Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 15: Tùng địa dũng xuất

23/10/201015:55(Xem: 6164)
Phẩm 15: Tùng địa dũng xuất

PHẨM 15

TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT

Tùng Địa Dũng Xuất nghĩa là từđất vọt mạnh lên. Ý nói chư Bồ-tát từ dưới đất nứt vọt lên rất nhiều. Phẩm AnLạc Hạnh Phật dạy người trì kinh Pháp Hoa và truyền bá Pháp Hoa, phải tu bốnhạnh như đã nêu lên ở trước thì mới được an lạc. Vì Phật khuyến khích chưBồ-tát và tất cả chúng nên duy trì kinh Pháp Hoa, để cho chúng sanh cõi Ta-bàđược biết và thọ trì, vì vậy chư Bồ-tát phát nguyện thực hành.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúcbấy giờ, các vị đại Bồ-tát ở cõi nước phương khác đông hơn số cát của tám sôngHằng, ở trong đại chúng đứng dậy chấp tay làm lễ mà bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Nếu bằng lòng cho chúng con lúc sau khi Phật diệt độ ở tại cõi Ta-bà nàysiêng tu tinh tấn, giữ gìn, đọc tụng, biên chép, cúng dường kinh điển này, thờichúng con sẽ ở trong cõi đây mà rộng nói đó.

Khi đó,Phật bảo các chúng đại Bồ-tát:

- Thiệnnam tử! Thôi đi chẳng cần các ông hộ trì kinh này. Vì sao? Vì cõi Ta-bà của tatự có chúng đại Bồ-tát số đông bằng số cát của sáu muôn sông Hằng. Mỗi vịBồ-tát có sáu muôn hằng hà sa quyến thuộc, những người đó có thể sau khi tadiệt độ hộ trì đọc tụng rộng nói kinh này.

GIẢNG:

Phật khuyến khích các vịBồ-tát nên duy trì kinh Pháp Hoa ở cõi Ta-bà, thì chư Bồ-tát ở phương khác phátnguyện xin được ở cõi Ta-bà tinh tấn gìn giữ, đọc tụng, biên chép, cúng dườngkinh điển này, tại sao Phật lại từ chối? Vì ở cõi Ta-bà số chúng Bồ-tát vàquyến thuộc đông không thể tính đếm được, sau khi Phật diệt độ có thể hộ trìđọc tụng rộng nói kinh này. Như vậy, có phải Phật dành phần thọ trì truyền bákinh Pháp Hoa cho chư Bồ-tát, đệ tử của Phật không?

CHÁNH VĂN:

2.- LúcPhật nói lời đó, cõi Ta-bà ở trong tam thiên đại thiên cõi nước, đất đều rúngnứt, mà ở trong đó có vô lượng nghìn muôn ức vị đại Bồ-tát đồng thời vọt ra.Các vị Bồ-tát đó thân đều sắc vàng, đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô lượng ánhsáng, trước đây đều ở dưới cõi Ta-bà này, cõi đó trụ giữa hư không. Các vịBồ-tát đó nghe tiếng nói của đức Thích-ca Mâu-ni Phật nên từ dưới mà đến. Mỗivị Bồ-tát đều là bậc đạo thủ trong đại chúng, đều đem theo sáu muôn hằng hà saquyến thuộc, huống là những vị đem năm muôn, bốn muôn, ba muôn, hai muôn, mộtmuôn hằng hà sa quyến thuộc. Huống là nhẫn đến những vị đem một hằng hà sa, nửahằng hà sa, một phần tư hằng hà sa, nhẫn đến một phần trong nghìn muôn ức na-do-thaphần hằng hà sa quyến thuộc. Huống là những vị đem nghìn muôn ức na-do-thaquyến thuộc, huống là đem ức muôn quyến thuộc, huống là đem nghìn muôn trămmuôn nhẫn đến một muôn, huống là đem một nghìn, một trăm nhẫn đến mười quyếnthuộc, huống là đem năm, bốn, ba, hai, một người đệ tử. Huống lại là những vịriêng một mình ưa hạnh viễn ly, số đông vô lượng vô biên dường ấy, tính đếm thídụ chẳng có thể biết được.

GIẢNG:

Tới đây,lại có thêm những nghi vấn nữa là, tại sao chư Bồ-tát từ lòng đất rúng nứt vọt lêntrụ trong hư không. Nếu từ lòng đất vọt lên thì các ngài không phải ở thế giớikhác đến. Bồ-tát sao ở dưới đất nhiều vô số vậy? Phần nhiều lấy số sáu để địnhlượng, như vậy có hàm súc ý nghĩa gì đặc biệt?

CHÁNH VĂN:

3.- Các vị Bồ-tát đó từdưới đất lên, đều đến nơi tháp đẹp bảy báu, chỗ của đức Đa Bảo Như Lai vàThích-ca Mâu-ni Phật, đến nơi rồi hướng về hai vị Thế Tôn mà đầu mặt lạy chânPhật, và đến chỗ các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới cội cây báu, cũng đềulàm lễ. Đi quanh bên mặt ba vòng, chấp tay cung kính, dùng các cách ngợi khencủa Bồ-tát mà ngợi khen Phật, rồi đứng qua một phía, ưa vui chiêm ngưỡng haiđấng Thế Tôn.

Từ lúc các đại vị Bồ-tát dotừ dưới đất vọt lên dùng các cách ngợikhen của Bồ-tát mà khen ngợi Phật, thời gian đó trải qua năm mươi tiểu kiếp.

Bấy giờ, đức Thích-caMâu-ni Phật nín lặng ngồi yên, cùng hàng tứ chúng cũng đều nín lặng, năm mươitiểu kiếp, vì do sức thần của Phật, khiến hàng đại chúng cho là như nửa ngày.

Bấy giờ, hàng tứ chúng cũngnhờ sức thần của Phật, thấy các Bồ-tát đầy khắp vô lượng nghìn muôn ức cõi nướchư không.

