngthông hiển bày do lời nói mà vào, chẳng phải cảnh giới vọng tưởng.

+ CHỈ TƯỚNG NGHĨA.

Đại Huệ! Thế nào là nghĩa? Nghĩa là lìa tất cả tướng vọng tưởng tướng ngônthuyết, ấy gọi là nghĩa. Đại Huệ! Đại Bồ-tát đối với nghĩa như thế ở riêng chỗvắng vẻ văn tư tu tuệ, duyên tự giác liễu, hướng thành Niết-bàn, tập khí thânchuyển biến rồi, cảnh giới tự giác xét nghĩa tướng khoảng giữa các địa mà thắngtiến, ấy gọi là đại Bồ-tát rành nghĩa.

Đây chỉ thể tướng của nghĩa mà chẳng nói những gì là nghĩa. Chỉ bảo lìa tấtcả vọng tưởng ngôn thuyết, ấy gọi là nghĩa. Bởi vì muốn người lìa chỗ ngônthuyết vọng tưởng được chỗ tự giác. Duyên chỗ tự giác này mới hay ở riêng chỗvắng vẻ, chóng rõ văn tư tu tuệ, hồi hướng Niết-bàn. Nên nói “chuyển tập khíthân toàn là cảnh giới tự giác. Dùng tự giác diệu tuệ chiếu sáng các địa tiếnthẳng lên trên chẳng do nơi khác”. Do nghĩa tướng này để thấy đệ nhất nghĩadiệu tâm của Như Lai khéo vì hiển bày, mà hay khiến người nhân ngữ biện đượcnghĩa, do ngữ nhập nghĩa, nên nói “ngữ chẳng khác nghĩa”. Văn sau sẽ nói rõ đó.

+ CHỈ DO NGỮ NHẬP NGHĨA.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát rành ngữ nghĩa quán ngữ cùng nghĩa chẳng khác,chẳng phải chẳng khác. Quán nghĩa cùng ngữ cũng lại như thế. Nếu ngữ khác vớinghĩa thì chẳng nhân ngữ mà biện nghĩa. Song do ngữ nhập nghĩa như đèn soi cảnhsắc.

Đây chính bày tông thông hiển thị sở nhập. Có bao nhiêu chương cú đều làliễu nghĩa. Cho nên Bồ-tát rành ngữ nghĩa thì quán ngữ biết nghĩa là chẳngkhác, chẳng phải chẳng khác. Khác thì chẳng nhân ngữ mà biện nghĩa, mà hẳn dongữ nhập nghĩa. Đến chỗ tự chứng lìa ngôn ngữ mà được, mới biết tất cả ngôngiáo là chiếu liễu nguồn tâm, lìa tất cả cảnh giới ngôn thuyết vọng tưởng.Chúng sanh do tập khí che đậy nên không thể nhân ngữ mà biết chỗ trở về, tráilại duyên ngôn thuyết theo đó chấp có không, chẳng phải lỗi tại thánh giáo.

+ RIÊNG Y NGỮ CHẤP NGHĨA.

Lại nữa, Đại Huệ! Chẳng sanh chẳng diệt, tự tánh, Niết-bàn, tam thừa, nhấtthừa, tâm, tự tánh v.v... như duyên lời nói nghĩa rồi chấp trước, rơi vào chấpdựng lập (có), phỉ báng (không), khác dựng lập (có), khác vọng tưởng, như huyễncác thứ vọng tưởng hiện. Thí như các thứ huyễn, chúng sanh phàm ngu cho là khácvọng tưởng, chẳng phải thánh hiền.

Đây nói kẻ ngu không thể nhân ngữ nhập nghĩa, đối tự thể các pháp trong đệnhất nghĩa chẳng sanh diệt v.v... không có chiếu liễu, trái lại y ngôn thuyếtchấp trước cảnh giới giác tưởng sở thuyết, rơi vào có không. Là khác với tự thểcác pháp đệ nhất như nghĩa mà khởi dựng lập. Có các thứ vọng chấp như y nơihuyễn mà khởi các phân biệt. Cho nên biết, tất cả các pháp đều là đệ nhất nghĩamà thánh phàm đồng hiện, mê giác vẫn phân. Người giác tự tâm hiện lìa tướngngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên, nhận được pháp thể, mới tin nhật dụng khôngkhác, như chư thiên kia đồng bát đựng thức ăn, tùy phước dày mỏng mà thấy mỗiphần có khác.

+ TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ngôn thuyết vọng tưởng kia

Dựng lập ra các pháp

Bởi do kia dựng lập

Chết rơi vào địa ngục.

Trong ấm không có ngã

Ấm chẳng tức là ngã

Chẳng như vọng tưởng kia

Cũng lại phi vô ngã.

Tất cả thảy có tánh

Như phàm ngu vọng tưởng

Nếu như kia đã thấy

Tất cả nên thấy đế (chân)

Tất cả pháp không tánh

Tịnh uế thảy không có

Chẳng thật như kia thấy

Cũng chẳng phải không có.

Đây nói ngoại đạo y ngôn thuyết vọng tưởng dựng lập có không, đó là tà phápnhân chấp nên phải đọa. Song Nhị thừa bảo trong ấm vô ngã, tuy chẳng giống vọngtưởng tức ấm là ngã, mà không biết vô ngã cũng chẳng phải đệ nhất nghĩa. Phàmngoại chẳng phân mê giác, lầm cho vọng là chân. Nhị thừa đối trị tà chấp bỏchân đồng vọng. Đây đều chẳng đạt tánh sẵn đủ, chẳng lìa vọng tưởng mà có chânthật. Nếu quyết lìa vọng thì nào khác lẫn vọng, cho nên nói “Nếu như kia đãthấy tất cả nên thấy đế (chân thật)”. Nghĩa là Nhị thừa vô ngã chẳng phải chânthật. Thế nên biết, tất cả các pháp chân thật vốn không tự tánh, đã có tịnh uếđều do kiến chấp mà sanh. Chỉ trừ kiến chấp chẳng thật thì chân thật hiện tiền.Nên nói đệ nhất nghĩa như thật bản tế thầm hợp tương ưng, không có thủ xả. Đâylà cảnh giới tự thông chẳng phải không có, mà không phải chỗ hay nói của ngônthuyết vọng tưởng. Đó là sở do bài kệ chót trưng bày.

- BIỆN THỨC, TRÍ.

+ CHỈ TƯỚNG BA THỨ TRÍ.

Lại nữa, Đại Huệ! Tướng trí, thức nay sẽ nói, nếu khéo phân biệt tướng trívà thức thì ông và các Bồ-tát ắt hay thông đạt tướng trí và thức, chóng được Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Đại Huệ! Trí kia có ba thứ: Nghĩa là thế gian,xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng. Thế nào là trí thế gian? Nghĩa làtất cả ngoại đạo phàm phu chấp trước có không vậy. Thế nào trí xuất thế gian?Nghĩa là tất cả Thanh văn, Duyên giác rơi vào chấp trước hy vọng tự tướng cộngtướng. Thế nào là trí xuất thế gian thượng thượng? Nghĩa là chư Phật Bồ-tátquán pháp không thật có, thấy chẳng sanh chẳng diệt, lìa các loại có không. NhưLai địa nhân pháp vô ngã, duyên tự đắc mà sanh.

Tất cả chúng sanh chẳng được duyên tự giác liễu đều do không đạt hai tướngtrí và thức. Cho là trí mà thật là thức, thành tăng thượng mạn. Đó là lý do NhưLai lặp đi lặp lại để hiển bày vậy. Trong ba thứ trí, thế gian trí chỉ chongoại đạo. Cũng nói người trí, bởi vì ngoại đạo tự cho là người trí. Nhị thừađạt các ấm vô ngã, vẫn còn chấp pháp ấm, không biết đều là tự tâm hiện, nên nói“theo tự tướng cộng tướng hy vọng”. Chư Phật Bồ-tát giác tự tâm hiện, đạt tấtcả pháp đều không thật có, lìa có không sanh diệt, tự tánh như như. Bởi vì NhưLai địa nhân pháp đều quên, duyên tự đắc sanh, chẳng cùng ngoại đạo, Nhị thừachấp có không, hy vọng tự cộng mà so sánh được.

+ CHỈ THỨC, TRÍ SAI BIỆT.

Đại Huệ! Cái sanh diệt kia là thức; cái chẳng sanh diệt là trí. Lại nữa, rơivào tướng vô tướng và các thứ nhân tướng có không là thức; siêu việt tướng cókhông là trí. Lại nữa, tướng trưởng dưỡng là thức; chẳng phải tướng trưởngdưỡng là trí.

Bất giác tự tâm hiện, vọng thấy tất cả pháp sanh, vọng thấy tất cả phápdiệt. Giác tự tâm hiện, chỗ hiện là duy tâm, không có sanh diệt. Đây là lý dotrí cùng thức phân biệt vậy. Y cái sanh diệt này chấp tướng có không, cùng nhâncó không là thức. Hay siêu việt cái này là trí. Trưởng dưỡng là nghĩa sanh. Đốitất cả pháp mà tạo sanh nhân là thức. Đối tất cả pháp mà làm liễu nhân là trí.Như Lai đã có ba mươi bảy pháp trợ bồ-đề và sáu ba-la-mật, tất cả vô lượngba-la-mật đều là liễu nhân mà chẳng phải sanh nhân.

Lại nữa, có ba thứ trí: Biết sanh diệt, biết tự cộng tướng, biết bất sanhbất diệt. Lại nữa, tướng vô ngại là trí, cảnh giới các thứ tướng ngại là thức.Lại nữa, tướng ba việc hòa hợp phương tiện sanh là thức, tướng vô sự phươngtiện tự tánh là trí. Lại nữa, tướng đắc là thức, tướng chẳng đắc là trí. Cảnhgiới tự đắc thánh trí chẳng ra chẳng vào, cho nên như trăng trong nước.

Sanh diệt là mê chân duyên tập. Nghĩa là các phàm phu ngoại đạo mê chân tánhmình, khởi ra tất cả nhân duyên sanh diệt. Tự cộng tướng là kẹt nơi chân duyêntập. Nghĩa là Nhị thừa kẹt nơi pháp chấp chẳng đạt chân tánh, khởi ra tất cảnhân duyên nhàm chán tự tướng cộng tướng. Chẳng sanh chẳng diệt là tự chânduyên tập. Nghĩa là Bồ-tát thủy giáo thấy chân tánh mình chẳng lìa chân tế,khởi ra tất cả pháp nhân bồ-đề chẳng sanh diệt. Biết ba thứ này mới gọi là trí.Hay biết ba thứ mà biết chẳng phải ba thứ, nên nói nhất thiết trí trí thanhtịnh. Vô ngại tức là nghĩa tứ vô ngại trong kinh Hoa Nghiêm. Nghĩa là lý vôngại, sự vô ngại, sự lý vô ngại, sự sự vô ngại. Chân thuyên vô ngại vừa cóthiên trọng liền rơi vào thức tâm. Ba việc là, căn trần thức. Rõ biết căn trầnđều do nội thức biến dường như có, mà không có căn trần có thể được. Tất cảphân biệt tức là vô phân biệt trí, nên nói “tùy thuận phân biệt các tướng pháp,mà nơi đệ nhất nghĩa chẳng động”. Tướng tức là tất cả tướng sắc, tâm v.v...Giác tự tâm hiện không có các tướng có thể được, gọi là tướng chẳng đắc. Đâyđều là cảnh giới tự giác thánh trí như trăng trong nước chẳng phải có chẳngphải không, chẳng phải ra chẳng phải vào, không thể hiển bày, chỉ chứng tươngưng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Gom nhóm nghiệp là thức

Chẳng gom nhóm là trí

Quán sát tất cả pháp

Thông đạt không thật có

Liền được sức tự tại

Ấy tức tên là tuệ

Buộc cảnh giới là tâm

Giác tưởng sanh là trí

Không thật có và thắng

Tuệ ắt từ ấy sanh.

Đây phân trí tuệ. Trí là nhằm giác liễu tự tâm, chẳng theo thức tâm phânbiệt nhiếp thọ, là chỉ căn bản trí. Tuệ là nhằm sai biệt, được tất cả chỗ vôsai biệt trí, vào pháp hạnh Phổ Hiền, nhậm vận trang nghiêm. Buộc cảnh giới là,bị tất cả pháp sanh diệt buộc, tâm giác cảnh buộc này vốn tự viên tịnh. Chỉ dovọng tưởng thảy không thể được, cũng nhiếp thuộc căn bản trí. Giác thì hayliễu, liễu mà không có sở liễu, đến chỗ vô tướng, lần lượt tăng thắng cũngnhiếp thuộc sai biệt. Vô tướng là cảnh giới Bát địa. Thắng tức Như Lai địa.

Tâm ý cùng với thức

Xa lìa tưởng suy nghĩ

Được pháp không tưởng nghĩ

Phật tử phi Thanh văn

Nhẫn tịch tĩnh thắng tiến

Như Lai trí thanh tịnh

Sanh ra nghĩa thiện thắng

Đã làm thảy xa lìa.

Đây tức nơi tâm ý ý thức mà được trí thanh tịnh Như Lai, chẳng phải Nhị thừađến được. Tâm ý ý thức đương thể toàn không, chỉ hay lìa các phân biệt thì đượcpháp thể vô phân biệt, liền khéo vào nhẫn tịch diệt đến trí địa thanh tịnh NhưLai. Do trí thanh tịnh Như Lai đều từ pháp vô phân biệt mà sanh. Pháp vô phânbiệt tức là nghĩa thiện thắng. Pháp thiện thắng vô phân biệt này tức là thể củasuy nghĩ phân biệt. Vì mê nên y thể khởi vọng, vì giác nên thể hợp tưởng dừng,bản trụ hiện tiền tâm hành chóng hết. Đó là nghĩa đế vô phân biệt tối thắngvậy. Nhẫn có năm: Phục, tín, thuận, vô sanh, tịch diệt. Từ tam hiền cho đếnPhật địa chỗ chứng có sâu cạn. Về tịch diệt nhẫn đến địa thứ mười là Pháp vânmới chứng, bậc Đẳng giác và Diệu giác Phật địa các hoặc đoạn hết cũng nhiếpthuộc nhẫn nầy.

Ta có ba thứ trí

Thánh vạch mở chân thật

Nơi kia suy nghĩ tưởng

Đều nhiếp thọ các tánh

Nhị thừa chẳng tương ưng

Trí lìa các sở hữu

Chấp trước nơi tự tánh

Từ các Thanh văn sanh

Vượt qua các tâm lượng

Như Lai trí thanh tịnh.

Ba thứ, tức trong chánh văn biết ba thứ sanh diệt v.v... ba thứ hay biết nàytức là trí thể thanh tịnh chân thật của Như Lai. Bởi vọng suy nghĩ khởi cácnhiếp thọ, liền nhiếp thọ các pháp. Cùng nhiếp thọ không tương ưng tức thuộcNhị thừa. Nếu đạt pháp tánh không thật có thì nhiếp thọ chóng lìa, liền đồngthánh trí. Cho nên biết, Nhị thừa chỉ đối với không thật có mà vọng sanh chấptrước, bèn thành tâm lượng. Siêu vượt nơi đây liền đó thanh tịnh chẳng phải lạiriêng có Như Lai trí.

+ CHỈ NGOẠI ĐẠO CHUYỂN BIẾN CHẲNG LÌA VỌNG THỨC.

NÊU DANH TƯỚNG NGOẠI ĐẠO CHUYỂN BIẾN.

Lại nữa, Đại Huệ! Ngoại đạo có chín thứ chuyển biến luận, mà kiến chấp ngoạiđạo chuyển biến sanh. Nghĩa là: Hình xứ chuyển biến, tướng chuyển biến, nhânchuyển biến, thành chuyển biến, kiến chuyển biến, tánh chuyển biến, duyên phânminh chuyển biến, sở tác phân minh chuyển biến, sự chuyển biến. Đại Huệ! Ấy gọilà chín thứ kiến chấp chuyển biến, các ngoại đạo nhân đó khởi ra có không, sanhchuyển biến luận. Thế nào là hình xứ chuyển biến? Nghĩa là hình xứ thấy khác,thí như vàng biến làm các món vật thì có các thứ hình xứ hiển hiện, chẳng phảitánh vàng có biến đổi. Tất cả tánh biến cũng lại như thế. Hoặc có ngoại đạokhởi vọng tưởng như thế cho đến vọng tưởng sự biến, vì vọng tưởng kia chẳngphải như, chẳng phải khác.

Ngoại đạo chín thứ chuyển biến nhân nơi thân tứ đại năm uẩn và tất cả pháphữu vi ở thế gian hiện thấy ở trước mắt, nhân quả sanh diệt thành bại khổ vui,các thứ dời đổi thật có như thế, tạo thành định luận. Họ chẳng biết tự tâm hiệnra, như vàng làm các món trang sức, vàng không cố định là món trang sức, móntrang sức chẳng ngoài vàng, chẳng phải một chẳng phải khác, chẳng phải có chẳngphải không. Vì mê nên thấy rõ ràng, vì giác nên thấy như huyễn. Duy Thức luậnnói là “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Như Lai nêu ra chỗ này, tuychỉ cái sở do vọng chấp của ngoại đạo cũng là vì tất cả chúng sanh trong thiênhạ ở đời sau và người tu hành dẹp trừ chướng hý luận trước mắt. Do đạt tự tâmhiện ra thật không có tự tánh. Hình tức là uẩn thân, thân có lưu chuyển trongsáu đạo, tướng có đẹp xấu không nhất định. Hình tướng có nhân, nhân đủ thì quảthành, thấy già trẻ nhiều thay đổi, tánh khổ vui chóng đổi thay. Duyên sanh rarõ ràng, pháp duyên sanh rành rẽ, năng sở đã đủ thì việc sanh sáng tỏ. Đây làchín thứ chuyển biến, ngoại đạo y theo đó thành kiến chấp hữu nhân vôâ nhân.Lại nêu lên hình sự là toát yếu hết chín thứ, dùng vàng và trang sức làm dụ,lìa vàng nói trang sức cũng tức trang sức nói vàng, chẳng phải tức, chẳng phảily, là tức là ly đồng với hý luận, thảy do vọng tưởng. Đây cũng thuộc về thức.

CHỈ CHUYỂN BIẾN KHÔNG TÁNH, ĐỀU DO VỌNG THỨC. GỒM TỤNG.

Như thế, tất cả tánh chuyển biến nên biết như sữa, lạc, rượu, trái v.v... đãchín. Ngoại đạo chuyển biến vọng tưởng, kia cũng không có chuyển biến. Hoặc cóhoặc không tự tâm hiện ra ngoại tánh (có), phi tánh (không). Đại Huệ! Như thế,chúng sanh phàm ngu tự vọng tưởng tu tập sanh. Đại Huệ! Không có pháp hoặc sanhhoặc diệt, như thấy sắc huyễn mộng sanh.

Lại nêu tất cả pháp như sữa, lạc, rượu, trái v.v... hiện thấy chuyển biến đểthấy ngoại đạo y đây mà khởi vọng tưởng chuyển biến. Song tất cả pháp không cótánh chuyển biến. Sữa không có tánh lạc, trái không có tánh rượu, do nhân duyênbiến đổi hoặc có hoặc không, đều là tự tâm hiện mà không có tự tánh. Như thấytất cả sắc tướng mộng huyễn, nó chẳng phải sanh chẳng phải diệt, chẳng phải cóchẳng phải không. Phàm ngu không biết cho là tự tu tập sanh, vọng thấy có thậtpháp.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Hình, xứ, thời, chuyển biến

Tứ đại chủng các căn

Trung ấm thứ lớp sanh

Vọng tưởng phi minh trí.

Tối Thắng đối duyên khởi

Chẳng như vọng tưởng kia

Song thế gian duyên khởi

Như thành Càn-thát-bà.

Thấy tứ đại các căn có hình, xứ, thời, tướng của chuyển biến và thân trungấm thứ lớp sanh trưởng, đều là vọng tưởng, chẳng phải minh trí. Thế gian duyênkhởi như thành Càn-thát-bà, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải mộtchẳng phải khác. Chư Phật Như Lai quyết chẳng ở nơi duyên khởi có không mà cóchút ít phân biệt, như kẻ vọng chấp kia. Hiện sanh là tiền ấm, hậu sanh là hậuấm. Xả hiện sanh chưa đến hậu sanh, khoảng giữa có hiện thân, gọi là trung ấm.

- RIÊNG Y NGỮ THỦ NGHĨA THÀNH CHẤP SÂU KÍN.

+ ĐẠI HUỆ THƯA HỎI.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói nghĩa tất cảpháp tương tục và nghĩa giải thoát. Nếu khéo phân biệt tướng tất cả pháp tươngtục và chẳng tương tục thì con và các Bồ-tát hiểu rành tất cả tương tục phươngtiện khéo léo, chẳng rơi vào như nghĩa đã nói, chấp trước tương tục. Chúng conkhéo đối với tướng tất cả pháp tương tục, chẳng tương tục và lìa ngôn thuyếtvăn tự vọng tưởng giác, dạo đi tất cả cõi nước chư Phật, vô lượng đại chúng,lực tự tại thông, được ấn tổng trì, các thứ biến hóa, hào quang chiếu sáng,giác tuệ khéo nhập mười vô tận cú, không có hạnh phương tiện, ví như nhật nguyệt,ma-ni, tứ đại. Đối tất cả địa lìa kiến chấp tướng vọng tưởng của mình, thấy tấtcả pháp như mộng huyễn v.v... nhập thân Phật địa. Đối tất cả chúng sanh giớitùy chỗ họ mong mỏi mà vì nói pháp, dẫn đường cho họ, đều khiến họ an trụ, tấtcả các pháp như mộng huyễn v.v... lìa các loại có không và vọng tưởng sanhdiệt, khác với nghĩa ngôn thuyết, thân kia chuyển biến thù thắng.

Đoạn này duyên ngôn thuyết nghĩa chấp trước, muốn Thế Tôn phát minh đượcnhân ngôn thuyết vào đệ nhất nghĩa thánh lạc hành xứ, để tiến đến cứu kínhkhông rơi vào lối tẽ. Duyên ngôn thuyết nghĩa chỗ chấp sâu kín giác tưởng chẳngdứt, cho nên nói tương tục, Nhị thừa nhất thừa đồng có cái chướng này, nên nóichấp pháp. Như nhân thánh giáo nói “năm uẩn vô ngã”, Nhị thừa duyên đây vào quánvô ngã, chứng nhân vô ngã cho là thật có pháp năm uẩn, thật có pháp đã chứng vôngã. Cái chướng này đến Thất địa, chưa vào Bát địa còn không thể khỏi. Nếu phápvô ngã thì vi tế sở tri đến Phật địa mới hết. Sở tri tức là lý không sở chứng.Trí không năng chứng vừa còn sở liễu thì đối với đệ nhất nghĩa thánh lạc hànhxứ còn chưa viên mãn. Đây là tột cùng tế tướng tương tục. Song, nếu Bồ-tát hiểurành phương tiện cũng không rơi vào cảnh giới ngôn thuyết vọng tưởng giác màđược giải thoát, tổng trì giác tuệ, dùng giác tuệ này dạo đi tất cả cõi Phật,thần thông biến hóa, chợt hay nương mười nguyện vô tận như nhật, nguyệt, ma-ni,tứ đại, soi khắp mười phương không dừng không mắc, trải tất cả địa, lìa kiếnchấp các tướng, đạt pháp như huyễn, được thân cõi cứu kính của Như Lai. Nhiênhậu tùy căn cơ chúng sanh mà vì dẫn đường, như chỗ mình hiểu, chóng trừ cókhông sanh diệt, siêu tất cả ngôn thuyết vọng tưởng tương tục. Cho nên biếtngoại đạo Nhị thừa đều do chẳng rành phương tiện, chấp ngôn thuyết vọng tưởng, khôngthể phát minh giác tuệ giải thoát. Đây là lý do phân trí cùng thức, sự xoaychuyển của mê với giác vậy. Ý Bồ-tát Đại Huệ thỉnh chỗ then chốt sâu kín. Thậpvô tận cú, trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát được sơ Hoan hỷ địa phát nguyện rộnglớn như pháp giới, dùng thập vô tận mà được thành tựu, thập cú này có tận thìnguyện ta có tận, do thập cú này không tận nên nguyện ta không tận. 1) Chúngsanh giới vô tận. 2) Thế giới vô tận. 3) Hư không giới vô tận. 4) Pháp giới vôtận. 5) Niết-bàn giới vô tận. 6) Phật xuất hiện giới vô tận. 7) Như Lai trígiới vô tận. 8) Tâm sở duyên vô tận. 9) Phật trí sở nhập cảnh giới vô tận. 10)Thế gian chuyển, pháp chuyển, trí chuyển vô tận. Như nhật, nguyệt, ma-ni, tứđại là, nhật, nguyệt đi trong không chẳng nương gá, ma-ni tùy phương hiện sắckhông có tự tánh, đất nước lửa gió khắp giáp pháp giới không có chướng ngại.

+ CHỈ RA MƯỜI MỘT THỨ TƯƠNG TỤC SÂU KÍN.

Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩđó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Vôlượng tất cả pháp như nghĩa đã nói, chấp trước tương tục. Nghĩa là: Tướng kếtrước tương tục, duyên kế trước tương tục, tánh phi tánh kế trước tương tục,sanh bất sanh vọng tưởng kế trước tương tục, diệt bất diệt vọng tưởng kế trướctương tục, thừa phi thừa vọng tưởng kế trước tương tục, hữu vi vô vi vọng tưởngkế trước tương tục, địa địa tự tướng vọng tưởng kế trước tương tục, tự vọngtưởng vô gián vọng tưởng kế trước tương tục, hữu vô phẩm ngoại đạo y vọng tưởngkế trước tương tục, tam thừa nhất thừa vô gián vọng tưởng kế trước tương tục.

Tướng tức là Nhị thừa chấp pháp tướng năm uẩn và trí tướng pháp vô ngã củaThập địa đều là tướng. Duyên tức là nhân duyên cũng là chỗ chấp của Nhị thừa vàduyên tự giác liễu vừa có chỗ nương đều là pháp duyên. Tánh vẫn là pháp. Tánhphi tánh, sanh bất sanh, diệt bất diệt, thừa phi thừa, vi vô vi đều là chỗ chấpđối đãi của thế gian và xuất thế gian. Địa địa tự tướng là, địa địa đều khôngthật pháp. Kinh Hoa Nghiêm một địa tức đủ các địa, lại các địa mỗi mỗi vào mộtđịa, như lưới châu của trời Đế Thích lẫn nhau nhiếp nhập không có tự tánh. Nếucó địa tướng sở chứng liền có tự tướng năng chứng, nên nói “tự vọng tưởng”. Hữuvô phẩm tức là trước nương nơi có và nhận tánh tham sân si, về sau nói không,đều y thánh ngôn thành tăng thượng mạn, phá hoại Phật pháp đồng với ngoại đạoấy vậy. Tam thừa nhất thừa cũng là thánh giáo đã nói, không biết phương tiện,nhân lời nói nhận nghĩa rồi chấp cho là thật pháp, thảy đều thuộc về tương tục.

+ CHỈ TƯƠNG TỤC SÂU KÍN TỰ HOẠI HOẠI NGƯỜI.

Lại nữa, Đại Huệ! Đây cùng chúng sanh phàm ngu khác tự vọng tưởng tương tục.Bởi cái tương tục này mà phàm ngu vọng tưởng, như tằm nhả tơ làm kén; do tơvọng tưởng tự trói trói người, tướng có không có tương tục chấp trước.

Nương trước suy rộng ra lại có vô lượng thứ chấp trước sâu kín. Tự trói tróingười đây đều y ngôn thủ nghĩa vọng sanh tướng khác cho là bí mật. Tự hoại lạihoại chánh pháp làm chướng chúng sanh, rất đáng thương xót, là lý do Như Laikhông ngớt thương xót.

+ CHỈ CÁC PHÁP TỊCH TĨNH, XA LÌA TƯƠNG TỤC VÀ CHẲNG TƯƠNG TỤC.

Lại nữa, Đại Huệ! Trong kia cũng không tướng tương tục và chẳng tương tục,vì thấy tất cả pháp tịch tĩnh nên vọng tưởng chẳng sanh. Đại Bồ-tát thấy tất cảpháp tịch tĩnh. Lại nữa, Đại Huệ! Giác ngoại tánh (có), phi tánh (không), tựtâm hiện tướng không thật có, tùy thuận quán sát tự tâm hiện lượng, có khôngtất cả tánh không tướng thì thấy tương tục tịch tĩnh. Cho nên đốùi tất cả phápkhông tướng tương tục và chẳng tương tục. Lại nữa, Đại Huệ! Trong kia không cóhoặc trói hoặc mở, những người rơi vào giác tri không như thật thấy có trói cómở. Vì cớ sao? Vì đối tất cả pháp có không có, không chúng sanh có thể được.