GIẢNG:

Đoạn này lại có thêm nghi vấnnữa là, chư vị Bồ-tát từ dưới đất vọt lên đến đảnh lễ hai đức Phật, lễ xong thìtán thán khen ngợi, tán thán khen ngợi xong mất một khoảng thời gian là nămmươi tiểu kiếp. Chúng ta thấy đức Phật Thích-ca từ khi giáng sanh đến khiniết-bàn cho đến ngày nay chỉ có trên hai ngàn năm trăm năm (một tiểu kiếp bằng16.800.000 năm) như vậy lẽ thật ở chỗ nào?

CHÁNHVĂN:

4.-Trong chúng Bồ-tát đó có bốn vị Đạo sư: 1.- Thượng Hạnh. 2.- Vô Biên Hạnh. 3.-Tịnh Hạnh. 4.- An Lập Hạnh. Bốn vịBồ-tát này là bậc thượng thủ xướng Đạo sư trong chúng đó, ở trước đại chúng,bốn vị đồng chấp tay nhìn đức Thích-ca Mâu-ni Phật mà hỏi thăm rằng:

- ThưaThế Tôn có được ít bệnh, ít não, an vui luôn chăng, những người đáng độ thọgiáo dễ chăng, chẳng làm cho đức Thế Tôn sanh mỏi nhọc chăng?

Khi đó,bốn vị đại Bồ-tát nói kệ rằng:

Thế Tôn được an vui
Ít bệnh cùng ít não,
Giáo hóa các chúng sanh
Được không mỏi nhọc ư?
Lại các hàng chúng sanh
Thọ hóa có dễ chăng?
Chẳng làm cho Thế Tôn
Sanh nhọc mệt đó ư?

GIẢNG:

Trong chúng Bồ-tát có bốn vịlãnh đạo là Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh, An Lập Hạnh. Hạnh có nghĩa làhành. Tại sao bốn vị Bồ-tát này đều có tên chung là Hạnh? Đây là phần ngộ Trikiến Phật, tức là sống được với Tri kiến Phật. Người mà sống được với Tri kiếnPhật, là đã thực hành đầy đủ công hạnh của bậc Bồ-tát, hoặc là hạnh bậc thượng,hoặc là hạnh vô biên, hoặc là hạnh thanh tịnh, hoặc là hạnh an lập. Những hạnhđó giúp cho người ngộ được Tri kiến Phật thoát khỏi phiền não trần lao, cũngnhư những Bồ-tát từ đất vọt lên giữa hư không.

CHÁNH VĂN:

5.- Lúc bấy giờ, đức ThếTôn ở trong đại chúng Bồ-tát mà nói rằng:

- Đúng thế! Đúng thế! Cácthiện nam tử! Đức Như Lai an vui, ít bệnh, ít não, các hàng chúng sanh hóa độđược dễ, không có nhọc mệt.

Vì sao?Vì các chúng sanh đó, từ nhiều đời nhẫn lại, thường được ta dạy bảo, mà cũngtừng ở nơi các đức Phật quá khứ, cungkính, tôn trọng, trồng các cội lành. Các chúng sanh đó mới vừa thấy thân ta,nghe ta nói pháp, liền đều tin nhận, vào được trong huệ của Như Lai; trừ ngườitrước đã tu tập học hạnh Tiểu thừa; những người như thế ta cũng khiến được nghekinh này, vào trong huệ của Phật.

Lúc ấy,các vị đại Bồ-tát nói kệ rằng:

Hay thay! Hay thay!
Đức Đại Hùng Thế Tôn
Các hàng chúng sanh thảy
Đều hóa độ được dễ
Hay hỏi các đức Phật
Về trí huệ rất sâu
Nghe pháp rồi tin làm
Chúng con đều tùy hỉ.

Khi đó, đức Thế Tôn khenngợi các vị đại Bồ-tát thượng thủ:

- Hay thay! Hay thay! Thiệnnam tử! Các ông có thể đối với đức Như Lai mà phát lòng tùy hỉ.

GIẢNG:

Đức Phật nhận rằng Ngài đượccảnh thuận lợi nên giáo hóa dễ dàng cùng khắp không bỏ sót một ai. Phẩm này nằmtrong phần Thị và Ngộ Tri kiến Phật. Phật chỉ cho chúng sanh nhận ra Tri kiếnPhật. Song, Tri kiến Phật thì không có hình tướng, đã không hình tướng làm saochỉ được? Vì vậy, mà Phật dùng những hình ảnh biểu trưng, để người được chỉnhận ra nơi mình có sẵn Tri kiến Phật. Thế nên, ở đây mượn hình ảnh chư Bồ-táttừ lòng đất vọt lên. Hình ảnh này nói lên ý nghĩa gì? Trong quyển Góp Nhặt CátĐá của Thiền sư Muju, do Đỗ Đình Đồng dịch có kể câu chuyện tên Giáo Lý ThượngThừa:

Có một anh chàng mù đi thămngười bạn thân, vì là bạn thân nên khi gặp nhau nói chuyện quên ngày giờ. Nóimãi tới khuya, anh mù từ giã ra về. Anh bạn sáng mắt mới đốt cây đèn lồng đưacho anh mù cầm đi đường. Anh mù cười nói:

- Đối với tôi, đêm như ngày,ngày như đêm, đốt đèn làm gì?

Anh bạn sáng mắt giải thích:

- Anh hãy cầm cây đèn, ngườita thấy anh, họ tránh, không đụng anh.

Anh bạn mù nghe nói có lý, nênnhận cây đèn lồng cầm đi về. Đi được nửa đường thì anh bị người đụng, anh lalên:

- Anh không thấy tôi sao?

Người đi đường nói:

- Thưa, tôi không thấy anh.

Anh mùtrách:

- Tôi cầmcây đèn đây mà anh không thấy à?

Người đi đường đáp:

- Thưabạn, cây đèn bạn đã tắt tự bao giờ!