Cũng không tướng tương tục và chẳng tương tục, lại vì người chấp chẳng tươngtục mà nói. Được tự giác đệ nhất nghĩa thấy tất cả pháp tịch tĩnh thì vọngtưởng chẳng sanh, tương tục cùng chẳng tương tục thảy thành hý luận. Sở dĩ nhưthế, vì giác tất cả pháp bên ngoài không có tự tánh, do tự tâm hiện như huyễnnhư mộng đều không thật có. Quán sát như thật giác tự tâm lượng thì có khôngđều dứt, thuần một tịch tĩnh, không tướng tương tục nên cũng không tướng chẳngtương tục. Nếu có trói có mở đều rơi vào không giác tri như thật, chẳng phảitất cả pháp tự tướng chân như. Tất cả pháp tự tướng chân như thì có không cóđều không chủ tể. Đây là tự giác đệ nhất nghĩa trong ngoài tương ưng.

Lại nữa, Đại Huệ! Kẻ ngu có ba thứ tương tục. Nghĩa là: tham, sân, si và ái,vị lai có ái hỷ chung. Do tương tục này nên có thú tương tục. Tương tục ấy là tiếpnối trong ngũ thú. Đại Huệ! Tương tục dứt thì không có tướng tương tục cùngchẳng tương tục. Lại nữa, Đại Huệ! Ba hòa hợp duyên tạo phương tiện chấp trướcnên thức tương tục vô gián sanh. Phương tiện chấp trước thì có tương tục. Bahòa hợp duyên thức dứt thì thấy ba giải thoát, tất cả tương tục chẳng sanh.

Kẻ ngu có ba thứ tương tục, Nhị thừa nương tương tục này chứng chẳng tươngtục, thành kiến chấp chẳng tương tục. Cho nên Như Lai đặc biệt gọi đó bảo“tương tục dứt thì không có tướng tương tục chẳng tương tục”. Tham sân si lànhân tương tục. Nhân này từ vô minh bất giác liền sanh kiến tướng nên nhân pháprõ ràng, phiền não y đó mà khởi. Do cái ái ấy đến sanh đời sau cùng tham hỷchung. Bởi cái tương tục này bèn thành ngũ thú. Nhị thừa tuy đoạn nhân tươngtục mà chẳng biết vô minh bất giác thảy đồng huyễn hóa, lầm cho là có tướng nênđoạn, nên nói “chấp pháp”. Ba hòa hợp duyên phương tiện chấp trước thức sanhlà, ba hòa hợp tức căn, trần, thức. Thức này tuy gồm tám thức, song thủ nghĩanày thì chỉ thức chấp ngã thứ bảy. Thức này Nhị thừa chỉ đoạn nhân chấp ngoạingã. Ngoại ngã này đoạn không có người nhiếp thọ thì nhân sanh trong tam giớitự đoạn. Bởi vô minh chưa đoạn nên kiến phần nội ngã vẫn còn. Nội ngã tức làpháp ngã. Do có pháp ngã nên khi nhân sanh đoạn khởi tưởng chẳng tương tục,chẳng phải chân giải thoát. Nếu thức thứ bảy nội ngã ngoại ngã đều đoạn thìthấy ba môn giải thoát của đại thừa là tất cả tương tục chẳng sanh. Nhị thừakhởi tướng chẳng tương tục vẫn là nhân nói thủ nghĩa. Cái tương tục này lại làsâu kín, đến chứng giải thoát mới hay hằng đoạn. Ba giải thoát là, không, vôtướng, vô nguyện. Vô nguyện mới đặc biệt nhị ngã chân lạc. Thế nên vào môn nàythì tất cả pháp tịch tĩnh.

+ TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Chẳng chân thật vọng tưởng

Là nói tướng tương tục.

Nếu biết chân thật kia

Lưới tương tục ắt đoạn

Đối các tánh không biết

Tùy ngôn thuyết nhiếp thọ

Thí như con tằm kia

Nhả tơ mà tự trói.

Kẻ ngu vọng tưởng trói

Tương tục chẳng quán sát.

Ý bài kệ nói chỉ nhập chân thật đệ nhất nghĩa thì tương tục tự đoạn, khôngcó tướng tương tục cùng chẳng tương tục. Kẻ ngu hiện tại bị trói trong tươngtục, bởi không khéo quán sát y nơi ngôn thuyết thủ nghĩa vọng sanh tưởng khác.Muốn cầu giải thoát trở lại tự trói buôâïc, đều do chẳng được đệ nhất nghĩa tựgiác vậy.

- CHỈ THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ ĐỂ PHÁ VỌNG CHẤP.

+ ĐẠI HUỆ NẠN CÁC PHÁP ĐOẠN DIỆT.

Đại Huệ lại bạch Phật: Như Thế Tôn đã nói “Do các vọng tưởng kia vọng tưởngcác pháp kia, chẳng phải các pháp có tự tánh, chỉ là tự tánh vọng tưởng thôi”.Thế Tôn! Nếu chỉ là tự tánh vọng tưởng, chẳng phải tánh tự tánh đối đãi, ThếTôn nói như thế đâu không mắc cái lỗi phiền não thanh tịnh đều không có chăng?Vì tất cả pháp do tự tánh vọng tưởng thảy đều không có?

Tất cả các pháp do tự tâm hiện ra nên chẳng phải có chẳng phải không. Bởi mêtự tâm vọng khởi chấp trước có tự tánh các pháp. Như Lai Thế Tôn thường nói:“Các pháp không tự tánh chỉ có tánh vọng tưởng”. Cho nên Đại Huệ nạn rằng: “Nếuchỉ có tánh vọng tưởng mà không có tự tánh các pháp thì, các pháp nhiễm tịnhđâu không hoàn toàn hoại”. Đây là nghi các pháp đoạn diệt. Chẳng biết các phápdo tự tâm hiện ra không có tự tánh. Kẻ ngu không biết vọng tưởng thấy có. Vìkhiến họ lìa vọng chấp nên nói thánh trí tự tánh không sự. Không, chẳng rơi vàocó, mà có thánh trí sở tri, lại chẳng phải pháp hoại. Văn sau lặp đi lặp lạicho sáng tỏ, thảy chỉ ra ý này.

+ CHỈ KHÔNG TÁNH CÁC PHÁP, CHẲNG PHẢI KHÔNG TRI KIẾN THÁNH TRÍ.

Phật bảo Đại Huệ: Như thế, như thế, như ông đã nói. Đại Huệ! Chẳng phải nhưkẻ ngu tánh tự tánh vọng tưởng chân thật, tự tánh vọng tưởng này chẳng có tướngtánh, tự tánh. Song, Đại Huệ! Như thánh trí có tánh tự tánh, thánh tri thánhkiến thánh tuệ nhãn. Như thế, tánh tự tánh biết.

Chấp nhận lời thuật lại của Đại Huệ, chỉ có tánh vọng tưởng không tánh cácpháp, mà chẳng phải đoạn diệt. Nghĩa là tất cả các pháp không có tánh nhất địnhlà phiền não, thanh tịnh, mà chẳng phải không tánh. Cho nên nói “như thánh trícó tánh tự tánh, thánh tri thánh kiến thánh tuệ nhãn, như thế tánh tự tánhbiết”. Sở dĩ thánh trí có tánh tự tánh, là vì thánh tri thánh kiến thánh tuệnhãn, nhất như thật tướng các pháp trong ngoài tương ưng không có cảnh giớiriêng. Chẳng như kẻ ngu vọng sanh phân biệt, vọng có chỗ chấp.

+ NẠN CÁC PHÁP CHẲNG KHÔNG, THÁNH TRÍ RƠI VÀO CÓ.

NGHI CHỖ BIẾT CỦA THÁNH TRÍ ĐỒNG VỌNG TƯỞNG HIỆN.

Đại Huệ bạch Phật: Nếu như thánh dùng thánh tri thánh kiến thánh tuệ nhãn,chẳng phải thiên nhãn, chẳng phải nhục nhãn, tánh tựï tánh như thế biết, chẳngphải như vọng tưởng của ngu phu. Thế Tôn! Làm sao ngu phu lìa vọng tưởng ấy, vìchẳng giác việc thánh tánh? Thế Tôn! Họ cũng chẳng phải điên đảo, chẳng phảikhông điên đảo. Vì cớ sao? Vì họ chẳng giác thánh sự tánh tự tánh, vì chẳngthấy lìa tướng có không.

Chỗ biết của thánh trí chẳng phải như vọng tưởng. Nghĩa là chỗ biết củathánh trí chẳng như cảnh giới vọng tưởng. Đây nêu ra ngu phu chẳng lìa vọngtưởng, chẳng giác thánh tánh. Tuy cảnh giới chẳng đồng, mà đồng một năng kiến,đồng một sở kiến, là năng sở của vọng tưởng muốn lìa tức căn trần của thánh trírành rõ. Đây là lý do của Đại Huệ nạn vậy. Ý nói phàm phu ngu si hiện có vọngtưởng phân biệt làm sao được lìa. Hiện có cảnh giới thánh trí mà không biết nhưthật thì không thể nói giác. Song chỗ biết của thánh trí tướng tánh tự tánhđồng với vọng tưởng hiện. Nên nói, thế gian nói trâu, thánh nhân cũng nói làtrâu; thế gian nói ngựa, thánh nhân cũng nói là ngựa, chỗ chấp tưởng chẳng đồngmà đồng một phổ thông. Cho nên nói “họ chẳng phải điên đảo, chẳng phải khôngđiên đảo”. Chẳng thấy lìa tướng có không, đây tức là chẳng giác thánh sự. Nênnói “chẳng phải không điên đảo”. Tướng tánh tự tánh này, một bên thấy lìa cókhông, một bên chẳng thấy lìa có không, trọn không có hai pháp, mà cảnh giớimỗi bên có khác. Do đây mà khởi nạn, cũng do đây mà rõ tông chỉ. Phật cùngBồ-tát cơ cảm hợp nhau thật không có ý chỉ riêng.

Thế Tôn! Thánh cũng chẳng như thế thấy như việc vọng tưởng, vì chẳng lấycảnh giới tự tướng làm cảnh giới. Thế Tôn! Kia cũng tướng tánh tự tánh vọngtưởng tự tánh như thế hiện, vì chẳng nói nhân không nhân, vì rơi vào cái thấytánh tướng. Cảnh giới khác chẳng phải như kia v.v... như thế mắc cái lỗi vôcùng. Thế Tôn! Vì chẳng giác tướng tánh tự tánh. Thế Tôn! Cũng chẳng phải tựtánh vọng tưởng nhân tướng tánh tự tánh. Kia tại sao vọng tưởng chẳng phải vọngtưởng, như thật biết vọng tưởng?

Lại nói thánh trí tuy chẳng cùng vọng tưởng đồng thấy, mà các pháp chưa từngchẳng cùng vọng tưởng đồng hiện. Chẳng cùng vọng tưởng đồng thấy thì cảnh giớiấy chẳng lìa các pháp mà khác. Mà cùng vọng tưởng đồng hiện thì các pháp chẳngnhân thánh trí mà không. Các pháp đồng nhất mà tại vọng tưởng chỉ muốn nóikhông, tại thánh trí chẳng hiềm rơi vào có. Đây là chỗ nạn của văn sau. Câu“thánh cũng chẳng như thế thấy như việc vọng tưởng ...”, nghĩa là thánh trígiác tự tâm hiện, nên chẳng lấy tướng tự tâm hiện mà cho là cảnh giới thật.Song chẳng phải không tướng tánh tự tánh hiện ra đồng với tự tánh vọng tưởnghiện. Chỉ thánh trí chẳng nói nhân cùng không nhân, rơi vào cái thấy tánhtướng. Chẳng phải như cảnh giới riêng khác của ngu phu, tự sanh cái lỗi vôcùng. Bởi ngu phu chẳng giác tướng tánh tự tánh do tự tâm hiện ra. Nên biếttướng tánh tự tánh này, chỗ biết của thánh trí đồng với vọng tưởng hiện, màkhông nên bảo nhân vọng tưởng mà có. Cho nên nói “cũng chẳng phải vọng tưởngnhân tướng tánh tự tánh”. Tướng tánh tự tánh đã chẳng nhân vọng tưởng mà cóthì, chỗ chấp của vọng tưởng tức chẳng phải vọng tưởng chấp, cũng như vọngtưởng chấp. Tóm lại, các pháp đồng nhất mà chỗ biết của thánh trí là chỗ chấpcủa vọng tưởng. Đợi đến văn sau ngăn vọng chấp nói không, mà chỗ hành của thánhtrí lại rơi vào thấy có.

NGHI THÁNH TRÍ RƠI VÀO CÓ.

Thế Tôn! Vọng tưởng khác, tướng tự tánh khác. Thế Tôn! Chẳng tương tợ, nhânvọng tưởng tướng tự tánh, kia tại sao mỗi mỗi chẳng vọng tưởng, mà ngu phuchẳng như thật biết. Song Phật vì chúng sanh lìa vọng tưởng nói như tướng vọngtưởng chẳng như thật có. Thế Tôn! Cớ sao ngăn chúng sanh thấy có không tự tánhchấp trước, mà cảnh giới sở hành của thánh trí lại rơi vào thấy có? Nói khôngpháp chẳng có , mà nói thánh trí tự tánh?

Đoạn này tiếp ở trước “tướng tánh tự tánh thấy khác mà đồng hiện”. Bởi vìNhư Lai ngăn vọng tưởng mà nói chẳng phải thật, hiển bày thánh trí mà nói sởhành, vẫn là rơi vào không và có. Tướng tự tánh chẳng nhân vọng tưởng mà có,cho nên nói “khác vọng tưởng, khác tướng tự tánh, khác thì chẳng tương tợ, đãchẳng tương tợ mà vẫn nhân vọng tưởng thấy tướng tự tánh”. Đây là ngu phu chẳngnhư thật biết mỗi mỗi tướng tự tánh, mỗi mỗi không cảnh giớùi vọng tưởng. Songđã vì chúng sanh lìa vọng tưởng chấp có, mà lại nói cảnh giới sở hành của thánhtrí. Năng sở của vọng tưởng ấy muốn không thì cảnh giới sở hành của tự tánhthánh trí rõ ràng không lỗi. Không biết rằng tất cả các pháp thánh phàm đồnghiện, mà người giác tự tâm thì chẳng rơi vào có không. Cho nên nói: “Các phápkhông tánh, chẳng giác tự tâm, vọng chấp là có, hoặc lầm là không, thảy tráipháp thể. Như Lai thương xót kẻ này vì nói không pháp”. Nghĩa là không pháp tánhchỉ có vọng tưởng. Nếu biết pháp thể vốn rỗng, vọng chấp chẳng thật thì chínhnơi cảnh giới vọng tưởng là sở hành của thánh trí, chuyển biến trong sát-nakhông hai không khác, ắt chẳng nói nơi đây thì ngăn, nơi kia lại rơi. Chân vọngthể khác, có không đối đãi, không phải người trụ tự giác quán sát hiển bày ra.

+ CHỈ THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ LÌA CÓ KHÔNG.

Phật bảo Đại Huệ : Chẳng phải ta nói không pháp phi tánh, cũng chẳng rơi vàothấy có, nói việc thánh trí tự tánh. Song vì khiến chúng sanh lìa câu khủng bố.Chúng sanh từ vô thủy đến nay chấp trước tướng tánh tự tánh, thánh trí sự, tựtánh chấp trước tướng kiến nói không pháp. Đại Huệ! Ta không nói tướng tánh tựtánh. Đại Huệ! Chỉ ta trụ tự được như thật không pháp, lìa hoặc loạn tướngkiến, lìa thấy tự tâm hiện ra có chẳng có, được ba môn giải thoát, như thật ấnmà ấn, đối tánh tự tánh được duyên tự giác quán sát trụ, lìa tướng kiến cókhông.

Như Lai nói không, nói thánh trí tự tánh xưa nay tịch tĩnh. Bởi vì chúngsanh từ vô thủy tập khí chấp trước tất cả tánh tướng trong ngoài, muốn khiến xalìa. Lại sợ họ tự sanh khủng bố nên nói việc thánh trí tự tánh không pháp, lànói “trụ tự được như thật không pháp”. Như thật không pháp này, lìa tự tâm hiệnchẳng phải rơi vào không, được giải thoát ấn mà chẳng phải rơi vào có. Ba giảithoát là, không, vô tướng, vô nguyện. Được giải thoát này mới biết tự tánhkhông sự như thật pháp ấn, sẵn có sẵn lặng, thật là duy thức tánh. Tự giác quánsát xa lìa có không tất cả tướng kiến hoặc loạn.

+ CHỈ THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ CHẲNG LẬP TÔNG THÚ.

CHỈ CHẲNG NÊN LẬP TÔNG BẤT SANH.

Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp chẳng sanh, đại Bồ-tát chẳng nên lập tông ấy.Vì cớ sao? Vì tông tất cả tánh phi tánh và vì nhân sanh tướng kia nên nói tấtcả pháp chẳng sanh làm tông, tông kia ắt hoại. Tông kia tất cả pháp chẳng sanh,tông kia ắt hoại ấy, bởi vì tông có đối đãi mà sanh. Lại vì tông kia chẳng sanhvào tất cả pháp, vì tướng chẳng hoại chẳng sanh. Lập tất cả pháp chẳng sanh làmtông, thì thuyết kia ắt hoại. Đại Huệ! Có không chẳng sanh làm tông, tông kiavào tất cả tánh, tướng có không chẳng thể được. Đại Huệ! Nếu khiến tông kiachẳng sanh, tất cả tánh chẳng sanh mà lập tông. Như thế tông kia hoại, vì có,không tánh tướng chẳng sanh, chẳng nên lập tông. Vì năm phần luận nhiều lỗi, vìlần lượt nhân tướng khác và vì tạo tác, chẳng nên lập tông phần. Bảo tất cảpháp chẳng sanh, như thế tất cả pháp không, như thế tất cả pháp không tự tánh,chẳng nên lập tông.

Tất cả pháp chẳng sanh ba đời Như Lai đồng nói, chính vì kẻ bất giác, chẳngvì người giác. Người giác tự tâm hiện chóng dứt các vọng, nội thân tự chứngtrọn không thể chỉ bày. Trừ vì chúng sanh khiến lìa các chấp trước nên nói tánhkhông sanh; vì lìa các khủng bố nói có thánh trí tự tánh không sự. Song chẳngnên lập đó làm tông. Tông tất cả tánh phi tánh ấy, nguyên tất cả tánh vốn vôsanh tánh. Lập tông chẳng sanh, nhân ấy vọng thấy tướùng sanh. Cho nên nói “vàvì nhân kia sanh tướng”. Đã nhân vọng thấy tướng sanh, mà nói chẳng sanh, lạilập đó làm tông thì tông ấy ắt hoại. Bởi vì chẳng sanh là đối với sanh, vì cóđối đãi. Lại tông này vào tất cả pháp, tất cả pháp đã chẳng sanh cũng nên khôngtướng chẳng sanh, mà vẫn còn có pháp tướng chẳng sanh thì pháp chẳng phải khôngsanh, là lý do thuyết này bị hoại. Câu “tướng chẳng hoại chẳng sanh”, bản Đườngdịch “tướng chẳng sanh cũng chẳng sanh”. Tức chính chỉ thánh tánh không sự, vìkhiến lìa chấp trước và khủng bố, chẳng nên lập đó làm tông. Nhân vọng chấp cónên nói chẳng sanh. Không nhân có mà lập, có không thành hai tướng, đối tất cảpháp thì tánh không thể được. Nếu lập đó làm tông thì trái với pháp thể. Nhưnăm phần luận, tông nhân lần lượt, có ra tướng khác đều thuộc tạo tác chỉ thànhnhiều lỗi. Mới biết tất cả pháp chẳng sanh ấy, là vì lìa chấp trước. Như thếtất cả pháp không, tất cả pháp không có thể tánh, xét đến tự tướng như thậttrọn không thuyết ấy, nên chẳng ưng lập tông. Xét trong ba lượng (hiện lượng,tỷ lượng, thánh giáo lượng) thì tỷ lượng có ba chi: 1) Tông, 2) Nhân, 3) Dụ,gồm Hiệp và Kết làm năm phần. Tông có 9 lỗi, nhân có 14 lỗi, đồng dụ có 5 lỗi,dị dụ có 5 lỗi, chung lại là 33 lỗi. Đây là ngoại đạo lập ra. Nếu do pháp củata thì tông cũng có một lỗi, nghĩa là chẳng được pháp thể. Nhân, Dụ là thànhlập tông, mà tông đã lỗi thì nhân, dụ lần lượt tướng khác càng nhiều. Sao nóikhông được pháp thể? Như lập lượng rằng: Tất cả pháp chẳng sanh làm TÔNG, NHÂNnói vì không tự tánh, DỤ nói như cây chuối. Gạn lỗi rằng: Những pháp gì chẳngsanh? Đáp: Pháp tâm hiện ra, pháp đều tâm hiện không có tánh sanh. Gạn lại: Tâmkhông tánh sanh thì có tánh chẳng sanh chăng? Đáp: Nghĩa là tánh không sanh nênnói chẳng sanh, đâu được lại có. Kết lỗi rằng: Nếu chẳng lại có mà lập tôngchẳng sanh thì chẳng được pháp thể. Song pháp của ta phương tiện vì đoạn chấpkia, chẳng phải có thật pháp. Chấp kia đoạn rồi tự nhiên rõ tướng tâm ban đầu,trở lại nơi bản đắc, như thật tự chứng đại dụng hiện tiền, ngôn ngữ tình lượngchóng dứt, sanh cùng vô sanh, đều là lời nói thừa. Cho nên chẳng ưng lập tông.Như Lai chỉ thẳng nguồn tâm chẳng do nơi khác mà ngộ.

CHỈ THÁNH TRÍ XEM THẤY NHƯ HUYỄN KHÔNG LỖI.

Đại Huệ! Song đại Bồ-tát nói tất cả pháp như huyễn mộng, vì tướng hiện vàchẳng hiện và vì lỗi ở giác tưởng. Phải nói tất cả pháp như tánh huyễn mộng.Trừ vì ngu phu lìa khủng bố. Đại Huệ! Ngu phu rơi vào cái thấy có không, chớ khiếnhọ kinh sợ xa lìa Đại thừa.

Huyễn mộng chẳng phải thật, không thể nói có. Huyễn mộng rõ ràng, không thểnói không. Có không đều chẳng phải, có hiện chẳng hiện thảy do giác tưởng. Vìthế nói như huyễn mộng đối các pháp thể vẫn không lầm trái, cũng hay cảnh giácngười trí chính nơi ấy biết chỗ trở về được gốc vô sự, cho nên “phải nói”. Trừvì ngu phu lìa khủng bố là, bởi ngu phu rơi vào cái thấy có không, mỗi bên cóchỗ y cứ, nghe nói mộng huyễn mờ mịt không chỗ vin bèn sanh kinh sợ, xa lìa Đạithừa. Cho nên phàm nói thánh tánh sự, hoặc bát Niết-bàn đều thuộc về phươngtiện. Nếu được đường ngôn ngữ dứt chỗ tâm hành diệt thì thản nhiên tự giác. Mớibiết Như Lai đêm ấy thành Phật, đêm ấy nhập Niết-bàn, ở trong khoảng giữa đókhông nói một chữ. Thầm hợp tương ưng khó vì hiển bày. Dù muốn chỉ điểm trướcmắt, không phải huyễn thì không lấy gì làm thí dụ.

TỔNG KẾT CHẲNG SANH NHƯ HUYỄN.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Không tự tánh không nói

Không sự không tương tục

Ngu phu kia vọng tưởng

Như tử thi ác giác

Tất cả pháp chẳng sanh

Chẳng phải tông ngoại đạo

Đến tột chỗ không sanh

Tánh duyên được thành tựu.

Tất cả pháp chẳng sanh

Người tuệ không khởi tưởng

Vì tông kia nhân sanh

Người giác thảy trừ diệt.

Như Lai tàng vốn không tự tánh, cũng không nói bày. Tất cả tám thức như hoađốm trong hư không, đều không sự thật. Sở dĩ Phật dạy chỉ vì chỉ bày cho kẻ mê.Kẻ ngu không trí chẳng đạt phương tiện, đây là vọng tưởng ác kiến. Tất cả phápchẳng sanh, tất cả pháp đến tột không có chỗ sanh, do nhân duyên hòa hợp nhưhuyễn như mộng, người trí ở trong đó không nên khởi tưởng. Bởi vì ngoại đạonhân sanh mà nói chẳng sanh, chấp là thật pháp. Cho nên tất cả pháp chẳng sanhở đây, không đồng với ngoại đạo nói. Giác thì phương tiện thảy trừ. Chữ “sự ”tức là tướng . Chữ “tương tục” tức là lưu chú. Tướng cùng lưu chú thảy đều chỉcho tám thức sanh diệt, như huyễn không thể được.

Ví như mắt bệnh xem

Vọng thấy tướng tóc rủ

Chấp trước tánh cũng vậy

Ngu phu tà vọng tưởng

Lập bày ra ba cõi

Không có sự tự tánh

Lập bày sự tự tánh

Suy nghĩ khởi vọng tưởng

Tướng sự lập ngôn giáo

Ý loạn rất lăng xăng

Phật tử khéo ra khỏi

Xa lìa các vọng tưởng.

Mắt bệnh, tóc rủ dụ cho ngu phu vọng thấy. Do vọng thấy này nên khởi cácgiác tưởng, lập bày ba cõi. Lại do ba cõi giả lập danh tướng rồi chấp là thậttánh. Lại khởi vọng chấp dựng lập ngôn giáo, lần lượt nhân nhau nên ý loạn lờirối. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến mỗi cái muốn lưu ở thế gian thì nghiệp vậnmỗi thứ thường dời nơi quốc độ”. Vọng tưởng thế gian niệm niệm sanh diệt. Nếuhay giác được chỗ này thì trong khoảng sát-na đương thể là lặng lẽ, thật khôngthể nghĩ bàn.

Chẳng phải nước tưởng nước

Đây từ khát ái sanh

Ngu phu lầm như thế

Thánh thấy ắt chẳng vậy.

Thánh nhân thấy thanh tịnh

Tam thoát tam-muội sanh

Xa lìa nơi sanh diệt

Dạo đi không ngăn ngại.

Tu hành không ngăn ngại

Cũng không tánh phi tánh

Tánh phi tánh bình đẳng

Từ đây sanh thánh quả.

Chẳng phải nước tưởng nước, đây là chỗ mê của ngu phu, chính là chỗ ngộ củathánh nhân. Thanh tịnh tam-muội tức là ngộ chỗ trở về. Dùng ba môn giải thoát,an trụ trong tâm hải, thuận tánh khởi hạnh, lìa nơi sanh diệt, chỗ đến khôngngại. Bài tụng kinh Tịnh Danh nói: “Chẳng dính thế gian như hoa sen, thườngkhéo vào nơi hạnh không tịch, đạt các pháp tướng không ngăn ngại, đảnh lễ nhưkhông không chỗ nương”. Đây chính là tánh phi tánh bình đẳng, nhân gồm biểnquả, quả suốt nguồn nhân, biết không sai biệt.

Thế nào tánh phi tánh?

Thế nào là bình đẳng?

Bảo kia tâm chẳng biết

Trong ngoài rất xao động.

Nếu hay hoại được kia

Tâm ắt thấy bình đẳng.

Trụ trong cái có không thì chẳng đạt được bình đẳng. Chỉ vì chẳng rõ cácpháp vô sanh. Rõ tự tâm hiện, hiện không thể được thì đương xứ vắng lặng, cũngkhông bình đẳng và chẳng bình đẳng. Đây là tâm bình đẳng vậy.

+CHỈ THÁNH TRÍ XA LÌA SỞ TRI.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn nói như việc phanduyên, trí tuệ chẳng được. Lượng bày vẽ ấy dựng lập bày vẽ, sở nhiếp thọ phitánh, năng nhiếp thọ cũng phi tánh. Bởi không nhiếp thọ nên trí ắt chẳng sanh,chỉ là bày vẽ tên mà thôi.

Cảnh giới có không của tất cả pháp đều là giả lập bày, chẳng phải sở hànhcủa trí tuệ. Giác tự tâm hiện lượng mới biết tất cả dựng lập, vọng chấp năng sởthảy đều không có tự tánh. Nhiếp thọ đã dứt, đây là đại trí hiện tiền. Tất cảcảnh giới như nước sôi tiêu băng, lại không có băng biết băng tiêu. Thế là, ởthế gian tùy theo thông lệ thế gian mà không điên đảo. Đại Huệ nêu ra ý này,trước thuật lại lời Phật sau mới khởi nạn. Như việc phan duyên tức là các phápthế gian có không. Sở nhiếp thọ là cảnh sở thủ. Năng nhiếp thọ là tâm năng thủ.Thấy năng thủ sở thủ thảy đều không tự tánh, trí ắt chẳng sanh là, trí chẳngđối với chỗ này mà khởi phân biệt.