Câu chuyệnrất đơn giản thông thường, sao gọi là giáo lý thượng thừa? Trong nhà Phật, Tríđược chia làm hai loại: Trí hữu sư và Trí vô sư. Trí hữu sư là sự hiểu biết donghe học ở sách vở, ở các bậc thiện tri thức chỉ dạy, nhờ đó mà được sáng. Trívô sư là cái biết có sẵn nơi mình, không do học hỏi ở người hay sách vở, mà dotu hành, phiền não lóng lặng tâm thanh tịnh, trí tuệ phát sáng, thấy biết đúngnhư thật. Trọng tâm kinh Pháp Hoa là khai thị Tri kiến Phật ở nơi mỗi người, đểrồi mỗi người tự ngộ nhập Tri kiến Phật của chính mình. Câu chuyện Giáo LýThượng Thừa nói lên ý nghĩa: Trí vô sư là cái có sẵn nơi mình, khi nó phát sángthì thấy biết các pháp đúng như thật không lầm, tránh khỏi mọi tai ách khốn khổvà đi đúng đích. Nếu trí tuệ chưa sáng dù người khác có muốn giúp cũng khônggiúp được, ngay cả Bồ-tát hay Phật cũng không giải cho mình thoát khỏi ách nạn,sanh tử luân hồi. Thế nên, Trí vô sư là trí thiết yếu, mà mỗi người chúng tacần phải phát minh. Người phát minh được Trí vô sư phải là bậc Thượng thừa mớithực hiện nổi, chớ hạng tầm thường thì không kham được. Xưa ngài Đức Sơn làngười tinh thông Kinh Luật, từng giải kinh Kim Cang, nghe phương Nam Thiền tôngthạnh hành, Sư bất bình nói: “Kẻ xuất gia ngàn muôn kiếp học oai nghi tế hạnhcủa Phật mà chẳng được thành Phật. Những kẻ ma ở phương Nam dám nói ‘trực chỉnhân tâm kiến tánh thành Phật’. Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hếtnhững giống ấy để đền ơn Phật.” Sư bèn khăn gói lên đường mang theo bộ ThanhLong Sớ Sao. Trên đường đi gặp bà già bán bánh, Sư bèn nghỉ chân bảo bà lấy ítbánh điểm tâm. Bà chỉ gánh kinh của Sư hỏi:

- Gói ấy là sách vở gì?

Sư bảo:

- Thanh Long Sớ Sao.

Bà hỏi:

- Thầy thường giảng kinh gì?

Sư đáp:

- Kinh Kim Cang.

Bà nói:

- Tôi có một câu hỏi, nếu Thầyđáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp chẳng được, mời Thầy đinơi khác.

Sư nhận lời. Bà hỏi:

- Kinh KimCang nói: “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bấtkhả đắc.” Xin hỏi Thượng tọa điểm tâm nào?

Sư không đáp được bèn lênđường đi Long Đàm.

Đến pháp đường gặp Long Đàm,Sư nói:

- Lâu nay nghe danh Long Đàm,đi đến nơi, đàm chẳng thấy mà long cũng không hiện.

Sùng Tín bảo:

- Ngươi đã gần đến Long Đàm.

Sư không đáp được, liền dừnglại đây.

Một đêm Sư đứng hầu, Sùng Tínbảo:

- Đêm đã khuya sao chẳngxuống?

Sư kính chào bước ra, lại trởvào, thưa:

- Bên ngoài trời tối đen.

Sùng Tín thắp đèn đưa Sư, Sưtoan tiếp lấy, Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó Sư đại ngộ, liền lễ bái. Sùng Tínhỏi:

- Ngươi thấy cái gì?

Sư thưa:

- Từ nay về sau chẳng còn nghilời nói chư lão Hòa thượng trong thiên hạ.

Đức Sơnngộ cái gì? Sư nói bên ngoài trời tối đen. Câu ấy chỉ trời tối mà cũng ngụ ýnói con đang mù mịt, không biết làm sao ngộ được Bản tánh của mình. Đức Sơnthan tối, Sùng Tín cho đèn, nhưng Đức Sơn vừa cầm đèn thì Sùng Tín liền thổitắt. Tại sao? Vì người tối dù cho có đèn cũng không thấy cũng không cứu chođược sáng. Khi Sùng Tín thổi tắt đèn, Đức Sơn mới chợt thấy rằng cái sáng phảitự nơi mình phát ra, chớ không phải từ người khác cho mà được, nên ngay đó đạingộ. Chúng ta thấy lý Thiền cùng với lý kinh Đại thừa rất gần nhau.

Câu chuyệnsau đây cũng nói lên ý nghĩa này.

TuyếtPhong và Nham Đầu là hai huynh đệ cùng học ở Đức Sơn, Nham Đầu đã đạt được lýThiền, Tuyết Phong thì còn băn khoăn. Một hôm hai vị cùng đi đến Ngao Sơn, gặptrời trở tuyết nên dừng lại, Nham Đầu mỗi ngày cứ ngủ, Tuyết Phong một bề ngồithiền. Một hôm Sư gọi:

- Sư huynh, Sư huynh hãy dậy.

Nham Đầu hỏi:

- Làm cái gì?

Sư nói:

- Đời nay chẳng giải quyếtxong, lão Văn Thúy đi hành cước đến nơi chốn, bị y chê cười, từ ngày đến đâysao chỉ lo ngủ?

Nham Đầu nạt:

- Ngủ đi! Mỗi ngày ngồi trêngiường giống như thổ địa, ngày sau còn làm mê hoặc người.

Sư chỉtrong ngực nói:

- Tôi trongấy còn chưa ổn, không dám tự dối.

- Nếu thậtnhư thế, cứ chỗ thấy của ông mỗi mỗi thông qua, chỗ phải tôi sẽ chứng minh choông, chỗ chẳng phải tôi sẽ vì ông đuổi dẹp.

- Khi tôimới đến Diêm Quan, nghe nói nghĩa Sắc Không liền được chỗ vào.