Thế Tôn! Thế nào? Vì tánh bất giác nên tự tướng cộng tướng, khác chẳng khác,mà trí chẳng được ư? Vì tự tướng cộng tướng các thứ tướng tánh tự tánh ẩnkhuất, mà trí chẳng được ư ? Vì núi đá tường vách, nước lửa gió ngăn che, màtrí chẳng được ư ? Vì rất xa hay rất gần, mà trí chẳng được ư ? Vì già trẻ mù lòacác căn chẳng đủ, mà trí chẳng được ư ? Thế Tôn! Nếu bất giác tự tướng cộngtướng khác chẳng khác, mà trí chẳng được thì không nên nói trí, ưng nói khôngtrí, vì có việc mà biết chẳng được. Nếu lại các thứ tự cộng tướng, tướng tánhtự tánh ẩn khuất, mà trí chẳng được thì, kia cũng không trí, chẳng phải là trí.Thế Tôn! Vì có sở tri nên trí sanh, chẳng phải không tánh hiểu sở tri mà gọi làtrí. Nếu núi đá tường vách đất nước lửa gió rất xa hay rất gần, già trẻ mù lòacác căn chẳng đủ, mà trí chẳng sanh thì, đây cũng chẳng phải trí, ưng là vôtrí, vì có việc không thể biết được.

Trí tuệ chẳng được, có ba thứ nạn. Một, bất giác liễu vì trí chẳng đủ. Hai,các pháp lẫn nhau ẩn khuất, vì cảnh sở tri khó biết. Ba, núi đá tường vách giàtrẻ mù lòa, vì có chỗ chướng mà không biết. Ba thứ chẳng biết này đều chẳngphải trí, để nêu ra văn sau biết mà tướng chẳng được, chẳng phải chẳng biết màtướng chẳng được.

Phật bảo Đại Huệ! Chẳng như thế mà không trí, nên là trí chẳng phải chẳngtrí, ta chẳng nói ẩn lấp như thế. Việc phan duyên trí tuệ chẳng được, ấy làlượng bày vẽ dựng lập. Giác tự tâm hiện lượng ngoài có không tánh phi tánh,biết mà sự chẳng được. Vì chẳng được nên trí tuệ đối với sở tri chẳng sanh.Thuận ba môn giải thoát, trí cũng chẳng được. Chẳng phải vọng tưởng từ vô thủytánh phi tánh hư ngụy tập trí, khởi biết như thế, là biết chẳng biết kia.

Ba nạn trước là không trí mà sự chẳng được. Như Lai nói ra ưng là trí chẳngphải vô trí. Nếu không trí mà chẳng được là nói ẩn lấp vậy. Cho nên lại nói:Việc phan duyên trí tuệ chẳng được, chỉ bày vẽ dựng lập, đây chính là giác tựtâm hiện lượng. Giác tự tâm lượng thì giác cái bị hiện tất cả pháp có không đềukhông có tự tánh, đối với việc phan duyên hiểu thấu nguồn đáy, phân biệt chóngdứt. Tùy thuận ba môn giải thoát mà cũng không thánh trí có thể được, là an trụtâm hải sẵn có tịch chiếu. Chẳng đồng với ngoại đạo vọng giác theo cảnh giới sởtri của tập khí từ vô thủy. Cái sở tri của ngoại đạo này, chính bảo là thật vôtrí vậy.

Cho nên đối việc bên ngoài chỗ nơi tướng tánh vô tánh vọng tưởng chẳng dứt.Tự tâm hiện lượng dựng lập, nói tướng ngã ngã sở rồi nhiếp thọ chấp trước.Chẳng giác tự tâm hiện lượng, đối với trí sở tri mà khởi vọng tưởng. Vì vọngtưởng, ngoại tánh phi tánh, quán sát chẳng được, y nơi đoạn kiến.

Đây chính chỉ kia chẳng biết vậy. Kia đối tất cả chỗ nơi các pháp có không,hiện tại vọng tưởng chẳng dứt. Thảy từ tự tâm hiện lượng dựng lập năng sở, rồinhiếp thọ chấp trước. Xét tột chỗ ban đầu chỉ là bất giác, nên đối với trí vôphân biệt mà tự sanh phân biệt, y nơi cảnh sở tri khởi các vọng tưởng. Vọngchấp có không, rồi quán sát có không sanh diệt không có nguyên nhân, lại thànhđoạn diệt. Nếu hay biết được chỗ này thì trí tuệ hiện tiền, các việc phan duyênmột lúc chóng dứt. Nên nói “biết mà sự chẳng được, trí đối sở tri chẳng sanh”.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Có các việc phan duyên

Trí tuệ chẳng quán sát

Đây vô trí phi trí

Ấy vọng tưởng mà nói

Đối tánh tướng chẳng khác

Trí tuệ chẳng quán sát

Chướng ngại và xa gần

Ấy gọi là tà trí

Già trẻ các căn lòa

Mà trí tuệ chẳng sanh

Lại thật có sở tri

Ấy cũng nói tà trí.

Kệ nói ba thứ trí trước mà có chỗ không được, đều không phải trí. Biết cáichẳng phải trí kia thì trí đối với nhiếp thọ chẳng sanh chấp trước, chỉ là bàyvẽ, chỗ đi của tâm lượng, chẳng phải cảnh giới có thể bàn.

- NHÂN CHẲNG RÕ TỰ TÔNG VỌNG CHẤP PHƯƠNG TIỆN, LẠI CHỈ TÔNG THUYẾT ĐỂ PHÁTHẾ LUẬN.

+ TRÁCH NGU PHU CHẤP THUYẾT PHƯƠNG TIỆN, KHỞI ĐẠI HUỆ THƯA THỈNH.

Lại nữa, Đại Huệ! Phàm phu ngu si từ vô thủy bị vọng tưởng ác tà hư ngụyxoay chuyển. Khi bị xoay chuyển thì tự tông thông và thuyết thông chẳng khéo rõbiết. Vì chấp tánh tướng bên ngoài do tự tâm hiện, nên chấp thuyết phương tiện,đối tướng chung thanh tịnh bốn câu của tự tông chẳng khéo phân biệt. Đại Huệbạch Phật: Thật như Thế Tôn dạy, xin Thế Tôn vì con phân biệt thuyết thông vàtông thông. Con và các đại Bồ-tát rành rõ hai cái thông và phàm phu Thanh văn,Duyên giác đời sau không mắc cái dở.

Đây vì kẻ ngu chẳng khéo rõ biết tướng chung thanh tịnh bốn câu của tự tông,nên có lời hỏi này. Chẳng rõ biết bốn câu thanh tịnh của tự tông nên đối vớilời nói phương tiện trong thánh giáo vọng sanh phân biệt. Bị tập khí ác giáclưu chuyển, đó là lý do hiển bày tông thông, thuyết thông. Bốn câu là, có khôngbốn câu. Lìa bốn câu được pháp thể thanh tịnh, ấy là tướng chung thanh tịnh.

+ CHỈ TÔNG THUYẾT KHÔNG RƠI VÀO KIẾN TƯỚNG CỦA PHÀM PHU.

Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩđó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ:Ba đời Như Lai có hai thứ pháp thông. Nghĩa là thuyết thông và tự tông thông.Thuyết thông là, tùy chỗ thích hợp với tâm chúng sanh, vì nói các thứ các loạikhế kinh, ấy gọi là thuyết thông. Tự tông thông là, người tu hành lìa tự tâmhiện các thứ vọng tưởng. Nghĩa là chẳng rơi vào loại một, khác, đồng, chẳngđồng, vượt khỏi tất cả tâm, ý, ý thức. Cảnh giới thánh tự giác, lìa nhân thànhkiến, tướng. Tất cả ngoại đạo Thanh văn, Duyên giác rơi vào hai bên đều không thểbiết. Ta nói đó là pháp tự tông thông. Đại Huệ! Ấy gọi là tướng tự tông thôngvà thuyết thông, ông cùng các đại Bồ-tát khác nên phải tu học.

Khế kinh tức là chín bộ đã nói. Nghĩa là khế lý khế sự đều y tâm chúng sanhmà vì dẫn đường, không có pháp thật. Đây là thuyết thông phương tiện thật chẳngbỏ quyền, cần phải ly ngôn được ý chỉ. Lại nhân người tu hành nói đạt tôngthông. Lìa tự tâm hiện các thứ vọng tưởng... là, tự tâm hiện ra tất cả vọngchấp bốn câu có không, đều do mê Như Lai tạng, theo cảnh vọng hiện của tâm, ý,ý thức, tùy vọng hiện lại khởi phân biệt. Một phen giác tự tâm thì vọng tưởngchẳng sanh, phân biệt hằng dứt cảnh giới sở hành của tự giác thánh trí này, lìanhân duyên tương ưng với tất cả kiến tướng, ấy gọi là tướng tự tông thông. Chẳngrơi vào tất cả ngôn thuyết phương tiện, nên chẳng phải chỗ hay biết của ngoạiđạo Nhị thừa.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ta nói hai thứ thông

Tông thông và ngôn thuyết

Thuyết là dạy đồng mông

Tông vì người tu hành.

Đồng một thánh giáo mà kẻ đồng mông được thuyết, người tu hành được tông.Chẳng phải Như Lai thật có hai thứ phân biệt. Nên nói “Chỉ ký luận ta thườngthường nói”, cũng tùy chỗ thấy vậy.

+ BÁC THẾ LUẬN ĐỂ HIỂN TỰ TÔNG.

CHỈ THẾ LUẬN CHẲNG VÀO TỰ THÔNG, HAY CHIÊU CẢM KHỔ, PHÁ HOẠI KIẾT TẬP.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn một hôm nói rằng cácluận thế gian mọi thứ biện thuyết, dè dặt chớ gần gũi. Nếu gần gũi thì chấpnhận tham dục, chẳng chấp nhận pháp. Thế Tôn cớ sao nói lời như thế? Phật bảoĐại Huệ: Ngôn luận thế gian các thứ cú vị, nhân duyên thí dụ gom nhóm trangnghiêm, dụ dẫn dối gạt kẻ phàm phu ngu si, không vào được chân thật tự thông,chẳng giác tất cả pháp, vọng tưởng điên đảo rơi vào hai bên. Kẻ phàm ngu lầm màtự phá hoại, tiếp nối sanh trong các cõi không được giải thoát, không thể giácbiết tự tâm hiện lượng, chẳng lìa tánh tự tánh vọng tưởng chấp trước bên ngoài.Thế nên, ngôn luận thế gian các thứ biện thuyết chẳng thoát khỏi sanh già bệnhchết lo buồn khổ não dối gạt mê loạn.

Đây nhân thuyết thông lấy làm luận nghị trong ngoài khéo léo để giúp chonhạo biện; bèn nhớ Thế Tôn thường dạy nên có nghi trước sau trái nhau. Các luậnthế gian là chỉ cho kinh sách ngoại đạo, mỗi quyển y theo tà kiến chấp làm địnhluận. Hoặc thông một cạnh thấu một góc, trang nghiêm danh lý như nói “trời đấtmột ngón tay, muôn vật một con ngựa”, dẫn bày nghĩa vị dối lầm tâm thức mà nơicâu chân thật tự thông thì thật là trái xa. Phàm giác tâm nội chứng xa lìa sởtri thức tánh ưa thấy dễ thành cảnh giới, tất cả lý giải, điểu đạo huyền vi làchỗ đi của giác tưởng, đổi thành bí mật. Thứ chấp sâu này so với chấp dục lạcthô trọng rất khó giải thoát. Hoặc giả có người y thông tự tông, khuôn mẫuthánh giáo. Dùng lời tinh vi của tuyệt học làm thành luận ác giác. Nên nói:“Trong câu không ý, ý tại trong câu”, phát xuất từ nhóm này trọn thành tập ngữ(nói theo). Như “trong câu chủ khách”, đâu đồng với nghĩa học biểu và giá. Giá(ngăn) tức đồng không, biểu (bày) trọn rơi vào có. Giá biểu chẳng khác toàn thểlà vô minh. Giá biểu đồng thời thì danh tướng rối ren, mũi tên miệng hiệnthành, mà nghĩ siêu cách ngoại. Cái hiểu này thành ngại, hoảng hốt lìa chỗ vidiệu, dối gạt trên danh cú chẳng đạt tự tông. Tuy ở trong chánh pháp mà đồngvới thế luận. Đây là sau năm mươi năm phá hoại kiết tập nên nói “ác giác nhânkiến”. Người giác tự tâm hiện thì cảnh nên quán sát ra ngoài tự tâm đều là điênđảo, tăng trưởng vọng thức tiếp nối nhân sanh tử, không thể chẳng dè dặt. TrongĐịa Trì bảo tu tập ngũ minh, tất cả nội minh, ngoại minh, thanh minh, y phươngminh, công xảo minh. Đây là vì hàng đại Bồ-tát đã tu tập lâu xa, tàng thức đượcminh bạch, vào tất cả thế gian tùy tâm chúng sanh mà vì họ dẫn đường. Chẳng nênmượn đây liền bỏ bê lời răn cấm của Phật, nên phải tự xét mới là biết thời.

Đại Huệ! Thích Đề Hoàn Nhân rộng giải các luận, tự tạo thanh luận. Thế luậnkia có một người đệ tử giữ hình tượng rồng, đến thiên cung Đế Thích dựng lậpluận tông, cốt phá bánh xe ngàn căm của Đế Thích. Nếu tôi chẳng bằng xin chặtmỗi đầu để đền chỗ thua. Tạo lời cam kết ấy rồi, liền dùng pháp Đế Thích đè bẹpĐế Thích, Đế Thích thua liền phá bánh xe kia. Rồi ông ta trở về nhân gian. Nhưthế, Đại Huệ! Thế gian ngôn luận nhân dụ trang nghiêm, cho đến súc sanh cũnghay dùng các thứ cú vị làm hoặc loạn chư thiên kia và A-tu-la kẹt trong kiếnchấp sanh diệt, huống là loài người. Thế nên, Đại Huệ! Thế gian ngôn luận nênphải xa lìa, bởi hay chuốc lấy nhân sanh khổ, dè dặt chớ gần gũi.

Nêu đây để làm gương không nên gần gũi học tập. Nghĩa là thế luận nhân dụtrang nghiêm tột các xảo biện, chạm việc vô cùng, khó mà chiết phục. Đây làthức tâm biến huyễn dối gạt cái thấy nghe, chẳng nói chánh lý, có chướng ngạicho tự tông, chuốc khổ sanh tử, không gì hại bằng.