- Từ đây đến ba mươi năm rấtkỵ không nên nói đến.

Lạ chưa, ngộ được lý Sắc Khônglà quá hay, tại sao kỵ ba mươi năm không cho nói đến? - Vì ngộ lý Sắc Không chỉlà cửa không ở ngoài, chưa vào nhà. Nếu lấy đó cho là đủ thì bệnh.

Tuyết Phong lại nói:

- Tôi nghe bài kệ qua sông củangài Động Sơn, ngay đó tôi liền tỉnh.

Ngài Động Sơn Lương Giới đangđi trên cầu nhìn xuống thấy bóng mình ở dưới sông, ngay đó Ngài làm bài kệ diễnđạt cái ngộ của Ngài. Sau này Tuyết Phong đọc có tỉnh ngộ. Khi thuật lại giaithoại này thì Nham Đầu nói:

- Nếu thế ấy tự cứu cũng chưaxong.

Tuyết Phong lại nói thêm:

- Sau, hỏi Đức Sơn: “Việc Tôngthừa tự trước con có phần chăng?” Đức Sơn đánh một gậy hỏi: “Nói cái gì?” Tôikhi đó giống như thùng lủng đáy.

Thùng lủng đáy là ngộ suốtrồi. Vậy mà Nham Đầu nạt:

- Ông chẳng nghe nói “từ cửavào chẳng phải của báu trong nhà”?

Trí vô sư là cái có sẵn nơimình, không phải từ cửa vào, dù chúng ta hỏi, thiện tri thức tạo duyên chochúng ta ngộ, ngộ đó là cái duyên bên ngoài chưa phải là của báu trong nhà, nólà của người ta, không phải của mình.

Câu chuyện này cho chúng tathấy rõ Trí hữu sư là cái biết từ ngoài huân vào, giống như của báu ở bênngoài. Còn Trí vô sư là của báu ở trong nhà, chỉ cần khai thác là phát sáng,giống như hòn ngọc quí để trong tủ, chỉ cần mở tủ ra là có của báu, không cầntìm kiếm ở đâu xa.

Tuyết Phong mới hỏi:

- Về sau làm thế nào mới phải?

Nham Đầuđáp:

- Về saunếu muốn xiển dương Đại giáo, mỗi mỗi từ trong hông ngực mình lưu xuất, sau nàycùng ta che trời che đất đi!

Từ trong hông ngực mình lưuxuất, tức là từ trong cái thân ngũ uẩn này mà phát ra chớ không phải ở ngoàivào. Qua ba câu chuyện vừa nêu, chúng ta hiểu được ý nghĩa của phẩm này. Bồ-tátnghĩa là tự giác và giác tha, mà giác là biết là trí, Bồ-tát ở tha phương là chỉcho trí tuệ của người khác mà mình huân tập, là của báu ở bên ngoài, không phảicủa mình, thì không thể thọ trì kinh Pháp Hoa được nên Phật không nhận, mà chỉnhận những vị Bồ-tát từ lòng đất vọt lên. Đấy là hình ảnh biểu trưng Trí vô sưtự nơi thân ngũ uẩn phát ra, chính là của mình, nó không sanh không diệt, mớicó thể duy trì truyền bá kinh Pháp Hoa, tức là thể nhập Trí tuệ Phật.

Trở vềnguồn, giai đoạn đầu Thái tử Sĩ-đạt-ta xuất gia học đạo với A-la-lam, tu chứngtừ Sơ thiền đến Vô sở hữu xứ định. Qua Uất-đầu-lam-phất, tu chứng được Phitưởng phi phi tưởng xứ định. Tuy đã chứng được tám bậc Thiền định ấy mà Ngàichưa thỏa mãn. Tại sao? Vì mục đích Ngài xuất gia là tìm ra manh mối của luânhồi sanh tử, mà con người ai cũng chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên, không hềcó ý muốn thoát ra cái vòng luẩn quẩn đó. Chí nguyện chưa đạt được, nên Ngàitới cội cây bồ-đề xếp chân ngồi, phát nguyện: “Nếu không thấy được chân lý, dùcho tan thân mất mạng cũng không đứng dậy.” Thế là suốt bốn mươi chín ngày đêmThiền quán, Ngài chứng ngộ thấy rõ manh mối của luân hồi sanh tử, và biết cáchthoát ly ra khỏi sanh tử, nên nói Ngài thành Phật. Như vậy, Phật thấy biết manhmối luân hồi sanh tử, ai dạy Ngài? Rõ ràng Trí vô sư có sẵn nơi Ngài hiển hiệntròn sáng, Ngài thấy biết tất cả, nên Ngài tuyên bố Ngài học đạo không có thầy.Nếu Ngài thỏa mãn với tám tầng thiền của A-la-lam và Uất-đầu-lam-phất thì Ngàihọc đạo có thầy. Nhưng điều Ngài muốn khám phá thì không ai chỉ dạy, mà dochính Ngài tu Thiền định, tâm thanh tịnh trí tuệ sáng ra, thông suốt các phápkhông còn nghi ngờ. Đó là Trí vô sư không sanh không diệt hiển hiện nơi Ngài,nên Ngài thoát khỏi luân hồi sanh tử. Còn Trí hữu sư do huân tập từ bên ngoàimà được, do huân tập nên động, do động nên sanh diệt, còn sanh diệt nên chưathoát khỏi sanh tử luân hồi.

Vậy, thọtrì kinh Pháp Hoa là thọ trì Tri kiến Phật, để được thành Phật. Điều này nói ra thì khó tin, kỳ thật rõ rànglà vậy, vì chính bản thân tôi đã nghiệm thấy điều này. Xưa, tôi làm Tri tạng ởẤn Quang nên đọc hết Đại tạng, đọc tới kinh Đại thừa và Ngữ lục của Thiền sư,tôi không hiểu gì cả, thầm tự nói rằng mình không có phần với Đại thừa vớiThiền tông. Nhưng qua một thời gian tu, tâm được yên, một hôm bất chợt đọc quanhững câu kinh luận mà ngày xưa không hiểu nay hiểu dễ dàng. Từ đó tôi đem Đạitạng, Ngữ lục của Thiền sư ra đọc, đọc tới đâu hiểu tới đó, hiểu rõ như banngày. Vậy lúc đó tôi học với ai? Rõ ràng chính khi tâm an định thì trí tuệ phátsáng, đó là Trí vô sư có sẵn ở mỗi người. Tuy nhiên, chỉ lóe sáng chút thôi, vìsức định của tôi chưa sâu, nếu định sâu thì hoàn toàn sáng như Phật. Trí vô sưai ai cũng có, chỉ vì vô minh phiền não phủ che nên không sáng. Phá được vôminh thì ngay nơi mỗi người trí tuệ hiện sáng. Vì vậy mà nói Thượng thừa hayPhật thừa, cốt làm sao cho trí tuệ từ nơi mình phát sáng, chớ không phải huântập sự hiểu biết từ bên ngoài vào, đó là điều thiết yếu của người tu.

Có nhiềuvị tu sĩ học giỏi, nhớ kinh điển nhiều, nói pháp hay, nhưng không bao lâu cởiáo hoàn tục lập gia đình, lắm người thắc mắc: Thầy đó thông minh, rất thônghiểu Phật pháp, nhưng tại sao bỏ tu cởi áo hoàn tục? Điều này không có gì lạ,sự hiểu biết mà vị Sư ấy có là do huân tập của người, nó là cái động luôn luônsanh diệt. Cái vay mượn của người không phải của báu trong nhà, nên không thểcứu được mình. Khi nào Trí vô sư phát sáng thì mới cứu được mình. Vì vậy nên ởđây các vị Bồ-tát đều có tên là Hạnh tức là phải thực hành, thì Trí vô sư mớihiện.

Ở đây cáikhông thể chỉ được, mà Phật đã khéo dùng hình ảnh biểu trưng, để cho chúng tanhân hình ảnh đó mà nhận ra cái Phật muốn chỉ. Cũng vậy, trong nhà Thiền, cácThiền sư cũng áp dụng thuật này, nhờ tu thiền mà chúng ta sáng được lý kinh.Thế nên, ngài Khuê Phong nói “nhân tu thiền mà sáng được kinh, nhờ học kinh màrõ được thiền”, thiền giáo hỗ tương nhau. Vậy kinh Pháp Hoa có dạy tu thiềnkhông? Rõ ràng nhắm thẳng Trí vô sư có sẵn nơi mỗi người, mà khai thác bằngphương tiện tu Thiền định, để cho sáng tỏ. Tuy nhiên, đối với người chưa phátminh được Trí vô sư thì phải học. Đầu tiên phải nhờ thầy hướng dẫn phương phápban đầu, trước tạm dùng Trí hữu sư, rồi sau đó mới ứng dụng tới chỗ tột đỉnh;cái tột đỉnh đó là của mình không phải là cái của thầy dạy.

CHÁNH VĂN:

6.- Bấy giờ, ngài Di-lặcđại Bồ-tát cùng tám nghìn hằng hà sa các chúng Bồ-tát đều nghĩ rằng: “Chúng tatừ xưa nhẫn lại, chẳng thấy, chẳng nghe các chúng đại Bồ-tát như thế, từ dướiđất vọt lên, đứng trước đức Thế Tôn, chấp tay cúng dường thăm hỏi Như Lai.”

Lúc đó, ngài Di-lặc Bồ-tátbiết tâm niệm của tám nghìn hằng hà sachúng Bồ-tát, cùng muốn tự giải quyết chỗ nghi của mình, bèn chấp tay hướng vềphía Phật, nói kệ hỏi rằng:

Vô lượng nghìn muôn ức
Các Bồ-tát đại chúng
Từ xưa chưa từng thấy
Nguyện đấng Lưỡng Túc nói
Là từ chốn nào đến
Do nhân duyên gì nhóm
Thân lớn đại thần thông
Trí huệ chẳng nghĩ bàn
Chí niệm kia bền vững
Có sức nhẫn nhục lớn
Chúng sanh chỗ ưa thấy
Là từ chốn nào đến?
Mỗi mỗi hàng Bồ-tát
Đem theo các quyến thuộc
Số đông không thể lường
Như số hằng hà sa
Hoặc có đại Bồ-tát
Đem sáu muôn hằng sa
Các đại chúng như thế
Một lòng cầu Phật đạo.
Những Đại sư đó thảy
Sáu muôn hằng hà sa
Đều đến cúng dường Phật
Cùng hộ trì kinh này.
Đem năm muôn hằng sa
Số này hơn số trên
Bốn muôn và ba muôn
Hai muôn đến một muôn
Một nghìn một trăm thảy,
Nhẫn đến một hằng sa,
Nửa và ba bốn phần
Một phần trong ức muôn
Nghìn muôn na-do-tha,
Muôn ức các đệ tử
Nhẫn đến đem nửa ức
Số đông lại hơn trên.
Trăm muôn đến một muôn
Một nghìn và một trăm
Năm mươi cùng một mươi
Nhẫn đến ba, hai, một
Riêng mình không quyến thuộc
Ưa thích ở riêng vắng
Đều đi đến chỗ Phật
Số đây càng hơn trên.
Các đại chúng như thế
Nếu người phát thẻ đếm
Quá nơi kiếp hằng sa
Còn chẳng thể biết hết.
Các vị oai đức lớn
Chúng Bồ-tát tinh tấn
Ai vì đó nói pháp
Giáo hóa cho thành tựu
Từ ai, đầu phát tâm?
Xưng dương Phật pháp nào?
Thọ trì tu kinh gì?
Tu tập Phật đạo nào?
Các Bồ-tát như thế
Thần thông sức trí lớn
Đất bốn phương rúng nứt
Đều từ đất vọt lên
Thế Tôn! Con từ xưa
Chưa từng thấy việc đó
Xin Phật nói danh hiệu,
Cõi nước của kia ở.
Con thường qua các nước
Chưa từng thấy chúng này
Con ở trong chúng đây
Bèn chẳng biết một người
Thoạt vậy từ đất lên
Mong nói nhân duyên đó.
Nay trong đại hội này
Vô lượng trăm nghìn ức
Các chúng Bồ-tát đây
Đều muốn biết việc này
Hàng Bồ-tát chúng kia
Gốc ngọn nhân duyên đó
Thế Tôn đức vô lượng
Cúi mong quyết lòng nghi.