Đại Huệ! Thế luận chỉ nói cảnh giới thân cảm giác mà thôi. Đại Huệ! Thế luậnkia có đến trăm ngàn, chỉ ở thời sau, sau năm mươi năm sẽ phá hoại kiết tập, ácgiác nhân kiến thạnh, nên đệ tử ác thọ học. Như thế Đại Huệ! Thế luận phá hoạikiết tập các thứ cú vị nhân dụ trang nghiêm, nói việc ngoại đạo, đắm nhân duyêncủa mình, không có tự thông. Đại Huệ! Các ngoại đạo kia không có luận tự thông,đối các thế luận nói rộng vô lượng trăm ngàn sự môn, không có tự thông, cũngkhông tự biết thế luận là ngu si.

Cảnh giới thân cảm giác, nghĩa là cảnh giới sở hành của thấy nghe hiểu biếtnơi thân năm ấm. Hoặc tức nơi thấy nghe hiểu biết mà khởi luận thuyết. Hoặc dothấy nghe hiểu biết duyên được cảnh không tịch linh diệu huyền vi mà làm tôngthú. Phá hoại kiết tập là phá hoại chánh giáo kiết tập của Như Lai. Đây là họcchánh pháp mà rơi vào tà kiến vậy. Nếu không phải bọn này quyết định không thểphá hoại chánh giáo. Nhân duyên của mình là cảnh giới cảm giác nơi thân. Họ cótrước tác chẳng ngoài thấy nghe hiểu biết, chẳng lấy làm tự tánh, liền bỏ đóđến chỗ hư huyền, y bên cạnh tự thông, thật đồng với ngoại đạo truyền bá hiệnđời làm lầm lẫn đời sau. Tự đã chìm đắm cũng làm chìm đắm người. Luận thuyếtùvô cùng mê hoặc càng lắm, thật đáng đau buồn vậy.

CHỈ NHƯ LAI THEO CHỖ TỰ THÔNG NÓI.

Khi ấy Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu ngoại đạo thế luận các thứ cú vị nhândụ trang nghiêm không có tự thông, từ việc chấp trước ấy. Thế Tôn cũng nói thếluận, vì các chúng nơi khác đi đến pháp hội, trời người A-tu-la, nói rộng vôlượng các thứ cú vị, cũng chẳng phải tự thông chăng? Cũng vào số trí tuệ ngônthuyết của ngoại đạo chăng? Phật bảo Đại Huệ: Ta chẳng nói thế luận, cũng khôngđến đi, chỉ nói chẳng đến chẳng đi. Đại Huệ! Đến là đến chỗ tụ hội sanh, đi làtan hoại. Chẳng đến chẳng đi là chẳng sanh chẳng diệt. Nghĩa ta nói ra chẳngrơi trong số vọng tưởng thế luận. Vì cớ sao? Nghĩa là chẳng chấp trước bênngoài là có là không, chỗ tự tâm hiện ra, vọng tưởng hai bên trọn không thểchuyển. Tướng cảnh chẳng phải có, giác tự tâm hiện ra. Đã tự tâm hiện thì vọngtưởng chẳng sanh. Vọng tưởng chẳng sanh thì không, vô tướng, vô tác vào ba môngiải thoát, gọi là giải thoát.

Thế Tôn cũng thường vì chúng phương khác đến hội và trời người bát bộ nóirộng bộ Bổn Sự, hoặc bộ Bổn Sanh, bộ Vị Tằng Hữu, đều nói rộng vô lượng nhânduyên cú vị, cho nên nghi Như Lai cũng nói thế luận. Chẳng biết Như Lai nói ranhân duyên đều vì tự thông duyên khởi, hoặc tức thế đế nói đệ nhất nghĩa đế, màngười chẳng biết lầm là thế đế. Thế Tôn nơi đây trọn không nói rõ. Chỉ nói tachẳng nói thế luận, cũng chẳng nói đã nói việc gì là chẳng phải thế luận. Thếthì biết, Như Lai hiện tiền tất cả ngôn thuyết đều chẳng phải thế luận. Lại nói“cũng không đến đi”, bởi chúng ở phương khác đến hội dường như có đến đi. NhưLai thẳng nơi tự thông hiện lượng trong đệ nhất nghĩa thẳng bẳng chỉ bày. Chonên nói “chỉ nói chẳng đến chẳng đi”, thì biết tất cả chúng sanh chẳng đạt đượccảnh giới hiện tiền, đối tự tâm hiện lượng sanh vọng tưởng chấp trước, cho làthật có đến đi. Cho nên lại bảo rằng “đến là đến chỗ tụ hội sanh, đi là tanhoại, đây là sanh diệt; chẳng đến chẳng đi ấy là chẳng sanh diệt; để rõ nghĩata đã nói chẳng rơi vào trong số vọng tưởng thế đế”. Như Lai tự thông trụ tựtâm hiện lượng thấy tất cả ngoại tánh phi tánh, chẳng phải cảnh giới có khônghai bên mà hay xoay chuyển. Ở trong nhân thiên theo cảnh giới mình nói có bađời. Người ta bảo Như Lai nói ba đời, mà thật Như Lai không có ba đời. Nói cótam thừa nhân thiên, người ta bảo Như Lai nói tam thừa nhân thiên, mà thật NhưLai không có tam thừa nhân thiên. Theo chỗ điên đảo của thế gian nói có ba đời,nói có tam thừa nhân thiên, vì muốn chúng sanh đạt tự tông thông, được cảnhgiới chính mình của Như Lai, chẳng do ngôn thuyết. Cho nên lại đinh ninh bảorằng: “Giác tự tâm hiện thì đối cảnh tự tâm hiện ra vọng tưởng chẳng sanh. Vọngtưởng chẳng sanh là không, vô tướng, vô tác vào ba môn giải thoát, gọi là giảithoát”. Ba môn giải thoát này đối với giác tự tâm lượng tam-muội sẵn có rất làtương ưng. Ấy là lý do Như Lai đôi ba lần nêu ra chỉ dạy.

NÊU NHƯ LAI CHỈ LUẬN.

Đại Huệ! Ta nhớ một hôm dừng nghỉ một nơi, có Bà-la-môn thế luận đi đến chỗta, chẳng hỏi rảnh rang chăng? Liền hỏi ta rằng: “Cù-đàm! Tất cả tạo rachăng?”. Ta đáp rằng: “Bà-la-môn! Tất cả tạo ra là thế luận thứ nhất”. Kia lạihỏi rằng: “Tất cả chẳng phải tạo ra chăng?”. Ta lại đáp: “Tất cả chẳng phải tạora là thế luận thứ hai.” Kia lại hỏi ta: “Tất cả thường chăng? Tất cả vô thườngchăng? Tất cả sanh chăng? Tất cả chẳng sanh chăng?”. Ta đáp rằng: “Ấy là thếluận thứ sáu”. Đại Huệ! Kia lại hỏi ta rằng: “Tất cả là một chăng? Tất cả làkhác chăng? Tất cả là đồng chăng? Tất cả là chẳng đồng chăng? Tất cả nhân cácthứ thọ sanh hiện chăng?”. Ta đáp rằng: “Ấy là thế luận thứ mười một”. Đại Huệ!Kia lại hỏi rằng: “Tất cả vô ký chăng? Tất cả ký chăng? Có ngã chăng? Không ngãchăng? Có đời này chăng? Không đời này chăng? Có đời khác chăng? Không đời khácchăng? Có giải thoát chăng? Không giải thoát chăng? Tất cả là sát-na chăng? Tấtcả chẳng phải sát-na chăng? Hư không chăng? Phi số diệt chăng? Niết-bàn chăng? Cù-đàm!Tạo ư ? Chẳng tạo ư ? Có trung ấm ư ? Không trung ấm ư ?”. Đại Huệ! Ta đáprằng: “Bà-la-môn nói như thế ấy thảy đều là thế luận, chẳng phải chỗ ta nói, làthế luận của ông”.

Ngoại đạo này từ trong thế luận khởi hỏi, Như Lai từ trong tự thông đệ nhấtnghĩa chánh đáp, chẳng phải loại bỏ ấy vậy. Tạo ra tức là nhân sanh. Chẳng phảitạo ra tức là vô nhân sanh. Tất cả thường, vô thường, sanh, chẳng sanh, một,khác, đồng v.v... đều thuộc về thế luận. Trong đệ nhất nghĩa tự thông không có,Như Lai bảo thế luận thứ nhất, thế luận thứ hai, đây cố chỉ thẳng không có chedấu. Ngoại đạo chẳng biết đặt nhiều câu hỏi, có thể nói trước mặt lầm qua vậy.Như Lai trước sau chỉ thẳng, bảo nói như thế ấy đều là thế luận, chẳng phải chỗnói của ta, là thế luận của ông. Xưa Phạm Chí hỏi Thế Tôn rằng: “Chẳng hỏi cólời, chẳng hỏi không lời”. Thế Tôn im lặng giây lâu, Phạm Chí nói: “Thế Tôn đạitừ vạch mây mờ cho tôi, khiến tôi được vào”. Đây là ngựa hay thấy bóng roi vậy.Như Lai chúng ta thường nói: “Chỉ ký luận, ta thường thường nói”. Cho nên biết,gặp được căn cơ là khó. Bà-la-môn phát xuất từ Ngũ Thiên Trúc, tự xưng thủy tổhọ từ miệng Phạm thiên sanh, liền lập họ Phạm nên gọi là Phạm Chí. Dòng họ nàykiêu căng, nhiều tranh luận, hoặc xuất gia, hoặc tại gia, thành thừa kế nhau,có nhiều kinh luận. Chẳng hỏi rảnh rang chăng, ấy cũng là manh mối kiêu căng.Theo lễ phép ở Ấn Độ, có thưa hỏi điều gì trước bạch cho phép, là hỏi “rảnhrang chăng”. Sát-na là sanh diệt rất vi tế. Hư không, Niết-bàn, phi trạch diệt,đây là ba pháp vô vi, trong chánh pháp có. Tạo, chẳng phải tạo là hỏi ba phápvô vi là tạo tác hay chẳng phải tạo tác.

Ta chỉ nói hư ngụy vọng tưởng tập khí các thứ ác từ vô thủy là nhân của bacõi. Không thể giác biết tự tâm hiện lượng mà sanh vọng tưởng, phan duyên phápbên ngoài, như pháp ngoại đạo. Hỏi ta câu nghĩa các căn ba thứ hòa hợp thứcsanh, ta chẳng như thế. Bà-la-môn! Ta chẳng nói nhân, chẳng nói vô nhân, chỉnói vọng tưởng tánh năng nhiếp sở nhiếp lập bày duyên khởi. Chẳng phải ông vàcác người rơi vào thọ ngã tương tục mà hay hiểu được. Đại Huệ! Niết-bàn, hưkhông, diệt chẳng phải có ba thứ, chỉ có số ba mà thôi.

Mê Như Lai tạng mà làm vô minh, bất giác vọng động. Đây là hư ngụy tập khítừ vô thủy vậy. Tất cả thế gian căn thân khí giới đều lấy hư ngụy làm nhân.Nhân cái hư ngụy này không thể hiểu biết tự tâm hiện ra. Vọng sanh chấp trước,chấp nhận pháp bên ngoài, mà ngoại đạo lầm là căn, trần, thức ba thứ hòa hợpsanh khởi. Ngoại đạo không biết hiện tiền căn trần thức, vì mê tự tâm nên nộithức biến dường như có, rồi vọng chấp thật có. Muôn pháp theo đó mà sanh liềnthành Nhân luận. Quán kỹ sự sanh diệt, hiểu biết nhân ấy hết, lại chấp Vô nhân.Đây chẳng phải Như Lai nói. Như Lai chỉ nói hư ngụy tập khí vọng chấp năng sở,giả danh lập bày. Cho nên nói: “Chẳng phải ông và các người rơi vào thọ ngãtương tục mà hay hiểu được”. Ngã tương tục chỉ cho Nhị thừa. Nhị thừa chấp phápngã chưa hết nên chưa biết tướng ban đầu của vô minh phát nghiệp, càng thấy rõba pháp vô vi không có tự tánh. Vả lại chẳng phải cảnh giới của người còn phápchấp, huốâùng là ngoại đạo.

Lại nữa, Đại Huệ! Khi ấy Bà-la-môn thế luận hỏi ta: Vì nghiệp nhân si ái cóba cõi chăng? Vì vô nhân chăng? Ta đáp rằng: Hai cái ấy cũng là thế luận. Kialại hỏi rằng: Tất cả tánh đều vào tự cộng tướng chăng? Ta lại đáp: Đây cũng làthế luận. Bà-la-môn! Cho đến ý chạy vọng chấp ngoại trần đều là thế luận. Lạinữa Đại Huệ! Khi ấy Bà-la-môn thế luận lại hỏi ta: Vả lại có chẳng phải thếluận chăng? Tôi là chủ tất cả ngoại đạo nói các thứ cú vị nhân duyên thí dụtrang nghiêm. Ta liền đáp: Bà-la-môn! Có. Mà chẳng phải ông có, chẳng phải làm,chẳng phải tông, chẳng phải thuyết, chẳng phải chẳng nói các thứ cú vị, chẳngphải chẳng nhân thí trang nghiêm. Bà-la-môn hỏi: Những gì là chẳng phải thếluận? Chẳng phải chẳng tông? Chẳng phải chẳng thuyết? Ta đáp rằng: Bà-la-môn!Có cái chẳng phải thế luận, là chỗ ông và các ngoại đạo không thể biết. Bởi vìngoại tánh chẳng thật vọng tưởng hư ngụy chấp trước. Nghĩa là vọng tưởng chẳngsanh thì giác liễu có không, tự tâm hiện lượng nên vọng tưởng chẳûng sanh,chẳng nhận ngoại trần thì vọng tưởng hằng dứt, ấy gọi là chẳng phải thế luận.Đây là pháp của ta, chẳng phải nơi ông có. Bà-la-môn! Lược nói thức kia, hoặcđến, hoặc đi, hoặc sanh, hoặc tử, khổ vui chìm hiện xúc trước các thứ tướng.Hoặc hòa hợp tương tục, hoặc ái, hoặc nhân chấp trước. Bà-la-môn các loại nhưthế là thế luận của các ông, chẳng phải ta có. Đại Huệ! Bà-la-môn thế luận hỏinhư thế, ta đáp như thế, kia liền lặng thinh chẳng từ mà lui đi. Kia suy xétchỗ tự thông, khởi nghĩ thế này: Sa-môn Thích tử ra ngoài thông thường nói vôsanh, vô tướng, vô nhân, giác tự vọng tưởng hiện tướng thì vọng tưởng chẳngsanh.