GIẢNG:

Khi ấy vô số Bồ-tát từ đất vọtlên hư không, đứng trước đức Thế Tôn chấp tay cúng dường thăm hỏi Như Lai, thìBồ-tát Di-lặc và tám ngàn Bồ-tát ở phương khác khởi nghi, nên thưa thỉnh Phậtgiải nghi. Như trước đã nói, Di-lặc Bồ-tát biểu trưng cho thức, và tám ngàn vịBồ-tát ở phương khác biểu trưng cho cái biết phân biệt của tám thức ở bênngoài. Vì là thức nên không thể nhận ra Tri kiến Phật, nên mới nghi và thưa hỏiPhật. Tại sao thức cũng gọi là Bồ-tát? Vì thức nào cũng có tri giác, song vìcòn phân biệt cho nên gọi là thức. Nếu hết niệm phân biệt, chỉ còn tri giácthanh tịnh thì gọi là trí, đã là trí thì không nghi ngờ không thưa hỏi.

CHÁNH VĂN:

7.- Khiấy, các vị Phật của đức Thích-ca Mâu-ni phân thân, từ vô lượng nghìn muôn ứccõi nước ở phương khác đến, ngồi xếp bằng trên tòa sư tử, dưới các cội cây báunơi trong tám phương. Hàng Thị giả của Phật đó, đều thấy đại chúng Bồ-tát ở bốnphương cõi tam thiên đại thiên, từ đất vọt lên trụ trên hư không, đều bạch vớiPhật mình rằng:

- ThếTôn! Các đại chúng vô lượng vô biên a-tăng-kỳ Bồ-tát đó, từ chốn nào mà đến?

Lúc ấycác đức Phật đều bảo Thị giả:

- Cácthiện nam tử! Hãy chờ giây lát, hiện có vị đại Bồ-tát tên là Di-lặc, là vị màđức Thích-ca Mâu-ni Phật thọ ký kế đâysẽ làm Phật đã hỏi việc đó, đức Phật sẽ đáp, các ông tự đương, nhân đây mà đượcnghe.

GIẢNG:

Tôi lặp lại, Di-lặc biểu trưngcho thức, vì là thức phân biệt nên không hiểu được Tri kiến Phật. Và Phật hóathân, Bồ-tát hóa thân thì không thật, bởi không thật nên không biết được Trikiến Phật nên mới nghi và thưa hỏi. Trí vô sư biểu trưng qua hình ảnh Bồ-tát,không hạn cuộc bởi thời gian và không gian, nói lâu mau hay nói nhỏ lớn đềukhông khác. Vì vậy mà ở đây nói các vị Bồ-tát vọt lên hư không đông vô số đầykhắp mười phương, tán thán Phật lâu khoảng năm mươi tiểu kiếp... đó là để nóiTrí vô sư không hình tướng, không bị vô thường sanh diệt chi phối, nên Hóa thânPhật, Hóa thân Bồ-tát không thể hiểu tới.

CHÁNH VĂN:

8.- Bấy giờ đức Thích-ca Mâu-niPhật bảo ngài Di-lặc Bồ-tát:

- Hay thay! Hay thay!A-dật-đa, bèn có thể hỏi Phật việc lớn như thế, các ông phải chung một lòng,mặc giáp tinh tấn, phát ý bền vững. Nay đức Như Lai muốn hiển phát tuyên bàytrí huệ của các đức Phật, sức thần thông tự tại của các đức Phật, sức sư tửmạnh nhanh của các đức Phật, sức oai thế mạnh lớn của các đức Phật.

Khi đó, đức Thế Tôn muốntuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Phải một lòng tinh tấn
Ta muốn nói việc này
Chớ nên có nghi hối
Trí Phật chẳng nghĩ bàn
Ông nay gắng sức tin
Trụ nơi trong nhẫn thiện
Chỗ pháp xưa chưa nghe
Nay đều sẽ được nghe
Nay ta an ủi ông
Chớ ôm lòng nghi sợ
Phật không lời chẳng thiệt
Trí huệ chẳng nghĩ bàn
Phật được pháp bậc nhứt
Rất sâu khó phân biệt
Như thế nay sẽ nói
Các ông một lòng nghe.

GIẢNG:

Phật nóiBồ-tát Di-lặc nghi ngờ muốn hiểu, đó là điều đáng khen. Nhưng nếu muốn biếtviệc đó trước phải tinh tấn, phải phát ý bền vững mới có thể nghe hiểu được. VìNhư Lai muốn hiển phát tuyên bày trí tuệ, sức thần thông tự tại, sức sư tử mạnhnhanh, sức oai thế mạnh lớn của Phật. Việc này của Phật chỉ có Trí vô sư khi đãsạch vô minh phiền não mới có thể hiểu tới.

CHÁNH VĂN:

9.- Khi đức Thế Tôn nói kệđó, bảo ngài Di-lặc Bồ-tát:

- Nay ta ở trong đại chúngnày, tuyên bảo các ông. A-dật-đa! Các hàng đại Bồ-tát vô lượng vô số a-tăng-kỳ,từ dưới đất vọt ra mà các ông từ xưa chưa từng thấy đó, chính ta ở cõi Ta-bàlúc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi, giáo hóa chỉ dẫn các Bồ-tát đó,điều phục tâm kia khiến phát đạo tâm.

Các vịBồ-tát đó, ở phía dưới cõi Ta-bà, cõi đó trụ giữa hư không, ở trong các kinhđiển đọc tụng thông lẹ, suy gẫm rõ hiểu, nghĩ tưởng chân chánh. A-dật-đa! Cácthiện nam tử đó chẳng thích ở trong chúng nhiều nói bàn, thường ưa chỗ vắng,siêng tu tinh tấn, chưa từng thôi dứt. Cũng chẳng nương tựa người trời mà ở,thường ham trí huệ sâu, không có chướng ngại, cũng thường ham nơi pháp của đứcPhật, chuyên lòng tinh tấn, cầu huệ Vô thượng.

Lúc đó,đức Thế Tôn muốn nói lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

A-dật ông nên biết!
Các Bồ-tát lớn này
Từ vô số kiếp lại
Tu tập trí huệ Phật,
Đều là ta hóa độ
Khiến phát đại đạo tâm.
Chúng đó là con ta
Y chỉ thế giới này
Thường tu hạnh đầu-đà
Chí thích ở chỗ vắng
Bỏ đại chúng ồn náo
Chẳng ưa nói bàn nhiều,
Các vị đó như thế
Học tập đạo pháp ta
Ngày đêm thường tinh tấn
Vì để cầu Phật đạo
Ở phương dưới Ta-bà
Trụ giữa khoảng hư không
Sức chí niệm bền vững
Thường siêng cầu trí huệ
Nói các món pháp mầu
Tâm kia không sợ sệt.
Ta ở thành Già-da
Ngồi dưới cội bồ-đề
Thành bậc tối Chánh giác
Chuyển pháp luân Vô thượng
Rồi mới giáo hóa đó
Khiến đầu phát đạo tâm
Nay đều trụ bất thoái
Đều sẽ được thành Phật.
Nay ta nói lời thiệt
Các ông một lòng tin
Ta từ lâu xa lại
Giáo hóa các chúng đó.

GIẢNG:

Ở đây diễntả các vị Bồ-tát ở phía dưới cõi Ta-bà trụ giữa hư không, đọc tụng thông lẹ,suy gẫm rõ hiểu, nghĩ tưởng chân chánh, không thích ở trong chúng nói bànnhiều, ưa chỗ thanh vắng... rõ ràng là chỉ tâm hạnh của người tu, Trí vô sư cósẵn nơi mỗi người, nó không có tướng mạo, không có dấu vết, khi vô minh phiềnnão dấy khởi thì có tướng mạo có vết tích, khi vô minh phiền não lặng xuống vàhết sạch thì Trí vô sư sáng ra mà không hình tướng không dấu vết. Vì vậy nênnói ở giữa hư không dưới cõi Ta-bà. Đó là biểu trưng Trí vô sư ẩn dưới lớp vôminh phiền não; nó không hình tướng mà không phải không. Và muốn cho Trí vô sưphát sáng thì phải phá vô minh phiền não, vô minh phiền não mà được dứt trừ làphải nhờ an định, nên nói không ưa chỗ chúng đông nói bàn nhiều, thích ở chỗthanh vắng, và siêng năng tinh tấn chưa từng thôi dứt. Không nương tựa ở trờingười, chỉ mong cầu Trí tuệ Vô thượng tức là Trí tuệ Phật. Đó là diễn tả tâmhạnh của Bồ-tát.

Muốn được Trí tuệ Phật là phảiThiền định để phá dẹp vô minh phiền não và hằng sống với Trí tuệ Phật của chínhmình.

Trong luận Đại Thừa Khởi Tín,ngài Mã Minh trình bày về phần tịnh huân giống như trên. Nghĩa là do Pháp thânthanh tịnh làm gốc, tịnh huân dần dần cho đến khi viên mãn thì phá sạch vô minhphiền não, liền phát ra vô số diệu dụng. Đó là hình ảnh đức Phật giáo hóa vô sốBồ-tát từ dưới đất vọt lên giữa hư không. Các vị Bồ-tát là chỉ cho cái tịnhhuân đã viên mãn, thì lúc đó diệu dụng của trí tuệ không thể nghĩ bàn.

CHÁNH VĂN:

10.- Lúc bấy giờ, ngàiDi-lặc đại Bồ-tát cùng vô số chúng Bồ-tát, lòng sanh nghi hoặc, lấy làm lạ chưatừng có mà nghĩ rằng: “Thế nào đức Thế Tôn ở trong thời gian rất ngắn mà có thểgiáo hóa vô lượng vô biên a-tăng-kỳ các đại Bồ-tát đó, làm cho trụ nơi Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Liềnbạch Phật rằng:

- ThếTôn! Đức Như Lai lúc làm Thái tử rời khỏi cung dòng Thích, ngồi nơi đạo tràngcách thành Già-da chẳng bao xa, được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Từđó đến nay mới hơn bốn mươi năm, đức Thế Tôn thế nào ở trong thời gian ngắn đólàm nên Phật sự lớn! Do thế lực của Phật, do công đức của Phật, giáo hóa vôlượng chúng Bồ-tát lớn, như thế sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thế Tôn! Chúng đại Bồ-tátnày giả sử có người trong nghìn muôn ức kiếp đếm không thể hết, chẳng được ngằnmé, chúng đó từ lâu nhẫn lại, ở nơi vô lượng vô biên các đức Phật, trồng cáccội lành, thành tựu đạo Bồ-tát, thường tu phạm hạnh.