Thế Tôn lại đáp thảy không ngoài hai chữ thế luận. Sau lại kèm nói cho đến ýthức vừa động thầm dính ngoại trần đều là thế luận. Tức một câu này có thể gọivì nhau triệt để vậy. Có chẳng phải thế luận mà chẳng phải ông biết, đây cũnglà ý xa lìa khủng bố. Vừa nói chẳng phải làm chẳng phải thuyết, liền nói chẳngphải chẳng nói các thứ cú vị, chẳng phải chẳng nhân thí trang nghiêm. Đoạt chỗchấp kia, mà cũng chẳng lìa chỗ chấp, riêng có đường khác. Nên nói chẳng phảitức chẳng phải ly, chỉ phải tự giác. Chẳng giác ngoại tánh chẳng thật đều do hưngụy thì vọng tưởng sanh khởi. Giác các pháp có không thảy từ tự tâm chẳng nhậnduyên ngoài thì vọng tưởng hằng dứt. Cũng chỉ đến chỗ bất giác hằng ngày củangoại đạo, khiến tự giác đó. Trước sau Chỉ ký luận, kia tự không thương tíchchớ làm cho họ có thương tích. Lại chính chỗ chấp vọng thức của ngoại đạo, rốtsau bảo đó rằng: hoặc đến, hoặc đi, hoặc tử, hoặc sanh, khổ vui chìm hiện xúctrước các thứ tướng, hoặc hòa hợp tương tục, hoặc ái, hoặc nhân chấp trước, cácloại như thế đều là thế luận của ông. Thật là toàn mâm đảo ngược, giết tột sốngtột, mà bèn lui đi tự nghĩ rằng: Sa-môn Thích tử ra ngoài thông thường, nói vôsanh vô tướng vô nhân, giác tự vọng tưởng hiện tướng thì vọng tưởng chẳng sanh.Ngoại đạo thuật lời này là chê ngược lại. Hãy bảo y hay nhận hết lời nói NhưLai chăng? Hay không tột lời nói Như Lai. Nếu cho là chẳng tột thì lời vẫn rõràng. Nếu cho là tột thì Như Lai tự thông chỉ là như thế. Nên nói mật chỉ từtrước đâu những mấy lời mà Bà-la-môn soi thấu?

CHỈ THẾ LUẬN CHẤP NHẬN THAM DỤC, CHẲNG NHẬN CHÁNH PHÁP.

Đại Huệ! Đây tức là chỗ ông hỏi ta “Cớ sao nói gần gũi thế luận các thứ biệnthuyết, chấp nhận tham dục, chẳng chấp nhận pháp”. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn!Chấp nhận tham dục và pháp có cú nghĩa gì? Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lànhthay! Ông mới hay vì chúng sanh đời sau suy nghĩ thưa hỏi cú nghĩa như thế.Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật:Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Nói là tham đó, hoặc lấy, hoặc bỏ, hoặcxúc, hoặc vị bám chặt ngoại trần rơi vào cái thấy hai bên. Lại sanh khổ ấm sanhgià bệnh chết lo buồn khổ não. Các hoạn như thế đều từ ái mà khởi. Đây do gầngũi thế luận và người thế luận. Ta và chư Phật nói tên là tham, ấy gọi là chấpnhận tham dục, chẳng chấp nhận pháp.

Pháp tham dục chỉ là hai tâm lấy bỏ tóm hết cảnh giới thân cảm giác. Tột cảnhgiới cảm giác của thân, hoặc pháp tướng hiện tại, hoặc ảnh hiện ý pháp hư duyêntất cả lông rùa sừng thỏ, là tình là lý, thảy đều gọi là trần cảnh. Theo trầncảnh này hoặc lấy hoặc bỏ thảy rơi vào kiến phần tướng phần có không. Tất cảnhóm khổ thành tựu do tham ái. Ái, hữu làm nhân, sanh tử làm quả. Đây là lý dokhông nên gần gũi thế luận.

CHỈ CHẤP NHẬN CHÁNH PHÁP, XA LÌA THẾ LUẬN.

Đại Huệ ! Thế nào là chấp nhận pháp ? Nghĩa là khéo hiểu biết tự tâm hiệnlượng, thấy tướng nhân vô ngã và pháp vô ngã, vọng tưởng chẳng sanh. Khéo biếttiến lên địa trên, lìa tâm, ý, ý thức, được tất cả chư Phật dùng trí tuệ quánđảnh, chấp nhận đầy đủ mười câu vô tận, đối tất cả pháp không khai phát tự tại,ấy gọi là pháp. Nên nói chẳng rơi vào tất cả kiến chấp, tất cả hư ngụy, tất cảvọng tưởng, tất cả tánh, tất cả hai bên. Đại Huệ! Phần nhiều người si ngoại đạorơi ở hai bên, hoặc thường hoặc đoạn. Chẳng phải trí tuệ thì nhận vô nhân luậnliền khởi thường kiến ngoại nhân hoại nhân duyên phi tánh thì khởi đoạn kiến.Đại Huệ! Ta chẳng thấy sanh trụ diệt nói tên là Pháp. Đại Huệ! Ấy gọi là thamdục và pháp, ông cùng các đại Bồ-tát khác nên phải tu học.

Tự tâm hiện lượng không có tự tha, phàm có chỗ thấy đều là hư vọng. Đối chỗnày biết sâu tin sâu thì nhân pháp hai ngã liền đó tiêu sạch. Tất cả thời tấtcả chỗ chẳng nhận có tánh thì giác tưởng hoàn toàn sạch, soi sáng các địa,chẳng nhân tâm niệm cùng trí tuệ chư Phật không có sai biệt, tự hay dùng mườicâu vô tận, chẳng cần công dụng tự tại tăng thắng. Lại nói chẳng rơi vào cáckiến chấp hư ngụy có không tánh tướng ấy, bởi vì ngoại đạo rơi vào đây khởichấp đoạn thường. Đây khác với tự thông thân giác thâm thiết rõ ràng. Bèn trântrọng nói “ta chẳng thấy sanh trụ diệt nói tên là pháp”. Như Lai vì chỉ chongười chỗ rành rõ tự sạch, toàn thể đại dụng, ý chỉ tinh vi vậy. Nhận vô nhânluận, tức chỉ ngoại đạo chỗ chấp sanh nhân mà khởi thường kiến. Bảo vô nhân ấy,nhân chẳng phải nhân kia, ấy là vô nhân. Giác sanh nhân hết, lại khởi đoạnkiến. Song nhân cùng vô nhân thảy thành đoạn diệt.

TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tất cả thế gian luận

Ngoại đạo hư vọng nói

Vọng thấy tác, sở tác

Kia ắt không tự tông

Chỉ ta một tự tông

Lìa nơi tác sở tác

Vì các đệ tử nói

Xa lìa các thế luận.

Tâm lượng không thể thấy

Chẳng quán sát hai tâm

Nhiếp sở nhiếp phi tánh

Đoạn thường hai đều lìa

Nhẫn đến tâm lưu chuyển

Thảy đều là thế luận

Vọng tưởng chẳng chuyển ấy

Người này thấy tự tâm.

Đến đó là việc sanh

Đi đó việc chẳng hiện

Biết rành rõ đi đến

Vọng tưởng chẳng còn sanh

Hữu thường và vô thường

Sở tác không sở tác

Đời này đời khác thảy

Đây đều thế luận thông.

Hai bài kệ đầu bảo ngoại đạo không có tự tông, đều do năng sở nhiếp thọ bènbị vọng tưởng lưu chuyển. Như Lai tự tông cùng ngoại đạo khác, cũng chỉ xa lìanăng sở lại không có ý chỉ riêng. Bài kệ thứ ba thứ tư là chỉ người khi xa lìanăng sở, thì mặc nhiên tự khế hợp, chẳng khởi tướng kiến. Nên nói “tất cả khôngcó chân, chẳng do thấy nơi chân, nếu thấy nơi chân ấy, thấy ấy trọn chẳng chân”.Kinh Lăng Nghiêm nói “Chẳng thủ không phi huyễn, phi huyễn còn chẳng sanh,huyễn pháp từ đâu lập?”. Tức là tâm lượng không thể thấy này, tự biết tự tinchẳng nên lại khởi quán sát thì, một lúc các kiến chấp có không năng sở đoạnthường thảy đều không còn. Nếu đến mé này vừa dính niệm vi tế liền bị lưuchuyển, trở thành thế luận. Cho nên nói “vọng tưởng chẳng chuyển ấy, người nàythấy tự tâm” có thể nói đinh ninh răn nhắc vậy. Hai bài kệ chót lại chỉ chongười chính nơi sự vật hằng ngày tất cả tướng đi đến rỗng sáng rõ ràng, đếnkhông từ đâu, đi không chỗ đến, như mây như điện, như bóng như vang. Ngườichánh giác được tự tâm hiện lượng này thì mình người chẳng cách, xưa nay đồngxem. Chẳng như các thứ kiến giác thế luận là hữu thường vô thường, sở tác vôtác, đời này đời khác vậy.

3- CHỈ CHÁNH PHÁP GIẢI THOÁT, XA LÌA NGU NGOẠI.

- LIỆT BÀY VỌNG TƯỞNG VÀ NIẾT-BÀN.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Nói là Niết-bàn đó, nói nhữngpháp gì gọi là Niết-bàn, mà các ngoại đạo mỗi phái khởi vọng tưởng? Phật bảoĐại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Như cácngoại đạo vọng tưởng Niết-bàn, chẳng phải vọng tưởng kia tùy thuận Niết-bàn.Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Hoặc có ngoại đạo ấm,giới, nhập diệt, cảnh giới lìa dục, thấy pháp vô thường, các loại tâm tâm sởchẳng sanh, chẳng nghĩ cảnh giới quá khứ vị lai hiện tại, các thọ ấm hết, nhưngọn đèn tắt, như hạt giống hư, vọng tưởng chẳng sanh, nơi những cái này khởitưởng Niết-bàn. Đại Huệ! Chẳng phải do kiến hoại gọi là Niết-bàn.

Trước nói về chấp nhận pháp, đây thì y chánh nhân biện chánh quả. Ban đầunói “như các ngoại đạo vọng tưởng Niết-bàn”. Lại nói “chẳng phải vọng tưởng kiatùy thuận Niết-bàn”, vọng tưởng, tùy thuận tà chánh rành rõ. Sau bày các thứchẳng ngoài vọng tưởng. Rốt chỉ ra chánh pháp, chính rõ tùy thuận. Nói là tùythuận tức là tùy thuận tự tánh. Xưa nay tự tánh thanh tịnh mà do khách nhiễmche ngăn, nên chẳng hiển lộ. Nếu giác tự tâm hiện lượng thì chân thánh đạosanh, dứt che được hiển lộ gọi là Niết-bàn. Nên nói tùy thuận chân như, do lìachướng mà lập bày. Cảnh giới ấm, giới, nhập diệt lìa dục đó, nghĩa là kia quánsát pháp ấm giới nhập cứu kính vô thường, chẳng tham cảnh giới đã chẳng thamcảnh giới thì pháp tâm tâm sở chẳng hiện ở trước, cho nên cũng không có niệm bađời khứ, lai. Như ngọn đèn tắt, hạt giống hư tức là dụ cho cảnh giới diệt thọ.Loại vọng chấp này chỉ là tưởng hoại, chẳng phải kiến hoại. Kiến hoại là giáctự tâm hiện lượng rõ biết pháp ấm, giới, nhập do mê tự tâm vọng hiện cảnh giới,vốn không có sanh, cũng không chỗ diệt. Kiến chấp sanh diệt lìa, vọng tưởngchóng dứt, tự tánh Niết-bàn, chẳng phải quán pháp vô thường tùy diệt tưởng thọ,vọng chấp là Niết-bàn.

Đại Huệ! Hoặc do từ phương đến phương gọi là giải thoát, cảnh giới tưởngdiệt vẫn như gió dừng, hoặc do năng giác sở giác thấy hoại gọi là giải thoát,hoặc thấy thường vô thường khởi tưởng giải thoát, hoặc thấy các thứ tướng tưởngchiêu cảm nhân sanh khổ, suy nghĩ việc ấây rồi, chẳng khéo giác biết tự tâm hiệnlượng kinh sợ nơi tướng, mà thấy vô tướng, sanh rất yêu thích khởi tưởngNiết-bàn.

“Từ phương đến phương”, theo cổ chú dẫn luận rằng: “Ngoại đạo thứ hai nóirốt ban đầu có phương, từ phương sanh ra thế gian và người, nhân sanh trời đấtthứ lớp diệt hết trở về nơi phương, nói là thường trụ, là nhân Niết-bàn”. SongThắng luận sư lập sáu câu sanh nhân, trong câu Thật có chín pháp: Đất, nước,lửa, gió, không, thời, phương, ngã, ý. Minh luận sư chấp: Đại phạm, thời,phương, bản tế, tự nhiên, hư không, ngã, bảy pháp thường trụ, hay sanh tất cảpháp. Ba thứ nói phương này đều là không thể tướng. Họ thấy các pháp hiện tiềnkhông từ đâu sanh, vọng chấp sanh nhân là từ nơi hư vô. Như tự nhiên, hư không,bản tế, các thứ lập danh đều không thật thể. Lại chú nói phương là loại (giống)vậy. Từ phương đến phương không có cõi khác. như kinh Lăng Nghiêm nói: “Biếtngười sanh người, ngộ chim sanh chim, cùng tám muôn kiếp không có cải đổi, từloại đến loại không mất bản tánh”. Đây lại là ngoại đạo tự nhiên. Ba lối chấp ởtrước là từ phương mà sanh, trở về phương diệt. Lối chấp sau là bản tánh khôngmất tùy chỗ tự tại. Y vọng chấp này cho là thường trụ. Tất cả cảnh giới trôngmong tưởng diệt, như gió chóng dừng chấp là Niết-bàn. Năng giác sở giác kiếnhoại là, chẳng thấy tâm năng giác cùng cảnh sở giác gọi là kiến hoại. Thấythường, vô thường là chẳng khởi thấy thường, vô thường. Xét hai lối chấp nàydường như cùng lìa năng nhiếp sở nhiếp và xa hai cái thấy đoạn thường gần nhau.Song chẳng do giác biết tự tâm hiện ra vọng tự đè ép toàn rơi vào năng sở. Dùngkiến dẹp kiến thảy gọi là vọng tưởng. Thấy các thứ tướng chiêu cảm nhân sanhkhổ, sanh tâm kinh sợ, thấy nơi vô tướng, loại này là Nhị thừa quán vô thườngkhổ không vô ngã, giữ chân như thiên lệch, ưa nơi không tịch. Do chẳng khéogiác tự tâm hiện lượng, nên chẳng biết tất cả tánh tướng do nội thức biến tươngtợ đều không có sự thật, vọng sanh kinh sợ, bỏ một giữ một chẳng lìa vọngtưởng.