Thế Tôn! Việc như thế đờirất khó tin. Thí như có người sắc đẹp, tóc đen tuổi hai mươi lăm, chỉ ngườitrăm tuổi, nói đó là con của ta. Người trăm tuổi nọ cũng chỉ gã tuổi nhỏ, nóilà cha ta, đẻ nuôi ta thảy, việc đó khó tin. Đức Phật cũng như thế. Từ lúcthành đạo nhẫn đến nay, kỳ thiệt chưa bao lâu, mà các đại chúng Bồ-tát đó, đã ởnơi vô lượng nghìn muôn ức kiếp, vì Phật đạo nên siêng tu tinh tấn, khéo nhậpxuất trụ nơi vô lượng nghìn muôn ức tam-muội, được thần thông lớn, tu hạnhthanh tịnh đã lâu, khéo hay thứ đệ tập các pháp lành, giỏi nơi vấn đáp, là báuquí trong loài người, tất cả thế gian rất là ít có.

Ngàynay đức Thế Tôn mới nói, lúc được Phật đạo, bắt đầu khiến kia phát tâm, giáo hóachỉ dạy dìu dắt, làm cho kia hướng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đức ThếTôn thành Phật chưa bao lâu mà có thể làm được việc công đức lớn này.

Chúng con dầu lại tin Phậttùy cơ nghi nói pháp, lời Phật nói ra chưa từng hư vọng, chỗ Phật biết thảy đềuthông suốt, nhưng các Bồ-tát mới phát tâm, sau khi Phật diệt độ, nếu nghe lờinày hoặc chẳng tin nhận, sanh nhân duyên tội nghiệp phá chánh pháp.

Kínhthưa Thế Tôn! Mong vì chúng giải nói trừ lòng nghi của chúng con và các thiệnnam tử đời vị lai nghe việc này rồi cũng chẳng sanh nghi.

Lúc đó, ngài Di-lặc muốntuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Phật xưa từ dòng Thích
Xuất gia gần Già-da
Ngồi dưới cây bồ-đề
Đến nay còn chưa xa.
Các hàng Phật tử này
Số đông không thể lường
Lâu đã tu Phật đạo
Trụ nơi sức thần thông
Khéo học đạo Bồ-tát
Chẳng nhiễm pháp thế gian
Như hoa sen trong nước
Từ đất mà vọt ra
Đều sanh lòng cung kính
Đứng nơi trước Thế Tôn,
Việc đó khó nghĩ bàn
Thế nào mà tin được
Phật được đạo rất gần
Chỗ thành tựu rất nhiều
Mong vì trừ lòng nghi
Như thiệt phân biệt nói
Thí như người trẻ mạnh
Tuổi mới hai mươi lăm
Chỉ người trăm tuổi già
Tóc bạc và mặt nhăn:
Bọn này của ta sanh
Con cũng nói là cha
Cha trẻ mà con già
Mọi người đều chẳng tin.
Thế Tôn cũng như thế
Được đạo đến nay gần
Các chúng Bồ-tát này
Chí vững không khiếp nhược
Từ vô lượng kiếp lại
Mà tu đạo Bồ-tát.
Giỏi nơi gạn hỏi đáp
Tâm kia không sợ sệt
Nhẫn nhục lòng quyết định
Đoan chánh có oai đức
Mười phương Phật khen ngợi
Khéo hay phân biệt nói
Chẳng thích ở trong chúng
Thường ưa ở Thiền định,
Vì cầu Phật đạo vậy
Trụ hư không phương dưới.
Chúng con từ Phật nghe
Nơi việc này không nghi
Nguyện Phật vì người sau
Diễn nói khiến rõ hiểu,
Nếu người ở kinh này
Sanh nghi lòng chẳng tin
Liền phải đọa đường dữ
Mong nay vì giải nói:
Vô lượng Bồ-tát đó
Thế nào thời gian ngắn
Giáo hóa khiến phát tâm
Mà trụ bậc bất thoái?

GIẢNG:

Bồ-tát Di-lặc nghi: Từ khiPhật Thích-ca thành đạo đến giờ, Ngài giáo hóa khoảng hơn bốn mươi năm, thờigian quá ngắn sao Ngài giáo hóa vô số Bồ-tát đã tu nhiều kiếp và làm cho cácBồ-tát thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Đây là điều không thể tin.Ngài nêu lên một ví dụ người thanh niên hai mươi lăm tuổi chỉ ông già một trămtuổi nói: đây là con của ta, và ông già một trăm tuổi nhận thanh niên hai mươilăm tuổi là cha mình. Điều này căn cứ vào đâu mà tin được? Từ lâu chúng ta quennhìn và xét đoán sự việc qua hình tướng của tứ đại giả hợp, chớ không khéo nhìnđúng lẽ thật. Ngay nơi thân năm uẩn của Phật Thích-ca, cũng như thân năm uẩncủa mỗi người chúng ta là do duyên hợp tạm có. Nhưng ngay nơi thân tạm bợ đó cósẵn Trí vô sư không sanh không diệt, mà ít ai biết rằng mình có. Chúng ta tutâm thanh tịnh, sạch vô minh phiền não thì Trí vô sư hiển lộ. Nên nói các vịBồ-tát do Phật giáo hóa mà được. Vì Trí vô sư đã có sẵn từ thuở nào, nên nóigià lâu. Nếu căn cứ nơi thân tứ đại Phật Thích-ca tám mươi năm thị tịch với Trívô sư thì hai cái khác xa. Vì vậy mà không thể tin được, bởi không tin được nênmới nêu ví dụ cha trẻ con già để phủ nhận. Tuy nhiên, điều này không có gì lạ.Nếu căn cứ trên giới thân tuệ mạng, thì có nhiều người tuy thân già mà mới tu,giới đức trí tuệ còn non kém, phải theo làm đệ tử với một vài vị tu sĩ thân còntrẻ mà đức trí khá sâu dày và gọi bằng Thầy xưng bằng con. Đó là dựa trên tríđức mà đối xử.

Để thấy rõ câu chuyện này cốtlàm sáng tỏ Bồ-tát từ đâu mà ra, tại sao mà có? Ở đây Phật trả lời do Ngài giáohóa, tức là phải đoạn tận vô minh phiền não thì Trí vô sư hiển hiện. Câu hỏicủa Bồ-tát Di-lặc được Phật trả lời ở phẩm sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567