Hoặc có hiểu biết các pháp trong ngoài tự tướng cộng tướng khứ lai hiện tạicó tánh chẳng hoại, khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc bảo ngã nhân chúng sanh thọ mạngtất cả các pháp hoại, khởi tưởng Niết-bàn, hoặc ngoại đạo trí tuệ ác thiêu đốtthấy tự tánh và sĩ phu hai cái có gián cách, chỗ sĩ phu hiện ra gọi là tự tánh,như loại Minh Đế cầu-na chuyển biến, cầu-na là tác giả khởi tưởng Niết-bàn.Hoặc bảo phước chẳng phải phước hết, hoặc bảo các phiền não hết, hoặc bảo trítuệ, hoặc thấy tự tại là người chân thật tạo sanh tử, khởi tưởng Niết-bàn.

Hiểu biết các pháp trong ngoài v.v... có tánh chẳng hoại, tức là nhận ngãtrong ngũ ấm gọi là tự tánh, như văn trước thân cảm giác, đây là chấp thường.Ngã nhân chúng sanh thọ giả tất cả pháp hoại, cho là bốn tướng diệt hoại đồngvới hư không, đây thành đoạn kiến. Tự tánh tức là Minh Đế. Sĩ phu tức là thầnngã. Sĩ phu từ tự tánh mà ra, cho nên nói như loại Minh sơ. Cầu-na dịch là y,nghĩa là thần ngã y Minh sơ chuyển biến mà sanh. Y là tác giả khởi tưởngNiết-bàn. Nên nói “Y không sanh có, có trở lại về không”, cũng đồng với đoạnkiến. Phước chẳng phải phước hết là, không có tội phước tất cả không ngại,không có nhân quả. Hoặc bảo các phiền não hết, hoặc bảo trí tuệ, kia cho phiềnnão trí tuệ là hai. Hoặc bảo hết phiền não mà y trí tuệ. Hoặc bảo phiền não tựnhiên mà hết, chẳng do trí tuệ đoạn, đều không phải chánh nhân. Hoặc thấy tựtại, tức là Đại Phạm Thiên. Thuận thế sư chấp Đại Phạm Thiên hay tạo chúng sanhsanh tử, tức lấy hay tạo tác làm thường trụ.

Hoặc bảo lần lượt sanh nhau, sanh tử lại không có nhân khác, như thế là chấptrước nhân, mà kia ngu si không thể hay biết, vì không biết nên khởi tưởngNiết-bàn. Hoặc có ngoại đạo nói được đạo chân đế khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc thấycông đức và công đức sở khởi hòa hợp một khác đồng chẳng đồng, khởi tưởngNiết-bàn, hoặc thấy tự tánh sở khởi chim Khổng tước có màu sắc các thứ tạp bảovà gai nhọn v.v... các tánh, thấy rồi khởi tưởng Niết-bàn.

Lần lượt sanh nhau là, cha sanh con, con sanh cháu, đời đời tiếp nối khôngcó nhân khác. Chẳng biết dòng ái là giống, kết tưởng làm thai chấp nhận vô minhhoặc nghiệp là gốc sanh tử, không có giải thoát. Vì chẳng biết nên an phận, nơisanh tử khởi tưởng Niết-bàn. Như thế gian hiện nay cha con ông cháu sanh tửtiếp nối, lầm cho là lẽ dĩ nhiên. Chân đế tức là Minh đế, họ chấp Minh đế cholà đạo. Công đức và công đức sở khởi, tức là năng tác sở tác. Nghi năng sở hòahợp mà sanh thấy một khác đồng chẳng đồng, thảy đều không ngoài tứ cú. Tự tánhsở khởi là tự nhiên sanh, cũng đồng với vô nhân. Bảo rằng chim quạ xưa nay vẫnđen, chim cò xưa nay vẫn trắng, người trời vốn đứng thẳng, súc sanh vốn đingang, cây tùng thì ngay, cây cước thì cong, chim thú màu sắc, các thứ trân bảotạp đều tự nhiên sanh không có nhân quả.

Đại Huệ! Hoặc có giác hai mươi lăm chân thật, hoặc vua gìn giữ nước nhận Lụcđức luận, khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc thấy “thời” là tác giả, thời tiết thế gian,giác như thế khởi tưởng Niết-bàn. Hoặc bảo tánh, hoặc bảo phi tánh, hoặc bảobiết tánh phi tánh, hoặc thấy có giác cùng Niết-bàn sai biệt khởi tưởngNiết-bàn.

Hai mươi lăm chân thật là, Số luận sư lập hai mươi lăm đế. Lục đức tức làThắng luận lập lục cú. Trước chấp hai mươi lăm Minh đế và lục cú luận tức làNiết-bàn. Đây lấy năng giác năng thọ làm Niết-bàn. Vua gìn giữ nước là thọ sáuphần gìn giữ chúng sanh. Thời tức là ngoại đạo Thời Tán chấp tất cả pháp đều từthời sanh, xem thấy cây cỏ tươi khô nở rụng chấp thời là thường là một, là nhâncủa vạn vật, là nhân Niết-bàn. Tánh là vật. Có vật không vật, chẳng phải cóchẳng phải không, cũng thuộc về nhân với vô nhân. Giác là giác tưởng, giáctưởng thì dao động, Niết-bàn vắng lặng, hoặc bảo là khác, hoặc chấp không khác,đồng một vọng chấp.

Có loại như thế các thứ vọng tưởng, ngoại đạo nói ra chẳng thành đã thành,người trí bỏ đó. Đại Huệ! Như thế tất cả đều rơi vào hai bên khởi tưởngNiết-bàn. Các Niết-bàn vọng tưởng của ngoại đạo như thế, trong ấy trọn khônghoặc sanh hoặc diệt. Đại Huệ! Mỗi thứ Niết-bàn của ngoại đạo kia là họ tự luận.Trí tuệ quán sát trọn không có chỗ lập. Như vọng tưởng kia tâm ý đi lại trôigiạt xao động, tất cả không có được Niết-bàn.

Kết luận nói ngoại đạo chấp các thứ Niết-bàn đều do vọng tưởng thấy chẳngthành Niết-bàn. Nghĩa là chẳng ngoài hai bên có không, hoặc trụ hoặc xuất trọnkhông có thật nghĩa. Thảy thuộc về tâm ý xao động. Dù được cứu kính diệt hết,trọn không có thật được Niết-bàn. Đây đều do chẳng giác biết tự tâm hiện lượngtheo cảnh tự tâm hiện hư vọng phân biệt, không có trí như thật, tất cả làm rađều không thành lập.

-CHỈ NHƯ LAI TÙY THUẬN NIẾT-BÀN.

Đại Huệ! Như ta nói Niết-bàn là, khéo giác biết tự tâm hiện lượng chẳng đắmtrước ngoại tánh (vật), lìa tứ cú, thấy chỗ như thật, chẳng kẹt tự tâm hiệnvọng tưởng hai bên năng nhiếp sở nhiếp không thật có, tất cả độ lượng khôngthấy được thành, ngu nơi chân thật không nên chấp nhận, buông bỏ kia rồi đượctự giác thánh pháp, biết hai vô ngã, lìa hai phiền não, trừ sạch hai chướng,hằng lìa hai cái tử, tiến lên mỗi địa, đến Như Lai địa, các tam-muội sâu nhưbóng huyễn v.v... lìa tâm ý ý thức, gọi là Niết-bàn. Đại Huệ! Các ông và cácđại Bồ-tát khác nên phải tu học, phải chóng xa lìa tất cả kiến chấp Niết-bàncủa ngoại đạo.

Tự tâm hiện lượng tức là Niết-bàn xưa nay thanh tịnh. Niết-bàn này tất cảhữu tình bình đẳng đồng có. Tánh nó vốn lặng, chỉ bậc chân thánh giả tự chứngđược ở trong, cho nên nói “hiểu biết”. Hiểu biết đây rồi, thấy tánh vốn lặngcùng tất cả pháp không phải một, không phải khác. Nên nói “chẳng đắm trướcngoại tánh (vật), lìa tứ cú, thấy chỗ như thật”. Thấy chỗ như thật thì lý chânnhư hiện bày, lìa tất cả tướng tất cả phân biệt. Nên nói “chẳng kẹt tự tâm hiệnvọng tưởng hai bên, năng nhiếp sở nhiếp không thật có”. Lý chân như hiển bàythì tưởng tướng đều lặng, ắt con đường suy nghĩ bặt, lối nói năng dứt. Nên nói“tất cả độ lượng chẳng thấy được thành, ngu nơi chân thật chẳng nên chấp nhận”.Bởi vì chỗ như thật chẳng phải nói bàn suy tính nếu nói bàn suy tính luống bịnó làm ngu, nên chẳng chấp nhận. Hai vô ngã là, nhân vô ngã và pháp vô ngã. Haiphiền não là căn bản phiền não và tùy phiền não. Hai chướng là hoặc chướng vàtrí chướng. Hai tử là phần đoạn và biến dịch. Bốn thứ hai này từ giác tự tâmhiện lượng một lúc chóng thấy, đến chứng vô trụ xứ Niết-bàn mới được viên mãn.Niết-bàn này là lý chân như ra khỏi sở tri chướng, đại bi bát-nhã thường phụgiúp nên chẳng trụ sanh tử và Niết-bàn, lợi lạc hữu tình tột mé vị lai, dụng màthường lặng. Nên nói “tam-muội sâu xa, lìa tâm ý ý thức”. Hai Niết-bàn nàytrong nhân trên quả cả hai đều bình đẳng, chỉ Như Lai có. Gồm hữu dư y Niết-bànvà vô dư y Niết-bàn chung thành bốn thứ. Như Lai ắt có đủ. Như Lai tuy khôngthật y mà hiện dường như có. Thế nên, Như Lai nên nói đủ bốn. Nhị thừa đoạnkiến tư phiền não hiển bày chân lý, tuy có chút khổ để y mà hai hoặc hằng diệt,nên cũng được hữu dư Niết-bàn. Nếu vô dư y thì Nhị thừa cũng có cũng không. Ynơi chẳng thấy bản lai tự tánh thanh tịnh và không vô trụ xứ nên nói kia làkhông. Y nơi phiền não chướng hết hiển bày chân lý, lìa tướng trong trẻo, lặnglẽ an vui cùng Phật không khác nên nói cũng có.

- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ngoại đạo chấp Niết-bàn

Mỗi mỗi khởi vọng tưởng

Đây từ tâm tưởng sanh

Không phương tiện giải thoát.

Ngu nơi phược phược đó

Xa lìa phương tiện khéo

Ngoại đạo tưởng giải thoát

Giải thoát trọn chẳng sanh.

Các trí mỗi khác đường

Ngoại đạo chỗ thấy thông

Kia thảy không giải thoát

Vì ngu si vọng tưởng.

Đây nói ngoại đạo chấp các thứ Niết-bàn đều do vọng tưởng, không có phươngtiện giải thoát. Không phương tiện giải thoát là chẳng khéo giác tự tâm hiệnlượng. Chẳng giác tự tâm hiện lượng thì thấy năng phược cùng sở phược. Thấy cónăng phược thì có tâm đáng không, có trí đáng diệt. Thấy có sở phược thì cópháp nên đoạn, có cảnh nên lìa, nên nói là ngu. Các thứ chấp nhận mỗi người tựxưng là trí, mà thật không trí, không có lý giải thoát.

Tất cả ngoại đạo si

Vọng thấy tác, sở tác

Có không các loại luận

Kia ắt không giải thoát

Phàm ngu ưa vọng tưởng

Chẳng nghe tuệ chân thật

Ngôn ngữ gốc ba khổ

Chân thật diệt nhân khổ.

Thí như bóng trong gương

Tuy hiện mà chẳng có

Noi gương tâm vọng tưởng

Kẻ ngu thấy có hai

Chẳng biết tâm và duyên

Ắt khởi hai vọng tưởng

Rõ tâm và cảnh giới

Vọng tưởng ắt chẳng sanh.

Tâm ấy tức các thứ

Xa lìa tướng sở tướng

Sự hiện mà không hiện

Như ngu kia vọng tưởng.

Tác là tác giả, tức là chấp nhân tướng. Sở tác tức nhân sanh ra pháp, thảy rơivào hai loại có không, không có phần giải thoát. Bởi thức tánh muốn thấy sắctướng nên tất cả cảnh giới có không đều là chỗ thích của giác tưởng. Ưa giáctưởng thì ắt ngu nơi chân thật. Nên nói “có phiền não thì không có trí tuệ, cótrí tuệ thì không có phiền não”. Các chấp có không luống chiêu nhân quả, trọnkhông có sự thật, chỉ có ngôn ngữ. Nên nói “ngôn ngữ gốc ba khổ”. Nếu thấy chânthật thì các vọng chóng dứt, liền diệt nhân khổ. Gương dụ tự tâm. Bóng dụ tấtcả cảnh giới sắc tâm do tự tâm hiện ra. Tâm cùng cảnh giới tánh nó không hai,tánh không hai tức là tâm lượng. Rõ thì các thứ đều tâm, năng sở đều vọng, hiệnmà không hiện, như huyễn, như điện chẳng thể có không.

Ba cõi chỉ vọng tưởng

Nghĩa ngoài thảy không có

Vọng tưởng các thứ hiện

Phàm ngu không thể rõ.

Các kinh nói vọng tưởng

Trọn chẳng ngoài nơi tên

Nếu lìa nơi ngôn thuyết

Cũng không có sở thuyết.

Ba cõi chỉ vọng tưởng là, ba cõi các pháp đều do nội thức biến tương tợ nêncó ngoại cảnh sanh, thật không có nghĩa riêng. Kẻ ngu không thể hiểu vọng thấycác thứ. Các kinh đã nói vọng tưởng, đều nói không tánh, chỉ có danh tự. Nếulìa danh tự thì không vọng tưởng có thể được. Vọng tưởng đã dối thì nói cũngchẳng có, không thể lại duyên nơi thánh giáo. Nên nói “chấp thuốc thành bệnh”,Như Lai dạy người thật không có nghĩa dư vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]